Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

luận văn thạc sĩ PHÁP LUẬT về THANH TRA xây DỰNG từ THỰC TIỄN QUẬN hà ĐÔNG, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.77 KB, 84 trang )


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA XÂY DỰNG
TỪ THỰC TIỄN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Luật Hành Chính
Mã số : 60 38 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn Khoa học : TS. Bùi Thị Đào
Hà Nội năm 2014
1

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
Tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các
kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Ngọc Linh
2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn,
giúp đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của TS. Bùi Thị Đào – Trường
Đại Học Luật Hà Nội.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn tới tập
thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật, tập thể thầy, cô giáo Học viện Khoa học xã hội
đã dày công giúp đỡ, giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt
khoá học và thời gian nghiên cứu luận văn.
Trân trọng cảm ơn.
MỤC LỤC
3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài.
7. Kết cấu luận văn.
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA XÂY DỰNG VÀ
PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA XÂY DỰNG
1.1. Thanh tra xây dựng
1.1.1. Khái niệm Thanh tra
1.1.2 Khái niệm Thanh tra xây dựng.
1.2. Pháp luật về Thanh tra xây dựng.
1.2.1. Khái niệm Pháp luật về Thanh tra xây dựng.
1.2.2. Nội dung của Pháp luật về Thanh tra xây dựng
1.2.3. Đặc điểm của Pháp luật về Thanh tra xây dựng
1.2.4. Vai trò của Pháp luật về Thanh tra xây dựng.
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THANH TRA XÂY DỰNG Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNG PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về địa bàn Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.2. Thực trạng Pháp luật về Thanh tra xây dựng ở quận Hà Đông
2.2.1. Pháp luật về Tổ chức, bộ máy của Cơ quan Thanh tra xây dựng.
2.2.1.1.Tổ chức, bộ máy của Đội Thanh tra xây dựng quận Hà
Đông.

4

2.2.1.2. Tổ chức, bộ máy của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội.
2.2.2. Pháp luật về Hoạt động thanh tra xây dựng.
2.2.3. Thanh tra viên và Cộng tác viên thanh tra xây dựng
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra xây dựng.
2.2.5. Nhiệm vụ của các cơ quan trong phối hợp thực hiện pháp luật về
thanh tra xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông.
2.3. Thực hiện pháp luật về Thanh tra xây dựng ở Quận Hà Đông
2.4. Đánh giá chung về pháp luật về Thanh tra xây dựng ở quận Hà Đông.
2.4.1 Những ưu điểm và nguyên nhân.
2.4.1.1. Những ưu điểm
2.4.1.2. Nguyên nhân
2.4.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế, bất cập.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA
XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
3.1. Mục tiêu, yêu cầu đối với hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng.
3.1.1. Mục tiêu của hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng.
3.1.2. Yêu cầu đối với hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng.
3.2.1. Xây dựng, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra xây
dựng các cấp.
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật về thanh tra
xây dựng.
3.2.3. Tăng cường nguồn nhân lực và trang thiết bị đảm bảo thực thi công
vụ cho đội ngũ Thanh tra viên và cán bộ, công chức cơ quan thanh tra chuyên
ngành xây dựng.


Kết luận.
5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
6

1, UBND : Ủy ban nhân dân.
2, HĐND : Hội đồng nhân dân.
3, XHCN : Xã hội chủ nghĩa
4, VPHC : Vi phạm hành chính
5, VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật.

MỞ ĐẦU
I. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi.
7

Cùng với sự phát triển của đất nước, quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa với tốc độ ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt nam nói riêng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
của mỗi quốc gia. Sự ra đời của các khu đô thị kéo theo sự phát triển dân số trong
thời gian qua đã và đang có chiều hướng tăng nhanh. Tốc độ xây dựng có sự
chuyển biến nhanh chóng tạo ra nhiều khu đô thị cũng như các tuyến đường trọng
điểm đã và đang được xây dựng để tạo dựng nên một môi trường ảnh quan văn
minh, hiện đại phù hợp với xu thế mới hiện nay.
Ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam đã và đang là ngành kinh tế mũi
nhọn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Việt Nam nói
chung và quận Hà Đông nói riêng. Sự thay đổi này góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho toàn xã hội.

