Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp công ty TNHH thương mại, dịch vụ và viễn thông MÊKÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.05 KB, 37 trang )

I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DICH VỤ VIỄN THÔNG MÊKÔNG.
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty (1999 – 2006)
Trong nền kinh tế bao cấp, mọi hoạt động của DN đều tuân theo sư chỉ đạo của
nhà nước, theo pháp lệnh của nhà nước, DN sẽ phải kinh doanh nhứng mặt hàng
nhất định, với số lượng nhất định và giá cả cố định. Các mặt hà
ng kinh doanh còn rất ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Các DN hầu
như không phải bận tâm mình có lãi hay không bởi lãi nhà nước phân phối, lỗ nhà
nước chịu. Như vậy dễ thấy một điểm rằng nền kinh tế này tất yếu kéo theo sự trì
trệ lạc hậu thói quen liêu của các nhà lãnh đạo.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường bước vào hội nhập kinh tế thế giới,
nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các DN phát triển
nhanh cả về số lượng và loại hình kinh doanh nhưng các DN tự lo đầu vào, đầu ra
tự tổ chức phương thức kinh doanh nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn
tuân thủ sự giám sát của nhà nước. Khi đó các DN không thích ứng với điều kiện
mới sẽ bị đào thải tạo điều kiện cho những DN có chiến lược kinh doanh đúng đắn,
năng động và thích nghi với điều kiện mới sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển.
Trong xu thế phát triển của đất nước ngày 19/01/1999 Công ty TNHH thương
mại, dịch vụ và viễn thông MÊKÔNG được thành lập với bộ máy quản lý giàu kinh
nghiệm và đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ và năng động, Công ty đã cho mính
một vị thế vững chắc trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và đầy cạnh tranh để
sinh tồn.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đô thị hoá cao, đời sống của người dân
càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các thiết bị dùng ga phục vụ cho cuộc sống hàng
ngày tăng nhanh và trong điều kiện hiện nay vai trò công nghệ thông tin là vô cùng
quan trọng. Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều Công ty kinh doanh về các
mặt hàng này nhưng họ chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, chưa đáp
ứng mọi nhu cầu của họ về chất lượng cũng như giá cả phù hợp, nắm bắt được tình
hình này Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và viến thông MÊKÔNG đã quyết
định đưa ra thị trường các sản phẩm dùng ga như bếp ga gia đình, bếp ga công


nghiệp, nồi cơm ga, bình nóng lạnh dùng ga, máy hút khói, máy sấy bát đĩa cung
cấp các dịch vụ viễn thông như sim, thẻ, máy điện thoại các loại….Với hệ thống chi
nhánh và cửa hàng ở rất nhiều tỉnh thành và khu vực trong cả nước.
Công ty được thành lập ngày 19 tháng 1 năm 1999 với tên gọi là: Công ty
thương mại MÊKÔNG
Số vốn điều lệ ban đầu 3.000.000.000 VNĐ ( ba tỷ đồng)
Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và viến thông MÊKÔNG là công ty TNHH
hai thành viên được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 071026
ngày 20/01/1999 được sở kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số
3998/CP/TLDN ngày 19/01/1999.
Đến năm 2003 Công ty quyết định mở rộng mặt hàng kinh doanh thêm lĩnh
vực viễn thông công ty đổi tên là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ viễn thông
MÊKÔNG.
Tên giao dịch: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ viến thông MÊKÔNG
Tên quốc tế: Mekong Telecom serices  trading Companing Limited.
Tên viết tắt: Mekong Telecom Co.ltd.
Trụ sở chính: 181 Kim Ngưu - Phường Thanh Lương – Q. Hai Bà Trưng – Hà
Nội.
Điện thoại: 04.972066 Fax : 04.972066
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ viến thông MÊKÔNG ngay từ khi mới
thành lập đã xác ịnh rõ mục tiêu và phương hướng kinh doanh nên đã sớm đầu tư,
tập trung mọi nguồn lực để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù khi
mới thành lập công ty gặp nhiều khó khăn về nhân lực về công tác tổ chức quản lý
và cơ sở vật chất kỹ thuật. Song do sự cố gắng phấn đấu không ngừng của cán bộ
công nhân viên, Công ty đã sớm mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh, nguồn nhân
lực cũng không ngừng được tăng lên cả về số lượng và trình độ chuyên môn đáp
ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của Công
ty ngày càng nâng cao. Với sự phát triển mạnh mẽ của mình Công ty đã đóng góp
một phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân và vào sự phát triển đất nước.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty bao gồm các giai đoạn sau:

 Giai đoạn từ ngày thành lập đến 2003: Đây là giai đoạn xây dựng,
trưởng thành vào bước đầu phát triển.
Những ngày đầu mới thành lập, Công ty còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân
lực cả về số lượng và chất lượng về công tác tổ chức và về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong giai đoạn này Công ty chỉ mới kinh doanh một số mặt hàng như bếp ga gia
đình, bình tắm nóng lạnh, máy hút khói phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn song giai đoạn này Công ty cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Bảng 1: Qui mô và kết quả kinh doanh của công ty từ 1999  2003
Đơn vị:1000đ
Chỉ tiêu ĐVT
1999 2003
Chênh lệch(%)
1. Số lao động Người 20 50 30 150
2. Tổng doan thu Nghìn đồng 30.121.269 75.352.398 45.231.129 133,56
3. Thu nhập bình quân Nghìn đồng
/ tháng
1041 1542 501 48,13
4. Vốn kinh doanh Nghìn đồng 25.419.000 39.200.000 13781.000 54,22
Vốn cố định Nghìn đồng 1.724.000 3.650.000 1.926.000 117,72
Vốn lưu động Nghìn đồng 24.695.000 35.550.000 10.855.000 43,96
5. Lợi nhuận Đồng 330.000.000 715.000 375.000 110,3
Căn cứ vào bảng kết quả trên ta thấy Công ty có hiệu quả kinh doanh cao các
chỉ tiêu đều tăng với tốc độ cao như:
Số lao động năm 2003 so với năm 1999 đã tăng 30 người tương ứng với tốc độ
tăng 150%. Chứng tỏ trong giai đoạn này Công ty có nhiều chính sách thu hút
nguồn nhân lực bên ngoài đồng thời có kế hoạch gửi nhân viên đi đào tạo nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ.
Nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn cộng với đội ngũ nhân viên có trình độ
tay nghề cao, năng động và nhiệt tình trong công việc đã làm cho doanh thu tăng
gần 50 tỷ đồng với tốc độ tăng hơn 150% đây là nhân tố báo hiệu tình hình kinh

