Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
Lê Thu Huyền
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC
• • •
CỦA MỘT SỐ BÀ MẸ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
• • • •
( Khoá luận tốt nghiệp Dượo^sỹ khoá 2000 - 2005)
/v
u \ y
\l L ^ ' /
TS. Nguyễn Thanh Bình
Bộ môn quản lý kinh tế Dược
3/2005-5/2005
Người hướng dán
Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện
HÀ NỘI THÁNG 6 -20 0 5
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
DSB
: Doanh số bán
WHO
: Tổ chức y tế thế giới
TTY
: Thuốc thiết yếu
SDK : Số đăng kí
HNDTN
: Hành nghề dược tư nhân
GMP
: Thực hành tốt sản xuất thuốc
FDA : Cục quản lí thuốc và thực phẩm


Trang
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 3
1 .Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới 3
2.Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam 8
3. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu định tính

14
PHẨN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

21
1. Đối tượng nghiên cứu 21
1.1. Chiến lược chọn mẫu 21
1.2. Một số đặc điểm về mẫu nghiên cứu
21
2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.1.Thiết kế nghiên cứu 22
2.2. Kĩ thuật thu thập thông tin
22
2.3. Xử lí số liệu 22
2.4. Các vấn đề liên quan tới đạo đức nghiên cứu.
.

23
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
24
1. Kết qủa nghiên cứu 24
1.1. Cách thức xử trí khi có vấn đề về sức khoẻ
24
1.1.1 .Tự sử dụng thuốc


26
a.Sử dụng thuốc theo kinh nghiệm bản thân 26
b.Sử dụng thuốc theo sự mách bảo của mọi người

28
c.sử dụng thuốc qua quảng cáo, giới thiệu
trên các phương tiện truyền thông đại chúng

31
1.1.2. Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn tư vấn của người bán
thuốc

.
32
1.1.3. Đi khám bệnh 33
1.2. Những vấn đề quan tâm khi mua thuốc 35
1.2.1. Lựa chọn thuốc nội- thuốc ngoại
35
1.2.2. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc sử
dụng thuốc
39
1.3. Cách thức sử dụng thuốc
42
1.3.1. Liều lượng sử dụng
42
1.3.2. Thời gian điều trị 44
1.3.3. Tác dụng phụ và cách xử lí 46
2. Bàn luận 48
2.1. Sử dụng thuốc trong trường hợp tự điều trị 48

2.2. Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn tư vấn của người bán thuốc 56
2.3. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác s ĩ 57
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

59
1. Kết luận 59
2. Đề xuất 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ

Trong cuộc sống, con người có nhiều nhu cầu đa dạng và phong phú. Có
những nhu cầu họ có thể chậm giải quyết hay gác lại vì lí do này hay lí do khác
song nhu cầu về thuốc xuất hiện khi sức khoẻ có vấn đề thì không thể gác lại hay
giải quyết chậm trễ. Nhu cầu cấp thiết là như vậy song người có vai trò quyết
định trong việc mua loại thuốc nào, số lượng bao nhiêu lại không phải là ngứời
sử dụng mà là thầy thuốc bởi thuốc là con dao hai lưỡi nếu dùng đúng sẽ có tác
dụng chữa bệnh nhưng nếu dùng sai sẽ “tiền mất tật mang”. Nói một cách khác
thuốc là một hàng hoá đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính
mạng của con người nên phải được sử dụng an toàn, hợp lí, có hiệu quả trong
chữa bệnh.
Những năm gần đây, với sự tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng số
lượng, chủng loại thuốc ngày càng phong phú, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu
phòng và chữa bệnh của nhân dân. Mạng lưới cung ứng thuốc phân bố rộng khắp
các nơi đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tạo
điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc sử dụng thuốc của người dân đặc biệt là
trong những trường hợp tự điều trị.
Bên cạnh những ưu điểm thuận tiện cho người sử dụng, việc sử dụng thuốc
trong cộng đồng cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Nổi bật nhất là tình trạng tự điều
trị, tự sử dụng những loại thuốc phải kê đơn và bán theo đơn như kháng sinh,

corticoid dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh hay sử dụng không đúng liều
lượng, thời gian làm cho tình trạng vi khuẩn kháng lại kháng sinh ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó việc sử dụng vitamin một cách bừa bãi, lạm dụng các loại
thuốc ngoại, biệt dược đắt tiền cũng rất phổ biến, gây lãng phí về mặt kinh tế.
Nguyên nhân của tinh trạng này rất phức tạp, xét riêng về phía người sử
dụng, đó có thể là do những nhận thức không đầy đủ, chính xác trong quá trình
dùng thuốc, sự thiếu thông tin, trình độ dân trí hạn chế hay những ảnh hưởng của
tâm lí, thói quen tác động tới việc chăm sóc sức khoẻ nói chung và sử dụng
thuốc nói riêng.
Trước tình hình đó để tìm hiểu một cách cụ thể tác động của những yếu tố
trên tới việc sử dụng thuốc trong cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:
“Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của một số bà mẹ trên địa bàn Hà Nội”
nhằm hai mục tiêu :
1. Tìm hiểu hành vỉ của các bà mẹ trong việc sử dụng thuốc.
2. Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng thuốc.
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hướng cộng đồng tới việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lí trên cơ sở nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người sử dụng.
PHẦNl
TỔNG QUAN
1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THÊ GIỚI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, danh mục các
loại thuốc cũng được thay đổi, bổ sung thường xuyên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu về thuốc trong tình hình bệnh tật phức tạp và đa dạng của thế giới ngày nay.
Đồng thời, giá trị sử dụng thuốc cũng tăng một cách mạnh mẽ với tỷ lệ hàng
năm khoảng 8-10%. Trong đó năm 2001 doanh số bán toàn cầu là 371,9 tỷ USD;
năm 2002 DSB đạt 400,6 tỷ USD và đến năm 2003 DSB là 466,5 tỷ USD.
Mặc dù doanh số bán ngày càng tăng cao nhưng mức tiêu thụ thuốc không
chia đều cho các khu vực mà chỉ tập trung vào các quốc gia giàu có trong đó dẫn
đầu là thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) doanh số bán đạt 229,5 tỷ USD chiếm

