LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buối kinh tế thị trường hiện nay với cơ chế kinh doanh ngày
càng thoáng và quy mô quốc tế hơn đòi hỏi các con số kế toán các công ty
ngày càng phải được minh bạch và công khai. Đề giải quyết bài toán này
trong tầm vĩ mô thì những sinh viên học kế toan Việt Nam cần phải được trau
dồi, nghiên cứu kiến thức về kế toán và hệ thống kế toán công ty một cách
đúng đắn.
Sau một thời gian dài và học tập chỳng em đã có cơ hội được tiếp xúc
với thực tế. Đõy là cơ hội tốt giúp các sinh viên hiểu sõu sắc hơn về kiến thức
kế toán mà ở trường không được học đồng thời vận dụng kiến thực sách vở
vào thực tế.
Kiến tập hè chớnh là cơ hội rất tốt cho em có cơ hội hiểu biết hơn về
kiến thức kế toán, hiểu biết thực tế hơn so với những gì mà em được học ở
trường đồng thời cũng tao cơ hôi cho em được va vấp với phong cách làm
việc chuyên nghiệp trong văn phòng. Em đã quyết định chọn công ty CỔ
PHẦN VIET FUCO là nơi thực hiện đợt kiến tập này.
Nội dung chớnh của đề tài kiến tập bao gồm các nội dung sau:
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần VIET FUCO
Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần VIET
FUCO
Phần III: Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ
phần VIET FUCO
Chương I
Tổng quan về công ty cổ phần VIET FUCO
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần VIET FUCO
1.1.1 Nguồn gốc cho sự ra đời và quá trình phát triển công ty cổ phần
VIET FUCO
Tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn Tương Lai Việt được thành
lập vào ngày 14 tháng 1 năm 2000 do phòng ĐKKD Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà
Nội cấp. Công ty được lập có vốn điều lệ là 6 tỷ do 5 thành viên góp vốn. Ban
đầu công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại về nội ngoại thất và vật liệu
xây dựng với thị trường chính là trong nước tuy nhiên nguồn hàng thì chủ yếu
là nước ngoài. Do hiểu biết chưa kỹ về thương mại quốc tế lúc bấy giờ và quy
mô công ty nhỏ nên công ty chịu rất nhiều thua thiệt tranh chấp thương mại.
Hàng vận chuyển về thỡ lõu trong khi nhu cầu khách hàng thì cần ngay nên
công ty để mất lợi thế cạnh tranh với các công ty lớn trong nước nhiều mặt
khác dòng tiền về từ khi chuyển tiền đi đến lúc tiền về phải mất tới hàng
tháng mà với công ty mới thành lập thì dòng tiền lưu động là rất cần thiết.
Trong năm đầu, thị trường giá cả lên xuống thất thường, trình độ nghiệp vụ
nhõp khẩu còn non nớt dẫn đến công ty thu lỗ gần 3 tỷ tưởng chừng như phá
sản nhưng con người đâu dễ khuất phục vậy càng khó khăn thì anh em trong
công ty càng cố gắng nghĩ cách vượt qua.
Trước tình hình như vậy cuộc họp nội bộ đưa ra quyết định chuyển
hướng kinh doanh là khâu hàng nhập chủ yếu là trong nước để tạo dòng tiền
về nhanh hơn và khâu nhập hàng qua nước ngoài đành đợi thời cờ thích hợp
hơn. Anh em đã vay mượn gia đình người thân được 2 tỷ để thêm vốn cho kế
hoạch đó. Và đây cũng là bước ngoặt của công ty trong thời gian ấy.
