Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.71 KB, 99 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ THU HÀ



ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG SÁNG TÁC
CỦA VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU)


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Bá Đĩnh


Thái Nguyên - Năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của
tôi trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự
nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.


Tác giả luận văn






Nguyễn Thị Thu Hà


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CẢM ƠN!



Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận
tình truyền đạt những tri thức quí báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: PGS.TS.
Trịnh Bá Đĩnh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng
thời đã hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa sau đại học trƣờng Đại
học sƣ phạm Thái nguyên, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, ngƣời thân
đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
tốt
nghiệp này.


Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2014


Tác giả luận văn






Nguyễn Thị Thu Hà




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN!
MỤC LỤC i
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Cấu trúc luận văn 6
CHƢƠNG 1. ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC SAU 1986 VÀ
SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO 7
1.1 Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 7
1.2 . Sáng tác của Võ Thị Hảo 12
CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG GIÀN THIÊU 20
2.1 Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch
sử 20
2.1.1 Nhân vật văn học 20
2.1.2 Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 22
2.2 Hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu 30
2.2.1 Nhân vật lịch sử có thật 33
2.2.2 Nhân vật hƣ cấu 46
2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật lịch sử 56
2.3.1. Miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình ,đối thoại 56
2.3.2. Miêu tả nhân vật thông qua tâm lý, hành động của nhân vật 60

CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG GIÀN THIÊU 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.1 Sự thể hiện thời gian trong Giàn thiêu 65
3.1.1 Khái niệm thời gian lịch sử và thời gian nghệ thuật 65
3.1.2. Thời gian biên niên sử trong Giàn thiêu 66
3.2 Các yếu tố huyễn hoặc, hoang đƣờng trong Giàn thiêu 79
3.3 Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu 82
3.3.1 Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện 82
3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Năm 1986 là điểm mốc đánh dấu những biến đổi lớn trong đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Công cuộc Đổi mới có tác động đến
mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có văn học nghệ thuật. Từ sau 1986
nghệ thuật nói chung và văn chƣơng nói riêng có một diện mạo mới, sắc nét,
khu biệt với văn xuôi các giai đoạn trƣớc đó. Đặc biệt sau năm 1986, các tác
phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử không chỉ xuất phát từ cảm hứng lịch sử
mà còn thể hiện cảm hứng đời tƣ, thế sự và triết lý nhân sinh. Các nhân vật,
sự kiện là cái cớ để nhà văn thể hiện những quan điểm của mình trƣớc cuộc
sống hiện đại. Điều này thể hiện rõ qua một loạt tác phẩm viết về đề tài lịch
sử mấy năm trở lại đây nhƣ : Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn

Xuân Khánh, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Bão táp Triều Trần
của Hoàng Quốc Hải, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…Việc tìm hiểu các tác
phẩm viết về lịch sử rất có ý nghĩa bởi qua đó ta thấy đƣợc thái độ, đánh giá
của tác giả trƣớc một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử hay một triều đại
lịch sử đã qua nhƣ thế nào đồng thời tìm hiểu tác phẩm này cũng giúp ta có
cái nhìn mới về tiểu thuyết sau 1986 khi xử lý về đề tài lịch sử.
1.2. Giàn thiêu là tác phẩm đã khẳng định đƣợc tài năng của Võ Thị Hảo,
giúp nhà văn để lại những dấu ấn nhất định trong văn học Việt Nam sau 1986.
Tiểu thuyết này đã khiến Võ Thị Hảo vƣợt qua đƣợc định kiến rằng: tiểu
thuyết lịch sử là thể loại thƣờng khiến các nhà văn nữ phải ngoảnh mặt làm
ngơ và không mấy nhà văn nữ nào ghi điểm với nó. Tìm hiểu Giàn thiêu là
góp thêm tiếng nói khẳng định bản lĩnh của nhà văn, tìm hiểu những quan
điểm của bà về lịch sử, về cuộc đời, giúp ngƣời đọc có cái nhìn chính xác hơn
về những sáng tác của Võ Thị Hảo, đồng thời góp thêm tƣ liệu vào việc
nghiên cứu đặc điểm văn xuôi Việt Nam sau 1975.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.3. Trƣớc đại hội Đổi mới năm 1986, các tác phẩm viết về lịch sử
thƣờng có kiểu kết cấu là theo lối ghi chép biên niên, chủ yếu là ghi chép,
minh họa lại các sự kiện, biến cố lịch sử. Sau 1986,văn học đƣợc đổi mới, nhà
văn tự do hơn sáng tạo để phản ánh phù hợp với xu thế của hiện tại. Tiểu
thuyết mang đề tài lịch sử đã có diện mạo mới bằng việc các nhà văn thay thế
cảm hứng minh họa bằng cảm hứng nhận thức trong các sáng tác tạo ra tính
chân thực và hấp dẫn cho mỗi tác phẩm. Tìm hiểu tiểu thuyết Giàn thiêu góp
phần làm sáng tỏ ít nhiều những sáng tạo, những đổi mới về thể loại tiểu
thuyết lịch sử trong xu hƣớng đổi mới tiểu thuyết lịch sử sau 1986.
Nghiên cứu về tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo đã có rất nhiều
công trình nhƣng đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Giàn thiêu để thấy đƣợc nét riêng
phong cách tiểu thuyết lịch sử của bà trong bức tranh chung của tiểu thuyết

lịch sử Việt Nam hiện đại thì vẫn còn là một điểm mới mẻ.Vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài này với mong muốn góp thêm một góc nhìn mới về tiểu thuyết
Giàn thiêu trong xu hƣớng đổi mới tiểu thuyết lịch sử sau 1986. Qua đó thấy
đƣợc đóng góp của bà đối với tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Võ Thị Hảo là một trong những gƣơng mặt tiêu biểu của thế hệ nhà văn
thứ hai tiên phong trong công cuộc Đổi mới văn học. Bà đƣợc đánh giá là
“cây bút sắc sảo và giàu nữ tính”. Khi tiểu thuyết Giàn thiêu ra đời “Võ Thị
Hảo đã bứt phá khỏi lối đi đã quen chân” tiến tới những thành công. Tác
phẩm là một bƣớc tiến trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn và đƣợc trao giải
thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004. Giàn thiêu đã chinh phục bạn đọc
cũng nhƣ giới phê bình nghiên cứu bằng ngòi bút tinh tế, sắc sảo, mạnh mẽ và
tài hoa. Có lẽ vì vậy mà nghiên cứu về Giàn thiêu có nhiều bài viết, bài báo,
và một số công trình nghiên cứu sau :