49% DSB toàn cầu, tiếp đến là các nước thuộc khối EU với 115,4 tỷ USD chiếm
25% DSB của thế giới và Nhật Bản 52,48 tỷ USD chiếm 11% DSB toàn cầu.
Bảng 1.2. Doanh sô bán thuốc theo khu vực
Khu vực
DSB năm 2003
(tỷ USD)
% DSB toàn cầu
% tăng trưởng
so với năm 2002
Bắc Mỹ 229,5 49%
+11%
EU
115.4
25% + 8 %
Các nước còn lại
của Châu Âu
14,3 3%
+14%
Nhật Bản
52,4 11%
+ 3 %
Châu Á - Châu Phi
- Châu Úc
37,3 8%
+12%
Châu Mỹ La tinh
17,4
4%
+ 6%
Tổng

466,3 100%
+ 9%
Nguồn: IMS health
Tương tự như vậy, sự chênh lệch về mức tiêu thụ thuốc tính theo bình quân
đầu người giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển cũng rất lớn. Năm 1994
bình quân tiêu thụ thuốc trên đầu người của Bắc Mỹ là 312 USD, Tây Âu 177
USD trong khi đó ở Philippines là 14,04 USD, Indonesia là 4,90 USD. 10 nước
tiêu thụ thuốc nhiều nhất trên thế giới Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý, Tây Ban
Nha, Hà Lan, Bỉ, Canada chiếm tới 60% sản lượng thuốc toàn cầu [38].
Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do ngành dược ở các nước phát triển
dùng vốn phúc lợi công cộng là chủ yếu trong khi đó tại những nước đang phát
triển do những khó khăn về ngân sách nhà nước và cơ sở hạ tầng thấp kém nên
người dân không có điều kiện để có thuốc khi cần. Vì thiếu ngoại tệ và ngân
sách, một số nước phải tư nhân hoá từng bộ phận dịch vụ y tế trong đó có việc
cung ứng dược phẩm và do đó đã ảnh hưỏỉng tới các mục tiêu của y tế là đảm bảo
cho những tầng lớp nghèo khổ và khó khăn nhất có thể có thuốc và dịch vụ y tế
với giá cả có thể chấp nhận được. Trong tình hình trên, người nghèo ở thành thị
và nông thôn sử dụng thuốc rất ít so với bình quân của cả nước. Mô hình tiêu thụ
này cũng được phản ánh qua sự tập trung của các hiệu thuốc, nhà thuốc ở thành
phố.
Một cố gắng để hướng phân bố tiêu thụ thuốc cho cộng đồng nhằm vào mục
tiêu chăm sóc sức khoẻ ban đầu và những nhóm dân cư có nhiều thiệt thòi về
kinh tế là chính sách và chương trình sử dụng thuốc thiết yếu (TTY). Theo WHO
thì chỉ cần lUSD TTY có thể đảm bảo chữa khỏi tới 80% các chứng bệnh thông
thường cho người dân tại cộng đồng để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu và
kết quả là ở những nước thực hiện chương trình TTY tuy mức tiêu thụ thuốc bình
quân còn thấp nhưng nguồn lực đã được sử dụng có hiệu quả hơn [6].
Bên cạnh những bấl cập trong việc phân bổ thuốc không đồng đều giữa các
nước phát triển và đang phát triển, tình hình sử dụng thuốc không an toàn, hợp lí
đang diễn ra rất phức tạp tại tất cả những nước này.

ở những nước phát triển việc sử dụng thuốc không hợp lí thể hiện chủ yếu ở
các mặt sau đây. Thứ nhấl đó là tình trạng lệ thuộc thuốc, lạm dụng thuốc đang
ngày càng phổ biến và trở thành một hội chứng ồ các nước phát triển [6].
ở Mỹ, theo ước tính 50% trong tổng số 100 triệu đơn thuốc kháng sinh
được kê mỗi năm ở các phòng khám tư là không cần thiết. Năm 2003, cơ quan
Quản lí thuốc và thực phẩm Mỹ đã ra quyết định từ nay các loại kháng sinh lưu
hành ở Mỹ phải in thêm dòng chữ cảnh báo người tiêu dùng và bác sĩ rằng việc
lạm dụng thuốc có thể dẫn đến việc mất hiệu quả điều trị. Theo một kết quả điều
tra gần đây, các bác sĩ Mỹ thường kê quá nhiều loại thuốc kháng sinh phổ rộng
cho các bệnh viêm nhiễm thông thường. Báo cáo của bác sĩ Michael Steinman
người phụ trách chương trình điều tra và cộng sự cho biết thuốc kháng sinh
thường được kê đơn cho khoảng 63% các trường hợp viêm nhiễm hô hấp cấp tính
trong đó kháng sinh phổ rộng có mặt tói 54% [34].
Sự lạm dụng kháng sinh ở đây không chỉ xuất phát từ phía bác sĩ mà còn có
lí do từ bệnh nhân. Một báo cáo mới đây cho thấy một nửa số người lớn và 1/3
cha mẹ các em có triệu chứng cảm lạnh muốn được kê đơn kháng sinh. Hơn 18%
đơn có kháng sinh được kê cho những bệnh do virus gây ra như cảm lạnh, cúm.
Bệnh nhân mong muốn, bác sĩ sẵn lòng kê đơn, kết quả là số lượng đơn thuốc
kháng sinh quá nhiều. Một số bác sĩ còn cho biết việc kê kháng sinh mất ít thời
gian hơn việc giải thích cho người bệnh tại sao không nên dùng. Những lĩnh vực
đáng lo ngại khác là việc tìm kiếm một ngôi nhà không mầm bệnh đang xuất
hiện ở Mỹ. Nhiều người thường sử dụng dung dịch và xà phòng diệt khuẩn để
rửa tay và cọ nhà. Theo các thầy thuốc của Tung tâm kiểm soát và phòng bệnh
(CDI) thì xà phòng và nước cũng có tác dụng bảo vệ, các thành viên của hội y
học Mỹ đang thảo luận về vấn đề này và có thể đưa ra khuyên nghị nhằm chấm
dứt việc sử dụng những dung dịch trẽn ở nhà [30].
Một lí do khác góp phần làm tăng tính kháng thuốc ở các nước giàu là việc
quá lạm dụng thuốc kháng khuẩn trong sản xuất thực phẩm. Hiện nay, 50% toàn
bộ nền sản xuất thuốc men là dành chữa bệnh súc vật, kích thích tăng trưởng gia
súc và gia cầm hoặc diệt vật hại cho thực vật trồng trọt [4].

