Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm furosemid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 58 trang )

Bộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
.:ịc.
NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG
MGHlếM CỨU BÀO
CH Í
THUốC ĐẠM
fUROSSMID
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ KHOÁ 2001 - 2006)
Người hướng dẫn PGS.TS. NGUYỄN v ă n l o n g
THS. VŨ THỊ THU GIANG
Nơi thực hiện : Bộ môn Bào Chế
Thời gian thực hiện : 9/2005 - 5/2006
HÀ NỘI, THÁNG 5/2006
M ồ i e ỏ M i đ * i
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới:
PGS. TS. Nguyễn Văn Long
ThS. Vũ Thị Thu Giang
Người đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơnTS. Nguyễn Trần Linh và các thầy cô bộ môn
Bào Chế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đạt kết quả tốt trong quá trình
làm thực nghiệm và hoàn thành khoá luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích
lệ để tôi có thêm sự miệt mài trong học tập và nghiên cứu.
Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2006
Sinh viên:
Nguyễn Thị Thuý Hằng
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1


PHẦN I: TỔNG QUAN 2
1.1. VÀI NÉT VỀ FUROSEMID 2
1.1.1. Cấu trúc hoá học 2
1.1.2. Tính chất 2
1.1.3. Độ ổn định của furosemid 3
1.1.4. Định lượng và đánh giá độ ổn định của các chế phẩm Furosemid

3
1.1.5. Cơ chế tác dụng và công dụng của furosemid
4
1.1.6. Dạng thuốc và một số chế phẩm 4
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SINH KHẢ DỤNG THUỐC ĐẠN 5
1.2.1. Ảnh hưởng của dược chất 5
1.2 .2 . Ảnh hưởng của tá dược 5
1.2.3. Ảnh hưởng của chất diện hoạt 6
1.2.4. Một số hướng nghiên cứu cải thiện độ hoà tan, sinh khả dụng 8
1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ú u VỀ DẠNG THUỐC ĐẠN VÀ
FUROSEMID 11
1.3.1. Các công trình nghiên cứu về dạng thuốc đạn 11
1.3.2. Các công trình nghiên cứu về FUR

12
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KÊTQUẢ
18
2.1. NGUYÊN LIỆU, THlẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u

18
2.1.1. Nguyên liệu 18
2.1.2. Máy và thiết bị 18
2.1.3. Nội dung thực nghiệm

19
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm 19
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT 23
2.2.1. Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ íurosemid
và mật độ quang 23
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến khả năng giải phóng
furosemid từ dạng thuốc đạn 24
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất diện hoạt đến khả năng giải phóng
íurosemid từ dạng thuốc đạn 26
2.2.4. ứng dụng HPTR trong bào chế thuốc đạn furosemid

33
2.2.5. Lựa chọn công thức tối ưu 37
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XƯÂT
42
3.1. KẾT LUẬN 42
3.2. ĐỀ XUẤT 43
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
AUC ; Diện tích dưới đường cong
CDH
: Chất diện hoạt
CMC
: Nồng độ micel tới hạn
CT : Công thức
Cyd : Cyclodextrin
DĐVNIII
: Dược điển Việt Nam III
DMF

: Dimethyl formamid
FUR
: Furosemid
HHVL
: Hỗn hợp vật lý
HP-ß-cyd
: Hydroxypropyl-ß-cyclodextrin
HPLC : Sắc kí lỏng hiệu năng cao
HPMC
; Hydroxypropyl methyl cellulose
HPTR
: Hệ phân tán rắn
PEG
: Polyethylen glycol
PVP
: Polyvinyl pyrolidon
SKD : Sinh khả dụng
TKHH
: Tinh khiết hoá học
USP : The United States Pharmacopoeia
ĐẶT VẤN ĐỂ
Thuốc đạn là dạng thuốc có từ lâu đời, do có nhiều ưu điểm và triển vọng có
thể thay thế cho dạng thuốc uống trong trường hợp đường uống tỏ ra không phù
hợp như dược chất gây kích ứng, dễ gây nôn mửa khi uống hoặc dễ bị phân huỷ ở
đường tiêu hoá Ngoài ra, dạng thuốc này còn thực sự hữu ích cho các đối
tượng bệnh nhân là trẻ em, phụ nữ có thai, người bị hôn m ê
Furosemid là thuốc lọi niệu quai có tác dụng mạnh và được sử dụng nhiều
trong điều trị: phù phổi cấp, phù do suy tim, gan, thận và các loại phù khác. Hiện
nay các cơ sở trong nước đã nghiên cứu và sản xuất một số dạng thuốc chứa
furosemid như viên nén 40mg, thuốc tiêm 20mg/2ml. Dạng thuốc đạn chưa được

sản xuất trong nước.
Theo hộ thống phân loại sinh dược học, các thuốc trong danh sách thuốc
thiết yếu của tổ chức y tế thế giới được chia làm 4 nhóm dựa vào tính thấm và độ
tan. Furosemid thuộc nhóm thứ 4, có tính thấm và độ tan kém [33]. Với đặc tính
này, sinh khả dụng theo đường uống và đường trực tràng của furosemid đều thấp.
Với mong muốn làm phong phú hơn dạng thuốc đồng thời cải thiện khả
năng giải phóng dược chất, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu bào chế thuốc
đạn Furosemid 20 mg với mục tiêu sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tá dược, chất diện hoạt tới khả năng
giải phóng furosemid từ dạng thuốc đạn.
- ứng dụng hộ phân tán rắn trong bào chế thuốc đạn furosemid.
- Dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho chế phẩm nghiên cứu.
PHẦNI: TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỂ FUROSEMID
1.1.1. Cấu trúc hoá học
- Tên gọi khác: frusemid [42]
- Công thức hoá học: [3,31,42,49]
COOH
,NH—CH2-
o o
C1
- Công thức phân tử: C12H 11CIN2O5S. Phân tử lượng: 330,75
- Tên khoa học:
Acid 5-(aminosulfonyl)-4-cloro-2[(2-furanylmethyl)amino] benzoic
1.1.2. Tính chất
<♦ Tính chất vật lý:
- Tinh thể hoặc bột kết tinh mịn, màu trắng hoặc hơi vàng, không mùi,
không vị, bị biến màu dần dần dưới tác dụng của ánh sáng. T°chảy= 210”c, kèm
theo sự phân huỷ [3,4,31,42,47].
- Dễ tan trong aceton (1:15), dimethylformamid (DMF) và các dung dịch

