Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đề xuất chiến lược kinh doanh sản phẩm Tượng Thạch Cao của công ty Cổ phần HHD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.8 KB, 38 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em. Các số liệu trong bài
chuyên đề này là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty Cổ phần
HHD.
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Đào Duy Tuấn
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
MỤC LỤC
Kết cấu của đề tài: Đề tài được chia thành 3 chương 2
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HHD 7
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BQLĐ: bình quân lao động
2. BĐS: bất động sản
3. CB-CNV: cán bộ, công nhân viên
4. CĐ: cố định
5. CP: chi phí
6. DN: doanh nghiệp
7. DV: dịch vụ
8. GT: giá trị
9. Hqkd: hiệu quả kinh doanh
10.KNTT: khả năng thanh toán
11.LĐBQ: lao động bình quân
12.NH: ngắn hạn
13.QLCL: quản lý chất lượng
14.TSCĐ: tài sản cố định
15.TM: thương mại


16.VKD: Vốn kinh doanh
17.VTC: vốn tự có
18.VCĐ: vốn cố định
19.VLĐ: vốn lưu động
VCSH: vốn chủ sở hữu.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. : Cơ cấu tổ chức Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ kênh phân phối hiện tại của sản phẩm tượng thạch cao Error:
Reference source not found
Kết cấu của đề tài: Đề tài được chia thành 3 chương 2
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN HHD 7
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 11
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay có sự tham gia rất lớn của các Doanh
Nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 500.000 DN vừa và
nhỏ chiếm tới 98% số lượng DN đăng kí kinh doanh với số vốn đăng kí lên đến gần
2.313 857 tỉ đồng. Các DN vừa và nhỏ đang nỗ lực tham gia và đóng góp vào nền
kinh tế cả nước. Những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trên con đường hội nhập
và phát triển.
Công ty Cổ phần HHD là một trong những DN dũng cảm đương đầu với khó
khăn vì đã mạnh dạn nhập cuộc trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như vậy.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi
doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an
toàn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn

tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải
biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Thông qua
chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những
cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa
nền kinh tế. Vai trò của chiến lược kinh doanh nói chung đã không còn mới mẻ nữa
nhưng thực hiện các hoạt động đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn
trở quan tâm của các nhà quan trị kinh doanh.
Trong thời gian thực tập ở công ty em nhận thấy rõ tiềm năng phát triển và
đường đi của công ty nên muốn tham gia hoàn thiện hơn nữa chiến lược kinh doanh
của công ty, góp phần giúp HHD phát triển hơn trên thương trường. Chính vì vậy
em đã chọn đề tài: “Đề xuất chiến lược kinh doanh sản phẩm Tượng Thạch Cao
của công ty Cổ phần HHD ”cho kì thực tập này.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trước tiên trên cương vị là một sinh viên, việc vận dụng những kiến thức
được trang bị là rất cần thiết. Góp phần khẳng định sự đúng đắn của nền tảng lý
thuyết trong thực tế.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Với Công ty cổ phần HHD, là 1 công ty non trẻ và mới thành lập với rất
nhiều khát vọng và kì vọng nhưng năng lực còn hạn chế, việc phát triển gặp những
khó khăn không nhỏ. Tác giả mong rằng đề tài có thể góp phần chỉ ra được những
con đường phát triển khả thi của công ty. Nhằm hướng tới sự phát triển mạnh hơn
của công ty, khẳng định định hướng đúng đắn trong chính sách điều hành và phát
triển công ty.
Kết cấu của đề tài: Đề tài được chia thành 3 chương
Chương I: : Tổng quan về hoạt động kinh doanh Công ty cố phần HHD.
Chương II: Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Tượng Thạch Cao
của Công ty cổ HHD.

Chương III: Đề xuất chiến lược kinh doanh sản phẩm Tượng Thạch Cao của
Công ty cổ phần HHD và một số kiến nghị nhằm thực hiện.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ Đỗ Hữu hải – Phó giám đốc công ty, ban
Giám đốc, và các anh chị tại công ty Cổ phần HHD đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình thực tập.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thu
Thủy, là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chương trình thực tập này.
Sinh viên thực tập
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HHD
1. QÚA TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HHD.
1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần HHD
Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HHD
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: HHD JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt Công ty: HHD.JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25 Ngõ 155 Phố Cầu giấy, Phường Quan Hoa, Quận
Cầu GIẤY, Thành phố Hà Nội. Việt Nam.
Điện thoại: 0438336868 Fax: 0438336868
Email: Website: WWW.HHD.COM
I.2 Vốn Điều Lệ
Vốn điều lệ: 13.000.000.000 đồng.
Bằng chữ: Mười ba tỷ đồng.
Được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0106103767 ngày
01/02/2008
Người đại diện theo pháp luật của công ty.
Chức danh: GIÁM ĐỐC
Họ và Tên: ĐỖ TRẦN THÀNH.

