Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp công ty cổ phần cơ khí may gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.75 KB, 29 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong khoa
QTKD đã trực tiếp giảng dạy tôi. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đối với thầy giáo Nguyễn Kế Tuấn - ngườI đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong giai đoạn thực tập đầu tiên.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên trong
phòng Tổ chức hành chính, phòng kinh doanh nói riêng và trong Công ty Cổ
phần Cơ khí may Gia Lâm nói chung đã tạo điều kiện cho tôi trong giai đoạn
thực tập vừa qua.
Dưới đõy là báo cáo tổng hợp của tôi về Công ty Cổ phần Cơ khí may
Gia Lâm.
PHẦN I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MAY
GIA LÂM.
1.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cơ khí may Gia Lâm là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tổng Công Ty Dệt - May Việt Nam. Công ty được thành lập theo qui định số
731/CNn - TCQL ngày 22-9-1977 từ một xưởng sửa chữa thiết bị may do
Cộng Hoà Dân Chủ Đức giúp với tên gọi đầu tiên là: Xí nghiệp cơ khí sửa
chữa máy khâu. Nhiệm vụ của Công ty ban đầu chỉ mang tính chất sửa chữa
và chế tạo một số phụ tùng máy khâu phục vụ ngành may. Với cơ cấu tổ chức
gồm:
 1 giám đốc
 1 phú giám đốc
 4 phòng ( Kỹ thuật, Kế toán, Tài chính, Tổ chức hành chính, Kế
hoạch cung tiêu)
 1 tổ KCS ( kiểm tra chất lượng sản phẩm)
Và tổng số cán bộ công nhân viên khi thành lập có 29 người.
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán độc lập dưới sự lãnh đạo của Bộ Công
nghiệp nhẹ và liên hiệp các xí nghiệp may. Được sự giúp đỡ của Cộng Hoà
Dân Chủ Đức, qua 3 đợt viện trợ không hoàn lại từ năm 1979 đến năm 1986
xí nghiệp đã được trang bị nhiều máy móc thiết bị, đồng thời bộ máy quản lý


của xí nghiệp cũng được thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ.
Ngày 6-1-1979 Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí may Gia
Lâm, đến ngày 29-4-1994 theo QĐ số 445/QĐ - TCLĐ Xí nghiệp lại được
đổi tên thành Công ty cơ khí may Gia Lâm.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từng thời kỳ cũng được bổ sung. Từ chỗ chỉ
sửa chữa và sản xuất các phụ tùng máy khâu nay là sản xuất thiết bị phụ tùng
máy may, sản xuất phục hồi và kinh doanh các thiết bị phụ tùng ngành may.
Tổng số vốn sản xuất kinh doanh thời kỳ đầu chỉ có vài trăm ngàn, đến nay
Công ty đã có số vốn sản xuất và kinh doanh khoảng 6,2 tỷ đồng.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty cũng tăng, giảm theo từng thời
kỳ. Thời kỳ đầu mới thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là
29 người, thời điểm cao nhất là năm 1990 Công ty cú trờn 300 người. Đến
nay công ty đã sắp xếp lạI để phù hợp vớI cơ chế mớI, công ty chỉ còn 167
công nhân viên.
Ngày 28-11-2003 Bộ Công nghiệp quyết định chuyển đổi Công ty Cơ khí
may Gia Lâm thành Công ty Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm theo quyết định số
1200/2003/QĐ - BCN. Tên giao dịch : Gia Lam Engineering stock company
(Viết tắt: GL Co).
2. Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm.
Từ khi chuyển sang Cổ phần, Công ty có nhiệm vụ chính là:
Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu, thiết bị,
phụ tùng ngành dệt may, da giầy.
Thiết kế và lắp đặt các thiết bị công nghệ và điện, các thiết bị làm mát cho
các công trình Công nghiệp và dân dụng.
3.Những kết quả kinh doanh chủ yếu trong một số năm gần đõy:
STT Chỉ tiêu ĐV Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1 Giá trị SXCN Tr. đ 15.494 18.438 22.649 18.915
2 Doanh thu Tr. đ 32.607 35.887 42.500 40.017
3 Danh mục các sản phâm
Phụ tùng ngành may 18.443 17.904 22.470 15.912