Không chỉ các thuốc kháng sinh bị lạm dụng mà các chế phẩm vitamin và
chất bổ dưỡng cũng đang được sử dụng bừa bãi ở các nước phát triển.
Mỗi năm hàng trăm triệu người trên thế giới sử dụng thuốc bổ với hy vọng
nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ, chỉ riêng ở Mỹ con số này là 25% . Theo
số liệu của Cơ quan quản lí thuốc và thực phẩm Mỹ dựa trên những kết quả điều
tra chi tiết của Viện y tế (ÍOM) về thị trường thuốc bổ thì mỗi năm trên khắp
nước Mỹ có khoảng 29.000 loại sản phẩm thuốc bổ được bán ra mang lại tổng
doanh thu 18 tỷ USD. Tuy nhiên không có bất cứ con số nào cho thấy mức độ
hiệu quả cũng như độc tính của chúng. Công thức và cách dùng của nhiều loại
thuốc kể cả các phương thuốc truyền thống thường xuyên được thay đổi khiến
cho không một ai biết chắc chúng có còn được an toàn như trước nữa không [32].
Vấn đề thứ hai là tình trạng sử dụng tràn lan các loại thuốc mới trong khi
các loại thuốc đang sử dụng vẫn còn hiệu lực điều trị bệnh. Vòng đời của nhiều
loại thuốc ngày càng bị rút ngắn do bị thay thế bởi các thuốc mới đôi khi chưa rõ
tác dụng và tác hại [6]. Điển hình là mới đây sản phẩm Vioxx, một biệt dược của
roíecoxib thuộc nhóm thuốc kháng viêm phi steroid ức chế chọn lọc trên COXII
được chỉ định trong điều trị viêm khớp và các ccfn đau cấp tính của hãng dược
phẩm Merck sau một thời gian đưa vào điều trị đã được công ty ra thông báo thu
hồi trên toàn cầu. Nguyên nhân là các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được những
nguy cơ của biến cố tim mạch và tai biến mạch máu não khi sử dụng loại thuốc
này mặc dù tác dụng phụ lên đường tiêu hoá của nó ít hơn các thuốc chống viêm
truyền thống [20].
Vấn đề thứ ba là tình trạng tiêu thụ quá mức và lãng phí thuốc. Mức tiêu
thụ thuốc trên đầu người của người dân lên tới trên 400 USD (Nhật Bản) gấp 10
lần mức bình quân của thế giới và gấp 40 lần so với các nước đang phát triển [6].
Như vậy ở các nước phát triển với trình độ dân trí cao có nhiều điều kiện để
áp dụng các biện pháp quản lí phù hợp mà việc sử dụng thuốc hợp lí, an toàn mới
chỉ chặt chẽ trong lĩnh vực giám sát việc mua bán thuốc theo đcfn hay kiểm tra
chất lượng thuốc còn ở các lĩnh vực khác vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề nan giải. Vì
vậy, tình trạng sử dụng thuốc thiếu hợp lí ở các nuớc đang phát triển xảy ra

nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi.
Tại những nước này, tình trạng tự mua thuốc, tự điều trị dẫn đến việc lạm
dụng thuốc đang dần trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. ở Trung Quốc hầu
hết các loại thuốc đều có thể mua được mà không cần đơn, hậu quả là mỗi năm
Trung Quốc có gần 200.000 người chết do dùng thuốc không đúng tại nhà. Hơn
2,5 triệu nguòi trong số 50 triệu nhập viện mỗi năm là do tác dụng xấu của thuốc
mà họ tự dùng, 60- 80% trong số 10 triệu ca tử vong thầm lặng ở nước này có
liên quan đến sử dụng thuốc không đúng [33].
Theo một nghiên cứu trên 25.951 trường hcfp ờ Andhra Pradesh cho thấy có
47% thuốc ở các hiệu thuốc trong thành thị được bán không có chỉ định của thầy
thuốc [46]. Một điều tra ở Philippin, trong số 149 trường hợp bị ốm ở 126 hộ gia
đình tại hai cộng đồng vùng đô thị có tới 92% trường hợp tự điều trị không qua
thầy thuốc khám chữa bệnh, trong đó 1/2 tự sử dụng thuốc tây [48].
Cùng với vấn đề tự điều trị, tình trạng tự sử dụng kháng sinh một cách
không hợp lí cũng đang là một hiện tượng phổ biến. Tại Mehico trong tổng số
1659 bà mẹ được phỏng vấn có tói 37% dùng kháng sinh cho trẻ em khi bị tiêu
chảy, 27% số người được hỏi trả lời dùng kháng sinh khi mắc bệnh hô hấp và
66% trả lời dùng kháng sinh dưới 5 ngày và tỷ lệ tự điều trị gắn liền với việc
dùng thuốc không phù hợp hoặc không đúng liều là 72% [39].
Hiện tượng sử dụng bừa bãi và lạm dụng kháng sinh không chỉ diễn ra tại
cộng đồng mà còn xuất hiện trong cả các nhân viên y tế. Hơn 90% số kháng sinh
mà chủ yếu là kháng sinh phổ rộng được các nhân viên bán thuốc bán ra để điều
trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp thể nhẹ không cần thiết phải dùng đến kháng
sinh[50].
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lí ờ cả cộng đồng và các nhân viên y tế
như trên chính là một trong những yếu tố làm tăng tính kháng thuốc đang lan
tràn trên toàn cầu. Nhiều nước Đông Nam Á cho biết 98% các chủng lậu đã
kháng penicillin. Một thập kỷ trước ở Newdelhi, Ấn Độ bệnh thưoỉng hàn có thể
chữa khỏi bằng ba thuốc rẻ tiền, nay các thuốc đó đã vô dụng. Cũng như vậy 10
năm trước bệnh lị do Shigella có thể kiểm soát dễ dàng bằng Cotrimoxazol một