Các ngành nghề kinh doanh chính của HHD bao gồm:
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
- Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác
- Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
- Sản xuất thiết bị truyền thông
- Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại
- Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp
- Xây dựng công trình công ích
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
- Bán lẻ sách, báo, tạp trí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong
các cửa hàng chuyên doanh
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành
- Vận tải hành khách đường bộ khác
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Xuất bản phần mềm
- Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
- Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
- Quảng cáo
- Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
- Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
- Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá
- Bán buôn gạo
- Bán buôn đồ uống
- Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
- Hoạt động tư vấn quản lý
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
- Cổng thông tin
- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán buôn thực phẩm
- Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng
lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh
- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa
- Dịch vụ phục vụ đồ uống
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống
- Đại lý, môi giới, đấu giá
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Bán mô tô, xe máy
- Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy
- Bán buôn mô tô và xe có động cơ khác
- Bán lẻ ô tô con

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
- Đại lý ô tô và xe có động cơ khác
- Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu
1.2 Sự phát triển của công ty.
Công ty Được thành lập ngày 02/02/2008 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số: 0306103767. Với số vốn điều lệ là 13 tỷ đồng.
Năm 2008 tới nay, công ty hoạt động trong lĩnh vực Cung cấp các dòng máy
tính bao gồm: Desktop, Server, Notebooke của các hãng như (IBM, COMPAQ,
DELL, ACER) Máy tính thương hiệu Việt Nam, Máy tính Đông Nam Á. Cung cấp
thiết bị mạng máy tính như Network card, Cable, Hub, Switch, Repeator, Brigd,
Router, Modem và các thiết bị mạng không dây (Wireless) vv Công ty đã mở cửa
2 trung tâm kinh doanh lớn tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 2009, Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất thi công
lắp đặt và vận hành các loại hình sân khấu trò chơi truyền hình, sân khấu biểu diễn,
sân khấu trò chơi, sân khấu phục vụ biểu diễn và sân khấu truyền hình nói chung.
Từ đó, tạo dựng uy tín mạnh mẽ cho các đối tác truyền thông và chính trị lớn.
Năm 2013, công ty đã mua lại xưởng sản xuất tượng thạch cao Bát Tràng.
Chính thức bước vào nghành sản xuất đồ chơi giải trí và kinh doanh dịch vụ.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của công ty.
Công ty cổ phần HHD là một doanh nghiệp trẻ hoạt động trong các lĩnh vực Đầu
tư, Giáo dục, Xây dựng, Công nghệ Thông tin và Viễn thông. Với một đội ngũ nhân
viên, kỹ thuật viên, lập trình viên tốt nghiệp chính quy chuyên ngành từ các trường
đại học trong và ngoài nước có trình độ cao, lòng nhiệt tình và sự sáng tạo không
mệt mỏi.
Khẩu hiệu của chúng tôi là “HHD đỉnh cao của trí tuệ”.

Chính sách phát triển của công ty:
Thu hút và phát triển nguồn nhân lực:
Tạo môi trường làm việc chuyên
nghiệp, năng động và sáng tạo.
Phát triển bền vững cùng đối tác: Hợp
tác trên tinh thần bình đẳng với các đối
tác kinh doanh để cùng hướng đến sự
thành công chung.
HHD tin tưởng rằng: với sự nỗ lực lao động, sáng tạo trong Khoa học và
Công nghệ, sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc sẽ giúp Công ty ngày càng
lớn mạnh, cung cấp cho khách hàng và đối tác những dịch vụ hoàn hảo nhất.
HHD còn là một nhà quảng cáo chuyên nghiệp, là nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
giáo dục, hỗ trợ truyền hình và các hoạt động thương mại điện tử.
Triết lý kinh doanh của công ty:
Cam kết cung cấp các sản phẩm mang tính chuyên nghiệp và có chất lượng
cao: Với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ CBCNV của chúng tôi làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất
lượng hoàn hảo và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Luôn đề cao sự thỏa mãn của khách hàng: Chúng tôi đảm bảo đáp ứng dịch
vụ đó cam kết cho khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng chính là nền tảng cho sự
tồn tại và phát triển của HHD.
Hoàn thành công việc đúng thời gian: Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho
khách hàng những dịch vụ mới nhất hợp lý nhất với thời gian nhanh nhất.
Công nghệ mới nhất: Chúng tôi luôn đầu tư máy móc Công nghệ hiện đại nhất
để làm ra các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cung cấp cho khách hàng.
Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo: Chúng tôi luôn tạo cho các
nhân viên một không khí làm việc hiệu quả nhất, kết nối các nhân viên để cùng
nhau xây dựng ra nhiều công trình mang tên HHD
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
6

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HHD.
2.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2012.
Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008- 2012.(dv Nghìn đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 3.451.344 9.909.302 14.487.772 99.128.874 43.465.682
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 27976 0 278303.8
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 3451344 9909302 14459796 99128874 43187378
4. Giá vốn hàng bán 1575756 5215707 6652828 80393508 21950110
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1875588 4693598 7806968 18735366 21237268
6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 7748 139958 216684.3 353886 520520
7. Chi phí tài chính 45500 347880 208390 575978 6361212
- Trong đó: chi phí lãi vay 39312 78572 163540 514098 3197350
8. Chi phí bán hàng 1186250 2909816 4129918 6835920 8094268
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 383890 912548 1427868 2689674 4541160
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 267696 663312.3 2257476 8987680 2761148
11. Thu nhập khác 278096 24284 43160 83330 393302.3
12. Chi phí khác 307060 15392 13364 20228 658658.3
13. Lợi nhuận khác -28964 8892 29796 63102 -265356
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 238732 672204.3 2287272 9050782 2495792
15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 41496 149344 370656 2248038 520520
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 0 0 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 197236 522860.3 1916616 6802744 1975272
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Từ bảng báo cáo tài chính của DN ta có thể nhận thấy rằng về doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh qua các năm 2008-20112, Đặc biệt năm 2011

