Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô an pha chymotrypsin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
oỉíoDícaĩo
DƯƠNG THỊ HỔNG ÁNH
NGHIÊN CỨU BÀO CHÊ THUỐC TIÊM
ĐÔNG KHÔ a-CHYMOTRYPSIN
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DUỌC SỸ KHÓA 2001-2006)
Người hướng dẫn
Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện
: PGS.TS. NGUYÊN VĂN LONG
THS. TĂNG THỊ DIỆU LINH
: Bộ môn Bào chế
Trường Đại học Dược Hà Nội
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1
: 7/2004-5/2006
HÀ NỘI - 5/2006
£Ờ3.&ẦMơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Long
là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Dưới sự hướng dẫn của thầy, em đã có điều kiện học tập và sáng tỏ rất nhiều
điều trong thực hành cũng như lý thuyết.
Trong quá trình làm thực nghiệm và nghiên cứu, em cũng đã nhận được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo, kỹ thuật viên của Bộ môn Bào chế, các anh
chị đang công tác tại phòng Kiểm nghiệm và phòng Nghiên cứu phát triển, Xí nghiệp
Dược phẩm Trung ương I, đặc biệt là sự giúp đỡ của Thạc sỹ Tăng Thị Diệu Linh.
Em xỉn cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên, giúp đỡ em hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2006


Sinh viên
Dương Thị Hồng Ảnh
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ATEE
BTEE
CT
DĐVNIII
kl/kl
TD
USP

v/v
XNDPTW2
a-chy
N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester
benzoyl-L-tyrosin ethyl ester
Công thức
Dược điển Việt Nam III
khối lượng/khối lượng
Tá dược
Dược điển Mỹ
vừa đủ
Thể tích/thể tích
Xí nghiệp dược phẩm trung ương 2
a-chymotrypsin
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
PHẦN 1-TổNG QUAN

.


.
2
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ENZYM a-CHYMOTRYPSIN



2
1.1.1. Nguồn gốc, cấu tạo
.

.

2
1.1.2. Tính chất vật lý

.
2
1.1.3. Các phưcmg pháp định lượng (xác định hoạt tính)
2
1.1.4. Tác dụng dược lý
.

3
1.1.5. Chỉ định

.

.


3
1.1.6. Liều lượng và cách dùng

.

.

4
1.1.7. Chế phẩm


.

4
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN HOẠT ĐỘNG, ĐỘ ổN ĐỊNH CỦA
ENZYM PROTEIN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưcmg đến hoạt động enzym
4
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưcmg đến độ ổn định của protein 5
1.2.3. Biện pháp làm tăng độ ổn định của protein 7
1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÔNG KHÔ

8
1.3.1. Khái niệm, ưu nhược điểm của phưoìig pháp đông khô

8
1.3.2. Các giai đoạn trong quá trình đông khô
.

.


9
1.4. THUỐC TIÊM ĐÔNG KHÔ

10
1.4.1. Khái niệm 10
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và độ ổn định của chế phẩm
thuốc tiêm đông khô
.
10
PHẦN 2-THựC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ


16
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM

16
2.1.1. Nguyên vật liệu


.

16
2.1.2. Phương tiện thực nghiệm

16
2.1.3. Nội dung nghiên cứu 17
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
.
17

2.2. KẾT QUẢ THựC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT

25
2.2.1. Nghiên cứu xây dựng công thức thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsin
5000 đơn vị ƯSP/lọ

.


.

.
25
2.2.2. Nghiên cứu xây dựng các thông số kỹ thuật trong quy trình bào chế
thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsin 5000 đơn vị USP/lọ


.
36
2.2.3. Kết quả bước đầu nghiên cứu độ ổn định của thuốc tiêm đông khô
a-chymotrypsin 5000 đơn vị USPAọ

38
2.2.4. Kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở cho chế phẩm 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

.
43
ĐẶT VẤN ĐỂ
Viêm là một phản ứng tại chỗ của cơ thể, gặp trong nhiều bệnh, do nhiều

nguyên nhân sinh ra. Các thuốc chống viêm có cấu trúc Steroid và phi Steroid bên
cạnh tác dụng chống viêm còn chứa đựng nhiều tác dụng không mong muốn như
gây loét dạ dày tá tràng, suy giảm miễn dịch, dễ chảy máu Vì vậy, hiện nay trên
thế giới đã mở ra một hướng mới sử dụng enzym có tác dụng chống viêm như
trypsin, Chymotrypsin, papain, seratidopeptidase
a-chymotrypsin là một enzym đã được sử dụng làm thuốc chống viêm rất hiệu
quả. Tuy nhiên, do bản chất là protein, enzym này rất dễ bị phân huỷ trong quá trình
bào chế cũng như quá trình bảo quản. Phần lớn các chế phẩm chứa a-chymotrypsin
trong nước đều có độ ổn định không cao. Nhằm khắc phục nhược điểm này,
a-chymotrypsin được bào chế dưới dạng thuốc tiêm đông khô.
Ngày nay trên thế giói, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa
học công nghệ, ngành dược cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Các kỹ thuật bào
chế mới trong đó có đông khô, đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ
bào chế các dạng thuốc. Các chế phẩm đông khô không những bền vững, ổn định
trong thời gian dài mà còn có tốc độ hoà tan nhanh. Đông khô đã được ứng dụng để
sản xuất các loại kháng sinh, hỗn hợp các vitamin, vaccin, thuốc chống viêm
Xuất phát từ thực tiễn trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài: ''Nghiên cứu bào
chế thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsirí’'’ với mục tiêu:
• Xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsin
5000 đơn vị USP/lọ
• Bước đầu nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm
• Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở cho chế phẩm
PHẦN 1 - TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ ENZYM a-CHYMOTRYPSIN
1.1.1. Nguồn gốc, cấu tạo
- a-chymotrypsin là enzym thuỷ phân protein, được điêu chế bằng cách hoạt
hoá chymotrypsinogen, chiết xuất từ tuyến tuỵ bò [6],[9],[39],[46].
- a-ehymotrypsin có phân tử lượng 21600, được cấu tạo bởi 3 chuỗi polypeptid
liên kết với nhau bằng các cầu disulfid, số lượng các acid amin là 241 [4],[9].
- a-chymotrypsin thuộc nhóm serin-protease, ưu tiên cắt các liên kết peptid ở

