Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

dây chuyền công nghệ bột hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.78 KB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tiễn luôn mang lại những kiến thức quí báu mà không sách vở nào mang lại được. Tuy thời
gian thực tập tại nhà máy giấy Bình An là ngắn ngủi, nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của các anh
chị, cô chú tại đây mà chúng em đã học hỏi được không ít kiến thức bổ ích. Nhưng trên hết, chúng
em đã học được tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp, đây là những trải nghiệm quý
báu và hết sức cần thiết đối với bất kì kỹ sư tương lai nào.
Qua đây chúng em đặc biệt gởi lời cảm ơn đến chú Lê Minh Sơn- TP nhân sự- hành chính, chú Võ
Văn Tới, anh Lê Thắng, anh Lương Như Huỳnh – quản đốc phân xưởng giấy II, anh Nguyễn Văn
Ngọc Chí, anh Lăng Khắc Thịnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em từ những ngày
đầu tiên đến với công ty. Chúng em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến chị Phạm Thị Ngọc
Thu – phó giám đốc, trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất, anh Lê Minh Hiếu đã tận tình chỉ dẫn, giúp
đỡ chúng em trong thời gian qua. Cũng không thể không kể đến sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của
các anh chị công nhân trực tiếp vận hành tại nhà máy, cho nên qua đây chúng em cũng muốn gửi
lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh chị.
Về phía thầy hướng dẫn, chúng em rất biết ơn những lời khuyên, chỉ dẫn quí báu của thầy đã giúp
chúng em có định hướng tốt, tinh thần tự giác, chủ động tiếp thu những kiến thức từ thực tế. Cảm
ơn tất cả các thầy cô đã giảng dạy chúng em trong thời gian qua, những kiến thức tích lũy được
trên giảng đường là nền tảng để chúng em tiếp thu các kiến thức thực tế một cách hiểu quả nhất.
Cuối cùng xin chúc các anh chị, cô chú và thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc.
Sự giúp đỡ của nhà máy đã và đang góp phần đào tạo những con người trẻ như chúng em. Do đó
em xin kính chúc nhà máy ngày càng phát triển lớn mạnh và tiếp tục giúp đỡ, góp phần bồi dưỡng
những con người trẻ cho xã hội.
Nhóm thực tập nhà máy giấy Bình An năm 2010
1
NHẬN XÉT CỦA CBHD VÀ THẦY HD
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn tại nhà máy giấy Bình An:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nhận xét của thầy hướng dẫn, kí duyệt bảo vệ thực tập:
…..................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3
Mục lục
Lời cảm ơn………………………………………………………………………….1
Nhận xét của CBHD và thầy HD……………………………………………….......2
Mục lục……………………………………………………………………………...3

PHẦN I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT…………………………………….6
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………………………..6
I.2. Địa điểm xây dựng…………………………………………………………………6
I.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng……………………………………………………………….6
I.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự………………………………………………………………8
I.5. An toàn lao động…………………………………………………………………...9
I.6. Xử lí khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp………………………………………….9
PHẦN II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ (DCCN)………………………………10
II.1. Nguyên liệu……………………………………………………………………..11
II.1.1. Nguyên liệu chính……………………………………………………….11
III.1.1.2. Bột hóa …………………………………………………………..11
II.1.1.1. Bột cơ …………………………………………………………….11
II.1.2. Nguyên liệu phụ…………………………………………………………11
II.1.2.1. Tinh bột cation: ……………………………………………………11
II.1.2.2. PAC ( Poly aluminium chloride) .........................................................12
II.1.2.3. Hydrocd-OC , PK- 435.......................................................................12
II.1.2.4. Chất độn CaCO3...............................................................................13
II.1.2.5. Tinh bột oxi hóa................................................................................13
II.1.2.6. Các chất tăng trắng OBA ...................................................................13
II.2. Các dạng năng lượng sự dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất……………………………13
II.2.1. Các dạng năng lượng sử dụng …………………………………………….13
II.2.2. Tiện nghi hỗ trợ sản xuất ………………………………………………...14
4
II.3. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc ……………………………………………………..16
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (QTCN) ……………………………………….16
III.1. Sơ đồ khối của QTCN …………………………………………………………...16
III.2. Các thông số vận hành, sực cố - khắc phục ………………………………………...18
III.2.1. Các thông số vận hành ………………………………………………….18
III.2.1.1. Chuẩn bị bột ………………………………………………...........21
III.2.1.2. Giai đoạn tiếp cận …………………………………………………21