Bên cạnh những cố gắng, kết quả đạt được, thời gian gần đây tình hình vi
phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng một phần do ý thức
của người dân còn yếu, quy hoạch chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật chồng chéo, thiếu
tính khả thi chưa đáp ứng là một công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước trong lĩnh vực
quản lý trật tự xây dựng. Nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng, trong đó có không ít
trường hợp các chủ đầu tư coi thường kỷ cương, pháp luật, cố tình vi phạm. Nhiều
công trình sai phạm đều có nguyên nhân từ sự buông lỏng quản lý khiến dư luận rất
bức xúc. Nhiều công trình xây dựng sai phép diễn ra ngay tại các quận trung tâm như:
Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình… Điển hình như công
trình xây dựng có nhiều sai phạm tại số 55A, 55B, 53D phố Bà Triệu, phường Hàng
Bài (Hoàn Kiếm); hàng chục công trình xây dựng sai phép tại phố Bùi Thị Xuân, Triệu
Việt Vương, Mai Hắc Đế, Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng); công trình xây dựng
không phép của Tòa nhà chung cư N04B1 cao 17 tầng do Công ty cổ phần phát
triển và đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư xây dựng tại phường Dịch Vọng, quận Cầu
giấy; Công trình của Học viện Phật giáo tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn) Tại nhiều
huyện ngoại thành, hàng trăm công trình, nhà ở xây dựng không phép trên đất nông
nghiệp. Ngoài ra, nhiều vụ tham nhũng lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, gây
8

thit hi nghiờm trng v ti sn ca nh nc cng nh lm gim uy tớn trong mi
quan h gia cỏc quc gia trong hot ng hp tỏc hu ngh gia cỏc nc. in
hỡnh nh v ỏn tham nhng ti nghnh ng st Vit nam hi thỏng 3/2014 va
qua.
Ngoi ra cụng tỏc cp phộp xõy dng vn cũn nhiu th tc rm r gõy
khú khn cho ngi dõn khi tham gia th tc hnh chớnh. Hot ng qun lý sau
cp phộp xõy dng nhiu khi cũn buụng lng, cha kp thi dn n tỡnh trng xõy
dng sai phộp, khụng phộp, trỏi phộp din ra ht sc phc tp gõy nh hng n
m quan, mụi trng xung quanh, gõy nh hng v thit hi v ngi v ti sn
cng nh coi thng phỏp lut, lm gim hiu qu ca vic thc thi phỏp
lut Qua thi gian cụng tỏc ti c quan chuyờn mụn trờn a bn qun H ụng

v qua nghiờn cu cỏc vn lý lun liờn quan n thc tin em ó chn ti
Phỏp lut v thanh tra xõy dng t thc tin qun H ụng, Thnh ph H
Ni lm ni dung nghiờn cu, bi vỡ Quận Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà
Nội. Hà Đông là nơi đặt trụ sở của một số cơ quan hành chính cấp Thành Phố của
thủ đô Hà Nội. Đây là một vùng đất giàu truyền thồng văn hóa với các làng nghề
nổi tiếng khắp gần xa. õy l mt qun mi c thnh lp theo s điều chỉnh địa
giới hành chính ti nghị định số 23/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì Hà Đông có
tổng số phờng là 17 phờng. Với sự u ái về địa thế hành chính đã tạo cho Hà Đông
có sự phát triển nhanh và mạnh về mọi tiềm lực nh Kinh tế - Văn hóa - Xã Hội và
hiện nay Hà Đông là một trong những địa phơng có tốc độ phát triển nhanh nhất
của Thành Phố Hà Nội. Hàng loạt các dự án khu đô thị đợc phê duyệt nh Khu đô
thị Văn Quán - Yên Phúc. Khu đô thị Vn Phỳ, Khu đô thị Văn Khê cùng
nhiều các tuyến đờng đợc mở rộng giao với các trục đờng chính lớn khác giúp cho
các phơng tiện đi lại đợc thuận tiện nh trục đờng T Hu, trục đờng Lê Trọng Tn,
trục đờng 21B, kết hợp với một số các trờng đại học lớn đợc mở nh trờng Đại
học Thành Tây, trờng Đại học Đại Nam đã giúp cho Hà Đông trở thành một trong
những quận có sự đô thị hóa lớn nhất trong cả nớc với mật độ xây dựng cao nhất.
Tổng số công trình xây dựng mới phát sinh trên toàn địa bàn quận trong 3 nm
va qua cho thy rằng đây là một quận có tốc độ xây dựng cao nhất trên toàn
Thành phố Hà Nội. Cựng vi s phỏt trin trờn thỡ mt trỏi ca nn kinh t th
9