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2.1. Về nghệ thuật
Theo Các nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Hiến cùng
chung một nhận xét “Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trƣớc hết là một tiểu
thuyết, nghĩa là Giàn thiêu trƣớc hết không phải là một “ truyện lịch sử”,
không phải là minh họa lịch sử, mà là một tiểu thuyết tƣ duy lại lịch sử bằng
phƣơng pháp tiểu thuyết”. Hai nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng “ tác giả
Võ Thị Hảo đã khá thành công trong cấu trúc của cuốn tiểu thuyết” [78]
2.1.1. Cũng theo Phạm Xuân Nguyên đã viết trong lời giới thiệu về tiểu
thuyết Giàn thiêu: “ văn Võ Thị Hảo không chỉ là những dòng chữ, không chỉ
là những truyện ngắn hay tiểu thuyết mà văn Võ Thị Hảo còn có nhiều hình
tƣợng…đó là lối văn đƣợc tác giả thổi linh hồn vào, tạo những câu văn huyền

ảo, mê hoặc thậm chí ma quái…”
2.1.2 . Trong bài Tôi biết mình không được phép quay đầu tác giả Thu
Hà thực hiện đã viết: kiệt sức hơn hai năm trời cho cuốn tiểu thuyết đầu tay và
Giàn thiêu đã không phụ công chị. Mới đây, tác phẩm đã dành đƣợc giải
thƣởng cao của hội nhà văn Hà Nội, đƣợc đánh giá là sự kết hợp tuyệt vời
giữa chính sử và huyền tích, một sự bứt phá của nữ nhà văn tài năng này. Và
nhấn mạnh “Võ Thị Hảo đã bứt phá khỏi lối đi đã quen chân”.[27]
2.1.3. Bàn về ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử những năm gần đây, bài
Vấn đề ngôn ngữ trong lịch sử Việt Nam đương đại, tác giả Đỗ Hải Ninh nhận
xét:“ Sự thành công nổi bật trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của tiểu
thuyết lịch sử đƣơng đại là kết hợp đƣợc các yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo
trong một hệ ngôn ngữ tiểu thuyết thống nhất và đa dạng. Có thể tìm thấy
trong nhiều tiểu thuyết dấu ấn của ngôn ngữ nhà Phật, ngôn ngữ của tầng lớp
Nho học. Và chỉ ra Giàn thiêu là cuốn tiểu thuyết chồng xếp nhiều lớp trầm
tích : lịch sử, tôn giáo, huyền thoại…Bởi vậy ngôn ngữ có cái ảo diệu, mê
hoặc mang màu sắc tôn giáo, gần gũi với tín ngƣỡng dân gian. Viết về lịch sử
thời Lý với nhân vật trung tâm là Từ Lộ ( Từ Đạo Hạnh ) trải qua hai kiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

trầm luân, ngôn ngữ của trong tiểu thuyết Giàn thiêu mang đậm nét nhân sinh
quan Phật giáo. [68]
2.1.4. Lại Nguyên Ân trong bài Tiểu thuyết và lịch sử đã nhận xét về
nghệ thuật của Giàn thiêu nhƣ sau : “Đọc Giàn thiêu của Võ Thị Hảo một
điều tôi dần dần nhận thấy rõ là tác giả hiểu và dồn sức vào những nhiệm vụ
thực sự của tiểu thuyết khi tiếp cận một đề tài trong quá khứ. Trong Giàn
thiêu, tác giả đã tận dụng những sử liệu của Đại Việt sử kí toàn thư, đặc biệt là
những sự kiện trong thời đoạn 1088 – 1138, dƣới hai triều Lý Nhân Tông và
Lý Thần Tông, đồng thời tác giả cũng đã tận dụng các truyền thuyết về Từ
Đạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh, lại dày công hƣ cấu, “thiết kế lại quá

khứ”, từ núi sông cây cối đến thác nƣớc sông Gâm…tạo nên da thịt liền mạch
cho đời sống quá khứ đƣợc dựng lại trong tác phẩm”. Đồng thời nhận định
“tác giả khó có thể thành công nếu nhƣ không đƣa ra một kiến giải mới mẻ và
khả chấp về nhân vật lịch sử đồng thời là nhân vật truyền thuyết Từ Đạo
Hạnh”.[3]
2.2. Về nội dung
2.2.1. Phạm Xuân Thạch trong Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ
đề lịch sử viết : “ Lạc lối trong những câu hỏi về “sự thực lịch sử” và “tính
chân thực của lịch sử”, băn khoăn về một nền chính trị công chính và chỗ
đứng của ngƣời tri thức trong cơn bão lịch sử. Vấn đề đặt ra trong tiểu
thuyết Giàn thiêu là: sẽ nhận thức đƣợc điều gì đấy về triều đại trị vì của
những vị vua Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và những nhân vật lịch sử nhƣ
Từ Đạo Hạnh hay Nguyên phi Ỷ Lan ? Có lẽ không nhiều, vấn đề là từ một
hƣ cấu tiểu thuyết buộc ngƣời đọc phải suy tƣ về sự giải thoát, về niềm tin
tôn giáo và những tham vọng về hạnh phúc, về thân phận và quyền lực của
con ngƣời” [75]
2.2.2. Trần Khánh Thành trong Những thông điệp từ lửa và nước nhận
xét : “…Mở trang đầu đã gặp hai chữ Giàn thiêu - ấn tƣợng chói và bỏng rát,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ngột và xót xa xâm chiếm lòng ngƣời…Viết với Võ Thị Hảo là truyền lửa từ
trái tim đến bạn đọc…”[71]
2.2.3 . Báo Người đại biểu nhân dân nhận xét: “Giàn thiêu – mặc dù rất
hấp dẫn nhƣng là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Cũng nhƣ truyện ngắn
của Võ Thị Hảo cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con đƣờng riêng của nó,
ngấm dần vào trái tim ngƣời ta và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng nhƣ những
hình tƣợng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thƣờng trở đi trở lại và ám ảnh
ngƣời đọc”[64].
Tóm lại, dù về phƣơng diện nghệ thuật hay nội dung thì Giàn thiêu vẫn

