Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm ở xã tân lập huyện đan phượng tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.7 KB, 72 trang )

PHN M U

Hin nay ng v Nh nc ta rt quan tõm ti cht lng cuc sng
ca ngi nụng dõn. Do ú ngoi vic trng cõy nụng nghip thỡ ng v
nh nc luụn quan tõm khuyn khớch ngi nụng dõn phỏt trin thờm
ngh ph cú th l chn nuụi ln, chn nuụi g. Nhm mc ớch nõng cao
thu nhp cho ngi lao ng.
Trong thi gian thc tp trung tõm cụng ngh sinh hc Vin Di truyn
nụng nghip- B Nụng Nghip, tụi ó cú nhiu iu kin xung a bn xó
Tõn lp huyn an phng tnh H tõy nghiờn cu v cỏc loi cõy
trng ti xó. V ti õy tụi hon ton bt ng trc s i mi ti xó, v
c bit nguyờn nhõn chớnh do vic trng nm em li. Nm v cỏc dc
liu ca nm cú giỏ tr kinh t cao, m doanh thu c t vic trng nm
rt ln v ln hn so vi vic trng cỏc cõy trng khỏc. Chớnh vỡ lý do trờn
m tụi ó chn ti: Trong thời gian thực tập trung tâm công nghệ
sinh học Viện Di truyền nông nghiệp- Bộ Nông Nghiệp, tôi đã có
nhiều điều kiện xuống địa bàn xã Tân lập huyện Đan phợng tỉnh
Hà tây để nghiên cứu về các loại cây trồng tại xã. Và tại đây tôi hoàn
toàn bất ngờ trớc sự đổi mới tại xã, và đợc biết nguyên nhân chính do
việc trồng nấm đem lại. Nấm và các dợc liệu của nấm có giá trị kinh tế
cao, mà doanh thu đợc từ việc trồng nấm rất lớn và lớn hơn so với việc
trồng các cây trồng khác. Chính vì lý do trên mà tôi đã chọn đề tài:
Phõn tớch hiu qu kinh t ca sn xut nm xó Tõn Lp- huyn an
Phng- tnh H Tõy.
*Mc ớch nghiờn cu ca ti:
1
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất
nấm của nước ta nói chung và địa bàn xã Tân Lập nói riêng.
- Phản ánh thực trạng của sản xuất nấm ăn, hiệu quả của nó trên địa
bàn xã Tân Lập.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nấm ăn


ở xã Tân lập huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây trong những năm tới.
*Đối tượng nghiên cứu:
Để đạt được3mục tiêu trên, đối tượng nghiên cứu của đề tàI tập trung
vào hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm trong cơ cấu cây trồng ở địa bàn
nghiên cứu.
*Phạm vi nghiên cứu:
Là những vấn đề về hiệu quả kinh tế của việc phát triển sản xuất nấm
trong cơ cấu cây trồng ở địa bàn nghiên cứu.
*Địa đIểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa đIểm nhiên cứu: Viện di truyền nông nghiệp và xã Tân Lập –
huyện Đan Phượng – Hà Tây.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 17/01 đến ngày 07/05/2005.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiệt
tình của cán bộ công nhân viên trong Trung tâm Công nghệ sinh học
thực vật và đặt biệt là sự giúp đỡ rất chân thành của cô: T.S Vũ Thị
Minh, tôi xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này.
2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
I.Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất nấm.
1. Vai trò của sản xuất nấm và sự cần thiết phảI đánh giá hiệu quả
nghành sản xuất nấm
1.1. Vai trò của phát triển sản xuất nấm ở Việt Nam.
Ngành sản xuất nấm đã được hình thành và phát triển trên thế giới từ
hàng trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với động vật và thực vật về khả
năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một thế giới
riêng. Giới nấm có nhiều loại, chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm
nhiều chủng loại và sống ở khắp nơi. Cho đến nay, con người mới chỉ biết
đến một số loại để phục vụ cuộc sống.
Nấm là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Bảng 1: Tỷ lệ % so với chất khô.
Độ Èm
(w)
Protein Lipit Hydrat
cacbon
Tro Clo
3
Trứng 74 13 11 1 0 156
Nấm mì 89 24 8 60 8 381
Nấm hương 92 13 5 78 7 392
Nấm sò 91 30 2 58 9 345
Nấm rơm 90 21 10 59 11 369
Bảng 2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng.
Đơn vị tính: mg/100g chất khô
Axit
nicotini
c
Riboflavi
n
Thiamin Axit
asobic
Iron Can xi Phot
pho
Trứng 0,1 0,31 0,4 0 2,5 50 210
Nấm