kiềm, tan trong methanol, hơi tan trong ethanol (1:75) và ether(l:850). Hầu như
không tan nước [3,4,31,42,47].
♦♦♦ Tính chất hoá học:
- Do trong công thức hoá học có một nhóm carboxylic (-COOH) mang tính
acid nên furosemid có khả năng tạo muối với kim loại kiềm. Vì vậy, furosemid
tan được trong các dung dịch kiềm. Vận dụng tính chất này để điều chế dạng
muối natri furosemid dễ tan trong nước, pha dung dịch thuốc tiêm hoặc để định
lượng furosemid bằng phương pháp đo kiềm trong môi trường khan [3]. Dược
điển Anh 2003, dược điển Mỹ và dược điển Việt Nam III đã sử dụng phương
pháp đo kiềm trong môi trường khan để định lượng furosemid nguyên liệu.
- Furosemid hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại do vậy có thể định tính và định
lượng bằng phương pháp đo quang phổ [3],
1.1.3. Độ ổn định của furosemid
Trong công thức, furosemid có 2 nhóm amin do vậy dễ bị thuỷ phân trong
môi trường acid ở nhiệt độ cao. Phản ứng xảy ra theo dược động học bậc nhất.
Trong điều kiện này, furosemid thuỷ phân thành saluamin (4-chloro-5-
sulphamoylanthranilic acid) và alcol furfuryl [39].
Giá trị pH môi trường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng
tới độ ổn định của furosemid. Trong môi trường acid, nhất là ở pH < 3,5 quá
trình thuỷ phân diễn ra mạnh nhất, khi pH > 4 quá trình thuỷ phân diễn ra yếu
hơn và thuỷ phân không đáng kể ở pH > 8 [31].
Nghiên cứu dược động học in vitro nhận thấy quá trình thuỷ phân furosemid
có liên quan đến pH và nhiệt độ. ở nhiệt độ cao, furosemid cũng bị phân huỷ và
cho sản phẩm tương tự như trên [39,47].
Furosemid cũng nhạy cảm dưới tác động của ánh sáng. Rowbotham và cộng
sự làm thí nghiệm chiếu tia ư v vào dung dịch furosemid trong kiềm, sau 48 giờ
nhận thấy có sự oxi hoá nhóm sulphomoyl thành sulphonic acid kèm theo sự thuỷ
phân của nhóm furfuryl tạo thành saluamin (CSA). Khi thay môi trường kiềm
bằng methanol, sản phẩm là acid N- furfuryl-5-sulphoanthranilic [47]
Dược điển Anh, dược điển Mỹ và một số công trình nghiên cứu khác đã đưa

ra một số quy trình để đánh giá độ ổn định của furosemid [36,42,43]
1.1.4. Định lượng và đánh giá độ ổn định của các chế phẩm Furosemid
s. Carda-Broch và cộng sự sử dụng HPLC với các thông số: cột pha đảo
(125 X 4,6 mm), tốc độ dòng: Iml/phút, dung môi pha động: 0,04M sodium
dodecyl sulphat (SDS) - 2% propanol Ỏ pH=3 (đệm phosphat) để định lượng
furosemid trong các chế phẩm ( viên nén, viên nang, thuốc tiêm, dung dịch nhỏ
mắt). Hiệu lực của quy trình HPLC này đã được chứng minh bởi 27 hãng dược
phẩm [30].
- Mayron và Gennaro đánh giá độ ổn định của furosemid trong dung dịch
thuốc uống và thuốc tiêm bằng HPLC; cột pha đảo Cj8 (300 x4,6 mm), tốc độ
dòng: 1,2 ml/phút, dung môi pha động: hỗn hợp acetonitril và 0,1 M monobasic
sodium phosphat dihydrat (20:80) [36],
- Dược điển Mỹ cũng đưa ra quy trình HPLC để định lượng furosemid trong
dung dịch thuốc uống, thuốc tiêm và viên nén với các thông số: cột 4,6 mmx 25
cm; tốc độ dòng
1 ml/phút, pha động là hỗn hợp nước: acetonitril: glacial acid
acetic = 165 : 35 : 2 [43],
1.1.5. Cơ chê tác dụng và công dụng của furosemid
Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất Sulfonamid thuộc nhóm tác dụng
nhanh, mạnh. Thuốc tác dụng ở nhánh lên quai Henle theo cơ chế ức chế hệ đồng
vận chuyển Na^, K^, 2cr kèm theo tăng bài xuất nước và điện giải gây lợi tiểu.
Furosemid được chỉ định trong các trưòỉng hợp phù phổi cấp; phù do suy tim, gan,
thận và các loại phù khác; tăng huyết áp khi có tổn thưomg thận; tăng calci huyết
[5].
1.1.6. Dạng thuốc và một số chế phẩm
Furosemid được bào chế dưới dạng viên nén, dung dịch uống cho trẻ em và
dạng thuốc tiêm [47]. Dạng dùng qua da và dạng thuốc đặt đang được nghiên
cứu.
Chế phẩm; [47]
Lasix (Hoechst): viên nén 20,40,500 mg; dung dịch uống cho trẻ em