trường đã tác động không nhỏ đến một số mặt trên lĩnh vực của đời sống xã hội
như: Sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự bất cập, thiếu đồng bộ trong hệ thống
các quy định của pháp luật, một số các quy định chưa phù hợp với thực tiễn đã
làm ảnh hưởng đến tính đồng bộ trong việc quản lý. Ngoài ra việc Thanh tra, kiểm
tra, giám sát trong đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, yếu kém, việc chấp hành kỷ
cương pháp luật của nhà nước còn chưa nghiêm cũng như ý thức và trách nhiệm
trong công việc của mỗi cán bộ công chức còn chưa cao
Với những lý do và yêu cầu cấp bách như vậy, việc nghiên cứu đề tài

“Pháp luật về thanh tra xây dựng từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà
Nội” nhằm đánh giá tình hình thực tiễn, tìm ra các giải pháp và phương hướng
nhằm hoàn hiện pháp luật về thanh tra xây dựng ở quận Hà Đông nói riêng, thành
phố Hà Nội nói chung trong tình hình thực tế hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về pháp luật về Thanh tra.
Tuy nhiên đối với Pháp luật về thanh tra xây dựng thì vẫn là vấn đề rất mới bởi vì
hoạt động của Thanh tra xây dựng trong thời gian gần đây mới được Nhà nước
quan tâm và đánh giá là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội nói riêng và phát triển hoạt động xây dựng nói chung. Do vậy mà
các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Tuy nhiên cũng được một số
các nhà nghiên cứu đề cập, như:
Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về Thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay”
của tác giả Nguyễn Thanh Mộng, 2012. Qua luận văn này, tác giả đã làm rõ một
số vấn đề liên quan pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng hiện
nay, qua đó đưa ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng.
Giáo trình “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản thanh tra chuyên ngành
xây dựng” do Trường Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị ban hành năm
2009. Giáo trình trên bao gồm 10 chuyên đề. Mỗi chuyên đề đã cung cấp những
kiến thức cơ bản nhất về quá trình thanh tra trong các lĩnh vực cụ thể như: Đầu tư
xây dựng công trình, Công tác quy hoạch xây dựng, quản lý và sử dụng công trình
10

hạ tầng kỹ thuật đô thị, lĩnh vực vật liệu xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động
sản và quản lý nhà ở giúp người đọc nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt
động thanh tra xây dựng.
Luận văn Thạc sỹ luật học '' Cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực quản lý
trật tự xây dựng đô thị ''của tác giả Ninh Đức Tước – Học viện khoa học xã hội Việt
Nam, 2014. Qua luận văn này tác giả đã nêu ra một số đánh giá mới liên quan đến
thủ tục cưỡng chế trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng và đề ra các giải pháp

thiết thực trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân tích lý giải nhiều
vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành xây dựng. Tuy nhiên,
các công trình đó chưa đề cập sâu và cụ thể đến những quy định của pháp luật về
pháp luật về thanh tra xây dựng hiện nay. Do vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả
của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng ở nước ta hiện nay để từ
đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng, góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.
Qua tìm hiểu, rà soát thì việc nghiên cứu đề tài Pháp luật về thanh tra xây
dựng từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội cho thấy, chưa có công trình
nghiên cứu nào. Từ thực tế công tác của bản thân thấy được sự cần thiết của việc
nghiên cứu này, nhằm góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp puật về thanh
tra xây dựng ở Thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn quận Hà Đông nói riêng.
Nhằm xây dựng quận Hà Đông văn minh, hiện đại.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Là làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp luật về Thanh tra xây
dựng nói chung và ở quận Hà Đông nói riêng. Từ đó đánh giá thực trạng pháp luật
về Thanh tra xây dựng ở quận Hà Đông trong thời gian qua, qua đó nêu ra những
kết quả đã đạt được và hạn chế những nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó, đưa
ra những đề xuất khoa học cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật về
11

