MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN
2001 2005 CỦA CÔNG TY CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 12
I. Nội dung chiến lược của giai đoạn 2001-2005 của công ty cơ giới
và xây lắp số 12.
1. Định hướng và mục tiêu phát triển.
1.1. Định hướng và mục tiêu dài hạn.
1.1.1. Định hướng 10 năm 2001-2010.
Xây dựng và phát triển công ty cơ giới và xây lắp số 12 trở thành một doanh
nghiệp vững mạnh, lấy kết quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự
phát triển bền vững, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề. Bên cạnh đó phát
triển sâu ngành nghề truyền thống để đảm bảo công ty cơ giới và xây lắp số 12
là một nhà thầu mạnh có thể thi công các công trình lớn ở trong nước và nước
ngoài. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
1.1.2. Phương hưóng và mục tiêu phát triển giai đoạn 2001-2005.
Phát huy truyền thống của công ty tham gia vào một số thị trường có tiềm
năng phát triển, củng cố và phát huy ngành nghề truyền thống của công ty. Xây
dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực, kỹ thuật chuyên môn cao,
có nhiệt tình làm việc phấn đấu làm việc vì đời sống ổn định của cán bộ công
nhân viên và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Để định lượng các mục tiêu trên, bản chiến lược còn nêu ra một số chỉ tiêu
chủ yếu sau:
Bảng 2: Các chỉ tiêu chủ yếu giai đọan 2005-2010.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010
Giá trị sản lượng Tỷ đồng 80-85 95-100
Tiền lương bình
quân
Triệu
đồng
1.2-1.5 1.7-2
Doanh thu Tỷ đồng 75-80 80-85
Lợi nhuận Tỷ đồng 1.2-1.5 1.5-1.7
* Mục tiêu trong thi công xây lắp
Trong nhiệm vụ kinh doanh lấy công việc chủ đạo là san lấp nền móng, đúc
và đóng cọc. Bên cạnh đó phát triển thêm những ngành nghề truyền thống của
công ty như xây dựng công nghiệp, dân dụng ...
1.2. Mục tiêu ngắn hạn hàng năm.
Các mục tiêu ngắn hạn của công ty được chỉ ra thông qua một số chỉ tiêu sản
xuất kinh doanh dưới đây:
Bảng 3: Các chỉ tiêu chủ yếu sản xuất kinh doanh 5 năm 2001-2005.
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005
1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đ 55 70 78 85 90
2 Tổng số tài sản có Tỷ đ 36 40 45 51 65
3 Tài sản có lưu động Tỷ đ 25 31 38 43 47
4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ 0.5 0.7 1.1 1.3 1.6
5 Tiền lương bình quân Triệu đ 0.7-0.8 0.9-1.0 1.0-1.2 1.2-1.3 1.2-1.5
2. Nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp chiến lược nhằm thực hiện
mục tiêu chiến lược giai đoạn 2001-2005.
2.1. Các nhiệm vụ.
* Hoàn thành các công trình còn đang thi công để bàn giao cho chủ đầu tư
ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên, sau khi kết thúc các công trình
trên.
* Tiếp tực đầu tư theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản
phẩm trên cơ sở phát huy ngành nghề truyền thống và sở trường là xây
dựng cơ sở hạ tầng, san lấp, và đóng cọc.
* Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của công ty mạnh mẽ về mọi
mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý,
có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động bởi năng suất, chất
lượng và hiệu quả ngày càng cao.
* Chấn chỉnh tình trạng quản lý yếu kém trong sản xuất kinh doanh, tích cực
đổi mới cơ chế và phương thức quản lý theo hướng giảm tối đa sự bao cấp, ôm
đồm của công ty, tăng cường tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đội sản xuất, của từng đơn vị
thành viên.
* Tăng cường chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở, phát huy năng lực sở trường
cũng như thế mạnh và tiềm năng sẵn có, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội,
đảm bảo chủ quyền và lợi ích của công ty không bị xâm phạm. Chuẩn bị sẵn
sàng các điều kiện cho hội nhập khu vực và thế giới.
* Tăng cường hạch toán kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước
đo chủ yếu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm chống
quan liêu, lãng phí, tham nhũng.
* Thực hiện cổ phần hoá theo chủ trương của Nhà nước, chẩn bị các điều
kiện để tham gia thị trường chứng khoán.
* Thực hiện tốt công tác đời sống, lao động, việc làm, với các phong trào thi
đua, công tác xã hội, nhằm xây dựng một thế hệ công nhân mới có tri thức, có
đời sống vật chất ổn định, đời sống văn hoá tinh thần phong phú.
