Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống chống còng lưng ở học sinhthực tiễn dành cho học sinh trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.86 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI
Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học
CHỐNG CÒNG LƯNG Ở HỌC SINH
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Trường: THPT Phạm Hồng Thái
- Địa chỉ: Số 73A, ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 043 7100498
- Email:
- Tên tình huống: Chống còng lưng ở học sinh.
- Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Sinh học
- Các môn học tích hợp; Toán, Vật lý, Sinh, GDCD.
Người thực hiện : Bùi Ngọc Sơn
Lớp : 11A6
Hà Nội 11/2014
1. Tên tình huống: Chống còng lưng ở học sinh
2. Mục tiêu giải quyết:
- Tạo nguồn thanh niên Việt Nam trẻ dáng chuẩn, phong cách.
- Thay đổi phương pháp trong học tập.
- Thay đổi bàn ghế tiêu chuẩn phù hợp với học sinh trong từng cấp bậc.
- Phòng chống bệnh còng lưng, biến dạng cột sống .
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Hiện nay học sinh Việt Nam đang trong tình trạng là “ ông cong bà còng ” do
đeo cặp quá nặng, ngồi không đúng tư thế, chế độ xem ti vi quá tự tiện, bàn ghế
khi học ở nhà cũng như ở trường không đủ tiêu chuẩn,… Nhưng những việc này
thường không được cha mẹ, thầy cô và ngay cả chính bản thân cũng ít để tâm tới
đến khi bệnh này thành tật, hiện lên khá rõ. Và căn bệnh này cũng đang ảnh hưởng
nặng nề đến vẻ đẹp của học sinh Việt Nam.
Đeo cặp sách quá nặng



Ngồi không đúng tư thế
Các kiến thức liên môn em sử dụng trong đề tài:
- Sinh học .
- Giáo dục công dân .
- Vật lý .
Các kiến thức em tham khảo:
- Các kiến thức về bệnh liên quan đến xương.
- Bàn ghế tiêu chuẩn của học sinh.
- Cặp sách trọng lượng tỉ lệ bao nhiêu so với cơ thể.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Thay đổi bàn ghế phù hợp với học sinh.( theo tiêu chuẩn của bộ giáo dục )
- Hạn chế số lượng sách vở phải mang theo, cho học sinh ngồi ghế có thiết bị
chống gù, giảm thời gian học chính khóa trên lớp để giảm bớt gánh nặng lên cột
sống.
- Hạn chế sách vở học sinh phải mang về nhà, nhất là tiểu học.
- Tuyên truyền hậu quả khi bị các bệnh về xương sống cho học sinh SỢ mà biết
tự giác.
- Tổ chức các cuộc thi về thể loại dáng đứng để lấy đó làm mẫu cho học sinh.
- Đặc biệt kích thích được tính tự giác trong mỗi học sinh về việc giữ dáng đứng.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
a. Lợi ích của lưng thẳng:
- Giúp cho học sinh có dáng đẹp, thanh lịch.
- Tăng tuổi thọ, phòng được các bệnh về cột sống như đau mỏi, thoát vị,…
- Tăng chiều cao, giúp phát triển xương toàn diện.

b. Biện pháp giải quyết:
Trước khi vào vấn đề chính, xin trình bày nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan
đến lưng làm ảnh hưởng đến dáng đứng:
_ Làm việc quá sức : Là mang, vác, kéo những vật có khối lượng vượt quá 10% khối

lượng cơ thể.(Sinh học 8, bài 7 : Bộ xương).
_ Ngồi không đúng tư thế : là kiểu ngồi vặn vẹo, nằm bò ra trước, ưỡn dài người ra
sau hay chỉ đơn giản là ngồi quá lâu cũng khiến cột sống chịu những áp lực vật lý lớn
dẫn đến mỏi rồi biến dạng.
_ Có thói quen xấu khi đi đứng : hay ưỡn ngực, đi lom khom, ưỡn căng bụng ra đằng
trước, dấn cổ về phía trước quá nhiều dẫn đến thành thói quen và rồi thành tật ( Do
tập tính học sinh )
Các tật ở lưng:
* Về chính bản thân học sinh :
_ ý thức được sự bất lợi và tác hại của các tật về lưng.
_ Tập đứng thẳng để sửa các tật ở lưng do thói quen xấu tạo ra
_ Không làm việc, mang nặng quá sức ( 10% khối lượng cơ thể )
_ Ngồi học nghiêm túc, đúng tư thế, không ngủ ngục, quay ngang quay ngửa hay ngồi
uốn éo, nằm bò ra bàn viết bài,
_ Không ngồi máy vi tính, xem tivi quá 45 phút. ( Vật lý: tật khúc xạ, áp lực lên cột
sống
_ Học ở nhà hay đọc sách chỉ nên ngồi 30 phút rồi nghỉ giải lao để giảm áp lực lên
xương sống.
* Về cặp sách:
Cách 1: Sử dụng phương pháp “sách 2 bộ”:
_ Là phương pháp mà học sinh sẽ sử dụng 2 bộ sách: 1 bộ ở nhà, 1 bộ ở trường
+ Học sinh đóng tiền mua bộ sách để ở trường.
+ Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh để bộ sách trong ngăn bàn của chính mình.
Nếu 2 lớp học chung 1 phòng thì cả 2 lớp đóng tiền mua bộ sách cho lớp có nhiều học
sinh nhất rồi dùng thay ca.
+ Học sinh viết bài tập về nhà trên lớp, để sách lại trường, về nhà dùng bộ sách của
mình để làm bài tập về nhà.
* Lợi ích:
+ Hạn chế 50-70% trọng lượng của cặp
+ Chỉ phải soạn vở trước khi đến lớp