luôn là một tác phẩm đƣợc bạn đọc yêu thích, quan tâm, là đối tƣợng của
nhiều luận văn nghiên cứu khoa học. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức
của chúng tôi khi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu tiểu thuyết này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Đề tài lịch sử trong sáng tác của
Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết Giàn thiêu)
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4.1. Đề tài này hướng tới các nhiệm vụ sau :
- Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 và sáng tác của Võ Thị Hảo
- Nhân vật lịch sử trong Giàn thiêu
- Nghệ thuật kể chuyện trong Giàn thiêu
4.2. Mục đích
Từ việc tìm hiểu đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo ( Qua
tiểu thuyết Giàn thiêu ) sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về phong cách nghệ
thuật của Võ Thị Hảo đồng thời thấy đƣợc sự đóng góp của bà với nền văn
học nƣớc nhà.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ : phân tích , tổng hợp, thống kê
– phân loại, nghiên cứu văn hóa, lịch sử liên ngành, so sánh đối chiếu…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6. Đóng góp của luận văn
Chúng tôi chọn đề tài Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo (Qua
tiểu thuyết Giàn thiêu) nhằm nghiên cứu sự sáng tạo về tiểu thuyết lịch sử của
Võ Thị Hảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu trong xu hƣớng đổi mới tiểu thuyết
lịch sử 1986 để thấy đƣợc tài năng, sự đóng góp của nhà văn vào nghệ thuật
tiểu thuyết lịch sử đƣơng đại của Võ Thị Hảo và góp phần lý giải sức hấp dẫn
mê hoặc của tác phẩm
7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc triển khai trong ba chƣơng :
Chƣơng 1 : Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 và sáng tác của Võ Thị Hảo
Chƣơng 2 : Nhân vật lịch sử trong Giàn thiêu
Chƣơng 3 : Nghệ thuật kể chuyện trong Giàn thiêu












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CHƢƠNG 1
ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC SAU 1986 VÀ SÁNG
TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO

1.1 Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986
Nhìn nhận một cách khách quan chúng ta có thể thấy: Văn học Việt Nam
trƣớc 1986 luôn có sự nhất quán trong tƣ duy – đó là tƣ duy sử thi, với cảm
hứng khẳng định, ngợi ca. Tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn này cũng nằm
trong mạch cảm hứng đó nên thƣờng đƣợc viết đúng nhƣ những gì sử liệu ghi
lại do đó tâm thức văn hóa của thời đại và tâm thức sáng tạo của nhà văn cùng
gặp gỡ ở quan điểm:“phải tôn trọng, kính cẩn trƣớc lịch sử”[76].

Sau khi đất nƣớc thống nhất, đặc biệt là sau 1986 văn học đổi mới, nhà văn
tự do sáng tạo để phản ánh phù hợp với xu thế của hiện tại nên các nhà văn
cũng có những cảm nhận mới về đề tài lịch sử.
Văn học Việt Nam sau năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá
cả về nội dung lẫn hình thức trên xu thế và nền tảng của sự đổi mới trong
nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, văn hóa xã hội. Công cuộc Đổi mới đã
từng bƣớc đƣa đất nƣớc và con ngƣời ra khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Cùng
với những chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nƣớc, từ nhu cầu nhận thức
lại đã trở thành một trong những nét căn bản của ý thức con ngƣời sau một
thời gian trong tình trạng tƣ duy bao cấp. Đây là một trong những nguyên
nhân khiến việc trở lại đề tài lịch sử để suy ngẫm, lý giải hiện tại.
Một nguyên nhân nữa khiến đề tài lịch sử là đề tài đƣợc nhiều nhà văn tìm
đến có thể đƣợc giải thích bằng nguyên nhân từ chính lịch sử. Việt Nam là
một đất nƣớc có lịch sử đầy biến động, đất nƣớc luôn trong tình trạng bị chia
cắt hoặc ngoại xâm, hoặc sự nổi dậy của các lực lƣợng lao động đối lập với
chính quyền mà các sử gia gọi là quân tạo phản hoặc gọi là khởi nghĩa nông
dân. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, có lẽ những nỗi đau vẫn âm thầm chảy suốt
trong kí ức cộng đồng và khi có điều kiện sẽ phát tiết ở những ngƣời nhạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

cảm và có trách nhiệm, là các nhà văn, trong đó có: Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Lƣu Sơn Minh, Hoàng
Công Khanh…
Còn một nguyên nhân nữa đã đƣợc nhắc đến rất nhiều là sự trỗi dậy của
cảm hứng đời tƣ, thế sự với vị trí là nguồn cảm hứng quan trọng bậc nhất, mà
sự chi phối của nó biểu hiện gần nhƣ ở tất cả các thể loại, các suy tƣ của văn
học. Chính những trăn trở, suy ngẫm về thân phận con ngƣời, số phận dân
tộc, các giá trị của cuộc sống đã chi phối mạnh mẽ đến những tác phẩm viết
về đề tài lịch sử.

Nhƣ vậy viết về đề tài lịch sử trong văn học sau năm 1986 là kết quả của
những suy nghĩ, trăn trở của con ngƣời về chính lịch sử, về hiện tại, về cộng
đồng và về số phận cá nhân.Vì thế truyện và tiểu thuyết về đề tài lịch sử trong
thời kì này không chỉ là những câu chuyện lịch sử mà còn là câu chuyện của
đời sống hiện tại với bao trăn trở trong những mối liên hệ chằng chịt, sự đối
thoại nhiều khi đến gay gắt của ý thức và các vấn đề tƣởng nhƣ rất bình
thƣờng của đời sống đƣợc soi rọi từ nhiều góc nhìn, nhiều thái độ đánh giá
khác nhau. Đề tài lịch sử cũng đƣợc các nhà văn nhìn dƣới góc nhìn đa chiều
hơn. Lịch sử không còn là những tƣ liệu cố định, chất liệu quá quen thuộc
nữa. Mà nó trở thành chất liệu hấp dẫn để các nhà văn tự do thể hiện tài năng
sáng tạo và ý đồ nghệ thuật của mình.
Về lối viết sau năm 1986, văn học Việt Nam đã có một mùa nở rộ và bội
thu với các tác phẩm viết về đề tài lịch sử với những cách thể hiện hoàn toàn
mới lạ. Ngoài cảm hứng lịch sử, thì cảm hứng đời tƣ, cảm hứng thế sự và
những triết lý nhân sinh đã làm nên bộ mặt mới của những tiểu thuyết lịch sử.
Nhân vật, sự kiện lịch sử dƣờng nhƣ chỉ là cái cớ để “tạo nên những điểm
tƣơng đồng giữa quá khứ và hiện tại và qua đó làm sáng tỏ hiện tại”[18]. Lịch
sử không còn chỉ là “ngôi đền thiêng” bất khả xâm phạm, là đối tƣợng đƣợc
sùng bái, ngợi ca một cách tuyệt đối nữa mà trở thành một đề tài nhà văn có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thể đi sâu tìm hiểu, khai thác, sáng tạo, thổi vào đó tinh thần thời đại khiến
lịch sử trở nên sống động và gần gũi, hấp dẫn hơn.
Hầu hết những sáng tác thuộc viết về đề tài lịch sử thƣờng tập trung ở hai
thể loại là : thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.
Ở thể loại truyện ngắn viết về đề tài lịch sử thời kì này có số lƣợng khiêm
tốn hơn tiểu thuyết nhƣng chất lƣợng không kém phần đặc sắc. Đặc biệt nó
còn mang tính chất mở đƣờng cho một hƣớng đi mới của văn xuôi viết về lịch
sử mà những tác giả sau này ít nhiều đều chịu ảnh hƣởng. Tác giả tiêu biểu