gần các acid amin có nhân thcím. Trung tâm hoạt động gồm gốc histidin-57 được
khu trú giữa gốc aspartic-102 và serin-195. Ba gốc này nối với nhau bằng liên kết
hydro tạo thành phức hợp “di chuyển điện tích” [4],[6],[9].
1.1.2. Tính chất vật lý
- Dạng bột vô định hình hoặc kết tinh trắng đến trắng vàng. Dạng vô định hình
dễ hút ẩm.
- Độ tan: a-chymotrypsin hơi tan trong nước. Dung dịch 1% trong nước có pH
3,0-5,0 [39],[46].
1.1.3. Các phương pháp định lượng (xác định hoạt tính)
Từ năm 1959, Hummel [50] đã đề ra phương pháp định lượng a-chymotrypsin
dựa trên tốc độ phản ứng thuỷ phân cơ chất benzoyl-L-tyrosin ethyl ester (BTEE)
bởi enzym này ở bước sóng 256 nm. Theo đó, 1 đơn vị enzym có khả năng thủy
phân 1 ịimol BTEE trong 1 phút ở pH 7,8 và nhiệt độ 25°c.
Trong nghiên cứu của N. Sperti và cộng sự [35], hoạt tính của a-chymotrypsin
được đánh giá qua tốc độ thủy phân cơ chất N-glutaryl-L-phenylalanin-p-nitroanilid
(GPNA) bằng cách theo dõi sự tăng độ hấp thụ ở bước sóng 410nm của p-nitroanilin
được giải phóng ra, trong điều kiện 25°c và pH 7,75.
Theo các dược điển Anh, Mỹ, a-chymotrypsin được định lượng bằng cách so
sánh tốc độ thuỷ phân cơ chất N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester (ATEE) của mẫu thử
với a-chymotrypsin chuẩn trong cùng một điều kiện:
a) Phương pháp giảm mật độ quang
Tốc độ thủy phân cơ chất ATEE của mẫu thử được đánh giá qua độ giảm độ
hấp thụ ánh sáng của dung dịch cơ chất ở bước sóng 237 nm sau những khoảng thời
gian nhất định [47].
Phưcmg pháp định lượng này phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở và đã được
Viện kiểm nghiệm áp dụng. Trong phương pháp này, giá trị độ hấp thụ đo được
không cần chính xác tuyệt đối mà quan trọng là tốc độ thay đổi độ hấp thụ phải
hằng định. Tuy nhiên, phương pháp định lượng này yêu cầu điều kiện về nhiệt độ
25 ±0 ,rc và khoảng nồng độ tiến hành phép định lượng khá hẹp từ 12-16 đơn vị
USP a-chymotrypsin trong 1 ml.

b) Phương pháp phân tích thể tích
Tốc độ thủy phân cơ chất ATEE của mẫu thử được đánh giá qua độ giảm pH
của dung dịch cơ chất sau những khoảng thời gian xác định. So sánh trong cùng điều
kiện với a-chymotrypsin chuẩn [46].
Phương pháp định lượng này cũng yêu cầu duy trì nhiệt độ 25±0,l°c. Quá trình
chuẩn độ đòi hỏi tiến hành trong bầu khí nitrogen. Các dụng cụ cần thiết để tiến
hành chuẩn độ phải có yêu cầu đặc biệt như buret chia độ tới 0,005ml, máy đo pH
có khoảng đo rộng.
1.1.4. Tác dụng dược lý
- a-chymotrypsin được dùng trong nhãn khoa để làm tan dây chằng mảnh dẻ
treo thuỷ tinh thể, giúp loại bỏ dễ dàng nhân mắt đục trong bao và giảm chấn thương
cho mắt.
- a-chymotrypsin cũng được sử dụng nhằm làm giảm viêm và phù mô mềm do
áp xe và loét, hoặc do chấn thưofng. Enzym này còn giúp làm giảm các dịch tiết
đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, bệnh phổi và viêm xoang
[6],[39].
1.1.5. Chỉ định
- Hỗ trợ trong phẫu thuật đục thuỷ tinh thể để lấy bỏ nhân mắt dễ dàng
- Phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật
- Hỗ trợ bệnh lý viêm đường hô hấp, giảm tiết dịch nhày đờm, ức chế dịch rỉ
viêm [6],[39].
1.1.6. Liều lượng và cách dùng
Tuỳ theo từng loại bệnh và các dạng bào chế khác nhau mà xác định liều cho
thích hợp. Điều trị phù nề sau chấn thương và sau phẫu thuật: tiêm bắp 5000 đơn vị
USP 1 lần, ngày 1-3 lần [6],
1.1.7. Chế phẩm
- Bột để pha dung dịch dùng trong nhãn khoa: 300 đơn vị USP
- Bột để pha dung dịch tiêm bắp: 25 microkatal ( hoặc 5000 đơn vị USP)
- Viên nén: 21 microkatal (uống hoặc đặt dưới lưỡi), 4200 đofn vị USP [6],[39]
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN HOẠT ĐỘNG, ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA

ENZYM PROTEIN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Enzym là chất xúc tác sinh học có bản chất protein, có tính đặc hiệu rất cao và
hiệu lực xúc tác rất lófn [4].
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động enzym
❖ Tác dụng của nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng enzym lên đến tốc độ cực đại,
chừng nào enzym chưa bị biến tính, mỗi khi tăng nhiệt độ lên đến khoảng 10°c, tốc
độ phản ứng sẽ tăng lên khoảng 2 lần. Khi tăng nhiệt độ lên đến 60-70°C thì phần
lớn enzym mất hẳn hoạt tính, ở nhiệt độ lạnh, enzym không bị biến tính. Vì vậy, các
enzym thường được bảo quản ở nhiệt độ 0°c, hoặc thấp hơn nữa [4],[8].
Tốc độ giảm hoạt tính của a-chymotrypsin trong dung dịch nước ở pH 7,4 phụ
thuộc vào nhiệt độ. ở nhiệt độ trên 45°c, hoạt tính còn lại của a-chymotrypsin giảm
rất nhanh [44].
❖ Tác dụng của pH
Enzym rất nhạy cảm với pH của môi trưòỉng, mỗi enzym có một trị số pH thích
hợp cho sự hoạt động của nó, ở đó tốc độ phản ứng enzym lớn nhất. pH có tác dụng
vào trạng thái ion hóa của phân tử enzym nói chung và các nhóm hoạt động của
enzym nói riêng, do đó ảnh hưởng đến hoạt tính enzym. Mặt khác, pH còn ảnh
hưởng đến độ bền vững của phân tử enzym [4],[8]. ở dạng dung dịch, a-
chymotrypsin ổn định nhất ở pH = 3,0 và có hoạt tính tối đa ở pH = 8,0 [39],[46].
❖ Tác dụng của ion kim loại
Một số kim loại ức chế enzym này nhưng lại hoạt hoá enzym khác hay ức chế
một enzym ở nồng độ này nhưng lại hoạt hoá chính enzym đó ở nồng độ khác. Tác
dụng của ion kim loại đối với enzym rất phức tạp [4],[8].
1.2.2. Các yếu tô ảnh hưởng đến độ ổn định của protein
❖ Thoái hóa về hóa học
- Phẩn ứng thuỷ phân
Phản ứng thuỷ phân protein thường là thuỷ phân liên kết peptid và thuỷ phân
nhóm amid. Trong môi trường acid mạnh hoặc môi trường acid nhẹ, nhiệt độ cao,
protein dễ dàng bị thuỷ phân liên kết peptid [17].

Sự thuỷ phân amid thường diễn ra ở phần glutamin và asparagin còn lại. Phần
asparagin còn lại bị thủy phân amid qua dạng vòng imid tạo ra acid aspartic và acid
iso-aspartic tương ứng, trong môi trưòỉng pH trung tính đến base. Phần glutamin còn
lại bị thủy phân amid với tốc độ chậm hơn [17],[44].
- Oxy hoá
Các nhóm amino acid, đặc biệt với các nhóm có nhân thơm như methionin,
histidin rất dễ bị oxy hoá. Tác nhân oxy hoá là phân tử O2, H2O2, ion kim loại
[17],[31],[44]. Nhiều hormon bị mất hoạt tính sinh học do sự oxy hoá phần
methionin còn lại trong phân tử thành sulfoxid tương ứng [17]. ở pH 8.0, phần
cystein còn lại của a-amylase bị oxy hóa [44].
- Racemỉc hoá và đồng phân hóa
Peptid và protein có chứa phần L-aminoacid còn lại dễ bị racemic hoá tạo dạng
đối hình D- do xúc tác base. Các phần acid aspartic và serin còn lại dễ bị racemic
hoá nhất. Sự racemic hoá aminoacid trong phân tử protein có thể sinh ra dạng đối
hình D- của aminoacid không chuyển hoá được hoặc tạo liên kết peptid không tới
gần được các enzym thủy phân protein [17].
Bên cạnh đó, các peptid và protein có chứa phần acid L-aspartic còn lại có thể
bị đồng phân hóa tạo dạng acid L-iso-aspartic qua vòng imid [44].
- Liên kết chéo qua dạng liên kết disuựid và các tương tác đồng hóa trị khác
Liên kết disulfid ổn định cấu trúc của protein, vì thế khi các liên kết này bị đứt
hoặc có sự sắp xếp lại có thể làm thay đổi cấu trúc bậc 3 của protein, do đó ảnh
hưcmg đến hoạt tính sinh học của protein [17]. Insulin và albumin huyết thanh đông
khô bị kết tụ do tạo thành liên kết disulfid trung gian phân tử, sự kết tụ tùy thuộc
vào hàm ẩm còn lại của chế phẩm đông khô [44].
Sự tạo thành các liên kết đồng hóa trị khác cũng liên quan đến sự kết tụ của
protein. Trong quá trình bảo quản, insulin tạo ra các dime đồng hóa trị. Thủy phân
amid của asparagin A-21 của một phân tử insulin và phần phenylalanin B-1 còn lại
của phân tử kia liên quan đến sự tạo thành các loại dime [44],
❖ Thoái hóa về vật lý
- Biến tính

Sự biến đổi cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4 của protein thường gây mất hoạt tính sinh
học. Hơn nữa, các phần kỵ nước lộ ra khi biến tính thường dẫn đến sự hấp phụ bề
mặt, kết tụ và kết tủa. Sự biến tính protein thúc đẩy các con đường thoái hóa về hóa
học [44].
- Kết tụ và kết tủa
Kết tụ protein là kết quả của sự liên kết các phân tử protein. Sự kết tụ từ các
vùng kỵ nước của các monome trung gian tạo dạng dime hoặc oligome lón hơn
trong dung dịch, ảnh hưcmg đến hoạt tính sinh học của protein. Kết tủa protein là sự
tạo thành các hạt protein có thể trông thấy được, làm giảm hoạt tính hoặc thay đổi
công thức. Trong quá trình lắc dung dịch protein, do oxy không khí, sự biến tính ở
trung gian, hấp phụ vào bình hoặc do các yếu tố hoá học có thể làm cho protein bị
kết tụ và kết tủa [17],
- Hấp phụ bề mặt
Sự hấp phụ của protein và peptid vào bề mặt bao bì trung gian, màng lọc rất
quan trọng đặc biệt khi nồng độ của protein trong dung dịch thấp [17],[31],[44].
Tương tác giữa protein và bề mặt tăng cùng với sự tăng tính kỵ nước của bề mặt và
tính kỵ nước của protein. Vì tiệt khuẩn bằng màng lọc là phương pháp tiệt khuẩn
duy nhất đối với chế phẩm protein, do đó sự hấp phụ và mất hoạt tính của protein do
bị hấp phụ vào màng lọc là điều lo ngại. Các vật liệu lọc như nitrocellulose và nylon
có khả năng hấp phụ protein cao, polysulfon, cellulose diacetat hấp phụ ít hơn [17].
1.2.3. Biện pháp làm tăng độ ổn định của protein
❖ Thêm vào các chất phụ
Protein thường ổn định nhất trong dung dịch có thành phần giống môi trường
tự nhiên của nó. Độ ổn định của p-galactosidase tăng khi có mặt protein sữa. Casein
liên kết với để duy trì cấu trúc tự nhiên trong quá trình tinh chế [17].
Các chất diện hoạt được thêm vào chế phẩm protein nhằm ức chế sự kết tụ
protein; các muối, các polyol, amino acid và các polyme cũng có tác dụng ổn định
cấu trúc ban đầu của protein [17],[31]
Các protein hình cầu cũng đóng vai trò ổn định protein trong dung dịch.
Albumin được thêm vào chế phẩm protein nhằm ức chế sự hấp phụ protein vì

