I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
HONG NAM KHNH
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan
của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
LUT VN THC S LUT HC
H NI - 2014
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
HONG NAM KHNH
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan
của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUT VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc:
PGS. TS. TRN VN LUYN
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hoàng Nam Khánh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẶT KHÁCH QUAN VÀ
DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 7
1.1. Một số vấn đề chung về mặt khách quan của tội phạm 7
1.1.1. Khái niệm mặt khách quan của tội phạm 7
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm 10
1.2. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm 14
1.2.1. Khái niệm hành vi 14
1.2.2. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm 20
1.2.3. Hành vi khách quan của tội phạm trong một số trường hợp đặc biệt 31
Chương 2: HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI, MỐI QUAN
HỆ NHÂN QUẢ VÀ CÁC DẤU HIỆU KHÁC THUỘC
MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 44
2.1. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 44
2.1.1. Khái niệm và các dạng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 44
2.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm 50
2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 56
2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm 56
2.2.2. Các dạng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 63
2.3. Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm 66
2.3.1. Công cụ, phương tiện phạm tội 67
2.3.2. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội 68
2.3.3. Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội 69
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT
KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 71
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội
phạm trong định tội danh 71
3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội
phạm trong quyết định hình phạt 86
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Trong đó, luật hình
sự là một ngành luật đặc biệt của hệ thống pháp luật nước ta, nó xác định
hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và quy định hình thức sử lý hình sự;
cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự, cũng như hình phạt, biện
pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác… Luật hình sự quy định
về tội phạm, hay nói cách khác tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên chỉ
được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong luật hình sự, bản chất của tội
phạm được phản ánh qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm, trong đó rõ nét nhất
thông qua mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ chặt chẽ giữa mặt khách
quan của tội phạm với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Bởi vì, nếu
xét về bản chất chính trị - xã hội - pháp lý, tội phạm là một hiện tượng xã hội
tiêu cực với những đặc điểm riêng biệt như tính nguy hiểm cho xã hội, tính có
lỗi, tính trái pháp luật hình sự, tính phải chịu hình phạt. Nếu xét về cấu trúc,
tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ
thể, mặt chủ quan. Những yếu tố này tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với
nhau nhưng có tính độc lập tương đối, có thể phân biệt. Mọi hành vi phạm tội
dù tính chất, mức độ nguy hiểm đến đâu, dù bị áp dụng chế tài hình sự gì
cũng đều là sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, hay
những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện bên trong, đều là hành vi của con
người xâm phạm tới những quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm.
Đó là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội phạm cụ thể nào
cũng đều phải có biểu hiện ra bên ngoài. Không có những biểu hiện ra bên ngoài
thì không có những yếu tố khác của cấu thành tội phạm, do vậy cũng không có
2
tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm được biểu hiện bởi hành vi nguy hiểm
cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh phạm tội… Nghiên cứu những biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội
phạm là cơ sở quan trọng để xác định hành vi cụ thể có cấu thành tội phạm hay
không. Nếu có, mới đặt ra vấn đề mặt chủ quan của tội phạm. Đồng thời, qua đó
có thể định khung hình phạt, xác định là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trách
nhiệm hình sự. Trên thực tế, lý thuyết về mặt khách quan của tội phạm chỉ
thường gắn liền với việc tìm hiểu hành vi khách quan – dấu hiệu bắt buộc trong
mọi cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, còn có trường hợp nhận thức chưa đúng,
chưa đầy đủ, chưa thống nhất về lý luận, dẫn tới hạn chế trong hoạt động thực
tiễn vì vậy đã xuất hiện một số vụ án oan, sai dư luận trong nước bất bình. Trong
lý luận đã có một số công trình nghiên cứu nhưng ở dạng chung nhất trong cấu
thành của tội phạm, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mặt khách quan
của tội phạm. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Mặt khách quan của tội phạm - một trong bốn yếu tố cấu thành tội
phạm, là lý luận cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, hầu hết giáo trình
Luật hình sự của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật đều đề cập đến yếu tố
này ở những mức độ khác nhau (Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Viện đại học Mở Hà Nội, Trung
cấp Luật Buôn Mê Thuột…).
Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu về mặt khách quan
của tội phạm thông qua việc nhận thức lý luận cấu thành tội phạm:
- Luận văn Thạc sĩ: Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một
yếu tố cấu thành tội phạm, 2011, Lê Phương Thuỳ.