Sản phẩm A máy kiểm
tra vải
SP 37 42 27 14
Sản phẩm B máy cắt
vòng
SP 33 27 50 8
Hệ thống làm mát 20 46 37 26
4 Vốn kinh doanh Tr. đ 1.870 265 277
5 Số lượng lao động Ng 217 108 139 114
6 Thu nhập bình quân của
lao động/tháng
Tr. đ 1,100 1,230 1,459 1,634
7 Lỗ và lãi Tr. đ 592 610 250 1.441
8 Nộp ngân sách Tr. đ 325 565 268 623
Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy:
Từ năm 2001-2004 giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu vẫn tăng
nhưng không đáng kể chứng tỏ trong những năm này công ty không có đầu tư
lớn.Năm 2003 mặc dù giá trị SXCN và doanh thu vẫn tăng so vớI năm trước
nhưng mức lợI nhuận lạI giảm chỉ bằng 40,98% so vớI năm trước. Mức nộp
ngân sách cũng chỉ bằng 47,43% so vớI năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là
do giá cả vật tư sắt thép, xăng dầu tăng.
Trong kinh doanh việc đảm bảo tài chính là một yếu tố quan trọng,
những năm qua công tác tài chính của công ty luôn ổn định, đều có lãi, tỷ lệ
lợi nhuận và tích luỹ trên vốn cao, đời sống và thu nhập CBCNV luôn được
đảm bảo và cải thiện năm sau luôn cao hơn năm trước. Để động viên khuyến
khích người lao động yên tâm làm việc công ty thường xuyên cải tiến qui chế
trả lương, gắn tiền lương với hiệu quả công việc với qui chế tiền lương của
công ty, thu nhập của người lao động hàng năm đều được tăng năm 2001 là
1.100.000đ đến năm 2005 bình quân thu nhập là 1.580.000đ (Bình quân trong
5 năm mức tăng tiền lương là 13%).

Đối với công tác quản lý lao động và giải quyết lao động dôi dư: Năm
2001 công ty cú trờn 200 lao động nhưng hiện nay công ty chỉ còn 122 lao
động trong số giảm đó ngoài 70 lao động chuyển sang công ty cổ phần vốn
100% vốn của CBCNV và năm 2004 thực hiện chủ trương của nhà nước về
đổi mới sắp xếp DN theo QĐ 113 của thủ tướng chính phủ công ty đã chuyển
đổi thành công ty cổ phần, trong quá trình cổ phần hoá công ty đã giải quyết
cho 23 CBCNV được áp dụng chế độ theo NĐ 41 CP với số kinh phí chi trả
người lao động trên 500 triệu đồng.
Từ khi chuyển thành công ty Cổ phần và trong một số năm gần đõy,
công ty cũng gặp phảI một số khó khăn: Giá vật liệu có biến động, vật tư sắt
thép biến động mạnh, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Từ năm 2001 đến
2003 ngành may có tốc độ phát triển mạnh do có chiến lược tăng tốc song từ
năm 2004 đến nay tốc độ phát triển ngành may có chiều hướng chậm lạI, ít
đầu tư mở rộng, các loạI thiết bị được sản xuất trong nước và nhập của nước
ngoài ngày càng nhiều, công ty phảI cạnh tranh quyết liệt vớI các sản phẩm
nhập ngoạI và các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên công ty cũng có những thuận lợI là: Sản phẩm công ty đã có tín
nhiệm trong và ngoài ngành do đó hầu hết các doanh nghiệp đều ký hợp đồng
mua vớI công ty. Trong 5 năm qua công ty đã từng bước mở rộng thị trường
kể cả một số công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài, do sản phẩm được
chế tạo cho công ty có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các mặt hàng
truyền thống của Công ty như các loại máy cắt vải cố định, máy hút hơi là,
máy kiểm tra vải, máy dập cỳc đó được khách hàng tín nhiệm thay thế máy
nhập ngoại.
Để đạt được những kết quả trên những năm qua công ty đã tập trung triển
khai nhiều biện pháp nhằm từng bước ổn định và phát triển, những biện pháp
công ty tập trung đó là:
Mở rộng thị trường:
Công ty xác định ngành may là thị trường chính. VớI tốc độ phát triển của
ngành may hiện nay, nhu cầu đổI mớI thiết bị, nhà xưởng và cảI thiện môi

trường làm việc cho ngườI lao động là rất lớn. Để đún bắt các nhu cầu của các
doanh nghiệp, công ty đã thành lập nhóm thị trường gồm những cán bộ có
kinh nghiệm và trình độ am hiểu ngành may, thường xuyên tiếp cận vớI các
doanh nghiệp để lắng nghe góp ý của khách hàng đồng thờI nắm bắt được
nhu cầu của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó chọn lọc mặt hàng phù hợp để
đưa vào sản xuất. Công ty đã quan tâm đến việc quảng cáo bằng nhiều hình
thức giúp khách hàng hiểu về công ty cũng như sản phẩm mà công ty chế tạo.
Trong kinh doanh công ty đặc biệt quan tâm đến chữ tín vớI khách
hàng, luôn bảo đảm tiến độ và chất lượng sản phẩm, 100% các sản phẩm của
công ty đều được kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng mớI giao cho khách hàng.
Công ty cũn cú dịch vụ sửa chữa, bảo hành sau bán hàng rất chu đáo để khách
hàng yên tâm khi mua các sản phẩm của công ty.
Đầu tư nghiên cứu KHKT:
5 năm qua công ty đã tham gia nghiên cứu thành công 4 đề tài và 1 dự
án cấp Bộ và 4 đề tài cấp công ty đó là:
Đề tài cấp bộ:
 Đề tài máy xén băng viền
 Máy dập cúc khí nén
 Máy dập cúc cơ khí
 Đề tài máy vảI cố định có hệ thống điều khiển vô cấp tốc độ và thổI khí
 Dự án nghiên cứu hoàn thiện hệ thống làm mát bằng phương pháp bốc
hơi nước cho các nhà xưởng sản xuất ( Thuộc dự án tiết kiệm năng
lượng của Bộ )
Đề tài cấp công ty:
 Mỏy nâng hàng và hệ thống băng chuyền vận chuyển ỏo lờn công te