dạng thuốc thông thường rất rẻ, dễ mua, nay thì hầu hết chúng đều không đáp
ứng với thuốc này. Tại Hoa Kì, mỗi năm khoảng 14.000 người nhiễm khuẩn và
chết do các vi trùng kháng thuốc mắc phải ở bệnh viện. Toàn thế giới 60% các
nhiễm khuẩn bệnh viện là do các vi khuẩn kháng thuốc [4].
Tại Hội nghị quốc tế họp tại Luân Đôn, Anh ngày 16/7/1996, các nhà khoa
học đã cảng báo””thế giới đang đứng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng sức
khoẻ cộng đồng do tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gia tăng, nhiều
bệnh nhân không còn đáp ứng với kháng sinh và chết do thuốc không có hiệu
lực”[18]. Thế giới hiện nay chỉ còn 1 hay 2 thập kỷ nữa để sử dụng tối đa những
thuốc đang có nhằm chặn đứng những bệnh nhiễm khuẩn bởi có quá ít những
thuốc mới được triển khai và thay thế các thuốc đã mất hiệu lực. Do đó không
nên chỉ dựa hoàn toàn vào việc phát minh các thuốc mới mà bỏ qua cơ hội sử
dụng một cách rộng rãi các thuốc mà ta đang có [4].
2. TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC ở VIỆT NAM
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, cơ chế bao cấp trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung ứng dần được xoá bỏ. Pháp lệnh Hành nghề y
dược tư nhân ra đời năm 1993 và hàng loạt các thông tư văn bản pháp quy hướng
dẫn việc thực hiện pháp lệnh này đã thúc đẩy việc tham gia của nhiều thành phần
kinh tế trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, tạo tiền đề cho hàng loạt cơ sở hành
nghề HNDTN ra đời và phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tạo điều
kiện đưa thuốc tới tay người bệnh một cách nhanh chóng với giá cả ổn định. Thị
trưòfng thuốc phong phú, đầy đủ cả về thuốc nội thuốc ngoại, thuốc thiết yếu,
thuốc chuyên khoa, thuốc thông thường với chất lượng ổn định, giải quyết về cơ
bản nhu cầu thuốc cho người dân [14].
Tính đến năm 2004 đã có 680 công ty cổ phần (năm 2003 là 590) công ty
trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân; hơn 8650 nhà thuốc tư nhân
(2003 là7500) chưa kể nhà thuốc bệnh viện và hơn 11500 đại lí bán lẻ thuốc
(2003 là 10500). Mặc dù hệ thống hành nghề dược tư nhân vẫn tập trung vào các
thành phố lớn, các khu vực đông dân cư nhưng việc cung ứng thuốc cho miền
núi, vùng sâu vùng xa đã được quan tâm. Tại các tỉnh miền núi và vùng sâu như

Hà Giang, Lạng Sơn, Sóc Trăng đã có những doanh nghiệp tư nhân được
thành lập [8].
Số lượng các mặt hàng được cấp SDK cho phép lưu hành trên thị trường
tăng dần qua các năm. Theo số liệu thống kê đến năm 2000 tổng SDK là 9051
mặt hàng, đến cuối năm 2004 thị trưòmg thuốc Việt Nam có tới 1350 chủng loại
Chất lượng thuốc ngày càng được nâng cao, đến nay trên toàn quốc đã có
48 cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), 34 cơ sở đạt tiêu
chuẩn thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP), 28 cơ sở đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt bảo quản thuốc (GSP) [17\
Tỷ lệ thuốc giả giảm dần năm 1993 - 1996 là 0,59%, 1998 là 0,18%, 2000
là 0,07%, năm 2004 là 0,06%. Tiền thuốc bình quân đầu ngưòi qua các năm
cũng tăng lên đáng kể [7, 8].
Bảng 1.2. Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm
Năm
2001 2002 2003
2004
Tiền thuốc bình quân đầu người
(USD/người/năm)
6,0 6,7 7,6 8,3
Nguồn: Cục quản ]í dược Việt Nam
Bên cạnh những thành quả không thể phủ nhận, trong quá trình đổi mới
những bất cập của cơ chế thị trường cũng có tác động đến HNDTN tạo nên sự
phức tạp, mất trật tự rất khó quản lý đặc biệt ò các vùng nông thôn. Tình trạng
các cơ sở HNDTN chạy theo lợi nhuận vi phạm các quy chế chuyên môn như
quy chế thuốc độc, quy chế thuốc hướng thần, quy chế kê đơn và bán thuốc theo
đơn không phải là ít [5].
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu các văn
bản pháp lí cần thiết, việc Xíìy dựng quy chế còn chậm, một số quy chế chưa
được sửa đổi, bổ sung ban hành kịp thời đồng bộ đã tạo ra tình trạng ở đó các
khái niệm về công bằng trong khám chữa bệnh, sử dụng thuốc an toàn hợp lí bị

đảo lộn [52]. Công tác quản lí trong các dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh
thuốc trên thị trường tuy đã thoát khỏi cơ chế bao cấp nhưng gần như được thả
nổi [41].
Về mặt sử dụng thuốc hiện nay đang có rất nhiều vấn đề đáng lo ngại mà
điển hình là tình trạng lạm dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh cả ở bác sĩ và cộng
đồng.
Theo kết quả khảo sát tình hình mua thuốc của nhân dân ở một số tỉnh phía
Bắc, số đơn có trên 3 thuốc chiếm tới 93,88%, 64,80 % số đcfn có trên 4 thuốc,
đơn có từ 5 thuốc trở lên chiếm 20,41% [27]. Tại các phòng khám chữa bệnh tư
nhân nơi người dân đến khám chữa bệnh ngày càng đông đặc biệt là ờ các thành
phố lớn, qua điều tra cho thấy số thuốc trung bình trong một đofn là 4,38 trong đó
cao nhất là ở quận Hoàn Kiếm (5,11), thấp nhất ở huyện Từ Liêm (3,5), số lượng
thuốc dao động từ 2-9 thuốc [2]. Kết quả thanh tra, kiểm tra việc cung ứng sử
dụng thuốc trong bệnh viện vìra qua của Bộ Y tế cho biết tình trạng lạm dụng
kháng sinh, vitamin chiếm tới' 75-85%. Số lượng các thuốc kê trong đơn vẫn ở
mức cao thậm chí có đơn có tới tận 15 loại thuốc như ở thành phố Hồ Chí Minh
[28],
Trong cộng đồng, tình trạng tự điều trị, tự sử dụng thuốc đang diễn ra rất
phổ biến. Theo một nghiên cứu về các hình thức lựa chọn dịch vụ dược của
ngưòi dân ở Hà nội, thì việc mua thuốc chủ yếu qua kinh nghiệm bản thân, sự
mách bảo của bạn bè và quảng cáo chiếm tới 56,3 % trong khi đó số lần bán
thuốc không có hướng dẫn chiếm tỉ lệ cao 51,3% [26]. Một nghiên cứu gần đây
cũng cho biết 95% người bệnh tự mua thuốc tại các nhà thuốc tư không cần đơn
[3]. Tuy rằng việc tự dùng thuốc làm giảm bớt sức ép cho các dịch vụ y tế nhất là
khi các dịch này hạn chế đặc biệt là ở nơi xa xôi hẻo lánh nhưng thuốc tự dùng
có thể tương tác với các thuốc kê đơn, rượu, thực phẩm thì người dân lại không
biết hoặc ít để ý đến điều này từ đó gây ra mối nguy hại đến sức khoẻ. Ngoài ra
việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đem lại cảm giác tin
tưởng rằng việc tự dùng thuốc chỉ là việc của người bệnh [25].
Việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đúng mục đích điều trị trong