Thanh tra xây dựng trong thời gian tới. Đồng thời phân tích thực trạng pháp luật
về Thanh tra xây dựng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Thanh tra
xây dựng ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận pháp luật về Thanh tra xây dựng;
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân quá trình thực hiện pháp

luật về Thanh tra xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội từ năm
2010 đến nay;
- Đề xuất một số các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về
Thanh tra xây dựng tại quận Hà Đông trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của
hoạt động Thanh tra xây dựng.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn ở quận
và các phường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian là 4 năm, được giới hạn từ năm 2010
đến năm 2013.
+ Về nội dung, do pháp luật về Thanh tra xây dựng có nội dung rộng như:
thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên nghành trong phạm vi
quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng gồm: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây
dựng, về hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp; khu kinh tế; khu công nghệ
cao; phát triển đô thị, nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản, vật liệu xây
dựng, an toàn kỹ thuật xây dựng, về bảo vệ môi trường Trong giới hạn của luận
văn, xuất phát từ thực tế đề tài này đề cập đến một số vấn đề chính là thực hiện
pháp luật về thanh tra xây dựng trong hoạt động trật tự xây dựng trên địa bàn quận
Hà Đông.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là các nguyên tắc của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
12

Minh đồng thời có tham khảo và kế thừa có chon lọc một số thành tựu của khoa học
quản lý, khoa học chính trị, pháp luật, kinh tế
+ Phương pháp nghiên cứu được học viên sử dụng trong luận văn là phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài.

+ Về lý luận: Đề tài làm rõ hơn những vấn đề lý luận về pháp luật về
Thanh tra xây dựng, về nội dung của pháp luật về Thanh tra xây dựng và về tổ
chức hoạt động động của ngành Thanh tra xây dựng trong thời điểm hiện nay
+ Về thực tiễn: Qua vấn đề thực tiễn của đề tài có thể vận dụng cho các
quận huyện khác nhằm nâng cao công tác thực hiện pháp luật về Thanh tra xây
dựng của các địa phương. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
cũng như từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thanh tra xây dựng.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 03 chương:
+ Chương 1: Một số vấn đề chung về Thanh tra xây dựng và pháp luật về
Thanh tra xây dựng.
+ Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về Thanh tra xây
dựng ở quận Hà Đông.
+ Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Thanh tra xây dựng ở
nước ta hiện nay.
13

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA XÂY DỰNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA XÂY DỰNG
1.1.Thanh tra xây dựng.
1.1.1. Khái niệm Thanh tra.
Thanh tra là một khâu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hoạt
động thanh tra nhằm kiểm soát hữu hiệu việc thực thi quyền lực nhà nước trong
lĩnh vực hành pháp. Từ yêu cầu cần phải có hoạt động thanh tra dẫn đến hình
thành các tổ chức thanh tra là một nhu cầu tất yếu của quá trình quản lý nhà nước.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Thanh niên (2012) “Thanh tra:
là kiểm soát, xem xét tại chỗ ” [10, tr84].
Theo một số cách hiểu khác thì Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối

tượng đã và đang thực hiện quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định.
Ngoài ra Thanh tra còn được hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường
xuyên, định kỳ nhằm rút ra nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ
quan nhà nước khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu diểm góp phần
nâng cao hiệu quản lý nhà nước. Thanh tra thường gắn với hoạt động nhất định
của một chủ thể nhất định như người làm nhiệm vụ thanh tra, đoàn thanh tra. và
chủ thể này có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định được quy định trong luật.
Hoạt động thanh tra do cơ quan nhà nước thực hiện được tiến hành bới các
cơ quan chuyên trách. Cơ quan thanh tra tiến hành xem xét, đánh giá sự việc một
cách khách quan, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế
hoạch của nhà nước, tổ chức và cá nhân. Chính vì vậy để bảo đảm công minh
trong hoạt động thanh tra thì chủ thể tham gia hoạt động thanh tra cũng phải tuân
thủ pháp luật từ việc xem xét thẩm quyền, việc ra quyết định, đối tượng tham gia
hoạt động thanh tra, cũng như việc chịu trách nhiệm độc lập trước quyết định
thanh tra của mình. Có quyền bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo cấp có thẩm
quyền.
14