III.2.1.3. Giai đoạn lên lưới …………………………………………………22
III.2.1.4. Giai đoạn ép ướt …………………………………………………..22
III.2.1.5. Giai đoạn sấy ……………………………………………………..22
III.2.1.6. Giai đoạn cuộn giấy ……………………………………………….22
III.2.2. Lệnh điều khiển ………………………………………………………..22
III.2.3. Sự cố vận hành, khắc phục ………………………………………………25
III.2.3.1. Khâu chuẩn bị bột ………………………………………………...25
III.2.3.2. Giai đoạn tiếp cận …………………………………………………25
III.2.3.3. Giai đoạn lên lưới đến thành phẩm ………………………………….26
II.2.3.4. Các sự cố khác …………………………………………………….26
III.3. Sự khác nhau giữa các QTCN đối với các loại sản phẩm ……………………………26
PHẦN IV: MÁY VÀ THIẾT BỊ ……………………………………………………….30
IV.1. Máy nghiền thủy lực ……………………………………………………………30
IV.2. Máy lọc cát nồng độ cao ………………………………………………………...31
IV.3. Máy đánh tơi …………………………………………………………………...31
IV.4. Máy nghiền đĩa (DD 720 - Trung Quốc) ………………………………………….31
IV.5. Hồ trộn ………………………………………………………………………...33
IV.6. Level box ( 101T-104) ………………………………………………………….33
IV.7. Lọc cát ………………………………………………………………………...34
IV.8. Sàng áp lực …………………………………………………………………….36
IV.9. Sàng rung ……………………………………………………………………...37
5
IV.10. Thùng đầu …………………………………………………………………….39
IV.11. Lưới ………………………………………………………………………….40
IV.12. Lô ép ướt ……………………………………………………………………..42
IV.13. Thiết bị sấy …………………………………………………………………...43
IV.14. Lô lạnh ……………………………………………………………………….44
PHẦN V: SẢN PHẨM VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP ………………………………….45
V.1. Giấy in …………………………………………………………………………45
V.2 Giấy in báo ……………………………………………………………………...47

V.3. Giấy viết: ……………………………………………………………………….47
V.4. Giấy Pelure ……………………………………………………………………..47
6
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Nhà máy Bình An được xây dựng từ năm 1964 và đến năm 1968 thì được đưa vào
hoạt động với tên gọi đầu tiên là COGIMEKO (Công ty giấy Mekong). Nhà máy do
một tập đoàn người Hoa xây dựng và giám đốc đầu tiên là ông Lý Hiền. Mặt hàng
sản xuất chủ yếu của nhà máy lúc bấy giờ là giấy vệ sinh trên bốn máy xeo của Đài
Loan với năng suất 400 tấn/tháng (ngoài ra còn sản xuất giấy pelure, giấy in, giấy
carton, giấy viết, giấy bao gói...)
- Năm 1975 (sau giải phóng miền Nam), nhà máy được quốc hữu hóa và trực thuộc
Công ty Giấy Gỗ Diêm II.
- Năm 1990, do nhu cầu thị trường, nhà máy đổi mặt hàng sản xuất chính từ giấy vệ
sinh sang sản xuất các loại giấy in, giấy viết, bao bì…
- Năm 1993: lấy tên là nhà máy giấy Bình An, thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
- Năm 1997: chuyển thành Công ty Giấy Bình An, vẫn trực thuộc Tổng Công ty Giấy
Việt Nam.
- Năm 2000, nhà máy được đầu tư một máy xeo giấy sản xuất giấy tráng phấn
(coated paper – couche paper) với năng suất 45000 tấn/năm.
Hiện nay giấy tráng phấn chưa được sản xuất trên máy xeo này mà chỉ mới sản xuất
giấy in, giấy photo, giấy viết và giấy in báo.
- Năm 2005, sát nhập với Công ty giấy Tân Mai và Công ty giấy Đồng Nai thành lập
công ty cổ phần Tập đoàn Giấy Tân Mai. Công ty giấy Bình An đổi tên thành Nhà
máy giấy Bình An trực thuộc Tập đoàn giấy Tân Mai .
I.2. Địa điểm xây dựng
Nhà máy được đặt tại xã Bình An, huyện Thượng An, tỉnh Bình Dương.
I.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng
7
8

