Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập nghề công nghệ ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 31 trang )

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, kéo
theo mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phát triển theo xu hướng hiện đại
hóa nên đòi hỏi phải có những phương tiện hiện đại phục vụ cho con người. Do
đó, song song với sự phát triển của mọi ngành nghề thì công nghệ ôtô cũng có
sự thay đổi khá lớn. Nhu cầu của con người dần dần được đáp ứng về các mặt
tiện nghi, kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, … trong đó vấn đề tiện nghi
luôn được chú trọng rất nhiều. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt
được, các nhà sản xuất bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo ra các thiết bị tiện nghi
được lắp đặt trên ôtô nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con
người. Vì vậy với đề tài “Tháo lắp kiểm tra bộ chia điện” em rất mong với đề tài
này em sẽ tiếp thu những kiến thức mới đã được truyền thụ để khi ra trường em
sẽ làm việc tốt hơn để góp phần vào sự phát triển chung của sự nghiệp dạy
nghề ở Việt Nam.
Em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn Nguyễn Phúc
Sang đã chỉ bảo em tận tình, giúp em vượt qua những khó khăn vướng mắc
trong khi hoàn thành đề tài của mình. Em cũng cảm ơn Garage Nhiên đã tạo
điều kiện thuận lợi trong khi thực tập ở Garage, để em tiếp thu những kinh
nghiệm sửa chữa của các anh các bạn trong Garage, đồng thời em cũng cảm ơn
các anh các bạn trong Garage đa tận tình chỉ giáo cho em trong mọi công việc.
Xin được gởi lời cảm ơn quý thầy cô giáo cùng các bạn đã giúp em hoàn thành
đề tài này. Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian có hạn và kiến thức còn
hạn chế nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Em rất mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các
bạn để đề tài được hoàn thiện.
Gia Lai, ngày 28 tháng 08 năm 2015
Học sinh thực hiện




ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 1
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Ksor Thíu
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô -
Khoa Cơ khí Động lực và các bạn cùng khóa, cùng với sự nổ lực của bản thân
cuối cùng Đề tài tốt nghiệp đã được hoàn thành vào đúng thời hạn được giao.
Có được kết quả này em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Phúc Sang đã
nhiệt tình cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi đến Thầy lòng biết ơn sâu sắc và em cũng xin chân thành cảm ơn quý
Thầy, Cô Trường Trung cấp nghề số 15 nói chung và Khoa Cơ khí Động lực nói
riêng đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho
chúng em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Gia lai, ngày 28 tháng 8 năm 2015
Học sinh thực hiện
Ksor Thíu
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN




















Gia Lai, ngày… tháng… năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 3
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


















Gia Lai, ngày ……tháng… năm 2015
Giáo viên phản biện
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 4
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


MỤC LỤC

DANH MỤC TRANG
Lời nói đầu…………………………………………………………
Lời cảm ơn…………………………………………………………
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn………………………………
Nhận xét của giáo viên phản biện………………………………….
Mục lục………………………………………………………………
Giới thiệu về cơ sở thực tập………………………………………
Trang thiết bị trong xưởng…………………………………………
Nội quy xưởng ………………………………………………………
Các công việc đã làm ……………………………………………….
PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP………………….
Tuần I ………………………………………………………………
Tuần II……………………………………………………………….

Tuần III……………………………………………………………
Tuần IV……………………………………………………………
Tuần V…………………………………………………………….
Tuần VI……………………………………………………………
PHẦN II: THÁO LẮP KIỂM TRA BỘ CHIA ĐIỆN……………
A. GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………
B. THÁO LẮP VÀ KIỂM TRA BỘ CHIA ĐIỆN………………
Kết Luận Và Kiến Nghị…………………………………………….
1
2
3
4
5
6
8
9
10
11
10
12
14
17
19
21
20
20
25
31
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GARAGE
Garage dịch vụ sửa chữa ôtô NHIÊN, địa chỉ: 258-260 Trần Phú (Nối

dài), Phường Diên Hồng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, Văn phòng giao dịch bán phụ
tùng địa chỉ: 247 Trần Phú, Phường Diên Hồng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, do chú
NHIÊN làm chủ. Vị trí giáp với trụ sở Công An Tỉnh Gia Lai
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 5
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Garage có thể sửa chữa hầu như mọi hệ thống trên xe như hệ thống động cơ, hệ
thống gầm bệ, hệ thống điện, hệ thống điều hoà không khí cũng như sửa chữa
đồng sơn. Mỗi hệ thống sẽ do một tốp thợ phụ trách chuyên biệt, phụ trách mỗi
tốp thợ sẽ có một thợ cả với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Thợ cả chỉ đạo
tiếp nhận xe cùng với thợ chính bàn bạc , thợ chính tiếp nhận xe kiểm tra và sửa
chữa cùng với thợ phụ kèm theo. Garage cùng tiếp nhận nhiều người học việc
trong Garage.
Garage được chia làm 3 phần:
+ Khu vực sửa chữa gầm: Bao gồm có 4 giàn nâng xe được chia đều 2 cánh của
garage
+ Khu vực làm đồng sơn, vệ sinh chi tiết và nhà ở cho thợ và thợ học việc:
Được bố trí ở dưới hầm
+ Khu vưc kho đựng đồ: Chứa những trang thiết bị, dụng cụ,……
Garage có thể tiến hành các công việc như bảo trì, bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu,
cũng như đại tu, phục hồi xe bị tai nạn từ nhẹ đến nặng. Garage nhận sửa chữa
đa dạng các chủng loại xe, từ xe du lịch 4 chỗ đến xe du lịch 30 chỗ, cũng như
các loại xe tải từ 500kg đến 4T5. Trong quá trình thực tập em đã được tham gia
quan sát, sửa chữa nhiều hệ thống trên nhiều loại xe, đời xe từ những chiếc
Toyota Camry 1988 đến Deawoo Lacetti 2006, ngoài ra còn có các xe Honda,
Mitsubishi, BMW, Mercedes…
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 6
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15