Hoạt động thanh tra thường xuyên diễn ra ngay trong quá trình tổ chức,
thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như thực hiện đường lối, chính sách pháp
luật. Mặt khác, hoạt động của thanh tra nhà nước cũng thực hiện ở lĩnh vực
chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý, đánh giá việc thực hiện đúng sai
của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách
pháp luật của nhà nước, thực hiện kế hoạch của đơn vị; phân tích và đánh giá
đúng thực chất tổ chức, bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện
nhiệm vụ quản lý; xét giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; tham mưu
cho lãnh đạo cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ

quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố
tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm
vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Thông qua các văn
bản pháp luật về tổ chức, bộ máy hành chính mà cơ quan thanh tra xác định được
đối tượng và nội dung thanh tra. Vì vậy, các văn bản pháp luật về thanh tra khi
quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; đối tượng, nội dung thanh
tra phải phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý của các cơ quan quản
lý nhà nước cùng cấp. Cho nên đối tượng, nội dung thanh tra rộng hay hẹp phụ
thuộc vào nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà
nước.
Từ những phân tích trên cho thấy: Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem
xét việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ được giao của các
cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có thẩm quyền
thực hiện nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
15

1.1.2. Khái niệm Thanh tra xây dựng.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Thanh niên (2012) “Xây dựng:
làm nên một công trình kiến trúc” [10, tr84].
Theo một số cách hiểu thông thường khác thì xây dựng là việc xây, tạo
dựng nên cơ sở hạ tầng.
Trong lĩnh vực xây dựng có thể hiểu khái niệm: Thanh tra xây dựng là
hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan và cá nhân thanh tra xây
dựng có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên nghành về xây dựng được tổ chức

và hoạt động theo quy định của Chính phủ. Có một bộ máy chuyên trách đảm
nhiệm các công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng, được thành lập và đi vào
hoạt động trên cơ sở hệ thống các quy định của pháp luật.
Thanh tra xây dựng là hoạt động mang tính chuyên trách để tiến hành hoạt
động kiểm tra, xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà
nước về lĩnh vực xây dựng gồm: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng, về hạ
tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp; khu kinh tế; khu công nghệ cao; phát triển
đô thị, nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, an toàn kỹ
thuật xây dựng, về bảo vệ môi trường
Hoạt động thanh tra xây dựng luôn luôn gắn liền với hoạt động của cơ quan
quản lý nhà nước và là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Đối tượng của thanh tra nghành xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và của Sở Xây dựng theo ủy quyền
hoặc phân cấp của UBND cấp Tỉnh; Là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt nam và
nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có
nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng.
16

Hoạt động Thanh tra xây dựng được tiến hành theo trình tự, thủ tục, dưới
hình thức do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp
luật để kiến nghị với nhà nước các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực,
góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi
ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
1.2. Pháp luật về thanh tra xây dựng
1.2.1. Khái niệm Pháp luật về thanh tra xây dựng
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục
tiêu, định hướng cụ thể.

Pháp luật về thanh tra xây dựng được ban hành nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng.
pháp luật về thanh tra xây dựng hiện nay được thể hiện ở rất nhiều các văn bản
luật như Luật Xây dựng, Luật Thanh tra, Luật Nhà ở, Luật Đăng ký bất động
sản… . Văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, Quyết định, nhưng dù dưới
hình thức văn bản nào thì pháp luật về thanh tra xây dựng chứa đựng các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt
động thanh tra xây dựng của cơ quan thanh tra có thẩm quyền. Từ đó có thể
hiểu:
Pháp luật về thanh tra xây dựng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thanh tra xây dựng quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
quản lý, tổ chức thanh tra xây dựng; nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên
xây dựng, trình tự, thủ tục trong quá trình thanh tra xây dựng nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân, gúp phần đảm bảo trật
tự xây dựng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
17

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản
chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành về thực hiện
pháp luật về thanh tra xây dựng. Cụ thể như:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 do Quốc Hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2003.
- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 do Quốc Hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2010.
- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ về cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên nghành và hoạt động thanh tra
chuyên nghành.
- Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về tổ chức và

hoạt động của Thanh tra xây dựng.
- Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng.
- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi
phạm trật tự xây dựng đô thị.
- Thông tư số 04/2007/TTLN-BXD-TTCP ngày 07/07/2007 của Bộ Xây
dựng và Bộ Công an về hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt
động xây dựng.
- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về Quy
định xử phạt vi pham hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động
sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng
kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy
phép xây dựng.
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.
18

- Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND thành phố
Hà Nội về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở xây dựng Thành
phố Hà Nội.
- Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/2/2014 của UBND thành phố
Hà Nội về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây
dựng và uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, còn có các VBQPPL khác cũng có các điều khoản liên quan đến
thanh tra xây dựng như Luật Đất Đai, Luật Nhà ở Tuy nhiên, việc đánh giá
thực trạng công tác xây dựng pháp luật về thanh tra xây dựng chỉ trọng tâm vào

những VBQPPL trực tiếp điều chỉnh về nội dung của hoạt động thanh tra xây
dựng.
Có thể nói Pháp luật về thanh tra xây dựng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc
triển khai có hiệu quả thực việc thi pháp luật trong hoạt động xây dựng nhằm bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân, gúp phần đảm bảo
trật tự xây dựng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
1.2.2. Nội dung của pháp luật về thanh tra xây dựng
Với khái niệm như nêu trên của pháp luật về thanh tra xây dựng thì nội
dung của pháp luật về thanh tra xây dựng là các quy định của nhà nước nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân, gúp phần đảm
bảo trật tự xây dựng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Gồm các quy định liên quan đến các vấn đề sau:
+ Tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra xây dựng: Đây là một nội dung rất
quan trọng trong đó quy định rõ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của các thành viên trong cơ quan thanh tra xây dựng. Việc ban
hành các văn bản quy định rõ các vấn đề nêu trên nhằm bảo đảm cho bộ máy
thanh tra xây dựng hoạt động có hiệu quả và là một bộ phận trong bộ máy nhà
nước thực hiện chức năng thanh tra chuyên nghành do Chính phủ quy định.
19

+ Hoạt động thanh tra xây dựng: Đó là các quy định liên quan đến toàn
bộ quá trình của hoạt động thanh tra như về nội dung thanh tra, thẩm quyền ra
quyết định thanh tra, thời hạn thanh tra, trình tự, thủ tục của hoạt động thanh
tra các quy định trên nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra xây dựng đạt kết
quả tốt nhất, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà
nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân.
+ Thanh tra viên thanh tra xây dựng: Đó là các quy định của nhà nước về
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra viên trong quá trình thực thi

công vụ nhằm bảo đảm việc thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về
xây dựng đồng thời đạt hiệu quả cao trong hoạt động thanh tra. Ví dụ như tại
Điều 54 của Luật Thanh tra quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên
khi tiến hành thanh tra theo Đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn
bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp
thông tin, tài liệu đó;
- Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 53 của Luật này để bảo
đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
+ Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong hoạt động thanh
tra xây dựng: Đó là các quy định của liên quan đến trách nhiệm của từng cá
nhân có thẩm quyền như: Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Sở xây dựng, Chủ
tịch UBND các cấp Đồng thời là các quy định liên quan đến sự phối hợp của
giữa các cơ quan thanh tra ngành xây dựng với các cơ quan, tổ chức khác trong
việc quản lý nhà nước về xây dựng. Các quy định liên quan đến quyền lợi, trách
20

nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra theo quy định
của pháp luật.
Trong thực tiễn, sự phối hợp giữa các cơ quan thường rất phức tạp, có
nhiều vướng mắc, bất cập. Do đó, nếu các quy định của nhà nước rõ ràng và cụ
thể sẽ tạo ra hiệu quả cao trong công việc, đạt được mục đích của hoạt động
thanh tra. Ví dụ như tại Điều 27 Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013
của Chính phủ quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra ngành
Xây dựng và các cơ quan, tổ chức khác như trách nhiệm phối hợp giữa các cơ