doanh của rất tốt.
Tình hình vốn kinh doanh của công ty cũng tăng khá nhanh với tốc độ tăng
54.22% chứng tỏ công ty đã có nhiều biện pháp thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy kinh
doanh.
Thu nhâp bình quân đầu người tăng 501.000 hay tương ứng với tốc độ tăng
48.13% cùng với các chính sách khen thưởng giúp cán bộ nhân viên ổn định cuộc
sống hăng say nhiệt tình trong công việc.
Hiệu quả kinh doanh cao thể hiện lợi nhuận của công ty tăng nhanh với tốc độ
tăng 110.3% Công ty ngày càng khẳng định sức mạnh của mình trên thị trường cạnh
tranh.
 Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển mạnh mẽ.
Giai đoạn này Công ty có những bước hát triển mạnh mẽ cả về đội ngũ nhân
viên, về công tác tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật. Ngoài ra các mặt hàng kinh
doanh từ trước Công ty còn mở rộng kinh doanh thêm các mặt hàng dùng ga như
máy sấy bát đĩa, bếp công nghiệp, nồi cơm ga, các sản phẩm hiệu PALOMA nhập
khẩu từ Đài Loan và thương hiệu Paloma nhập khẩu từ Nhập Bản. Công ty có các
dịch vụ đưa hàng miễn phí đến tận nơi người mua hàng cần, có dịch vụ sửa chữa
bảo dưỡng các sản phẩm Công ty kinh doanh. Mặt khác cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin và nhu cầu trao đổi thông tin tăng lên nhanh chóng nắm
bắt được thị hiếu này Công ty đã quyết định mở rộng thị trường kinh doanh sang
lĩnh vực viễn thông kinh doanh các mặt hàng như sim, thẻ, điện thoại. Chính vì vậy
Công ty đã phát triển tăng thêm vốn kinh doanh bằng cách tiếp cận thêm thành viên
mới và đăng ký kinh doanh lại lần 1 vào ngày 19 tháng 01 năm 2003 với tên giao
dịch mới Công ty TNHH thương mại và dịch vụ viến thông MÊKÔNG .
Bảng 2: Qui mô và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ
20032006
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2006 Chênh lệch(%)
1. Số lao động Người 50 105 55 110
2.Tổng doanh thu Nghìn đồng 75.352.398 190.235.456 114.883.058 152,46

3.Thu nhậpbình
quân
Nghìn đồng/
tháng
1542 1975 433.000 28,1
4.Vốn kinh doanh Nghìn đồng 39.200.000 59.300.000 20.100.000 51,28
Vốn cố định Nghìn đồng 3.650.000 7.550.000 900.000 24,65
Vốn lưu động Nghìn đồng 35.550.000 54.750.000 19.200.000 54
5. Lợi nhuận Nghìn đồng 715.000 1.350.000 635.000 88,81
Tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng tốt thể hiện qua các chỉ tiêu trên
bảng đặc biệt thể hiện rõ nhất qua doanh thu của Công ty đã tăng lên rất nhanh chỉ
trong 3 năm doanh thu đã tăng được hơn 110 tỷ với tốc độ tăng hơn 150% thể hiện
số lượng hàng bán ra và số lượng khách hàng tăng lên nhanh. Ngoài ra các chỉ tiêu
khác của Công ty trong thời gian này đều rất tốt như lợi nhuận tăng với tốc độ
nhanh 88,81%, hay thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên 1.975 nđ trong năm
2006 mức thu nhập này là khá cao so với thời điểm hiện nay và đã kích thích được
cán bộ nhân viên tích cực cống hiến cho Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó Công ty luôn chấp hành nghĩa vụ với nhà nước thể hiện số thuế nộp
ngân sách đã tăng lên khá nhanh với tốc độ tăng 11,84%. Do Công ty mở rộng kinh
doanh thêm các thiết bị viễn thông vàđăng ký lại kinh doanh nên số vốn kinh doanh
của công ty tăng lên khá nhanh hơn 20 tỷ đồng với tốc độ tăng là 51,58%.
Biểu đồ phát triển doanh thu của công ty qua các năm
2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
2.1.Phương thức tổ chức bộ máy quản lý
Để có thể tồn tại và phát triển hiện nay Công ty đang có một bộ máy quản lý,
đội ngũ công nhân viên giỏi tay nghề trong các lĩnh vực công nghẹ thông tin, điện
tử, điện lạnh, tự động hoá, marketing, kể toán tài chính được tốt nghiệp từ các
trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Đặc biệt Công ty chú trọng vào việc
nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ bán hàng, đẩy mạnh hoạt động
quảng cáo, khuyếch trương giới thiệu sản phẩm, mở rộng kênh phân phối đến tận

tay người tiêu dùng. Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu của thị trường
và phù hợp với nhu cầu đổi mới, xu thế phát triển của thời đại, Công ty dã có nhiều
sự thay đổi, sắp xếp, cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý theo chế độ một thủ trưởng
trên cở sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động dưới đó là các phòng ban
mỗi phòng ban được giao những nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ
được giao dưới sự chỉ đaọ của ban lãnh đạo và liên kế chặt chẽ với các phòng ban
khác để cùng thực hiện mục tiêu chung của toàn Công ty.
Ban giám đốc: Gồm 3 người 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
Văn phòng Công ty
Phòng tổ chức hành chính
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh bán lẻ
Phòng kinh doanh bán buôn
Phòng kế toán tài chính
Phòng nghiên cứu và phát triển thị trường
Ban bảo vệ
Hệ thống chi nhánh
Hệ thống cửa hàng
Hệ thống kho
Giám đốc
Phòng
xuất,
nhập
khẩu
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
kinh

doanh
bán lẻ
Phó giám đốc 1
Văn phòng Công ty
Phòng
nghiên cứu
phát triển
thị trường
Phó giám đốc 2
Phòng
kinh
doanh
bán buôn
Phòng tài
chính, kế
toán
Ban bảo
vệ
Hệ thống chi nhánh
Hệ thống cửa hàng HT xưởng, kho hàng
Chi nhánh
181
Chi nhánh
781/C9
CH
Khâm Thiên
CH
Thái Hà
CH
Giảng Võ