Với điều kiện thuận vị trí Garage Nhiên tiếp nhận nhiều loại xe của các cán bộ,
quan chức trong toàn thành phố, các công ty,…….trong tỉnh Gia Lai và các tỉnh
lân cận. Với điêu kiện thuận lợi vê vị trí Garage Nhiên còn có một cửa hàng bán
phụ tùng nên việc sửa chữa thay thế phụ tùng là rất thuận tiện, cửa hàng cũng
cung cấp cho các Garage khác trong khu vực.
THIẾT BỊ TRONG XƯỞNG
THIẾT BỊ CƠ BẢN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
1. Các thiết bị chung:
- Bàn nguội, bàn rà.
1 Thiết bị kiểm tra chẩn đoán.
- Máy chẩn đoán hệ thống điện – điện tử oto Scan
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 7
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


- Máy ép, máy khoan, máy mài, máy nén khí.
- Bồn rửa dầu.
- Các thiết bị khác.
2. Các thiết bị cố định:
- Hệ thống điện chiếu sáng và phục vụ sửa
chữa.
- Hệ thống đường ống khí nén.
- Hầm xe, cầu cạn.
3. Các thiết bị an toàn:
- Bình chữa cháy.
- Các thiết bị chữa cháy khác.
4. Các thiết bị nâng hạ:
- Giá đỡ xe, kích xe, pa lăng, cầu nâng hạ.
- Các thiết bị khác.

X-431.
- Máy đo nồng độ khí thải động cơ ô tô.
- Thiết bị thử hệ thống phanh, hệ thống treo và độ
trượt ngang
- Thiết bị kiểm tra công suất ô tô.
- Thiết bị kiểm tra và cân chỉnh đèn.
- Máy kiểm tra và cân bằng động bánh xe.
- Các thiết bị khác
2 Thiết bị sửa chữa.
- Máy cân chỉnh bơm cao áp đa năng.
- Máy thử áp lực kim phun dầu.
- Thiết bị kiểm tra và làm sạch vòi phun xăng.
- Máy nạp điện bình ắc quy.
- Máy ra vào lốp xe.
- Máy nạp ga hệ thống điều hòa.
- Máy hàn điện.
- Thiết bị cân chỉnh và nắn khung xe.
- Các thiết bị sơn.
- Các thiết bị khác.
NỘI QUI XƯỞNG THỰC HÀNH SỬA CHỮA ÔTÔ

Gồm 10 điều:
Điều 1 : Học sinh đến xưởng lần đầu phải được nghe phổ biến các qui tắc về an
toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.
Điều 2 : Học sinh đi học đúng giờ, mặc trang phục bảo hộ theo qui định của nhà
trường. Không mang giày hoặc dép có đế trơn, phải có tập vở ghi chép bài đầy
đủ.
Điều 3 : Phải chấp hành nghiêm chỉnh kỹ luật lao động, các qui định về an toàn
lao động và vệ sinh công nghiệp.
Điều 4 : Phải chấp hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. Không được tự tiện sử

dụng các máy móc, thiết bị và các hiện vật của xưởng thực tập. Đặc biệt là các
máy công cụ, các thiết bị có khí nén và thiết bị có sử dụng điện năng.
Điều 5 : Học sinh phải làm đúng theo các vị trí thực hành trong xưởng đã được
giáo viên phân công. Không được tự ý thay đổi công việc và vị trí nơi làm việc.
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 8
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Điều 6 : Nghiêm cấm học sinh đùa giỡn trong xưởng hoặc có những hành động
vô ý thức, gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 7 : Nơi làm việc của học sinh phải sạch sẽ và sắp xếp ngăn nắp. Không
được vứt bừa bãi các chi tiết, dụng cụ và đồ nghề, … Cấm để dầu, mỡ đổ hoặc
dính trên nền xưởng làm trơn trợt gây nguy hiểm.
Điều 8 : Cấm hút thuốc và sử dụng lửa trong xưởng thực hành. Chấp hành
nghiêm các qui định về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 9 : Hết giờ thực tập phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ đồ
nghề. Bàn giao các trang thiết bị và dụng cụ đồ nghề cho giáo viên hướng dẫn.
Điều 10 : Ngắt tất cả các thiết bị điện trước khi ra khỏi xưởng thực hành.
CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM

Kiểm tra, sửa chữa động cơ, hệ thống li hợp, hệ thống phanh ở xe U oát
Động cơ
Hệ thống li hợp
Hệ thống phanh
Tháo lắp hạ hộp số, xoáy Xupáp, thay phuộc nhún, bố thắng, thay nhớt và
lọc động cơ xe Mazda
Hệ thống truyền lực
Khung xe, thùng xe
Các phần việc bổ sung
Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh

Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay
Điều chỉnh phanh chân không cần tháo lốp xe
Kiểm tra làm sạch má phanh và điều chỉnh toàn bộ phanh
Kiểm tra, mức nhớt máy, thay nhớt máy và lọc nhớt ở xe DAEWOO
Kiểm tra mức nhớt máy:
Thay nhớt máy và lọc nhớt
Kiểm tra một số hệ thống khác ở xe Toyota Camry 2.0
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 9
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Kiểm tra cuaroa cam:
Kiểm tra bugi:
Kiểm tra lọc gió:
Kiểm tra lọc xăng:
Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:
Kiểm tra hệ thống chân không:
Vệ sinh chi tiết, xoáy xupáp, động cơ xe Chivolet Captiva
Kiểm tra sữa chữa phần cơ:
Kiểm tra sữa chữa phần điện
Kiểm tra sức phát điện sau khi lắp
PHẦN I
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
TUẦN I: Từ ngày 20/7 đến 26/08/2015
Kiểm tra, sửa chữa động cơ, hệ thống li hợp, hệ thống phanh ở xe For
Lancover
I. Động cơ
1. Thay phin lọc và toàn bộ dầu bơi trơn động cơ.
2. Kiểm tra độ kín của hệ thống nhiên liệu, dầu bơi trơn động cơ, dung
dịch làm mát và bổ sung dung dịch làm mát, kiểm tra van hằng nhiệt.

3. Vệ sinh các lưới lọc và thay phin lọc nhiên liệu, kiểm tra, làm kín và xả
khí.
4. Điều chỉnh độ căng dây đai truyền động.
5. Vệ sinh bầu lọc gió, thay dầu và kiểm tra độ kín của hệ thống hút.
6. Xiết chặt các bu lông, đai ốc bắt giữ mặt quy lát.
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 10
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


7. Kiểm tra bảo dưỡng bơm cung cấp nhiên liệu.
8. Kiểm tra và vệ sinh thùng chứa nhiên liệu.
9. Kiểm tra bảo dưỡng bộ tăng áp.
10. Lắp ráp hoàn chỉnh và điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
11. Khởi động động cơ và theo dõi sự làm việc của động cơ ở các chế độ
tốc độ.
II. Hệ thống li hợp
1. Kiểm tra, bảo dưỡng bơm và xi lanh trợ lực li hợp, hộp li hợp, các
đăng, cột li hợp.
2. Bảo dưỡng, điều chỉnh các thanh giằng li hợp, bảo dưỡng các khớp cầu
giằng li hợp, kiểm tra, điều chỉnh các khớp cầu của xi lanh trợ lực li hợp.
3. Bảo dưỡng trục khớp chuyển hướng.
4. Kiểm tra độ kín của hệ thống dầu trợ lực li hợp, vệ sinh phin lọc và
thay dầu trợ lực li hợp.
5. Lắp ráp hoàn chỉnh, điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an
toàn.
6. Kiểm tra và điều chỉnh sau khi lắp ráp.
III. Hệ thống phanh
1. Kiểm tra tình trạng làm việc của máy nén khí và cơ cấu trợ lực phanh.
2. Kiểm tra độ kín của hệ thống khí nén.
3. Kiểm tra độ kín của hệ thống phanh dầu

4. Kiểm tra, bảo dưỡng các cơ cấu điều khiển, dẫn động phanh, điều chỉnh
hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp phanh, phanh tay.
5. Thay má phanh, kiểm tra bảo dưỡng má phanh, tang phanh, trục cam
phanh, cơ cấu điều chỉnh phanh.
6. Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.
7. Lắp ráp hoàn chỉnh và điều chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 11
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


TUẦN II: Từ ngày 27/7 đến 02/08/2015
Kiểm tra, sửa chữa hệ thống truyền lực, khung xe, thùng xe và một số
việc bổ sung ở xe HYUNDAI 1.5T
I. Hệ thống truyền lực
1. Tháo kiểm tra độ lỏng then hoa của trục các đăng, kiểm tra bảo dưỡng
các khớp chữ thập các đăng và sửa chữa những hư hỏng.
2. Tháo kiểm tra các cơ cấu truyền lực chính và vi sai các cầu chủ động,
khắc phục những hư hỏng.
3. Lắp ráp và điều chỉnh đảm bảo các thông số kỹ thuật của toàn bộ hệ
thống.
II. Khung xe, thùng xe
1. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ các khung, xà, các giá đỡ, gối
đỡ giảm chấn.
2. Kiểm tra tình trạng buồng li hợp, cánh cửa, khoá đóng mở cửa, các cơ
cấu lật ca bin.
3. Kiểm tra xiết chặt các chi tiết giữ bệ với khung xe, kiểm tra tình trạng
thùng xe, chắn bùn, sửa chữa những hư hỏng.
4. Kiểm tra sửa chữa ghế ngồi và cơ cấu điều chỉnh vị trí ngồi.
III. Các phần việc bổ sung
• Kiểm tra bảo dưỡng, điều chỉnh và khắc phục những hư hỏng của: bơm