quan thanh tra ngành Xây dựng, trách nhiệm của cơ quan trong ngành Xây dựng, .
Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức khác
Sự thể hiện đầy đủ quy định của pháp luật thanh tra xây dựng sẽ tạo ra
khung hành lang pháp lý cho việc xây dựng cơ chế quản lý, mô hình hoạt động
của tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.3. Đặc điểm của pháp luật về thanh tra xây dựng:
+ Pháp luật về thanh tra xây dựng được quy định trong nhiều văn bản
pháp luật của nhà nước. Nguồn của pháp luật cho hoạt động thanh tra rất phong
phú và đa dạng. Các quy định của pháp luật về thanh tra xây dựng không chỉ
thể hiện ở các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến thanh tra xây
dựng (như Luật Thanh tra, Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
thi hành luật) mà còn thể hiện ngay trong các văn bản pháp luật khác có liên
quan như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.
Nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.
+ Pháp luật về thanh tra xây dựng là tổng thể các quy phạm pháp luật
phản ánh đặc thù của thanh tra xây dựng như những quy phạm pháp luật mang
tính chất quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà
nước về thanh tra xây dựng và cơ quan thanh tra xây dựng; mối quan hệ phối
hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan với cơ quan thanh tra xây dựng trong
quá trình thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên xây dựng Ngoài
ra còn có những quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, nội dung
21

kiểm tra, thanh tra, ví dụ như các quy định về việc cấp giấy phép xây dựng, quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công
trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
+ Pháp luật về thanh tra xây dựng là những quy định của nhà nước trong
việc bảo đảm cho các hoạt động thanh tra xây dựng được thực thi trên thực tế.
Sự vi phạm các nguyên tắc, quy định pháp luật trong hoạt động thanh tra xây
dựng trong rất nhiều các trường hợp đều có nguy cơ dẫn đến hậu quả không

khắc phục được hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước,
tổ chức và công dân. Ví dụ như do không phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm pháp
luật trong xây dựng dẫn đến việc "cắt ngọn” công trình, xử lý nhà siêu mỏng,
siêu méo sẽ gây tốn kém cho nhà nước, tổ chức, công dân.
1.2.4. Vai trò của pháp luật về thanh tra xây dựng
+ Pháp luật thanh tra nói chung, pháp luật về thanh tra xây dựng nói
riêng là phương tiện thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về
công tác thanh tra. Ngay từ khi cách mạng tháng tám thành công, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ
chức và các cơ quan nhà nước trong đó có cơ quan thanh tra. Được thể hiện ở
sự ra đời của Ban Thanh tra do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (Theo sắc lệnh
số 80-SL ngày 31-12-1945). Đây là văn kiện mang tính chất pháp lý về công tác
thanh tra. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra trong thời kỳ này là nghiên cứu và giải
quyết các đơn thư khiếu nại và phản ánh của các tầng lớp nhân dân. Đánh giá
được tầm quan trọng của công tác thanh tra, cho nên qua các thời kỳ phát triển
của Việt nam. Trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ương và Bộ
Chính trị luôn dành sự quan tâm lớn cho công tác thanh tra, lần lượt đưa ra các
chủ trương lớn cho công tác thanh tra, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị,
chính sách, chế độ đối với những người làm công tác thanh tra, đặc biệt chú ý
đến cơ chế tổ chức và hoạt động thanh tra, đồng thời cũng nhấn mạnh phải kịp
thời ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác
22

tổ chức và hoạt động của thanh tra nói chung, pháp luật về thanh tra xây dựng
nói riêng.
Đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp
luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện pháp luật. Do
vậy, pháp luật về thanh tra xây dựng có vai trò quan trọng trong việc thể chế
hóa đúng đắn, kịp thời và đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về công tác
thanh tra xây dựng, làm cho nó đi vào cuộc sống góp phần đảm bảo trật tự xây

dựng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Pháp luật về thanh tra xây dựng là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng
cường tổ chức bộ máy các cơ quan thanh tra xây dựng. Việc quy định chặt chẽ
chức năng và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan thanh tra xây
dựng là mục tiêu để tổ chức bộ máy hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, do vậy để
bộ máy các cơ quan thanh tra xây dựng hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải xác
định đúng cơ chế quản lý, mô hình tổ chức hợp lý, khoa học, xác định đúng
chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra xây dựng; xác
lập các mối quan hệ đúng đắn, hợp lý giữa cơ quan thanh tra xây dựng và các
cơ quan hữu quan; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp
để tạo ra một cơ chế đồng bộ, đồng thời nâng cao được trách nhiệm của cơ quan
thanh tra xây dựng. Tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện được khi dựa
trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật về
thanh tra xây dựng.
Tương tự như vậy, pháp luật về thanh tra xây dựng có vai trò quan trọng
trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ,
công chức trong hệ thống các cơ quan thanh tra xây dựng, đặc biệt là Đội
trưởng thanh tra xây dựng; Thanh tra viên xây dựng; quy định những cơ chế
hữu hiệu nhằm phát hiện, loại trừ các hiện tượng lạm quyền, bao biện, vô trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thanh tra
xây dựng.
23