Cho đến năm 2006 thì tình hình kinh doanh công ty cũng khá sáng sủa,
Tổng tài sản tăng lên gần 47 tỷ. Trước tình hình Việt Nam gia nhập WTO đây
là thời cơ làm ăn rất tốt cho công ty, cơ chế thương mại quốc tế cũng dễ dàng
hơn. Cuộc họp hội đồng thành viên đưa ra quyết định táo bạo về kế hoạch
phát triển của công ty và cụ thể là kế hoạch 5 năm đến năm 2011
Kế hoạch phát triển đến năm 2011
• Đổi tên công ty thành Công ty cổ phần VIET FUCO trong năm
2006
• Nhập khẩu công nghệ sản xuất, chế biến gỗ ép công nghệ Đức
ngay trong năm 2006
• Đẩy mạnh phát triển thương mại tổng hợp ngành xây dựng, và
các ngành liên quan
• Mở rộng sang lĩnh vực xây dựng, đầu tư cao ốc
• Đạo tạo phát triển nguồn nhân lực trình độ quốc tế
• Đến cuối năm 2011 đưa công ty niêm yết sở giao dịch chứng
khoán TPHCM
Đõy chính là bước ngoặt lớn cho sự phát triển công ty cổ phần VIET FUCO
Ngày 2 tháng 8 năm 2006 chính thức là ngày ra đời công ty cổ phần VIET
FUCO
1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt : Công ty cổ phần VIET FUCO
Tên công ty viết bằng tiếng Anh : VIET FUCO joins stock company
Tên công ty viết tắt : VFC jsc
MSĐKKD : :
Mã số thuế : : 0103042650
2. Vốn điều lệ : 30 tỷ ( ba mươi tỷ )
Tổng số cổ phần : 3.000.000 : 3.000.000
Mệnh giá : 10.000 đồng : 10.000 đồng
Số cổ đông : 15 cổ đông : 15 cổ đông
3. Trụ sở chính : 130 Nguyễn Ngọc Nại – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại : 04 629 67760
Fax : 04 628 57147
Email :
Web : vietfuco.com.vn
4. Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh buôn bán nội - ngoại thất
- Kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng và các thiết bị máy móc cho
xây dựng, giao thông cầu đường
- Kinh doanh buôn bán sắt thép, phụi thộp và vật liệu công nghiệp
nặng
- Sản xuất các máy móc, thiết bị, đồ dùng cho xây dựng, văn phòng,
trang trí, thiết kế.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi
- Tư vấn, đào tạo, chuyển giao cụng nghờ và các giải pháp kỹ thuật
kinh doanh mà công ty có
- Kinh doanh nhà hàng khách sạn
- Kinh doanh các sản phẩm, thiết bị đã qua sử dụng được nhà nước
cho phép
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử
- Kinh doanh ụtụ, linh kiện ụtụ nhập khẩu
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
1.1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn công ty cổ phần VIET FUCO
Sứ mệnh: Đội ngũ cán bộ công nhiên viên công ty cổ phần VIET
FUCO luôn luôn hăng say làm việc với khẩu hiệu “ Lắp đặt niềm tin” Điều
đầu tiên mà mọi người trong công ty muốn nói đến là chữ tín luôn đồng hành
với mọi doanh nghiệp nào mà muốn lớn mạnh. Mọi người luôn nhắc nhở
nhau rằng điều tối kỵ là không được làm khách hàng nghĩ xấu về công ty mà
phải tạo ấn tượng cho khách hàng bằng cách làm hài lòng khách hàng. Muốn
phát triển công ty lớn mạnh thì trước tiên phải phục vụ khách hàng tốt khách
hàng có tốt thì mình mới tốt được. Với sứ mệnh là Hóy làm tất cả cho những
gì khách hàng cần để khách hàng được vừa lòng thoả món.
Tầm nhìn: Những ai đã từng biết đến VIET FUCO thì đều biết rằng
đội ngũ cán bộ nhõn viên đõy làm việc hăng say như thế nào, bất kể thời gian
trưa tối tinh thõn kiên cường vượt khó chăm chỉ giống như tinh thần những
người dõn Nhật không chiu khuất phục trước khó khăn và số phận. Đều bởi vì
một ngày mai cho Công ty cổ phần VIET FUCO vững mạnh tầm cỡ với các
tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực xõy dựng, thương mại Công ty luôn đưa ra
các chiến lược phát triển dài hạn có hiệu quả kinh tế.
Đặc biệt chiến lược dài hạn sắp tới là đưa công ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM vào năm 2011 Đó sẽ là điều kiện rất tốt để quảng
bá về công ty và quan trọng hơn là kênh huy động vốn hiệu qủa để phát triển
công ty lớn mạnh hơn.
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng :
- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nội, ngoại thất, vật liệu xây
dựng phục vụ cho xây dựng cơ bản, trang trí văn phòng, cao ốc, dân
dụng.
- Thương mại, xuất - nhập khẩu các mặt hàng nội ngoại, ngoại thất,
vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng, và các
ngành liên quan phạm vi trong nước và quốc tế.
- Nâng cao khả năng kinh doanh, đuổi kịp trình độ quản lý, rút ngắn
khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển, để đưa ngành
xây dựng Việt Nam phát triển tầm cỡ quốc tế cũng như kinh tế Việt
Nam ngày càng lớn mạnh.
Luôn luôn hỗ trợ những gì khách hàng cần bằng mọi cách trong khả năng có
thể của công ty.
Nhiệm vụ :
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký & nộp thuế theo đúng quy
định của nhà nước.
- Tuân thủ các điều luật như: Luật doanh nghiệp, luật thương mại,
luật thương mại quốc tế, luật lao động
- Tạo công ăn việc làm cho công nhân viên, thực hiện đúng chế độ
lương thưởng cho công nhân viên theo đúng quy định.