cộng đồng đang là vấn đề đáng lo ngại. Theo tài liệu của Bộ Y tế Việt Nam trong
tổng số người được mời phỏng vấn ở Hà Nội thì có 79% tự mua kháng sinh
không cần đơn trong đó 55-65% dùng không đủ liều. 84% số trẻ em nghi viêm
phổi, gia đình tự mua kháng sinh về điều trị [35]. Theo ước tính, hàng năm ở
Việt Nam có tổng số 128 iriệo lượt người bị tiêu chảy cấp trong đó 71 % dùng
kháng sinh không có chỉ dẫn của bác sĩ [31].
phổi, gia đình tự mua kháng sinh về điều trị [35]. Theo ước tính, hàng năm ở
Việt Nam có tổng số 128 triệu lượt người bị tiêu chảy cấp trong đó 71 % dùng
kháng sinh không có chỉ dẫn của bác sĩ [31].
Không chỉ tự do mua kháng sinh, tình trạng sử dụng kháng sinh không đủ
liều diễn ra rất phổ biến. Khảo sát trên 1345 trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp
cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy 75 trường hợp dùng kháng sinh trong 3 ngày
hoặc ít hơn, chỉ có 2,7 % dùng đủ liều. Đặc biệt là đa số người nhận không nhận
thức được hậu quả của việc dùng kháng sinh không đủ liều chính là nguyên nhân
gây ra sự kháng thuốc của vi khuẩn [49].
Với mô hình bệnh tật của một nước nhiệt đới, bệnh nhiễm khuẩn luôn
chiếm vị trí hàng đầu, tỷ lệ kháng sinh nhập khẩu hàng năm chiếm khoảng 40%
giá trị nhập khẩu thì việc sử dụng kháng sinh một cách không hợp lý dẫn tới tình
trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc (kể cả kháng sinh có hoạt phổ rộng)
đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết [14]. Một trong nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên là sự thiếu hụt về kiến thức sử dụng thuốc hợp lý của cả người
kê đơn lẫn người bán thuốc người sử dụng [54]. Một tỷ lệ lớn các bệnh nhân tự
điều trị là một nguy cơ không thể tránh khỏi hiện tượng sử dụng thuốc không
hợp lí, lạm dụng thuốc. 80% người bệnh bỏ qua việc khám và đi thẳng đến nhà
thuốc trong khi đó việc các nhà thuốc tư chỉ chạy theo lợi nhuận sẩn sàng bán
thuốc không cần đơn đang diẽn ra rất phổ biến [55, 56].
Bên cạnh tình trạng lạm dụng, sử dụng bừa bãi kháng sinh, việc sử dụng
corticoid ở nước ta cũng đang là một vấn đề cần được quan tâm. Các nghiên cứu
về sử dụng coĩticoid đang được tiến hành ngày một nhiều hcfn đã góp phần quan
trọng trong việc xác định thực trạng sử dụng corticoid của cả bác sĩ và cộng

đồng. Khi tìm hiểu việc bán các thuốc steroid tại các nhà thuốc tư tại Hà Nội
thấy rằng 98% đều bán hoặc là prednisolon hoặc dexamethason và chỉ có duy
nhất một lần khách hàng được hỏi về đơn thuốc [10]. Tỷ lệ này thậm chí còn cao
hơn một số nghiên cứu trên thế giới, tại Braxin 65% số nhà thuốc đã bán steroid
mà không cần đơn [45]._Bên cạnh đó, còn có khoảng cách lớn giữa kiến thức và
thực tế bán loại thuốc này, 60% số người bán thuốc trả lời là không bán nhưng
thực tế 98% khách hàng đã mua được loại thuốc này [10].
Cùng với hiện tượng lạm dụng kháng sinh và corticoid, gần đây việc sử
dụng vitamin cũng đang có xu hướng gia tăng. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực
này đã cảnh báo về việc lạm dụng vitamin trong điều trị của các thầy thuốc và
lạm dụng vitamin do quan niệm sai trong cộng đồng, ở Việt Nam cho đến nay
chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng vitamin.
Theo tài liệu của nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu sử dụng vitamin trong cộng
đồng” tại 10 tỉnh thành phố, tỉ lệ người sử dụng vitamin trong tổng số người sử
dụng thuốc dao động từ 45,9% đến 74,9%, tỉ lệ đơn thuốc có vitamin là từ 55,4
đến 77,5, trung bình là 66,1% cho thấy việc kê đơn của thầy thuốc có ảnh hưởng
lớn đến nhu cầu sử dụng vitamin. Các vitamin được kê nhiều nhất là vitamin c
(46,6%), Bl(18,7%), vitamin phối hợp (17,3%)- Khảo sát tại các điểm bán lẻ cho
thấy trung bình có 50,9% khách hàng mua thuốc là mua vitamin, cao nhất là ở
thành phố Hồ Chí Minh (61,8%). Ba loại Vitamin có tỉ lệ sử dụng cao nhất là
vitamin c (38,2%), Bl(16,9%), vitamin kết hợp (15,3%) [11].
Một nghiên cứu khác ở Hà Nội cho thấy có tới 61,7% số người tự mua
vitamin. Mặc dù vitamin là một loại thuốc được bán không cần đcín nhưng trong
đó lại có đến 80,5% nguời mua vitamin do tự chẩn đoán mình bị thiếu hoặc cho
rằng nó vô hại, chỉ có 19,5% hỏi ý kiến dược sĩ bán thuốc khi mua [12].
Song song với việc lạm dụng thuốc ở cả người dân, các nhân viên y tế nói
chung, một vấn đề khác đang gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội là tình
trạng bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc ngoại, biệt dược đắt tiền.
Theo nghiên cứu tại các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Hữu Nghị, bệnh
viện quân y 108 tỷ lệ thuốc ngoại chiếm 60,4% các loại thuốc thường dùng trong

