Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

báo cáo kiến tập kế toán tại công ty cổ phần xi măng bút sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 63 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
TSCĐ Tài sản cố định
NVL Nguyên vật liệu
GTGT Giá trị gia tăng
VNĐ Việt Nam đồng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TK Tài khoản
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1.Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty CP Xi măng Vicem Bút
Sơn 3
Sơ đồ 1.2.Tổ chức bộ máy quản lý 5
Sơ đồ 2.1.Bộ máy kế toán công ty CP xi măngVicem Bút Sơn 12
Sơ đồ 2.2.Luân chuyển chứng từ 18
Sơ đồ 2.3.Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn 19
Sơ đồ 2.4.Trình tự hạch toán kế toán máy tại Công ty CP Xi măng Vicem Bút
Sơn 20
Sơ đồ 2.5.Kế toán vật tư theo phương pháp thẻ song song 22
Bảng 1.1.Tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011 9
Bảng 1.2.Các tỉ lệ tăng trưởng tài chính của công ty trong 3 năm 2009, 2010 và
2011 10
Bảng 2.1.Số lượng nhân viên của công ty tháng 02/2012 33


Bảng 2.2.Tiền lương và phân bổ tiền lương tháng 02/2012 35
Biểu 2.1.Phiếu nhập kho số 37 24
Biểu 2.2.Phiếu nhập kho số 02-KTM 25
Biểu 2.3.Phiếu xuất kho 26
Biểu 2.4.Thẻ kho NVL đá Silic 27
Biểu 2.5.Thẻ kho NVL đá vôi 28
Biểu 2.6.Sổ chi tiết liệu sản phẩm, hàng hóa 29
Biểu 2.7.Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm, hàng hóa 30
Biểu 2.8.Sổ cái TK 152 31
Biểu 2.9.Bảng tổng hợp nhập xuất tồn 32
Biểu 2.10. Xác định kết quả kinh doanh 45
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển và đã có những bước tiến vượt
bậc trong vài năm trở lại đây. Việc tham gia vào các tổ chức lớn giúp cho Việt Nam
khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế cả về văn hoá, xã hội lẫn kinh tế,
chính trị. Trong lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài những cơ hội mới
còn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay
gắt của các doanh nghiệp trong nước, công ty liên doanh và công ty nước ngoài. Tình
thế đó đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải có những hướng kinh doanh linh hoạt để tồn
tại và phát triển.
Công tác kế toán tại doanh nghiệp là một kênh cung cấp thông tin quan trọng và
không thể thay thế giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty và đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác trong tình
hình cạnh tranh hiện nay. Hơn nữa, để làm tốt công việc kiểm toán báo cáo tài chính
thì một yếu tố rất quan trọng đó là hiểu biết sâu sắc về kế toán trong đơn vị được kiểm
toán, từ đó, dựa trên các tài liệu kế toán và các tài liệu khác để kiểm toán viên đưa ra ý
kiến về báo cáo tài chính.
Thực hiện chương trình kiến tập kế toán trước khi đi vào thực tập kiểm toán của
Viện Kế toán – Kiểm toán, dưới sự đồng ý của Giám đốc Công ty CP Xi măng Bút
Sơn, em đã tiến hành kiến tập tại Công ty.

Báo cáo kiến tập của em gồm có 3 phần
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty
Em xin chân thành cảm ơn thầy Phí Văn Trọng cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong
phòng Kế toán - Tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn, đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo kiến tập. Trong quá trình kiến tập, nghiên cứu hoàn
thành báo cáo, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lí luận và thực tế còn hạn
chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp, bổ
sung của các thầy cô để báo cáo kiến tập kế toán của em được hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên
công ty
Địa
chỉ
Điện
thoại
Fax
Mã
CK
Mã số
thuế
Vốn
điều lệ
: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN
: Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam
: (0351) 3 851 323
: (0351) 3 851 320