- Không ngừng phát triển nhân lực, tiềm lực tài chính, hiệu quả trong
quản lý, kinh doanh cho công ty.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tuân thủ các quy định của nhà nước về môi trường và bảo vệ môi
trường tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và các
hoạt động từ thiện, vì người nghèo.
1.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm
gần đây
Công ty những năm gần đây có bước phát triển khá nhanh, Sau hơn 10
năm phát triển quy mô công ty đã tăng lên gấp 18 lần về quy mô ban đầu tổng
tài sản có hơn 6 tỷ do 5 thành viên góp vốn thì đến hiện nay tổng tài sản đã là
112 tỷ với 58 cổ đông góp vốn, với doanh thu hàng tháng lên tới trung bình
trên 28 tỷ và hàng năm lên tới 330 tỷ .
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng số 01:
ngày 31 tháng 12 năm 2008
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Tổng tài sản 95,156,236,984 112,389,578,598
Vốn chủ sở hữu 45,589,632,369 54,298,639,347
Doanh thu 257,486,347,369 331,563,896,317
Lợi nhuận 23,589,365,589 8,965,345,369
Qua bảng số liệu sơ lược về tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu và lợi
nhuận ta có thể thấy qua được tình hình phát triển của công ty.
Tình hình tài sản: Năm 2008 tài sản là 112,389,578,598 vnđ tăng
17,233,344,152 vnđ so với năm 2007 và tăng tương đối là khoảng 17 % có thể
là do tăng tài sản ngắn hạn các khoản phải thu do tình hình năm 2008 các
khách hàng của công ty kinh doanh kém
Tình hình vốn chủ sở hữu tăng 8,709,006,980 vnđ năm 2008 so với
năm 2007 là do lợi nhuận sau thuế chưa phõn phối được giữ lại để hi vọng
tiềm năm 2008 kinh doanh tốt hơn
Tình hình doanh thu: Năm 2008 doanh thu bán hàng công ty tăng khá
nhiều so với năm 2007 mặc dù năm 2008 nền kinh tế chung thế giới ảm đạm,
do đội ngũ kinh doanh hoạt động khá cật lực luồn lách các tỉnh bán hàng. Mặt
khác do quá trình buôn bán sắt thép có lời nhiều sau đợt nên giá vào tháng 8.
Doanh thu tăng tương đối 28%
Tình hình Lợi nhuận: Năm 2008 nền kinh tế thế giới ảm đạm có ảnh
hưởng rất nhiều đến lợi nhuận công ty, nhưng do công ty chỉ tập trung đúng
ngành nghề kinh doanh nên ảnh hưởng đến không nhiều, đặc biệt công ty có
các khoản đầu tư tài chớnh ít cho nên lợi nhuận chỉ đạt 38% so với lợi nhuận
sau thuế năm 2007. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn dương hơn 8 tỷ chứng tỏ công
ty kinh doanh có hiệu quả.
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần VIET FUCO
1.2.1 Đặc điểm kinh doanh công ty cổ phần VIET FUCO
Sản phẩm chính :
Mô hình công ty là vừa sản xuất vừa thương mại nên sản phẩm rất đa
dạng. Thời buổi kinh tế thị trường hiện nay là khách hàng đòi hỏi gì là tìm
mọi cách đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên cũng chia ra các loại
sản phẩm tập trung mà doanh nghiệp có.
- Thiết bị văn phòng, nội - ngoại thất dùng cho gia đình, văn phòng
công ty, cao ốc
- Gỗ ép, tấm ép công nghệ Đức.
- Vật liệu xây dựng: Đỏ, cỏt, xi măng, sơn, đá cao cấp, thạch cao
- Máy móc thiết bị dùng cho xây dựng dân dụng, công trình: máy cẩu,
máy xúc, máy ủi, máy san
- Sắt thép các loại dùng cho xây dựng và phụi thộp cho thương mại
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, trang trí nội - ngoại thất văn phòng, dân
dụng cao ốc.
Nguồn hàng:
Với hàng sản xuất của công ty: Do sản phẩm tạo ra chủ yếu la tấm ép,
gỗ ép công nghệ cao nên nguyên liệu chủ yếu là từ gỗ thô, gỗ tạp, mùn gỗ,
mựn cỏc loại xenlulozo. Công ty tận dụng tối đa chi phí thu mua cho hợp lý
nên gỗ tạp thường nhập từ các vùng rừng núi phía bắc cho giảm chi phí vận
chuyển, tuy nhiên nguồn hàng dồi dào thì lại chủ từ miền nam ra. Công muốn
một nguồn hàng ổn định từ miền nam ra đảm bảo với khối lượng lớn và
thường xuyên.