Img/ml; dung dịch thuốc tiêm lOmg/ml
Dryptal (Berk): viên nén 40, 250mg; dung dịch thuốc tiêm 250mg/25ml
Rusyde (CP): viên nén 20,40mg
Lasoride (Hoechst): Dạng hỗn hợp chứa furosemid và amiloride (40:5)
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SINH KHẢ DỤNG THUỐC
ĐẠN
- Sự hấp thu dược chất từ dạng thuốc đạn là một quá trình phức tạp, phụ
thuộc vào khá nhiều yếu tố. Bao gồm các yếu tố sinh học liên quan tới cấu tạo
trực tràng và yếu tố dược học liên quan đến cấu tạo, tính chất lí hoá của dược
chất, tá dược; kỹ thuật bào chế; cách dùng, ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến các
yếu tố về mặt dược học [1].
1.2.1. Ảnh hưởng của dược chất
- Độ tan: đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc,
vì để hấp thu qua niêm mạc trực tràng, dược chất phải được giải phóng ra khỏi tá
dược, hoà tan trong niêm dịch, có sự tiếp xúc tối đa với bề mặt nơi hấp thu [
1].
Độ tan của dược chất ảnh hưởng nhiều đến mức độ và tốc độ hấp thu qua niêm
mạc hay nói cách khác tác động đến sinh khả dụng của dược chất từ dạng thuốc
đạn. Trong bào chế dạng thuốc này, các chất làm tăng độ tan của dược chất
thường được sử dụng nhằm tăng giải phóng thuốc
- Dẫn chất khác nhau của cùng một dược chất cũng được hấp thu với mức
độ khác nhau. Những dược chất ở trạng thái ít phân li được hấp thu nhanh qua
niêm mạc trực tràng và ngược lại
- Kích thước tiểu phân: Một số nghiên cứu cho thấy rằng kích thước tiểu
phân phân tán ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ hấp thu các dược chất ít tan trong
nước theo quan hệ tỷ lệ nghịch [14]. Vì vậy, đối với các dược chất ít tan trong
nước người ta thường sử dụng dược chất ở dạng siêu mịn để tăng mức độ hấp thu.
1.2.2. Ảnh hưởng của tá dược
- Vai trò của tá dược trong công thức thuốc đạn :
+ Phối hợp với dược chất nhằm chế tạo được viên thuốc đạn đạt yêu

cầu của nhà sản xuất.
+ Kiểm soát việc giải phóng dược chất tại vị trí hấp thu [32].
- Về ảnh hưởng của tá dược có thể khái quát như sau:
+ Các dược chất dễ tan trong nước được giải phóng và hấp thu tốt từ
tá dược béo
Heiman và cộng sự cho rằng: Sự hấp thu của natri phénobarbital từ tá dược
béo có nhiệt độ nóng chảy thấp xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tá dược
béo có nhiệt độ nóng chảy cao. Hấp thu của natri phénobarbital từ tá dược béo
cũng tốt hơn so với tá dược thân nước [2 ],
+ Các dược chất ít tan trong nước được giải phóng và hấp thu tốt từ tá
dược thân nước
Nguyễn Phú Bình [6] đã nghiên cứu xây dựng công thức đạn trimethoprim.
Tác giả nhận xét rằng: thuốc đạn trimethoprim chế với tá dược PEG 4000 và PEG
1500 (5: 95) có tỷ lệ giải phóng dược chất cao nhất (33,6% sau 4 giờ).
Một số công trình nghiên cứu cho thấy: paracetamol được giải phóng tốt
hơn từ tá dược PEG so với tá dược béo. Sau khoảng 4’’ khảo sát thuốc đạn chế với
tá dược PEG giải phóng được 72% paracetamol, trong khi thuốc đạn chế với tá
dược bơ ca cao chỉ giải phóng được 52% [2].
Do đặc điểm của dược chất - furosemid rất ít tan trong nước nên giải phóng
và hấp thu tốt từ nhóm tá dược này. Trong đó polyetylenglycol (PEG) là tá dược
thuốc đạn thông dụng do có nhiệt độ nóng chảy cao 45-55'*C, thích hợp với khí
hậu nhiệt đới, làm cho viên thuốc có độ bền cơ học cao. PEG có nhiều loại tuỳ
theo khối lượng phân tử: PEG 400, PEG 1500, PEG 4000, PEG 6000 Các tính
chất vật lý như thể chất, độ chảy, độ hoà tan cũng phụ thuộc vào khối lượng
phân tử do đó khả năng giải phóng dược chất từ dạng thuốc đạn cũng phụ thuộc
vào loại PEG sử dụng. Shihab và cộng sự nghiên cứu cho thấy rằng: độ tan của
dược chất dưới ảnh hưởng của PEG tăng lên cả khi tăng nồng độ và tăng khối
lượng phân tử [47],
1.2.3. Ảnh hưởng của chất diện hoạt
CDH là các phân tử phân cực hoặc không phân cực. Hầu hết chúng có cấu

trúc lưỡng thân, phần thân dầu là gốc hydrocacbon, phần thân nước là nhóm có
cực - có thể là anionic (nhóm carboxyl -C 0 0 ‘, Sulfit - SOj^ ); cationic (aluminat
Al^^, trialkyl amonium) hoặc không ion hoá (glycerol, đường). Trong dung dịch,
phần có cực sẽ liên kết với pha có cực (đặc biệt là nước), phần hydrocacbon sẽ
nằm lại trong dung môi không phân cực. Chỉ có các CDH có hai phần thân dầu
và phần thân nước không bằng nhau mới có khả năng làm giảm ơ các pha, giảm
sức căng bề mặt phân cách pha [1,17,29].
Thông thường người ta sử dụng các chất diện hoạt không ion hoá như:
Tween, Span, Mij, Brij vì những chất này chịu được nhiệt độ, bền vững về mặt
hoá học và không độc. Các chất này được sử dụng như một tá dược thuốc đạn,
chúng có thể sử dụng đơn độc hoặc kết họfp với nhau hoặc với các tá dược thuốc
đạn khác để có nhiệt độ nóng chảy cao và ổn định. Do có đặc tính hoạt động bề
mặt đồng thời cải thiện tính thấm ướt và khả năng hấp thu dược chất; các CDH
được sử dụng rộng rãi trong bào chế thuốc đạn. Các Tween với nồng độ từ 0,1-
3% được sử dụng làm chất gây thấm[17].
Trong nước, khi nồng độ CDH tăng lên đến một giá trị giới hạn nào đó, các
phân tử CDH tập trung thành micell. Nồng độ này gọi là nồng độ micell tới hạn
(CMC). Cơ chế làm tăng độ tan của CDH là hấp thụ chất tan vào micell. Các
micell thường có cấu trúc hình cầu với phần không phân cực của phân tử CDH tụ
họp ở trung tâm, xung quanh là phần có cực. Các chất khi tồn tại trong micell có
thể dễ tan hơn so với trong dung dịch. Tuy nhiên, CDH bên cạnh khả năng làm
tăng độ tan đồng thời cũng cản trở khả năng khuếch tán của dược chất qua màng
bán thấm. Thêm vào đó, lúc này hệ dược chất-tá dược-CDH tạo thành một phức
hợp bền, quá trình phân ly chịu tác động bất lợi nên khả năng giải phóng dược
chất giảm đi. Vì thế cần lưu ý nồng độ CDH thêm vào để hạn chế ảnh hưởng bất
lợi này [29].
- Năm 1997, Regdon so sánh SKD của trimethoprim theo các đường đưa
thuốc khác nhau. Kết quả cho thấy: SKD của thuốc uống thấp hơn (38,89%) so
với thuốc đưa theo đường trực tràng (63,82%). Thuốc đạn được chế với thành
phần tá dược có Witepsol W35 + 10% polysorbat 60 hoặc Witepsol W35 + 10%