Kho
181
Kim
Ngưu
Kho 25
Lạc
Trung
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2. Chức năng của các phòng ban
Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty có vị trí và thẩm quyền cao nhất Công
ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước phát luật về mọi hoạt động của Công ty. Nhiệm
vụ của giám đốc là trực tiếp lãnh đạo Công ty hoạt động, trực tiếp chỉ đạo công tác
tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, tài chính kế toán, đối ngoại và cùng ban lãnh
đạo Công ty đề ra nhiệm vụ phương hướng phát triển.
Phó giám đốc 1: Giúp giám đốc chỉ đạo công tác hành chính quản trị, phòng
cháy chữa cháy. Phó giám đốc 1 chịu trách nhiệm chỉ đạo lĩnh vực kinh doanh các
sản phẩm dùng ga của Công ty và cùng giám đốc đưa ra các quyết định hợp lý để
quản lý mọi hoạt động của Công ty và xử lý những công tác cụ thể khách khi được
giám đốc phân công.
Phó giám đốc 2: Giúp giám đốc chỉ đạo trong công tác phối hợp với chính
quyền địa phương, theo dõi thường trực công tác thi đua khen thưởng công tác đoàn
thể Công ty và trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo lĩnh vực kinh doanh viẽm thông
và cùng với giám đốc đưa ra các quyết định hợp lý để quản lý mọi hoạt động của
Công ty và xử lý những công tác cụ thể khác khi được giám đốc phân công.
Chức năng của các phòng ban như sau:
 Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty về các mặt như công tác tổ chức
sản xuất, công tác lao động tiền lương, chịu trách nhiệm trong khâu tuyển người khi
có yêu cầu của giám đốc, giúp giám đốc làm các thủ tục hành chính liên quan đến
luật pháp. Ngoài ra, việc quản lý lao động cũng là một trong những cơ sở để hình

thành các chứng từ kế toán liên quan đến thanh toán tiền lương: Bảng chấm công,
bảng tính hệ số lương, bảng tính bảo hiểm xã hội….
 Phòng xuất nhập khẩu:
Vì các sản phẩm của Công ty là nhập khẩu trực tiếp Nhật Bản, Đài loan và một
số nước khác nên phòng này có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu
theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng xuất
nhập khẩu là xây dựng kế hoạch nhập khẩu, tổ chức liên doanh liên kết với các tổ
chức xuất nhập khẩu trong nước và các nước khác nhằm thực hiện kế hoạch nhập
khẩu hàng hoá để kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu đó.
 Phòng kinh doanh bán lẻ:
Với số lượng nhân viên nhiệt tình và có khả năng giao tiếp tốt, phòng này có
chức năng thực hiện cung cấp đến tận tay người tiêu dùng các sản phẩm của Công
ty, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Các khách hàng chủ yếu của
phòng này là các hộ gia đình, học sinh, sinh viên, tập thể có nhu cầu mua hàng hoá
để phục vụ mục đích sử dụng của mình. Ngoài ra phòng này còn thực hiện chính
sách chở hàng đến nơi người tiêu dùng yêu cầu và tư vấn lắp đặt miễn phí.
 Phòng kinh doanh bán buôn:
Thực hiện phân phối hàng hoá cho các Công ty thương mại, các đại lý, cửa
hàng trong địa bàn Hà Nội nói riêng và các đại lý trong các tỉnh trên cả nước nói
chung. Với uy tín chất lượng, giá cả hợp lý, phục vụ chu đáo làm cho số lượng
khách hàng của Công ty tăng lên rất nhanh uy tín của Công ty ngày càng mở rộng.
Công ty có hệ thống vận chuyển miễn phí đến các khách hàng ở các tỉnh đặt mua
với số lượng lớn.
 Phòng kế toán tài chính:
Có chức năng nhiệm vụ quan trọng theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh liên quan đến các hoạt động của Công ty một các chính xác, kịp thời, theo đúng
chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành vào sổ sách kế toán. Từ đó giúp
giám đốc quản lý theo dõi và giám sát hoạt động tài chính của Công ty, các hoạt
động kinh doanh và giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác,
kịp thời nhằm đạt mục đích lợi nhuận tối đa.

 Phòng nghiên cứu phát triển thị trường:
Nhiệm vụ của phòng này là nghiên cứu giá cả thị trường, nhu cầu thị hiếu của
khách hàng, giúp cho ban giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn và giá cả cũng
như qui mô kinh doanh sao cho có thể cạnh tranh với các đối thủ khác, thoả mãn
nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty.
 Ban bảo vệ:
Chức năng của phòng này là giúp giám đốc tổ chức, thực hiện công tác bảo đảm
an toàn, an ninh trên toàn địa bàn của Công ty. Mặt hàng kinh doanh của Công ty là
các sản phẩm dùng ga nên khâu an toàn phòng cháy cháy nổ là rất quan trọng. Các
nhân viên bảo vệ có trách nhiệm rất cao nên tình hình bảo đảm an toàn của Công ty
là rất cao.
3.Các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang áp dụng tại công ty TNHH
thương mại và dịch vụ viến thông MÊKÔNG
Để kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao, Công ty đã có các chiến lược kinh
doanh riêng như:Cải thiện điều kiện làm việc của nhân viên áp dụng các biện pháp
khuyến kích vật chất và tinh thần đặc biệt là khuyến kích vật chất cho người lao
động. Công ty thực hiện chính xách trả lương theo thời gian làm việc, trình độ lành
nghề, tính chất công việc ngoài ra Công ty còn phát động phong trào thi đua khen
thưởng vào các dịp lễ, tết và hàng quý tiến hành đánh giá khả năng trình độ làm
việc của các phòng ban và cá nhân để có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời giúp
người lao động hăng say trong công việc hết lòng phục vụ Công ty. Hằng năm Công
ty đều tổ chức các đợi thi tuyển nhân viên rất nghiêm túc lựa chọn các ứng viên có
đủ trình độ, nhiệt tình với công việc và gửi các nhân viên đi đào tạo để nâng cao
trình độ chuyên môn.
Phương châm kinh doanh của Công ty là giá thấp chất lượng cao ngoài ra còn
có các chính xách khuyến mại đối với các khách hàng mua với số lượng lớn hoặc
trả tiền ngay như khách hàng mua điện thoại Motorola sẽ được tặng kèm theo 1 sim
điện thoại tự chọn hay chính sách giao hàng và lắp đặt miễn phí đến tận nơi người
tiêu dùng yêu cầu đã làm cho khách hàng rất hài lòng về sự lựa chọn sản phẩm cũng
như nơi mua hàng.