là năm đạt được doanh thu cao nhất là 99.128.874. Năm 2011 tăng gấp 28,72 lần so
với 2008 và tăng gấp 6,8 lần so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 thì có sự
giảm mạnh, doanh thu giảm đi hơn một nửa.
Xét đến chỉ tiêu lợi về nhuận sau thuế của Doanh nghiệp không âm, chứng tỏ
doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ta cũng dễ dàng nhận thấy sự gia tăng lợi nhuận tương
ứng với sự gia tăng của doanh thu, mức lãi tăng mạnh qua các năm 2008-2012. Lợi
nhuận cao nhất là năm 2011 tuy nhiên đến năm 2012 lại giảm đi đấng kể. Năm 2011
tăng gấp 34,5 lần so với 2008; và tăng gấp 3,5 lần so với 2010. Cũng như vậy lợi
nhuận ròng của năm 2012 giảm đáng kể gần 29% so với 2011.
Xét đến các chỉ tiêu về chi phí : chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp thì có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Mặc dù năm
2011 là năm có doanh thu cao nhất và cao gấp đôi năm 2012, tuy nhiên chi phí của
năm 2012 lại cao hơn rất nhiều so với năm 2011. Đặc biệt là chi phí tài chính năm
2012 cao gấp 11 lần năm 2011. Đó cũng là lý do khiến lợi nhuận của năm 2012
giảm mạnh so với năm 2011
Theo nhận định chung, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tăng lên mạnh
từ năm 2008 tới năm 2011, chứng tỏ trong giai đoạn đầu của khủng hoảng kinh tế,
công ty vẫn trụ vững và phát triển tốt. nhưng tới năm 2012, khủng hoảng kinh tế tác
động động sâu sắc tới các doanh nghiệp, do đó doanh thu của năm 2012 đã giảm
hẳn. không chỉ đó, với nhóm sản phẩm tập trung vào trẻ em, nhóm này có thể nhù
cầu tiêu dùng lớn bất kể khủng hoảng kinh tế là gì.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-
20112
Bảng 1.2: Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2012
( Đv: nghìn đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng VKD

2655120 4727632 75218104 66858870
61283040
Vốn tự có
1396200 1894880 4246398 15725554
19100276
Vốn CĐ
1646242 2565706 7279532 18091346
36345894
Vốn LĐ
1008878 2161926 67938572 48767524
24937146
Lãi trả VV
39312 78572 16354 514098
3197350
Tổng DT
3737188 10076144 14747616 99566090
44379504
Tổng CP
3539952 9553284 12831000 92763346
42404232
Lãi ròng
197236 522860.3 1916616 6802744
1975272
∑ quỹ lương
79378 169416.3 440102 660088.3
790764
LĐBQ
25 47 72 77
95
(Nguồn Công ty HHD)

Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh là chỉ tiêu tốt nhất, đánh giá chính xác
nhất hiệu quả kinh doanh của DN. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính hiệu quả
càng cao. Nhìn vào bảng trên ta có thể nhân thấy được DN kinh doanh có hiệu quả
nhất vào năm 2009: doanh lợi của tổng VKD là 12,72%; số vòng quay của tổng
VKD là 2,13 và mức sinh lời của một đồng VLĐ là 0,24 là cao nhất so với các năm
khác.
Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nhất vào năm 2010: doanh lợi của tổng
VKD là 2,77%; số vòng quay của tổng vốn kinh doanh và mức sinh lời trên một
đồng vốn lưu động là thấp nhất so với các năm khác. Nguyên nhân có thể một phần
do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối
năm 2008 bắt đầu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các DN Việt Nam từ
năm 2009 và Công ty không phải là ngoại lệ. Chỉ số lạm phát cao, lãi suất ngân
hàng cao, thị trường chứng khoán chững lại, thắt chặt chi tiêu, bão giá nguyên vật
liệu … dẫn đến hiệu quả kinh doanh năm 2010 tụt dốc.
Đến năm 2011 Công ty đã giảm vốn đầu tư và vực dậy hoạt động kinh doanh
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
và chỉ tiêu doanh lợi của VKD lên tới 10,94%, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
khác cũng tăng đáng kể, minh chứng đó là doanh thu và lợi nhuận tăng theo cấp số
nhân so với năm 2010.
Tuy nhiên, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của năm 2012 thấp hơn năm 2011,
tình hình kinh doanh của DN năm 2012 đã có sự giảm sút. Mặc dù năm 2012 Doanh
nghiệp cũng đã tiếp tục giảm vốn kinh doanh tuy nhiên hiệu quả kinh doanh giảm đi
tương đối, do DN chưa sử dụng hiệu quả được hết các nguồn lực trong giai đoạn
khủng hoảng và hệ lụy của khủng hoảng tài chính vẫn đang tiếp diễn và theo dự báo
của Ngân hàng Thế giới (WB) “Khủng hoảng kinh tế sẽ đạt đỉnh vào năm 2013”.
Đánh giá hiệu quả về mặt sử dụng lao động. Các chỉ tiêu này càng cao thì
càng tốt cho DN. Từ bảng trên ta thấy sức sinh lời bình quân trên một lao động là
khá cao và có xu hướng tăng 2008-2012 và sau đó đến 2012 thì lại giảm mạnh.