+ Góp phần nâng cao ý thức của chính học sinh, nhà trường trong việc bảo vệ của
công.
* Hạn chế:
+ Học sinh, các bác lao công vẫn chưa có ý thức rằng đây là của công nên nguy cơ
mất sách, hỏng sách rất cao.
+ Do quen cách học truyền thống nên học sinh vẫn còn có thể quên và cầm luôn sách
ở trường về nhà
* Giải quyết hạn chế:
+ Tuyên truyền giáo dục cách học mới này.
+ Các thầy cô dạy tiết cuối có trách nhiệm nhắc học sinh để sách ở lại và lấy những
vật tư quan trọng trong sách ra như : + Bài kiểm tra
+ Đồ dùng học tập
+ Tiền
+ Lớp trưởng có trách nhiệm kiểm tra số đầu sách trước khi vào tiết và trước khi ra về
đề phòng mất sách
Cách 2: Rõ ràng trong việc giờ lý thuyết, giờ bài tập để học sinh có thể mang sách
vở hợp lý.
VD: Giờ lý thuyết học sinh mang cả sách cả vở, giờ bài tập thì học sinh không phải
mang sách nếu thầy cô giao phiếu học tập hoặc mang sách bài tập.
* Lợi ích:
+ Rõ ràng trong việc lý thuyết và bài tập.
+ Không thể cắt xén hay thêm thắt vào bài vì giờ lý thuyết và giờ bài tập đã được trốt
trên thời khóa biểu.
+ Học sinh chỉ phải mang sách và vở hoặc vở và vở bài tập.
* Hạn chế:
+ Do xu hướng học là “chạy đua với chương trình” và “phòng cháy giáo án” nên biện
pháp này không khả thi
+ Do cách dạy của mỗi giáo viên là khác nhau nên không thể làm cho các giờ học
rạch ròi giờ lý thuyết bài tập được.
+ Phải thay đổi thời khóa biểu liên tục để phục vụ “mùa thi” và “mùa không thi”

+ Tùy vào kiến thức và ý thức mỗi lớp nên cách giảng dạy cũng khác nhau.
* Biện pháp giải quyết:
+ Nhà trường phải quân tâm đến từng lớp chứ không thể làm toán:
(lớp giỏi nhất + Lớp yếu nhất)/2 = Chương trình học chung cho mọi lớp
=> CÁCH NÀY THỰC SỰ KHÔNG KHẢ THI

Cách 3: Để sách giáo khoa ở trường, học sinh làm bài ở nhà vào phiếu bài tập.
* Lợi ích:
+ quá trình học tập trên lớp không bị thay đổi
+ Học sinh giỏi có thể tư duy sâu hơn
+ Học sinh không thể phụ thuộc vào sách giải vì bài tập là do cô giáo hay tổ chuyên
môn giao
+ Thay vì mang cả sách lẫn vở, học sinh chỉ cần mang vở hoặc mang giấy và vở ( do
sách để ở trường )
* Hạn chế:
+ Học sinh sẽ không làm bài tập vì có lý do mất phiếu hay quên phiếu ở nhà
+ Các thầy cô sẽ khó chịu nếu ngày nào cũng phải ngồi nghĩ bài tập cho học sinh
* Biện pháp giải quyết hạn chế
+ Đóng hẳn một quyển phiếu bài tập cho cả năm học. Học sinh chỉ phải làm dần
những bài trong phiếu đến khi hết.
+ Phạt nặng những học sinh có lý do không chính đáng khi không mang theo phiếu
hay không làm bài tập
+ Khen thưởng hợp lý cho những học sinh có thành tích làm bài tập tốt như điểm hoặc
tiền
Chú ý: Cách 3 khiến học sinh không thể sử dụng sách giải, hỗ trợ mà học sinh cần
dùng chính kiến thức mình biết để làm bài tập mà chỉ cần vở ghi trên lớp. Hạn chế
việc phụ thuộc vào sách giáo khoa.
* Về bàn ghế
Cách 1: Sử dụng bàn ghế đúng tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT như trong bảng số liệu
Nói chung: ghế bằng 27% chiều cao, bàn bằng 46% chiều cao ( theo tiêu chuẩn Bộ