và cơ cấu thủy lực, hệ thống điều khiển, cơ cấu dẫn động lai bơm, xi lanh nâng
thùng xe, khuỷu nâng thùng xe.
• Vệ sinh, kiểm tra độ kín của hệ thống dầu và bổ sung dầu thuỷ lực.
• Sau khi lắp ráp, xiết chặt lại toàn bộ mối ghép ren của xe.
1. Bơm mỡ:
Bơm mỡ vào tất cả các vú mỡ.
2. Vệ sinh và bơi trơn:
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 12
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


+ Vệ sinh lưới lọc dầu trợ lực.
+ Vệ sinh bầu lọc gió.
+ Thay mới lọc nhiên liệu.
+ Thay dầu và phin lọc của hệ thống bơi trơn động cơ.
+ Thay các loại dầu: các hộp số, các cầu chủ động, gối đỡ trung gian các
đăng, xi lanh trợ lực, hộp li hợp.
+ Thay toàn bộ mỡ moay ơ.
+ Xả cặn các bình chứa khí nén.
+ Kiểm tra, thay dung dịch nước làm mát.
TUẦN III: Từ ngày 03/08 đến 09/08/2015
Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh.
- Nếu hành trình tự do quá tiêu chuẩn (814mm) thì nới đai ốc và vặn đai
ốc cho cần đẩy tổng phanh dài ra và ngược lại .
- Kiểm tra lại nếu đúng thì vặn chặt ốc hãm không được làm rách chụp
cao su che bụi đầu trục.
1. Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay.
Khi kiểm tra phanh tay nên đẩy hết cần phanh tay về phía trước (ở vị trí
không làm việc hoàn toàn). Vặn vít điều chỉnh vào hết sau đó nới ra (1/2- 1/3)
vòng rồi hãm lại. Kéo phanh tay về phía sau sao cho cá ăn khớp tới 1/3 bánh

răng rẻ quạt (kể từ phía sau) ăn khớp được 3. Đậy chụp cao su(vặn đai ốc điều
chỉnh ) của dây cáp kéo sao cho má phanh sát vào tang trống (dùng tay quay
tang trống khó khăn) văn bulông lại rồi đậy chụp cao su che bụi vào vị trí cũ.
Nhả phanh tay từ phía trước hoàn toàn và quay tang trống nếu không có tiếng
chạm là được. Cuối cùng kiểm tra phanh tay trên đường phải đạt yêu cầu không
bị bó và kẹt nóng.
2. Điều chỉnh phanh chân không cần tháo lốp xe.
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 13
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Kích bánh xe lên (điều chỉnh bánh nào thì kích bánh đó lên ) quay bánh xe
theo chiều xe chạy, vặn ốc điều chỉnh quả đào cho má phanh ép sát vào tang
trống làm bánh xe dừng lại (vặn clê từ trên xuống ) để má phanh thu lại, đồng
thời tiếp tục quay bánh cho tới khi bánh xe quay được nhe nhàng, không có
tiếng cọ xát. Đạp phanh chân rồi nhả phanh để kiểm tra xem phanh có bị kẹt
không. Kiểm tra lại trên đường với tốc độ 30km/h, vết phanh của bánh phải đều
nhau trong phạm vi không quá 8m và kiểm tra xem tang trống có nóng không.
3. Kiểm tra làm sạch má phanh và điều chỉnh toàn bộ phanh.
Kiểm tra toàn bộ má phanh và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp
phanh, xả bọt khí, đổ thêm dầu vào bình dầu phanh, kiểm tra, điều chỉnh lực
xiết ổ bi côn đầu trục, để bánh xe khi quay không bị lắc, đảo. Cách làm như
sau:
Kích bánh xe lên, tháo ốc bánh xe và đưa bánh ra tháo các đường dầu đến
xy lanh bánh xe. Tháo vít cố định tang trống phanh, tháo 2 ốc vít ra khỏi mặt
tang trống, sau đó bắt hai bu lông vào các lỗ có ren trên vành tang trống để tháo
tang trống ra.
Tháo ốc ra rồi tháo lò xo hồi vị của phanh và lò xo cố định guốc phanh vào
mâm phanh. Chú ý không làm pittông ở xylanh bánh xe trượt ra khỏi xylanh,
kiểm tra má phanh làm sạch tang trống, xylanh ở trục bánh xe, dùng xăng rửa