: BTS
: 0700577579
: 1.090.561.920.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh chính:
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ xi măng
• Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng khác
• Kinh doanh các mặt hàng được pháp luật cho phép
Lịch sử hình thành
Công ty xi măng Bút Sơn được thành lập theo quyết định số 54/BXD TCLĐ của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản
6543/ĐMDN ngày 21/12/1996, công suất thiết kế 4.000 tấn clinker / ngày đêm (tương
đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm) với vốn đầu tư 196 triệu USD.
Công ty xi măng Bút sơn có trang thiết bị tiên tiến hiện đại, đồng bộ cùng hệ
thống kiểm tra, đo lường tín hiệu, điều khiển tự động hoá ở mức cao đảm bảo thiết bị
hoạt động an toàn, ổn định và vệ sinh môi trường.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới sắp xếp, nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp, ngày 06/12/2005, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 2251/QĐ-
BXD phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty xi măng Bút Sơn. Ngày 23/03/2006,
Bộ xây dựng có Quyết định số 485/QĐ-BXD chuyển Công ty xi măng Bút Sơn thành
Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn với số vốn điều lệ 900 tỷ đồng.
Ngày 18/04/2006, Đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn
đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Công ty.
Ngày 01/05/2006, Công ty xi măng Bút Sơn đã bắt đầu hoạt động theo mô hình Công
ty cổ phần. Cổ phiếu xi măng Bút Sơn chính thức giao dịch trên sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội từ ngày 05/12/2006.
Để đáp ứng nhu cầu xi măng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, ngày 17/05/2004 Thủ Tướng Chính Phủ đã có văn bản số 658/CP CN cho phép
đầu tư xây dựng dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn với công suất 1,6 triệu tấn/ năm. Công
trình được khởi công từ ngày 26/01/2007,chính thức đi vào hoạt động tháng 12 năm
2010 nâng tổng công suất xi măng Bút Sơn lên 3 triệu tấn/năm.

Hiện nay cổ phiếu của Công ty đã chính thức được đăng ký giao dịch và niêm yết
tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Vốn điều lệ của Công ty theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0700.117.613 cấp lại lần thứ 06 ngày 20/08/2010 là:
1.090.561.920.000 đồng tương đương 109.056.192 cổ phần, cơ cấu vốn điều lệ như sau:
- Cổ phần nhà nước là: 867.157.460.000 đồng tương đương 867.157.460 cổ phần,
chiếm 79, 5% cổ phần đang lưu hành;
- Cổ phần cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư nắm giữ là: 223.404.460.000
đồng tương đương 223.404.460 cổ phần, chiếm 20, 5% cổ phần đang lưu hành.
1.2.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.2.1.Đặc điểm kinh doanh của Công ty
Ngành nghề kinh doanh chính:
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ xi măng
• Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng khác
• Kinh doanh các mặt hàng được pháp luật cho phép
Sản phẩm chính của Công ty là xi măng rời, bao PCB30, PCB40, PC40, Clinker, đá
vật liệu xây dựng. Ngoài ra Công ty còn sản xuất xi măng theo yêu cầu của khách
hàng (như gia công xi măng cho các đơn vị, xi măng chuyên dụng xây trát). Sản phẩm
xi măng của Công ty được đóng bao phức hợp KP, đảm bảo chất lượng tốt đến tay
người tiêu dùng.
1.2.2.Quy trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty
Qui trình công nghệ sản xuất xi măng của Công ty là phương pháp khô, sản
xuất trên công nghệ lò quay, được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển
trung tâm qua hệ thống máy vi tính của hãng SIEMENS, hoạt động của dây chuyền sản
xuất được theo dõi và điều chỉnh chính xác đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng
cao và ổn định, đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay đòi hỏi trình độ cơ khí hoá
cao và đồng bộ. Sản phẩm xi măng sản xuất theo phương pháp này có khả năng chống
môi trường xâm thực và ổn định thể tích tốt hơn, hệ thống lọc bụi cao đảm bảo vệ sinh
môi trường, năng suất lao động và tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn.
Dây chuyền sản xuất của Công ty gồm 6 công đoạn chính là: công đoạn đập,
vận chuyển và chứa nguyên liệu; công đoạn nghiền nguyên liệu; công đoạn lò nung và

máy làm nguội Clinker; công đoạn nghiền than; công đoạn nghiền xi măng và công
đoạn bảo quản, đóng bao và vận chuyển xi măng. Mô tả sơ lược các công đoạn như
sau:
Đá vôi
i
Đá sét
Phụ gia
Xi sắt
Máyđập
Máy cán
Máy đập
Kho đồng nhất sơ bộ
Két chứa
Định lượng
Kho đồng nhất sơ bộ
Két chứa
Định lượng
Két chứa
Két chứa
Định lượng
Định lượng
Thạch cao
Thiết bị làm lạnh Clinker
Máyđập Clinker
Máy nghiền
Silô chứa xi măng
Xuất xi măng rời
Silô chứa, ủ Clinker
Máyđóng bao
Xuất xi măng bao