bệnh viện [21]. Tỉ lệ thuốc Việt Nam dùng trong bệnh viện chỉ đạt từ 20 đến
25% về số lượng còn lại là thuốc ngoại. Gần đây sau khi thực hiện chỉ thị 05 của
Bộ Y Tế về chấn chỉnh công tác sử dụng và cung ứng thuốc trong bệnh viện thì tỉ
lệ dùng thuốc nội đã tăng lên chiếm 44,64% thuốc ngoại chiếm 55,36% về số
lượng tuy nhiên nếu xét về giá trị thuốc nội chỉ chiếm 20% tổng giá trị tiền thuốc
của bệnh viện, 80% còn lại là thuốc ngoại [28^.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thuốc Việt Nam dùng trong bệnh
viện đại đa số là các thuốc thông thường rẻ tiền với các dạng bào chế đơn giản
(chiếm trên 90%), không đáp ứng được mô hình bệnh tật hiện nay. Hơn nữa,
thuốc sản xuất trong nước còn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu chiếm hơn 90%, chỉ một số ít nguyên liệu kháng sinh như Ampicillin,
Amoxcillin và một số thảo dược là sản xuất được. Thuốc nước ngoài vẫn đang
đóng vai trò quan trọng với số hoạt chất chiếm gần 70% tổng số lượng hoạt chất
đang hm hành tại Việt Nam [6, 28].
Tóm lại việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, hiệu quả đang là vấn đề được
xã hội hết sức quan tâm. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được
tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới, cụ thể từ năm 1986 đến năm 1995 đã có hơn
8000 công trình được công bố tại Anh đề cập đến vấn đề sử dụng thuốc, phần lớn
những công trình này được thực hiện ở các nước đang phát triển và đã đưa ra kết
luận 40%-60% người bệnh được sử dụng thuốc hoặc kê đơn không đúng [53].
ở Việt Nam những công trình nghiên cứu tương tự như vậy cũng đã được
tiến hành và đưa ra được những số liệu về thực trạng sử dụng thuốc của người
dân trong cộng đồng và cả trong các nhân viên y tế giúp cho các cơ quan quản lí
nhận biết được tình hình, kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp.
Tuy nhiên hầu hết những công trình nghiên cứu đã công bố này đều được
thực hiện dưófi dạng một nghiên cứu mang tính chất định lượng đưa ra kết quả là
những thông tin mang tính thống kê về mặt số học ví dụ như tỷ lệ phần trăm
người tự điều trị, % người mua thuốc kháng sinh không có đơn trong khi đó
những nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích các lí do nguyên nhân về mặt nhận
thức, thói quen, tâm lí đã đến tình trạng này thì chưa nhiều.

Thực ra về mặt này, các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng cũng đã đưa ra được một số lời giải thích bên cạnh các số liệu
chứng minh nhưng chưa thật cụ thể bởi đặc thù của phưcíng pháp nghiên cứu này
là nhằm đo lường kích thước, độ lón, sự phân bố của biến số nghiên cứu với các
câu hỏi bao nhiêu, bằng cách nào có tính cứng nhắc. Trong khi đó phương pháp
nghiên cứu định tính thường sử dụng các câu hỏi cái gì, tại sao, như thế nào
mang tính mềm dẻo, linh hoạt hơn giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bản chất,
nguyên nhân cũng như các yếu tố ảnh hưởng của vấn đề.
Vì lí do đó trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính nhằm tìm hiểu về những hành vi trong việc sử dụng thuốc trong
cộng đồng cũng như một số yếu tố ảnh hưởng, cấu thành nên hành vi đó.
3. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative studies)
3.1. Định nghĩa - một vài khái niệm cơ bản
- Nghiên cứu định tính là một nghiên cứu mô tả, phân tích bản chất của vấn
đề. Thông thường nó hay trả lòi các câu hỏi cái gì tại sao (nguyên nhân) gây nên
vấn dề đó? Bản chất của vấn đề đó là gì? Quá trình hình thành vấn đề đó ra sao?
Làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?
- Nghiên cứu định tính còn có một tên khác nữa là nghiên cứu về chất.
- Nghiên cứu định tính thường được sử dụng để mô tả kĩ lưỡng những quá
trình diễn biến của hiện tượng, sự vật, mô tả lòng tin và kiến thức liên quan đến
sức khoẻ cộng đồng cũng như của các cán bộ y tế. Nghiên cứu này cũng rất phù
hợp cho việc thăm dò các lí do của tập quán ứng xử và ý kiến của những người
được nghiên cứu về một vấn đề nhất định.
- Nghiên cứu về chất thường được chia làm 4 loại chính dựa theo mục đích
nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thăm dò (Exploratory)
Nhằm mục đích tìm hiểu sơ bộ về hiện tượng sự việc cần nghiên cứu hay
xác định biến số (hay lí do chính) để đưa ra giả thiết trong nghiên cứu chính sau
này.
+ Nghiên cứu giải thích (Explanatory)