albumin bị hấp phụ vào bề mặt, thay thế protein [17],[31].
lon liên kết với a-chymotrypsin có tác dụng ổn định hoạt tính enzym. Tại
nồng độ 0,10 M, ion Ca^'" làm giảm mạnh phản ứng tự phân huỷ gây mất hoạt tính
của a-chymotrypsin ở pH 8,0 [18].
<♦ Bào ch ế dưới dạng đông khô hoặc phun sấy
Hầu hết protein không ổn định khi ở dạng dung dịch do đó phải chuyển sang
dạng bào chế đông khô hoặc phun sấy. Các phương pháp này được dùng để làm khô
các phân tử nhạy cảm với nhiệt và do đó, ức chế các phản ứng thoái hóa [17].
Phương pháp đông khô được ứng dụng phổ biến hofn đối với các chế phẩm protein
[17],[26],[30],[33]. Thuốc tiêm a-chymotrypsin dạng biến đổi (hãng Princeton
Separation Inc.) được bào chế dưới dạng đông khô và đượG bảo quản trong lọ thuốc
tiêm không có nước cho tới lúc hoà tan thuốc trở lại khi dùng [49].
1.3. ĐẠI CƯƠNG VỂ ĐÔNG KHÔ
1.3.1. Khái niệm, ưu nhược điểm của phưong pháp đông khô
a) Khái niệm
Đông khô là quá trình làm khô các thuốc và các chế phẩm sinh học trong điều
kiện đặc biệt, trong đó nước được lấy đi bằng cách thăng hoa trực tiếp từ trạng thái
rắn sang trạng thái hơi, không qua trạng thái lỏng trung gian [1],[7],[10],[17],[29].
b) ưu, nhược điểm
Quá trình đông khô có những ưu điểm sau:
- Tiến hành ở nhiệt độ thấp, không qua giai đoạn lỏng trung gian, do đó hạn
chế sự phân huỷ dược chất.
- Sản phẩm khô, xốp, có diện tích bề mặt tiếp xúc rất lớn do đó dễ dàng được
hoà tan trở lại nhanh chóng, thích hợp với thuốc tiêm và viên giải phóng nhanh.
- Thuốc được đóng vào lọ ở dạng dung dịch nên dễ dàng đạt được yêu cầu
đồng nhất về mặt hàm lượng trong từng đơn vị sản phẩm hofn so với thuốc đóng
dạng bột.
- Sản phẩm đạt yêu cầu về độ vô khuẩn, hạn chế sự nhiễm chéo nếu dùng dạng
bột đóng vào lọ, các thao tác làm khô sản phẩm và đóng nắp đều được thực hiện
trong môi trường chân không, không có sự tiếp xúc với không khí do đó cũng hạn

chế được sựoxy hoá [1],[7],[10],[16],[17],[29],[30].
Do những ưu điểm trên nên phưoỉng pháp đông khô đã từ lâu được ứng dụng rất
nhiều trong ngành Dược cũng như trong ngành Công nghệ sinh học để sản xuất các
chế phẩm kháng sinh, vaccin, enzym [27],[29] Ngoài ra, phương pháp này còn
được sử dụng để sản xuất viên nén rã nhanh, giúp cho bệnh nhân khó nuốt viên nén
thông thường [20],[37],[42],[43].
Mặc dù vậy, phương pháp đông khô cũng có một vài hạn chế như: quá trình
đông khô kéo dài, thiết bị phức tạp, đắt tiền, giá thành sản phẩm tương đối cao
[7],[10],[17],[29]
1.3.2.Các giai đoạn trong quá trình đông khô
Quá trình đông khô bao gồm ba giai đoạn; giai đoạn đông lạnh, giai đoạn làm
khô sơ cấp và giai đoạn làm khô thứ cấp.
❖ Giai đoạn đông lạnh
Giai đoạn đông lạnh là giai đoạn đầu tiên của quá trình đông khô. ở giai đoạn
này, sản phẩm được đặt vào hệ thống làm lạnh tới nhiệt độ đủ thấp để lấy đi hầu hết
nước từ hệ bằng cách hình thành đá và chuyển tất cả dạng dung dịch sang trạng thái
rắn. Khi dạng nước lỏng chuyển dần thành đá, phần chất tan bị cô lại nằm giữa các
tinh thể đá, đến khi chúng kết tinh hoặc đến khi hệ có độ nhớt đủ để biến đổi sang
dạng vô định hình. Kết thúc giai đoạn này sẽ tạo ra pha kết tinh, vô định hình, hoặc
kết tinh kết hợp với vô định hình [7],[10],[16],[30],[31].
Nhiệt độ đông lạnh thường là -40°c. Nếu thuốc ở dạng vô định hình thì nhiệt
độ đông lạnh phải nhỏ hơn nhiệt độ chuyển trạng thái T ’g. Nếu thuốc ở dạng kết tinh
thì nhiệt độ đông lạnh phải nhỏ hơn nhiệt độ eutecti Teu [30].
Thời gian đông lạnh phải đủ để sản phẩm đông rắn hoàn toàn. Thời gian này
thường là 1 giờ nếu bề dày của lớp dung dịch nhỏ hơn 1 cm, còn nếu bề dày của lófp
dung dịch lớn hơn 1 cm thì nên đông lạnh trong thời gian ít nhất là 2 giờ [30].
❖ Giai đoạn làm khô sơ cấp
Sau khi sản phẩm đã đông rắn hoàn toàn, tiến hành hạ áp suất của buồng đông
khô xuống dưới áp suất hơi của nước đá, đồng thời cung cấp nhiệt cho giá để nước
đá thăng hoa trực tiếp [7],[10],[16],[17],[30],[31]. Nhiệt độ giá thường trong khoảng

