Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

nghiên cứu quản trị xuất nhập khẩu và thực trạng xuất khẩu nông sản ở việt nam 5 tháng đầu năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.04 KB, 30 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN Ở VIỆT NAM 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2015
GVHD : PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Lớp : HUI- BBA7A
Sinh viên : Bùi Huy Phương
MSSV : 11212931
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN Ở VIỆT NAM 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2015
GVHD : PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Lớp : HUI- BBA7A
Sinh viên : Bùi Huy Phương
MSSV : 11212931
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh, nơi đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được theo học trong suốt thời gian vừa qua. Qua quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu Quản trị xuất nhập khẩu và thực trạng xuất
khẩu nông sản ở Việt Nam 5 tháng đầu năm 2015”, tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía
nhà trường, đặc biệt là từ phía PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn - giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện chuyên đề này và Th.S Lê Thúy Kiều giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Quản Trị


Xuất Nhập khẩu, đã cung cấp cho tôi những bài học làm nền móng cho những nghiên cứu sau
này.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

























MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế thế giới đang vận hành theo xu hướng toàn cầu
hóa, thương mại quốc tế là hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia. Vì vậy
mà hoạt động xuất nhập khẩu trở thành cầu nối kinh tế giữa các quốc gia với
nhau. Điều này giúp các quốc gia có thể phát huy được những thế mạnh của
mình cũng như điều tiết được nguồn ngoại tệ trong nước. Ở Việt Nam, xuất
khẩu nông sản vẫn duy trì được vị thế của mình trong những năm gần đây, là
một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế. Để xuất
khẩu nông sản phát triển hơn nữa thì cần có những nhận định đúng đắn từ đó
đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng cũng như đạt
được những mục tiêu nhất định mà nhà nước đã đề ra. Đó cũng là lý do tôi
chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cho ngành xuất khẩu nông sản của Việt
Nam” để nghiên cứu và làm chuyên đề môn học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bổ sung thêm lượng kiến thức mới, cũng như đi sâu hơn về môn học.
Nghiên cứu tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong 5 tháng
đầu năm 2015.
Đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt
động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Chuyên Đề Môn Học 6
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu nông sản 5 tháng đầu năm 2015.
Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông
sản.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu được thu thập trong 5 tháng
đầu năm 2015.
Về không gian: nghiên cứu những khái niệm liên quan và nghiên cứu

tình hình xuất khẩu nông sản từ đó phát hiện được những vấn đề nảy sinh để
đưa ra những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản trong
thời gian kế tiếp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân chia cái toàn thể, phức tạp
thành những yếu tố cấu thành đơn giản hơn, nhận thức được một cách sâu sắc
từng góc cạnh các vấn đề. Tổng hợp nhằm thống nhất lại các bộ phận, các yếu
tố nhằm nhận thức sự vật hiện tượng trong tính tổng thể, tổng hợp các tài liệu
từ báo internet…
Phương pháp logic giúp cho việc trình bày ý tưởng một cách thống nhất,
rành mạch rõ ràng. Tìm hiểu, nghiên cứu có gì tiến bộ và còn chỗ nào hạn chế.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương
Chuyên Đề Môn Học 7
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về môn Quản trị Xuất Nhập Khẩu
Chương 2: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông sản tại
Việt Nam
Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất Nhập Khẩu
Chuyên Đề Môn Học 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT
NHẬP KHẨU
1.1 Kiến thức cơ bản
1.1.1 Khái niệm
Theo điều 28, Luật Thương Mại (2005)
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc
từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định

của pháp luật.
Ngoại thương (hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ
giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu và các hoạt động gia công với
nước ngoài. Ngoại thương giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế đối ngoại.
Kim ngạch xuất khẩu là quy định của một nước về tổng số tiền cao nhất của một loại hàng
hóa được xuất khẩu ra nước ngoài.
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một loại hàng
hóa nhập khẩu vào nước đó.
Quản trị xuất nhập khẩu là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các nhà quản trị tổ chức mọi
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nói một cách cụ thể hơn, quản trị xuất nhập khẩu là tổng
hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong một
đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Thực
Chuyên Đề Môn Học 9
chất của hoạt động quản trị xuất nhập khẩu là quản trị các hoạt động của con người và thông qua
đó quản trị mọi yếu tố khác liên quan đến toàn bộ quá trình kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của
doanh nghiệp với mục tiêu là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả trong điều kiện
môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
1.1.2 Vai trò
- Vai trò của Nhập khẩu:
Có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất,
và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện
các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của đất nước.
Kim ngạch nhập khẩu của một nước tăng lên, có thể mở rộng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu
xây dựng, sản xuất trong nước, nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng lên quá nhiều, có thể làm giảm
thu nhập quốc dân, hạn chế nhu cầu tiêu dùng trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách nhập khẩu của Việt Nam là ưu tiên
nhập khẩu thiết bị, công nghệ tiên tiến, vật tư để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, đúng mức, có
hiệu quả.