 Hệ thống đường truyền vận chuyển sản phẩm trong kho
 Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy kiểm tra vảI có định biên, đề tài đã
hoàn thành trước tiến độ đến nay đã chế tạo xong và đang cho chạy thử.
 Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy kiểm tra vảI dệt kim dạng gấp

Các đề tài trên công ty đã nghiên cứu và chế tạo thành công và đã bán cho
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
Từ tháng 7/2002 công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000. Qua 2 năm áp dụng đã giúp công ty nâng cao được
công tác quản lý và chất lượng sản phẩm.
Đa dạng hoá sản phẩm
VớI thế mạnh của mình là cơ khí chuyên ngành, công ty đã tập trung đầu
tư nghiên cứu cảI tiến các sản phẩm ngành may. Ngoài ra, công ty còn nghiên
cứu những sản phẩm cơ khí cho một số ngành khác như lắp ráp ụtụ và điện
tử…
Những sản phẩm của ngành may công ty cũng thường xuyên cảI tiến cho
phù hợp vớI yêu cầu của khách hàng để sản phẩm của công ty có chỗ đứng và
cạnh tranh được vớI các sản phẩm trên thị trường. Những năm qua công ty đã
không ngừng nâng cao chất lượng đồng thờI đưa các công nghệ tiên tiến vào
sản xuất, giảm các chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Công tác tài chính:
Trong kinh doanh việc đảm bảo tài chính là một yếu tố quan trọng,
những năm qua công tác tài chính của công ty luôn ổn định. Tuy giá cả vật tư
sắt thép xăng dầu luôn biến động song công ty luụn cú chính sách mua sắm
dự trữ hợp lý, không để sản phẩm hoặc vật tư tồn đọng quá mức. Sau khi bán
hàng công ty luôn bám sát để giảI quyết công nợ vớI các đơn vị. Chớnh vỡ
làm tốt cỏc khõu này mà những năm qua công ty làm ăn đều có lãi, tỷ lệ lợI
nhuận và tích luỹ trên vốn cao.
Công tác đầu tư:
Những năm qua công ty không có đầu tư lớn. Để tăng năng suất, chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm công ty chỉ đầu tư mua sắm thêm một số thiết
bị chuyên dùng phù hợp vớI khả năng nguồn vốn của công ty.
Công tác tiền lương, thu nhập và giảI quyết lao động dôi dư. Để
đáp ứng vớI yêu cầu SXKD những năm qua, ngoài việc đưa những CBCNV
đi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ công ty còn tuyển thêm 8 kỹ sư chuyên

ngành tăng cường cho bộ phận kỹ thuật. Chớnh vỡ cú chiến lược phát triển
nguồn nhân lực đúng đã giúp công ty vượt qua những thờI điểm mà ngành cơ
khí gặp khó khăn
4. Định hướng phát triển trong năm 2006 của công ty:
Năm 2006 tình hình trong nước và thế giới cũng như ngành dệt may
còn nhiều biến động, sự cạnh tranh còn quyết liệt hơn. Để ổn định, đứng vững
và từng bước đưa công ty phát triển vớI mục tiêu phấn đấu tăng 10% doanh
thu và lợi nhuận so vớI năm 2005, đảm bảo nộp ngân sách đầy đủ theo qui
định nhà nước, ổn định việc làm và tăng thu nhập cho CBCNV, lãnh đạo công
ty phải xác định hướng đi phù hợp với từng giai đoạn đồng thời phải có
những biện pháp cụ thể để đem lại hiệu quả, trong đó những biện pháp được
công ty đặc biệt quan tâm trong năm 2006 là phải tiếp tục nghiên cứu và tiếp
cận để mở rộng thị trường kể cả thị trường nước ngoài, cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành và nghiên cứu sản phẩm mới. Đõy là vấn đề
mang tính chất quyết định cho sự phát triển của công ty. Phương hướng sản
xuất kinh doanh của công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm thay thế cho
nhập ngoại phục vụ cho ngành dệt may mà trước hết là các sản phẩm mà công
ty có thể hoàn toàn làm chủ về kỹ thuật, thị trường, đồng thời có thể cạnh
tranh thắng lợi với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Chiến lược thị trường của công ty trong năm 2006 và các năm tiếp theo
là: Thị trường trong nước là thị trường chính, mở rộng thị trường ngoài nước
nếu có điều kiện. Thị trường trong nước là thị trường lớn và thuận lợi với
công ty vì vậy phảI tập trung chủ động giữ vững những thị trường đã có, từng
bước mở rộng thêm quan hệ bạn hàng mới trong ngoài ngành để giành thêm
thị trường. Đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp dệt may, phải tập trung
xử lý tốt mối quan hệ sau bán hàng để giữ mối quan hệ lâu dài.
Để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, chiến lược nghiên cứu của
công ty phảI tập trung nghiên cứu chế tạo các mặt hàng khó yêu cầu chất
lượng cao phù hợp với ngành. Tập trung cải tiến một số sản phẩm của công ty
trở thành mặt hàng truyền thống có sức cạnh tranh cao. Nghiên cứu và sản