42,5 3,7 8,9 26,5 8,8 71 912
Nấm
hương
54,9 4,9 7,8 0 4,5 12 171

Nấm

108,7 4,7 4,8 0 15,2 33 1348
Nấm
rơm
91,9 3,3 1,2 20,2 17,2 71 677
Hàm lượng Protein (Đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất
khoáng và các axit amin không thay thế, các vitamin A, B, C, D, E…không
có các độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch, thịt sạch”. Ngoài
giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược có khả năng
phòng và chữa bệnh như: Làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa được
4
bệnh đường ruột, tẩy máu xấu. Nhiều công trình nghiên cứu về y học xem
nấm như là một loại thuốc có khả năng phòng chống bệnh ung thư. Hướng
nghiên cứu này đang được tiếp tục làm sáng tỏ trong tương lai.
Vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát
triển mạnh mẽ nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ.
ở nhiều nước phát triển như Hà Lan, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Đức…
nghề trồng nấm đã được cơ giới hoá cao từ khâu sử lý nguyên liệu đến
khâu thu hái, chế biến nấm đều do máy móc thực hiện.
Các nơi ở khu vực Châu á như Đài Loan, Trung Quốc, Malaixia,
Indonêxia, Singapo, Triều Tiên, Thái Lan…nghề trồng nấm cũng phát triển
rất mạnh mẽ. Một số loài nấm cũng được nuôi trồng khá phổ biến đó là
nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, nấm sò, méc nhĩ.
Sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi, đóng hộp, sấy
khô, và làm thuốc bổ. Các nước Bắc Mỹ và Tây Âu tiêu thụ nấm nhiều nhất
(tính theo bình quân đầu người trong một năm). Giá 1 kg nấm tươi bao giê
cũng cao hơn 1 kg thịt bò. Nhiều nơi như Mỹ, Nhật Bản, Italia, Đài Loan,
Hồng Công phải nhập khẩu nấm từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Ở Việt Nam, nấm ăn cũng được biết từ lâu. Tuy nhiên chỉ hơn 10

năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là một nghề mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Các tỉnh ở phía Nam chủ yếu trồng nấm rơm và mọc nhĩ,
sản lượng đạt trên 10.000 tấn/năm. Nấm được tiêu thụ tại thị trường nội địa
và chế biến thành dạng hộp, muối xuất khẩu. Các tỉnh phía Bắc như Thái
Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội…đã có nhiều cơ sở quốc
doanh, tập thể, hộ gia đình trồng nấm. Trong những năm đầu thập kỷ 90,
phong trào trồng nấm mỡ được phát triển mạnh mẽ tổng sản lượng đạt
khoảng 500 tấn/năm. Thị trượng tiêu thụ chủ yếu là nấm muối xuất khẩu
sang Nhật Bản, Italia, Đài loan, Thái Lan…
5
1.2. Tính cấp thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm.
Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện để phát triển
mạnh nghề trồng nấm, do:
-Nguồn nguyên liệu để trồng nấm là rơm, rạ, thân gỗ, mùn cưa, bã
mía các loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu chất Xenlulo ở Việt Nam rất
phong phú. Nếu tính trung bình mét tấn thóc sẽ cho ra 1,2 tấn rơm, rạ khô
thì tổng lượng rơm rạ trong cả nước đạt con số vài chục triệu tấn/năm. Chỉ
cần sử dụng 10% số nguyên liệu kể trên để trồng nấm thì sản lượng nấm sẽ
đạt vài trăm ngàn tấn /năm.
-Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào và giá công lao động rẻ.
Tính trung bình một lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30 – 40% quỹ
thời gian. Chưa kể đến mọi người lao động phụ đều có thể tham gia trồng
nấm được.
Điều kiện tự nhiên (về nhiệt độ, độ Èm ) của Việt Nam rất thích
hợp cho nấm phát triển. Cả hai nhóm nấm (nhóm ưa nhiệt độ cao: nấm
hương, méc nhĩ , nhóm ưa nhiệt độ thấp: nấm mỡ, nấm hương, nấm sò )
ở Việt Nam đều trồng được.
Phân vùng: đối với các tỉnh phía Nam tập trung trồng nấm rơm, méc
nhĩ; các tỉnh phía Bắc trồng nấm mỡ, nấm hương, nấm sò
Song, do nhiều nhiệm vụ sản xuất lương thực được ưu tiên hàng đầu,

nên trong những năm qua dinh dưỡng Protein chưa được coi trọng. Thêm
vào các khó khăn về chất lượng giống nấm chưa đảm bảo từ khâu sản xuất
đến quá trình nuôi giống, bảo quản cách sử dụng. Hợp đồng xuất khẩu nấm
thường không đủ về số lượng, chất lượng thấp dẫn đến mất lòng tin với
khách hàng nước ngoài. Làm cho khả năng xuất khẩu nấm ở nước ta có
những hạn chế, ảnh hưởng đến mức dé tăng trưởng trong mức sống của
6
người dân Việt Nam. Trong hoàn cảnh mục tiêu 2.300 kcalo/người mới chỉ
đạt 2/3 mức phấn đấu, nhiều trẻ em vẫn còn bị suy dinh dưỡng, nhiều
người còn bị mặc bệnh thiếu chất dinh dưỡng. Hiện nay, vấn đề lương thực
ở nước ta đã được giải quyết căn bản. Người nông dân đang quan tâm đến
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất ngành nghề để nâng cao
thu nhập. Chính vì vậy phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm là cần
thiết để định hướng sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở các vùng nông thôn.
2. Khái niệm hiệu quả kinh tế.
2.1 Một số quan điểm về hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, các nhà kinh doanh đã cố gắng
đáp ứng nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Mục tiêu của người kinh
doanh là không ngừng tìm mọi biện pháp để tối đa hoá lợi nhuận. Muốn đạt
được mục tiêu trên các nhà sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm đến hiệu
quả kinh tế.
Vấn đề hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm riêng của các nhà
sản xuất kinh doanh mà là mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng
của hoạt động kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất thì có hạn,
nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của xã hội ngày càng tăng và đa dạng thì nâng
cao hiệu quả kinh tế là một xu hướng khách quan của sản xuất.
Trên thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo quan điểm của L.N Caricrop “Hiệu quả của sản xuất xã hội