nhất phải kể đến là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với bộ truyện ngắn “giả lịch
sử”: Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa, Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam…
Những tác phẩm này khi đăng báo đều gây nên những cơn sốt và tốn không
ít giấy mực của giới phê bình. Dƣ luận trong nƣớc xôn xao trƣớc một hiện
tƣợng văn học lạ. Lạ ở cách cảm, cách nhìn của nhà văn về nhân vật lịch sử
khiến trong giới văn học rộn lên bởi những đánh giá trái chiều về tác phẩm và
tác giả này. Sau Nguyễn Huy Thiệp nhiều nhà văn cũng đã có những cách
nhìn nhận, tƣ duy mới mẻ về lịch sử đƣợc vận dụng vào các sáng tác nhƣ:
Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của chúa, Lƣu Minh Sơn với Nước mắt trúc, Trần
Vũ với Mùa mưa gai sắc…
Với thể loại tiểu thuyết về đề tài lịch sử thời kì này có số lƣợng lớn và đạt
nhiều thành tựu. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX chúng ta chứng kiến
sự xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết lịch sử với lối viết khác lạ và khi các tác
phẩm trình làng đã chinh phục đƣợc những bạn đọc khó tính, thu hút nhiều
sự chú ý của giới phê bình. Trong đó có những tác phẩm đạt giải thƣởng cao
nhƣ : Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Sông Côn mùa
lũ của Nguyễn Mộng Giác, Vằng Vặc sao khuê của Hoàng Công Khanh, Bão
táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình
Danh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo cũng nằm trong số đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Tác giả Nguyễn Xuân Khánh, trong vòng sáu năm đã cho ra đời hai cuốn
tiểu thuyết với dung lƣợng và chất lƣợng cao là Mẫu thượng ngàn và Hồ Quý
Ly. Trong đó tác phẩm Hồ Quý Ly đã đạt giải cuộc thi tiểu thuyết 1998 – 2000
do Hội nhà văn tổ chức và giải năm 2000 – 2001 của Hội nhà văn Hà Nội.
Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn đạt giải thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội năm
2006. Qua các cuộc hội thảo, các tác phẩm đã đƣợc nhìn nhận ở nhiều phƣơng
diện, nhất là phƣơng diện thể loại. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã nhận xét :
“Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất nghiêm túc, bám sát chính sử.

Văn chƣơng mƣợt mà, có sức cuốn hút, đọc hết 800 trang mà vẫn muốn đọc
lại” [61].
Lại Nguyên Ân trong bài “ Hồ Quý Ly” đăng trên Tạp chí nhà văn số 6
năm 2000, đã nhận định: “Tác giả Đinh Xuân Khánh, vừa khai thác tối đa
các nguồn sử liệu, văn liệu vẫn còn, vừa phóng khoáng trong những hƣ cấu
tạo ra một thực tại tiểu thuyết vừa tƣơng đồng với những thông tin còn lại về
một thời đại đã lùi xa vừa in dấu cách hình dung và trình bày riêng của tác
giả” [5].
Trong bài viết “Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử
nước nhà” nhà văn Trung Trung Đỉnh viết : sức hấp dẫn của tác phẩm “không
chỉ ở văn mạch mà cái chính là tác giả đã lựa chọn cho mình một thế đứng với
tƣ thế của một nhà tiểu thuyết trên vấn đề hôm qua và hôm nay” [22].
Nhà văn Hoàng Quốc Hải khi cho ra đời bộ tiểu thuyết lịch sử có quy mô
đồ sộ Bão táp triều Trần gồm 4 cuốn : Bão táp cung đình, Thăng Long nổi
giận, Huyền Trân công chúa và Vương triều sụp đổ. Với bộ tiểu thuyết này,
nhà văn đã tái dựng lại cả một bức tranh lịch sử lớn vừa hào hùng vừa đau
khổ để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá. Bộ tiểu thuyết này không chỉ
“phục diện lại diện mạo đích thực của nhà Trần, mà còn lấp đƣợc những lỗ
hổng, những kiến giải thiếu khách quan với những nhân vật chính trong lịch
sử nhƣ : Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ. Đồng thời biểu dƣơng công trạng , trí tuệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

của nhiều nhân tài trong sử kí chỉ lƣợc qua nhƣ: Trần Nhân Tông, Chu Văn
An, lại còn chỉ ra đƣợc nguyên nhân và hậu quả tai hại của những kẻ bán
nƣớc và làm sụp đổ cả vƣơng triều nhƣ: Trần Dụ Tông, Trần Ích Tắc, Trần
Kiện”[62;tr 9]. Thông qua những bộ tiểu thuyết lịch sử này, chúng ta nhận
thấy nhà văn không chỉ có sự hiểu biết về lịch sử mà còn thể hiện đƣợc tài
năng hƣ cấu nghệ thuật độc đáo, sáng tạo đã bổ sung nhiều chi tiết lịch sử còn
để trống, bỏ ngỏ làm tăng thêm sức sống cho lịch sử.