polysorbat 20 + 10% polysorbat 61 cho kết quả tốt nhất. Các Tween với tỷ lệ
thích hợp có thể cải thiện tính thấm ướt và khả năng hấp thu dược chất [38],
- Với mục đích làm tăng tính thấm qua các màng sinh học và đặc biệt là qua
da của catechin, Jia-You Fang và cộng sự kết hợp liposom với các CDH anion
như acid deoxycholic, dicetyl phosphat và 15% ethanol. Kết quả cho thấy: hỗn
hợp chứa liposom làm tăng tính thấm qua da của catechin lên 5-6 lần so với chất
chuẩn. Trong đó tính linh động của hai lớp được coi là yếu tố quan trọng nhất
làm tăng hiệu quả của liposom. Dạng (-)Epigallocatechin-3-gallat là đồng phân
có tỷ lệ tạo màng và tích luỹ ở da cao nhất trong tất cả các catechin đã thử
nghiệm. Như vậy, việc tìm ra hệ liposom với các đặc tính linh hoạt có thể làm
tăng tính thấm qua da của catechin [30].
1.2.4. Một sô hướng nghiên cứu cải thiện độ hoà tan, sinh khả dụng
- Để cải thiên sinh khả dụng theo đường trực tràng của thuốc đạn ibuprofen,
Han-Gon Choi nghiên cứu ảnh hưởng của menthol và poloxamer 188 trên cơ sở
tạo thành hỗn hợp eutecti giữa menthol và ibuprofen
+ Khi không có mặt poloxamer, độ tan của ibuprofen tăng khi tăng tỷ
lệ (menthol ; ibuprofen) từ (0 : 10) đến (4 : 6). Hỗn hợp eutecti được tạo thành
khi tỷ lệ menthol: ibuprof en là 4: 6
+ Khi có mặt poloxamer, độ tan của ibuprofen đột ngột tăng ở các tỷ lệ
(menthol : ibuprofen) tương tự như trên. Khi nồng độ poloxamer tăng lên đến
15%, với tỷ lệ menthol/ ibuprofen là 1:9 độ tan của ibuprofen là lớn nhất
(l,2mg/ml).
Như vậy dạng gel poloxamer có ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược
chất thuốc đạn; nồng độ trong huyết tương, c„,ax và AUC của ibuprofen từ dạng
này đều cao hơn so với dạng thuốc đạn rắn. Điều này có thể do dược chất từ dạng
gel poloxamer được hấp thu tốt hơn so với dạng thuốc rắn. Ngoài cải thiện độ tan
của ibuprofen, dạng gel poloxamer còn dễ đặt vào trực tràng và an toàn hơn khi
sử dụng. Các gel thường dùng trong bào chế thuốc đạn là cremophor, gel
methylcellulose, gel Eudispert [27].
- E.l. Taha và cộng sự nghiên cứu đánh giá SKD của dạng thuốc đạn chứa

salbutamol Sulfat trên người tình nguyện, kết quả cho thấy; dạng thuốc đạn sử
dụng tá dược Suppocire chứa 6 % Eudispert hoặc Witepsol W25 chứa 3%
methylcellulose có SKD cao hơn so với dạng viên nén. Vì lí do này, salbutamol
sulfate dạng đặt trực tràng được sử dụng cho những bệnh nhân không thích hợp
với dạng thuốc uống. Như vậy, các polymer gel là một hưófng ứng dụng trong cải
thiện SKD của dược chất ít tan [20].
- Với mục đích tạo ra dạng thuốc đạn quinin hydroclorit cho trẻ em, A.A.
Koffi và cộng sự đã sử dụng hệ 3 thành phần poloxamer 407- một polymer nhạy
cảm với nhiệt, hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) và propanediol-1,2. Tiếp
đó, ông nghiên cứu tính chất lưu biến và khả năng bám dính vào màng nhầy sinh
học của hệ tạo thành. Khả năng dính vào màng nhầy sinh học của hệ
poloxamer/HPMC/propanediol-1,2 có liên quan đến đặc tính đàn hồi của chúng.
Kết quả cho thấy: chỉ những hệ với tỷ lệ 16/0.5/30; 16/1/30; 17/0.5/30 mới thoả
mãn yêu cầu về tác dụng và đảm bảo độc tính. Vì thế, dạng thuốc đạn quinin
hydroclorit chứa poloxamer/HPMC/propanediol-1,2 ở 3 tỷ lệ trên là dạng chế
phẩm phù hợp trong điều trị sốt rét cấp tính ở trẻ em [15].
- Để kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất từ thuốc dạng thuốc đạn chứa
morphin, Toshihito và cộng sự đã sử dụng dạng ester của polyglycerol và acid
béo - điển hình là decaglycerol heptabehenate (HB 750) trên nền tá dược
Witepsol H15. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tốc độ giải phóng dược chất không
thay đổi, nồng độ của morphin trong huyết tưcfng không tăng nhanh trong thời
gian đầu nhưng duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Ngoài ra, thời gian lun
của morphin kéo dài hơn nhưng không làm ảnh hưởng đến SKD của dạng thuốc.
Rõ ràng rằng, việc kết hợp 15-17% HB 750 với Witepsol có hiệu quả đối với
dạng thuốc đạn giải phóng kéo dài của morphin [44].
- Amal El-Kamel và Mona El-Khatib đã bào chế thuốc đạn Carbamazepin
(CBZ) dưới dạng gel lỏng. Dạng đường uống của CBZ có SKD thấp do bị chuyển
hoá lần đầu qua gan. Vì thế, dạng thuốc đạn có ưu thế hơn do tránh được ảnh
hưởng này. Các tác giả đã thu được kết quả như sau; hỗn hợp poloxamer 407-
methylcellulose-carbopol (20:1: 0,5) là dạng tá dược lỏng thích hợp nhất cả về độ