xuất những thiết bị chuyên dùng mà các doanh nghiệp trong ngành có nhu cầu
như: Máy cắt vòng thổi khí, máy kiểm tra vải dệt kim dạng gấp, máy KT vải
định biờn, mỏy là ép ve áo comple đồng thời tìm hiểu và chế tạo một số sản
phẩm phục vụ các ngành khác như hệ thống điều không trong ngành dệt, hệ
thống băng chuyền lắp ráp các sản phẩm cơ khí và điện tử…
Nâng cao chất lượng sản phẩm là điều mà công ty luôn chú trọng.
Trong năm 2006 công ty vẫn tiếp tục tham khảo có chọn lọc các mẫu của
nước ngoài tạo ra các sản phẩm mới, phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt
Nam. Đồng thời tăng cường biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, phải có chính sách
thưởng phạt nghiêm minh, kiên quyết xử lý các trường hợp thiếu trách nhiệm
trong quản lý chất lượng ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Công ty đã chuyển thành công ty cổ phần do đó ngoài những chế độ
chính sách của nhà nước công ty phải thực hiện đầy đủ đối với người lao động
công ty còn phải đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận để đảm bảo tỷ lệ lãi
cổ tức đã được đại hội cổ đông đề ra phấn đấu năm sau cao hơn năm trước.
Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong LĐSX đồng thời ổn định chính trị để đưa
công ty phát triển ổn định và vững chắc.
PHẦN II: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động:
Công ty Cổ phần cơ khí may Gia Lâm là một doanh nghiệp chuyên sản
xuất các loạI máy móc, thiết bị phù trợ chủ yếu cho nghành may, giầy. Khách
hàng của công ty bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công ty
có mốI liên hệ thường xuyên vớI hơn 150 công ty, xí nghiệp trong và ngoài
nước. Công ty có 1 xưởng liên doanh sản xuất bông Polyester cung cấp cho
ngành may. Trong ngành công nghiệp Việt Nam, hiện nay mớI chỉ có Công ty
là doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị cho ngành may, vì vậy sản phẩm
cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là các sản phẩm của nước ngoài. Tuy
nhiên các thiết bị nhập ngoạI thường có giá thành cao hơn thiết bị sản xuất

trong nước. Đõy cũng là một lợI thế để doanh nghiệp củng cố chỗ đứng của
mỡnh trờn thị trường trong nước.
2. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ và qui trình công nghệ sản xuất:
2.1. Các loại sản phẩm dịch vụ của công ty:
Sản phẩm Công ty sản xuất bao gồm các loại thiết bị, phụ tùng cơ khí phục
vụ cho ngành may và các ngành khác như ngành dệt, ngành than, ngành giầy.
Các sản phẩm được sản xuất và đang tiêu thụ trên thị trường, đó là các loại
máy phục vụ cho ngành may, ngành dệt và một số ngành khác.
- Máy cắt vải cố định: sản phẩm này có kết cấu đơn giản mà tính năng hiệu
quả của nó rất cao. Máy cắt vải này chủ yếu phục vụ cho ngành may, nó có
thể cắt theo từng lớp hoặc từng chồng có độ dày mỏng khác nhau.
- Máy kiểm tra vải: Máy kiểm tra vải hiện tại công ty đang chế tạo, trong
các năm vừa qua cũng được tiêu thụ tương đối lớn. Máy có nhiều chủng loại
và kích cỡ khác nhau, máy có thể kiểm được khổ vải 1,2m; 1,8m; 2,4m .…
Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà công ty chế tạo nhiều hay ớt. Mỏy kiểm
tra vải hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng động cơ kộo cỏc quả lô để cuốn
vải và cũng là để trải vải phẳng, thẳng để cho người công nhân có thể phát
hiện được các khuyết tật của sản phẩm, máy vừa có tác dụng kiểm tra vải và
vừa đo đếm được chiều dài của vải nhờ có một bộ đếm lắp sẵn ở trên máy.
- Hệ thống làm mát phân xưởng do công ty chế tạo cũng được thị trường
rất ưa dựng vỡ nó đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Hệ thống hoạt
động nhờ có nhiều quạt hút thông gió, và các tấm chắn trong phân xưởng, nó
đảm bảo thông thoáng cho xí nghiệp cũng như phân xưởng luụn thoỏng và
mát.
- Ngoài ra Công ty còn sản xuất kinh doanh một số máy móc, thiết bị khác
phục vụ cho ngành may mặc, ngành dệt, ngành da giầy như:
Các thiết bị phục vụ ngành may gồm:
 Máy lộn cổ áo sơ mi.
 Thiết bị hút hơi là.
 Thiết bị gấp áo sơ mi.