Chủ yếu là để giải thích các nguyên nhân gây ra hiện tượng sự vật cần
nghiên cứu, quá trình tác động của các nguyên nhân, mối quan hệ qua lại giữa
các nguyên nhân và kết quả.
+ Nghiên cứu mô tả (Deseriptive)
Nhằm mô tả hiện tượng sự vật, quá trình hình thành, tiến triển, mô tả lòng
tin thái độ thực hành của con người đối với một sự vật hiện tượng nào đó.
+ Nghiên cứu dự báo
Nhằm dự đoán các kết quả sẽ xảy ra hay dự báo những hiện tượng hay các
cách ứng xử sẽ xảy ra trong tương lai do tác động nào, thay đổi một vấn đề. Ai sẽ
bị tác động nhiều nhất, theo cách nào? [15].
3.2. Một số dặc trưng của phương pháp nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu định tính được đặc trưng bằng một phương thức tiếp cận nhằm
tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hoá, hành vi của con người và của
nhóm người từ quan điểm của đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu định tính chú trọng tới việc cung cấp một hiểu biết có tính toàn
diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời
sống xã hội không chỉ được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt
chẽ với nhau mà còn được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh đựơc thực tại của
cuộc sống hàng ngày.
- Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh động và có
tính biện chứng. Cách tiếp cận này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng
không mong đợi trước mà các nhà nghiên cứu có thể chưa nhìn nhận được do
bản thân họ bị hạn chế (phạm vi một số câu hỏi hoặc phương pháp thu thập số
liệu được thiết kế sẵn từ truức). Trong nghiên cứu định tính có thể có một số lựa
chọn ban đầu về vấn đề câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin
nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất
hiện trong quá trình thu thập.
- Tuy nhiên nghiên cứu định tính rất dễ bị ảnh hưởng bởi chủ quan của người
nghiên cứu đặc biệt trong giai đoạn thu thập và xử lí số liệu. Nó đòi hỏi những kĩ
thuật thu thập số liệu riêng và việc xử lí số liệu cũng khác nghiên cứu định

lượng. Trong nghiên cứu định tính nhiều khi người ta thưòng trích một câu nói
của một người hay một vài chữ nói lên bản chất của vấn đề tại cộng đồng. Lời
nói đó nếu đúng sự thật còn mạnh mẽ hơn nhiều so với các con, số tỷ lệ trong
nghiên cứu định lượng.
Nói chung các phương pháp thu thập thông tin khác nhau đem lại những
loại thông tin khác nhau. Do đó trước khi chọn dùng phương pháp nào phải
quyết định xem thông tin nào cần thiết nhất và hữu ích trong hoàn cảnh đã xác
định và từ đó sử dụng nhCrng phương pháp phù hợp nhất để thu thập thông tin đó.
Các phương pháp nghiên cứu định tính hay nghiên cứu định lượng sử dụng
trong khi tiến hành có thể bổ sung và khi phù hợp thì nên kết hợp hai cách này
sao cho có thể tăng cường được điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của mối
phương pháp. Ví dụ nghiên cứu định tính có hể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng
bằng cách xác định chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra. Nghiên cứu định
lượng hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách kết quả hoá các phát hiện ra
một mẫu lớn hơn hay bằng cách nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu, định
tính.
Tóm lại không có qui định chặt chẽ cho việc quyết định sử dụng loại hình
phương pháp nghiên cứu nào.Tuy nhiên riêng với phương pháp nghiên cứu đinh
tính thì nó thường được sử dụng trong việc:
- Thăm dò tính khả thi, chấp nhận và sự phù hợp của những chuơng trình y tế
mới tiềm tàng.
- Phát triển những hoạt động về thông tin giáo dục và truyền thông và tài liệu
phù hợp.
- Nhận biết những tồn tại trong những can thiệp đang triển khai và đưa ra những
giải pháp thích hợp với những tồn tại đó.
- Hoàn chỉnh những thông tin thu được trong các giám sát thường xuyên và các
nghiên cứu đánh giá bằng cách giải thích những kết quả thu được từ nghiên cứu
định lượng.
- Thiết kế các công cụ điều trạ chính xác hơn bằng cách nhận biết những chủ đề
thích hợp nhất cho nghiên cứu điều tra và bằng cách xác định những câu hỏi

thích hợp và cách diễn đạt chúng cho phù hợp [16].
3.3. Một sô vấn đề trong thiết kế, chọn mẫu, thu thập và xử lí số liệu
3.3.1. Thiết kê nghiên cứu
Hình 1. Quá trình biện chứng trong nghiên cứu định tính
Theo sơ đồ trên, cách thức thiết kế trong phương pháp nghiên cứu định tính
mang tính biện chứng và khá linh hoạt. Điều này đối lập với một thiết kế thử
nghiệm có tính cứng nhắc trong đó toàn bộ tiến trình nghiên cứu phải được nêu
rõ trước khi bắt đầu thu thập thông tin và tuân thủ theo đúng qui trình không
được phép thay đổi này (Hình 2)
Hình 2. Cấu trúc logic của quá trình nghiên cứu định tính
3.2.2. Vấn đề chọn mẫu trong nghiên cứu định tính
Tương tự như các phương pháp nghiên cứu khác, có hai loại chọn mẫu
trong nghiên cứu định tính là chọn mẫu xác suất và chọn mẫu không xác suất.
• Phương pháp chọn mẫu xác suất
Phương pháp này làm tăng thêm tính giá trị của kết quả tìm được và nên
dùng khi điều kiện cho phép. Tuy nhiên cách chọn này khá tốn kém và đôi lúc
không thể thực hiện được một cách chặt chẽ trêm,tìl5^Mẫ'1SQ môt SỂ
chọn mẫu không xác suất khác được sử dụng với mục đích nghiên cứu làm cho
kết quả nghiên cứu có tính đại diện về mặt lí thuyết cho quần thể nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu chọn địa điểm nghiên cứu hay đối tượng cung cấp thông tin
mà có tính đại diện cho một số đặc điểm mà có thể có ý nghĩa đối với chủ đề
nghiên cứu (ví dụ: đặc điểm địa lí, nhóm dân tộc, trình độ giáo dục, tuổi )-
Trong tình huống đó một số lượng nhỏ địa điểm nghiên cứu hoặc đối tượng
nghiên cứu mà được chọn một cách đặc biệt có thể đem lại một lượng thông tin
xác thực và có tính đại diện.
• Một số đặc điểm chung chủ yếu của cách chọn mẫu không xác suất
- Thiết kế mẫu linh hoạt và thường phát triển và luôn biến dổi trong quá
trình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu sẽ có một vài ý tưởng chung khi bắt đầu
nghiên cứu như nhóm ngirời nào sẽ được chọn phỏng vấn và bắt đầu từ đâu
nhưng điều đó không có nghĩa là bị giới hạn vào một chiến lược chọn mẫu cứng