ổn định và lực kết dính của gel. Sinh khả dụng của CBZ dưới dạng này cao hơn
hẳn so với dạng hỗn dịch (đạt 97,7%). Đặc biệt, dạng thuốc đạn này còn an toàn
cho bệnh nhân trong cơn động kinh- khi dạng thuốc uống không còn phù hợp,
nhất là đối với trẻ em [16].
- Để duy trì giải phóng dược chất một cách ổn định, Nazan Bergi^adi và
cộng sự sử dụng indomethacin (IND) dưới dạng vi cầu. Đầu tiên, vi cầu IND
được chế tạo bằng cách bốc hơi dung môi, ethyl cellulose (EC) được sử dụng như
một polyme để kiểm soát giải phóng dược chất. Với tỷ lệ IND : EC (1:1), khả
năng nổi của IND lóti nhất. Mặt khác, khi tăng tốc độ khuấy sẽ làm giảm kích
thước các tiểu phân tạo thành.Tiếp đó, ông sử dụng hỗn hợp tá dược PEG
(400:1500:4000) và Witepsol H15 để tạo thuốc đạn giải phóng kéo dài của vi cầu
IND. Kết quả nghiên cứu cho thấy: dạng thuốc đạn này có thể duy trì tác dụng
trong 8 giờ [34].
- Insulin là một polypeptid dễ bị phân huỷ dưới tác dụ ở dạ dày-ruột; do đó
không thể sử dụng được dưới dạng uống như các chế phẩm thông thường.
Zelihagul Degim và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của đưòỉng trực tràng và âm
đạo đối với dạng insulin gel, trong đó chitosan (CH) được sử dụng như một chất
mang- có khả năng kéo dài giải phóng insulin. Kết quả cho thấy; hiệu quả làm
giảm đường huyết tốt nhất đối với công thức insulin- CH-gel chứa 5% dimethyl-
ị3-cyclodextrin (DM-P-CD). Như vậy, insulin có thể thấm qua màng trực tràng và
âm đạo từ dạng CH-gel, đồng thời DM-Ị3-CD là tác nhân làm tăng khả năng thấm
của insulin qua các màng này [49].
- Việc kết hợp các polyamin như spermin hay spermidin (lOmM) với acid
mật (sodium taurocholat-25mM) có thể cải thiện mạnh mẽ sự hấp thu của
rebamipin- một chất thuộc nhóm thứ IV theo phân loại sinh dược học. Toshikiro
và cộng sự còn cho rằng: Spermin có khả năng làm tăng hấp thu tốt hơn so với
spermidin; đồng thời việc kết hợp các polyamin với acid mật làm tăng hiệu quả
so với sử dụng acid mật đơn thuần. Nghiên cứu trên các mô bệnh học không thấy
có bất kì một sự thay đổi nào sau khi uống thuốc 1,5 và 8 giờ. Việc sử dụng kết
hợp spermin với sodium taurocholat còn mở ra triển vọng mới cho dạng thuốc

uống an toàn, cải thiện khả năng hấp thu qua ruột của các chất hấp thu kém [45],
Như vậy, cố rất nhiều hướng nghiên cứu để cải thiện khả năng hoà tan, khả
năng hấp thu và SKD của dược chất từ thuốc đạn, cố thể tạo hỗn hợp eutecti,
cũng có thể theo hướng tạo các gel poloxamer, tạo HPTR với dimethyl-ß-
cyclodextrin hoặc sử dụng các acid mật làm tăng hấp thu dược chất Tuỳ thuộc
vào đặc tính dược chất và các chất phụ thêm vào, chúng ta có thể ứng dụng một
trong các hướng trên thu được kết quả khả quan.
1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ứ u VỂ DẠNG THUỐC ĐẠN
VÀ FUROSEMID
1.3.1. Các công trình nghiên cứu về dạng thuốc đạn
- Nguyễn Thị Hà [7] nghiên cứu ứng dụng HPTR của artemether vào dạng
thuốc đạn. Tác giả nhận thấy: thuốc đạn artemether chế với tá dược PEG 1500 +
PEG 4000 (95 : 5) với đồng chất mang Cremophor 10% có tỷ lệ dược chất giải
phóng cao nhất (98,2%).
- Nguyễn Phú Bình [6] nghiên cứu xây dựng công thức thuốc đạn
trỉmethoprim, kết quả cho thấy: thuốc đạn chế với tá dược PEG 1500 + PEG
4000 (95 ; 5) và Cremophor 1% Cremophor có tỷ lệ dược chất giải phóng cao
nhất (46,1%).
- Quách Ngọc Vinh [14] nghiên cứu xây dựng công thức thuốc đạn quìnỉn
với hộ tá dược PEG 400 + PEG 4000 (3:7) kết hợp với 2% Tween 40 có khả năng
giải phóng dược chất cao nhất (80,7%) sau 4 giờ.
- Vũ Thị Thu Trang [13] sử dụng hỗn hợp tá dược PEG 400 + PEG 4000 với
tỷ lệ (20:80) kết hợp với 3% gel HPMC, tỷ lệ sabutamol giải phóng tốt nhất
(88%) trong các công thức đã lựa chọn
- Nguyễn Thị Huyền [10] nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược đến khả năng
giải phóng ibuprofen từ dạng thuốc đạn chế với tá dược béo và tá dược thân
nước. Thứ tự ảnh hưởng như sau: (PEG 400 + PEG 4000) (20:80) > (PEG1500 +
PEG 4000) (95:5) > Bơ ca cao > Suppocire. Tác giả tiếp tục nghiên cứu ảnh
hưởng của một số CDH và nhận thấy: Khi sử dụng các chất diện hoạt với tỷ lệ
1% đến 5%, mức độ và tốc độ giải phóng ibuprofen từ dạng thuốc đạn tăng, lớn