GD-ĐT )
* Cỡ số : I : Từ 100-109 cm
: II : Từ 110-119 cm
: III : Từ 120-129 cm
: IV : Từ 130-144 cm
: V : Từ 145-159 cm
: VI : Từ 160-175 cm
Thông số Cỡ số
I II III IV V VI
- Chiều cao ghế (cm) 26 28 30 34 37 41
- Chiều sâu ghế (cm) 26 27 29 33 36 40
- Chiều rộng ghế (cm) 23 25 27 31 34 36
- Chiều cao bàn (cm) 45 48 51 57 63 69
- Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm) 19 20 21 23 26 28
- Chiều sâu bàn (cm) 45 45 45 50 50 50
- Chiều rộng bàn (cm)
+ Bàn một chỗ ngồi 60 60 60 60 60 60
+ Bàn hai chỗ ngồi 120 120 120 120 120 120
Bàn ghế cho học sinh mẫu giáo
Bàn ghế cho học sinh tiểu học
Bàn ghế cho học sinh cấp I, cấp II ( do có thiết bị điều chỉnh sao cho phù hợp với
chiều cao )
Bàn ghế cho học sinh trung học
* Do chiều cao của mỗi học sinh là khác nhau nên tốt nhất sử dụng bàn ghế đơn hoặc
1 bàn chung, 2 ghế có thể điều chỉnh chiều cao chân ghế để phù hợp với học sinh

Cách 2: Sử dụng thiết bị chống gù:
• Với thiết bị này, học sinh không cần phải tự điều chỉnh lưng mà có
thể ngồi thoải mái mà vẫn đúng tư thế.
• Giá thành trên thị trường rất hợp lý : 69.000 đồng 1 chiếc

• Sử dụng lâu dài, bền, hiệu quả cao
Cách 3: Thêm vào môn thể dục bài tập “Chống còng lưng”
Cách 4: Điều chỉnh giờ học chính khóa:
- Chỉ nên để tối đa một giờ học là 40 phút vì tối thiểu là 35 phút, cực đại là 45
phút. Do KHÔNG PHẢI sức khỏe của ai cũng chịu được mức cực đại nên phải
chỉnh giờ học tan sớm hơn 5 phút.( theo Sinh học 8, bài 7: Bộ xương )
- Mở các lớp tập ngồi đúng tư thế cho học sinh, thay thế cho một giờ ra chơi nào
đó ngẫu nhiên
- Nên có những hoạt động ngoại khóa với phạm vi hoạt động trong Hà Nội ít
nhất 1 lần 1 tuần để giảm áp lực lên thể chất và tinh thần của học sinh
Cách 5: Tuyên truyền:
- Đưa lên trang web của các trường về tư thế ngồi, cách chống gù lưng
- Đưa lên những hình ảnh kinh khủng về vẹo, gù sống lưng hậu quả khi bị bệnh
về cột sống.
- Đưa vào môn công dân và thể dục việc giáo dục cách ngồi, đi đứng cho học
sinh.
- Kiểm tra khám sức khỏe, chụp X quang cho học sinh.
- Cho bác sĩ tư vấn đến hàng tháng để tuyên truyền, hướng dẫn cách ngồi đúng
cho học sinh
- Phương pháp ăn uống đầy đủ. Bổ sung canxi và vitamin D ( Sinh học 10 :
Nguyên tố hóa học và nước )
- Xem ít tivi thôi. Khi ở nhà, học 30 phút thì nên nghỉ giải lao 10 phút để giảm áp
lực lên cột sống.
- Thêm yêu cầu việc lưng thẳng vào một số công việc như: Vệ sĩ, văn phòng,
người mẫu, hướng dẫn viên, truyền hình,
- Một tuần không nên ngồi học quá 18 tiếng với học sinh tiểu học, 24 tiếng đối
với học sinh cấp 2 và 30 tiếng với học sinh cấp 3.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Đối với bản thân em: Việc giải quyết này sẽ giúp có một dáng đẹp thẳng. Đạt
yêu cầu về “Nhất dáng” . Thay đổi thời gian biểu trong học tập một cách hợp lí.

- Làm thoải mái tinh thần cho học sinh, giảm áp lực học tập lên tinh thần và sức
khỏe.
- Phát triển hơn về ngành thời trang, hình mẫu, điện ảnh.
- Trông học sinh Việt Nam sẽ văn minh hơn, phát triển hơn, đỡ giống ông cụ - bà
cụ.
- Khẳng định chất lượng thế hệ trẻ, phương pháp giáo dục đảm bảo sức khỏe của
học sinh Việt ra khắp thế giới.

×