từ -30 đến 10°c [16], áp suất buồng đông khô thường duy trì từ 50 đến 200 mTorr
[30], tương ứng với 0,0665 mbar đến 0,2660 mbar (1 mTorr = 1,33 mbar).
Kết quả là trong giai đoạn này, bề dày của lớp đông lạnh giảm đi và bề dày của
lófp chất rắn khô tàng lên [17]. Đá được thăng hoa dưới dạng hơi nước sẽ di chuyển
tới buồng ngưng tụ và kết tinh ở đó [7],[30].
❖ Giai đoạn làm khô thứ cấp
Làm khô thứ cấp là lấy đi lượng nước còn lại trong hệ, lượng nước không đông
lạnh, bằng cách phản hấp phụ.
Mục đích của giai đoạn này là giảm hàm ẩm của chế phẩm đông khô đến mức
tối thiểu (thường nhỏ hơn 1%) để đảm bảo độ ổn định của chế phẩm trong quá trình
bảo quản. Do đó, giai đoạn này đòi hỏi thời gian tương đối dài trong quá trình đông
khô. Trong suốt giai đoạn này, nhiệt độ giá được nâng lên để làm tăng tốc độ phản
hấp phụ nhằm đạt hàm ẩm thấp nhất có thể [7],[10],[16],[17],[30],[31].
lATHUỐC TIÊM ĐÔNG KHÔ
1.4.1. Khái niệm
Thuốc tiêm đông khô là thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn được pha thành dung
dịch hoặc hỗn dịch ngay trước khi tiêm, được bào chế bằng phương pháp đông khô
[I],m,[i0].
1.4.2. Các yếu tô ảnh hưởng đến chất lượng và độ ổn định của chế phẩm thuốc
tiêm đông khô
a) Các yếu tố thuộc về công thức
> Dược chất
Giống như các dạng bào chế khác, dược chất là thành phần quan trọng quyết
định tác dụng điều trị hay phòng bệnh trong công thức. Dược chất dùng để pha
thuốc tiêm phải đạt độ tinh khiết về mặt vật lý, hóa học và sinh học cao hơn so với
cùng dược chất đó nhưng dùng trong các dạng bào chế khác.
Đối với các dược chất không ổn định về tính chất vật lý và hoá học khi ở dạng
dung dịch hoặc hỗn dịch, phải bào chế dưói dạng thuốc tiêm đông khô nhằm làm
giảm tối thiểu thời gian tiếp xúc với pha nước [1 ],[?],[ 10].
Khi thiết kế công thức thuốc tiêm đông khô, các yếu tố như độ tan, độ ổn định,

các dẫn chất khác nhau của dược chất đều ảnh hưởng đến việc xây dựng công
thức [17]. Đối với dược chất có bản chất là protein thường không bền vững, chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố đã nêu ở mục 1.2.
> Dung môi
Dung môi dùng để pha thuốc tiêm đông khô thường là nước cất. Đối với các
dược chất ít tan trong nước hoặc dược chất dễ bị thủy phân, người ta phối hợp nước
với các dung môi đồng tan với nước để tạo thành hỗn hợp dung môi. Một số dung
môi đồng tan với nước như ethanol, propylen glycol, polyethylen glycol, glycerin
[1],[7],[10] Việc sử dụng các dung môi khan nước này nhằm thay thế một phần hoặc
toàn bộ lượng nước trong dung dịch, hạn chế đáng kể sự thuỷ phân dược chất [2].
Tert-butanol được dùng làm dung môi pha chế thuốc tiêm đông khô nhằm tạo
ra sản phẩm có bề mặt tiếp xúc lớn, dó đó giảm sự cản trở của bánh thuốc đối với sự
chuyển khối của hơi nước và làm tăng tốc độ thăng hoa. Hơn nữa, tert-butanol có
độc tính thấp. Thường dùng tỷ lệ teit-butanol và nước ít nhất là 20% (v/v)
[12],[14],[38].
> Tá dược độn
Tá dược độn đóng vai trò là khuôn để dược chất phân tán vào trong đó. Việc sử
dụng tá dược độn rất quan trọng trong trường hợp dược chất có nồng độ thấp
[7],[10],[16],[31].
Tá dược độn dạng kết tinh được sử dụng với ỉượng ít nhất lớn hơn 1/3 tổng
nồng độ các thành phần còn lại. Tuy nhiên, nồng độ tá dược độn cao quá sẽ tạo ra
lớp chất rắn khô có hàm lượng chất rắn cao, cản trở hơi nước được lấy đi trong quá
trình làm khô, do đó kéo dài thời gian sấy. Các tá dược độn dạng kết tinh hay dùng
là manitol và glycin. Manitol là tá dược độn tạo ra cấu trúc đóng bánh đẹp, bề mặt
mịn, thời gian hoà tan trở lại nhanh nhưng rất dễ gây vỡ lọ nếu dùng với nồng độ
cao. Glycin cũng là tá dược độn tạo ra sản phẩm đẹp, hoà tan trở lại nhanh, không
gây vỡ lọ như khi dùng manitol nhưng bánh thuốc tạo ra dễ bị vỡ hcfn [23],[25],[31].
Tá dược độn dạng vô định hình cũng có thể được dùng làm tác nhân độn,
nhưng hầu hết có nhiệt độ phá vỡ cấu trúc vật lý thấp. Khi dùng các tá dược này làm
tác nhân độn trong công thức, đòi hỏi nhiệt độ làm khô thấp và thời gian làm khô