Ngoài các chiến lược kinh doanh trên Công ty còn tích cực tham gia các hoạt
động xã hội như tham gia các chương trình ủng hộ người nghèo, đồng bào bị lũ lụt,
giúp đỡ gia đình cán bộ nhân viên gặp khó khăn, các hoạt động xã hội trên địa bàn
phường, quận, thành phố.
Sau 8 năm hoạt động Công ty đã tạo được uy tín và ngày càng khẳng định vị trí
của mình trên thị trường. Đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của cả nước, tạo
công việc làm cho một số lượng lớn lao động và tạo ra thị trường cạnh tranh lành
mạnh và phát triển.
4.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
4.1. Ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ viến thông MÊKÔNG là Công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ tài chính
và có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng và được sử
dụng con dấu riêng theo qui định của nhà nước,hoạt động kinh doanh của Công ty
theo đúng pháp luật thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước. Các
thành viên góp vốn chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi vốn đã cam kết vào Công ty.
Công ty hoạt động theo pháp luật nhà nước nói chung, luật DN và thương mại
nói riêng với các ngành nghề kinh doanh sau:
 Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng dùng ga như bếp ga gia đình, bếp ga
công nghiệp, bình nóng lạnh dùng ga, máy hút khói, nồi cơm ga…
Các sản phẩm này mang thương hiệu Sakura được nhập khẩu từ Đài Loan, và
thương hiệu Paloma được nhập khẩu từ Nhật Bản. Công ty được chọn là nhà phân
phối độc quyền của các hãng này ở Việt Nam. Chính vì vậy bộ phận xuất nhập khẩu
của Công ty có nhiệm vụ nhập khẩu trực tiếp và phân phối về các đại lý và khách
hàng trên cả nước và đây là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty.
 Bán buôn, bán lẻ, cài đặt máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, điện lạnh,
máy tính, đồ gia dụng.
 Bán buôn, bán lẻ các thiết bị bưu chính viễn thông như sim, thẻ, máy
điện thoại.

Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty, Công ty nhập khẩu các
thiết bị viễn thông với các loại máy điện thoại đa dạng, phong phú về chủng loại và
hình dáng đang thị hành trên thị trường và các loại sim, thẻ điện thoại đáp ứng nhu
cầu người tiêu dùng.
 Đại lý mua bán , đại lý tiêu thụ hàng hoá.
Trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị viễn thông ngoài nhập khẩu trực tiếp Công
ty còn mua các thiết bị viễn thông về bán để hưởng chênh lệch hay còn làm đại lý
tiêu thụ cho các mặt hàng trong cả nước đê hưởng hoa hồng góp phần không nhỏ
vào doanh thu của Công ty.
 Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm công ty kinh
doanh.
Công ty luôn có đội ngũ nhân viên sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách
hàng về các sản phẩm của Công ty, các sản phẩm có chất lượng cao và được bảo
hành trong thời gian dài có các nhân viên bảo dưỡng sản phẩm định kỳ tại nơi người
tiêu dùng sử dụng. Khi các sản phẩm của Công ty có vấn đề gì thì sẽ có đội ngũ
nhân viên sữa chữa giàu kinh nghiệm sẵn sàng làm việc không gây ảnh hưởng đến
nhu cầu sử dụng của khách hàng.
 Dịch vụ tư vấn, giao hàng miễn phí cho khách hàng.
Công ty có đội ngũ nhân viên tư vấn miễn phí qua điện thọai và trực tiếp am
hiểu về các mặt hàng Công ty kinh doanh với khả năng giao tiếp tốt và nhiệt tình.
Công ty lấy phương châm kinh doanh khách hàng là thượng đế sẵn sàng tư vấn cho
khách hàng về việc lựa chọn loại sản phẩm, hình dáng, chức năng, giúp cho mọi
khách hàng đến Công ty mua hàng sẽ ra về với sản phẩm mình ưng ý nhất.
4.2. Đặc điểm mua bán hàng hoá
Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu trong lĩnh vực các đồ dùng ga và
thiết bị viễn thông quá trình lưu chuyển hàng hoá này bao gồm hai giai đoạn là mua
hàng và bán hàng.
 Mua hàng
Mua hàng là khâu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ hàng hoá và kết
quả kinh doanh sau này. Chính vì vậy Công ty luôn quan tâm đến nguồn hàng phải

bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, chi phí lưu kho, bảo quản hàng hoá là thấp nhất
nhưng vẫn bảo đảm chất lượng hàng hoá.
Hàng hoá của Công ty chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp, mua từ các đơn vị bán
buôn. Trong đó nhập khẩu từ các nước là chủ yếu, Công ty là đại lý độc quyền của
hãng bếp ga Sakura của Đài Loan và Paloma của Nhật Bản, và là đại lý của các
hãng điện thoại như Vietle, Nokia, Samsung… Hàng hoá mua vào thực hiện theo 2
phương thức:
 Phương thức mua hàng trực tiếp:
Công ty sau khi tìm hiểu chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng các chính sách bán
hàng…. nếu thoả mãn các yêu cầu thì Công ty cử người đến tận nơi cung cấp để
mua hàng và vận chuyển hàng hoá về nhập kho sau khi đã làm xong thủ tục thanh
toán với người bán.
 Phương thức mua hàng theo gửi hàng:
Công ty có nhu cầu mua hàng, liên lạc với nhà cung cấp bằng điện thoại, fax,
hợp đồng cung cấp những thông tin về nhu cầu hàng hoá của mình cho nhà cung
cấp. Người bán hàng trên cơ sở đó sẽ chuyển hàng tới Công ty bằng phương tiện
vận chuyển của mình hoặc thuê. Công ty sẽ kiểm hàng, nhập kho và thanh toán cho
người bán.
Nhập khẩu hàng hoá chủ yếu là từ Nhật Bản và Đài loan và các nhà cung cấp
quen thuộc đã được thiết lập mối quan hệ từ nhiều năm nay. Khi Công ty có nhu
cầu nhập hàng thì sẽ liên lạc với nhà cung cấp nước ngoài để đặt hàng, làm hơp
đồng kinh tế. Sau đó làm hợp đồng mua ngoại tệ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam để thanh toán cho người bán thông qua việc mở tín dụng L/C, sau đó
ngân hàng này sẽ là người giao dịch chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng đại diện
cho bên cung cấp hàng hoá. Sau khi đã thoả thuận với nhau thì bên cung cấp hàng
hoá sẽ chuyển hàng cho hàng hoá. Sau khi đã thoả thuận với nhau thì bên cung cấp
hàng hoá sẽ chuyển hàng cho Công ty qua đường không, đường biển thông qua sân
bay Nội Bài hoặc qua cảng Hải Phòng. Phòng xuất nhập khẩu sẽ có trách nhiệm
nhận hàng về sau khi đã làm xong thủ tục Hải quan.
Giá hàng hoá Công ty nhập khẩu tính theo giá CIF giao tại Việt Nam, và thanh

toán cho nhà cung cấp theo thể thức thư tín dụng L/C
Hàng hoá mua về được nhập kho và được bảo quản cẩn thận trước khi tiếp tục
quá trình lưu chuyển hàng hoá hoặc bán hàng hoá cho người tiêu dùng.
 Bán hàng:
Bán hàng của công ty được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ:
 Bán buôn:
Là hình thức bán hàng chủ yếu của Công ty có hệ thống khách hàng trên cả
nước có các đại lý đặt ở nhiều nơi, khách hàng của Công ty không chỉ là các cá
nhân, đơn vị mà còn các DN thương mại khác mua hàng để tiếp tục quá trình lưu
chuyển hàng hoá và các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm có hai phương thức bán
hàng:
 Bán buôn qua kho trực tiếp:
Người mua hàng đến tận nơi Công ty để mua hàng, thanh toán và đưa hàng về
 Bán buôn qua kho theo phương thức gửi hàng:
Dựa trên các hợp đồng kinh tế ký kết, công ty sẽ là người vận chuyển hàng hoá tới
tận nơi người mua khách hàng kiểm nhận hàng hoá và chấp nhận thanh toán thì lúc
đó việc giao dịch hàng hoá mới được thực hiện và ghi nhận doanh thu.
Bán lẻ:
Là việc cung cấp hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Giá trị hàng hoá cung cấp
thường là nhỏ lẻ, nhân viên bán hàng và nhân viên thu tiền tách rời nhau, đến cuối
ngày các nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng nộp lên cho phòng kế toán,
nhân viên thu tiền kiểm kê tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG MÊKÔNG
1.Tổ chức bộ máy kế toán
1.1. Phương thức và mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tài chính DN . Bất kỳ tổ
chức kinh doanh nào cũng cần có bộ máy kế toán để cung cấp các thông tin tài
chính hữu ích cho các nhà quản trị trong DN cũng như cho các cá nhân, tổ chức bên
ngoài DN. Chính vì thế Công ty TNHH thương mại và dịch vụ viến thông

MÊKÔNG quyết định lựa chọn bộ máy kế toán cũng như chất lượng về hệ thống
thông tin kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm các cán bộ nhân viên kế toán có trình độ
chuyên môn cao tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đảm bảo
thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông
tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán
có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong
bộ máy. Mỗi nhân viên đều được qui định rõ chức năng, nhiện vụ, quyền hành trong
bộ máy. Mỗi nhân viên đều được qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ
đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc chế ước lẫn nhau.
Kế toán các phần hành có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh thông tin kế
toán, thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp đối tượng kế toán phần
hành được đảm nhiệm từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới các giai đoạn:ghi sổ kế
toán phần hành, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế tài sản, tiền vốn và
hoạt động lập báo cáo phần hành được giao. Các kế toán phần hành liên hệ với kế
toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ và lập báo cáo định kỳ chung.
Bộ máy kế toán theo kiểu tập trung còn gạo là tổ chức kế toán một cấp tức là kế
toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành thong qua kế toán
tổng hợp.
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 7 người:
Kế toán trưởng: 1 người
Kế toán tổng hợp: 1 người
Kế toán xuất nhập khẩu: 1 người
Kế toán công nợ: 1 người
Kế toán thuế kiêm TSCĐ: 1 người
Kế toán bán hàng kiêm kế toán kho 1 người
Thủ quỹ( kiêm kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội) 1 người
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của Công ty
Tại các chi nhánh và cửa hàng của Công ty có các bộ phận kế toán thường là kế
toán bán hàng. Bộ phận kế toán này chịu sự chỉ đạo ngành dọc của phòng kế toán