Tương tự đối với hiệu suất tiền lương cũng theo xu hướng đó. Nguyên nhân là do
2012 doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm so với năm trước mà số lượng lao động lại
tăng lên. Nhìn chung thì các chỉ tiêu hiệu quả về lao động của DN là tương đối cao.
Chứng tỏ DN đang sử dụng lao dộng một cách có hiệu quả.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
Sơ đồ 1.1. : Cơ cấu tổ chức.
GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC
THƯỜNG TRỰC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT






PHÒNG HÀNH
CHÍNH


PHÒNG HẬU
CẦN
NHÀ MÁY SẢN
XUẤT





PHÒNG KINH
DOANH


PHÒNG KẾ
TOÁN
TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM.




PHÒNG DỰ ÁN


PHÒNG
THƯƠNG MẠI
PHÒNG BẢO HÀNH




PHÒNG CÔNG
NGHỆ THÔNG

TIN


PHÒNG
MARKETING
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
3.1. Nhiện vụ chức năng từng phòng ban
* Phòng Kế toán
- Quản lý tài sản toàn công ty: Tiền vốn, vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ
- Theo dõi, tập hợp, phân loại, tổng hợp và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì việc xây dựng các quy trình như: Xuất, nhập kho, thanh toán, tạm
ứng, kiểm kê…trình Ban tổng giám đốc ban hành và thống nhất thực hiện trong
toàn Công ty.
- Thống kê số liệu phục vụ cho hoạt động phân tích của công ty.
- Phân tích số liệu doanh thu, doanh số bán hàng….các thông tin khác phục
vụ công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty.
* Phòng Hành chính.
- Quản lý nhân sự của công ty: tuyển dụng, giám sát quá trình thử việc của
nhânviên, quản lý hồ sơ toàn bộ nhân viên (các hồ sơ, lý lịch theo quy định…);
thường xuyên cập nhật các thông tin về nhân viên hàng tháng để có đánh giá đích
thực cho Ban Tổng giám đốc trong quá trình sắp xếp lao động và trả lương cho
nhân viên; Theo dõi các thông tin về sức khỏe, hoàn cảnh gia đình…của CB, CNV
- Theo dõi và thực hiện các công tác liên quan đến: BHXH, BHYT, BHTN,
các chính sách xã hội khác…liên quan đến người lao động.
- Thực hiện công tác hành chính bao gồm: Quản lý hồ sơ Công ty, Quản lý
văn bản đi đến, văn bản đi, quản lý con dấu của Công ty, trực điện thoại, lễ tân công
ty, lên lịch làm việc cho lãnh đạo, các phòng ban và các đơn vị trực thuộc của Công

ty.
* Phòng Kinh doanh.
- Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm cho công ty, đề xuất lên phương án
phát triển các dịch vụ mới trình Ban tổng giám đốc phê duyệt và triển khai.
- Thường xuyên tập hợp số liệu số liệu, phân tích, tổng hợp, phân tích và lập
báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh tháng, quí, 6 tháng, cả năm và
theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty. Lập các báo cáo về tình hình hoạt
động và kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
- Dựa trên số liệu hoạt động kinh doanh có thống kê, phân tích, đánh giá các
hoạt động kinh doanh và tham mưu, đề xuất, kiến nghị Ban tổng giám đốc có những
thay đổi, điều chỉnh kịp thời
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn,
kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty.
* Phòng Hậu Cần.
- Xây dựng định mức tồn kho tối đa, tối thiểu tại nhà hàng, các điểm kinh
doanhhàng hóa, tại kho công ty.
- Quản lý các danh mục hàng hóa do công ty kinh doanh, nghiên cứu các
nguồn hàng mới trình Ban tổng giám đốc phê duyệt.
- Quản lý danh mục các nhà cung cấp, chăm sóc khách hàng, cung cấp thông
tin liên quan cho các phòng ban chức năng phục vụ việc: Nhập, xuất, hàng, thanh
toán, đổi, khiếu nại với nhà cung cấp. Nghiên cứu, đề xuất các nhà cung cấp trình
Ban Tổng giám đốc phê duyệt.
* Phòng dự án
- Phòng Quản lý Dự án có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám
đốc Công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện các dự án
của Công ty.
- Phối hợp với Phòng ban liên quan đề xuất các vấn đề liên quan đến việc

đầu tư xây dựng các công trình mới, cải tạo các công trình đã xây dựng.
- Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế toán Công ty lập tiến độ nhu cầu vốn
cácdự án, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc Công ty xét duyệt, thanh toán theo tiến
độ các dự án.
• Phòng Công nghệ thông tin.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình và kế
hoạch thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
và dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đã được phê duyệt.
- Phối hợp với phòng Marketing thực hiện các chương trình Marketing
Online và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
• Phòng Marketing.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh tiếp thị sản phẩm. nghiên cứu và đưa
ra đề xuất phát triển cho Tring tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Hoạch định cụ thể chiến lược tiêu thụ sản phẩm và hoàn thành mục tiêu
doanh thu từ hoạt động bán hàng.
- Hoạch định chiến lược và điều phối các hoạt động marketing nhằm tiêu
thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu.
- Tổ chức, điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ, vận hành và phát triển hệ thống
các kênh bán hàng và bộ phận marketing hiệu quà
* Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường và cung cấp các thông tin cho việc ra quyết
định của ban giám đốc.
- Đề xuất các hướng nghiên cứu nhằm phát triển sản phẩm và đa dạng hóa
sản phẩm.
- Sản xuất khuân sản xuất tượng tô màu và nghiên cứu tỉ lệ pha màu hợp lí.
* Phòng Thương Mại.