kéo dài. Sorbitol có nhiệt độ phá vỡ cấu trúc vật lý thấp (-45°C); lactose cũng có
nhiệt độ gãy vụn thấp (-31°C), hơn nữa, lactose lại là đường đơn nên có phản ứng
hóa học với nhóm chức amin của protein; tinh bột hydroxyethyl hóa có nhiệt độ phá
vỡ cấu trúc vật lý khá cao, có thể làm khô trong thời gian ngắn hơn nhưng bánh
thuốc bị nứt trong quá trình làm khô, sản phẩm không đẹp [31].
> pH
pH của một dung dịch thuốc tiêm trước hết ảnh hưởng đến độ ổn định của dược
chất, vì các dược chất khác nhau sẽ tồn tại bền vững trong dung dịch nước ở một
khoảng giá trị pH thích hợp khác nhau, cả trong quá trình pha chế, tiệt khuẩn chế
phẩm ở nhiệt độ cao, cũng như trong quá trình bảo quản chế phẩm cho đến khi sử
dụng, ở khoảng giá trị pH này, dược chất ít bị thuỷ phân, hoặc ít bị oxy hoá nhất.
Nếu tại pH mà dược chất ổn định nhất nhưng dược chất lại không tan, phải áp
dụng các biện pháp làm tăng độ tan như; dùng hỗn hợp dung môi, chất trung gian
tạo phức dễ tan hay sử dụng các chất diện hoạt
Đối với một chế phẩm thuốc tiêm, pH không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định
dược chất mà còn ảnh hưởng đến sự kết tủa dược chất tại vị trí tiêm, gây đau hoặc
gây kích ứng khi tiêm. Sự kết tủa dược chất tại vị trí tiêm có thể dẫn tới những thay
đổi về mặt dược động học. Những vấn đề này thường xảy ra khi pH của thuốc tiêm
khác xa với pH sinh lý [1],[7],[10],[22].
> Hệ đệm
Mặc dù pH của công thức thuốc tiêm đã được điều chỉnh trong quá trình pha
chế nhưng cũng có thể bị thay đổi trong thời gian bảo quản do nhiều nguyên nhân:
do sự biến đổi của dược chất, do sự xâm nhập khí từ môi trường bên ngoài qua bao
bì vào thuốc [1],[17] Khi pH của thuốc tiêm thay đổi sẽ làm giảm độ ổn định của
dược chất trong chế phẩm. Do vậy, phải dùng hệ đệm để duy trì pH của thuốc tiêm ở
giá trị thích hợp. Tiêu chuẩn lựa chọn hệ đệm là khoảng pH và dung lượng đệm. Với
một công thức thuốc tiêm, dung lượng đệm cao có thể xúc tác phản ứng thuỷ phân
dược chất, đồng thời khó điều chỉnh pH sinh lý của cơ thể, dẫn đến gây đau và gây
kích ứng mạnh chỗ tiêm [1],[7],[10],[17],[22].
Việc sử dụng hệ đệm trong quá trình đông khô có thể làm thay đổi pH đáng kể

của chế phẩm. Đệm natri phosphat làm giảm pH khoảng 3-4 đơn vị do kết tinh của
thành phần base Na2ÍIP04 [11] [21] [31] [45]. Hiện tượng thay đổi pH này cũng gặp
trong hệ đệm succinat. Biện pháp khắc phục tốt nhất là dùng hệ đệm ít làm thay đổi
pH trong quá trình đông khô như hệ đệm citrat, histidin với nồng độ thấp [16],[30].
Thêm vào đó, việc sử dụng hệ đệm còn ảnh hưởng đến các đặc tính kết tinh của tá
dược và thay đổi nhiệt độ chuyển trạng thái [11] [23].
> Chất bảo vệ
Các công thức thuốc có bản chất là protein nói chung cần có chất bảo vệ
protein không bị phá huỷ trong quá trình đông khô. Có hai giả thuyết giải thích vai
trò của chất bảo vệ. Giả thuyết “thay thế nước” hay giả thuyết “tương tác đặc hiệu”
cho rằng khi nước được lấy đi trong giai đoạn làm khô sẽ dẫn tới sự mất ổn định
nhiệt động học. Chất bảo vệ tạo liên kết hydro ở phần đặc hiệu trên bề mặt protein,
thay thế nước bị lấy đi. Giả thuyết thứ hai về “động lực tinh thể” cho rằng tác nhân
ổn định tạo một hệ cứng rắn, bất động trong đó các phân tử protein bị phân tán vào
đó. Sự chuyển động trong hệ bị hạn chế, các tương tác lưõfng phân tử và các thoái
hóa của protein cần có sự chuyển động trở nên rất chậm trong hệ cứng rắn gắn chắc
với protein [13],[16],[26],[31]. Các chất bảo vệ thường dùng: đường (glucose,
saccarose [25],[32],[33],[40],[41],[48]); các polyme (dextran [28], maltodextrin
[36]), các amino acid (glycĩn [11],[41])
> Chất điểu chỉnh đẳng trương
Trong một số trưòíig hợp, công thức thuốc tiêm đòi hỏi phải đẳng trương nhằm
hạn chế gây đau, tổn thương, hoặc hoại tử tổ chức tại nơi tiêm. Để đẳng trương
thuốc tiêm, người ta có thể sử dụng một số chất điều chỉnh đẳng tniofng như:
manitol, natri clorid Chất điều chỉnh đẳng trưoỉng thường được cho vào dung môi
hoà tan trở lại thuốc tiêm đông khô [1],[7],[10],[16],[17].
> Chất diện hoạt
Chất diện hoạt được thêm vào công thức thuốc tiêm nhằm làm tăng tính thấm
của dược chất, hạn chế sự hấp phụ bề mặt của thuốc đóng liều thấp. Hơn nữa, chất
diện hoạt còn có tác dụng ổn định protein trong quá trình đông khô. Cơ chế làm tăng
độ tan của chất diện hoạt là hấp phụ dược chất vào các micell. Đồng thời, cơ chế này