và lau sạch má phanh, guốc phanh.
Kiểm tra tình trạng của chúng như sau: Bề mặt tang trống phải nhẵn,
không bị cào xước, nếu bị cào xước cần phải tiện láng lại. Cái dầu đinh tán má
phanh thấp hơn bề mặt má phanh tối thiểu là 0.5mm, nếu không đạt yêu cầu thì
phải thay má phanh khác
Các lo xo kéo má phanh phải có độ đàn hồi luôn kéo được má phanh từ vị
trí cụp vào (vị trí không làm việc).
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 14
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Kiểm tra bắt chặt xylanh con và guốc phanh lắp má phanh vào, bắt lò xo
kéo má phanh lắp tang trống phanh sao cho tang trống và mặt kích đầu trục
bánh xe thật ăn khớp với tang trống cần đều. Sau đó vặn chặt 3 vít cố định tang
trống, rồi lắp bánh xe và siết chặt các mũ ốc.
Điều chỉnh khoảng cách tang trống và má phanh nếu chưa được thì làm
theo thứ tự sau:
Nới mũ ốc của 2 ốc điều chỉnh trục lệch tâm đạp bàn đạp phanh với một lực
vừa phải (12-15Kg) và giữ nguyên ở vị trí đó. Vặn các ốc điều chỉnh trục lệch
tâm: ốc ở bên phải vặn theo chiều kim đồng hồ. ốc bên trái vặn ngược lại, cho
đến khi má phanh tiếp xúc vào tang trống, không thể vặn được nữa thì dừng lại,
và sau đó siết các mũ ốc hãm lại.
Nhả bàn đạp, quay từ từ bánh xe, nếu thấy má phanh còn sát vào tang
trống thì phải nới các ốc điều chỉnh trục lệch tâm ra một chút (vặn ngược lại
đến khi không còn thấy cọ xát ) siết chặt các mũ ốc hãm của trục lệch tâm.
Tiếp tục điều chỉnh đối với các bánh còn lại, lắp lại các bu lông bánh xe
vào mặt bích đầu trục.
Cuối cùng kiểm tra chạy trên đường, phải đạt yêu cầu : phanh ăn đều,
không có hiện tượng bó phanh, tang trống không bị nóng. Trên đường nhựa
khô với tốc độ 30km/h vết phanh của bánh xe không quá 8m.

TUẦN IV: Từ ngày 10/8 đến 16/08/2015
Kiểm tra, mức nhớt máy, thay nhớt máy và lọc nhớt ở xe DAEWOO
I. Kiểm tra mức nhớt máy:
Kiểm tra mức nhớt máy hoặc tình trạng nhớt để châm thêm hoặc thay
nhớt mới nếu cần.
Kiểm tra mức nhớt bên trong động cơ ở nhiệt độ hoạt động bình thường
như sau:
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 15
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


• Sau khi ngừng động cơ, chờ vài phút để ổn định mực nhớt trong cacte.
• Sau khi kéo que thăm nhớt ra ngoài, kiểm tra mức nhớt.
• Lau sạch que thăm nhớt rồi để que vào trở lại.
• Sau đó rút que thăm nhớt ra và quan sát mực nhớt dính trên que.
Chú ý: mực nhớt tốt nhất là ở giữa dấu MIN và MAX.
• Nếu mức nhớt thấp dưới mức MIN thì châm thêm.
Chú ý: nếu kiểm tra mức nhớt trong tình trạng động cơ nguội thì nhớt
không hồi về trong cacte đầy đủ,vì thế mực nhớt chính xác cũng không thể hiện
được. Vì vậy nên chờ đến khi động cơ đạt đến nhiệt độ làm việc thì mới tiến
hành kiểm tra mức nhớt.
II. Thay nhớt máy và lọc nhớt:
Dụng cụ bắt buộc: cảo chuyên dùng thay lọc nhớt 09915–47341.
Khi kiểm tra mức nhớt hoặc tình trạng nhớt,nếu cần có thể tiến hành thay
lọc nhớt như sau:
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 16
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


• Sau khi ngừng động cơ,chờ vài phút để nhớt ổn định trong cacte động

cơ.
• Tháo nắp đậy nhớt (b) động cơ ra ngoài.
• Dùng khóa vòng (c) mở ốc xả nhớt ra ngoài.
• Sau khi xả nhớt hoàn toàn,siết chặt lại ốc xả nhớt đến 30-40 Nm.
• Thay thế lọc nhớt sử dụng cảo chuyên d̀ng 09915–47341.
- Tháo cụm lọc gió, giảm ồn ra ngoài.
- Tháo bulong, tháo tấm cách nhiệt ra ngoài
- Nới lỏng vít giữ miếng che bơm trợ lực lái và đẩy ống trợ lực về phía
trước.
- Tháo lọc nhớt.
TUẦN V: Từ ngày 17/8 đến 23/08/2015
Kiểm tra một số hệ thống khác ở xe Toyota Camry 2.0
I. Kiểm tra cuaroa cam:
Kiểm tra dây cuaroa cam có lỏng, chùng, nứt, biến dạng và thay thế nếu
cần thiết.
Dây cuaroa cam chính là dây nối giữa puli W với puli X.
Kiểm tra các dây cuaroa ngoài:
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 17
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Kiểm tra cuaroa máy phát (e), kiểm tra cuaroa trợ lực lái (f), cuaroa máy
lạnh (g), cuaroa trợ lực lái (h) xem có bị lỏng, chùng, biến dạng không. Nếu cần
thì thay thế.
II. Kiểm tra bugi:
Kiểm tra tình trạng đóng muội than trên bugi, khe hở bugi, sự mòn các
điện cực, sự hư hỏng lớp sứ cách điện. Nếu không tốt thì thay mới bugi.
Tháo và kiểm tra bugi tiến hành như sau:
• Kéo các đầu dây cao áp khỏi bugi. Chú ý tay nắm phải giữ ngay phần
đầu dây cáp, giúp tránh làm đứt dây.