nhất ở nồng độ 5%. Nếu tăng nồng độ CDH lên 7%, mức độ và tốc độ giải phóng
dược chất giảm. Thứ tự ảnh hưởng của các CDH như sau: Cremophor EL >
Tween 20 > Tween 40 > Tween 80 > Tween60 > Spans 80.
1.3.2. Một số công trình nghiên cứu về furosemid:
4 Liên quan giữa cấu trúc- khả năng hoà tan và một sô đặc tính của
furosemid
- Năm 2000, trong các công trình nghiên cứu về furosemid, H. Beyers và
cộng sự đã xác định mối liên quan giữa cấu trúc hoá học và độ tan của
furosemid. Các tác giả thấy rằng: nguyên nhân làm cho furosemid có độ tan
trong nước thấp là do các liên kết nội phân tử (giữa nhóm carboxylic và nhóm
amin) và các liên kết giữa các phân tử furosemid liền kề (liên kết hydro giữa các
nhóm sulfamoyl). Khi các liên kết này bị phá vỡ, sản phẩm tạo thành sẽ có độ tan
tăng lên. Độ tan của saluamin cao hơn furosemid 30 lần [26].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm cải thiện độ tan, độ
hoà tan và SKD của furosemid;
- István Bros và cộng sự (2002) nghiên cứu in vitro và in vivo thuốc đạn
furosemid. Các tác giả tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 7 tá dược thuốc đạn
và 3 CDH với các nồng độ 1, 3, 5 và 10%. Kết quả nghiên cứu; Witepsol H15,
Suppocire AS
2X, Massa Estarinum B làm tăng giải phóng furosemid ra khỏi tá
dược thuốc đạn.
Witepsol H I5 được lựa chọn làm tá dược thuốc đạn furosemid và tiếp tục thêm
các CDH. Với nồng độ 1%, Cremophor RH60 làm tăng đáng kể mức độ và tốc
độ giải phóng thuốc, ở nồng độ cao hơn, các CDH có tác dụng ngược lại, có thể
do sự tạo thành cấu trúc micell của các phân tử CDH, giam giữ các tiểu phân
dược chất làm cho chúng không qua được màng [23].
Nhóm tác giả này còn nghiên cứu sử dụng CDH solutol và Cremophor .
Trong môi trường nước, nồng độ 3% các CDH làm tăng SKD, tuy nhiên khi tăng
pH môi trường (sử dụng hệ đệm phosphat pH 7,5) thì ở nồng độ 1% các CDH
này cũng làm tăng đáng kể mức độ giải phóng thuốc [2 2],

- F. A Shihab và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của PEG tới độ tan của
furosemid thấy rằng: PEG làm tăng độ tan của furosemid; khi khối lượng phân tử
PEG tăng, độ tan của furosemid cũng tăng lên [24].
Như vậy, để cải thiện độ tan, độ hoà tan và SKD của furosemid, việc lựa
chọn tá dược và CDH với tỷ lệ thích hợp rất quan trọng.
♦ Chế tạo HPTR của furosemid để cải thiện độ tan
Như đã đề cập ở trên: Furosemid là dược chất có tính thấm và độ tan kém.
Để làm tăng khả năng giải phóng của thuốc cần cải thiện hai đặc tính này. Một
trong những biện pháp cải thiện độ tan của dược chất ít tan là chế tạo hệ phân tán
rắn. Đây là một hệ pha rắn trong đó một hay nhiều dược chất phân tán trong một
hay nhiều chất mang hoặc cốt trơ về mặt dược lý, được điều chế bằng phương
pháp thích hợp [8,9].
Cơ chế làm tăng độ tan, tốc độ tan của dược chất ít tan từ HPTR:
HPTR làm tăng độ tan, tốc độ tan của dược chất ít tan là do:
- Giảm kích thước tiểu phân dược chất trong hỗn hợp eutecti
- Thay đổi trạng thái kết tinh của dược chất hoặc chuyển từ dạng kết tinh
chất sang trạng thái vô định hình dễ tan hơn.
- Thay đổi và tăng tính thấm của dược chất với môi trường hoà tan do sự có
mặt của chất mang thân nước, đặc biệt là khi có mặt chất diện hoạt
- Làm giảm năng lượng của sự hoà tan
- Do tạo phức dễ tan [8,9].
Các phương pháp chê tạo HPTR
- Phương pháp đun chảy
- Phương pháp dung môi
- Phương pháp nghiền
- Phương pháp dung môi kết hợp với phương pháp đun chảy
Một số chất mang sử dụng trong HPTR
Đã có trên 30 chất được nghiên cứu làm chất mang trong điều chế HPTR
của các dược chất ít tan. Các polyme thân nước được sử ngày càng nhiều do
polyme có cấu trúc phân tử lớn dễ bao trọn dược chất bên trong cấu trúc mạng

của chất mang giữ cho hệ ổn định hơn .
Thông thường trong chế tạo HPTR, người ta thường dùng một số chất mang
như: PEG, PVP, cyclodextrin, ure, các dẫn xuất bán tổng hợp của cellulose,
polyacrylat và polymethacrylat, acid succinic
Ngoài ra, một số chất mang khác cũng đã được nghiên cứu sử dụng như:
PVA (alcol polyvinic), PVP_CL (crosspovidon), PVP-PVA (polyvinylpyưolidon
- polyvinylacetat copolymer) [28].
Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng HPTR
- Ponprapa nghiên cứu HPTR của furosemid với các chất mang: Manitol,
PVP- K30, PEG 6000, ure chế tạo bằng phưcmg pháp đun chảy và phương pháp
dung môi. Tác giả nhận thấy các chất trên đều làm tăng độ tan của furosemid.
Ngoài ra, các chất này còn ảnh hưởng tới các yếu tố như: giảm kích thước tiểu
phân, tăng khả năng thấm nước, giảm sự liên kết, kết tụ của các tiểu phân dược
chất cũng góp phần làm tăng độ hoà tan của furosemid [35].
- Valentina và cộng sự đã chứng minh PVP làm tăng độ tan, tốc độ hoà tan
của furosemid lên nhiều lần. Các tác giả chế tạo HPTR của furosemid với PVP
bằng phương pháp dung môi ở tỷ lệ 1:3 và 1:5, kết quả cho thấy độ tan của
furosemid tăng lên tương ứng 15,20 lần. Kiểm tra tính chất của HPTR trên bằng
các phương pháp: nhiễu xạ tia X, phân tích nhiệt vi sai, các tác giả thấy rằng
furosemid tồn tại ở trạng thái vô định hình. Điều này cho phép giải thích kết quả
làm tăng độ tan và tốc độ hoà tan của furosemid trong hệ [46].
- Nguyễn Thị Thu Trang [12] tiến hành nghiên cứu đánh giá độ hoà tan của
furosemid trong HPTR với một số chất mang nhận thấy; PEG 4000, PEG 6000,
PVP và HP-ß- cyd đều làm tăng độ hoà tan của furosemid. Ttong đó HP-ß cyd
và PVP là hai chất mang có ảnh hưởng mạnh nhất tới mức độ và tốc độ hoà tan
của furosemid.
+ Phân tích HPTR bằng pp nhiễu xạ tia X cho thấy: furosemid nguyên
liệu tồn tại ở trạng thái tinh thể, ngược lại, furosemid trong HPTR với PVP tỷ lệ
1:5 tồn tại hoàn toàn ở trạng thái vô định hình. Kết quả này phần nào đã giải
thích độ hòa tan của furosemid tăng lên khi có mặt PVP.