3
Ngoài ra, mặt khách quan của tội phạm cũng được nghiên cứu thông
qua các dấu hiệu của nó, trong:
- Luận văn Thạc sĩ: Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu
bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, 2010, Nguyễn Thị Ngọc Linh.
- Luận văn Thạc sĩ: Dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan
của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, 2012, Lê Thu Trang.
Trong sách chuyên khảo về luật hình sự, các nhà khoa học cũng đề cập
đến mặt khách quan của tội phạm:
- Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005 của TSKH. GS. Lê Văn Cảm
- Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, 2005 của
GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa
Một số bài viết trong các tạp chí nghiên cứu mặt khách quan của tội
phạm thông qua cấu thành tội phạm:
- Lý luận về cấu thành tội phạm trong Khoa học Luật hình sự, Tạp chí
Luật học, số 2/2014 của TSKH. GS. Lê Cảm;
- Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm (trên cơ sở
các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999), Tạp chí Tòa án nhân dân, số
7/2005 của TSKH. GS. Lê Cảm;
- Mối quan hệ giữa định tội danh và cấu thành tội phạm, Tạp chỉ dân
chủ và pháp luật, số 6/2005 của tác giả Trương Thị Tuyết Minh;
- Kỹ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện Bộ luật hình
sự, Tạp chí Luật học, số 4/2006, của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa;
Một số tác giả nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm cụ thể trong
Bộ luật hình sự:
- Mặt khách quan của tội giết người – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2006 của TS. Đỗ Đức Hồng Hà;
4
- Hoàn thiện dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội gián điệp,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18/2010 của ThS.Nguyễn Anh Tuấn.
Ngoài ra, khi nghiên cứu tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự (Phần
riêng – Phần các tội phạm), các tác giả đều có sự nhận thức về mặt khách
quan của tội phạm. Như vậy, cần thiết phải có công trình nghiên cứu một cách
hệ thống về mặt khách quan của tội phạm trên phương diện lý luận và thực
tiễn. Qua đó, xây dựng thống nhất lý luận về mặt khách quan cũng như công
tác áp dụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, góp phần trong công cuộc đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong Luật Hình sự
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý
hình sự về những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của luật
hình sự Việt Nam trong hoạt động tư pháp. Làm sáng tỏ bản chất mặt khách
quan của tội phạm với những dấu hiệu cơ bản của nó, trên cơ sở đó đánh giá
hoạt động áp dụng pháp luật trong định tội danh và quyết định hình phạt.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm
sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về mặt
khách quan của tội phạm và thực tiễn áp dụng các nội dung này của các cơ
quan tư pháp, đặc biệt là tòa án trong việc định tội danh và quyết định hình
phạt trong thời gian qua.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Về mặt lý luận, trên cơ sở đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, tác giả làm sáng tỏ về khái niệm, các dấu hiệu thuộc mặt
khách quan của tội phạm. Về mặt thực tiễn, đánh giá việc áp dụng các nội
5
dung thuộc mặt khách quan của tội phạm trong việc định tội danh, và quyết
định hình phạt.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm về chính sách
hình sự của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở tri thức của các ngành khoa học
khác như luật học, tâm lý học, xã hội học, thống kê học… để nhận thức và
luận chứng các vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, thống
kê, chuyên gia… để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu
6. Những đóng góp mới của luận văn
Đây là một trong những luận văn thạc sĩ nghiên cứu một cách cụ thể,
khoa học, đồng bộ và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt
khách quan của tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Trong luận
văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề sau:
1) Phân tích một cách cụ thể, có hệ thống những vấn đề lý luận về mặt
khách quan của tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam như: khái
niệm, ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ giữa mặt khách
quan của tội phạm với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Đồng thời,
rút ra những nhận xét, đánh giá về quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và
nhà nước ta trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
2) Phân tích các dấu hiệu cơ bản thuộc mặt khách quan của tội phạm
như: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ
đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.
3) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan xét xử liên quan
6
đến mặt khách quan của tội phạm về định tội danh, quyết định hình phạt trong
giai đoạn hiện nay. Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận định góp phần đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
7. Ý nghĩa của luận văn
Đây là một trong những đề tài nghiên cứu cụ thể, thống nhất và đồng
bộ, đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực
tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một
luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên. Luận
văn đã góp phần vào việc xác định đúng đắn những vấn đề lý luận về mặt khách
quan của tội phạm trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử.
Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận
cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên,
học viên cao học cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về mặt khách quan và dấu hiệu hành vi
khách quan của tội phạm
Chương 2: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả và
các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội phạm
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẶT KHÁCH QUAN
VÀ DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.1. Một số vấn đề chung về mặt khách quan của tội phạm
1.1.1. Khái niệm mặt khách quan của tội phạm
Bộ luật Hình sự quy định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa (Điều 8).
Như vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng được thể hiện trong
khái niệm tội phạm đó là “nguyên tắc hành vi”, tội phạm phải là hành vi của
con người. Hành vi nói chung hay hành vi phạm tội nói riêng thực chất thể
hiện chính bản chất của con người, là sự tồn tại của chính con người đó trong
hiện thực khách quan. Để có thể nhận thức về hành vi và chủ thể của hành vi
đó, cần thiết phải xem xét tổng thể các yếu tố được biểu hiện ra bên ngoài,
hay nói cách khác đó chính là mặt khách quan của tội phạm.
Hiện nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về mặt khách quan của tội
phạm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan [8, tr.91].
Theo đó, những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người
8
có thể trực tiếp nhận biết được là: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công
cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…)
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm
đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự
thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan [5, tr.344].
Cụ thể: Mặt khách quan của tội phạm có chín dấu hiệu với một dấu
hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm là “hành vi nguy hiểm cho xã
hội” và tám dấu hiệu tùy nghi gồm: “hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
(điều kiện), phương pháp (thủ đoạn), công cụ và phương tiện phạm tội”.
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm
đối lập với mặt chủ quan là mặt bên trong của tội phạm, nhưng nó
không nằm ngoài tội phạm mà nó là một mặt của cấu thành tội
phạm, nó là những biểu hiện khách quan mà bằng những giác quan
của con người chúng ta có thể nhận biết được như: nhìn thấy được,
nghe thấy được…
Các dấu hiệu hợp thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các
điều kiện chi phối hành vi và hậu quả của hành vi [16, tr.59].
Hay tương tự như vậy:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện diễn ra hoặc
tồn tại bên ngoài của tội phạm… Là một trong bốn yếu tố của tội
phạm, một mặt trong thể thống nhất với mặt chủ quan của hành vi
phạm tội. Những biểu hiện của mặt khách quan của tội phạm là
hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa
9
hành vi và hậu quả đó cũng như các điều kiện bên ngoài khác như
công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm…
Trong đó, biểu hiện hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất
của mặt khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội
phạm. Những biểu hiện khác chỉ dược phản ánh trong một số cấu
thành tội phạm [11, tr.77-78].
Mặt khách quan của tội phạm là những dấu hiệu bên ngoài của
tội phạm. Mặt khách quan là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội
phạm… bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả,
các điều kiện bên ngoài khi thực hiện tội phạm như: địa điểm, thời
gian, thủ đoạn, phương tiện, công cụ, hoàn cảnh phạm tội [17, tr.64].
Như vậy, mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về định nghĩa mặt
khách quan của tội phạm, nhưng nhìn chung quan điểm về mặt khách quan
của tội phạm là đồng nhất giữa các nhà nghiên cứu.
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan hay nói cách khác đó là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm
trong thực tế khách quan.
Nghiên cứu mặt khách quan – mặt bên ngoài của tội phạm tức là tìm
hiểu những dấu hiệu diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà
con người có thể nhận thức được, ngay từ quá trình nhận thức đơn giản nhất
dựa trên giác quan của mình: nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy… Vì
vậy, những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm thường bao gồm:
Hành vi khách quan – Hành vi nguy hiểm cho xã hội (khoa học pháp lý chia
thành hai loại là hành động phạm tội và không hành động phạm tội); hậu quả
nguy hiểm cho xã hội (nếu quy định trong cấu thành tội phạm tương ứng);
10
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phạm tội (quan hệ nguyên
nhân – kết quả); hay một số dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội…
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội
phạm – tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ
thể được quy định trong luật hình sự. Các dấu hiệu được mô tả trong cấu
thành tội phạm là những dấu hiệu phản ánh nội dung của các yếu tố của tội
phạm. Nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của bốn yếu tố đều được đưa vào
cấu thành tội phạm. Có những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các cấu
thành tội phạm của các tội phạm, nhưng cũng có những dấu hiệu có thể có
trong cấu thành tội phạm của tội này nhưng lại không có trong cấu thành tội
phạm của những tội khác. Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các
cấu thành tội phạm được kể đến như: Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt
khách quan của tội phạm; dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội
phạm; dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể
của tội phạm. Ngoài ra, những dấu hiệu khác của bốn yếu tố cấu thành tội
phạm đều là những dấu hiệu không bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm
như dấu hiệu hậu quả, dấu hiệu mục đích phạm tội, dấu hiệu động cơ phạm tội…
Như vậy, theo quy định của luật hình sự Việt Nam, bất cứ tội phạm nào
dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng,
dù bị quy định bởi hình phạt nào từ cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam
giữ, trục xuất, tù có thời hạn hay đến mức tù chung thân, tử hình thì luôn luôn
là thể thống nhất giữa những biểu hiện bên ngoài - mặt khách quan và những
quan hệ tâm lí bên trong - mặt chủ quan của tội phạm. Những hành vi đó đều
là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan
hệ xã hội nhất định. Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức cấu trúc,
11
thể hiện đầy đủ nội dung chính trị, xã hội của tội phạm. Nếu về mặt nội dung
chính trị, xã hội, những hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội khác nhau thì về mặt cấu trúc, bốn yếu tố cấu thành tội phạm cũng
có những nội dung biểu hiện khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội [8, tr.65].