• Tháo bugi ra khỏi động cơ bằng một tuýp chuyên dụng.
• Đo khe hở bugi (k) bằng một thước cặp. Nếu giá trị đo được không nằm
trong khoảng cho phép thì điều chỉnh lại điện cực.
• Khi lắp bugi mới vào phải kiểm tra khe hở của nó có tốt không.
III. Kiểm tra lọc gió:
Nếu lọc gió bị bẩn,công suất động cơ cũng bị giảm.
Nên kiểm tra lọc gió thường xuyên.Đặc biệt xe chạy trong điều kiện môi
trường ô nhiễm nên thường xuyên kiểm tra và thay thế.
IV. Kiểm tra lọc xăng:
Nếu lọc xăng bị nghẹt thì công suất động cơ cũng bị giảm.Vì vậy nên thay
lọc mới sau khoảng thời gian bảo dưỡng lọc (thường là 20000 km).
VI. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:
Kiểm tra các ống nhiên liệu và các co nối có bị hư hỏng hay bị rò rỉ
không.
Kiểm tra bên ngoài ống có bị trầy xước không.
Kiểm tra nắp th̀ng nhiên liệu có lỏng không.
VII. Kiểm tra hệ thống chân không:
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 18
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Kiểm tra ống chân không, ống PCV hoặc ống than hoạt tính có bị hư hỏng
không.
Kiểm tra bề mặt các ống chân không, ống có bị biến dạng hay nứt, gãy
không.
TUẦN VI: Từ ngày 23/08 đến 28/08/2015
Kiểm tra sửa chữa phần điện xe Hyundai 1.5T
- Kiểm tra sữa chữa phần cơ:
+ Kiểm tra nắp trước và nắp sau xem có biến dạng,nứt mẻ không, ren đầu
trục rotor có bị chờn không .

+ Kiểm tra rotor:
+ Dùng panme để đo độ côn méo của vành trượt ,độ côn méo cho phép
phải nhỏ hơn 0.05mm.
+ Kiểm tra độ lỏng vòng ngoài ổ bi với vỏ như máy phát một chiều .
+ Kiểm tra độ lỏng vòng trong ổ bi với trục, nếu có thì hàn đắp rồi gia
công lại.
+ Ổ bi bị rơ thì thay mới.
+ Kiểm tra sự tiếp xúc của chổi than với vành trượt . Nếu thấy tiếp xúc
không tốt thì hàn lại.
+ Kiểm tra chiều dài chổi than yêu cầu phải nhỏ hơn hoặc bằng ½ chiều
dài nguyên thuỷ.
- Kiểm tra sữa chữa phần điện:
* Kiểm tra phần ứng stator:
+ Kiểm tra sự cách mát:
Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để kiểm tra . Một đầu que dò đặt
vào vỏ , một đầu đặt vào một trong ba đầu dây pha. Đèn không sáng hoặc kim
đồng hồ không báo là tốt . Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo là cuộn stator
chạm mát. Ta lần lượt kiểm tra xem cuộn nào bị chạm mát bằng cách tách đầu
dây chung .
+ Kiểm tra sự thông mạch cuộn stator:
Dùng đèn hoặc đồng hồ để kiểm tra, ta lần lượt đặt que dòvào các đầu dây
pha .Nếu đèn sáng hoặc đồng báo là tốt.
+ Kiểm tra sự chạm chập :
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 19
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Dùng đồng hồ ôm lần lượt đo giá trị điện trở như hình trên của hai cuộn
dây. Nếu điện trơ nhỏ hơn qui định là có sự chạm chập giữa các pha với nhau
hoặc cuộn dây trong một pha. Nếu không có giá trị qui định ta so sánh giá trị ở