 Máy dập cúc.
 Máy phay mica.
Các trang thiết bị phụ trợ cho xưởng may:
 Ghế ngồi may.
 Thùng đựng hàng.
 Bàn kiểm hoá.
 Băng truyền may.
Các phụ tùng thay thế:
 Trục kim
 Mặt nguyệt.
 Răng cưa.
 Bộ dưỡng lộn cổ áo.
Các máy phục vụ ngành giầy:
 Máy quét keo đế giầy.
 Máy ép đế giầy bằng thuỷ lực.
Các phụ tùng thay thế ngành dệt:
Trục suốt máy dệt và một số thiết bị phụ tùng khác.
Sản phẩm của công ty có rất nhiều chủng loại, mỗi sản phẩm có yêu cầu
kỹ thuật khác nhau. Tất cả các sản phẩm do Công ty sản xuất đều yêu cầu
mức độ phức tạp và chính xác cao.
2.2. Qui trình sản xuất công nghệ:
Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm các
loại thiết bị, phụ tùng ngành cơ khí phục vụ cho ngành may và các ngành
khác như ngành dệt, ngành giầy.
Vì sản phẩm của Công ty có nhiều loại nên em xin phép chỉ giới thiệu
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có doanh thu nhiều nhất và cũng là
công nghệ sản xuất sản phẩm điển hình cho các sản phẩm khác đó là công
nghệ sản xuất máy cắt vải cố định và máy kiểm tra vải.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nội dung các bước công việc trong quy trình công nghệ:

Bước 1: Cưa, cắt phôi. Trong bước này, phôi mua về từ bên ngoài được
công nhân căn cứ vào bản vẽ để cắt phôi theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 2: Gia công cắt gọt bao gồm việc tiện, phay hoặc hàn, dập nguội.
Phôi sau khi được cưa, cắt sẽ qua bước gia công cắt gọt. Tùy theo yêu cầu
kỹ thuật của từng sản phẩm, chi tiết mà phôi có thể được tiện, hoặc được
phay, hoặc hàn, dập, nguội.
Tiện: Phôi được tiện theo hình thù, kích thước được ghi trong bản vẽ kỹ
thuật.
Phay: Phôi được đưa vào phay theo hình thù đường bao của sản phẩm,
có sản phẩm phay chính xác (như răng cưa), nhưng cũng cú cỏi chỉ phay
tạo hình.
Nguội: Đối với các sản phẩm có đường cong theo yêu cầu của bản vẽ
phải qua làm nguội, thông qua nguội đê gia công tinh lại các sản phẩm theo
kích thước. Nguội bao gồm việc dũa, khoan, taro
Bước 3: Nhiệt luyện, sơn.
Các chi tiết có yêu cầu chống mài mòn, có độ cứng sẽ được nhiệt luyện.
Thép được đưa vào nhiệt độ phù hợp để tôi đến khi đạt được độ cứng nhất
định theo yêu cầu.
Bước 4: Mài.
Các chi tiết sau khi được nhiệt luyện sẽ được đưa đi mài để đảm bảo độ
nhẵn theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 5: Kiểm tra. Tất cả những chi tiết được làm qua các bước trên sẽ
được kiểm tra xem có đạt yêu cầu so với bản vẽ không.
Bước 6: Lắp ráp. Các chi tiết được kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ được lắp
ráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
Bước 7: Kiểm tra, chạy thử. Các sản phẩm sau khi được lắp ráp ở bước 6
sẽ được kiểm tra lại lần nữa và cho chạy thử trước khi bao gói, nhập kho
Bước 8: Bao gói, nhập kho. Sản phẩm sau khi kiểm tra, chạy thử thấy
đạt yêu cầu, không có vấn đề gì sẽ được đóng gói đưa vào kho chờ xuất
bán.

3. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động của công ty:
3.1. Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp:
Năm
Loại LĐ
2002 2003 2004
Số người Tỷ trọng
(%)
Số người Tỷ trọng
(%)
Số người Tỷ trọng
(%)
LĐ quản lý 12 11.11 14 10.07 18 15.79
Kỹ sư 14 12.96 15 10.79 21 18.42
Công nhân sx
82 75.93 110 79.14 75 65.79
Tổng số 108 100 139 100 114 100
Ta thấy xét theo tiêu thức nghề nghiệp, lao động của Công ty được phân
chia thành lao động quản lý, kỹ sư, công nhân sản xuất.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất là đội ngũ công nhân sản xuất
Năm 2002: Số lượng công nhân là 82 người, chiếm 75.93%
Năm 2003: Số lượng công nhân là 110 người, chiếm 79.14%
Đến năm 2004 số lượng công nhân giảm xuống còn 75 người, chiếm
65.79% tổng số lao động của Công ty
Trong đội ngũ công nhân sản xuất có 15 công nhân bậc 5, chiếm 20% đội
ngũ công nhân sản xuất và 2 người bậc 5 trở lên chiếm 2.67%
- Tốc độ tăng: Tốc độ tăng của kỹ sư là mạnh nhất.
Năm 2004: Tốc độ tăng của kỹ sư là: (21 - 15)/15 = 40%
Sau đó là tốc độ tăng của lao động quản lý: 28.57%
Còn công nhân có tốc độ giảm là: (75 - 110)/110 = - 31.8%
Công ty Cổ phần cơ khí may Gia Lâm là một công ty chuyên sản xuất các

sản phẩm, thiết bị phục vụ ngành may mặc và các ngành có liên quan, nên
doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà công nhân sản xuất
được. Tuy nhiên số lượng công nhân có xu hướng giảm, trong khi đó số lượng
lao động quản lý lại tăng mạnh. Đây là một biểu hiện không tốt cho Công ty.
Tỷ trọng của các loại lao động trong công ty cần phải được xem xét lại.
3.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổI:
Năm
Nhóm
2002 2003 2004
Tốc độ tăng,
giảm năm
2004/2003
Số người Tỷ trọng
(%)
Số người Tỷ trọng
(%)
Số người Tỷ trọng
(%)
Dưới 30 5 4.63 7 5.04 21 18.42 200%
Từ 30 - 40 7 6.48 8 5.76 11 9.65 37.5%
Từ 40 - 50 74 68.52 99 71.22 66 57.89 - 33.33%
Trên 50 22 20.37 25 17.98 16 14.04 - 36%
Tổng 108 100 139 100 114 100
Lực lượng lao động của Công ty tương đối già. Lao động từ 40 đến 50 tuổi
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số lao động của Công ty.
Năm 2004, cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty như sau:
+ Lao động dưới 30 tuổi 21 người, chiếm 18.42 %
+ Lao động từ 30 - 40 tuổi 11 người chiếm 9.65 %
+ Lao động từ 40 - 50 tuổi 66 người chiếm 57.89 %
+ Lao động trên 50 tuổi 16 người, chiếm 14.04 %

Lao động dưới 30 tuổi và từ 30 - 40 tuổi có xu hướng tăng. Trong đó tốc độ
tăng của lao động dưới 30 tuổi là lớn nhất: 200% (năm 2004 so với năm
2003). Tốc độ tăng của lao động từ 30 - 40 tuổi là 37.5 %.
Trong khi đó lao động trong nhóm tuổi từ 40 đến 50 và trên 50 tuổi có xu
hướng giảm mạnh. Cụ thể là năm 2004 so với năm 2003: lao động từ 40 đến
50 tuổi có tốc độ giảm là 33.33 %, lao động trên 50 tuổi có tốc độ giảm 36 %.
Các loại lao động có sự thay đổi như vậy là do:
+ Năm 2004 Công ty tiến hành cổ phần. Sau khi cổ phần có sự sắp xếp lại
lực lượng lao động của Công ty, một số người lớn tuổi gắn bó lâu năm với
Công ty được về hưu sớm trước tuổi do lao động dôi dư sau khi sắp xếp lại.
Đồng thời Công ty cũng tuyển dụng thêm một số kỹ sư, lao động trẻ bổ sung
vào đội ngũ lao động của Công ty để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện tại.
+ Công ty mới nhập thêm một số máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi phải có
một đội ngũ lao động trẻ với đầu óc nhanh nhạy mới có thể đáp ứng được. Do
đó sự thay đổi này là rất phù hợp với tình trạng hiện tại của Công ty.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty qua các năm cho thấy sự biến đổi
cơ cấu lao động của Công ty là theo chiều hướng trẻ hoá đội ngũ lao động của
Công ty.
Tuy lao động trên 50 tuổi có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn
trong Công ty. Năm 2004 chiếm 14.04 % tổng số lao động của Công ty, lớn
hơn cả lao động từ 30 đến 40 tuổi. Lao động này chủ yếu là những người gắn
bó với Công ty từ khi mới thành lập.
3.3. Cơ cấu lao động theo trình độ:
Năm 2002 2003 2004
Tốc độ tăng,
giảm năm
2004/2003
Số người Tỷ trọng
(%)
Số người Tỷ trọng