được tính về kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền
kinh tế quốc dân, bằng cách so sánh các hiệu quả của sản xuất với các chi
phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng”.
7
Theo tác giả Lê Thị Thụ: “hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất
về chất lượng của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả
thu được với chi phí bỏ ra ”.
Chóng ta có thể tìm thấy những quan điểm tương tự qua những công
trình luận án của Nguyễn Định, Nguyễn Thị Thụ…nhìn chung quan điểm
của các nhà khoa học có những khía cạnh phân biệt nhưng đều thống nhất
với nhau, hiệu quả kinh tế là lợi Ých tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản
xuất kinh doanh.
Phương pháp tính hiệu quả kinh tế là so sánh kết quả sản xuất và chi
phí bỏ ra nên có những cách tính khác nhau về chỉ tiêu này:
*Về kết quả sản xuất có những quan điểm cho là:
- Tổng giá trị gia tăng (VA)
- Lợi nhuận (Pr)
- Tổng giá trị sản lượng hoặc tổng giá trị sản xuất (GO)
- Hoặc là phần kết quả tăng thêm tăng thêm(∆Q)
*Có những quan điểm khác về chi phí:
- Tổng chi phí (TC)
- Chi phí vật chất (VC)
- Chi phí trung gian (IC)
- Chi phí lao động (LC)
- Chi phí từng yếu tố (YC)
- Hoặc chi phí tăng thêm (∆F)
- Từ khái niệm hiệu quả kinh tế, xác định bằng cách so sánh các
kết quả thu được với chi phí bỏ ra.
8
H = Q/CF (1a); H=CF/Q(1b)

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
CF là chi phí bỏ ra
Hoặc H = ∆Q/ ∆CF (2a)
H = ∆CF/∆Q (2b)
Trong đó ∆Q Là phần tăng của kết quả
∆CF là phần tăng của chi phí
Trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, người ta gắn hiệu
quả kinh tế với hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Hiệu quả kinh tế
tuỳ thuộc ở sự phân phối các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Trong
quan điểm này các nhà kinh tế quan tâm đến hiệu quả trong mối quan hệ
giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Ngày nay Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lý,
Nghị quyết Đại hội Đảng VIII: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mô hình
phát triển kinh tế hiện nay với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và
quản lý theo cơ chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có nghĩa là Đảng đặc biệt
coi trọng vấn đề hiệu quả kinh tế, phấn đấu để đạt tối đa hoá lợi nhuận.
Theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước là phải chú ý
đến hiệu quả xã hội.
Mục tiêu toàn cục của nền kinh tế là ổn định, phát triển bền vững và
công bằng xã hội.
9
2.2Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế và dịch vụ sản
xuất ra là kết quả của sự kết hợp các yếu tố đầu vào theo công nghệ sản
xuất nhất định. Trong thực tế, có nhiều cách kết hợp yếu tố đầu vào với
những công nghệ khác nhau.
C.Mac đã chỉ ra rằng: “Xã hội này khác với xã hội khác không phải
sản xuất ra cái gì mà sản xuất cái đó bằng cách nào”.

Sự khác nhau là ở chỗ “Bằng cách nào” đây chính là công nghệ, mà
trước hết công nghệ phải phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật và
vốn…
Nền kinh tế chịu sự chi phối của quy luật khan hiếm nguồn lực trong
khi nhu cầu của xã hội về hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng.
Do vậy đòi hỏi xã hội phải lùa chọn, từng doanh nghệp phải lùa chọn, sao
cho với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra khối lượng hàng hoá dịch vụ
cao nhất. Đây cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp và của xã hội. Nói
một cách cụ thể là ở một mức sản xuất nhất định làm sao để có chi phí vật
chất và lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Được như vậy thì
lợi Ých của nhà sản xuất, người lao động và xã hội được nâng lên, nguồn
lực mới được tiết kiệm. Như vậy xã hội không chỉ quan tâm tới sản xuất mà
rất coi trọng hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế có thể hiểu là không lãng phí
nguồn lực, là tiết kiệm nguồn lực.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia đó là: thoả mãn ngày càng tăng về
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên của xã hội. Đánh giá kết
quả sản xuất là đánh giá về mặt sản lượng sản phẩm sản xuất tức là xem xét
về mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó.
10
Xét về mặt hiệu quả cũng có nhiều loại: hiệu quả sản xuất, hiệu quả
kinh tế, hiệu quả kỹ thuật…trong đó hiệu quả kinh tế là vấn đề trọng tâm.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của
hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế cũng có nghĩa là
nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi hoạt
động sản xuất và là yêu cầu của công tác quản lý kinh tế. Như vậy, hiệu
quả kinh tế chính là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, trình độ
sử dụng và quản lý các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp và của toàn bộ
nền kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng

hoạt động kinh tế và là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội.
Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đa thành phần, phát triển theo
cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước. Mục tiêu và yêu cầu đặt ra
đối với mọi thành phần kinh tế có khác nhau, song bất cứ một thành phần
kinh tế nào cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Nó không chỉ đơn thuần là
một phạm trù kinh tế mà còn bao trùm ý nghĩa xã hội, khi xác đinh nó phải
tính đến các vấn đề xã hội phức tạp. Do vậy việc xác định, đánh giá hoặc so
sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và cũng mang tính chất
tương đối. Trong thực tế có những vấn đề không thể đánh giá ngay được
mà đòi hỏi phải có thời gian như Ănghen đã chỉ ra: “Nếu chúng ta phải trải
qua hàng ngàn năm lao động, nếu có thể trong một chõng mực nào đó đánh
giá trước được những hiệu quả tự nhiên xa xôi từng hoạt động sản xuất của
chúng ta và vì thế chúng ta lại phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa mới có
thể biết được những hiệu quả xã hội của hoạt động Êy ”.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó không phải là
một mục đích cuối cùng của sản xuất, tuy nhiên muốn đạt được mục đích
cuối cùng thì lại quan tâm tới hiệu quả kinh tế; phải tìm mọi biện pháp để
11
nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây cũng chính là ý nghĩa thực tế quan trọng
của phạm trù hiệu quả kinh tế.
2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, tuỳ theo cơ sở phân
loại chúng ta xem xét vấn đề hiệu quả kinh tế trên các góc độ khác nhau:
+ Hiệu quả kinh tế: phải là mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các
lợi Ých xã hội do sản xuất mang lại.
+ Hiệu quả kinh tế – xã hội: phản ánh mối quan hệ tương quan giữa
các kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.

+ Hiệu quả phát triển: thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp và
các vùng. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: tình hình đời sống
vật chất, trình độ dân trí do kết quả phát triển sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh tế.
Trong các kết quả kinh tế xem xét thì hiệu quả kinh tế là trọng tâm và
quyết định nhất. Hiệu quả kinh tế được đánh giá toàn diện đầy đủ nhất khi
có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội và hiệu quả phát triển.
Theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu chúng ta có thể xem xét hiệu
quả theo góc độ sau:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: chúng ta tính hiệu quả kinh tế cho toàn
ngành kinh tế quốc dân. Dùa vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá vấn đề đầu
tư, chính sách của Nhà nước…một cách toàn diện, tránh tư tưởng bảo vệ,
cục bộ địa phương chủ nghĩa.
12
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Tính riêng cho từng ngành sản xuất. Ngành
có thể là ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp hoặc phân ngành nhỏ
như trồng trọt, chăn nuôi.
+ Hiệu quả kinh tế vùng: vùng ở đây muốn nói tới vùng kinh tế, vùng
lãnh thổ như: tỉnh, huyện, xã
+ Hiệu quả kinh tế theo quy mô: tổ chức sản xuất có nhiều loại như:
quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Chúng ta phải phân loại
hiệu quả kinh tế một cách tương đối để thuận tiện trong quá trình nghiên
cứu. Song trên thực tế các loại hiệu quả kinh tế nêu trên, có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, từng ngành sản xuất, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, không phải thực tế lúc nào cũng diễn ra thuận chiều, đôi
khi lại bộ phận nào đó lại ảnh hưởng xấu tới lợi Ých toàn cục, lợi Ých
trước mắt ảnh hưởng tới lợi Ých lâu dài. Do vậy trong quá trình nghiên cứu
khi đề xuất các giải pháp cần cân nhắc kỹ, tránh những ảnh hưởng xấu trên
chi phí.