- Vai trò của Xuất khẩu:
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn
vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các
nguồn: Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có
thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Chuyên Đề Môn Học 10
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm
gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những
ngành liên quan khác.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế
phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng
lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu
làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội
địa.
Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản
xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất
khẩu.
1.1.3 Hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Để hoạch định những chiến lược và kế hoạch kinh doanh tốt, đạt hiệu quả cao, giúp các
doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương hoạt động hiệu quả, cần có thông tin đầy đủ và chính xác,
nắm vững được những kỹ thuật phân tích, xác định định những yếu tố bên trong và bên ngoài của
doanh nghiệp, sử dụng thành thạo các mô hình SWOT, SPACE…
Kết hợp những điểm mạnh và đưa ra chiến lược đúng đắn và xây dựng kế hoạch kinh
doanh đạt hiệu quả.
1.2 Các điều kiện Thương Mại Quốc Tế (INCOTERMS)
Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc Tế (ICC) phát hành để giải thích các

điều kiện thương mại quốc tế. Khi được chọn, tạo thành một điều khoản của hợp đồng mua bán
quy định vấn đề chuyên chở hàng hóa và thông quan xuất nhập khẩu.
Chuyên Đề Môn Học 11
Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thích những điều kiện
thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi
phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua.
Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterms, và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1
năm 2011. Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ
trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP. 11 điều
kiện Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:
- Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
o EXW: Giao tại xưởng.
o FCA: Giao cho người chuyên chở.
o CPT: Cước phí trả tới.
o CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới.
o DAT: Giao tại bến.
o DAP: Giao tại nơi đến.
o DDP: Giao hàng đã nộp thuế.
- Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:
o FAS: Giao dọc mạn tàu.
o FOB: Giao lên tàu.
o CFR: Tiền hàng và cước phí.
o CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.
Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức
vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải.
Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng
khi hoàn toàn không có vận tải biển. Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một
phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển.
Nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng
biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm

này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan
can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi
chúng đã được “xếp lên tàu”.
Chuyên Đề Môn Học 12
1.3 Các phương thức thanh toán chủ yếu
- Trả tiền mặt (In Cash)
Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc chấp
nhận đơn đặt hàng của người mua.
- Phương thức ghi sổ (Open Account)
Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua, sau
khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định
người mua sẽ trả tiền cho người bán.
- Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade)
Nghiệp vụ Barter là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử dụng tiền trong thanh toán.
Nghiệp vụ song phương xuất nhập cũng là hoạt động mua bán đối lưu nhưng có thể sử
dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán.
Nghiệp vụ Buy-Back là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn.
Trong đó, một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại sản phẩm do bên kia sử dụng
máy móc đó làm ra.
- Phương thức nhờ thu (Collection)
Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát
hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.
- Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển
tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
- Phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD)
Chuyên Đề Môn Học 13
Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín
thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo

yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân
hàng để nhận tiền thanh toán.
- Phương thức tín dụng chứng từ (Doccumentary Credits)
Là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ
trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát
trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh
toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
- Thư tín dụng (Letter Of Credits)
Thư tín dụng thương mại là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của
người nhập khẩu cam kết trả tiền cho người xuất khẩu một số tiền nhất định, trong một thời gian
nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá
thư đó.
1.4 Hợp đồng Ngoại Thương
1.4.1 Các bước thực hiện hợp xuất nhập khẩu
- Đối với hợp đồng xuất khẩu:
o Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước.
o Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán.
o Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu.
o Làm thủ tục hải quan.
o Thuê phương tiện vận tải.
o Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu.
o Lập bộ chứng từ thanh toán.
o Khiếu nại.
o Thanh lý hợp đồng.
- Đối với hợp đồng nhập khẩu:
o Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
o Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán.
o Thuê phương tiện vận tải.
o Mua bảo hiểm.
Chuyên Đề Môn Học 14