Lò nung
Máy nghiền, sấy
Thiết bịđồng
Than
Dầu
Nghiền, sấy than
Hâm, sấy dầu
Máyđập
Phụ gia
Sơ đồ 1.1.Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn
* Công đoạn đập, vận chuyển và chứa nguyên liệu
Đá vôi, đá sét được khai thác từ mỏ và được vận chuyển đến máy đập, sau đó
được đưa đến kho chứa và đồng nhất sơ bộ thành phần. Tại đống nguyên liệu silic,
dòng nguyên liệu vào kho sẽ được định lượng bằng hệ thống cân băng tải. Các nguyên
liệu khác như thạch cao, quặng sắt sẽ được chuyển đến nhà máy và vận chuyển về kho
chứa bằng hệ thống băng tải.
* Công đoạn nghiền nguyên liệu
Sau khi đồng nhất sơ bộ, nguyên liệu có bốn cấu tử (đá vôi, đá sét, silic, quặng
sắt) được chứa trong bốn két chứa riêng biệt. Các thành phần được cân định lượng và
đưa vào máy nghiền liệu thô nhờ các cầu băng định lượng, các tạp chất kim loại được
tách ra khỏi dòng liệu nhờ máy tách kim loại.
Bột liệu sau khi nghiền phần lớn được phân ly động lực đưa đến các cyclone lắng
để thu hồi bột, phần còn lại được thu hồi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện. Bột liệu sau
đó được chứa trong silô và được tháo ra khỏi silô theo phương pháp QUADRANT.
* Công đoạn lò nung và máy làm nguội clinker
Sau khi qua buồng hoà trộn ở hệ thống tháp trao đổi nhiệt, vật liệu sẽ tập trung tại
đáy các cyclone để cấp vào lò hoà trộn và vào lò nung.
Hệ thống máy làm nguội clinker được cung cấp cùng với đầy đủ các hệ thống
phụ trợ nhằm đảm bảo năng suất clinker là 4000 tấn/ngày. Clinker sau khi làm nguội
được vận chuyển vào các silô chứa bằng băng gần xiên kéo tải.

* Công đoạn nghiền than
Than khô sau khi đồng nhất sơ bộ được chứa riêng trong hai két cấp liệu. Than
được nghiền trên máy nghiền than và được trang bị hệ thống phun nước làm mát khí
nóng. Hệ thống lò đốt được sử dụng khi bắt đầu chạy khởi động hoặc khi hàm lượng
ẩm trong than vượt quá 12%.
Than mịn được chứa trong hai két than sức chứa 60 tấn/chiếc. Một két sử dụng
cho buồng đốt phụ với than mịn từ cyclone.
* Công đoạn nghiền xi măng
Clinker, thạch cao và phụ gia được chuyển từ kho chứa vào ba két chứa. Trong
quá trình vận hành bình thường, các phụ gia và clinker được nghiền sơ bộ trong máy
nghiền đứng, riêng thạch cao nghiền được loại bỏ kim loại bằng thiết bị tách kim loại.
Máy nghiền xi măng kiểu nghiền bi có hai ngăn nghiền. Khí thải của máy nghiền
bi được lọc bụi tĩnh điện để thu hồi lại xi măng, sản phẩm mịn được phân ly nhờ máy
phân ly động lọc. Xi măng sau đó được tách khỏi dòng khí chủ yếu nhờ bốn cyclone
lắng và được chuyển tới các silô chứa bằng hệ thống máng trượt, khí động, gầu năng.
* Bảo quản, đóng bao và vận chuyển xi măng
Nhà máy được trang bị bốn silô có tổng sức chứa 40.000 tấn được dùng để chứa
và bảo quản xi măng. Xưởng đóng bao của nhà máy bao gồm bốn máy đóng bao, năng
suất mỗi máy 100 tấn/giờ tương đương với 2000 bao loại 50kg. Xi măng sau khi được
đóng bao được chuyển xuống xe ôtô qua 6 máng và 2 máng qua tàu hoả nhờ các hệ
thống chất tải tự động. Ngoài ra còn 2 máng cân xuất xi măng rời bằng đường bộ năng
suất 150 tấn/giờ và 1 máng cân xuất xi măng rời cho tàu hoả năng suất 150 tấn/giờ.
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1.2.Tổ chức bộ máy quản lý
Giải thích sơ đồ
Đại hội cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị Công ty gồm 1 Chủ tịch và 4 thành viên,
Hội đồng quản trị Quyết định các vấn đề chiến lược phát triển Công ty.
Ban kiểm soát: Gồm 1 trưởng ban và 4 thành viên, kiểm soát mọi hoạt động sản

xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.
Ban giám đốc (Ban điều hành): Gồm Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo
chung, là đại diện pháp nhân của Công ty và 4 phó Giám đốc:
Phó GĐ cơ điện: Chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động sản
xuất. Là uỷ viên Hội đồng quản trị, đại diện phần vốn Nhà nước.
Phó GĐ kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo điều hành kỹ thuật và
định mức sản xuất, kiểm tra và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Phó GĐ kinh doanh (kiêm giám đốc Trung tâm tiêu thụ xi măng Bút Sơn: Chỉ đạo
và tổ chức tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ an ninh trật tự, xã hội.
Phó GĐ xây dựng cơ bản (kiêm giám đốc BQL dự án xi măng Bút Sơn Chỉ đạo
và tổ chức xây dựng cơ bản và đền bù giải phóng mặt bằng, Là uỷ viên hội đồng quản
trị, đại diện phần vốn Nhà nước.
Các phòng, ban, phân xưởng và đơn vị trực thuộc Công ty:
Phòng Tổ chức - lao động: Thực hiện sắp xếp, điều động cán bộ nhân viên trong
Công ty phù hợp với chuyên môn, trình độ. Xây dựng các chế độ tiền lương, khen
thưởng, xử phạt đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Phòng Kế hoạch: Thực hiện ký kết hợp đồng, xây dựng dữ liệu kinh tế, kỹ thuật
cho các loại sản phẩm, xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
Phòng Hành chính - Quản trị: Thực hiện quản lý và cung cấp vật tư, thiết bị văn
phòng, lưu trữ công văn, điều động xe ô tô, phục vụ chế độ ăn nghỉ.
Phòng Kế toán- Thống kê- Tài chính: Thực hiện lập kế hoạch tài chính, tổ chức
hạch toán kế toán, điều hành bộ máy kế toán, phản ánh và cung cấp thông tin cho các
đối tượng sử dụng theo qui định.
Phòng Vật tư: Thực hiện thu mua, cấp phát bảo quản vật tư, quản lý giám sát và
điều phối phương tiện vận tải phù hợp với kế hoạch SXKD.
Phòng Cơ điện: Phụ trách lĩnh vực cơ khí và điện; lập dự trù thiết bị, trực tiếp tổ
chức thực hiện sửa chữa máy móc, thiết bị.
Phòng Kỹ thuật sản xuất: Tổ chức, chỉ đạo điều hành sản xuất và chỉ đạo hoạt
động sữa chữa lò khi có sự cố.

Phòng Điều hành trung tâm: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ dây chuyền sản
xuất thông qua hệ thống máy tính điều khiển.
Phòng Thí nghiệm KCS: Chịu trách nhiệm lấy mẫu, đưa ra kết quả phân tích đối
với tất cả nguyên vật liệu nhập vào vá các loại sản phẩm đầu ra.
Ban Kỹ thuật an toàn: Hướng dẫn, phổ biến các nguyên tắc an toàn trong sản
xuất, theo dõi việc cấp phát các thiết bị, trang bị bảo vệ lao động.
Văn phòng đảng, đoàn, công đoàn: Thực hiện các hoạt động đảng, đoàn, đoàn
thể theo qui định.
Phòng thẩm định: Chịu trách nhiệm giám sát thi công các công trình xây dựng,
thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty.
Phòng Bảo vệ - Quân sự: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ vật tư, thiết bị và đảm
bảo an ninh trật tự trong Công ty.
Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho CBCNV.
Xưởng Khai thác mỏ: Khảo sát, đo đạc, nắm đặc điểm cấu tạo địa chất của các
khu vực khai thác, lập phương án khai thác, quản lý tài nguyên mỏ và máy móc thiết
bị phục vụ khai thác.
Xưởng Nguyên liệu: Quản lý và theo dõi hoạt động của thiết bị khu vực sản xuất
nguyên liệu. Phối hợp lập kế hoạch dự trữ vật tư, phụ tùng thay thế.
Xưởng Lò nung: Quản lý và theo dõi hoạt động của thiết bị khu vực lò nung, tổ
chức chạy lò, dừng lò.
Xưởng Nghiền đóng bao: Quản lý và sử dụng các thiết bị đóng bao, vỏ bao và
xuất xi măng cho khách hàng, quản lý sản lượng trên các đầu đếm, đầu cân, đối chiếu
với phiếu xuất, tổng hợp sản lượng, chủng loại xi măng xuất ra.
Xưởng Cơ khí: Thực hiện sửa chữa, gia công chế tạo phục hồi và lắp đặt các thiết
bị cơ khí, lập kế hoạch dự trù vật tư và phụ tùng thay thế.
Xưởng Xe máy: Quản lý và sử dụng các phương tiện khai thác và phương tiện
vận chuyển nội bộ, máy phát dự phòng.
Xưởng Nước: Quản lý và tổ chức khai thác hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất
và sinh hoạt của Công ty.
Xưởng Điện - Tự động hoá: Quản lý tổ chức vận hành an toàn hệ thống cung cấp

điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sửa chữa và khắc phục các sự cố về điện, thiết bị
điện và mạng điện thoại thông tin nội bộ.
Xưởng SC công trình - Vệ sinh công nghiệp: Phối hợp thực hiện sửa chữa và thi
công các công trình bổ sung và dọn vệ sinh trong khu vực nhà máy.
Ban quản lý dự án xi măng Bút Sơn 2: có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và phòng
kỹ thuật, vật tư thiết bị, kế toán tài chính, kế hoạch tổng hợp, trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ đầu tư xây dựng dây chuyền 2 công suất 1,6 triệu tấn cliker/năm, tổng mức đầu tư
3.338,42 tỷ đồng.
Trung tâm tiêu thụ xi măng Bút Sơn : có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc và các
phòng thị trường, kế toán tài chính, kế hoạch tổng hợp, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm
thị trường, lập các phương án kinh doanh, giá bán, địa bàn tiêu thụ, tổ chức tiêu thụ
sản phẩm và kết quả bán hàng.
Chi nhánh và văn phòng đại diện:
- Chi nhánh Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hà Nội
- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại tỉnh Hà Nam
- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại tỉnh Nam Định
- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hưng Yên
- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Sơn La
- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Vĩnh Phúc
- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Hà Tây
- Văn phòng đại diện Công ty CP Xi măng Bút Sơn tại Thái Nguyên
1.4. Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 (đã được kiểm toán), các chỉ tiêu đạt được:
- Sản lượng Clinker sản xuất: 2.562.946 tấn
- Sản lượng tiêu thụ: 3.310.145 trđ
- Tổng doanh thu : 2.846.359 trd
- Tổng lợi nhuận trước thuế: -
- Lợi nhuận sau thuế : -
Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tại ngày 30/10/2011 là 1.423 người, trong
đó cán bộ quản lý là 109 người. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong

công ty là 7, 2 triệu đồng.
Thị trường tiêu thụ của Công ty CP Xi măng Bút Sơn chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía
Bắc như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên…. Ngoài ra, Công ty còn
cung cấp xi măng cho các trạm nghiền.
• Một số thành tựu đã đạt được
Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động công ty đã không ngừng phát triển và
từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước.
Sản phẩm xi măng Bút Sơn mang nhãn hiệu “Quả địa cầu” từ năm 1998 đến nay
chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong nước, cung cấp cho các công trình trọng
điểm của Nhà nước và xây dựng dân dụng.
Sản phẩm xi măng Bút Sơn đã được khách hàng và người tiêu dùng đánh giá cao,
được thể hiện qua các giải thưởng, danh hiệu cao quý mà Công ty khách hàng, các cơ
quan, tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế bình chọn:
+ Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2003
+ Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004
+ Huy chương vàng hội chợ quốc tế và triển lãm ngành từ 1999-2004
+ Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005
+ Cúp vàng thương hiệu Doanh nghiệp VLXD hàng đầu Việt Nam năm 2006
+ Huy chương vàng sản phẩm vật liệu xây dựng 2006 (Inter-Deco VN 2006).
+ Huân chương Lao động Hạng Ba do chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao
tặng ngày 04/10/2006
+ Giải thưởng “Doanh nghiệp văn hóa UNESCO 2009”
+ Giải thưởng Thương hiệu chứng khoán uy tín 2010.
• Tình hình kinh doanh những năm gần đây
Bảng 1.1.Tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 1.431.266 1.211.710 2.727.959
Giá vốn hàng bán 1.064.057 917.013 2.006.655
Lợi nhuận trước thuế 150.613 84.415 -
Tài sản ngắn hạn 2.240.828 782.317 975.649

Tài sản dài hạn 2.401.436 4.783.400 4.516.178
Nợ phải trả
3.627
.066
4.270.330 4.423.347
Nguồn vốn 1.015.198 1.295.387 1.068.480
Bảng 1.2 : Các tỷ lệ tăng trưởng tài chính của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011
STT Tỉ lệ tài chính Năm2011 Năm
2010
Năm 2009
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 18% 14% 48%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 82% 86% 52%
3
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 81% 77% 78%
4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 414% 330% 357%
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 19% 23% 22%
6 Thanh toán hiện hành 47% 47% 272%
7 Thanh toán nhanh 30% 21% 24%
8 Thanh toán nợ ngắn hạn 7% 8% 11%
9 Vòng quay Tổng tài sản 49% 24% 32%
10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 310% 80% 63%
11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 231% 105% 134%
12 Vòng quay Hàng tồn kho 518% 74% 54%
13
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
thuần
0% 7% 11%
14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 0% 6% 9%
15
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