Với hàng là thương mại của công ty: Do đặc điểm của công ty là
thương mại nên nguồn hàng cũng đa dạng hơn. Hàng mà công ty bán là
những gì khách hàng cần liên quan tới lĩnh vững xây dựng.
- Với sản phẩm bàn ghế cao cấp, nội - ngoại thất thường từ các nước
Tây Âu, Đài Loan, Malaysia
- Thộp bỏn thỡ từ Đức, Ý, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, phụi
thộp thỡ thường là Việt Nam và Trung Quốc.
- Vật liệu xây dựng cơ bản: đỏ, cỏt, sỏi, xi măng, thạch cao thì
nguồn chủ yếu là trong nước.
- Máy thi công, thiết bị công trình chủ yếu là từ Nhật, Hàn Quốc và
Trung Quốc.
Ngoài ra thì những nhu cầu mới của khách hàng thì bộ phận Marketing
& Sales sẽ kết hợp bộ phận xuất khẩu tìm nguồn hàng.
Thị trường mục tiêu :
Hiện tại thì thị trường chính của công ty vẫn là 80% trong nước và còn
lại là những nước đang phát triển như Lào, Campuchia và các nước Châu Phi.
Trong thời gian tới công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu xây dựng sang thị trường
các nước châu phi và các nước trung đông.
Khách hàng của công ty tập trung chủ yếu vào bên xây dựng: Các công
ty xây dựng & vật liệu, các nhà thầu, các công trình lớn bé, cao ốc, dân dụng,
các công ty văn phòng khác nhận thiết kế
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh công ty cổ phần VIET
FUCO
Sơ đồ 01:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Diễn giải quy trình:
Đầu tiên nguyên liệu là gỗ, xenlulo sẽ được chế biến theo 2 hướng tạo
ra 2 sản phẩm khác nhau.
Hướng thứ nhất: Sản phẩm bán ra có thể là gỗ tấm, gỗ cột dạng thô và dạng
đã tạo ra sản phẩm rõ ràng như các đồ dùng.
Nguyên liệu được qua khâu chế biến, hệ thống máy xẻ, máy dọc để tạo
khuôn, rồi sẽ qua khâu luộc gỗ và khử trùng mối mọt, sau giai đoạn này thì gỗ
đã có thể bán lại cho các công ty xây dựng và xưởng chế biến đồ nội thất
( bán thành phẩm) , khâu tiếp theo tạo ra sản phẩm rõ ràng là đồ nội - ngoại
thất được xử lý qua công nghệ phun để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Hướng thứ hai: Sản phẩm bán ra là tấm ép, gỗ ép và đồ nội - ngoại thất hoàn
chỉnh bằng gỗ ép
Nguyên liệu gồm gỗ, xenlulo và nguyên liệu thừa từ khâu chế biến gỗ
tinh được qua công nghệ xay nghiền thành mùn, tiếp theo tới công nghệ ép sẽ
tạo ra sản phẩm là tấm ép, gỗ ép lúc này đã có thể bán được cho khách hàng
( bán thành phẩm ), khâu tiếp theo là tạo ra các sản phẩm nội - ngoại thất hoàn
chỉnh.
1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh và hệ thống kinh doanh tổng hợp cổ
phần VIET FUCO
Sơ đồ 02:
Tổ chức quản lý kinh doanh tổng hợp
Diễn giải:
Hệ thống kinh doanh của công ty là khá phức tạp do công ty là là công
ty sản xuất vừa là công ty thương mại. Tuy nhiên có thể khái quát ra được mô
hình như trên.
Các bộ phận sẽ tiếp cận với khách hàng qua các hướng như: marketing,
Sales, hay là dịch vụ sau bán hàng của bộ phận Customers Service. Sau khi bộ
phận bán hàng có được nhu cầu của khách hàng thì thông tin sẽ được thông
báo tới kho hàng để bên kho đáp ứng nhu cầu xuất kho phù hợp, nếu trong
kho không có thì bộ phận thu mua, xuất - nhập khẩu đảm nhiệm nhanh chóng
khâu hàng hoá sao cho đáp ứng cho khách hàng là nhanh nhất.
Xuất hàng xong thì bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ đảm nhiệm khâu
dịch vụ sau bán hàng (after sale )
Mỗi khi có được nhu cầu của khách hàng bằng mọi cách phải đáp ứng
giúp đỡ hỗ trợ khách hàng, được phân chia ra từng bộ phận tìm kiếm nguồn
hàng sao cho nhanh nhất, chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách của công ty cổ
phần VIET FUCO
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy và quản lý của công ty cổ phần VIET FUCO
Sơ đồ 03: Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ cỏc phũng ban
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến
phương hướng mục tiêu của công ty, có quyền kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, của giám đốc công ty.