o Làm thủ tục hải quan.
o Nhận hàng.
o Kiểm tra hàng nhập khẩu.
o Khiếu nại.
o Thanh toán.
o Thanh lý hợp đồng.
1.4.2 Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người mua đòi người bán phải trả
số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng
giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải…
- Vận đơn đường biển (Bill Of Lading)
Là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng, nhằm xác nhận việc hàng hóa
đã được tiếp nhận để vận chuyển.
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
Là chứng từ do người/tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa
hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo
hiểm.
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate Of Quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa và chứng minh hàng hóa phù hợp với các
điều khoản của hợp đồng.
- Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate Of Quantity/Weight)
Là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng của hàng hóa.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương
mại, Bộ thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.
Chuyên Đề Môn Học 15
- Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh (Phytosanitory and Sanitary
Certificate)
Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận

hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại…
- Phiếu đóng gói (Packing List)
Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng
kiện hàng và toàn bộ lô hàng được giao.
Chuyên Đề Môn Học 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu tổng quan về ngành nông sản Việt Nam
Từ ngàn xưa Nông nghiệp đã là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.Từ sau năm 1975,
khi đất nước được giải phóng cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tuy nhiên
không còn là nước nông nghiệp thuần túy nữa mà Việt Nam đã trở thành một ngước Nông - Công
nghiệp. Giờ đây các sản phẩm trong nông nghiệp đã ngày một đa dạng hơn, phong phú hơn cả về
chủng loại, mẫu mã và ngày một hoàn thiện hơn về chất lượng. Từ một nền Nông Nghiệp nghèo
nàn lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nền kinh tế quốc dân, thì giờ đây
Nông Nghiệp Việt Nam đã không những cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho thị trường trong
nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài. Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước.
Chúng ta đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, hàng nông sản của chúng ta đã có
mặt ở 150 nước và nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn rất khó tính
như: EU, Mỹ và Nhật Bản. Thực tế đã chứng minh thời gian qua Việt Nam đã thành công đáng kể
trong việc nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường trên thế
giới. Tuy nhiên, để hàng nông sản thực sự có sức cạnh tranh trên những thị trường này lại là một
vấn đề không đơn giản. Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp luôn giữ vai trò
quan trọng và đã tạo thế ổn định cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, vào những thời điểm cam go nhất
của nền kinh tế, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đã thể hiện rõ vai trò là nền tảng và tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế.
Chuyên Đề Môn Học 17
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu ngành nông sản tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
2015
Nhóm hàng nông sản đạt 1.475,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,8%, giảm 15,2% so cùng

kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm 28,1% (lượng giảm 75,2%, giá tăng 190,2%); Cà phê
giảm 30% (lượng giảm 28,5%, giá bình quân tăng 2,1%). Trong bối cảnh xuất khẩu nông lâm sản
sang nhiều khu vực thị trường có dấu hiệu suy giảm thì tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản
sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á lại có một số điểm sáng. Đáng chú ý, là xuất khẩu gạo
sang các thị trường chính ở châu Phi có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian sắp tới,
xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, chè sang khu vực cũng tăng đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam sang một
số thị trường trọng điểm tại khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt 215,4 triệu USD tăng trưởng
+14,2% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng,
cụ thể: gạo đạt 57,82 triệu usd (+200%), hạt tiêu đạt 38,0 triệu USD (+39%), chè đạt 12,1
triệu USD (+59,2%), hạt điều đạt 7,5 triệu USD (+88%).
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2014 như: Cà phê đạt
20,9 triệu USD (-52,0%), rau quả đạt 2,1 triệu USD (-25,0%).
Cà phê: Xuất khẩu cà phê sang châu Phi, Tây Á, Nam Á cũng chỉ chiếm 4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Cà phê chủ yếu được xuất khẩu sang Ấn Độ (trong 2 tháng đầu năm
2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,8 triệu USD, giảm 14,3%, Algeria (kim ngạch đạt 5,1
triệu USD, giảm tới 78% so với cùng kỳ năm 2014, là hai nước có một số nhà rang xay cà phê
lớn. Trong khi một số thị trường tiềm năng như các nước Bắc Phi (Ma-rốc, Ai Cập, Libi) cũng có
những doanh nghiệp chế biến cà phê mạnh vẫn chưa được quan tâm khai thác đúng mức. Như
vậy, có thể nói xuất khẩu mặt hàng cà phê sang khu vực thị trường này gặp bất lợi hơn so với năm
trước.
Chuyên Đề Môn Học 18
Hạt tiêu: Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Châu Phi, Trung
Đông, Nam Á tăng trưởng mạnh. Cụ thể, sang Ai Cập đạt 4,3 triệu USD (+10,3%), sang Ấn Độ
đạt 15,9 triệu USD (+48,6%), sang UAE đạt 9,9 triệu USD (+110,6%), v.v Xuất khẩu hạt tiêu
sang khu vực thị trường này chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước. Dự báo
trong 2 quý cuối năm 2015, sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ có khả năng đạt thấp, vì vậy xuất khẩu
hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường này cũng như sang các nước khác trong khu vực sẽ tăng
trưởng mạnh.
Hạt điều: Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á không phải là địa bàn nhập khẩu hạt điều