(ROA)
0% 1% 3%
16
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
(ROE)
0% 6% 12%
17 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 0% 8% 12%
18 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 130% -14% 20%
19 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) -100% -44% 26%
20 Vốn chủ sở hữu -18% 28% -10%
21 Tiền mặt 14% 39% -26%
22 Cổ tức tiền mặt N/A 5% 9%
23 Tăng trưởng giá cổ phiếu -67% -12% 17%
Trong 2 năm 2009 và 2010 công ty đã hoạt động có lãi và khá hiệu quả. Tuy nhiên,
sang năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và những biến động tiêu cực
của nền kinh tế cũng như xã hội, ngành công nghiệp xi măng cũng không tránh khỏi
những khó khăn chung, tình hình sản xuất không được khả quan, lợi nhuận năm 2011
của công ty là số âm, các tỷ suất lợi nhuận giảm xuống mức 0. Tuy nhiên, các tỷ suất
khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh vẫn ở mức có thể chấp nhận được,
đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp, do doanh nghiệp có thể đảm bảo thanh
toán cho các khoản nợ bằng tài sản của công ty.
Tình hình tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2012 cũng đã khả quan hơn so với
năm 2011, lợi nhuận sau thuế dương ở mức 2,43 tỷ. Tuy nhiên con số này còn rất
khiêm tốn so với quy mô và nguồn vốn đầu tư lớn, hàng tồn kho nhiều, công ty gặp
nhiều khó khăn trong tiêu thụ, gia tăng các khoản nợ vay, gánh nặng về chi phí lãi vay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1.Đặc điểm
Công ty đã áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này, toàn
bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập

Báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh đều do phòng kế toán của Công ty
thực hiện. Các chi nhánh không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kinh
tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra, tổng hợp và phân loại chứng từ
phát sinh tại chi nhánh, sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán ở Công ty. Mô hình này
phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động của Công ty nhờ đó mà công tác
kế toán tại Công ty diễn ra thuận tiện và thống nhất.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán Trung tâm tiêu thụ xi măng
Thống kê tại phân xưởng
Kế toán Ban quản lý Dự án Bút Sơn II
Bộ phận Kế toán Tổng hợp
Bộ phận Kế toán Tiêu thụ
Bộ phận kế toán Thanh toán
Bộ phận Kế toán Vật tư
Phó trưởng phòng
Sơ đồ 2.1.Bộ máy kế toán công ty CP xi măngVicem Bút Sơn
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 17 nhân viên kế toán, các nhân viên này được
phân công, sắp xếp vào các phần hành kế toán theo đúng năng lực, chuyên môn của
từng người, đảm bảo hiệu quả công việc.
 Bộ phận lãnh đạo gồm 2 người :
• Kế toán trưởng
• Phó phòng kế toán
 Bộ phận kế toán tổng hợp gồm 3 người đảm nhiệm các phần hành kế toán sau :
• Kế toán tài sản cố định
• Kế toán tiền lương, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm
• Kế toán xác định kết quả
 Bộ phận kế toán tiêu thụ gồm có 3 người đảm nhiệm phần hành kế toán
tiêu thụ.
 Bộ phận kế toán thanh toán gồm 3 người đảm nhiệm các phần hành
kế toán sau:

• Kế toán tiền mặt và tạm ứng
• Kế toán công nợ phải trả
• Kế toán tiền gửi và các khoản vay ngân hàng
 Bộ phận kế toán vật tư gồm 3 người đảm nhiệm phần hành kế toán vật tư.
 Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản gồm 2 người đảm nhiệm phần hành kế toán
xây dựng cơ bản.
 Thủ quỹ gồm 1 người
Tại các đơn vị phụ thuộc cũng có các bộ phận kế toán riêng. Tại các phân
xưởng sản xuất có các thống kê. Tất cả đều chịu sự điều hành chung về công tác kế
toán, thống kê, tài chính của Kế toán trưởng Công ty.
2.1.2. Nhiệm vụ kế toán trong các phần hành kế toán
 Kế toán vốn bằng tiền:
Phản ánh chính xác, kịp thời đẩy đủ số hiện có, tình hình biến động và sử dụng quỹ
tiền mặt, tình hình hiện có và sự biến động của Tiền gửi Ngân hàng, các loại kim loại
quý và ngoại tệ.
Giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt cũng như việc
chấp hành chế độ về quản lý tiền tệ, ngoại tệ kim loại quý, chế độ thanh toán không
dùng tiền mặt.
 Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ:
• Tổ chức phân loại, đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ phù hợp với yêu cầu quản
lý của Công ty.
• Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán vào sổ kế toán.
• Tổ chức việc kiểm tra và tham gia phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch mua hàng, tình hình sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh và kiểm
tra đánh giá lại khi cần thiết.
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương :
• Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác kết quả lao động của cán bộ công nhân
viên.
• Tính toán và phân bổ hợp lý, đầy đủ chi phí tiền lương và các khoản trích Kinh
phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho các đối tượng tập hợp chi