Với tiểu thuyết Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh khi xuất hiện dƣ
luận đã có nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau. Nhƣng nhìn chung đa số đều tán
đồng, xem đây là một đóng góp quan trọng của nhà văn.
Nhà văn Hoàng Minh Tƣờng trong lời mở đầu cuốn tiểu thuyết cho đây là
“ cuốn tiểu thuyết hấp dẫn và bổ ích” cùng với lời giới thiệu nhƣ sau “phàm là
ngƣời đam mê lịch sử và văn chƣơng cầm cuốn sách này khó có thể dứt ra
đƣợc. Rất giống nhƣ cảm giác thủa học trò đọc Tam Quốc Diễn nghĩa hay
Thủy Hử, bạn sẽ bị cuốn sách lôi cuốn ngay cả khi đang ăn hay trƣớc khi đi
ngủ”và “cách kể chuyện nhƣ lùa ngƣời đọc vào hết mê hồn trận này đến
những bí sử kia”[77].
Ngoài ra còn có bộ ba tiểu thuyết : Gió lửa, Đất trời, Bể dâu của Nam Dao,
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.
Và đặc biệt, tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo – một nữ nhà văn , khi
xuất hiện cũng thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của dƣ luận. Tác phẩm đã
dành đƣợc giải thƣởng cao của Hội nhà văn Hà Nội năm 2003. Thậm chí, đạo
diễn Đỗ Minh Tuấn có ý định xây dựng Giàn thiêu thành phim. Ông đã nhận
thấy “đây là cuốn tiểu thuyết về triều Lý hấp dẫn về tƣ tƣởng, về không gian
văn hóa. Đặc biệt, Giàn thiêu có tính điện ảnh cao và Giàn thiêu có cách nhìn
lịch sử gai góc, đa diện”[74].
Nhƣ vậy, qua các tác phẩm viết về đề tài lịch sử sau Đổi mới chúng ta
nhận thấy: quan niệm của các nhà văn về lịch sử đã có nhiều đổi mới. Lịch sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đã trở thành chất liệu hấp dẫn để các nhà văn thỏa mãn ý đồ sáng tạo nghệ
thuật của mình làm cho “tiểu thuyết lịch sử trở thành ấn tƣợng và suy tƣ cá
nhân, cá nhân trở thành trung tâm của tự sự”[76]. Nghĩa là, mỗi nhà văn có
thể đề xuất một cách nhìn mới về những sự kiện lịch sử đã qua, họ cũng có
thể mƣợn lịch sử để trình bày những vấn đề của hiện tại, hoặc có thể tìm hiểu
để xóa đi những “điểm trắng” mà sử liệu đã không ghi, hay những điều trong

quá khứ còn ít ngƣời biết đến…Từ đó tạo ra sức sống mới cho lịch sử. Nói
chung văn xuôi viết về lịch sử từ sau Đổi mới đã đạt đƣợc những thành tựu
đáng kể và chắc chắn sẽ tiếp tục là nguồn chất liệu hấp dẫn, còn nhiều hứa
hẹn ở phía trƣớc.
1.2 . Sáng tác của Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại mảnh đất Diễn Châu – Nghệ An – mảnh đất
chịu nhiều thiệt thòi bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với những dấu vết
văn hóa có tính đặc thù rõ rệt. Có lẽ chính nhờ những điều này đã tạo nên một
Võ Thị Hảo luôn bền bỉ, kiên cƣờng, không bao giờ tắt niềm đam mê, đồng
thời nó cũng là ngọn lửa ngầm đã hun đúc lên con ngƣời, phong cách nhà văn.
Khi nhớ và nghĩ về quê hƣơng mình, nhà văn nói: “nơi có tiếng cót két rợn
ngƣời của những bụi tre và những câu chuyện về ma quỷ mà các ngƣời già và
đám ngƣời lớn thì thầm kể cho nhau nghe trong đêm, cùng không khí khốc
liệt của chiến tranh và bom đạn”[21tr 558]. Quê hƣơng góp một vai trò không
nhỏ để hình thành nên giọng văn Võ Thị Hảo “ Tôi cảm ơn những kỉ niệm,
mà đau khổ là nhiều hơn hạnh phúc, vì chính chúng đã tạo ra tôi…làm nên Võ
Thị Hảo – ngƣời viết nên những câu văn vừa bạo liệt vừa huyễn hoặc”
[21;tr558].
Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội, Võ Thị Hảo đã công
tác ở Nhà xuất bản văn hóa dân tộc trong vai trò ngƣời biên tập. Với 17 năm
kinh nghiệm, Võ Thị Hảo là ngƣời có công rất lớn trong việc cho ra đời nhiều
“đứa con tinh thần” của các nhà văn khác. Đây cũng là cái duyên đƣa Võ Thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Hảo đến với văn chƣơng. Giống nhƣ Võ Thị Hảo đã từng chia sẻ “đã từng
nghĩ và sẽ trở thành nhà thơ, nhƣng rồi chị lại viết văn và thành danh với văn
xuôi”.
“Cái thứ văn chƣơng đã trót dấn thân thì nó là “nghiệp” mất rồi. Nó đeo bám
và dƣờng nhƣ là máu thịt của mình. Ngay cả khi ngƣời chồng yêu quý của