trọng điểm của Việt Nam. Ngược lại, châu Phi là nơi cung cấp nguyên liệu điều thô cho các doanh
nghiệp chế biến trong nước, bên cạnh đó, Ấn Độ và một số nước Nam Á cũng là nhà xuất khẩu
hạt điều lớn. Trong khu vực, chỉ có UAE, I-xra-en, Nam Phi là nước nhập khẩu hạt điều từ Việt
Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang hai thị trường
nói trên trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt lần lượt 2,8 và 1,5 triệu USD. Gạo: Là nông sản xuất
khẩu chủ lực nhất của Việt Nam sang châu Phi, Tây Á khi chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuất
khẩu các loại nông lâm thủy sản sang khu vực này và chiếm tỉ trọng 26% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu gạo của cả nước. Năm tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang khu vực này tăng trưởng rất
cao, đặc biệt là một số thị trường nhập khẩu chính tại châu Phi đã quay lại nhập khẩu số lượng lớn
gạo của Việt Nam. Nếu công tác thị trường được quan tâm đúng mức, gạo Việt Nam bảo đảm
được chất lượng và giá cả cạnh tranh thì châu Phi và một số nước Tây Á sẽ là thị trường tiềm năng
đóng vai trò là nơi tiêu thụ gạo rất lớn cho Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ của người dân ở khu vực
này còn rất lớn. Đáng chú ý là hai thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà đang khôi phục việc nhập
khẩu gạo từ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gạo sang hai nước này đạt lần lượt là 30,1 và 22,3
triệu USD, đóng vai trò là những nước nhập khẩu gạo chủ chốt của Việt Nam trong khu vực.
Chuyên Đề Môn Học 19
Chè: Trong thời gian qua, chè của Việt Nam được chủ yếu xuất khẩu sang Pakistan, kim
ngạch đạt 10,1 triệu USD, chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu chè sang khu vực. Mặt khác,
tuy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chè sang cả khu vực này không cao nhưng cũng chiếm tới 46%
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Trong năm 2015, công tác xúc tiến thị
trường cần đẩy mạnh ở một số nước Nam Á cũng như tìm kiếm khả năng mở rộng xuất khẩu chè
sang một số nước Trung Đông do đây cũng là khu vực có nhu cầu tiêu thụ chè rất lớn.
Rau quả: Kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Phi, Tây Á Nam Á của các
loại rau quả còn rất khiêm tốn, một số ít chỉ mới được xuất khẩu sang các nước vùng Vịnh. Đặc
biệt, Tây Á có nhu cầu nhập khẩu rau quả rất lớn do dân số đông, điều kiện thời tiết không thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trước mắt, doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thị
trường, giới thiệu sản phẩm một số loại hoa quả, hoặc nông sản đặc sản nói chung sang khu vực
này.
Cao su: Thời gian qua, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường nhập khẩu cao su tự nhiên của Việt
Nam để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Nhìn chung, tiềm năng