ba lần đo UAB, UAC,UBC. Nếu bằng nhau là tốt .Nếu có chạm chập ít thì ta
tẩm vecni cách điện . Nếu nhiều thì quấn lại.
* Kiểm tra rotor phần cảm:
+ Kiểm tra sự cách mát cuộn dây:
Dùng bóng đèn hợăc đồng hồ ôm để kiểm tra một đầu que dò đặt vào
vành trượt ,một đầu đặt vào trục nếu đèn không sáng hoặc kim đồng hồ không
báo là tốt.Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo chứng tỏ chạm mát,ta phải quấn
lại rôtor.
+ Kiểm tra sự thông mạch cuộn dây :
Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để kiểm tra .Nếu đèn sáng hoặc kim
đồng hồ báo là tốt.
+ Kiểm tra sự chạm chập :
Kiểm tra như trên nhưng điện trở nhỏ hơn qui định là cuộn dây bị chạm
chập.
* Kiểm tra diốt:
+ Dùng bóng đèn và nguồn điện ắc qui để kiểm tra :
+ Dùng đồng hồ ôm để kiểm tra :
Nếu đồng hồ ôm chỉ ở vị trí như hình vẽ thì điốt còn tốt.
- Kiểm tra sức phát điện sau khi lắp:
Sau khi lắp máy phát lên động cơ ta có thể kiểm tra sức phát điện của máy
phát như sau:
- Đấu dương với cọc kích thích của máy phát như hình vẽ.
- Cho động cơ làm việc tăng dần tốc độ động cơ lên trên không tải dùng
đoạn dây nối từ (+) ắc qui chạm (+) máy phát khoảng vài giây lấy ra , sau đó
tăng tốc độ động cơ lên khoảng trung bình .
- Dùng đồng hồ vôn kiểm tra điện áp máy phát phải lớn , nếu không có
đồng hồ vôn thì dùng bóng đèn ,yêu cầu cường độ sáng phải mạnh (khi dùng
bóng đèn tăng tốc động cơ từ từ để xem cường sáng, không được tăng tốc quá
caosẽ làm đứt bóng đèn .
*CHÚ Ý:

ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 20
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Khi kiểm tra sức phát điện của máy phát xoay chiều tuyệt đối không
dùng đoạn dây nối từ dương máy phát quẹt ra mát . Vì như thế sẽ làm thủng
diốt.
PHẦN II
THÁO LẮP KIỂM TRA BỘ CHIA ĐIỆN
A. GIỚI THIỆU CHUNG
I. BỘ CHIA ĐIỆN:
1. Nhiệm vụ
Bộ chia điện dung để điều khiển đóng tắt mạch điện sơ cấp của hệ thống đánh
lửa và phân phối điện áp cao đến các xy lanh theo thứ tự nổ của động cơ đúng
thời điểm quy định.
- Bộ chia điện gồm 2 phần chủ yếu:
+Bộ phận tạo xung điện gồm: Cam chia điện, mâm tiếp điểm, tụ điện
+ Bộ phận điều chỉnh góc đánh lửa sớm gồm: Điều chỉnh góc đánh lửa sớm
kiểu ly tâm, kiểu chân không và điều chỉnh theo trị số óc tan.
Bộ chia điện là bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa, nó giúp phân
chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ vào đúng thời
điểm cần thiết một cách chính xác, chia nguồn điện cao áp từ Bôbin đến các
xi lanh. Điều này được thực hiện bởi trục bộ chia điện và con quay gắn ở
đầu. Cuộn thứ cấp của tăng điện được kết nối với con quay, nắp bộ chia điện
có các đầu nối với các dây cao áp đến các xi lanh. Khi con quay quay vòng
tròn nó sẽ chia nguồn điện cao áp cho các xi lanh theo một tứ tự nhất định.
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 21
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15



Vì vậy nếu gặp hỏng hóc bộ chia điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
của hệ thống đánh lửa và động cơ. Khi hoạt động lâu ngày bộ chia điện cũng
hao mòn và có thể gặp một số vấn đề: Nứt, bể nắp delco do tác động vật lý làm
rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu.
Hình dạng bộ chia điện
2. Cấu tạo
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 22
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Cấu tạo bộ chia điện
Bộ chia điện gồm 3 bộ phận chính:
+ Bộ phận tạo ra xung điện: Gồm những chi tiết chủ yếu như cam chia điện,
mâm tiếp điểmvà tụ điện,
- Cam hoạt động như một công tác đóng cắt điện, được lắp trên trục bộ chia
điện và mắc vào bộ điều chỉnh ly tâm,
- Mâm tiếp điểm có giá bắt má vít tĩnh, ần tiếp điểm, miếng dạ để bôi trơn
và lau cam, Vít để điều chỉnh khe hởcặp tiếp điểm.
- Tụ điện C là tu giấy có điện dung từ 0,17-0,25μF
+ Bộ chia điện cao áp: Gồm con quay chia điện và nắp chia điện
+ Bộ điều chỉnh góc đánh lửa sớm: Gồm 3 bộ phận.
- Bộ phận điều chỉnh góc đánh lửa sớm kiểu ly tâm
- Bộ phận điều chỉnh góc đánh lửa sớm kiểu chân không
- Bộ phận điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo giá trị số ốc tan
- Thời điểm đánh lửa sớm
Để công suất động cơ đạt hiệu quả cao nhất, thì áp suất nén lớn nhất (áp
suất do cháy tạo ra) phải xảy ra tại 10
o
sau điểm chết trên.
Tuy nhiên, do thời điểm trễ cần cho việc lan truyền lửa sau khi đánh lửa,

hỗn hợp khí phải được đánh lửa trước điểm chết trên, thời điểm này gọi là
“Thời điểm đánh lửa ban đầu”.
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 23
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