- Tìm hiểu các đối tác sản xuất trong nghành nhằm phát triển hoạt động
thương mại.
- Kết hợp với Nhà máy sản xuất nhằm đa đạng sản phẩm của doanh nghiệp
và phát triển các hoạt động kết hợp sản xuất.
- Kinh doanh các sản phẩm khác song song với các sản phẩm của công ty
trên cùng 1 kênh phân phối.
- Kết hợp với phòng Kinh Doanh nhằm tằng cường các hoạt dộng kinh doanh
khác đề tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của công ty.
* Nhà máy sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất các dòng sản phẩm được giao.
- Bố trí nhân công sản xuất và phát triển tạo tinh thần cho người lao động.
- Thực hiện đầy đủ các quy định nhà nước về quyền lợi người lao động.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tinh thần công nhân phù hợp với tinh
thần doanh nghiệp.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
CHƯƠNG II: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN
PHẨM TƯỢNG THẠCH CAO CỦA CÔNG TY CỔ HHD.
I. Phân tích môi trường kinh doanh sản phẩm Tượng Thạch Cao của Công ty
cổ HHD.
1. Phân tích môi trường vĩ mô
1.1. Yếu tố kinh tế vĩ mô
Các tổ chức tài chính quốc tế và các nước đều có chung nhận định, tình hình
kinh tế thế giới năm 2013 và giai đoạn 2013 - 2015 còn rất nhiều khó khăn. Dự báo
của các tổ chức quốc tế cũng như trong nước cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế
thế giới và khu vực trong thời gian tới đều chậm lại và sẽ thấp hơn tốc độ tăng
trưởng trước khủng hoảng. Những rủi ro đối với tiến trình phục hồi kinh tế thế giới
còn tiểm ẩn khá lớn. Năm 2013, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể khá hơn năm
2012, nhưng cũng không nhiều.

Trong tình hình chung đó, khu vực các nước đang phát triển và mới nổi có
mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển và mức
tăng trưởng chung của thế giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có
khu vực Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình
thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn.
Thương mại thế giới dự báo sẽ phục hồi chậm. Bảo hộ thương mại và các
tranh chấp thương mại có xu hướng ngày càng gia tăng. Hoạt động thương mại thế
giới sẽ đổi chiều về nhóm các nền kinh tế mới nổi với mức tăng trưởng thương mại
lớn nhất.
Nguồn cung ODA trên thế giới có dấu hiệu giảm sút do kinh tế một số nước
cung ODA chủ lực hiện nay đang gặp khó khăn do tình trạng nợ công cao trong khi
nhu cầu vốn ODA để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt những nước kém
phát triển và những nước có tình hình chính trị bất ổn trong thời gian gần đây ngày
càng gia tăng. Ngoài ra, theo xu hướng, các nhà tài trợ dành ưu tiên nhiều hơn cho
các nước kém phát triển, nên nguồn vốn ODA cung cấp cho các nước có thu nhập
trung bình sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch theo
chiều hướng có lợi cho khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam, nếu kịp thời nắm
bắt và có các cơ chế phù hợp. Một số nhà đầu tư đã bắt đầu định hướng chuyển dịch
từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực để giảm thiểu rủi ro và một phần
do chi phí lương của Trung Quốc tăng. Việc ASEAN và Trung Quốc trở thành thị
trường tự do cũng góp phần củng cố thêm cho chủ trương chuyển một phần cơ sở
sản xuất của các doanh nghiệp (DN) FDI từ Trung Quốc sang các nước ASEAN.
Việt Nam với lợi thế địa kinh tế, nằm ngay giữa thị trường khoảng 1,2 tỷ người
(600 triệu người vùng Nam Trung Quốc và 600 triệu người trong khu vực ASEAN),
kết nối thuận lợi với các nước ASEAN và các tỉnh Nam Trung Quốc cả bằng đường
hàng không, đường biển và đường bộ. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển tốt hơn sẽ có cơ

hội trở thành một trung tâm trung chuyển cung cấp hàng hóa cho cả khu vực của
các tập đoàn xuyên quốc gia, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2. Yếu tố chính trị luật pháp
Tình hình chính trị xã hội ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng là
tiêu chí quan trọng để thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ngày một tăng.
Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, minh bạch hơn. Đặc biệt là sau khi Việt
Nam chính thức gia nhập WTO, hệ thống luật pháp được hoàn chỉnh cho phù hợp với
thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của tổ chức này. Chính vì thế đã tạo ra môi trường
đầu tư ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam.
Sự quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, và mong muốn giành
nhiều tình yêu thương hơn được ủng hộ bằng các hoạt động pháp luật là cơ hội cho
các công ty phát triển và cơ hội lớn.
Những yếu tố trên cho thấy cơ hội chung cho sự phát triển của các doanh
nghiệp cũng như yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng.
1.3. Yếu tố văn hoá xã hội
Bởi nhu cầu luôn gắn với đối tượng cụ thể và được hình thành gắn liền với
điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Chính vì thế mà đặc trưng về văn hoá từng vùng,
miền có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm dịch vụ của họ.
Sự ảnh hưởng đó tương đối mạnh nếu nhìn nhận trong ngành sản xuất đồ
chơi này. Văn hóa giáo dục không còn chỉ dừng lại ở các bài giảng khô khan, mà
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
ngày nay đang được kết hợp song song giữa việc Vừa học Vừa Chơi Vừa trải
Nghiệm. Do đó, văn hóa tác động rất lớn tới nhu cầu sử dụng sản phẩm này.
I.4 Cơ hội và thách thách.
Từ phân tích trên, tôi xin đưa ra các cơ hội sau:
- Trình độ văn hóa Việt Nam không ngừng phát triển, do đó nhu cầu học tập
và giải trí cũng sẽ nâng cao hơn. Do đó, xu hướng chung thì sản phẩm giải trí nhiều
giá trị như tô tượng sẽ thành công hơn.

- Kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, dân số tăng do đó nhu cầu vui
chơi giải trí ở mọi nơi đều tăng cao. Không chỉ vậy, hàng loạt các khu đô thị chuẩn
bị xây xong dẫn tới nhu cầu vui chơi tăng, là 1 cơ hội lớn cho công ty.
- Sự đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục của xã hôi, dẫn tới việc thay đổi các môn
học cho tạo được nhiều giá trị hơn nữa. Dự kiến, trò chơi tô tượng sẽ được đưa vào
như 1 môn học. Từ đó, doanh nghiệp có thêm 1 thị trường lớn nữa.
Không chỉ nhiều cơ hội, doanh nghiệp cũng có những thách thức không nhỏ:
- Từ sản phẩm thay thế, xu hướng sử dụng đồ chơi thông minh, các sản phẩm
theo phong trào tác động không nhỏ thị hiếu và nhu cầu giải trí của trẻ em.
- cạch tranh lớn giữa các nà cung cấp, dẫn tới giảm giá bán và giảm hiệu quả
kinh doanh.
2. Phân tích môi trường ngành sản xuất đồ chơi tượng thạch cao tại Việt Nam
Để đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trong ngành, tác giả tiến hành phân tích trên cơ sở mô hình 5
áp lực cạnh tranh.
2.1. Phân tích cạnh tranh nội bộ ngành
2.1.1. Yếu tố cấu trúc ngành sản xuất đồ chơi chung
Trong ngành sản xuất đồ chơi tại Việt Nam hiện có sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp trong nước có khoảng hơn
30 doanh nghiệp sản xuất đồ chơi có uy tin lớn như: Veesano, Gỗ Đức Thành, Nam
Hoa… tuy nhiên, sự phát triển của các thương hiệu này còn rất kém và lép về với
các sản phẩm ngoại nhập. Các doanh nghiệp nước ngoài có sức ảnh hưởng lớn nhấn
tới thị trường Việt Nam là Đồ chơi Trung Quốc với sự ưu việt hoàn toàn bởi Gía rẻ
- mẫu mã bắt mắt – và cách truyền thông với các bộ phim ấn tượng với trẻ em.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Không chỉ đó, các sản phẩm nhập từ châu âu như đồ chơi LeGo, các sản phẩm đồ
chơi thông minh… cũng là lựa chọn rất tốt cho khách hàng có thu nhập khá.
Thị trường đồ chơi tồn tại số lượng trung bình các doanh nghiệp cạnh tranh

với nhau, mỗi công ty có thế mạnh riêng của mình, không có sự chi phối mạnh từ
một hay một số công ty nào đó. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp đều tồn tại khó
khăn với các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc.
Bảng 2.1. Danh sách các sản phẩm đồ chơi thông dụng hiện nay:
STT Trò chơi được sản xuất
1 Đồ chơi ngoài trời
2 Đồ chơi xếp hình
3 Đồ chơi bằng Vải
4 Đồ chơi bằng Gỗ
5 Đồ chơi bằng Nhựa
6 Đồ chơi Mô hình
7 Đồ chơi công nghệ
8 Đồ chơi Điều khiển
9 Đồ chơi thủ công dân gian
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng đã thay đổi quan điểm khi lựa
chọn những đồ chơi an toàn cho trẻ em và đặc biệt ưa chuộng những đồ chơi thông
minh, vừa chơi vừa học. Không chỉ đó, do không gian sinh hoạt và vui chơi ngày
càng nhỏ lại làm phát sinh những nhu cầu khác về việc phát triển đồ chơi đáp ứng
được những nhu cầu trải nghiệm và cộng đồng cao, đây là những yếu tố mà các sản
phẩm Trung Quốc không thể đáp ứng được. Nhận định được cơ hội này, qua kinh
nghiệm nhiều năm sản xuất đồ chơi thủ công mang tính giải trí – giáo dục – cộng
đồng cao là sản phẩm tượng thạch cao mô hình, công ty đã quyết định đầu tư mạnh
mẽ vào nhà máy sản xuất đồ chơi rộng 1.000m2 ngay tại Trung tâm Thành phố Hà
Nội. Khu vực gần các bến xe và ga tàu thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển.
2.1.2 Yếu tố cấu trúc ngành sản xuất tượng thạch cao.
Sản phẩm Tượng thạch cao đã được xuất hiện rất lâu với nhiều chủng loại
khác nhau: Tượng tâm linh, tượng mẫu vật, tượng nghệ thuật… Trong những năm
gần đây, tượng thạch cao đã được thay đổi nhiều về mẫu mã và tập trung vào việc
tạo ra những sản phẩm tượng nhỏ phục vụ cho hoạt động vui chơi giải chí của trẻ
em, nói vắn tắt là Tượng thạch cao dùng tô màu.

SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
Trong nghành sản xuất tượng thạch cao dùng tô màu này là sự tham gia chủ
yếu của các doanh nghiệp trong nước. Và phân biệt lớn nhất là các doanh nghiệp
miền Nam và Miền Bắc. Các doanh nghiệp miền Nam có sự phát triển trước và nắm
vững được nhiều kĩ thuật công nghệ cao trong sản xuất, đặc biệt là nguồn nguyên
liệu tốt được chuyển về từ Thái Lan nên có chất lượng hàng tốt và mẫu mã đa dạng,
chất lượng cao.
Các Doanh nghiệp ở Miền Bắc có kinh nghiệm sản xuất ít, kinh nghiệm sản
xuất thường nhỏ hơn 5 năm, nên hàng sản xuất ra nhìn chung là chất lượng trung
bình, mẫu mã kém đa dạng và các mẫu mã cũ không thu hút được khách hàng. Tới
năm 2013, ngoài công ty cổ phần HHD thì chưa có doanh nghiệp sản xuất mặt hàng
này đăng kí kinh doanh và hoạt động chuyện nghiệp, cơ cấu chung khoảng 10
xưởng sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, nổi bật trong số đó là xưởng sản xuất: Bát Tràng,
Anh Thư, Nghĩa Quyết, Quang Yên… và 1 số xưởng sản xuất nhỏ ở các tỉnh thành
khác nhau.
Nhìn chung, nghành sản xuất tượng thạch cao dùng tô màu có 1 số đặc điểm
cơ bản:
- Số lượng các nhà sản xuất nhỏ, sự cạnh tranh bình thường.
- Các doanh nghiệp chủ yếu là các xưởng sản xuất quy mô nhỏ, không có sự
đầu tư cho kinh doanh và phát triển sản phẩm.
- Thị trường còn nhiều tiềm năng, và chưa được khai thác đúng cách.
2.1.3 Nhu cầu thị trường về sản phẩm tượng thạch cao tô màu.
Một công trình nghiên cứu gần đây của Hội đồng Quốc tế về các ngành Công
nghiệp Đồ chơi (ICTI) đã chỉ ra rằng thị trường đồ chơi thế giới đang liên tục tăng
trưởng. Hiện nay nhiều nước nhập khẩu đồ chơi đang có nhu cầu cao về sản phẩm
đồ chơi công nghệ cao, trong đó có các trò chơi điện tử và đồ chơi mang tính giáo
dục.Việt Nam đang được đánh giá là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng đối vối
ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em

Theo nghiên cứu quan sát của tác giả ,dựa trên năng lực sản xuất – và sự mở
rộng về quy mô của các xưởng sản xuất hiện nay tăng gấp đối so với năm ngoái.
Tác giả dự đoán trong năm qua, nhu cầu thị trường về sản phẩm tượng thạch cao
tăng ít nhất 30%.
Nhu cầu thị trường ngày càng cao một mặt do sự tăng trưởng của nền kinh tế
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
mang lại, một mặt do đặc thù của thị trường tiêu thụ sản phẩm này ở Việt Nam. Với
sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, thu nhập bình quân cũng ngày một tăng và
như vậy khả năng chi trả của người tiêu dung cũng ngày một tăng lên. Trong ngành
sản phẩm Tượng thạch cao tô màu ở Việt Nam cần lưu ý tới đặc điểm tiêu dùng loại
sản phẩm này. Chúng được sử dụng mạnh trong các dịp lễ tết với các dịch vu ăn
theo các lễ hội, các dịp vui chơi ở tỉnh thành. Không chỉ đó, sản phẩm đạt được vị
thế như 1 sản phẩm đồ chơi cao cấp dành cho trẻ em, dùng cho biếu tặng hay sử
dụng trong các dịp quan trọng.
Như vậy nhu cầu thị trường trong ngành sản xuất tượng thạch cao to màu ở
Việt Nam đang ngày càng tăng lên, điều đó làm giảm đi áp lực cạnh tranh giữa các
đối thủ trong ngành.
2.1.4 Rào cản gia nập và rút lui thị trường.
Việc một doanh nghiệp trong ngành đồ chơi trẻ em muốn rút lui khỏi ngành
có thể gặp phải nhiều trở ngại lớn nhỏ khác nhau. Khó khăn lớn nhất mà họ có thể
gặp phải là đặc trưng của trang thiết bị và tiếp theo phải tính đến ảnh hưởng của
hành động đó tới vị thế của doanh nghiệp trên thị trường khi doanh nghiệp tham gia
vào những lĩnh vực khác.
Đặc điểm rào cản gia nhập và rut lui thị trường: Với số vốn đầu tư ban đầu
khoảng 100tr, bất cứ cá nhân cũng có thể mở ra xưởng sản xuất sản phẩm này, sau
đó chào bán cho các địa điểm tiêu thụ có sản, thì việc gia nhập thị trường cũng như
rút lui và chuyện dễ.
3. Phân tích áp lực cạnh tranh.