Mỗi yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính độc lập tương đối nhưng có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Tùy thuộc từng loại tội phạm, một hay nhiều hơn
các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính nghiêm trọng của tội phạm hơn các yếu
tố khác. Tuy nhiên, không có nghĩa là các yếu tố còn lại không quan trọng.
Bốn yếu tố cấu thành tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tổng hợp
lại cùng quyết định tính nguy hiểm của tội phạm. Mỗi yếu tố chỉ có ý nghĩa
độc lập khi nghiên cứu về mặt lý thuyết. Trên thực tế, mỗi yếu tố chỉ tồn tại
như là một bộ phận cấu thành của một thể thống nhất là tội phạm. Thiếu bất
kỳ yếu tố nào cũng không được coi là tội phạm. Trong luật hình sự Việt Nam
cộng hòa trước đây, vấn đề các yếu tố cấu thành tội phạm cũng được đề cập.
Nhưng xuất phát từ định nghĩa tội phạm về hình thức, các nhà lý luận chỉ thừa
nhận những yếu tố không thể hiện bản chất chính trị, xã hội của tội phạm. Ví dụ:
Theo giáo trình của Đại học luật khoa Sài Gòn năm 1972, tội phạm có ba yếu tố
là yếu tố pháp định (sự vi phạm hình luật), yếu tố vật chất (tác động tích cực hay
tiêu cực) và yếu tố tinh thần hay tâm lý (ý định phạm pháp) [8, tr.65]. Các yếu tố
khách quan và chủ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện
trong hành vi phạm tội của chủ thể. Cùng với chủ thể, khách thể và mặt chủ
quan của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu
thành tội phạm.
Trong cấu thành tội phạm, các yếu tố thuộc mặt khách quan có ý nghĩa
không giống nhau. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc và
được quy định trong tất cả các cấu thành tội phạm, không có hành vi thì
12
không có cấu thành tội phạm và cũng không thể có tội phạm. Các dấu hiệu
khác thuộc mặt khách quan có thể là dấu hiệu định tội hoặc là dấu hiệu định
khung hình phạt. Mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong
thực tiễn. Căn cứ vào những biểu hiện như hành vi được chủ thể thực hiện và
một số nội dung biểu hiện khác, người ta biết được tội phạm đã xảy ra, các
tình tiết, diễn biến của vụ án, xác định được đó là tội gì trong số các tội phạm
được quy định trong Bộ luật hình sự. Do vậy, mặt khách quan của tội phạm có
ý nghĩa trước hết đối với việc định tội. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan
của tội phạm nếu xác định đúng thì sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật
và Tòa án phân biệt đúng từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản
và điển hình nhất được nhà làm luật ghi nhận với tính chất là các dấu hiệu bắt
buộc tại điều (khoản) tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Ngoài ý nghĩa trong việc định tội, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội
phạm còn có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt. Trong nhiều trường
hợp, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan được phản ánh là dấu hiệu định
khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội phạm. Mặt khách
quan còn có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, xác định lỗi, đánh giá mức độ lỗi, mức độ trách nhiệm hình sự của người
thực hiện hành vi. Ngoài ra, thông qua mặt khách quan, có thể xác định các
yếu tố khác của cấu thành tội phạm như mặt chủ quan, chủ thể và khách thể
của tội phạm.