Hồ
nước
1
Hồ
nước
2
KHO
6
KHO
1
N
g
ã

3

T
T
â
n

V

n
Phân xưởng 1
Nhà
xe
Nhà
ăn
Văn

phòng
Kho xưởng
Lò hơi
than
Phân
xưởng
2
Cân

hơi
mới
A
2
Bãi đất trống
A
1
A
4
A
3
Đ
i

Q
u

c

l


1
A
I.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự
9
PX Điện –
Đo lường
điều khiển
PX

khí
Phòng kĩ
thuật sản
xuất
Phòng
nhân
sự
hành
chính
Phòng
kế hoạch
vật tư
Phòng
kế
toán
PX
Giấy
I
PX
Giấy
II

- Tổ điện sửa chữa
- Tổ điện trực ca
- Tổ sửa chữa thiết bị
đo lường điều khiển
-Tổ điện quấn dây
- Tổ sửa chữa
- Tổ chế tạo
- Tổ sắt-ống-hàn
- Tổ dầu mỡ
- Tổ kiểm
nghiệm
- Tổ kiểm tra
chất lượng
- Tổ văn phòng
- Tổ đăng công báo
- Tổ máy xeo
- Tổ cắt cuộn
Giám đốc
Phó giám đốc
- Tổ văn phòng
- Tổ đăng công báo
- Tổ máy xeo
- Tổ cắt cuộn
- Tổ lọc nước
- Tổ phụ trợ
- Tổ hoàn thành
I.5. An toàn lao động
- Công nhân từ 18 tuổi trở lên mới được tham gia lao động.
- Chỉ những công nhân được kiểm tra sức khỏe phù hợp với công việc mới được
tham gia vào công việc đó.

- Những công nhân mới tuyển hay mới thay đổi công việc phải được huấn luyện và
sát hạch kỹ về kỹ thuật an toàn lao động và các qui trình vận hành máy móc thiết bị.
- Đối với những công nhân thuộc những công việc nguy hiểm thì phải được huấn
luyện riêng.
- Các công nhân vận hành máy móc thiết bị có nhiệm vụ tuân thủ đầy đủ các qui trình
vận hành máy móc, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, các qui định
về an toàn lao động đã được huấn luyện.
Hàng ngày nhà máy sẽ bố trí người giám sát, đôn đốc, nhắc nhở mọi người thực
hiện nghiêm chỉnh các qui định an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
I.6. Xử lí khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp
- Trước đây nhà máy chỉ xử lí và tận dụng một phần nguồn nước trắng trong quá
trình xeo, lượng nước còn lại được thải ra môi trường.
Nhưng hiện nay, tình hình xử lí nước thải đã có bước cải thiện đáng kể. Năm 2008,
nhà máy đã đưa vào vận hành hệ thống xử lí nước thải DAF (Dissolved Air
Flotation), công suất 7000 m
3
nước thải/ ngày đêm, do công ty Krofta (Ấn Độ thiết
kế và chế tạo)
Nước thải của máy xeo giấy được tập trung về 1 bể chứa, sau đó được đưa vào hệ
thống DAF, tại đây một lượng polyme khoảng 1,5g/m
3
nước thải được cho vào để
xử lí. Nước thải sau khi được xử lí đạt tiêu chuẩn TSS nhỏ hơn 50mg/l, hàm lượng
BOD và COD giảm hơn 50%. Lượng nước tái sử dụng khoảng 60% sau khi xử lí
dùng để pha loãng bột, rửa lưới.
Cũng với hệ thống DAF mới được vận hành này, toàn bộ bột mịn và chất độn
(CaCO
3
) được thu hồi triệt để và tái sử dụng. Tiêu hao bột/giấy tại nhà máy giảm
đáng kể (thấp hơn 0,8 tấn bột/tấn giấy).