cũng bảo vệ dược chất khỏi tác dụng của acid hay base-tác nhân xúc tác quá trình
thủy phân [1],[7],[17],[22],[31].
> Bao bì đóng gói trực tiếp
Bao bì đóng thuốc tiêm đông khô không chỉ có vai trò bảo vệ thuốc trong quá
trình bảo quản, sử dụng và vận chuyển mà còn là hàng rào tốt ngăn cản hơi nước
xâm nhập vào bên trong chế phẩm. Do đó, bao bì đóng thuốc tiêm đông khô phải là
thuỷ tinh hoặc kim loại (kim loại được dát mỏng dạng lá), có tốc độ thấm hơi nước
thấp [7],[10],[22]. Bao bì bằng thủy tinh còn có khả năng giữ được chân không trong
lọ thuốc trong quá trình bảo quản [1]. Đối với loại bao bì này, kích thước lọ và thể
tích dung dịch cho vào lọ ảnh hưởng đến tốc độ làm khô. Nếu thể tích dung dịch cho
vào lọ lớn và hàm lượng chất rắn cao, sự cản trở đối với việc thoát hơi nước sẽ lớn
[15],[31],[37].
Nút cao su có ảnh hưởng lớn đến hàm ẩm của chế phẩm và do đó ảnh hưởng
đến độ ổn định của chế phẩm [1],[7],[10],[17].
b) Các yếu tô thuộc về quy trình
> Giai đoạn pha chế
Trong quá trình hoà tan protein, không nên khuấy mạnh dung dịch vì sẽ gây ra
bọt, ngoài ra còn tạo bề mặt ranh giới không khí-nước lớn. Đây là yếu tố thuận lợi
thúc đẩy sự biến tính, kết tụ và có thể gây kết tủa protein [17]. Hơn nữa, do thuốc có
bản chất là protein, rất dễ bị hấp phụ vào bề mặt bao bì trung gian, màng lọc trong
quá trình pha chế [ 17], [31 ], [44].
> Giai đoạn đông lạnh
Giai đoạn này ảnh hưởng đến chất lượng của các chế phẩm không ổn định như
protein, liposome Khi sản phẩm được đông rắn hoàn toàn, hầu hết nước được tách
ra khỏi chất tan để tạo thành đá. Một môi trường khác so với ban đầu được tạo ra.
Các yếu tố như lực ion, pH thay đổi, các tương tác kỵ nước giúp ổn định dạng ban
đầu của protein giảm hoặc mất dần vì nước được lấy đi [23],[30],[31].
Tốc độ đông lạnh phải đủ nhanh. Nếu đá kết tinh chậm sẽ kéo dài thời gian
protein tồn tại trong trạng thái lỏng cô đặc với nồng độ protein cao, các tương tác
lưỡng phân tử giữa protein-protein tăng, có thể gây kết tụ protein. Mặt khác, nếu

đông chậm có thể gây phân chia pha, dẫn đến phân chia protein và các tác nhân bảo
vệ, ảnh hưẻmg đến sự ổn định của protein. Hơn nữa, số lượng các tinh thể đá cỡ nhỏ
sẽ tăng, làm cho bề mặt ranh giới giữa nước và đá càng lớn. Sự tiếp xúc của protein
với bề mặt ranh giới này có thể gây biến tính protein [16],[30]. Tuy nhiên, tốc độ
đông lạnh quá nhanh có xu hưófng tạo ra sức cản lớn hcm trong lớp chất rắn khô [17],
hoặc dẫn đến tình trạng lạnh không đồng đều giữa các lọ cũng như trong một lọ
[30]. Vì vậy, tốc độ đông thường khoảng l“C/phút [30],[31].
> Giai đoạn làm khô sơ cấp
Trong suốt giai đoạn làm khô, các phân tử nước được lấy đi. Do đó, nếu chế
phẩm thuốc có bản chất protein không có tác nhân bảo vệ thích hợp thì có thể ảnh
hưởng đến độ ổn định của protein [16],[17],[31].
Các thông số của quá trình cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Áp suất
buồng đông khỗ càng thấp, quá trình thăng hoa càng nhanh. Tuy nhiên, nếu áp suất
buồng thấp quá có thể gây ra sự không đồng đều trong quá trình truyền nhiệt, dẫn
đến sự không đồng đều về nhiệt độ giữa các lọ [30].
Nhiệt độ sản phẩm càng cao, quá trình làm khô càng nhanh. Cứ tăng nhiệt độ
lên l°c, thời gian làm khô sơ cấp giảm đi được 13% [17],[30],[41]. Tuy nhiên, nhiệt
độ sản phẩm càng cao thì nguy cơ phá vỡ cấu trúc vật lý càng lớn [17],[34]. Điều
này có ý nghĩa đặc biệt với các sản phẩm ở dạng vô định hình sau quá trình đông
lạnh, khi nhiệt độ làm khô lớn hơn nhiệt độ phá vỡ cấu trúc của sản phẩm, dung dịch
đông lạnh cô đặc sẽ chảy và mất cấu trúc vật lý đã được thiết lập trong giai đoạn
đông. Hiện tượng phá vỡ cấu trúc vật lý này có thể quan sát được từ sự co lại không
đáng kể của bánh thuốc đến mất hẳn cấu trúc bánh thuốc [7],[17].
> Giai đoạn làm khô thứ cấp
ở giai đoạn đầu làm khô thứ cấp, hàm ẩm của sản phẩm vô định hình lớn, do
đó nhiệt độ chuyển trạng thái thấp. Nhiệt độ giá trong giai đoạn này được nâng lên
một cách từ từ, vì nếu nâng lên nhanh quá, bánh thuốc dễ bị phá vỡ cấu trúc vật lý
[30].
Thời gian làm khô thứ cấp sẽ quyết định hàm ẩm của sản phẩm. Do đó, nếu
thời gian này không đủ sẽ ảnh hưỏfng đến hàm ẩm của chế phẩm. Đây là một đặc

điểm quan trọng liên quan đến độ ổn định của sản phẩm đông khô, đặc biệt với chất
rắn vô định hình. Hàm ẩm của chế phẩm lớn làm giảm nhiệt độ chuyển trạng thái.
Do đó, hàm ẩm lớn sẽ ảnh hưởng đến độ ổn định về trạng thái vật lý của bánh thuốc
như bánh thuốc bị co lại hay bị phá vỡ cấu trúc vật lý, hoặc tăng tốc độ phản ứng
hoá học làm cho chế phẩm mất ổn định. Điều này cũng liên quan tới nhiệt độ bảo
quản, vì chế phẩm đông khô phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới nhiệt độ chuyển
trạngthái[7],[16],[17],[30],[31].
PHẦN 2 - THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1: Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thực nghiêm
STT Hoá chất
Nguồn gốc
Tiêu chuẩn
1 a-chymotrypsin
Singapore
USP27
2 Manitol
Pháp
USP 29
3
Tá dược số 1
Hãng Merck-Đức
Nhà sản xuất
4
Tá dược số 2
Trung Quốc
USP29
5
Glucose

Trung Quốc
USP 29
6
Lactose
Hãng Merck-Đức
BP 2001
7
Sorbitol
Pháp
BP 2001
8
Saccarose
Việt Nam
Tinh khiết hoá học
9
Teit-butanol
Jansen
BP 2001
10
Acid hydrocloric
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
11
Nước cất pha tiêm
XNDPTW2
DĐVNIII
12
Kali biphtalat
Đức
BP 2001