Ban kiểm soát: Hoạt động độc lập theo nhiệm vụ và quyền hạn của
mình được quy định tại điều lệ của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội
đồng cổ đông về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và
tổng giám đốc
Bộ phận kinh doanh: Giám đốc kinh doanh trực tiếp là người đưa ra
các chính sách, và thông báo với ban quản trị và ban giám đốc cho kế hoạch
phát triển kinh doanh. Phòng kinh doanh chia ra làm 2 bộ phận chính là bộ
phận Marketing & Sale và bộ phận chăm sóc khách hàng.
Tổng giám đốc : Là người do hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và
phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là đại diện theo pháp luật của công ty. TỔng
giám đốc là người chiụ trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đông quản trị, thực
hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định điều lệ của
công ty.
Cụ thể bộ phận Marketing sẽ lo các vấn đề thị trường, nguồn hàng
trong và ngoài nước, đưa ra các chiến dịch dài hạn và sau đó thì bộ phận Sales
sẽ nhiệm vụ trực tiếp lao vào thị trường, phát triển thị trường mà marketing đã
đưa ra.
Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ đảm nhiệm các khúc mắc của khách
hàng, bán hàng luôn, hỗ trợ bộ phận bán hàng và marketing dịch vụ sau bán
hàng cho khách hàng, thõn thiện với khách hàng.
Những người thuộc bộ phận kinh doanh của công ty là những người
đảm nhiệm hầu hết các hợp đồng đưa về cho công ty, với phương chõm khách
hàng cần gì phục vụ đấy.
Bộ phận Tổ chức – Hành chớnh: Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ lý lịch
của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, theo dõi quản lý nhân sự
trong công ty, lập kế hoạch, triển khai các chính sách do công ty vạch ra.
Đồng thời phòng tham mưu cho công đoàn về tổ chức lao động tiền lương,
giải quyết chính sách chế độ cho người lao động, phụ trách các vấn đề về bảo
vệ an ninh, chính trị và kinh tế để đảm bảo quyền lợi của nhân viên như: Các
chế độ nghỉ hưu, ốm, thai sản, tổ chức tham quan hàng năm…
Chức năng hành chính quản trị: quản lý và sử dụng các máy văn phòng,
lễ tân, bảo vệ cơ quan, đề phòng cháy nổ
Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo công ty trong
công tác quản lý sử dụng vốn, quản lý sử dụng tài sản, hàng hoá của công ty
theo đúng quy định của nhà nước thông qua việc kiểm tra chứng từ kế toán ,
sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Phòng trực tiếp thực thi
nhiệm vụ hạch toán kế toán trong nội boọ công ty để đảm bảo cung cấp các số
liệu kế toán trung thực, nhanh chóng, chính xác theo quy định của nhà nước
và của công ty. Phòng chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo và pháp luật về
quản lý hoạt động tài chính của toàn công ty. Phòng bao gồm: kế toán thanh
toán, kế toán hàng hoá, kế toán doanh thu, kế toán lương và BHXH, tổ công
nợ, thủ quỹ, thủ kho vật tư.
Bộ phận phụ trách kỹ thuật, sản xuất: Phụ trách khõu sản xuất ở
phõn xưởng quản lý điều động nguyên liệu đầu vào và cùng với phòng kinh
doanh sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị trượng
Phụ trách các khõu kiểm tra chất lượng, kỹ thuật của các sản phẩm sản
xuất ra và các thiết bị máy móc do thương mại công ty
Chương II
Thực trạng tổ chức kế toán tại công ty cổ phần VIET FUCO
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần VIET FUCO
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
Chức năng:
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế
toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế
toỏn….
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới
mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán và
những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng
động, hữu hiệu.
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý
Mội trường và các hệ thống quản lý khác.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác Kế toán.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, sử
dụng vốn (tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh).
- Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình
lãnh đạo Công ty quyết định.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ
sở ký kết các hợp đồng với đối tác.
- Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong Công ty.
- Đảm bảo nguồn vốn cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Thu hồi vốn nhanh chóng tránh tình trạng bị chủ đầu tư, khách hàng
chiếm dụng vốn.
- Quản lý, theo dõi nguồn vốn của Công ty trong các liên doanh, công
trình.
- Giữ bí mật về số liệu kế toán - tài chính và bí mật kinh doanh của
công ty.
- - Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quá trình đề xuất các chế độ thi
đua khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương đối với cán bộ, nhân viên của
Công ty.