3.1 Áp lực cạnh tranh từ phía nhà cung cấp.
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tượng thạch cao tô màu đa gồm một số
nguyên vật liệu chính bao gồm: Bột thạch cao, Màu tô, sơn bóng…
Trong quá trình sản xuất sản phẩm thì yếu tố đầu vào lớn nhất là Bột thạch
cao Không chỉ đó, quá trình sản xuất có thể sử dụng nhiều loại bột khác nhau để
pha trộn thành hỗn hợp sản xuất để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bột thạch cao được
rất nhiều nơi cung cấp với mức giá và chất lượng tương đương nhau, nên sẽ không
có áp lực từ nhà cung ứng.
Bảng 2.2 Các nhà cung cấp nguyên liệu trên thị trường.
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
STT Tên nhà cung cấp Khă năng đáp ứng nhu cầu DN.
1 Công ty bột thạch cao Vilaco 100%
2 Nhà máy sản xuất Tùng Hưng 100%
3 Công ty Nam Việt 100%
4 Công ty Hồng Ngọc 100%
Các nguồn nguyên liệu khác là màu tô và xịt bóng cũng là những sản phẩm
dễ tìm, có mức giá chung và nhiều nhà cung cấp. Điều này khiến cho việc giảm sức
ép cung ứng và lượng lưu kho cho doanh nghiệp.
3.2 ÁP lực cạnh tranh từ phía khách hàng
Khách hàng của sản phẩm tượng thạch cao bao gồm cả khách hàng cá nhân
và khách hàng tổ chức.
Bảng 2.3 Phân đoạn khách hàng.
Tiêu chí phân đoạn Khách hàng tổ chức Khách hàng cá nhân
1.Mục đích sử dụng
Mua sản phẩm để kinh
doanh dịch vụ tô tượng
Tô tượng trực tiếp
Mua sản phẩm để làm

thương mại.
Mua sản phẩm về nhà tô
tượng ( thường là phụ
huynh).
Mua tổ chức sự kiện,
chương trình trường học
2. Theo kinh nghiệm kinh
doanh
Những của hàng có nhiều
năm kinh nghiệm
Không phân chia
Những cửa hàng mới. Không phân chia
3. Theo khu vực địa lý Hà Nội
Ngoài Hà Nội
Với khách hàng cá nhân, họ mua sắm nhằm phục vụ cho nhu cầu của cá
nhân, gia đình hay tổ chức. Bởi vậy nếu xem xét về góc độ quy mô tương đối thì áp
lực cạnh tranh từ phía khách hàng là hầu như không có.
Còn khách hàng là tổ chức, họ mua hàng nhằm mục đích kinh doanh thương
mai hay dịch vụ. Số lượng hàng họ mua rất nhiều và yêu cầu cao về chất lượng,
trong số đó có không ít khách hàng có mối quan hệ quen với nhà cung cấp khác. Đo
đó, họ yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm và giá bán. Chính những khách hàng
này, tạo ra sức ép không thua kém gì các nhà sản xuất khác tác động tới.
Sản phẩm Tượng tô màu là sản phẩm kết hợp đan xem các giá trị giá cả -
tính thủ công văn hóa – giáo dục – giải trí – và sinh hoạt cộng đồng. Đáp ứng được
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thu Thủy
các tiêu chí này, có những sản phẩm cơ bản như: câu cá, trò chơi tập thể… Tuy
nhiên, áp lực từ các sản phẩm này thường thấp và mang tính hỗ trợ nhau cùng phát
triển.

Qua đây có thể thấy được áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng trong ngành
sản xuất đồ chơi này là không nhỏ. Mặc dù yếu tố quy mô tương đối và khả năng
thay thế sản phẩm đều chỉ ra lợi thế của doanh nghiệp. Song thông tin mà khách
hàng có được về doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn khả năng thay thế sản phẩm
đang tăng làm tăng áp lực cạnh tranh.
4. Phân tích áp lực cạnh tranh tiềm ẩn.
Với một ngành sản xuất nói chung các đối thủ tiềm ẩn luôn là mối đe doạ lớn
đối với doanh nghiệp. Áp lực đó mạnh hay yếu được đánh giá chủ yếu qua động cơ
để các doanh nghiệp đó tham gia vào ngành, đặc biệt là nghành sản sản xuất tượng
tô màu có rào cản gia nhập thị trường thấp.
Tổng quan toàn nền kinh tế Việt Nam đó là dân số lớn, nền kinh tế đang có
tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Mội trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn.
Môi trường chính trị xã hội ổn định. Đặc biệt được nhiều tổ chức quốc tế khẳng
định Việt Nam là nơi có môi trường đầu tư rất tốt. Tất cả những điều đó thúc đẩy
đầu tư vào các ngành nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng.
Ngành sản xuất đồ chơi được đánh giá có tốc độ tăng trưởng ổn định. Tuy
đang có những khó khăn nhất định do đồ chơi trung quốc nhưng nó cũng là ngành
có nhiều triển vọng để phát triển. Điều đó nói lên tính hấp dẫn của ngành sản xuất
với các nhà đầu tư chưa tham gia vào thị trường này.
Những công ty này mang lại những đe dọa nhất định cho hoạt động kinh
doanh của công ty như: ăn chộm mẫu mã sản phẩm, cạnh tranh về giá, bán phá giá
thị trường….
Nhưng cũng có không ít cơ hội như: lợi thế cạnh tranh kém nên dễ dàng bị
công ty cạnh tranh, năng lực khai thác thị trường thấp nên còn nhiều thị phần, mẫu
mã đối thủ bị cũ và lạc hậu kém cạnh tranh…
II. Phân tích Môi trường bên trong của Công ty cổ phần HHD
1. Hoạt động quản lý nhân sự
SV: Đào Duy Tuấn Lớp: QTKD Tổng hợp 51C
22

×