Cần phải có một biện pháp để thay đổi (sớm hay muộn) thời điểm đánh
lửa sao cho phù hợp nhất với tốc độ, tải…Để đạt được mục đích này
người ta dùng bộ điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm bằng chân không và
bộ điều khiển ly tâm.
* Bộ phận điều chỉnh góc đánh kửa sớm kiểu ly tâm
+ Cấu tạo: quả văng ly tâm được lắp vào chốt đỡ trên trục của bộ chia
điên. Cam và đĩa cam được siết vào nhau trên đỉnh của trục bộ chia
điện sao cho vị trí tương đối của chúng có thể thay đổi theo chiều
hướng quay.
Một đầu lò xo được điều khiển được lắp vào chốt đỡ quả văng trên
trục bộ chia điện và đầu kia lắp vào chốt đỡ trên đĩa cam, hai lò xo này
giữ cho hai quả văng ly tâm bị kéo lại khi tốc độ động cơ thấp.
+ Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc ở tốc độ thấp, lực ly tâm
của hai quả văng nhỏ không thắng được sức căng của lò xo làm cho
thời điểm đánh lửa phụ thuộc vào cơ cấu đánh lửa sớm chân không.
Khi vòng quay của động cơ tang, lực ly tâm của hai quả văng tăng và
thắnng sức căng của lò xo, hai quả văng văng ra bên ngoài quanh chốt
đỡ lò xo làm cho đĩa cam quay tương đối so với trục bộ chia điện cho
đến khi lực ly tâm cần bằng với lò xo cam, khi đó do cam gắn liền với
đĩa cam nên nó sẽ quay một góc giống nhau (0) và cùng hướng.
Do đó, tiếp điểm mở sớm một góc 0
0
trước thời điểm đánh lửa, chốt
dẫn hướng dùng để xác định góc đánh lửa sớm nhất, khi cạnh trên đĩa

cam tiếp xúc chốt dẫn hương này, thì nó không quay thêm nữa (Không
cho xảy ra sớm thêm nữa)
* Bộ phận đièu chỉnh góc đánh lửa sớm kiểu chân không
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 24
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC – TRƯỜNG TCN SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15


+ Cấu tao: Gồm hộp kín được ghép từ từ 1 và 8, trong khi đó chia làm
hai buông A và B. Màng đàn hồi 7 là ngăn cách giữa hai buông A và
B, phía trên màng có lắp cần kéo 9, đầu cần còn lại mắc vào chốt 11
của mâm tiếp điểm. Bên dưới màng lắp lò xo 6, buông B được thông
với khí trời, còn buông A thông với lỗ ở dưới bướm ga của bộ chế hòa
khí nhờ ống nối 5.
+ Nguyên ly làm việc:
- Khi động cơ chưa làm việc, áp suất ở buông A và B như nhau, dưới
tác dụng của lò xo 6 màng 7 bị đẩy về phía buông B. Như vậy, cần 9
nằm ở vị trí nhất định nào đó của mâm tiếp điểm, vị trí này là vị trí
ban đầu ứng với một góc đánh lửa sớm ban đầu.
- Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải bướm ga đóng gần kín, độ
chân không dưới bướm ga lớn, dưới tác dụng của chân không đường
ống nạp dưới bướm ga truyền đến buông A làm húe màng 7 về phía
buông A, thông qua cần kéo 9 làm mâm tiếp điểm xoay ngược với
chiều quay của động cơ tạo thêm một góc đánh lửa sớm so với góc ban
đầu, góc độ này tùy vào từng loại động cơ.
Chú ý: Một vài động cơ có thiết bị kiểm soát khí thải dùng bộ điều
chỉnh chân không kép. Loại bộ điều chỉnh này được điều chỉnh một
chút khi động cơ chạy không tải để bù lại thực tế của hệ thống điều
khiển khí thải làm giảm mức độ đậm của hỗn hợp khí – nhiên liệu tại
thời điểm đó để giảm lượng khí các bua (khi chưa cháy) trong khi xả.
Khi kiểm tra và điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm ban đầu của bộ

chia điện với bộ điều chỉnh kép, phải thao ống chân không của màng
phụ và nút ống lại.
B. THÁO LẮP VÀ KIỂM TRA SỬA CHỮA BỘ CHIA ĐIỆN
I. Quy trình tháo nắp máy
1. Công việc chuẩn bị trước khi tháo
Trước khi tháo cần vệ sinh bên ngoài bộ chia điện
+ Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết:
- Tuốc-nơ-vít bốn chấu và hai chấu.
- Cờ-lê 10, 14.
- Đồng hồ đo điện.
- Khay đựng chi tiết.
Mục đích:
- Nắm được phương pháp tháo ráp hệ thống đánh lửa điện tử.
- Quan sát kết cấu, nhận biết tên gọi các chi tiết và nắm được nguyên lý
làm việc.
- Nắm bắt các phương pháp kiểm tra thời điểm đánh lửa.
ĐỒ ÁN : Tháo Lắp Kiểm Tra Bộ Chia Điện Trang: 25

×