Như vậy, có thể thấy, trong hành vi khách quan của tội phạm bao gồm
nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó, hành vi khách quan của tội phạm là dấu
hiệu được quy định trong tất cả các cấu thành tội phạm với ý nghĩa là dấu
hiệu bắt buộc, không có hành vi khách quan thì không có cấu thành tội phạm.
Các nội dung biểu hiện khác thuộc mặt khách quan được quy định trong các
cấu thành tội phạm có thể là dấu hiệu định tội (dấu hiệu của cấu thành tội
13
phạm cơ bản) hoặc là dấu hiệu định khung (dấu hiệu của cấu thành tội phạm
tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ). Các dấu hiệu thuộc mặt khách
quan có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Từ những biểu hiện khách quan như
hành vi nguy hiểm cho xã hội và một số nội dung biểu hiện khác, có thể biết
được tội phạm đã xảy ra, các tình tiết, diễn biến của vụ án, xác định được đó
là tội gì trong số các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Do vậy,
việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa trước hết đối với
việc định tội, việc xác định hành vi của một người có cấu thành tội phạm cụ
thể hay không thường bắt đầu từ việc nghiên cứu mặt khách quan. Thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự cho thấy nếu xác định đúng các dấu hiệu thuộc mặt
khách quan của tội phạm sẽ giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án phân
biệt đúng từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình
nhất được nhà làm luật ghi nhận với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc tại điều
(khoản) tương ứng trong Phần các tội phạm (Phần riêng) mà Bộ luật hình sự
quy định. Ngoài ý nghĩa trong việc định tội, nghiên cứu các dấu hiệu thuộc
mặt khách quan của tội phạm còn có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt.
Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan như hậu quả,
công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội… trong cấu thành tội phạm tăng
nặng của một số tội phạm được phản ánh là dấu hiệu định khung. Nhiều tình
tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật
hình sự thuộc mặt khách quan của tội phạm, do vậy, việc nghiên cứu mặt
khách quan của tội phạm cũng còn có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi,
mức độ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi. Ngoài ra, thông qua
mặt khách quan, có thể xác định các yếu tố khác của cấu thành tội phạm như
mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm[18, tr.6-7].
14
1.2. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau, trong
đó, hành vi khách quan của tội phạm - hành vi phạm tội – hành vi nguy hiểm
cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm, hậu quả phạm
tội – hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả phạm tội và một số dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.
Hành vi khách quan của tội phạm hay hành vi phạm tội là dấu hiệu cơ
bản nhất thuộc mặt khách quan của tội phạm. Vì bản chất, tội phạm là hành vi
của con người, nên tội phạm trước hết phải biểu hiện bằng chính hành vi
phạm tội hay khoa học luật hình sự gọi là hành vi khách quan của tội phạm.
Không có dấu hiệu hành vi khách quan thì các dấu hiệu khác thuộc mặt khách
quan của tội phạm (hậu quả, mối quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, công
cụ, phương tiện…) thậm chí cả ba yếu tố cấu thành của tội phạm (khách thể,
chủ thể, mặt chủ quan) đều không có ý nghĩa.
1.2.1. Khái niệm hành vi
Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm bắt nguồn từ khái niệm
hành vi của con người hay nói cách khác, hành vi khách quan của tội phạm là
trường hợp cá biệt thuộc hành vi của con người. Hành vi của con người là lý
thuyết cơ bản trong Tâm lý học. Từ khoảng cuối thế kỷ XIX, Tâm lý học đã
tách ra khỏi Triết học trở thành một khoa học độc lập – khoa học thực
nghiệm. Theo đó, hành vi của con người cũng được các nhà tâm lý học hiện
đại đặc biệt quan tâm. Điển hình là thuyết tâm lý học hành vi do nhà tâm lý
học người Mỹ - J.Watson sáng lập. Ông cho rằng, tâm lý học không quan tâm
đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý ý thức mà chỉ quan tâm đến
hành vi của cơ thể. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi của
con người hay của động vật đều được xem như là tổng hợp các phản ứng của
15
cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài theo công thức: S
(Stimulant: Kích thích) – R (Reaction: Phản ứng). Đây là quan điểm được
đánh giá là tiến bộ trong tâm lý học khi coi hành vi do ngoại cảnh quyết định,
hành vi có thể quan sát và nghiên cứu một cách khách quan. Tuy nhiên thuyết
hành vi cũng bộc lộ nhược điểm khi đã quan niệm một cách cơ học, máy móc
về hành vi, đồng nhất giữa hành vi của con người với hành vi của động vật,
coi hành vi chỉ là những phản ứng máy móc nhằm đáp ứng lại kích thích, giúp
cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh. Thuyết hành vi đã phủ nhận
hoàn toàn vai trò chủ đạo của hệ thần kinh cấp cao – não người, tính tích cực
tâm lý, ý thức con người như là hình thức đặc biệt của việc điều chỉnh hành
vi, phủ nhận tính xã hội của con người. Sau này, các nhà nghiên cứu khác đã
bổ sung vào công thức cổ điển S - R một số biến số trung gian gọi là O
(Operant: Nhu cầu, kinh nghiệm sống…) [22, tr.10-11]. Như vậy, tiếp cận
hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lí học thế giới đầu thế kỉ
XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lí người thời đó.