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÂY NẤM.
1. Đặc điểm kinh tế.
Nấm ăn bao gồm nhiều loại như: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, méc nhĩ,
nấm hương là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein và các
axit amin, cũng như rất giàu vitamin, không gây sơ cứng động mạch và
không làm tăng lượng cholesterol trong máu như nhiều loại động vật. Do
vậy nấm ăn được xem như một loại thực phẩm sạch và được sử dụng ngày
càng rộng rãi. Nấm có thể sản xuất ở nhiều địa bàn theo các mùa vụ, công
nghệ và quy mô khác nhau, nguyên liệu là các loại phế phụ phẩm trong sản
xuất và chế biến nông sản, rẻ tiền dễ kiếm, đòi hỏi Ýt vốn đầu tư. Vì thế
13
trên thế giới nghề trồng nấm được hình thành và phát triển hàng trăm năm
nay, đã lan rộng ra khắp toàn cầu.ở nhiều nước, sản xuất và chế biến nấm
đã phát triển thành một nghề ở trình độ cao theo phương thức công nghiệp.
Việt Nam được đánh giá là có điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội khá
thuận lợi cho việc sản xuất nấm. Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay ở
một số địa phương, việc sản xuất nấm đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, tận
dụng được thời gian nông nhàn và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho
nông dân. Mặc dù vậy, trên thực tế việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm
mới phát triển ở quy mô nhỏ, phân tán, sản xuất nấm tiêu thụ trên thị
trường nội địa là chính, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện để phát triển mạnh
nghề trồng nấm, là do:
Nguồn nguyên liệu để trồng nấm là rơm, rạ, thân gỗ, mùn cưa, bã
mía các loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu chất Xenlulo. Nếu tính trung
bình mét tấn thóc sẽ cho ra 1,2 tấn rơm, rạ khô thì tổng lượng rơm rạ trong
cả nước đạt con số vài chục triệu tấn/năm. Chỉ cần sử dụng 10% số nguyên
liệu kể trên để trồng nấm thì sản lượng nấm sẽ đạt vài trăm ngàn tấn /năm.
Lực lượng lao động dồi dào và giá công lao động rẻ. Tính trung bình
một lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30 – 40% quỹ thời gian. Chưa

kể đến mọi người lao động phụ đều có thể tham gia trồng nấm được.
Điều kiện tự nhiên ( về nhiệt độ, độ Èm…) rất thích hợp cho nấm phát
triển. Cả hai nhóm nấm ( nhóm ưa nhiệt độ cao: nấm hương, méc nhĩ…,
nhóm ưa nhiệt độ thấp: nấm mỡ, nấm hương, nấm sò…) ở Việt Nam đều
được trồng. Mặt khác vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm rất Ýt so với vốn
đầu tư cho các ngành sản xuất khác.
14
Kỹ thuật trồng nấm không phức tạp. Mọi người dân bình thường có
thể tiếp thu được công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn.
Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới tăng nhanh do sự
phát triển chung của xã hội và dân số.
-Hiệu quả kinh tế trồng sản xuất các loại nấm ăn:
+ Đối với nấm mỡ (chi phí cho 1 tấn rơm rạ):
1000 kg rơm rạ x 200 đồng/kg = 200.000 đồng
Hoá chất (đậm, lân, bột nhẹ) = 140.000 đồng
Giống nấm 8 – 10 kg = 120.000 đồng
Công lao động 30 công x 15.000 đồng = 450.000 đồng
Chi phí khác = 50.000 đồng
Tổng chi phí cho 1 tấn rơm rạ = 960.000 đồng.
Năng suất trung bình thu hoạch là 20kg nấm tươi/1 tấn rơm rạ thì giá
thành sẽ là:
960.000 đồng / 200 kg = 4.800đồng/kg nấm tươi.
Giá bán lẻ trung bình tại thị trường trường bình từ 8.000 – 10.000
đồng/ 1kg.
+ Đối với nấm sò: (chi phí/ 1 tấn rơm rạ)
1.000kg rơm rạ x 200 đồng/1 kg = 200.000 đồng
Tói PE, nót bông = 180.000 đồng
Giống nấm 40 kg x 10.000 đồng = 400.000 đồng
Công lao động 30 công x 15.000 đồng = 450.000 đồng.
Khấu hao dụng cụ, giầu giá = 100.000 đồng

15
Tổng chi phí cho 1 tấn rơm rạ = 1.330.000 đồng
Năng suất trung bình cho thu hoạch khoảng 500 kg nấm tưới/ 1 tấn
rơm rạ nguyên liệu thì giá thành là:
1.330.000 / 500 = 2.660 đồng/kg
Giá nấm sẽ bán lẻ tại thị trường Hà Nội từ 7.000 – 10.000 đồng/kg.
+Đối với nấm rơm (chi phí trên 1 tấn rơm rạ)
1000 kg rơm rạ x 200 đồng/1 kg = 200.000 đồng
Giống nấm 10 kg x 10.000 đồng = 100.000 đồng
Công lao động 20 công x 15.000 đồng = 300.000 đồng
Khấu hao dịch vụ, giầu giá = 20.00`0 đồng
Tổng chi phí cho một tấn rơm rạ là = 620.000 đồng
Năng suất trung bình cho thu hoạch là 120 kg nấm tươi/ 1 tấn
nguyên liệu thì giá thành là :
620.000 đồng/ 120 kg = 5.200 đồng/ 1kg
Giá bán tại thị trường Hà Nội từ 7.000 – 10.000 đồng/ 1kg
+Nấm hương tính cho 1m
3
gỗ
Gỗ sau sau, sồi, dẻ… 1m
3
x 100.000 đồng = 100.000 đồng
Giống nấm 6 tíu hoắc 6 chai tương đương 2kg x 45.000 đồng/ 1kg =
90.000 đồng
Công lao động 30 công x 15.000 đồng = 450.000 đồng
Khấu hao công cụ và chi phí khác = 100.000 đồng
Tổng chi phí cho 1m
3
gỗ = 740.000 đồng
16