Kế toán
công nợ
Kế toán
thuế(KT
TSCĐ)
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
(Kiêm KT tiến
lương và
BHXH)
Kế toán trưởng
Kế toán bán
hàng(Kiêm
KT kho)
Kế toán
xuất nhẩu
của Công ty, có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức hạch toán phần nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo sự phân công, phân cấp của Công ty giao cho các chi nhánh cửa hàng theo
đúng chế độ và nguyên tắc. Đồng thời thực hiện tổng hợp, tiếp nhận, thanh toán,
quyết toán, chi lương, thưởng, BHXH và các khoản chi khác trong chi nhánh và cửa
hàng. Định kỳ có nhiệm vụ báo cáo quyết toán tài chính với trưởng chi nhánh cửa
hàng và Công ty.
Tại kho: Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho.
Cuối tháng lên báo cáo và chuyển các chứng từ cho phòng kế toán của Công ty.
Tại phòng kế toán của Công ty: Sau khi tiếp nhận các chứng từ ban đầu, theo
từng lĩnh vực được phân công các nhân viên kế toán tiến hành công việc kiểm tra,
phân loại, xử lý, nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy.
1.2. Phân công lao động lao động kế toán
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán có chức năng tổ chức, kiểm
tra công tác kế toán ở đơn vị mình phụ trách. Với chức năng này, kế toán trưởng là

người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chinh cho giám đốc điều
hành. Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc Công ty.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng
khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là
thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh để điều hành và kiểm soát hoạt động
của bộ máy kế toán chịu trách nhiệm về nhiệm vụ chuyên môn kế toán tài chính của
đơn vị, thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà
nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính. Kế toán trưởng có quyền phổ
biến các chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn ký duyệt
các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan đến tài chính
DN không phù hợp với chế độ quy định….
Kế toán tổng hợp: Có chức năng nhiệm vụ cơ bản là tổng hợp số liệu từ các
chứng từ ghi sổ đã được duyệt để ghi vào các sổ tổng hợp, giám sát kiểm tra công
tác hạch toán của các nhân viên kế toán khác, thực hiện công tác kế toán cuối kỳ,
ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo nội bộ cho bên ngoài theo định kỳ báo cáo.
Kế toán bán hàng kiêm kế toán kho: Có nhiệm vụ theo dõi vf phản ánh tình
hình tiêu thụ hàng hoá. Căn cứ vào các chứng từ như hoá đơn bán hàng, phiếu xuất
kho, phiếu nhập kho, biên bản giao kiểm nhận sản phẩm….Kế toán phản ánh vào
các tài khoản 155,156,632,511…Đồng thời kế toán này cũng theo dõi tình hình
nhập, xuất tồn hàng hoá, tính giá vốn hàng hoá xuất kho trong kỳ và lên báo cáo
hàng hoá tồn kho.
Kế toán xuất nhập khẩu: Theo dõi hàng hoá nhập khẩu, tập hợp chi phí phát
sinh liên quan đến các loại hàng hoá nhập khẩu để tính giá thực tế hàng nhập khẩu,
lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo có liên quan.
Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ là hàng ngày phản ánh tình hình công nợ phải
thu, phải trả từ đó cung cấp thông tin cho giám đốc về tình hình công nợ của khách
hàng, các khoản nợ đến hạn phải trả, kế toán phản ánh vào các tài khoản 131, 331.
Đồng thời lập sổ, báo cáo có liên quan.
Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ là hàng ngày phản ánh tình hình thu, chi,
tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách kế

toán, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt,
phản ánh tăng giảm, số dư tiền gửi ngân hàng.
Kế toán thuế kiêm TSCĐ: Theo dõi đầy đủ các khoản thuế GTGT được khấu
trừ phải nộp, thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu và các khoản thuế khác. Hoàn
thành báo cáo thuế nộp lên cục thuế Hà Nội từ những tài liệu do kế toán khác cung
cấp kết hợp với kế toán các phần hành khác để lập báo cáo kịp thời, ghi chép`, phản
ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có của toàn công ty,
cũng như của từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin kiểm
tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ, tính toán và
phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí quản lý theo mức độ hao mòn
của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Căn cứ vào các chứng từ
hợp pháp mà tiến hành xuất, nhập quỹ đồng thời tiến hành ghi vào sổ quỹ tiền mặt
hàng ngày. Cuối mỗi ngày làm việc tiến hành kiểm kê tiền mặt để làm căn cứ đối
chiếu với sổ quỹ, cung cấp thông tin cho kế toán tổng hợp để lập báo cáo. Đồng thời
hàng tháng thủ quỹ căn cứ vào bảng chấn công dẽ tính toán và lên bảng lương của
Công ty trên cơ sở đó tính toán số BHXH phải nộp hàng tháng của cán bộ nhân
viên.
Mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng song đều thực hiện nhiệm vụ
chung của Công ty đó là:
 Phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung và thời gian
một các chính xác và kịp thời, theo đúng chế độ hiện hành.
 Thu thập, phân loại và xử lý thông tin liên quan đến hoạt động kinh
doanh của Công ty.
 Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý nói chung và chế độ
kế toán nói rêng.
 Tham gia phân tính thông tin kế toán, đề xuất kiến nghị liên quan lãnh đạo công
ty để giúp cho công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
1.3.Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và các phòng ban khác
Mỗi một phòng ban trong Công ty có chức năng và nhiệm vụ khác nhau và phải

chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty về các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên,
các phòng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau tạo nên một khối thống nhất, hỗ trợ,
cung cấp các thông tin liên quan để hoàn thành nhiệm vụ của phòng ban nói riêng
và nhiệm vụ của toàn Công ty nói riêng. Từ đó, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của
Công ty ngày càng cao hơn.
Các phòng ban có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Trong đó phải kể đến sự đóng góp của phòng kế toán. Với quy mô hoạt động vừa
bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung đã hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám
sát hoạt động của các phòng ban lãnh đạo Công ty. Nhờ vậy, ban lãnh đạo của lãnh
đạo của Công ty có thể tổng quan hoạt động của toàn Công ty, đưa ra các quyết định
khen thưởng, phạt tới các phòng ban, cá nhân một cách chính xác cũng như các
quyết định kinh doanh nhanh chóng kịp thời, phù hợp với nhu cầu của thị trường và
yêu cầu quản trị.
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
Một số thông tin chung về tổ chức công tác kế toán của công ty
 Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm
 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
 Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
 Phương pháp kế toán HTK: Kê khai thường xuyên
 Phương pháp tính giá HTK xuất: Phương pháp giá thực
tế bình quân cả kỳ dự trữ.
 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu
hao đường thẳng
 Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: Tỷ giá thực tế
2.1. Hệ thống chứng từ kế toán
Trước khi có quyết định 15 ban hành 30/03/2006 Công ty áp dụng hệ thống
chứng từ theo quyết định 1141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính.
Khi Bộ Tài Chính ban hành quyết định mới Công ty đã gửi các cán bộ nhân viên kế
toán đi học bỗi dưỡng nghiệp vụ theo quyết định 15. Tuỳ theo từng phần hành kế
toán cụ thế thì kế toán sẽ sử dụng các chứng từ kế toán cho phù hợp để phản ánh

đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
A. Chứng từ kế toán ban hành theo quyết định 15
I. Chứng từ lao động tiền lương
1. Bảng chấm công (01a-LĐTL)
2. Bảng chấm công làm thêm giờ (01b-LĐTL)
3. Bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL)
4. Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL)
5. Giấy đi đường (04-LĐTL)
6. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (06-LĐTL)
7. Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL)
8. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (11-LĐTL)
II. Các chứng từ hàng tồn kho
1. Phiếu nhập kho (01-VT)
2. Phiếu xuất kho (02-VT)
3.Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (05-VT)
4.Bảng kê mua hàng (06- VT)
III. Bán hàng
1. Bảng thanh toán hàng gửi đại lý, ký gửi (01- BH)
2. Thẻ quầy hàng ( 02-BH)
IV. Tiền tệ
1. Phiếu thu (01-TT)
2. Phiếu chi (02-TT)
3. Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT)
4. Giấy thanh toán tiền tạm ứng (04- TT)
5. Giấy đề nghị thanh toán (05-TT)
6. Biên lai thu tiền (06-TT)
7. Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)
8. Bảng kê chi tiền (09- TT)
V. Tài sản cố định
1. Biên bản giao nhận TSCĐ (01-TSCĐ)

2. Biên bản thanh lý TSCĐ (02-TSCĐ)
3. Biên bản đánh giá lại TSCĐ (04-TSCĐ)
4. Biên bản kiểm kê TSCĐ (05-TSCĐ)
5. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06-TSCĐ)
B. Các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác
1. Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
2. Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau,thai sản
3. Hoá đơn giá trị gia tăng (01GTKT-3LL)
4. Hoá đơn bán hàng thông thường (02GTKT-3LL)
5.Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03PXK-3LL)
6. Phiếu xuất hàng gửi bán đại lý (04HDL-3LL)
7. Bảng kê thu mua hàng hoá không có hoá đơn (04/GTGT)
Các chứng từ này được luân chuyển theo một trình tự sau: Các chứng từ bên
ngoài được tập hợp từ các phòng ban sau khi được Giám đốc Công ty kiểm tra và
ký duyệt sẽ được chuyển lên cho các kế toán phần hành kiểm tra và xin chữ ký của
Kế toán trưởng rồi từ đó lập các chứng từ đặc trưng cho từng phần hành kế toán của
mình. Và từ đó làm căn cứ để ghi vào chứng từ ghi sổ và các sổ sách tổng hợp liên
quan. Có thể khái quát quy trình luân chuyển chung của Công ty theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 3: Quy trình luân chuyển chứng từ chung
Kế toán phần hành
Giám đốc Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán phần hành
Kế toán tổng hợp
Nhân viên các phòng
ban
Tập hợp chứng từ
Phân loại chứng từ
Lập chứng từ ghi sổ đặc
trưng cho mỗi phần

hành
Kiểm tra, ký duyệt
Kiểm tra, ký duyệt
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết phần hành đó
Ghi sổ kế toán tổng hợp
Báo cáo kế toán
Bảo quản lưu trữ
Cụ thể trình tự luân chuyển một số chứng từ như sau:
 Đối với phiếu thu tiền mặt: Công ty thực hiện luân chuyển chứng từ
như sau:
Phiếu thu được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nộp
tiền, liên 3 giao cho thủ quỹ để thu tiền và ghi sổ quỹ sau đó phiếu thu được chuyển
cho nhân viên kế toán phần hành tiền mặt lập phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán
trưởng kiển tra và ký duyệt, sau khi được ký duyệt phiếu thu (liên 3) được chuyển
cho thủ quỹ, thủ quỹ thực hiện thu tiền đồng thời ghi sổ quĩ và chuyển phiếu thu
cho kế toán tiền mặt để ghi sổ và bảo quản.
 Đối với phiếu chi tiền mặt: Phiếu chi được lập thành 2 liên, liên 1
lưu, liên 2 giao cho thủ quỹ chi và ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán tiền mặt.
Cụ thể, khi nhận tiền đề nghị chi, kế toán tiền mặt lập phiếu chi sau đó chuyển cho
Giám đốc kiểm tra và ký duyệt, sau đó phiếu chi được chuyển cho thủ quỹ để thủ
quỹ chi tiền và ghi sổ quỹ, sau đó chuyển phiếu chi cho kế toán tièn mặt để ghi sổ
và bảo quản.
2.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để theo dõi và phản ánh tình hình và sự biến động của
từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng khoản nợ phải thu, phải trả. Để cung
cấp đầy đủ thông tin quản lý, Công ty dùng nhiều tài khoản khác nhau để phản ánh
các chỉ tiêu cần thiết. Căn vào điều kiện kinh doanh, quy mô, vào loại hình hoạt
động quý 1, quý 2 và quý 3 công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định
1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế

toán DN. Sang quý 4 khi các nhân viên kế toán được cử đi bồi dưỡng bổ sung quyết
định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Công ty đã
chuyển sang sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15. Công ty lựa chọn các
tài khoản thích hợp để vận dụng vào công tác kế toán. Một số tài khoản chi tiết
được mở theo yêu cầu theo yêu cầu của Công ty và phù hợp với chế độ mới như tài
khoản công nợ phải thu và phải trả được chi tiết cho từng đối tượng. Những tài
khoản được lựa chọn để vận dụng này tạo thành hệ thống tài khoản kế toán thống
nhất phục vụ cho lập các báo cáo kế toán của công ty.
2.3. Hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán là phương tiện để ghi chép có hệ thống thông tin kế toán trên cơ sở
chứng từ gốc, chứng từ kế toán khác sau khi đã được kiểm tra các thông tin trên
chứng từ đó.
Với hình thức chứng từ ghi sổ thì ở công ty có các loại sổ sau: Sổ cái và các loại
sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trong mỗi phần hành kế toán công ty mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết phù hợp
với yêu cầu của từng phần hành. Một số loại sổ, thẻ kế toán chi tiết chủ yếu tại công
ty là:
 Với phần hành kế toán vốn bằng tiền, tiền vay có Sổ chi tiết tiền mặt, Sổ chi tiết
tiền gửi, Sổ chi tiết tiền vay.
 Với phần hành kế toán TSCĐ có Sổ TSCĐ, thẻ TSCĐ.
 Với phần hành kế toán lương, các khoản trích theo lương và thanh toán với
người lao động có Sổ chi tiết tài khoản 334, tài khoản 338, tài khoản 141.
 Với phần hành kế toán hàng tồn kho có Sổ chi tiết hàng hoá, Thẻ kho.
 Với phần hành kế toán phải trả người bán và phải thu khách hàng có Sổ chi
tiết thanh toán với người bán (TK331), Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(TK131).
Các loại sổ này được thiết kế, ghi chép, vận dụng một cách linh hoạt cho phù
hợp với yêu cầu, trình độ quản lý của Công ty.
Số lượng sổ và loại sổ kế toán này được liên hệ với nhau một cách chặt chẽ theo
một trình tự hạch toán tạo thành một hệ thống sổ kế toán. Hiện tại Công ty đang áp