(%)
Số người Tỷ trọng
(%)
Đại học 14 12.96 16 11.51 21 18.42 31.25%
Trung cấp 8 7.41 9 6.47 10 8.77 11.11%
Phổ thông 82 75.93 108 77.7 76 66.67 -29.63%
Sơ cấp 4 3.7 6 4.32 7 6.14 16.67%
Tổng 108 100 139 100 114 100
Nhìn chung lao động của Công ty qua các năm gần đây có sự gia tăng về
chất lượng. Lao động có trình độ đại học và trung cấp tăng lên mạnh. Trong
năm 2004:
+ Lao động có trình độ đại học có tốc độ tăng so với năm 2003 là 31.25
% chiếm 18.42 % tổng số lao động
+ Lao động có trình độ trung cấp có tốc độ tăng là 11.11 %, chiếm 8.77
%
+ Lao động có trình độ sơ cấp có tốc độ tăng là 16.67 %, chiếm 6.14 %
+ Lao động có trình độ phổ thông có tốc độ giảm là 29.63 %, chiếm
66.67%
Đây là một biểu hiện chất lượng lao động của Công ty đang và sẽ đáp
ứng những yêu cầu công việc ở từng bộ phận. Tuy nhiên trong số những
người có trình độ đại học chỉ có một người thuộc về khối kinh tế chuyên
ngành kế toán, còn đa số những người khác thuộc về khối kỹ thuật
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý của Công ty. Công ty
thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt là về
mặt quản lý.
3.4. C ơ cấu lao động theo giớI tính:
Năm
Giới tính
2002 2003 2004
Số

người
Tỷ trọng
(%)
Số
người
Tỷ trọng
(%)
Số
người
Tỷ trọng
(%)
Nam 76 70.37 109 78.42 87 76.32
Nữ 32 29.63 30 21.58 27 23.68
Nhìn chung cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty thay đổi không
đáng kể giữa các năm. Năm 2004 lao động nữ là 27 người, chiếm 23,68% so
với tổng số lao động của Công ty. Lao động nam chiếm đa số. Đặc điểm này
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vì, sản phẩm của
công ty là sản phẩm cơ khí cho nghành may như máy kiểm tra vải, Máy dập
cúc, ghế ngồi Nên quá trình sản xuất sản phẩm không những đòi hỏi kỹ
thuật nhất định mà còn yêu cầu sức khoẻ tốt. Thể lực sức khoẻ tốt là điều kiện
đầu tiên cần để có thể thực hiện hoàn thành các thao tác như tiện, phay Lao
động nam luôn chiếm tỉ trọng lớn qua các năm và ngày càng có xu hướng
tăng lên dù chậm.
Với một công ty với đại đa số nam trên tổng số, việc quản lí lao động
cũng có những đặc thù nhất định. Thông thường lao động nam có mức ổn
định hơn lao động nữ, đó là do ảnh hưởng của tính chất giới tính. Do đó việc
quản lý cũng ổn định do sự biến động, nghỉ phép ít.
3.5. Phương thức tính thù lao lao động:
Lao động của Công ty được chia thành hai bộ phận: lao động trực tiếp
và lao động gián tiếp. Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được

hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp và tính theo sản phẩm. Tiền lương
trả cho công nhân gián tiếp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp,
tính theo hệ số cấp bậc. Chi phí quản lý phân xưởng dùng để hạch toán lương
trách nhiệm của công nhân ở bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất nhưng làm
công tác điện nước, lương của những công nhân này là lương khoán điện
nước theo TK 136.
4.Cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng của cỏc phũng ban:
4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo dạng mô hình trực tuyến - chức năng.
Mối liên hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới là trực tuyến, còn những bộ phận
phòng ban chỉ là những bộ phận chức năng. Các bộ phận này được Giám đốc
và Phó Giám đốc Công ty giao phó quyền hạn chức năng.
Công ty có sơ đồ tổ chức bộ máy như sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
4.2. Chức năng các bộ phận, phòng ban:
Công ty chỉ quy định chức năng của Hội đồng quản trị và qui định
quyền hạn, trách nhiệm đối với Chủ tịch hội đồng quản trị kiên Giám đốc ,
các Phó giám đốc, đối với chức năng của các bộ phận, phòng ban Công ty
không có văn bản nào quy định. Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã tìm
P. Chủ tịch HĐQT
kiêm P. GĐ sx kd
HĐQT
Tổ nguội 4
Chủ tịch HĐQT
kiêm GĐ
P. GĐ kỹ thuật
P. Kinh
doanh
Văn phòng
phân xưởng