Năng suất trung bình là 15 kg nấm khô/ 1m
3
nguyên liêu thì giá thành
là:
740.000 đồng / 15 kg = 49.300 đồng /1 kg
Giá nấm hương khô bán tại thị trường Hà Nội từ 70.000 – 80.000
đồng/1 kg.
Ngoài sản phẩm là nấm thu được, người sản xuất còn tận dụng được
phần phế thải thân cây gỗ để chuyển sang làm chất đốt.
+Hiệu quả kinh tế trồng méc nhĩ:
Trên mùn cưa:
Số lượng tính cho 1.000 tói trọng lượng 1,3 – 1,4 kg/ tói.
Đơn giá sản xuất: 1.000 đồng/túi.
(Chưa kể công chăm sóc, thu hái)
Từ nguyên liệu đến kết thúc nuôi sợi:
Mùn cưa 100kg x 300 đồng/ kg = 300.000 đồng
Tói P.P + bông nót + cổ nót = 150.000 đồng
Giống méc nhĩ = 100.000 đồng
Nhiên liệu (than, củi) = 100.000 đồng
Công (đơn giá 15.000 đồng/ công) = 250.000 đồng
Khấu hao cộng chi phí khác = 100.000 đồng
Tổng cộng: 1.000.000 đồng
Đơn giá: 1.000 đồng/ tói
Chi phí chăm sóc, thu hái sản phẩn:
Công chăm sóc: 290.000 đồng/ 1.000 tói
17
Khấu hao cộng chi phí khác = 100.000 đồng/ 1.000 tói
Tổng chi phí cho 1 tói mùn cưa từ khi sản xuất đến khi thu hái xong
là: 1.390.000 đồng/ 1.000 tói = 1.390 đồng.
Sản phẩm thu được:

Trung bình 0,8 kg méc nhĩ tươi/ 1 tói ( tương đương với 0,08 kg khô/
1 tói) ta được 80 kg méc nhĩ khô/ 1.000 tói.
Giá bán: 80kg x 20.000 đồng/ kg = 1.600.000 đồng
Bù trừ đầu tư và thu hồi sản phẩm:
1.600.000 – 1.390.000 = 210.000 đồng/ 1.000 tói
Trên thân cây gỗ:
Đơn vị tình cho 10 m
3
gỗ :
Gỗ : 10 m
3
x 90.000 đồng = 900.000 đồng
Công lao động : 100 công x 15.000 đồng = 1.500.000 đồng
Giống nấm: 40.000 đồng/ m
3
x 10 m
3
= 400.000 đồng
Dụng cụ và chi phí khác = 400.000 đồng
Tổng cộng 3.200.000 đồng
Năng suất thu hoạch 20kg khô/ m
3
x 10 m
3
= 200 kg
Giá bán: 20.000 đồng/ kg = 400.000 đồng
Bù trừ tổng thu – tổng chi : 4.000.000 – 3.200.000 = 800.000 đồng
+ Hiệu quả kinh tế trồng nấm linh chi (cho 1 tấn nguyên liệu mùn cưa)
Mùn cưa: 1.000 kg x 300 đồng/ kg = 300.000 đồng
Giống =300.000 đồng

Bông nót: 5 kg x 15.000 đông/ kg = 75.000 đồng
18
Tói nilon: 5kg x 16.000 đồng/ kg = 80.000 đồng
Các phu gia = 360.000 đồng
Năng lượng (than, củi) = 150.000 đồng
Khấu hao nhà xưởng cộng dụng cô = 150.000 đồng
Công lao động: 50 công x 15.000 đồng/ công = 750.000 đồng
Các chi phí khác = 200.000 đồng
Tổng chi phí đầu vào 2.365.000 đồng
Năng suất tu được 60 kg linh chi tương ứng với 20 kg linh chi khô
2. Đặc điểm kỹ thuật:
+Nguyên liệu: Tất cả các loại phế thải của ngành nông nghiệp giàu
chất Xenlulô đều là nguyên liệu chính để trồng nấm. Thống kê 1 số loại
nguyên liệu thông dụng nhất.
Rơm rạ: Rơm và rạ phơi khô không bị mốc, đánh đống, bảo quản
dùng dần.
Nếu rơm rạ đã bị mốc, có màu đen, vụn lát do phơi không được nắng,
bị ngấm nước mưa nhiều ngày thì không lên dùng để trồng nấm vì năng
suất thấp.
Bông phế thải: nguyên liệu được tạo ra ở các nhà máy rệt sợi sau khi
lấy gần hết sợi bông, phần còn lại là các hạt, bông vụn. Nguyên liệu phải
không mốc, phơi thật khô.
Mùn cưa: Các loại mùn cưa gỗ màu, không có tinh dầu, phơi khô ( cao
su, bồ đề, ).
19
Thân cây gỗ: cành lá còn xanh tốt, có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, gỗ mềm có
nhựa màu trắng (mít, sung, ngái, bồ đề, so đũa, dâu gia xoan, dừa, cao
su ), đường kính thân gỗ 5 – 20 cm.
Các loại phụ gia (phân vô cơ, hưu cơ, ): tỷ lệ phối trộn với số lượng
tuỳ theo từng loại nấm khác nhau.