+ Phổ hồng ngoại cho thấy: trong HPTR furosemid/PVP (1:5) có sự
tương tác giữa các nhóm chức của phân tử furosemid với PVP.
- Nghiên cứu HPTR của furosemid/TPGS (D-a-tocopheryl polyethylen
glycol 1000 succinat), Sang- Chui và Jin nhận thấy độ tan và tốc độ hoà tan của
furosemid trong HPTR lớn hơn so với nguyên liệu. Trong HPTR, furosemid tồn
tại ở trạng thái vô định hình và có sự tương tác giữa nhóm chức của furosemid
với TPGS, sự biến đổi tính chất lí hoá của furosemid, phân tử furosemid được
phân tán trong TPGS. Điều này giải thích độ tan và tỷ lệ hoà tan của furosemid
tăng ở trong HPTR [40].
- Wenzhan và cộng sự đã nghiên cứu độ tan của furosemid với sự có mặt
của 4-sulphonic calix[n] aren. Các tác giả thấy rằng kích thước phân tử của 4-
sulphonic calix[n] aren và nồng độ của calix[n] aren ảnh hưởng tới độ tan của
furosemid. Độ tan của furosemid tăng lên được giải thích tương tự như khi
furosemid tạo hợp chất với cyclodextrin; đó là do sự hợp nhất của phân tử
furosemid vào khung của calix[n] aren. Sự tương tác này có thể làm giảm độ
phân cực bề mặt và kết quả làm tăng độ tan của dược chất [48].
- Phương pháp đông khô được R.M. Amin Kreaz và cộng sự sử dụng để tạo
phức hợp của furosemid với 3 dẫn xuất của ß-cyclodextrin có khối lượng phân tử
khác nhau. Mục đích của thí nghiệm là làm tăng độ tan, tốc độ hoà tan của
furosemid; đồng thời cũng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp này
trên các thông số khác nhau của phức hợp như việc thêm các CDH sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến hoạt tính của ß-cyclodextrin. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
việc có mặt ß- cyclodextrin làm tăng đáng kể độ tan, tốc độ hoà tan của
furosemid. Phân tích bằng nhiễu xạ tia X cũng khẳng định có sự tương tác giữa
dược chất-tá dược. Ngoài ra phân tích nhiệt vi sai còn chứng minh sự tồn tại và
độ ổn định về mặt nhiệt học của dạng phức hợp này. Các dẫn xuất khác nhau của
ß-cyclodextrin còn mở ra triển vọng trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp
đối với các chế phẩm dạng uống của furosemid [37].
- Cũng với mục đích chung làm tăng tốc độ hoà tan của furosemid, Sang-
Chul Shin và cộng sự đã sử dụng phương pháp đồng kết tủa hoặc nghiền trộn

furosemid với crospovidon. Kết quả cho thấy rằng: tốc độ hoà tan furosemid tăng
lên đáng kể. Phân tích nhiễu xạ tia X, phổ IR, DTA và TGA chỉ ra - trong hỗn
hợp đồng kết tủa hoặc nghiền trộn, furosemid xen vào giữa các khung cấu trúc
của crospovidone, có sự tương tác giữa các nhóm chức từ đó làm thay đổi đặc
tính nhiệt học. Điều này góp phần giải thích việc làm tăng tốc độ hoà tan của
furosemid . Khác với dạng kết tinh tồn tại trong furosemid nguyên liệu hoặc
furosemid trong HHVL; furosemid tồn tại trong hỗn hợp nghiền trộn hoặc đồng
kết tủa không phải là dạng kết tinh thậm chí khi bảo quản ở nhiệt độ phòng trong
thời gian 1 năm. Tóm lại, đây là một phưomg pháp có triển vọng trong việc cải
thiện tốc độ hoà tan của các dược chất ít tan [41].
- Có tác giả cho rằng, sở dĩ SKD theo đường uống của furosemid thấp là do
sự có mặt của một lỗ hổng sinh học ở phía trên đưòng dạ dày — ruột. Nếu dạng
thuốc uống được lưu lại lâu trong dạ dày và quá trình giải phóng thuốc ở phía
trên vị trí hấp thu là chậm, có thể làm tăng SKD và giảm tác dụng phụ của thuốc.
Để làm tăng thời gian lưu cần đưa thuốc vào dạng hệ bao- hệ có khả năng nổi
trên các thành phần có trong dạ dày. Trên cơ sở đó, Valentina và cộng sự đã ứng
dụng HPTR furosemid (1:5) vào nhân bao và màng bao. Hệ được thiết kế theo
phương pháp này vừa có khả năng nổi trong dạ dày, vừa có mô hình giải phóng
thuốc phù hợp nên có thể làm tăng SKD của furosemid [46].
- Chris Doherty và Peter York nghiên cứu độ ổn định HPTR của furosemid
với PVP trong điều kiện bảo quản: 45”c, độ ẩm 45% theo dõi trong 12 tháng
nhận thấy: HPTR ổn định về mặt hoá học, trạng thái vô định hình vẫn như cũ, tốc
độ hoà tan không thay đổi [19].
Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy: việc ứng dụng HPTR để cải
thiện độ tan của furosemid có kết quả khả quan, cố thể ứng dụng trong dạng
thuốc đạn chứa furosemid.
PHẦN II; THỰC NGHIỆM VÀ KẾTQUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 1: Một sô nguyên liệu dùng trong nghiên cứu