xuất khẩu cao su tự nhiên sang khu vực Nam Á và Trung Đông còn khá lớn. Vì vậy, thời gian tới,
các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tìm kiếm bạn hàng trong khu vực, qua đó, tránh được sự lệ
thuộc vào một số thị trường nhập khẩu truyền thống nhất định. Đáng chú ý nhất là thị trường Ấn
Độ, việc nhập khẩu cao su nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào tình hình sản lượng trong nước. Do
đó, đề nghị cơ quan Thương vụ và các doanh nghiệp cần bám sát tình hình thị trường, sản lượng,
giá cả cao su tự nhiên của nước này để có những khuyến nghị, định hướng đúng đắn cho việc xuất
khẩu cao su sang Ấn Độ trong thời gian tới.
Trong khi đó, lượng nông sản, chủ yếu là trái cây (dưa hấu, thanh long, xoài, chôm
chôm…) xuất khẩu qua Trung Quốc tăng mạnh, đặc biệt, mặt hàng dưa hấu tăng rất mạnh, do dưa
hấu vào vụ thu hoạch chính, các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, vận chuyển lên cửa khẩu
Chuyên Đề Môn Học 20
với số lượng lớn, không tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, năm nay, giá
dưa hấu không ổn định, có ngày giảm mạnh nên các doanh nghiệp, thương nhân chưa đưa xe hàng
vào khu vực kiểm hóa của Trung Quốc mà chờ đàm phán giá, nên tình trạng ùn ứ càng gay gắt.
2.3 Đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu ngành nông sản tại Việt Nam trong 5 tháng
đầu năm 2015
2.3.1 Thuận lợi
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, có 3 mặt giáp biển với chiều dài
bờ biển khoảng 3200 km, lại nằm ở vị trí ngã 3 đường nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế
với các nước. Hơn nữa, nước ta có hệ thống cảng biển, cảng sông và giao thông đường sắt tương
đối thuận lợi.
Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, độ ẩm và lượng mưa tương đối lớn, số giờ nắng cao là điều kiện rất thuận lợi cho các
loại cây nông nghiệp phát triển. Vì vậy, sản lượng hàng nông sản hàng năm của nước ta tương đối
lớn khi thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa thì các loại cây nông sản phát triển tốt, có năng suất
cao, chất lượng khá đồng đều, giá rẻ và dễ thu mua. Vì vậy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
cũng dễ dàng và thuận lợi hơn do có nguồn hàng phong phú.
Chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể chủ
động kinh doanh, chủ động về tài chính. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát
triển, năng động hơn trong công việc, tìm kiếm được hướng đi phù hợp với mình.

Từ khi áp dụng chính sách mở cửa, lượng khách hàng tiềm năng không còn tập trung ở
những quốc gia lân cận nữa mà trải rộng ra thế giới. Tạo điền kiện thuận lợi giao thương với các
nước khác ngoài khu vực. Ví dụ như quốc gia láng giềng Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất
khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng nông sản, thủy sản (bao
Chuyên Đề Môn Học 21
gồm cả gạo) chiếm tỷ trọng hơn 31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Trung Quốc và chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Giá trị xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 1,5 tỷ USD từ năm 2000 tăng lên 13,3
tỷ USD tính đến quý I năm 2015. Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc với
tỷ trọng lớn như gạo, cao su, trái cây…; trong đó riêng lúa gạo và cao su, kim ngạch xuất khẩu
sang Trung Quốc chiếm khoảng 40%. Đối với các sản phẩm nông sản khác như thanh long, bột
sắn, dưa hấu, vải thiều thị trường Trung Quốc chiếm tới 80 – 90% tỷ trọng xuất khẩu của Việt
Nam.
2.3.2 Khó khăn
Thứ nhất, Trung Quốc vẫn là thị trường hấp dẫn đối với những doanh nghiệp tại Việt Nam,
những một thực tế chỉ ra rằng: Tuy việc buôn bán với thương lái Trung Quốc đang giúp một số
nông sản tiêu thụ tốt và người trồng có lãi. Nhưng nhìn chung việc buôn bán với thị trường này
luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhiều hơn là có lợi khi những thương lái Trung Quốc thường có cách
thức thu mua khá kỳ cục, rất dễ gây rối loạn thị trường, rớt giá hàng thậm chí là làm mất uy tín
thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang chủ yếu theo
đường tiểu ngạch, không có hợp đồng hay ràng buộc cụ thể. Việc nhập hàng của thị trường này
cũng khá thất thường và hay bị dừng đột ngột, mỗi lần như vậy thì hàng hóa trong nước sẽ bị tồn
đọng, rớt giá thảm hại thậm chí phải đổ bỏ số lượng lớn ngay tại cửa khẩu. Theo số liệu của Việt
Nam, chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc khối lượng 37 tỷ USD. Nếu tính theo số liệu của Trung
Quốc thì con số này lên tới 42 tỷ USD Hiện cũng chưa có một chính sách cụ thể trong việc buôn
bán với các thương lái Trung Quốc, việc đặt hàng, trả tiền thường do thương lái nước này tự
quyết, nên người nông dân và thương lái Việt luôn ở thế bị động.
Thứ hai, sự cạnh tranh về giá luôn là vấn đề gây khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu. Đăc biệt với mặt hàng dầu thô, dầu thô đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá của
Chuyên Đề Môn Học 22

nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi. Khi giá dầu lên cao, các khách hàng tiêu thụ có xu
hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu Phi, Trung Đông… Chất lượng dầu
thô của các nước châu Phi xấp xỉ dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ nhưng được chào bán thấp hơn
dầu Việt Nam 5 USD/thùng, nên mới đây những khách hàng Trung Quốc đã rút lui để chuyển
sang mua dầu của châu Phi.
Thứ ba, trong nước vẫn còn tồn tại một số vấn đề như là việc cạnh tranh không lành mạnh
giữa các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự dễ dàng trong thủ tục cấp phép hoạt động
đã thu mua số lượng lớn với giá cao hơn thị trường sau đó bán ra với giá thấp, lấy tiền thuế bù lỗ
để hưởng chênh lệch. Điều này khiến những doanh nghiệp làm ăn chân chính không thể cạnh
tranh nổi. Ngoài ra, những vướng mắc từ chính sách thuế VAT cũng là trở ngại cho các doanh
nghiệp.
Cho dù là lý do gì đi chăng nữa, vẫn không thể phủ nhận một thực tế, bức tranh xuất khẩu
nông sản đang bộc lộ nhiều bất cập. Và có lẽ, điều đầu tiên phải thừa nhận đó là sự yếu kém trong
điều hành, lỏng lẻo trong chính sách đang trở thành tác nhân chính kéo sụt thị trường xuất khẩu
nông sản.
Thứ tư, là một nước nông nghiệp chủ lực nhưng mỗi năm xuất khẩu lúa gạo của cả nước
chưa bằng một nửa kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Tổng cộng kim ngạch NK các mặt
hàng trên phục vụ cho chăn nuôi từ đầu năm đến nay đã xấp xỉ trên 3 tỉ USD, trong khi đó, xuất
khẩu lúa gạo (chiếm phần lớn diện tích ở ĐBSCL) chỉ mới đạt 1,45 tỉ USD.
Thứ năm, mặc dù được Nhà nước định hướng phát triển song nông sản Việt vẫn ì ạch
không tiến nổi vào thị trường Nga do thuế phí quá cao. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu
(XNK), Bộ Công Thương hiện nay các mặt hàng xuất khẩu sang Nga chủ yếu là thủy sản, cà phê,
cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, gạo, chè… Cụ thể, tỉ trọng xuất khẩu nông sản sang Nga vẫn
còn ì ạch. Theo đó, năm 2014 đạt khoản hơn 300 triệu USD tăng 1,54% so với giá trị xuất khẩu
Chuyên Đề Môn Học 23
nông sản sang Nga năm 2013. Tính đến hết tháng 5/2015 giá trị xuất khẩu đạt 205 triệu USD chỉ
tăng 1,61% so với cùng kì. Đây chỉ là một con số tăng trưởng quá khiêm tốn so với tiềm năng.
Trong đó, cơ cấu nhóm hàng nông sản, thủy sản, sang thị trường Nga giảm mạnh và chiếm tỉ trọng
rất nhỏ trong khi đó Hoa Kỳ là 23,6%, Nhật Bản chiếm khoảng 11% Những yếu tố kìm hãm sự
phát triển đó là các sản phẩm nông, lâm thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về