- Lượng nước trắng không được tái sử dụng cùng với nước thải ra trong các khâu vệ
sinh và làm mát động cơ được đưa đi xử lí đạt tiêu chuẩn và sau đó được thải ra
môi trường.
Dưới đây trình bày sơ đồ xử lí nước thải của phân xưởng: toàn bộ nước thải sẽ được
thu gom vào một hồ chứa (có thể tích khoảng 400m
3
). Sau đó được dẫn vào hồ xử lí
vi sinh, tại đây ngoài lượng vi sinh được cho vào để phân hủy các hợp chất hữu cơ
có trong nước thải, các hóa chất để nuôi vi sinh cũng được cho vào (bao gồm ure và
(NH
4
)
3
PO
4
), đồng thời các bơm được lắp đặt tại hồ này liên tục cung cấp đầy đủ
không khí cho sự tồn tại và hoạt động phân giải của vi sinh.
Sau giai đoạn xử lí vi sinh, nước thải tiếp tục qua giai đoạn lắng, tại đây các hóa
chất tạo kết tủa gồm polime, PAC và phèn được cho vào nhằm làm kết tủa các chất
lơ lửng trong nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn xử lí tiếp theo. Sau
10
giai đoạn lắng, nước thải được đem đi lọc (tách bùn gồm các chất hữu cơ sau phân
giải và cả vi sinh vật đã được làm kết tủa trong quá trính lắng). Bùn được ép và thải
bỏ, nước trong thu được phần lớn thải ra ngoài môi trường do phần lớn nước trắng
đã được tái sử dụng và nguồn nước công nghệ sử của nhà máy không quá khan
hiếm.
Sau đây là sơ đồ xử lí nước thải:
PHẦN II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ (DCCN)
Nhà máy giấy Bình An gồm có 2 phân xưởng: phân xưởng 1 gồm 3 máy xeo, sản xuất giấy in, giấy
viết và thế mạnh là giấy pelure; phân xưởng 2 chỉ gồm 1 máy xeo dài chuyên sản xuất giấy in, giấy

in báo và giấy viết.
Ở đây giới thiệu dây chuyền công nghệ và qui trình công nghệ của máy xeo dài của phân xưởng 2.
II.1. Nguyên liệu:
II.1.1. Nguyên liệu chính: bột giấy, gồm:
II.1.1.1. Bột cơ:
11
Bơm sục khí
Nước thải
Xử lí vi sinh
Lắng
Lọc
Nước trong
Bùn
Ép
-Vi sinh
-Hóa chất nuôi vi sinh:
Ure
(NH
4
)
3
PO
4
Thải bỏ
Thải ra môi
trường
-Hóa chất tạo kết tủa
Polime
PAC
Phèn