Kết quả là đã hình thành trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển
Tâm lí học Mĩ và thế giới trong suốt thế kỷ XX: Tâm lý học hành vi, mà đại
biểu là các nhà tâm lí học kiệt xuất như: E.L.Thorndike (1874-1949),
J.B.Watson (1878-1958), E.C.Tolman (1886-1959), K.L.Hull (1884-1952),
B.F.Skinner (1904-1990), A. Bandura v.v…
Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản
hệ thống quan niệm về tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của tâm lý
học là hành vi chứ không phải ý thức. Phương pháp nghiên cứu là quan sát và
thực nghiệm khách quan chứ không phải là nội quan. Trước và trong thời kỳ
xuất hiện Thuyết hành vi, tâm lý học được hiểu là khoa học về ý thức và
phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát và giải thích). Ngay từ khi
ra đời ở Đức năm 1879, với tư cách là khoa học độc lập, tâm lý học đã được
16
mệnh danh là Tâm lý học nội quan. W.Wundt - người sáng lập ra Tâm lý học
này, đã xác định đối tượng của tâm lý học là "tổ hợp các trạng thái mà ta
nghiệm thấy - các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép
kín". Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học nội quan đã hình thành nên Tâm
lý học cấu trúc ở Mĩ. Mặt khác, do nhu cầu khắc phục sự bế tắc của Tâm lý
học nội quan, cũng ở Mĩ những năm này đã xuất hiện Tâm lý học chức năng.
Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai dòng phái đều không tạo lập được khoa học
khách quan về ý thức. Lý luận của chúng gắn liền với phương pháp chủ quan,
điều này gây sự thất vọng ở khắp mọi nơi. Kết quả là, những vấn đề cơ bản
của tâm lý học trở nên mờ mịt đối với nhiều người: Đối tượng nghiên cứu (ý
thức) và nguồn gốc của nó (ý thức bắt đầu từ đâu), phương pháp nghiên cứu
(nội quan, nguyên tắc giải thích: nguyên nhân tâm lý như là sự chế ước của
một số hiện tượng ý thức đối với các hiện tượng khác). Từ đó đã xuất hiện
nhu cầu cấp thiết về đối tượng, phương pháp và nguyên tắc mới, đặc biệt ở
Mĩ, nơi mà cách tiếp cận thực dụng trong nghiên cứu con người chiếm vai trò
thống trị. Điều này đã được chứng minh bằng khuynh hướng chức năng, mà
trọng tâm chú ý là vấn đề thích ứng của cá nhân với môi trường. Nhưng chủ
nghĩa chức năng, vốn bắt nguồn từ các quan niệm thời cổ đại về ý thức như là
một bản thế đặc biệt vươn tới mục đích, đã bị bất lực khi giải thích nguyên
nhân điều khiển hành vi con người, sự tạo ra những hình thức hành vi mới.
Phương pháp chủ quan đã mất uy tín, phải nhường vị trí cho phương pháp
khách quan. Ở đây, sinh lý học, đặc biệt là sinh lý học thần kinh đã đóng vai
trò quan trọng, trong đó công đầu thuộc về nhà sinh lý học người Nga
I.P.Pavlov, với khái niệm phản xạ có điều kiện. Về phương diện kỹ thuật,
phương pháp nghiên cứu phản xạ có điều kiện cho phép ta nhận biết khách
quan các phản ứng của cơ thể đối với một kích thích. Các nhà hành vi học đã
không bỏ qua thành tựu này. Phương pháp phản xạ trở thành cứu cánh của họ.