- Thực hiện một số chức năng khác khi được Tổng Giám đốc giao.
Nhiệm vụ:
Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, phù hợp với quy
định của Nhà nước và Quy chế quản lý tài chính của Công ty.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ
tục kế toán trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
Phổ biến, hướng dẫn cỏc Phũng chuyên môn thực hiện thủ tục kế toán
tài chính khác theo luật và chế độ kế toán quy chế quản lý tài chính, quy chế
chi tiêu nội bộ của Công ty.
Theo dõi tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty đề xuất các biện pháp
hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công
ty.Định kỳ kiểm tra,xỏc định giá trị, đánh giá tình hình sử dụng tài sản của
Công ty .
Phối hợp với cỏc Phũng Ban chức năng khác để lập phương án kinh
doanh trước khi trình Giám đốc duyệt.
Phân tích các thông tin kế toán theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty.
Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan
thẩm quyền theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Tổ chức khoa học công tác kế toán phù hợp với điều kiện kinh doanh
và bộ máy tổ chức của Công ty.Áp dụng khoa học quản lý tiên tiến vào công
tác kế toán, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ kế toán.
2.1.2 Hình thức tổ chức và sơ đồ bộ máy kế toán, chức năng các bộ phận
Sơ đồ 04: Tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong phòng kế toán:
- Kế toán trưởng: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề
nghị của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng tổ chức thực hiện công tác kế toán
theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về tài chính. Tiêu chuẩn để làm
kế toán trưởng do hội đồng quy định
Kế toán trưởng là người trực tiếp cung cấp các thông tin kế toán cho
ban Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do Phòng
cung cấp, là người thay mặt Giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của
Công ty thực hiện các khoản đóng góp với Ngân sách nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp các số liệu, đưa ra các thông tin
cuối cùng trên cơ sở số liệu do kế toán các phần hành khác cung cấp. Đến kỳ
báo cáo lập báo cáo quyết toán quý, năm trình cấp trên duyệt, lập các báo cáo
cần thiết theo yêu cầu của Cục thuế.
- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL, hàng
hoá. Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho, bảng thống kê sử dụng NVL từ
phòng vật tư và kế toán tại các công trình, tổ, đội chuyển lên, kế toán vật liệu
vào thẻ kho, lờn cỏc bảng phân bổ, theo dõi sự biến động của NVL, vật liệu
luân chuyển, tình hình sử dụng NVL tại công trình.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ
trong toàn Công ty và phân bổ khấu hao hàng tháng. Đồng thời phối hợp với
các bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ, định kỳ đánh giá giá trị còn lại của
TSCĐ, mức độ hữu dung của tài sản.
- Thủ quỹ: là người giữ & quản lý quỹ tiền mặt cảu Công ty .Hàng
ngày thủ quỹ nhận & kiểm đếm tiền hàng từ các nhân viên bán hàng chuyển
về ,từ việc chuyển trả công nợ từ khách hàng ,từ việc trả nợ cho người
bán.Báo cáo tồn quỹ kế toán cho Kế toán trưởng & nộp tiền vào tài khoản
ngân hàng ,đồng thời cũng báo cáo cho kế toán tiền biết để đối chiếu.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính toán tiền lương
phải trả cho CBCNV. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tính phần trăm bảo hiểm
cho công nhân viên, theo dõi tình hình tăng giảm số người đóng BHXH hàng
tháng, lập bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
- Kế toán công nợ : Theo dõi tình hình các khoản nợ với nhà cung cấp
của công ty, xác định các khoản nợ cần phải thanh toán căn cứ vào quy mô,
thời hạn thanh toán, và tình hình tiền mặt, TGNH của công ty. Và theo dõi
tình hình phải thu của khách hàng sao cho hợp lý.
- Kế toán thuế: Phụ trách theo dõi các khoản phải trả, phải nộp ngân
sách nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, kết chuyển, thanh lý hợp đồng với khách
hàng, xác định kết quả kinh doanh.
- Kế toán tiền: Có nhiệm quản l quỹ TM, TGNH, căn cứ vào các phiếu
thu chi tiền mặt đó cú đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm, thẩm
quyền (giám đốc, kế toán trưởng) để thực hiện việc thu chi tiền. Lập Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ có liên quan. Đòng thời một nhiệm
vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng khác là kế toán TM, TGNH giúp kế toán
trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch về tài chính của Công ty.