chị, ngƣời đàn ông mà chị đã tự nguyện kí thác, gửi gắm cả đời mình cũng
không thể chịu nổi không khí văn chƣơng len lỏi vào đời sống của gia đình,
song chị vẫn lặng lẽ, bƣớng bỉnh để thu vén cho mình một góc riêng, để tôn
thờ rồi “sống”và “chết” vì nó. Một gia đình với hai đứa con gái bé nhỏ, một
ngƣời chồng mặc dù cùng học văn chƣơng ra nhƣng không dễ mấy khi thông
cảm cho niềm đam mê của vợ, thêm vào đó là cuộc sống chật vật, khó khăn
của những năm tháng đất nƣớc chƣa thoát khỏi bao cấp”[64;tr553].
Bắt đầu xuất hiện chính tức và đều đặn vào thập niên 90 với cái tên Võ Thị
Hảo trên văn đàn. Bên cạnh nhiều nhà văn nổi tiếng khác nhƣ Nguyễn Huy
Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan… Võ Thị Hảo đã
khẳng định đƣợc mình qua một số tác phẩm.
Bằng những truyện ngắn gây ấn tƣợng mạnh mẽ trên văn đàn nhƣ : Người
sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Vườn yêu, Góa phụ đen …”chị đƣợc xếp
vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính”[39;tr238].
Khi nhận xét về Võ Thị Hảo, nhiều ý kiến cho rằng “Võ Thị Hảo là ngƣời
kể chuyện cổ tích giữa đời thƣờng”. Đọc truyện ngắn của chị “ ta thấy không
khí của truyện cổ tích dân gian bàng bạc. Điều đó đƣợc tạo nên bởi ý nghĩa
ngợi ca cái đẹp, cái thiện với cái triết lý ở hiền gặp lành, với giọng kể nhỏ nhẹ
tâm tình xen vào đó là sự tham gia của các yếu tố kì ảo đã làm cho truyện
ngắn của chị có sức hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc một cách kỳ lạ[44;tr22-30].
Nhƣng Võ Thị Hảo không kể chuyện cổ tích giữa đời thƣờng “ngƣời phụ
nữ nhỏ bé và khiêm nhƣờng ấy” chỉ mƣợn không khí cổ tích, tái hiện yếu tố
kì ảo trong truyện cổ tích xƣa để nói chuyện hôm nay – những chuyện mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

cuộc sống hàng ngày con ngƣời đang đối diện. Bởi vậy, truyện của Võ Thị
Hảo bao giờ cũng mang một triết lý, một chiều sâu tƣ tƣởng mới bên cạnh cái
vẻ bề ngoài của nó.Với 4 tập truyện ngắn đã xuất bản là : Hồn trinh nữ, Người
sót lại của rừng cười, Những chuyện không nên đọc lúc nửa đêm Võ Thị Hảo

đã khiến ngƣời đọc bị lôi cuốn bởi cách viết, cách nhìn nhận vấn đề rất riêng
của chị. Những hiện thực nghiệt ngã, những phức tạp bộn bề của cuộc sống đã
đƣợc truyền tải bởi văn phong ảo và thực, câu chữ ngọt ngào, dịu nhẹ. Một sự
nhẹ nhàng, nữ tính nhƣng thực chất là để bao bọc cái nhìn mạnh mẽ, quyết
liệt với cuộc sống. Qua việc tìm hiểu truyện ngắn của chị ta có thể thấy “dù
ngợi ca những điều tốt đẹp con ngƣời, của cuộc đời hay phê phán những hiện
tƣợng tiêu cực của xã hội thì Võ Thị Hảo vẫn luôn giữ đƣợc cái nhìn khá điềm
tĩnh – sự điềm tĩnh của một ngƣời dám nhìn thẳng vào sự thật ở đời. Đồng
thời cũng thể hiện thái độ bao dung độ lƣợng và niềm tin bất diệt vào bản tính
tốt đẹp của con ngƣời”[47].
Năm 2002 khi cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu ra mắt bạn đọc, chị lại làm sửng
sốt độc giả, những ngƣời yêu văn chƣơng bởi cuốn tiểu thuyết dã sử đậm chất
huyền bí.Tác phẩm đã dành đƣợc giải thƣởng cao nhất của Hội nhà văn Hà
Nội. Đặc biệt nó đƣợc coi là tác phẩm đánh dấu “ cuộc bứt phá khi rẽ ra khỏi
lối đi quen chân với chính mình, tạo ra những tầng suy tƣ không bằng phẳng,
một giọng điệu tự nhiên và bình dị hơn” của nữ nhà văn tài năng này. Chuyển
từ thể loại quen thuộc là truyện ngắn sang thể loại tiểu thuyết – tiểu thuyết
lịch sử - một thể loại thƣờng khiến các nhà văn nữ ở nƣớc ta phải “ngoảnh
mặt làm ngơ”. Lúc đƣợc hỏi: “ rẽ lối sang tiểu thuyết, lại là tiểu thuyết lịch sử,
liệu chị có cho rằng đó là một thái độ cầm bút dũng cảm? Chị đã tự tin trả lời
“không hẳn là lối rẽ mà là bƣớc tiếp. Khi cảm thấy truyện ngắn dƣờng nhƣ
quá chật chội thì tiểu thuyết chính là thảo nguyên rộng lớn để cho phép mình
đƣợc làm những cú nhảy của mèo hoang”[40]. Thật vậy, tiểu thuyết Giàn
thiêu đã nhận đƣợc vô số những lời khen “sự kết hợp tuyệt vời giữa chính sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

với huyền tích”[25]. Chính những kiến thức chính sử với dã sử, những giai
thoại, huyền tích dân gian cùng với trí tƣởng tƣợng phong phú, sự tìm tòi sáng
tạo của nhà văn đã dựng lên đƣợc bức tranh sinh động về một giai đoạn lịch

sử trong vƣơng triều thời Lý không chỉ có những màu vàng son chói lọi mà
còn cả những màu trầm bi thƣơng.
Giàn thiêu còn khiến cho những nhà làm phim phải dành rất nhiều những
lời tán thƣởng.
Nghệ sĩ nhân dân – đạo diễn Huy Thành – chủ tịch Hội điện ảnh thành phố
Hồ Chí Minh nhận xét: “Đây là lần đầu tiên tôi đƣợc đọc kịch bản phim của
một nhà văn Việt Nam viết rất có nghề, độc đáo cả về chủ đề, câu chuyện, bối
cảnh, cấu trúc và nhân vật. Ngôn ngữ điện ảnh nhuần nhuyễn với những chi
tiết hiển thị đắt giá. Đặc biệt cả ba kịch bản đều mênh mang không khí tâm
linh, huyền bí rất quyến rũ rất văn chƣơng… những nét riêng biệt trong các
tác phẩm văn học của nữ nhà văn tài năng này”[43].
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn có ý định xây dựng Giàn thiêu thành phim. Bởi
ông nhận thấy “đây là cuốn tiểu thuyết về triều Lý hấp dẫn về tƣ tƣởng, về
không gian văn hóa. Đặc biệt, Giàn thiêu có tính điện ảnh cao” và “Giàn
thiêu có cách nhìn lịch sử gai góc đa diện”[74] ghi đƣợc những dấu ấn sâu
sắc trong lòng ngƣời đọc. Ẩn sau những câu chữ trau chuốt và mỏng manh
đến điệu đà, nhạy cảm đến mức khắt khe là những tâm sự day dứt khôn
nguôi về số phận con ngƣời, về cuộc đời, nhân tình, thế thái. Đọc truyện của
Võ Thị Hảo khiến con ngƣời phải nhìn nhận lại cuộc sống của mình để chọn
cho mình cách sống đúng.
Thực tế cho thấy số các nhà văn viết về tiểu thuyết lịch sử không nhiều.
Ở Việt Nam càng ít, nhất là các nhà văn nữ trải nghiệm ngòi bút của mình ở
thể loại này càng hiếm. Bởi ngƣời viết về thể loại này cần phải có kiến thức
uyên thâm, am hiểu lịch sử sâu sắc đồng thời khi lấy lịch sử làm chất liệu
sáng tác, các nhà văn cần có sự tìm tòi, sáng tạo, hƣ cấu sao cho lịch sử phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

sống động nhƣ nó đã từng và qua đó phải chuyền tải đƣợc ý nghĩa thời sự của
cuộc sống hiện đại. Đã có một thời gian chất liệu lịch sử là một “ngôi đền

thiêng” mà chỉ đƣợc phép ngắm nhìn từ bên ngoài. Đối với một dân tộc mà
quá khứ lịch sử luôn đƣợc ghi nhớ trong một quan niệm, một thái độ rất thành
kính nhƣ dân tộc Việt thì việc đƣa ra cái nhìn mới, phá bỏ “bức màn linh
thiêng” che phủ một số nhân vật lịch sử rất khó nhận đƣợc sự đồng tình của
ngƣời đọc hay các nhà phê bình. Vì thế, văn xuôi trƣớc năm 1975 khi viết về
đề tài lịch sử thƣờng chỉ tập trung khai thác các sự kiện, biến cố lịch sử nhằm
dựng lên không khí hào hùng, lòng tự hào dân tộc. Nghĩa là văn học thời kì
này nhìn lịch sử dƣới con mắt của một sử gia.
Sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986 với sự thay đổi của thời đại, để đáp
ứng những nhu cầu mới của cuộc sống, việc nhìn lại những điều đã trải qua
trong lịch sử dân tộc và sự trăn trở của cá nhân trƣớc cuộc sống hiện đại, lịch
sử đã trở thành chất liệu hấp dẫn để phản ánh cuộc sống hiện tại dƣới cái nhìn
đa chiều. Trong nhiều tác phẩm lịch sử thành công dành đƣợc nhiều lời khen
của các nhà phê bình nhƣ: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân
Khánh), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa, Đất trời (Nam
Giao), Vằng vặc sao Khuê (Hoàng Công Khanh), Bão táp triều Trần (Hoàng
Quốc Hải)… có một gƣơng mặt nữ tiêu biểu với cuốn tiểu thuyết dã sử đậm
chất “liêu trai” với cái tên gây ấn tƣợng mạnh, nhức nhối trong lòng ngƣời
đọc : Giàn thiêu.
Nổi bật với những truyện ngắn ghi dấu trong lòng ngƣời đọc, chị đã bất
ngờ chuyển sang thể loại tiểu thuyết – thể loại bấy lâu nay vốn đƣợc coi là
lãnh địa của các nhà văn nam. Theo lời kể của nhà văn “sau khi đƣợc gợi ý
của một ngƣời bạn, rằng nhân vật này, đề tài này rất hợp với cách viết của tôi ,
tôi bắt đầu đặt tay lên những cuốn chính sử và tôi nhìn thấy họ. Tôi bèn đuổi
theo họ. Tôi chồng lên họ một lớp ký ức dã sử, trong mờ nhƣ những con sứa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

cộng thêm logic đời sống…Thời Lý – Trần có rất nhiều nhân vật có tính cách
đa diện,đủ để tạo cảm hứng lớn cho tiểu thuyết. Và tôi bắt tay vào viết”[27].

Trong Giàn thiêu ta bắt gặp những câu chuyện huyền thoại không dứt,
trƣớc hết đó là câu chuyện huyền thoại thuần khiết của nàng Nhuệ Anh, cuộc
đời nàng gắn với huyền thọa về những ngọn gió, những hạt mƣa đem lại sự
trong trẻo cho thế giới khô cằn. Truyền thuyết về xuất thân và tu luyện hành
đạo của Từ Đạo Hạnh trong Thiền Uyển tập anh, truyền thuyết về gốc tích
của vua Lý Thần Tông ( do Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu ).
Chuyện vua bị hóa hổ sau đó đƣợc sƣ Minh Không chữa khỏi, ghi trong Đại
Việt sử kí toàn thư đã đƣợc Võ Thi Hảo tiếp nhận, gắn hai tiểu truyện ấy nhƣ
những kiếp sống của cùng một con ngƣời. Những thiên truyền thuyết này, một
cái đƣơng nhiên thấm đẫm huyền thoại cả Phật giáo Mật tông lẫn Đạo giáo,
cái còn lại lẽ ra phải thuần lý kiểu Nho gia nhƣng đã không từ chối đƣa những
huyền tích vào chính sử. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là từ hai thiên tiểu sử
vô tình buộc vào nhau đó “là sự xuất hiện một vài nét nhân sinh phổ quan”[3].
Nhân vật Ngạn La là nhân vật mang một sức sống, một vẻ đẹp hồn nhiên, bản
năng trong trẻo. Cái chết oan ức của Từ Vinh đƣợc miêu tả nhƣ một chi tiết
rùng rợn, huyền bí. Cuộc thử thách tu hành của Tử Lộ đầy cam go, khó khăn,
hồn ma của Dƣơng Thái Hậu và Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan từ cõi âm hiện về đối
thoại với nhau…
Tóm lại, khi chọn đề tài lịch sử trong thời đại mới, Võ Thị Hảo cũng nhƣ
những nhà văn khác không nhằm tôn vinh, ngợi ca quá khứ mà giúp ta hiểu
đƣợc những mặt ẩn khuất của tâm hồn, của cuộc đời.
Khi đƣợc hỏi vì sao chị lại chọn nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết là Từ
Đạo Hạnh – Thần Tông mà không phải một nhân vật nào khác nhƣ : Nguyên
Phi Ỷ Lan ? Võ Thị Hảo đã trả lời : “ Từ Đạo Hạnh – Thần Tông là một nhân
vật đa diện, rất nhiều lầm lạc và rất nhiều những khát vọng – khát vọng quyền
lực, ham hố lạc thú và sự yếu đuối của ông ta trong việc trị nƣớc đã làm khổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nhiều ngƣời và làm khổ chính mình…Ông là nhân vật có thực, nhƣng không