dụng kế toán thủ công. Quy trình ghi sổ tại công ty như sau:Từ chứng từ kế toán
hàng ngày vào Sổ quỹ và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng lập chứng từ ghi sổ
từ các chứng từ gốc. Từ chứng từ ghi sổ ghi vào Sổ cái. Cuối tháng lập các bảng
tổng hợp chi tiết từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết, và đối chiếu với Sổ cái. Từ Sổ cái
lập bảng cân đối số phát sinh, sau đó lập các Báo cáo tài chính.
Có thể khái quát trình tự ghi sổ tại Công ty qua sơ đồ sau:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Sơ đồ 4 : Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty
2.4. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty
Báo cáo tài chính là những báo là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài
sản, nguồn vốn, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN. Là phương diện
trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những người quan
tâm. Căn cứ vào báo cáo tài chính có thể tính ra được các chỉ tiêu kinh tế nhằm
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Vì
vậy, báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với ban lãnh đạo
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số
phát sinh
Công ty mà còn hết sức quan trọng đối với cơ quan chủ quản và các nhà đầu tư,
ngân hàng, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.
 Cuối mỗi kỳ kế toán, dựa trên việc tổng hợp các số liệu, chứgn từ, sổ

chi tiết từ kế toán các phần hành, kế toán tổng hợp lập Trong phần hành kế toán
hàng hoá có:
 Báo cáo chi tiết bán hàng theo từng ngày hoặc theo kỳ
 Báo cáo nhập mua theo từng nhà cung cấp, thị trường, hợp đồng
 Trong phần hành kế toán vốn bằng tiền có:
 Báo cáo chi tiết tiền mặt, tiền gửi NH theo ngày hoặc theo kỳ
 Trong phần hành kế toán TSCĐ có:
 Báo cáo về nguyên giá, khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ theo từng bộ phận
sử dụng
 Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ theo kỳ
 Trong phần hành kế toán công nợ (Phải thu khách hàng, phải trả
người bán) có:
 Báo cáo theo dõi công nợ theo từng hoá đơn mua, bán hàng
 Báo cáo chi tiết công nợ của từng đối tượng
các báo cáo này. Sau khi được sự phê duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc,
các báo cáo này gửi lên cơ quan Thuế là Cục thuế Hà Nội, không gửi lên sở Kế
Hoạch và Đầu Tư Hà Nội. Hệ thống báo cáo tài chính đó cụ thể là:
1. Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DN
2. Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02-DN
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tề: Mẫu số B03-DN
4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
Ngoài ra Công ty còn lập báo cáo quản trị để cung cấp thêm thông tin cho quản
lý và điều hành hoạt động nội bộ trong Công ty.
3. Kế toán các phần hành chủ yếu
3.1. Kế toán giá vốn hàng bán
 Khái niệm giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là chi phí mà DN đã bỏ ra được kết tinh trong số hàng hoá đã
tiêu thụ trong kỳ. Vậy, giá vốn hàng bán chính là giá gốc của số hàng hoá đã tiêu
thụ trong kỳ.
 Tài khoản sử dụng:

Do Công ty TNHH thương mại và dịch vụ viễn thông MÊKÔNG áp dụng phương
pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên trong phần này chỉ trình
bày các nội dung liên quan đến phương pháp kê khai thường xuyên.
Trong phần kế toán giá vốn hàng bán công ty sử dụng các tài khoản có liên
quan TK156,TK 157, TK632.
Kết cấu tài khoản 632
Bên nợ:
- Giá trị hàng tồn kho thiếu, mất sau khi đã trừ đi các khoản bồi dưỡng.
- Chi phí thu mua hàng hoá phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
- Phản ánh giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
- Trích lập dự phòng, khoản giảm giá hàng tồn kho trong kỳ
Bên có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Kết chuyển giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định tiêu
thụ
- Giá vốn hàng bán bị trả lại
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
 Chứng từ kế toán sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng bao gồm:
 Hoá đơn GTGT
 Hoá đơn bán hàng thông thường
 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
 Bảng kê bán lẻ hàng hoá
 Hoá đơn cước phí vận chuyển hàng hoá
 Hợp đồng kinh tê
 Các chứng phản ánh nghiệp vụ thanh toán với khách hàng: Phiếu thu, chi,
giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu…
 Sổ sách sử dụng trong giá vốn hàng bán
 Sổ chi tiết TK 156
 Sổ cái TK 156
 Sổ chi tiết TK 157

 Sổ cái TK 157
 Sổ chi tiết TK 632
 Sổ cái TK 632
 Sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn kho hàng hoá
 Kế toán giá vốn hàng bán: Có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX
 Bút toán 1: Xuất bán trực tiếp qua kho, xuất khuyến mại, xuất trao đổi, xuất
thanh toán
 Bút toán 2: Hàng mua đi đường đã bán
(1)
TK156(1561)
TK156(1561)
TK 156(1562)
TK 111, 112, 131, 331
TK 632
TK 911
TK 157, 156(1561)
TK159
(2)
(3)
(4)
(5)
(9)
TK133
3
TK 159
TK 138(1381)
TK151
TK157
(10)

(11)
(7)
(8)

×