Quá trình sản xuất bột cơ, các sợi cellulose được tách rời nhờ tác động cơ học bằng
hai phương pháp nghiền hoặc mài. Bột giấy sản xuất theo phương pháp cơ học có
thành phần tương đương như gỗ (hiệu suất sản xuất bột cao, có thể đạt từ 85-90%).
Ưu điểm của bột cơ là chỉ số tán xạ cao, độ trắng thích hợp, độ nhẵn và độ khối
cao, tạo hình tốt, khả năng in ấn tốt. Tuy nhiên bột cơ cũng có các hạn chế như: độ
bền cơ lí thấp, độ hồi màu cao.
Một số phương pháp mới được phát triển, theo đó sản xuất bột cơ có sự hỗ trợ của
tác động nhiệt ta có bột nhiệt-cơ (TMP- Thermo-Mechanical Pulp), hoặc tác động
nhỏ của một lượng nhỏ hóa học cho bột hóa-nhiệt-cơ (CTMP- Chemi-Thermo-
Mechanical-Pulp).
III.1.1.2. Bột hóa:
Đối với bột hóa, các sợi cellulose được tách rời nhờ tác động của các chất hóa học
(hòa tan lignin, giải phóng các bó sợi). Bột giấy sản xuất theo phương pháp hóa học
có độ trắng, tính bền cơ lí cao. Tuy nhiên hiệu suất bột thấp (từ 45-50%).
Hiện nay nhà máy Bình An sử dụng cả hai loại bột hóa và bột cơ, tùy theo từng loại
giấy mà tỉ lệ phối trộn hai loại bột này được điều chỉnh hợp lí. Trong đó bột hóa
được nhập khẩu từ Canada và bột cơ (CTMP) lấy từ tổng công ty Tân Mai.
II.1.2. Nguyên liệu phụ:
II.1.2.1. Tinh bột cation:
Mục đích sử dụng
- Bổ sung tinh bột cation khi gia keo nội bộ sẽ nâng cao hiệu quả gia keo cho keo
chính trong mọi trường hợp gia keo kiềm tính, axit hay trung tính.
- Tăng độ bảo lưu cho các xơ sợi ngắn, các chất độn mịn và phụ gia. Cải thiện lực
liên kết giữa xơ sợi và chất độn.
- Tăng độ bền cơ lý của giấy (độ chịu kéo, độ chịu gấp, độ chịu xé, độ chịu bục,
kháng lực đứt) -tác dụng như là chất tăng độ bền khô.
- Cải thiện độ mịn và độ bóng bề mặt tờ giấy, hạn chế hiện tượng bóc sợi, xù
lông bề mặt.
- Ổn định độ chống thấm khi dùng cùng với chất gia keo chính trong hệ thống.
Cách sử dụng

Tỷ lệ sử dụng tinh bột cation dao động trong khoảng rộng: từ 0.2 đến 2.5% so với bột
khô tuyệt đối, tùy theo mức độ yêu cầu tăng độ bền khô của giấy. Khi trong thành phần
bột giấy có chất độn thì tỷ lệ tinh bột cation cần dùng phải tăng lên do tiêu tốn một
phần tinh bột cation hấp phụ lên chất độn. Thường thì tỷ lệ sử dụng tinh bột cation
khoảng 1.0 đến 1.5% cho hiệu quả bảo lưu tinh bột cation cao nhất. Tuy nhiên không
nên tăng tỷ lệ sử dụng tinh bột cation lên trên 2.5 % so với bột khô tuyệt đối vì dễ dẫn
đến hậu quả là sự quá dư điện tích dương, làm giảm độ bảo lưu của tinh bột cation và
làm giảm hiệu quả sử dụng của chất bảo lưu.
Hiệu quả tăng độ bền của giấy khi sử dụng tinh bột cation đạt cao nhất khi thành phần
bột giấy là bột thớ dài.
Tinh bột cation sử dụng để gia keo nội bộ làm tăng độ bền của giấy nhiều hơn là khi sử
12
dụng nó để gia keo bề mặt, vì diện tích tiếp xúc của sơ sợi với keo tinh bột cation khi
gia keo nội bộ thì lớn hơn so với gia keo bề mặt.
Tinh bột cation còn được sử dụng để gia vào bột giấy với vai trò là chất bảo lưu. Khi
tinh bột cation được gia vào dòng bột loãng ngay trước khi vào thùng đầu thì có nghĩa
là nó được sử dụng ở vai trò làm chất bảo lưu.
Khi tăng tỷ lệ sử dụng tinh bột cation thì khả năng thoát nước của dòng bột trên máy
xeo tăng.
Nơi sản xuất: công ty Gia Định, Bình Đức, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương.
II.1.2.2. PAC ( Poly aluminium chloride) (Al
2
(OH)
n
Cl
6-n
)
m
Mục đích
- Nhằm điều chỉnh PH