+Giống nấm có thể được nhân trên các cơ chất khác nhau: hạt đại
mạch, thóc, mùn cưa, vỏ trấu, bông vụn, rơm rạ và các chất phụ gia.
Bao bì đựng giống ở các dạng: chai thuỷ tinh, chai nhựa, tói nilon…
Dù trên môi trường hay bao bì nào, giống nấm cũng phải đảm bảo chất
lượng:
Không bị nhiễm bệnh: quan sát bên ngoài giống có màu trắng đồng
nhất, sợi nấm méc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, đen,
vàng không có các vùng loang lổ.
Giống có mùi thơm dễ chịu: nếu có mùi chua, khó chịu là giống đã bị
nhiễm vi khuẩn, nấm dại giống không già hoặc non nếu thấy có mô sẹo
hay cây nấm méc trong chai, màu chai giống chuyển sang vàng, nâu đen là
giống quá già. Giống chưa ăn kín hết đáy bao bì là giống còn non.
Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc tói) sau 3 – 4
ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh (đối với giống nấm
sò, nấm mỡ, nấm hương và nấm linh chi bảo quản ở nhiệt độ 2 – 5
0
C, kéo
dài 30 - 45 ngày, giống nấm rơm và méc nhĩ bảo quản ở nhiệt độ 15 – 20
0
C, kéo dài 15 – 30 ngày. Các chủng giống phù hợp với điều kiện và nhiệt
độ theo mùa vụ) năng suất cao có khả năng chống chịu sâu bệnh
Quá trình vận chuyển nấm phải hết sức nhẹ nhàng, tránh va chạm
mạnh, dựng đứng chai giống( nót bông quay lên phía trên) không được mở
20
nót bông ra xem, ngửi Để giống nơi thoáng mát, sạch sẽ không có ánh
sáng trực tiếp.
Số lượng giống nấm đủ cho khối lượng rơm rạ đem trồng. Tuỳ thuộc
từng loại nấm khác nhau tỷ lệ giồng sẽ khá nhau.
Tóm lại: Người trồng nấm hết sức lưu ý khi mua giống về sản xuất,
đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại. Nếu giống tốt năng

suất nấm sẽ cao và ngược lại. Hiện có nhiều nơi sản xuất giống nấm, bạn
nên tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy để mua giống.
+Nhà xưởng:
Yêu cầu chung về nhà xưởng trồng nấm cần đảm bảo các yếu tố: có hệ
thống cửa để điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, càng mát
càng tốt, độ Èm cao. Trước và sau mỗi đợt trồng nấm cần phải vệ sinh thật
tốt quanh khu vực nuôi trồng và trong nhà. Có thể xông hoặc đốt bột lưu
huỳnh hay phun thuốc phoóc môn tỷ lệ 0,5% trước khi đưa nguyên liệu vào
nhà trồng nấm một tuần.
Đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình trồng nấm, đặc biệt là nhà
trồng nấm liên tục, nếu vệ sinh không tốt sẽ làm giảm năng suất nấm mỗi
vụ nuôi trồng. Nguyên nhân dấn đến tình trạnh này là do sâu bệnh đang
phát triển nhanh chóng trong nhà và quanh khu vực trồng nấm. Một số
dạng nhà để trồng nấm như sau:
+Nhà chữ A:
Dùng cọc tre, cây gỗ thẳng, đường kính 7 – 12cm có chiều dài 2,4 m
các thanh tre, gỗ nhỏ, dài tối đa 20 m làm nan dọc theo nhà, thanh dài 2,4
m làm nan song song với cọc trụ.
Trung bình một nhà trồng nấm hình chữ A nên làm dài từ 10 – 20 m,
cứ cách 2 m có một cặp cọc trô.
21
Chiều rộng nhà khoảng 2 m, có lối đi ở giữa rộng 0,4 m.
Mái phủ nilon thứ sinh, phía trên mái lợp một líp lá mía, thân cây ngô,
lá chuối, líp lá bề ngoài tạo độ mát (nép chắc 2 líp lại).
Nền nhà dưới các tán cây ăn quả (chuối, nhãn, vải, mít ) hoặc cây lấy
gỗ, bóng mát Nếu không có tán cây, có thể làm trên các khu đất trống, sân
gạch nơi dể thoát nước. Có thể trồng các loại cây có dây leo (mướp, bí ngô,
gấc, đậu ) cho bò trên mái càng tốt. Phần mái giáp mặt đất có rãnh thoát
nước.
Hai đầu hối làm cửa ra vào để điều chỉnh ánh sáng và khi cần thiết.