STT
Tên nguyên liệu
Nguồn gốc Tiêu chuẩn
1
Furosemid
An Độ
BP 2003
2
Polyethylen glycol 400, 1500,
4000,6000
Hãng Merck
Đức
BP2003
3 Polyvinyl pyrolidon (PVP)
Trung Quốc
BP 2003
4
Hydroxypropyl-ß-cylodextrin
(HP-ß-cyd)
Hãng
Roquett
Nhà sản xuất
5 Tween 20, 40, 60, 80
Nhật
BP 2003
6
Span 80, Benzalkonium clorid
Mỹ
ƯSP 26
7 Cremophor EL

Nhật
BP 2003
8
Natri laurylsulphat
Malaysia
USP26
9
Natri deoxycholat
Trung Quốc
TKHH
10
Acid oleic
Nhật
ƯSP26
11
NaOH, KH2PO4, methanol
Trung Quốc
TKHH
12
Dimethyl formamid (DMF)
Hãng DBH
TKHH
2.1.2. Máy và thiết bị
- Khuôn đạn 2g (Hungari).
- Máy đo quang phổ tử ngoại He^-ios-y (Anh)
- Máy thử độ hoà tan Erweka- DT (Đức)
- Máy khuấy từ Kika-Werke (Đức)
- Máy đo pH Mettler Toledo GMbH
- Thiết bị thử độ rã
- Nồi đun cách thuỷ Buchi (Thụy Sĩ)

- Màng bán thấm celophan (Tiệp)
- Cân phân tích, cân kĩ thuật
- Dụng cụ sứ: bát sứ, cối, chày
- Dụng cụ thuỷ tinh: cốc, ống đong, bình định mức
2.1.3. Nội dung thực nghiệm
- Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ furosemid
và mật độ quang.
- Xây dựng công thức: dựa trên các kết quả nghiên cứu về HPTR của
íurosemid [12], sử dụng PEG làm tá dược thuốc đạn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của acid oleic, natri deoxycholat, một số chất diện
hoạt tới khả năng giải phóng dược chất ra khỏi dạng thuốc đạn
- Đánh giá chất lượng thuốc đạn thực nghiệm dựa trên các chỉ tiêu: cảm
quan, độ rã, độ đồng đều khối lượng, độ hoà tan.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho chế phẩm nghiên cứu
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm
2.1.4.1. Bào chê thuốc đạn theo phương pháp đun chảy đổ khuôn
Sử dụng khuôn đạn 2g, tính hệ số thay thế của dược chất với tá dược [1],
khối lượng trung bình của một viên khoảng 2,6g (với tá dược PEG) sau đó tiến
hành điều chế thuốc đạn theo các bước sau:
- Bôi trơn khuôn: Thuốc đạn sử dụng tá dược thân nước (PEG) nên sử dụng
dầu paraíin để bôi trorn khuôn
- Cân dược chất, tá dược, CDH theo công thức
- Đun chảy cách thuỷ tá dược, thêm CDH (nếu có). Cho furosemid vào hỗn
hợp trên, khuấy trộn đều, để nguội đến gần nhiệt độ đông đặc thì đổ khuôn.
- Sau khi đổ, để khuôn ở nhiệt độ 5-10'’C cho đông rắn, cắt phần thuốc thừa,
tháo khuôn lấy viên thuốc
2.1.4.2. Chê tạo HPTR của furosemid
Hệ phân tán rắn của íurosemid với các chất mang PEG, PVP, HP-P-cyd có
tỷ lệ dược chất - chất mang đã chọn theo các phưoỉng pháp sau;
* Phương pháp đun chảy: áp dụng cho chất mang PEG do có ưu điểm

nhiệt độ nóng chảy thấp (T^’ nc của PEG 4000 = 50-58° c, T” nc của PEG 6000 =
55-63" C)
- Cân íurosemid và chất mang theo tỷ lệ đã chọn
- Đun chảy PEG trên nồi cách thuỷ cho nóng chảy hoàn toàn, thêm
íurosemid vào, khuấy liên tục cho đến khi íurosemid tan hết, thu được dung dịch
trong suốt
- Làm lạnh bằng nước đá, đồng thời khuấy trộn đến khi hỗn hợp đông đặc
trở lại, để ổn định và làm khô trong bình hút ẩm
* Phương pháp dung môi;
Áp dụng cho chất mang PVP, HP-|3-cyd do chúng có tính tan tốt trong dung
môi (ethanol, methanol) và có nhiệt độ nóng chảy cao (T*’ nc của PVP = 150‘*C)
- Cân íurosemid và chất mang theo tỷ lệ đã chọn
- Hoà tan dược chất và chất mang vào một lượng tối thiểu metanol (khoảng
5 ml dung môi cho Ig íurosemid)
- Bốc hơi dung môi trên nồi cách thuỷ, khuấy liên tục cho đến khi thu được
một khối dẻo
- Để hệ ổn định và làm khô trong bình hút ẩm
- Sau 24h, đem nghiền nhỏ, rây qua rây 315
2.1.4.3. Phương pháp xác định độ đồng đều khối lượng
Cân 20 viên thuốc, tính khối lượng trung bình của một viên, cân riêng khối
lượng từng viên. Cho phép không quá 2 viên có khối lượng chênh lệch 5% so với
khối lượng trung bình và không có viên nào chênh lệch 10% so với khối lượng
trung bình của một viên [4]
2.1.4.4. Phưoíng pháp thử độ rã thuốc đạn
Tiến hành theo chuyên luận “Phép thử độ rã của thuốc đạn và thuốc trứng”
(phụ lục 8 5 - DĐVNIII)
Qui định: Thời gian rã của thuốc đạn chế với tá dược béo phải nhỏ hơn 30 phút,
với tá dược thân nước phải nhỏ hơn 60 phút.

×