2.2 Đặc điểm tổ chức vận dụng và thực hiện chính sách kế toán công ty cổ
phần VIET FUCO
2.2.1 Quy định chung của đơn vị về kế toán
Công ty cổ phần VIET FUCO áp dụng chính sách kế toán theo chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006, cụ thể:
Niên độ kế toán Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
Phần mềm sử dụng trong hạch toán : Phần mềm Fast Acounting 2006
Hình thức hạch toán Hạch toán độc lập
Đơn vị tiện tệ sử dụng Trong kế toán VNĐ
Chế độ kế toán áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam
Hình thức kế toán áp dụng nhật ký chung
Nguyên tắc xác định các khoản tiền : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển gồm:
+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng
tiền sử dụng trong kế toán: Theo tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng Ngoại Thương
công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Giá gốc
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp
bình quân cả kỳ dự trữ
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Ghi nhận và khấu hao TSCĐ
+ Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình: Đánh
giá theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp thông
thường áp dụng cho tất cả tài sản được tính toán để phân bổ nguyên giá trong
suốt thời gian ước tính của tài sản và phù hợp với Quyết định số 206/QĐ-
BTC ngày 12/12/2003 của BTC. Thời gian tính khấu hao cụ thể như sau:
Nhà cửa vật kiến trúc 20-30 năm
Máy móc thiết bị 6-10 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lý 5-6 năm
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 10 năm
TSCĐ vô hình 5 năm
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính vào công
ty liên kết phản ánh theo giá gốc.
Ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Trên cơ sở khối lượng
sản phẩm hàng hóa đó bỏn; dịch vụ đa cung cấp được xác định là tiêu thụ
trong kỳ.
Chính sách thuế: Công ty tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các
khoản thuế, phớ khỏc theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:
+ Thuế GTGT các dịch vụ (chế biến nông sản) 0%, 5%,10%
+ Thuế Thu nhập doanh nghiệp 28% trước năm 2009, 25% từ năm
2009
+ Công ty được miễn Thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể
từ ngày chính thức chuyển thành công ty cổ phần và được giảm 50% trong 02
năm tiếp theo.
Các loại thuế, phí, lệ phí khác được tính và nộp theo quy định của Nhà
nước
Về đăng ký kho hàng : Công ty có 3 kho tại Hà Nội là, 1 kho hàng ở Hải
Phòng và 1 vài kho hàng ở Vinh - Nghệ An
• Số 130 NGuyễn Ngọc Nại – Hà Nội (KHN1)
• Số 126/ 56 Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội (KHN2)
• Số 315/45 Phạm Văn Đồng - Hà Nội (KHN3)
• Số 268 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Ngô Quyền - Hải Phũng (KHP)
• Số 419 Đường Mới – Tp Vinh - Nghệ An (KNA)
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán
Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay, Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Việt đã sử dụng hầu hết các
chứng từ do Bộ tài chính ban hành. Danh mục chứng từ kế toán gồm có:
+ Chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy
thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo Nợ (Có) của ngân hàng.
+ Chứng từ TSCĐ: Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lý
nhượng bán TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
+ Chứng từ lao động tiền lương gồm có: Bảng chấm công, hợp đồng
giao khoán, phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội.
ss+ Chứng từ bán hàng: Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, giấy ghi
nhận nợ, + Chứng từ bán hàng: Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho,
giấy ghi nhận nợ,
Các chứng từ kế toán được lập ra phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp
lý của các nghiệp vụ kinh tế phát. Chứng từ được phân loại và hệ thống hóa
theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian và được đóng thành từng tập theo
tháng dễ dàng cho việc tìm kiếm kiểm tra và đối chiếu.
Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài
chính của Công ty, hệ thống tài khoản kế toán của công ty bao gồm tất cả các
tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và các tài khoản sửa đổi bổ
sung theo các thông tư hướng dẫn. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu quản lý và
thực hiện công tác hạch toán được thuận lợi Công ty còn mở thêm một số tài
khoản cấp 2, cấp 3 để tiện theo dõi.
Ví dụ: TK 632 được chi tiết thành Tk cấp 2 như sau:
Số hiệu tài khoản Tên tài khoản
Cấp 1 Cấp 2
623 Giá vốn hàng bán
6231 Giá vốn hàng XK
6232 Giá vốn hàng NK
6233 Giá vốn hàng nội tiêu
Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Các loại sổ sách mà Công ty đang sử dụng bao gồm:
+ Các sổ thẻ chi tiết: Sổ TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người mua,
người bán, thanh toán với ngân sách,
+ Nhật ký chung.
+ Sổ cái
Các sổ được mở đủ để đáp ứng yêu cầu kế toán. Việc mở sổ, ghi sổ,
khóa sổ, chữa sổ kế toán đều theo quy định của luật và chế độ.