giá cả, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các nguồn cung cho Nga. Thêm vào đó những rào cản
kỹ thuật về thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm…phía Nga đang áp dụng cho nông sản Việt luôn
chặt chẽ. Về vấn đề thanh toán điện tử vẫn gặp nhiều khó khăn do việc chuyển đổi từ đồng Rup
sang tiền đồng chưa thuận tiện. Phía bên Nga chọn chế độ thanh toán chậm tức là chỉ đặt cọc 20%
khi nhận hàng thì trả 80% còn lại. Trong khi các ngân hàng ở Việt Nam chưa có chính sách hỗ trợ
phương thức thanh toán trả chậm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu chìm trong các khoản nợ khó
đòi từ đối tác Nga. Thêm nữa, việc vận chuyển hàng hóa sang Nga phải quá cảnh tại các cảng
Châu Âu hoặc nếu tiếp cận từ các cảng phía Đông Nga thì phải di chuyển một cung dường dài từ
Đông sang Tây khiến chi phí phát sinh rất lớn. Đặc biệt, thuế phí quá cao nhiều doanh nghiệp phải
“bó tay” lắc đầu với giấc mơ Nga. Trước đó, thời điểm Nga chưa tham gia WTO thuế các mặt
hàng này được đẩy lên 40% -60%. Theo cam kết từ phía Nga khi vào WTO mức thuế trung bình
vào thị trường Nga là 7,8-9,5%. Thuế trung bình nhóm hàng nông sản là 10,8%-13,2%. Tuy được
hỗ trợ song các nông sản muốn sang Nga vẫn khó khăn. Chẳng hạn, để xuất được một túi chè 3kg
sang Nga bị áp thuế tới 40%, thủy sản 6-15%, rau củ 11,7-15%, trái cây, nấm 15%, cao su 5% ở
trường hợp đặc biệt thuế xuất có thể cao hơn nữa.
2.4 Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Mặc dù, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của nước ta, nhưng
không nên vì thế mà ồ ạt tấn công vào thị trường này. Dù là nước láng giềng, nhưng chúng ta luôn
bị Trung Quốc “làm khó” với những hoạt động như thu mua lượng lớn với giá cao để nông dân
Chuyên Đề Môn Học 24
tập trung sản xuất, gây ra tình trạng ứ đọng, sau đó ép giá, mua rẻ…gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong nước và chính bản thân người nông dân. Vì vậy, Nhà nước cần có những tuyên
truyền cho nông dân để không mắc phải những sai lầm như những năm vừa rồi.
Nhà nước nên áp dụng chính sách hỗ trợ giá đối với những doanh nghiệp xuất khẩu. Rà
soát lại những doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích phá giá trên thị trường. Ngoài ra, tăng
cường những chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Những khoản đầu tư bằng tiền và công nghệ cần được quan tâm. Tín dụng cho nông
nghiệp, nông thôn và nông dân cần được triển khai với các hình thức thiết thực và hiệu quả hơn.
Ðặc biệt, các bộ, ngành chức năng cần rà soát lại các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, tháo gỡ
vướng mắc để cả doanh nghiệp và nông dân đều được hưởng lợi trong quá trình sản xuất, chế biến

và xuất khẩu nông sản.
Vấn đề thương hiệu cho hàng nông sản Việt không phải là vấn đề mới tuy nhiên điều khó
khăn nhất chính là quy mô sản xuất nông sản Việt Nam chủ yếu ở dạng nhỏ, lẻ, tự phát. Bên cạnh
đó, hàng nông sản chưa được đầu tư đúng mức để có thể xây dựng được những thương hiệu đủ
mạnh để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, để xây dựng được những thương
hiệu nông sản Việt có sức thuyết phục và khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài thì cần
phải có sự đầu tư bài bản và sự hợp tác của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông Thôn. Nhà nước cần khuyến cáo người nông dân không vì cái lợi trước
mắt, mà nên tìm tới những mặt hàng nông sản có tính ổn định cao, lâu dài…, và trên hết phải chú
trọng tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.
Chúng ta không thể lờ đi việc đáp ứng các yêu cầu đối với chất lượng nông sản bởi tiêu thụ
nông sản sạch là xu hướng tất yếu của tất cả các nước, trong khi Việt Nam đang nằm trong danh
sách các nước có hàng nông sản bị trả lại vì không đáp ứng tiêu chuẩn của các nước châu Âu, Mỹ,
Chuyên Đề Môn Học 25

×