Tổ nguội 1
Tổ nguội 3
Tổ nguội 2
Tổ tiện Tổ phay Tổ mộc
Tổ cơ điện
®iÖn
P. Tổ chức
hành ch ính
P. T ài v ụ
Đội bảo vệ
P. Kỹ thuật và
KTCL
hiểu và biết được các bộ phận, phòng ban trong Công ty có những chức năng
sau:
Hội đồng quản trị
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.
- Quyết định phương án đầu tư.
- Kiến nghị các loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được
quyền chào bán
- Quyết định giải pháp phát triển, tiếp thị, công nghệ, thông qua hợp
đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị từ 10% đến dưới
50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của Công ty cổ phần
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán
trưởng Công ty cổ phần. Quyết định mức lương, tiền lương và các lợi ích
khác của cán bộ quản lý do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định
thành lập các đơn vị trực thuộc, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc
góp vốn mua cổ phần.
- Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức

hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh sản xuất.
- Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty, định giá tài sản
góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
- Quyết định mua lại không quá 5% số cổ phần đó bỏn của từng loại.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ hội nghị Đại hội đồng cổ
đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý
kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty cổ phần.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty:
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị
bầu ra trong số những thành viên của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng
quản chị cú cỏc quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu
tập và chủ tọa các cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh hang ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và
các cơ quan pháp luật về việc thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được
giao.
- Tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư
của Công ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của
Công ty cổ phần.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các
chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Thành lập và chủ trì các hội đồng thi đua, khen thưởng các sáng kiến
cải tiến liên quan đến điều hành và hoạt động của Hệ thống chất lượng.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính.
- Theo dõi giám sát, kiểm soát, phê duyệt các báo cáo hoạt động của

Công ty trình cấp trên.
Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc các việc sau: Tổ chức, thực hiện,
điều hành các công việc liên quan đến sản xuất, chất lượng, giao hàng.
- Thường xuyên báo cáo Giám đốc về tình hình hoạt động theo nhiệm vụ
đã được phân công.
- Trực tiếp quản lý và điều hành phòng Kinh doanh, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng Kinh doanh.
- Phụ trách công tác thi nâng bậc, đào tạo.
- Giám sát trực tiếp quản lý thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, thiết bị
đo lường.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy,
phòng chống bão lụt, vệ sinh môi trường, thực hiện các nội quy, quy chế
Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật :
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các việc sau: Theo dõi, chỉ đạo công
tác kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và thị
trường, trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật & kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng kinh doanh:
- Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng mua và bán thiết bị sản phẩm,
theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, báo giá, lập kế hoạch sản xuất tháng.
- Bán hàng, giao hàng theo hợp đồng đã ký.
- Tham mưu cho Giám đốc nguồn mua vật tư đầu vào, đảm bảo giá cả
hợp lý, chất lượng tốt, giao hàng đúng tiến độ. Lập kế hoạch và thực hiện
mua vật tư theo quy định của Công ty.
- Theo dõi chỉ đạo kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào, các bán thành
phẩm đặt ngoài.
- Quản lý cấp phát vật tư đúng quy định, theo định mức kỹ thuật.
- Theo dõi đốc thúc quá trình sản xuất.
- Tổ chức, quản lý phương tiện vận tải, thuê dịch vụ vận chuyển các sản

phẩm của Công ty.
- Xác định đơn giá cho các sản phẩm .
- Phân tích, giải quyết các ý kiến khiếu nại của khách hàng .
Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các vấn đề nhân sự, công việc hành
chính, y tế và quản lý các công việc đó.
- Về nhân sự: Phòng hành chính thực hiện các việc như: tuyển dụng, đào
tạo, làm các chế độ cho người lao động (BHXH, BHYT, hưu trí ), lương
(kiểm tra định mức, lưu trữ hồ sơ đào tạo và hồ sơ nhân sự, phối hợp với
phòng tài vụ trong việc chi trả lương cho người lao động), kiểm tra an toàn
bảo hộ lao động, tham mưu cho Giám đốc để mua sắm các trang thiết bị,
sắp xếp lại bộ máy, thực hiện các phong trào thi đua, văn hóa xã hội, khen
thưởng, kỷ luật.
- Về công tác hành chính: Làm các công việc văn thư, các thủ tục hành
chính, tiếp nhận công văn, công tư, chế độ chính sách của Nhà nước, gửi đi
các báo cáo đến các cơ quan.
- Về Y tế: Khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân trong Công ty, theo dõi
ốm đau.
Phòng tài vụ
- Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề tài chính kế toán của Công ty ,
phân tích kinh tế quý, năm.
- Tham mưu cho Giám đốc về việc đầu tư, thực hiện các phương án đầu
tư, xây dựng.
- Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê.
- Lập các báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu
- Làm việc với cơ quan thuế của nhà nước.
- Quản lý thu chi theo quy định của Công ty.
- Quản lý giá trị tài sản của Công ty.

×