phí.
• Cùng với phòng tổ chức lao động, định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động
và quản lý quỹ tiền lương.
 Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản :
• Tổ chức phân loại tài sản cố định, ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một
cách chính xác đẩy đủ kịp thời về:
• Số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có thuộc sở hữu của Công
ty hình thành từ các nguồn khác nhau.
• Tình hình tăng (giảm), bảo quản, sử dụng và di chuyển TSCĐ trong nội bộ
Công ty cũng như giá trị hao mòn tài sản cố định trong quá trình sử dụng.
• Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán chi phí và phản ánh chính xác chi
phí thực tế về sửa chữa tài sản cố định.
• Tham gia kiểm kê tài sản cố định định kỳ hay bất thường, tham gia đánh giá
lại tài sản cố định khi cần thiết.
 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
• Tổ chức kế toán tập hợp chi phí theo đúng đối tượng và theo phương pháp
tập hợp chi phí thích hợp.
• Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thành sản
phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương
pháp tính giá thành hợp lý.
• Tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức, tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành sản phẩm.
 Kế toán chi phí trả trước:
• Tính và phân bổ dần chi phí trả trước hợp lý và nhất quán.
• Mở sổ theo dõi từng khoản trả trước vào từng kỳ và lập bút toán phân bổ các
khoản chi phí này vào chi phí sản xuất trong kỳ.
 Kế toán nguồn vốn và công nợ phải trả :
• Phản ánh và theo dõi chính xác tình hình biến động của từng nguồn vốn,
giám đốc tình hình huy động, sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả.
• Theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số đã trả và số còn phải trả của từng chủ nợ.

• Theo dõi và phân tuổi các khoản nợ phải trả căn cứ vào thời hạn phải thanh
toán.
• Đối với các khoản công nợ phải trả bằng ngoại tệ phải theo dõi được chi tiết
theo số nguyên tệ và VNĐ quy đổi.
• Theo dõi lãi suất vay phải trả cho từng kỳ, các khoản phí quản lý và các
khoản phí khác trả cho từng hợp đồng vay.
• Tổ chức trích trước lãi tiền vay phải trả và các khoản phí phải trả cho đối
tượng cho vay vào chi phí theo đúng kỳ kế toán.
 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
• Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám đốc về tình
hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm và hàng hoá trên cả
hai mặt số lượng và giá trị.
• Theo dõi và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời đầy đủ
khoản chi phí bán hàng, doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác.
• Xác định chính xác kết quả của từng hoạt động trong Công ty và chịu trách
nhiệm về việc kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra.
2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn
2.2.1.Chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đơn vị tiền tệ
Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ bằng Đồng Việt Nam
Niên độ kế toán
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 năm dương lịch.
Phương pháp tính giá xuất kho
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần
có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường

xuyên. Riêng các mặt hàng tồn kho ngoài bến bãi khó kiểm đếm được hạch toán theo
phương pháp kiểm kê định kỳ.
Giá xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hỏng, kém phẩm chất trong
trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
Phương pháp đánh giá sản phẩm đở dang: Công ty áp dụng phương pháp đánh
giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp tính giá thành: Công ty áp dụng phương pháp phân bước có tính giá
thành bán thành phẩm để tính giá thành xi măng.
Tài sản cố định hữu hình và khấu hao
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy
kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình (TSCĐHH) hình thành từ mua sắm và xây dựng
chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để TSCĐ tính đến thời điểm
đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu
dụng ước tính. Thời gian khấu hao cụ thể của các loại tài sản như sau:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Dụng cụ quản lý
Năm
06 – 50
05 – 20
10
05 – 20
Tài sản cố định vô hình và khấu hao
Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất có thời hạn là toàn bộ các chi phí thực tế Công ty chi ra có
liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp

pháp, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…
Quyền sử dụng đất được khấu hao theo phương pháp đường thẳng thời hạn được cấp
quyền sử dụng đất.
Phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính là toàn bộ chi phí mà Công ty đã chỉ ra đến thời điểm đưa
phần mềm vào sử dụng. Phần mềm máy tính được khấu hao theo phương pháp đường
thẳng trong 05 năm.
Ghi nhận doanh thu
Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin
cậy và doanh nghiệp có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh
thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về dịch vụ cung cấp
được hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở số dư các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp
dụng và theo thông báo của ngân hàng.
Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ tức
hoặc lợi nhuận từ việc gốp vốn. Riêng cổ tức nhận bằng cổ phiếu không ghi nhận vào
thu nhập khác mà chỉ theo dõi số lượng tăng thêm.
Ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra VND theo tỷ giá tại
ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch
toán vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Công ty hạch toán chênh lệch tỷ giá theo hướng dẫn tại Thông tư 201/2009/TT-
BTC ngày 15/10/2009. Theo đó, số dư các tài sản bằng tiền, các khoản nợ ngắn hạn có
gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc năm tài chính được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại số dư các tài khoản này được phản ánh vào
khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Bảng Cân đối kế toán. Số dư công nợ
phải thu, phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc năm tài chính được chuyển
đổi theo tỷ giá tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản
này được hạch toán vào kết quả kinh doanh. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá

hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì phân bổ một
phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào
chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn
phải trả trong năm đó.
Thuế
Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện tại và
số thuế hoãn lại
Công ty có nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế.
Năm 2006 và 2007, công ty được hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN và được giảm 50%
số thuế TNDN trong vòng 05 năm tiếp theo. Năm 2012 là năm thứ 5 Công ty được
hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất thuế TNDN.
Các loại thuế khác được áp dụng theo các quy định thuế hiện hành tại Việt Nam
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
2.2.2.1 .Chứng từ sử dụng:
• Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn bán lẻ.
• Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kê vật tư công cụ dụng cụ, sản
phẩm hàng hoá; Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản
kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
• Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán thuê ngoài; Hợp
đồng các loại; Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy đề nghị
thanh toán tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ …
2.2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ
Gồm các bước sau:
Kiểm tra chứng từ
Hoàn chỉnh chứng từ
Chuyển giao và sử dụng
Lưu trữ và bảo quản
Sơ đồ 2.2.Luân chuyển chứng từ

 Kiểm tra chứng từ: khi chứng từ được chuyển tới bộ phận kế toán thì đều được các
kế toán viên kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ, hợp pháp và việc tính toán
chính xác trên chứng từ.
 Hoàn chỉnh chứng từ: các kế toán viên sẽ bổ sung vào các chứng từ các yếu tố cần
thiết còn thiếu trên chứng từ (nếu cần), phân loại chứng từ và lập định khoản trên
các chứng từ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán.
 Chuyển giao và sử dụng chứng từ: Chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra, hoàn
chỉnh sẽ được giao cho các bộ phận có nhu cầu thu nhập và xử lý thông tin về
nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ.
 Chứng từ sau khi được sử dụng làm cơ sở ghi sổ kế toán thì sẽ được phòng kế toán
bảo quản và lưu trữ. Tất cả các chứng từ hồ sơ kế toán của Công ty từ khi thành
lập cho đến hiện tại vẫn được lưu trữ theo đúng qui định.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty đang sử dụng tài khoản trong hệ thống tài khoản được quy định trong
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Hệ thống danh mục tài khoản này đảm bảo tuân thủ
các quy định trong Chế độ kế toán danh nghiệp hiện hành và hệ thống danh mục tài
khoản áp dụng cho các đơn bị thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách
Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung theo sơ
đồ:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Ghi chú :

Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu, so sánh
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 2.3.Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn
Theo hình thức này, các chứng từ gốc sẽ được ghi vào sổ Nhật ký chung, Sổ kế
toán chi tiết, Sổ nhật ký đặc biệt theo trình tự thời gian. Sau đó, từ Nhật ký chung,
Nhật ký đặc biệt, Sổ chi tiết, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi vào Sổ cái.
Cuối tháng, từ sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết, từ Sổ cái lập Bảng cân đối số phát
sinh. Từ Bảng tổng hợp chi tiết, từ Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Từ Bảng tổng
hợp chi tiết và Bảng cân đối số phát sinh cuối tháng lập Báo cáo tài chính.
Do công ty đã áp dụng phần mềm kế toán FASTACCOUTING có nối mạng nội
bộ. Theo hình thức này thì các loại sổ được sử dụng là:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán căn bản để ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian và theo nội dung kinh tế của
nghiệp vụ phát sinh. Số liệu của sổ Nhật ký chung sẽ được sử dụng để ghi vào Sổ cái
các tài khoản.
- Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ quỹ tiền mặt, sổ gửi tiền ngân hàng, sổ chi tiết
TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán), sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết
cung cấp dịch vụ

×