- Tác dụng bảo lưu
- Xử lý nước để hồi lưu: tách các tạp chất lơ lửng gây ra độ đục của nước, trợ
lắng các bông hydroxit
- Có khả năng tuyển nổi cao
II.1.2.3. Hydrocd-OC , PK- 435
Mục đích
- Có tác dụng bảo lưu.Đây là 2 chất bảo lưu chính trong quá trình sản xuất giấy
- Do kích thước của chất độn rất bé hơn so với mắt lướivà xơ sợi ngắn dễ bị lọt qua
lưới theo nước trắng cho nên trong quá trình sản xuất cần phải bảo lưu các xơ sợi
ngắn bằng cách kết bông các xơ sợi ngắn lại khi đó các chất độn cũng được giữ
lại. Trên máy xeo lưới đôi thế hệ mới có lực thoát nước rất mạnh. Trên máy xeo
lưới dài, kết quả bảo lưu thấp còn là do sự phân bố không đồng đều giữa mặt dưới
và mặt trên, điều này ảnh hưỏng tới chất lượng in ấn. Ngoài ra việc bảo lưu thấp
còn dẫn tới nồng độ chất độn, xơ sợi mịn trong thoát nứơc thoát dưới lưới cao, đặc
biệt đối với sản xuất giấy in ấn ( dùng hàm lượng độn lớn) làm giảm đáng kể khả
năng thoát nước của bột trên lưới xeo, dẫn tới tốc độ và công suất vận hành của
máy xeo giấy, tổn kinh phí cho xử lý nước thải…Để nâng cao hiệu qủa của quá
trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy,thông thường các chất trợ bảo lưu
hoá học được sử dụng. Nó cực kỳ cần thiết trong công nghệ giấy hiện nay, nhất là
những loại giấy dùng nhiều chất độn
- Nhằm bảo lưu bột và các hóa chất(chất độn) được pha trộn vào bột được giữ lại
trên xeo không bị trôi đi theo nước tách bằng cách tạo mối liên kết cầu giữa hạt
chất độn này với hạt chất độn khác và với xơ sợi trên cơ sở hút bám tĩnh điện tạo
thành kết bông rộng lớn giữa xơ sợi và chất độn nhỏ trên lưới
II.1.2.4. Chất độn CaCO
3
Mục đích
- Các chất độn vô cơ, dạng bột mịn, màu trắng được sử dụng rộng rãi trong quá trình
sản xuất giấy và cacton nhằm cải thiện một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm và
giảm chi phí sản xuất. Giấy được độn sẽ tăng tính quang học và vật lý của tờ giấy.