17
Mặt khác, sự phát triển của tâm lý học động vật đã mang lại cho Tâm lý học
hành vi đối tượng nghiên cứu mới: hành vi của động vật. Sự xuất hiện những
nghiệm thể mới - động vật - không có khả năng nội quan, đã đóng vai trò
quan trọng giúp nhà nghiên cứu chuyển từ quan sát sang thực nghiệm. Hiệu
quả tác động của nghiệm viên bây giờ không phải là tự "thông báo" của
nghiệm thể về các trạng thái của mình (như trong Tâm lý học nội quan) mà là
những phản ứng vận động - một điều hoàn toàn khách quan. Trong biên bản
thực nghiệm đã xuất hiện các thông tin kiểu mới về nguyên tắc. Hơn nữa,
chính những nguyên tắc và phương pháp này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của
triết học thực chứng và chủ nghĩa cơ học, đang chi phối tinh thần nước Mĩ.
Đó chính là hoàn cảnh tư tưởng - lý luận đã sinh ra Thuyết hành vi. Nói tới
Tâm lý học hành vi, không thể không nói nhiều về các quan điểm của
J.Watson, các luận điểm của ông là nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học
này. Tuy nhiên, một mình J.Watson không làm nên trường phái thống trị tâm
lý học Mĩ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm lý học thế giới suốt thế kỷ
XX. Trước J.Watson có nhiều bậc tiền bối, mà tư tưởng và kết quả thực
nghiệm của họ là cơ sở trực tiếp, để trên đó Watson xây dựng các luận điểm
then chốt của Tâm lý học hành vi. Sau J.Watson nhiều nhà tâm lý học lớn
khác của Mĩ đã phát triển học thuyết này, đưa nó thành hệ thống tâm lý học
đa dạng và bám rễ vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể
chia quá trình phát triển của Tâm lý học hành vi thành ba giai đoạn không
hoàn toàn theo trật tự tuyến tính về thời gian: những cơ sở lý luận và thực
nghiệm đầu tiên hình thành các luận điểm cơ bản (Thuyết hành vi cổ điển); sự
phát triển tiếp theo của Tâm lý học hành vi, sau khi có các luận điểm của
J.Watson (các thuyết hành vi mới và hậu hành vi) [17].
Thuyết tâm lý học hành vi là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu
phát triển các trường phái tâm lý học mới và tâm lý học hiện đại ngày nay.
18
Điển hình là tâm lý học hoạt động, hay lý thuyết về hoạt động trong tâm lý
học hiện đại. Nghiên cứu khái niệm hành vi phụ thuộc chủ yếu vào cách thức
tiếp cận nghiên cứu, vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về hành vi. Năm
1913 J.B. Watson lần đâu tiên đưa ra khái niệm hành vi – tổng hợp các phản
ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài theo công thức
S – R, dù là hành vi của con người hay động vật, đều được thực hiện theo cơ
chế: có kích thích thì có phản ứng, mà không phụ thuộc vào ý thức và các
chuẩn mực xã hội. Hay trong trường phái tâm lý học hiện đại của Nga, X.L.
Rubinstein đã coi hành vi là hoạt động đặc biệt: Hoạt động được chuyển
thành hành vi khi động lực hoạt động từ bình diện đối tượng chuyển sang
quan hệ cá nhân – xã hội; A.N. Leonchiev khẳng định: Hành vi không phải là
phản ứng máy móc của một cơ thể sinh vật mà phải được hiểu là hoạt động.
Nhà tâm lý học Thụy Sỹ J. Piaget cho rằng khi nghiên cứu về hành vi phải
nhấn mạnh tính tích cực của con người: Hành vi là sự tìm kiếm những hoàn
cảnh hay đối tượng còn thiếu hoặc chưa tồn tại… hành vi được hiểu là tính
tích cực có định hướng [23, tr.80]. Trong Từ điển Tâm lý học do R.J. Corsini
chủ biên có viết: Hành vi là những hành động, phản ứng, những tương tác
đáp lại kích thích bên trong và bên ngoài, bao gồm những cử chỉ quan sát
được một cách khách quan, những cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình
vô thức [15, tr.24]. L.X. Vưgôtxki cho rằng: Hành vi của con người và hành
vi của động vật có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Ở động vật, các dạng hành
vi chủ yếu được hợp thành bởi hai nhóm phản ứng. Đó là nhóm phản ứng
bẩm sinh (vô điều kiện) và nhóm tập nhiễm (có điều kiện)… Hành vi của động
vật có thể coi là hành vi kinh nghiệm di truyền. Còn ở ccon người, cấu trúc
hành vi bao gồm kinh nghiệm lịch sử - di truyền không đơn thuần là di truyền
sinh vật mà là di truyền xã hội, kinh nghiệm xã hội – những tri thức nhận
được từ người xung quanh truyền lại cho nhau và kinh nghiệm kép – hình
19
thành trong hoạt động lao động thực tiễn của con người. Theo đó, ông cũng
cho rằng: Ý thức hóa ra là một cấu trúc rất phức tạp của hành vi, nếu nói
riêng, thì là cấu trúc rất phức tạp của quá trình phân đôi của hành vi. Hành
vi được hiểu ngầm là hoạt động của con người. Và cả ý thức với tư cách là
một bộ phận cấu thành của hành vi, ý thức được coi là một thực tại khách
quan có chức năng điều chỉnh đối với hành vi, và cùng hành vi, ý thức là một
thành phần của hoạt động. Hay theo quan điểm của A.V. Peetrovxki và M.G.