13
Natri acetat
Trung Quốc
BP 2001
14 Acid acetic
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
15
N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester
Thụy Sỹ
Tinh khiết hóa học
16
Kali biphosphat
Đức
Tinh khiết hóa học
17
Dinatri hydrophosphat
Trung Quốc
Tinh khiết hóa học
18
Lọ thuỷ tinh, nút cao su, nút
nhôm
Đức
Nhà sản xuất
2.1.2. Phương tiện thực nghiệm
- Máy đông khô LSL SECFROID
- Máy quang phổ SHIMAZU u v 1700
- Máy lọc màng SARTORIUS
- Máy đo pH: pH Mettler Toledo, Eutech 510
- Các dụng cụ thuỷ tinh dùng trong bào chế và phân tích

- Tủ sấy, bình hút ẩm
- Tủ vi khí hậu
- Tủ lạnh
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưcmg đến việc xây dựng công thức và quy trình
bào chế thuốc tiêm đông khô a-chymotiypsin 5000 đơn vị ƯSPAọ
• Bước đầu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của chế phẩm
• Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của chế phẩm
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.I.4.I. Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình bào chế thuốc tiêm đông
khô a-chymotrypsin 5000 đơn vị USP/Iọ
Bào chế thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsin với sự thay đổi các yếu tố trong
công thức và các thông số kỹ thuật trong quá trình đông khô, từ đó tìm ra công thức
và quy trình bào chế thích hợp.
• Nghiên cứu các yếu tố thuộc về công thức bao gồm:
- Dung môi
- Tá dược độn và tỷ lệ tá dược độn
- pH của dung địch trước khi đông khô
- Hệ đệm
- Bao bì đóng gói trực tiếp
• Nghiên cứu các thông số kỹ thuật trong quá trình đông khô bao gồm:
- Nhiệt độ và thời gian đông lạnh
- Nhiệt độ buồng ngưng, thời gian làm khô sơ cấp
- Nhiệt độ và thời gian làm khô thứ cấp
Thành phần 1 lọ - a-chymotrypsin 5 mg
(tương đương 5000 đofn vị USP)
-Tá dược




vđ ‘Í Ị X
- Dung môi vđ 1 ml
[tĩỉẻi
a) Quy trình bào chế thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsin 5000 đơn vị USP/lọ
❖ Xử lý lọ thuỷ tinh, nút cao su, nút nhôm
Trước khi pha chế, phải tiến hành xử lý bao bì gồm: lọ thuỷ tinh, nút cao su,
nút nhôm theo quy trình như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ xử lý lọ thuỷ tinh, nút cao su, nút nhôm
Lọ thuỷ tinh
Nút cao su
Nút nhôm
Chon lưa
Rửa nước thường
Rửa nước thường
. . .
i

Rửa nước thưòfng
Rửa nước xà phòng
Rửa nước xà phòng
ị ị

Rửa nước xà phòng
Rửa nước thưòfng
Rửa nước thường
Rửa nước thường
Sấy khô
Rửa nước cất 1 lần
i
ị ị

Rửa nước cất 1 lần
Tráng silicon
Sấy khô 110°C/3 giờ
T
Rửa nước cất 2 lần đã
Sấy khô
loc qua màng 0,45ụm


Rửa nước cất 1 lần
Tiệt khuẩn bằng nhiệt
160°C/3 giờ
Rửa nước cất 2 lần đã lọc
qua màng 0,45 ụm
i
Luộc sôi với nước cất 2
lần trong 30 phút

Sấykhô 110°c/3giờ
❖ Pha ch ế thuốc tiêm đông khô
Thuốc tiêm đông khô a-chymotiypsin được pha chế theo quy trình sau đây:
Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt quy trình bào chế thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsin
5000 đơn vị USP một lọ
Điều chỉnh pH bằng dung dịch HCl 10% hoặc dung dịch NaOH 0,1M. Với
những công thức dùng hỗn hợp dung môi, các tá dược tan trong dung môi nào thì
hòa tan trong dung môi đó, sau đó phối hợp và hòa tan dược chất.
Mổ tả:
+ Hoà tan tá dược vào khoảng 80% thể tích dung mồi có trong công thức. Đun
nóng nhẹ nếu eần để tá dược tan hoàn toàn. Để nguội. Khuấy nhẹ để hoà tan dược
chất. Điều chỉnh pH nếu cần, sau đó thêm dung môi cho đủ thể tích. Tiệt khuẩn

dung dịch bằng cách lọc qua màng lọc có kích thước lỗ xốp 0,20 ụm
+ Đóng chính xác từng thể tích 1 ml dung dịch đã tiệt khuẩn vào lọ thuỷ tinh
đã xử lý, đậy hờ bằng nút cao su có xẻ rãnh ở phần dưới của nút. Lọ được đặt vào
khay inox đã được làm lạnh từ trước, sau đó chuyển khay vào buồng đông lạnh của
thiết bị đông khô để dung dịch đóng băng ở -40°c trong 2 giờ.
+ Khi sản phẩm đã đông rắn hoàn toàn, tiến hành hút chân không để giảm áp
suất hơi của buồng đông khô xuống dưới áp suất hơi của nước đá đồng thời cung cấp
nhiệt cho giá để tạo năng lượng cần thiết cho sự thăng hoa. Dưới những điều kiện
này, nước sẽ bay hơi trực tiếp từ trạng thái rắn tạo ra sản phẩm khô xốp.
+ Tiếp theo, cung cấp một nhiệt lượng từ bên ngoài để làm khô bánh thuốc một
cách kỹ lưõfng.
+ Khi sản phẩm đã khô hoàn toàn, bộ phận nén tự động sẽ đẩy các nút cao su
đóng khít vào đúng vị trí. Sản phẩm được lấy ra khỏi buồng đông khô và tiếp tục
đóng nắp nhôm, xiết chặt, hoàn thiện sản phẩm.
b) Đánh giá chất lượng chế phẩm
❖ C hế phẩm thuốc tiêm đông khô a-chymotrypsin 5000 đơn vị USP phải đạt
được các chỉ tiêu về:
- Cảm quan (hình thức bánh thuốc)
- Độ trong, thời gian ổn định độ trong của dung dịch sau khi pha lại
- pH của dung dịch sau khi pha lại
- Mất khối lượng do sấy khô
- Hoạt tính a-chymotrypsin

×