nhắc và được định sẩn.
- Các đơn vị mẫu (tức cá nhân hay hộ gia đình) thường được chọn hàng loạt.
Thông thường những gì mà ta thu được nhóm người cung cấp thông tin sẽ giúp
xác định các nhóm đối tượng cung cấp thông tin hữu ích khác.
- Việc chọn mẫu còn bao gồm cả việc tìm kiếm các trường hợp đối lập với
mục đích làm tăng ý nghĩa cho kết quả nghiên cứu.
Mặc dù có một số đặc điểm chung cần phải chú ý khi tiến hành chọn mẫu
khồng xác suất nhưng thực tế không có bất kì một luật định chặt chẽ nào qui
định về cỡ mẫu không xác suất trong nghiên cứu định tính. Cỡ mẫu nghiên cứu
phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần phải trả lời
những thông tin nào là cần thiết, những thông tin nào có độ tin cậy và những gì
có thể làm được với thời gian và nguồn lực sẩn có. Ví dụ với một thời gian nhất
định và nguồn lực hạn chế, nghiên cứu viên có thể chọn tìm hiểu một số chủ đề
nhất định trong một số lớn các trường hợp (nhằm thu độ rộng) hay tìm hiểu
nhiều chủ đề nghiên cứu khác nhau trên một số nhỏ các trường hợp (nhằm thu
được độ sâu)
Trong chọn mẫu không xác suất thì việc chọn các đối tượng cung cấp thông
tin thường tiếp tục cho đến khi đạt mức độ bão hoà. Có nghĩa là đến một lúc nào
đó khi mà có vẻ thông tin thu được không còn gì mới nữa (và tất cả sự khác biệt
tiềm tàng đều đã đươc tìm hiểu kĩ càng) lúc đó có thể dừng việc chọn thêm đối
tượng vào mẫu nghiên cứu. Nhà nghiên cứu quyết định một cách chung nhất về
loại đối tượng nào nên phỏng vấn (dựa theo các tiêu chuẩn đã được định trước
hoặc mới nảy sinh) và sau đó tiếp tục phỏng vấn những đối tượng thuộc loại này
cho đến khi không còn thông tin gì mới được thu thập thêm.
Mặc dù không có một công thức nào định trước cho việc chọn mẫu nhưng
không có nghĩa là việc chọn mẫu không có hệ thống. Tất cả các quyết định liên
quan đến chiến lược chọn mẫu và cỡ mẫu cần được lí giải rõ ràng [16].
3.2.3. Các kĩ thuật thu thập sô liệu thường dùng trong nghiên cứu định tính
Có khá nhiều kĩ thuật thu thập số liệu hay được dùng trong nghiên cứu
định tính như:

- Phỏng vấn sâu
- Quan sát trực tiếp hay gián tiếp
- Thảo luận nhóm / phỏng vấn nhóm
- Vẽ bản đồ, phân lớp,
- Video, films
- Lịch sử cuộc sống
- Nghiên cứu trường hợp
- Phân tích số liệu
Nhưng trên thực tế người ta thường dùng 3 kĩ thuật chính là
+ Quan sát
+ Thảo luận nhóm
+ Phỏng vấn sâu cá nhân: là một loại thảo luận chi tiết, mặt đối mặt với một
nguời lựa chọn đại diện cho một bộ phận của cộng đồng. Khái niệm “đại diện”
sẽ dẫn đến quyết định là ai sẽ được phỏng vấQ.Phỏng vấn sâu thường không theo
qui định và ít rằng buộc hơn so vốd phỏng vấn được thực hiện trong các cuộc
điều tra. Tuy nhiên những câu hỏi được thiết kế sơ bộ hay liệt kê những điểm
chính cần thảo luận sẽ rất có ích cho cuộc phỏng vấn. Nó đảm bảo không bỏ sót
vấn đề ta cần phỏng vấn mà cuộc phỏng vấn vẫn diễn ra một cách thoải mái.
3.2.4. Phân tích và xử lí số liệu
Mặc dù các thủ tục và kết quả của nghiên cứu về chất có khác với nghiên
cứu định lượng nhưng việc phân tích số liệu không quá khác biệt.Trong cả hai
loại nghiên cứu, nghiên cứu viên cần :
- Mô tả quần thể nghiên cứu: ai, bao nhiêu người, ở đâu. Nếu số lượng cho
phép có thể dùng bảng tần số để mô tả các cá thể nghiên cứu theo thời gian, nghề
nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân. Việc mô tả này sẽ giúp ích cho người đọc
báo cáo biết về các yếu tố của cá thể thông tin.
- Mã hoá số liệu: bởi các thông tin thu được đều ở dưới dạng ghi chép ban đầu
hoặc nằm trong các băng ghi âm. Thông tin tản mát và vẫn ở dạng thô nên việc
mã hoá lại là rất cần thiết.
- Phân tích số liệu đưa ra các bảng biểu kết quả nghiên cứu ở dưới dạng dễ

phân giải (giải thích) giúp cho nhà nghiên cứu có thể phân tích số liệu, thấy rõ
được mối liên quan giữa các thông tin, các biến số nghiên cứu một cách thuận lợi
- Nhận định kết quả: quá trình này là một chuỗi bao gồm [15]
Tập hợp các sự kiện
_
► phân tích
__
► tổng hợp
__
► Khái quát lại thành
bản chất các vấn đề
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu
Các bà mẹ trong hộ gia đình (đây là ngưòi đóng vai trò chính trong việc
chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình)
1.1. Chiến lược chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất (chọn mẫu có mục đích).
Trong đó kĩ thuật trái bóng tuyết cũng được sử dụng khi nghiên cứu viên yêu cầu
người được phỏng vấn giới thiệu bạn bè hay người quen của họ. Kết quả, địa
điểm nghiên cứu bao gồm
- Quận Đống Đa : phường Láng Hạ, phường Thịnh Quang
- QuậnThanh Xuân: phường Nhân Chính
1.2 Một sô đặc điểm về mẫu nghiên cứu
• Tổng số có 30 người với độ tuổi từ 25 - 55 tham gia vào cuộc nghiên
cứu
• Phân loại tuổi của đối tượng nghiên cứu
Độ tuổi
Sô lượng (n = 30)
Tỷ lệ(% )

2 5 -3 5 9
30
3 6 -4 6 9
30
47-55
12
40
Phân loại nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Số lượng (n=30)
Tỷ lệ(% )
Buôn bán nhỏ và dịch vụ
18
60
Nội trợ
6
20
Cán bộ công nhân viên chức
6
20

×