2.2. Các giải pháp chiến lược giai đoạn 2001 – 2005.
2.2.1. Về nguồn nhân lực.
Cùng với chiến lược phát triển của công ty, việc đề ra những giải pháp về
phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện các bước sau:
Xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh để vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt,
vừa đáp ứng nhu cầu lâu dài.
Thực hiện đa dạng hoá phương thức đào tạo, vừa đạo tạo mới, vừa đào tạo
lại và tự đào tạo. Bên cạnh đó kết hợp đào tạo nước ngoài và tự tuyển dụng
Nâng cấp trường đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ, phải đào tạo cả trình
độ chính trị và ngoại ngữ để có cơ sở tri thức vững chắc khi liên doanh liên kết
với các công ty nước ngoài.
Tạo mọi điều kiện để khuyến khích cán bộ công nhân viên tự nâng cao trình
độ.
2.2.2. Về thị trường.
Củng cố và phát triển lực lượng làm công tác tiếp thị, đấu thầu.
Tăng cường khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin thị trường nhanh
nhạy.
Đầu tư cho nghiên cứu thị trường trên tất cả các lĩnh vực mà công ty tham
gia thi công, để từ đó có thể tận dụng thời cơ và khắc phục nguy cơ để phát
triển.
Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm nhằm chiếm ưu thế về giá
nhưng cũng phải giữ chất lượng
Tăng cường tham gia dự thầu và làm thầu chính các dự án cơ sở hạ tầng đô
thị.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để tăng sức mạnh cạnh tranh.
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, khách hàng và nhà cung cấp để tìm ra
chỗ đứng vững chắc của công ty trên thị trường.
2.2.3. Về tài chính.
Sử dụng nhiều phương pháp để huy động vốn:
Vốn trong nước.
Vốn nước ngoài.
Trong đó huy động vốn trong nước là chủ yếu, thông qua hệ thống các ngân
hàng. Vốn nước ngoài có được chủ yếu do công ty tham gia liên doanh, liên kết
với các công công ty nước ngoài. Công ty chưa sử dụng thị trường chứng
khoán để huy động vốn.
Các giải pháp :
Trả nợ vốn vay trước đúng thời hạn để giữ uy tín của công ty nhằm có thể
huy động vốn mới.
Cải tiến các điều kiện vật chất kỹ thuật, các phương án đầu tư, sản xuất
hợp lý để thu hút vốn nước ngoài.
Nghiên cứu điều kiện và tạo điều kiện để tham gia thị trường chứng khoán
Làm ăn có hiệu quả để bổ xung nguồn vốn nhằm nâng cao vốn tự tài trợ để
nâng khả năng cạnh tranh về tài chính của công ty.
2.2.4. Về sản xuất.
Đầu tư phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hoá ngành nghề bên cạnh
đó vẫn đi sâu khai thác thế mạnh của ngàng nghề truyền thống.
- Đầu tư công nghệ xây lắp, điều động tận dụng các thiết bị máy móc sẵn có,
hiện đại hoá một số thiết bị, đặc biệt là thiết bị thi công san lấp, khoan đóng
cọc, thiết bị thi công ngành đường bộ
II. Đánh giá quy trình chiến lược giai đoạn 2001 - 2005 của công ty
cơ giới và xây lắp số 12.
1. Những ưu điểm.
Việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 - 2005 đã
thông qua các bước như: đánh giá thuận lợi khó khăn thách thưc của giai
đoạn mới, căn cứ vào mục tiêu của đất nước trong giai đoạn chiến lược mới để
đề ra mục tiêu, định hướng chiến lược của công ty. Từ đó đề ra các nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu trong giai đoạn chiến lược nhằm đạt tới các mục tiêu đặt ra.
Trong đó, việc đánh giá thuận lợi, khó khăn thách thức của giai đoạn tới
chính là xem xét, đánh giá môi trường và dự báo môi trường tương lai một
cách sơ lược cùng với việc đánh giá về điểm mạnh cũng như điểm yếu của công
ty.
Mục tiêu của công ty là đa dạng hoá ngành nghề, bên cạnh đó công ty còn
đặt ra mục tiêu xã hội đó là: “ Xây dựng một thế hệ công nhân mới có tri thức,
có đời sống vật chất ổn định, đời sống văn hoá tinh thần phong phú”.