+ Pháp luật về thanh tra xây dựng là cơ sở để thiết lập cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thanh tra xây dựng. Muốn công tác
thanh tra xây dựng đạt hiệu quả cao nhất thì không thể một mình cơ quan
Thanh tra xây dựng tự thực hiện mà đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ của các
cơ quan hữu quan trong công tác thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng bởi
vì Thanh tra xây dựng là hoạt động phức tạp, hiệu quả của nó không chỉ được
quyết định bởi năng lực, sự cố gắng của cơ quan thanh tra xây dựng mà cũng

còn tuỳ thuộc vào sự tham gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan
nhà nước khác, các tổ chức xã hội và của mọi công dân. Nói cách khác, công
tác thanh tra xây dựng không chỉ là hoạt động chuyên môn thuần tuý của cơ
quan thanh tra xây dựng, mà cũng là trách nhiệm của các cấp chính quyền và
toàn xã hội. Do vậy, pháp luật về thanh tra xây dựng phải có những quy định cụ
thể, chặt chẽ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan hữu quan này
với cơ quan thanh tra xây dựng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, kế
hoạch thanh tra, ví dụ như trách nhiệm phối hợp của cơ quan công an việc trong
việc tham gia công tác đình chỉ cấm người và phương tiện vận chuyển vào công
trình vi phạm. Cơ quan cung cấp điện, nước ngừng cung cấp nước trong việc
tham gia đình chỉ các công trình vi phạm. Như vậy mới có thể đình chỉ triệt để
được hành vi vi phạm. Có thể nói pháp luật về thanh tra xây dựng chính là cơ
sở để tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong
công tác thanh tra xây dựng.
+ Pháp luật về thanh tra xây dựng là cơ sở pháp lý cho việc phát hiện,
xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng. Mọi
hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng phải được phát hiện và xử lý kịp thời
theo đúng các quy định của pháp luật, ví dụ như công trình xây dựng trên địa
bàn phải được thường xuyên kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành việc
xây dựng; các vi phạm về trật tự xây dựng phải được lập hồ sơ vi phạm và xử lý
kịp thời, triệt để, đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch theo quy định của pháp
luật. Qua đó cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật trong trong công tác quản
24

lý trật tự xây dựng nhằm góp phần tăng cường và bảo đảm pháp chế trong lĩnh
vực thanh tra xây dựng.
+ Hệ thống pháp luật về thanh tra xây dựng góp phần tạo nên sự thống
nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nước ta. Việc xây dựng một nhà nước
lớn mạnh không chỉ dừng ở việc phát triển Văn hóa, kinh tế - xã hội mà đòi hỏi
phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ điều chỉnh đầy đủ các mối quan hệ xã

hội .Hệ thống pháp luật gồm nhiều bộ phận nhưng luôn có sự liên quan và
thống nhất với nhau. Không thể có một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng
bộ nếu như có một bộ phận nào đó kém phát triển, không đầy đủ hoặc chồng
chéo, mâu thuẫn với các bộ phận khác trong cùng hệ thống. Pháp luật về thanh
tra xây dựng là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt nam. Do vậy, việc
hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng sẽ góp phần xây dựng và củng cố hệ
thống pháp luật chung của cả nước thống nhất, đồng bộ trên mọi phương diện.
+ Pháp luật về thanh tra xây dựng là để thực hiện hoạt động thanh tra
nhằm kiểm soát hoạt động xây dựng, quản lí nhà nước về xây dựng: Đây là vai
trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra đồng thời
tạo cơ sở tiến hành thực thi các hoạt động thanh tra xây dựng theo đúng quy
định của pháp luật. Đặc biệt là tạo cơ sở cho việc thực hiện công tác kiểm tra,
phát hiện, xử lý kịp thời và ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong lĩnh vực
xây dựng tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình quản lí nhà nước về xây
dựng.
25

×