Nhờ có đường kính nhỏ, các hạt độn sẽ lấp đầy các lỗ đan xen giữa - -các xơ sợi
13
được làm cho tờ giấy chặt, mềm, mịn, trắng và có độ đục cao hơn. Độn sử dụng
trong sản xuất giấy sẽ thay thế một phần xơ sợi dẫn đến hạ giá thành của sản phẩm
do giá thành của nó rẻ hơn giá thành của xơ sợi.
- Sử dụng để làm chất đầy, làm chặt cho ra những chất có đặc tính vật lý cao hơn,
tạo hình và tạo bề mặt nhẵn.
- Đặc biệt CaCO
3
được dùng trong sản xuất các loại giấy sử dụng lâu dài vì có khả
năng trung hòa được các axit sản sinh trong qúa trình lão hố huỷ hoại tờ giấy.
- Tuy nhiên, nếu tỷ lệ chất độn CaCO
3
nhiều q sẽ làm giấy bị giòn nên cần thêm
vào với tỉ lệ thích hợp nhằm được lợi về giá thành sản phẩm.
u cầu kỹ thuật đối với chất độn:
- Là chất khó hồ tan trong nước.
- Có độ trắng ít nhất phải bằng độ trắng của bột.
- Là chất bền hố học, có khả năng bảo lưu cao trong giấy.
- Kích thước hạt đủ nhỏ.
II.1.2.5. Tinh bột oxi hóa
- Bề mặt của tờ giấy có thể được xử lí bằng cách tráng phủ, làm bóng, dát mỏng
lên bề mặt tờ giấy một lượng tinh bột hoặc cho giấy chạy qua nhiều khe ép của
những lơ có đọ bóng cao để tăng độ bền , độ bóng, và các đặc tính khác( qua
khâu ép quang)
- Tăng độ bề,cải thiện độ trắng và giảm hàm lượng vi sinh và đảm bảo tỉ trọng
của tờ giấy
- Tăng độ dính của bột giấy, làm giấy khi viết hay in khơng bị nhòe
II.1.2.6. Các phụ gia khác bao gồm:chất tăng trắng OBA, keo bền ướt, chất chống
thấm AKD và phẩm màu.

II.2. Các dạng năng lượng sự dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất
II.2.1. Các dạng năng lượng sử dụng
- Đối với các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất giấy: nguồn năng lượng sử
dụng là điện năng.
- Đối với lò hơi dùng tạo hơi nước bão hòa dùng trong giai đoạn sấy giấy, nguồn
năng lượng sử dụng lấy từ việc đốt than đá (than cục 5-đường kính 15-25 cm) hoặc
dầu FO. Trong đó than được dùng như là nhiên liệu chính.
II.2.2. Tiện nghi hỗ trợ sản xuất:
- Nguồn nước: nhà máy sử dụng 2 nguồn nước chính phục vụ sản xuất:
• Nước cơng nghệ: nước được xử lý trực tiếp từ nước sơng , qua các q trình
: lắng , lọc các tạp chất , sau đó làm mềm nước rồi đưa vào sản xuất
• Nước thu hồi- nước trắng : nguồn nước được thu hồi trong q trình sản
xuất , tái chế lại rồi đưa vào sản xuất. Cơng nghiệp sản xuất giấy cần một
lượng nước khổng lồ phục vụ q trình sản xuất:
Giấy bao gói: 30 – 200 m
3
nước/ tấn giấy
Giấy viết: 50 – 300 m
3
nước/ tấn giấy
Giấy in cao cấp: 200 - 1000 m
3
nước/ tấn giấy
14
Cho nên quá trình thu hồi nước tái phục vụ sản xuất có ý nghĩa quan trọng
trong vấn đề kinh tế cũng như môi trường.
- Sơ đồ đường đi nước trắng
15
16
Dàn lưới

Ra lọc ly tâm
Xả cặn lọc ly tâm
Bể
102T-119
Bể
104T-120
Bể
104T-121
Hệ hút chân không
Bể
101T-113
Couch Pit
103E-031
( Hố lưới )
Bể
104T-122
Sàng nghiêng
Tuyển nổi
Bể
104T-108
Bể
104T-109
Bể
104T-120
Bể giấy vụn
103T-105
103T-106
103T-107
Bể
104T-120

Hồ quay HW
101-002
- Xả lọc cấp 1
- Xả lọc cấp 3
- Sàng 102E-029
- Cô đặc 103E-
020 - Xả lọc
nồng độ cao 103E-015
- Sàng
103E-007 - Sàng
103E-011 -
Pha loãng nghiền 101E-
004 ; 101E-006
- Xả lọc bột SW
101E-003 ; 101E-005
Pha loãng bể bột
103T-105
103T-106
103T-107
101T-102
101T-103
- Blend chest
(bể trộn)
- Trim Vac Pulper
( Bể chứa giấy cắt
biên) 103E-035
- Trim Vac
(Bể quậy giấy cắt
biên)
103E-032

Pha loãng bột
II.3. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc (bản vẽ kèm theo)
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (QTCN)
III.1. Sơ đồ khối của QTCN
17
Hồ chứa
nước trắng
Sản
phẩm
Màu,Cảm quan
Tinh bột
cation
Keo AKD
Chất trợ bảo lưu
1
Hồ chứa
nước trắng
Hồ quậy
Máy đánh tơi
Máy nghiền
Hồ đầu máy
Hồ chứa
Hồ trộn
Bơm quạt
Lọc ly tâm
Thùng điều tiết
Sàng
Bể nước trắng
Hồ chứa
nước trắng

Hồ chứa
nước trắng
Thùng đầu
Dàn lưới
Chất trợ bảo lưu
2
Chất độn
Chất : Phá
bọt,diệt khuẩn
Phá bọt
Diệt khuẩn
Dàn ép ướt
Chuẩn bị dịch ép keoq
Ép keo bề mặt
Dàn sấy
Dàn sấy
Ép quang
Cuôn
Cắt cuộn
Bột giấy
III.2. Các thông số vận hành, sực cố - khắc phục
III.2.1. Các thông số vận hành
III.2.1.1. Chuẩn bị bột
III.2.1.1.1. Nhiệm vụ của giai đoạn chuẩn bị bột
- Phân tán bột tấm, giấy đứt và giấy loại.
- Phân loại bột chưa được phân loại tốt ở hồ thủy lực ( pulper).
18
- Loại các chất thải nặng như cát, sỏi, đinh, gim, thủy tinh .
- Đánh tơi huyền phù bột từ trạng thái trước đó truyển thành huyền phù bột tơi đều
không vón lỏi.

- Nghiền huyền phù bột từ độ nghiền trước đó thành huyền phù theo chỉ tiêu kỹ thuật
phục vụ cho công nghệ xeo giấy.
III.2.1.1.2. Sơ đồ chuẩn bị bột: Khâu chuẩn bị bột trong phân xưởng 2 được
phân thành 2 tuyến: tuyến Hardwood (bột hóa) và tuyến Softwood (bột cơ)
- Tuyến Hardwood:
Bột được đưa vào thủy lực <101E-001> đánh tơi, sau đó huyền phù được bơm
<101P-001> đưa đến bể chứa <101T-101>.
Tiếp theo, huyền phù được bơm <101P-101> chuyển tới máy lọc cát η cao:
• Phần xấu được loại bỏ
• Phần tốt sẽ đi đến máy đánh tơi <101E-107>
Bột khi ra khỏi máy đánh tơi sẽ được chuyển vào bể <101T-102>. Tại đây huyền
phù bột được bơm <101P-102> chuyển đi nghiền tại 3 máy nghiền liên tục.
Bột sau nghiền được chứa tại bể <101T-103>. Tiếp theo, huyền phù theo bơm
<101P-103> đến bể phối trộn.
19
Thủy lực
<101E-002>
Bơm
<101P-002>
Bể chứa
<101T-201>
B
ơ
m
<
1
0
1
P
-

2
0
1
>
Máy đánh tơi
<101E-207>
Lọc cát η cao
<101E-206>
Bể chứa
<101T-202>
Bơm
<101P-
202>
Nghiền
Bể chứa
<101T-203>
Bơm
<101P-203>
Bể phối trộn

×