Loại nhà này thích hợp trồng các loại nấm mỡ và nấm rơm:
Kiểu nhà chữ A
Ghi chó:
AB: Chiều dài nhà 10 – 20m; CD: Chiều rộng 2m
E: Mái nhà bằng khung tre, líp ni lông, lá mía, thân cây ngô, thanh nẹp.
F: Rãnh thoát nước hai bên mái
G: Cửa ra vào có cánh (bằng cót, bao dứa)
h: Chiều cao 1,8m
III. CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải khoán triệt các vấn đề
sau:
22
E
A 10 - 20m B
G
C D F
h
-Phải đảm bảo tính thống nhất, nó thể hiện nội dung và phương pháp
tính
-Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống bao gồm chỉ tiêu tổng quát
và chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chính và chỉ tiêu bổ sung
-Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ sản xuất nói chung và sản xuất
nông nghiệp nói riêng
-Chỉ tiêu phải phù hợp với nội dung, phương pháp tính quốc tế để có
thể so sánh, hoà nhập với kinh tế thế giới trong phát triển kinh tế mở của
Đảng và Nhà nước.
Chỉ tiêu tổng quát của hiệu quả kinh tế
H = Q/ CF (1);H = H = ∆Q / ∆CF (2)
Vấn đề ở đây là cần thống nhất xác định Q và CF. Nước ta đã chuyển
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước đã đưa vào

sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA).
*Q có thể là:
Q: là tổng giá trị sản xuất (GO)
Q: là giá trị gia tăng (VA)
Q : có thể là lợi nhuận (Pr)
Lợi nhuận : Pr ; GPr : lãi thô
NPr: lãi ròng
*CF chi phí có thể là:
CF: có thể là tổng chi phí (TC)
CF: có thể chi phí cố định (FC)
CF: có thể là chi phí biến đổi (CV)
23
CF: có thể là chi phí của từng yếu tố sản xuất (YC)
CF: có thể là chi phí trung gian (IC)
Phương pháp xác định Q và CF nêu trên là chung nhất, tuỳ điều kiện
cụ thể mà chúng ta vận dụng.
Công thức xác định hiệu quả kinh tế có thể biểu diễn:
H = Q/ CF (1)
Biểu diễn dưới dạng:
H = GO/ TC (1.1);H = VA/ TC (1.2);H= Pr/ TC (1.3) H = VA/
TC (1.2); H= Pr/ TC (1.3)
H = GPr/ TC (1.3.1) ; H = NPr/ TC (1.3.2)
Mẫu số và tử số có thể thay đổi tuy theo mục đích sử dụng
Ngoài ra còn có chỉ tiêu :
H = ∆Q/ ∆CF (2)
Biểu diễn dưới dạng:
H = ∆GO/ ∆TC (2.1); H = ∆VA/ ∆TC (2.2); H= ∆Pr/ ∆TC (2.3)
H = ∆GPr/ ∆TC (2.3.1); H = ∆NPr/ ∆TC (2.3.2)
Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là việc làm hết
sứ phức tạp. Vì vậy để phải ánh một cách đầy đủ và toàn diện hiệu quả kinh

tế thì ngoài những chỉ tiêu chủ yếu trên, ở một chõng mực nào đó phải kết
hợp bổ sung sau :
-Các chỉ tiêu và năng suất lao động :
N = M/ T
N : năng suất lao động
24
M : khối lượng sản phẩm sản xuất trong thời gian t
T: là thời gian hao phí để sản xuất M sản phẩm.
-Chỉ tiêu năng suất đất đai:
Nd = GO(N)/ D (ct)
GO(N) giá trị sản xuất trồng trọt
D(ct) diện tích canh tác sử dụng trong ngành trồng trọt
-Thu nhập bình quân đầu người
-Suất hao phí vật tư nguyên liệu
-Trong quá trình phân tích phải chú ý tới khía cạnh về hiệu quả xã
hội như giải quyết việc làm, nâng cao trình độ dân trí, góp phần xoá đói
giảm nghèo Đồng thời phải chú ý tới hiệu quả môi trường sinh thái như
giảm ô nhiễm môi trường, phát triển ngành nông nghiệp bền vững.
Ngoài ra ta còn sử dụng cách khác để đánh giá hiệu quả kinh tế cây
nấm. Đó là giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng được tính theo công thức sau:
VA = GO – IC
VA: giá trị gia tăng
GO : giá trị sản xuất
IC: chi phí trung gian
Giá trị sản xuất của cây nấm chính là giá trị sản lượng được sản xuất
ra trên 1 đơn vị sản xuất trong thời gian là một vụ hay mét chu kỳ sản xuất.
Chí phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất (trừ khấu hao tài sản
cố định) và dịch vụ sản xuất.
Trong nên kinh tế thị trường người sản xuất rất quan tâm đến giá trị
gia tăng, đặc biệt các quyết định ngắn hạn. Đó là kết quả của việc đầu tư

25

×