Các biện pháp, nhiệm vụ được đề ra trong giai đoạn tới đã đề cập đến rất
nhiều lĩnh vực đó là: Việc đầu tư mà mục tiêu là các công trình xây dựng lớn,
công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng; về nguồn nhân lực; về tình
trạng quản lý; về công tác hạch toán kinh doanh, công tác thị trường, công tác
cổ phần hoá vv...
Nói chung, các nhiệm vụ được đặt ra khá cụ thể và có các biện pháp khá hợp
lý.
Trong quá trình tìm ra giải pháp thực hiện nhiệm vụ, đã căn cứ vào các
phân tích về môi trường, cũng như nguồn lực tương lai của công ty.
2. Những tồn tại.
Việc phân tích môi trường để đề ra chiến lược còn sơ sài, chủ yếu phụ thuộc
vào phân tích các chính sách và môi trường vĩ mô, chưa xem xét đến môi
trường tác nghiệp.
Việc đánh giá nội vi công ty vần còn chưa kỹ lưỡng, chưa tìm thấy những
phân tích mang tính chất cụ thể.
Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chưa được đề cập tới, đặc biệt là việc
nghiên cứu phát triển công nghệ.
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh giai
đoạn 2001 - 2005.
Để chiến lược giai đoạn 2001 - 2005 hoàn thiện hơn và phát huy được
những ưu điểm, hạn chế được khuyết điểm em xin có một vài kiến nghị sau.
1. Kiến nghị về nội dung chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001 -
2005.
Các mục tiêu trong bảng chiến lược cần phải mang tính linh hoạt cao hơn.
Mặt khác nó phải được đề ra trên cơ sở đánh giá kỹ ngồn lực và vị thế của
công ty, cũng mục tiêu trong tương lai. Khi xem xét mục tiêu và khả năng của
công ty trong tương lai, phải hiểu rằng đây chỉ là dự báo, mà dự báo càng xa
thì càng không chính xác (dự báo cho kế hoạch chiến lược lại là dự báo trong
tương lai dài hạn) nên việc đề ra các phương án mục tiêu phòng bị là cần thiết.
Để đến khi các điều kiện tiền đề không xảy ra như trong phân tích dự báo
chúng ta có thể dễ dàng và chủ động hơn trong việc thay đổi, bổ xung chiến
lược.
Tương tự như vậy, các giải pháp chiến lược cần phải được đề ra đồng bộ
hơn, các giải pháp chiến lược điều kiện (bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo, đầu tư
nghiên cứu triển khai...) phải được xây dựng dựa trên kế hoạch chiến lược sản
xuất kinh doanh. Phải có các giải pháp dự phòng để khi các điều kiện chiến
lược thay đổi trong tương lai có ngay các giải pháp thay thế để việc sản xuất
kinh doanh giữ được tính liền mạch và hiệu quả.
2. Về hoạch định chiến lược.
Công tác hoạch định chiến lược cần phải phân tích rõ ràng hơn nữa điểm
mạnh, điểm yếu của công ty. Trong bối cảnh hiển nay, cạnh tranh càng khốc
liệt, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp càng cần
thiết. Đẩy mạnh sản xuất phải đi đôi với việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường,
điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu môi trường và thị trường phải tích cực và
được đầu tư phát triển hợp lý.
Việc đưa ra các phương án chiến lược phải chỉ ra được hậu quả của nó và
nguồn lực để đảm bảo thực thi các phương án đó.
Ngoài ra việc xác định danh mục vồn đầu tư là rất cần thiết. Cần phải đẩy
mạnh việc phân tích thị trường để xác định tỉ lệ tăng trưởng thị trường của
từng ngành mà công ty tham gia. Từ đó tìm ra những đơn vị mạnh, chiếm ưu
thế chủ đạo cần phát huy và những đơn vị chủ yếu cần tăng cường đầu tư
hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.
3. Về công tác tổ chức thực thi chiến lược.
Để đưa chiến lược vào tổ chức thực thi chiến lược có hiệu quả cần phải rà
soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ xem có phù hợp với nguồn lực hiện tại và mục
tiêu hiện tại không, chẳng hạn công tác cổ phần hoá cần phải rà soát cẩn thẩn,
điều kiện và tiền đề phát triển, điều kiện hội tụ của từng đơn vị để đưa ra
chính sách tranh thủ thời cơ, tránh thất bại gây tâm lý không tốt, ảnh hưởng
đến tinh thần làm việc của công nhân viên.
Việc đánh giá nguồn lực và phân bổ nguồn vốn cho từng dự án, từng giai
đoạn phải dự vào kế hoạch đề ra cung như tiến độ thực tế. Nếu có những thay