Iarôsevxki: Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống, thông qua hoạt
tính bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý). Thuật ngữ hành vi được sử
dụng để chỉ hành vi của các cá thể riêng lẻ, các cá nhân cũng như của nhóm,
loài (Hành vi của một loài sinh vật, hay một nhóm xã hội). Trong tâm lý học
Nga, hành vi của con người được xem như hoạt động, tuy ít nhiều mang
những yếu tố bẩm sinh, nhưng chủ yếu chịu sự chi phối từ phía xã hội, thông
qua ngôn ngữ và các hệ thống tín hiệu có ý nghĩa khác [15, tr.26]. Ở nước ta,
khái niệm hành vi cũng được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu dưới
góc độ tâm lý học: Mỗi biểu hiện hành vi chỉ là một bộc lộ ra bên ngoài của
hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích; Hành vi là toàn
bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một con
người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định [23, tr.80].
Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của các quá trình sinh lý của
hoạt động. Nó gắn với động cơ, nhu cầu và có ý nghĩa xã hội nhất định
[14, tr.40]. Hành vi được hiểu là hành vi xã hội, là cách ứng xử của một
người trong một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói,
cử chỉ nhất định [7, tr.35].
Như vậy, dưới những góc độ khác nhau, khái niệm về hành vi cũng có
sự khác biệt. Có những định nghĩa mở rộng khái niệm hành vi – là toàn bộ
phản ứng của con người (gồm cả hành vi vô thức và hành vi có ý thức). Có
20
những định nghĩa thu hẹp khái niệm hành vi – bao gồm những phản ứng có ý
thức (hành vi có ý thức). Hay có quan điểm đồng nhất khái niệm hành vi và
hoạt động, hoặc hành vi là bộ phận cấu thành nên hoạt động của con người.
Nhưng dù dưới góc độ nào, thì nhìn chung, hành vi cũng là yếu tố quan trọng
để nhận định về một cá nhân, là thái độ, cách xử sự của cá nhân với bản thân,
trong giao tiếp, với xã hội. Và ngược lại, chính cá nhân cũng chịu sự tác động
của hoàn cảnh, của môi trường xã hội. Điều này thể hiện sự thích nghi (chủ
động) của con người - chủ thể tích cực của hoạt động nhằm cải tạo hoàn cảnh
cũng như cải tạo chính bản thân mình trong hoạt động sống hàng ngày. Do
đó, hành vi mang dấu ấn cá nhân – cùng điều kiện hoàn cảnh giống nhau
nhưng mỗi cá nhân lại có thái độ, lựa chọn xử sự khác nhau. Như vậy:
Hành vi là xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện
ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định [23, tr.81].
1.2.2. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm hay hành vi phạm tội là trường hợp
cá biệt của hành vi. Nếu sắp xếp hành vi của con người trong xã hội thì hành
vi khách quan của tội phạm là một dạng của hành vi vi phạm pháp luật (hành
vi vi phạm pháp luật hình sự) bên cạnh dạng hành vi hợp pháp. Theo đó, hành
vi hợp pháp là hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, phù hợp với
các đòi hỏi của pháp luật. Ngược lại, hành vi vi phạm pháp luật là một dạng
hành vi pháp luật thể hiện ở hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân
thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định (không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng các quy định của pháp luật) hoặc đã làm những việc mà pháp luật
cấm, gây thiệt hại hoặc dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích khác
nhau [1, tr.324-325]. Hay: Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ [21, tr.486]. Hành vi vi phạm pháp luật