thực đến độ đóng khung làm nghèo nàn trí tƣởng tƣợng. Tôi cần ông vì ông
có những khoảng trống mà tôi có thể bù đắp và đƣa ông trở lại thế giới này,
với những thiết tha, bổi hổi của cõi ngƣời – của ngày hôm nay. Tôi lại cần ông
hơn nữa vì ông là thanh nam châm hút theo những nhân vật lịch sử nổi tiếng
khác: Nguyên Phi Ỷ Lan, Lý Thƣờng Kiệt, Lý Đạo Thành…”[42]. Trong tác
phẩm của mình nhà văn đã xây dựng những nhân vật khác với nguyên mẫu
trong chính sử, khi đƣợc hỏi: chị có ngại không khi xây dựng những nhân vật
nhƣ thế ? Chị đã tâm sự một cách thẳng thắn: “không hoàn toàn khác, nhƣng
nếu quả thực họ đã khác với chính sử thì đó là logic nội tại, tôi không ngán
gì”. Tôi từng trả lời một bài báo rằng: “ngƣời viết văn không có trách nhiệm
phong thánh”[27]. Chọn đề tài lịch sử và viết theo một góc nhìn đa chiều là
một điều khó khăn với nhà văn, đặc biệt việc tiếp nhận càng khó hơn bởi đề
tài đã quen thuộc, không gây đƣợc ấn tƣợng mạnh trong lòng độc giả dù lịch
sử dân tộc rất hào hùng và đáng tự hào. Khi hỏi chị “ chị có nghĩ tới việc cuốn
tiểu thuyết này sẽ là món ăn khó nhằn khiến ngƣời đọc phải mệt?”chị đã trả
lời : “có, tôi biết ngƣời đọc mệt nhƣng khi đọc xong sẽ khỏe. Trách nhiệm của
tôi không phải là đem một thứ dễ hiểu đến cho ngƣời đọc, mà đem lại cho họ
một cái gì đó đáng đọc”[27]. Do đó “khi cầm Giàn thiêu trên tay đa số ngƣời
đọc phải đọc một mạch, nhiều ngƣời đã thức trắng một đêm để đọc bằng xong
hơn 500 trang của cuốn tiểu thuyết này”[60;tr 9].
Khi đƣợc hỏi “trong những đứa con tinh thần của chị, Giàn thiêu đƣợc
xếp ở vị trí thứ bao nhiêu ?” Chị nói: “thứ nhất nếu không tôi đã không kiên
nhẫn để viết nhiều chữ đến thế”. Đánh giá tiểu thuyết Giàn thiêu , nhìn chung
đều là các khen ngợi. Nhƣ Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Hiến đã nhận
xét : “Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trƣớc hết là một tiểu thuyết, nghĩa là Giàn
thiêu trƣớc hết không phải là “một truyện lịch sử”, không phải là minh họa
lịch sử, mà là một sự tƣ duy lại lịch sử bằng phƣơng pháp tiểu thuyết”[78].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Quả thật, với tài năng và sự đam mê của mình, Võ Thị Hảo đã đem lại
cho độc giả những hiểu biết mới về lịch sử, khiến độc giả khi tiếp xúc với tác
phẩm xong có sự liên tƣởng, đối thoại, nhận thức lại quá khứ và qua đó gợi
mối liên hệ với các vấn đề hiện tại nhƣ vấn đề đổi mới của đất nƣớc, vấn đề
về lòng tốt, giá trị thực của cuộc sống…
Tiểu thuyết Giàn thiêu đã cho thấy quan niệm về nghệ thuật của nhà văn,
yêu cầu đƣợc đối thoại với lịch sử, với những điều dƣờng nhƣ đã là bức tƣờng
thành kính trong tâm trí con ngƣời Việt. Nhà văn cũng muốn hƣớng đến cái
nhìn gai góc, đa chiều hơn về lịch sử cũng nhƣ cuộc sống, đòi hỏi con ngƣời
phải trăn trở hơn nữa về cái “tôi” của mình trƣớc “cuộc đời đa sự, con ngƣời
đa đoan” này. Với một giọng điệu tự nhiên và cuốn hút, Giàn thiêu là một
cuốn tiểu thuyết hay giúp Võ Thị Hảo khẳng định đƣợc tên tuổi của mình ở
một thể loại khó khăn và khó đạt đƣợc thành công này.
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


CHƢƠNG 2
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG
GIÀN THIÊU

2.1 Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết
lịch sử
2.1.1 Nhân vật văn học
Nhân vật văn học hiểu đơn giản thì đó là “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả
trong tác phẩm văn học”. Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “nhân vật
văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với
con ngƣời có thực trong đời sống”[34;tr235]. Nhân vật văn học là kết quả
sáng tạo của nhà văn. Nó có thể có tên riêng nhƣ: Tấm, Cám, chị Dậu, anh
Pha hoặc không có tên riêng nhƣ: thằng bán tơ, mụ nào, thị hoặc là một ẩn dụ
chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Dù là theo hình thức nào
thì nhân vật cũng là đối tƣợng để nhà văn phản ánh cuộc sống và quan niệm
nghệ thuật của mình. Với mỗi một thời kì lịch sử có một kiểu nhân vật tƣơng
ứng. Kiểu nhân vật này có đƣợc là do quá trình quan sát, tìm tòi, sáng tạo của
nhà văn trƣớc hiện thực bộn bề của cuộc sống. Thông qua nhân vật nhà văn
bộc lộ những suy nghĩ kín đáo nhất của bản thân, gửi gắm những thông điệp
nghệ thuật của mình.
Nhân vật văn học thƣờng đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu
thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu
thuẫn của nhân vật này vầ nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với nhân vật
khác. Dựa vào nhiều tiêu chí mà ngƣời ta phân chia nhân vật thành: nhân vật
chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, dân vật loại
hình, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng…
Trƣớc 1975, nhân vật trong văn xuôi Việt Nam thƣờng bị chi phối bởi
khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn nên các nhân vật đƣợc xây dựng
với vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ, nhân vật đƣợc bao bọc trong “ bầu không khí

vô trùng” nhằm phục vụ việc ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong

×