Phòng kế toán Công ty được trang bị hệ thống phần mềm kế toán FAST
ACCOUNTING 2006 được viết riêng cho phù hợp với tình hình chung của
Công ty. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra,
được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK Nợ, TK Có để nhập dữ liệu vào
máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm. Theo quy trình
của phần mềm, các thông tin được tự động vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ
chi tiết cú liờn quan.Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ và lập
báo cáo tài chính. Công ty đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và chi tiết được
thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã
được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán
với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy theo quy định.
Phần mềm mà Công ty đang sử dụng đáp ứng được tiêu chuẩn về phầm
mềm kế toán do BTC quy định tại thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày
24/11/2005.
S ơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán
Ghi chú
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Kiểm tra đối chiếu số liệu
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại xác định các tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ
liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế
toỏn.Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào các sổ tổng hợp và các sổ thể chi tiết lien quan.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện
tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập. Nhân
viên kế toán có thể đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán với báo cáo tài chính
sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ, sổ kế toán được in ra đóng thành quyển và thực hiện các thủ
tục pháp lý theo quy định.
SỔ KẾ TOÁN
Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
BÁO CÁO KẾ
TOÁN QUẢN
TRỊ
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNGTỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
MÁY VI TÍNH
PHẦN MỀM KẾ
TOÁN
Đặc điểm vận dụng các loại Báo cáo
Công ty vận dụng 2 loại báo cáo là báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo nội
bộ
Báo cáo tài chính tổng hợp là các báo cáo trình bày tổng quát tình hình
tài sản nguồn vốn, công nợ và kết quả trong kỳ kế toán. Hiện nay các báo cáo
Công ty sử dung gồm
Bảng cân đối kế toỏnMẫu B01- DN Mẫu B01-
DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu B02- DN Mẫu
B02- DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệMẫu B03- DN Mẫu B03-
DN
Bảng thuyết minh báo cáo tài chớnhMẫu B09- DN Mẫu B09-
DN
Báo cáo nội bộ là các báo cáo quản trị được lập theo yêu cầu quản lý
của Công ty như báo cáo giá vốn, báo cáo về tình hình xuất, nhập khẩu, báo
cáo hàng tồn kho, báo cáo công nợ, …
2.3 Một số phần hành kế toán công ty cổ phần VIET FUCO
Các phần hành kế toán áp dụng tại công ty. Do đặc điểm thời gian có
hạn và quy mô các phần hành phức tạp nên em chỉ nêu ra các phần hành nói
chung và em sẽ đi sõu cụ thể vào phần hành kế toán bán hàng và công nợ phải
thu, phần hành này sẽ được nói cụ thể vào mục “2.4 Tổ chức hạch toán kế
toán phần hành kế toán bán hàng và công nợ phải thu”
• Kế toán tổng hợp
• Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
• Kế toán mua hàng và công nợ phải trả
• Kế toán hàng tồn kho
• Kế toán chi phí và tính giá thành
• Kế toán tài sản cố định
• Kế toán lương
2.4 Tổ chức hạch toán kế toán phần hành kế toán bán hàng và công nợ
phải thu
2.4.1 Thực trạng tổ chức phần hành kế toán bán hàng và công nợ phải
thu
* Đối với chứng từ nhập kho:
Sau khi thành phẩm được hoàn thành ở bước quy trình công nghệ cuối,
tổ trưởng lập bảng kê đồng thời giao số sản phẩm đó cho bộ phận kiểm tra
chất lượng. Khi kiểm tra xong sẽ tiến hành lập phiếu kiểm tra chất lượng
(theo mẫu) trong đó đưa ra kết luận hàng có đạt hay không . Nếu đạt tiêu
chuẩn, bộ phậnkiểm tra chất lượng sẽ giao cho thủ kho. Tại kho, thủ kho xác
nhận sè thành phẩm nhập kho, sau đó sẽ báo lên phòng kế toán thông qua
phiếu nhập kho được ghi theo chỉ tiêu sè lượng.
Tương tự với hàng nhập về kho không do công ty sản xuất, hàng mua
về được kiểm tra đúng quy cách mẫu mã thông số kỹ thuật, mặt hàng nào có
vấn đề thì được xem xét lại, còn lại hàng đạt tiêu chuẩn thì cho nhập kho tại
các kho của công ty.
Tại phòng kế toán, kế toán hàng hoá xem xét tính hợp lý, hợp lệ của
chứng từ mà thủ kho gửi lên (có đủ chữ ký của thủ kho, người nhập, xưởng
trưởng) rồi viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên:
-1 liên lưu tại phòng kế toán
- 1 liên chuyển xuống cho thủ kho để vào thẻ kho
* Đối với chứng từ xuất kho: