Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại học viện chính trị khu vực i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 77 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, những thành tựu của cuộc cách mạng Công
nghệ Thông tin đã thâm nhập và ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới mọi lĩnh
vực hoạt động của con người. Mọi sự sáng tạo đột phá và vươn lên của thế
giới hiện đại đều bắt nguồn từ thông tin và trên cơ sở của thông tin.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tin của con người ngày
càng gia tăng. Thông tin chính trị, xã hội giúp con người có định hướng
đúng, làm chủ được cuộc sống và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn
của mình. Hoạt động thông tin đã trở thành một yếu tố quan trọng tác động
tới sự phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động thông tin, Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ cần phải:
“Đẩy mạnh công tác thông tin phục vụ nghiên cứu”( Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX, CTQG, 2001, tr.122) và “Trình độ làm chủ thông
tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển” (Sđd, tr. 157).
Trong xu thế đó, các cơ quan thông tin không chỉ là nơi tàng trữ, bảo
quản tài liệu, mà còn là nơi đáp ứng và thoả mãn nhanh chóng, đầy đủ, chính
xác nhu cầu không phân biệt ranh giới không gian, thời gian và địa lý bằng
các phương tiện hiện đại nhất.
Học viện Chính trị Khu vực I được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ
đào tạo cử nhân chính trị và bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ,
công chức thuộc các ban, ngành Trung ương và 28 tỉnh thành phía Bắc. Trung
tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là một đơn
vị thuộc Học viện có chức năng thu thập, lưu trữ, khai thác và phục vụ thông
tin. Hoạt động thông tin lý luận chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần
đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngò cán bộ,
công chức, đáp ứng kịp thời yêu cầu về đội ngò cán bộ lãnh đạo có trình độ lý
luận chính trị cao, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá


đất nước.
Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm đóng
vai trò quyết định trong hoạt động thông tin chính trị xã hội, là công cụ,
phương tiện là cầu nối giữa người dùng tin và nguồn lực thông tin, giúp họ
truy nhập, khai thác các nguồn tin một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ
thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện còn giúp cho việc trao đổi và
chia sẻ nguồn lực thông tin giữa Trung tâm với các cơ quan thông tin khác,
phản ánh vai trò và năng lực của Trung tâm đối với quá trình phát triển của
Học viện Chính trị Khu vực I. Chính vì vậy, chất lượng của hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện được coi là thước đo hiệu quả hoạt động
thông tin, là yếu tố cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TT - TL -
TV.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện là kết quả cuối cùng của toàn
bộ hoạt động thông tin thư viện, được xây dựng trên cơ sở nhu cầu tin, mà
nhu cầu về thông tin của người dùng tin tại Học viện Chính trị Khu vực I rất
đa dạng, phong phú, không ngừng thay đổi, đòi hỏi hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin của Trung tâm TT - TL - TV cần phải được hoàn thiện, phát
triển để đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu đó.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của việc giảng dạy, đào tạo, nghiên
cứu khoa học, hoạt động thông tin- thư viện của Trung tâm chưa tương xứng
với vị trí, vai trò nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còng nh việc
nghiên cứu khoa học. Điều đó thể hiện qua hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin của Trung tâm hiện nay còn mang nặng tính truyền thống, không chỉ
nghèo về loại hình, mà chất lượng còn chưa cao. Vì vậy, việc đáp ứng nhu
cần tin cho người dùng tin ở Học viện Chính trị Khu vực I còn rất nhiều hạn
chế.
Để thực hiện Nghị quyết số 52/NQ- TW ngày 30/7/2005 của Bộ Chính
trị về công tác thông tin: “Trong những năm tới, ưu tiên đầu tư kế hoạch, chú
trọng đầu tư về công nghệ thông tin” đáp ứng cho nhu cầu giao lưu, hội nhập,
hợp tác trong hoạt động thông tin - thư viện. Do vậy, mét trong những nhiệm

vụ cấp bách của Trung tâm hiện nay là phải đổi mới, nâng cao chất lượng
hoạt động thông tin thư viện, trong đó việc hoàn thiện hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin trên cơ sở có tÝnh tới đặc điểm người dùng tin đang là một
vấn đề cần phải được nghiên cứu.
Với mong muốn tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ
thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, đáp ứng kịp thời, có chất
lượng và hiệu quả nhất về nhu cầu tin của người dùng tin ở Học viện hiện nay
cũng như trong trong thời gian tới, tôi lùa chọn đề tài: "Hoàn thiện hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Học viện Chính trị khu vực I”
làm luận văn thạc sĩ khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện ngày càng thu
được sự quan tâm của những người làm công tác quản lý, các nhà khoa học
đặc biệt của những người có trách nhiệm trong lĩnh vực thông tin - thư viện.
Trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này:
- Trịnh Giáng Hương (2005), Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện
tại Trung tâm Thông tin- Thư viện và nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc
hội, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Thông tin - Thư viện, trường Đại học
Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
- Phạm Thị Yên (2005), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc
gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Thông tin - Thư viện, trường Đại
học Văn hoá Hà Nội, Hà Nôi.
- Đặng Thu Minh (2006), Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin
trong điều kiện hội nhập khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Tư
liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Thông tin - Thư viện, trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ đề cập tới các sản phẩm và dịch vụ thông
tin mang tính đặc thù của Văn phòng Quốc hội, Đại học Quốc gia, Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam và mét số địa bàn cụ thể khác.

Về hoạt động thông tin chính trị xã hội cũng đã có một số công trình
nghiên cứu đề cập tới. Ví dụ như:
- Lê Thị Hằng (1996), Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện tại
Phân viện Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Thông tin - Thư viện,
trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
- Nông Thị Mai Phương (1996), Xây dựng vốn thông tin tại Phân viện
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Thông tin - Thư viện, trường Đại học
Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
- Phùng Thị Minh Xuyến (2004), Nghiên cứu nhu cầu tin và phục vụ
thông tin tại Phân viện Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Thông tin -
Thư viện, trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
Về cơ bản các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ tập trung đến
hoạt động thông tin chính trị xã hội tại Học viện Chính trị Khu vực I nói
chung và một số khía cạnh khác như: vốn thông tin; nhu cầu tin và phục vụ
tin tại Phân viện Hà Nội vv. Hoàn toàn chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận của việc hoàn thiện hệ
thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ở Học viện Chính trị Khu vực
I.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện của Học viện Chính trị khu vực I hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Học viện Chính trị khu vực I.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng thực trạng sản hệ thống sản phẩm và
dịch vụ thông tin- thư viện của Học viện Chính trị khu vực I hiện nay; từ đó rót
ra những mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm

và dịch vụ thông tin thư viện của Học viện Chính trị khu vực I.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện phục vụ nhóm người dùng tin tại Học viện Chính trị khu vực I
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện tại Học
viện Chính trị Khu vực I từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phỏng vấn
- Điều tra bằng phiếu, thống kê số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp phiếu tra
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận văn gồm 3 chương.
Chương I: Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động
thông tin - thư viện tại Học viện Chính trị khu vực I.
Chương II: Khảo sát chất lượng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông
tin- thư viện tại Học viện Chính trị khu vực I.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông
tin- thư viện tại Học viện Chính trị khu vực I.
Chương I
HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN
TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN

1.1.1. Khái quát về Học viện Chính trị khu vực I
Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-TƯ và Quyết định số 149 QĐ/TƯ của
Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
đã ký quyết định số 4332/ QĐ - HVCTQG, ngày 02 tháng 8 năm 2005 về việc
chuyển Phân viện Hà Nội thành Học viện Chính trị khu vực I và Quyết định
số 300/QĐ- HVCTQG, ngày 06/3/2006 về chức năng, nhiệm vu, cơ cấu tổ
chức của Học viện Chính trị khu vực I.
Về tổ chức:
Học viện Chính trị khu vực I là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản
lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn được phân công; là trung tâm nghiên
cứu khoa học lý luận Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính
trị.
Về nhiệm vô:
Học viện Chính trị khu vực I có nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt cho những đối tượng được phân cấp (trưởng, phó phòng và
tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, Đảng uỷ trực thuộc Trung
ương đóng trên địa bàn; cấp phó các sở, ban ngành, đoàn thể huyện, quận, thị
xã) về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước, về khoa học lãnh đạo, quản lý góp phần xây
dựng đội ngò cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị ở các
địa phương, ban, ngành có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Bồi dưỡng những vấn đề mới trong đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, những kiến thức mới về lý luận và thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý thuộc đối tượng đào tạo. Đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ không
thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt để chuẩn hoá chức

danh công chức. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho cán bộ làm
công tác tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra, bảo vệ chính trị nội bộ, dân vận, mặt
trận, văn phòng, nội chính của hệ thống chính trị cho các đối tượng được phân
cấp trên địa bàn được phân công.
Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn được phân công. Đào tạo cao học (thạc sĩ) một số
chuyên ngành, khi có đủ điều kiện, theo sự phân công. Quản lý và cấp bằng
cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị chuyên ngành cho học viên tốt
nghiệp tại Học viện Chính trị khu vực I (HVCTKV I).
Nghiên cứu lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng, khoa học chính trị và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác,
trên các hướng: nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ; nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển lý luận, góp phần cung cấp
luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; làm sáng tỏ những vấn đề nẩy sinh từ thực tiễn, đang có ý
kiến khác nhau, đấu tranh chống các quan điểm lệch lạc và luận điệu sai trái,
góp phần tích cực vào công tác tư tưởng của Đảng.
Chú trọng cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu lý
luận gắn với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tăng cường nghiên cứu
liên ngành, phối hợp giữa Học viện với các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung
ương, các cơ quan khoa học khác và cấp uỷ, chính quyền địa phương trong
nghiên cứu khoa học. Tổ chức để học viên cùng tham gia các hoạt động khoa học.
Tham gia nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức biên
soạn giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo về
các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Xây
dựng Đảng, Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Khoa học chính trị,
Văn hoá, Dân téc, Tôn giáo theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học theo quy
định của Đảng, Nhà nước và của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Học viện Chính trị khu vực I là đơn vị dự toán ngân sách cấp III, là đầu
mối ngân sách trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được
Nhà nước đầu tư kinh phí nhằm: từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất- kỹ
thuật để tương xứng là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu
khoa học lý luận chính trị của khu vực. Đẩy mạnh về công nghệ thông tin để
thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học.
Về tổ chức bộ máy:
Với chức năng, nhiệm vụ nếu trên yêu cầu cơ cấu tổ chức bộ máy và
công tác cán bộ cần có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ
mới. Theo Quyết định số 300/QĐ-HVCTQG, cơ cấu tổ chức bộ máy của
HVCTKV I đã được điều chỉnh nh sau:
Học viện Chính trị khu vực I có 27 đơn vị khoa, ban, phòng, trong đó:
14 Khoa; 03 Ban; 07 Phòng; Trung Tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện; Tạp
chí; Văn phòng. Danh sách cụ thể: Khoa Triết học, Khoa Kinh tế chính trị,
Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Xây dựng Đảng, Khoa Chính trị học, Khoa
Quan hệ quốc tế, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Khoa Xã hội học và Tâm lý
lãnh đạo quản lý, Khoa Văn hoá và phát triển, Khoa Kinh tế và phát triển,
Khoa Quản lý kinh tế, Khoa Dân tộc học và Tông giáo, tín ngưỡng, Ban Tổ
chức - Cán bộ, Ban Quản lý đào tạo, Ban Quản lý khoa học, Phòng Tài vụ,
Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Thanh tra, Phòng Quản trị, Phòng Công nghệ
thông tin, Phòng Quản lý ký túc xá, Phòng Y tế.
Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/ 2006, Học viện Chính trị Khu
vực I có 314 cán bộ, công chức. Trong đó:
+ Phân theo trình độ học vấn:
- Sè người có học hàm PGS: 11 người (bằng 3.5%);
- Sè người có trình độ tiến sĩ: 38 người (bằng 12.2%);
- Sè người có trình độ thạc sĩ: 104 người (bằng 33.3%);
- Sè người có trình độ đại học: 108 người (bằng 34.3%);
- Sè người có trình độ cao đẳng, trung cấp: 53 người (bằng

16.7%).
+ Phân theo độ tuổi:
- Từ 30 tuổi trở xuống: 42 người (bằng 13.4%);
- Từ 31 đến 40 tuổi: 102 người (bằng 32.4%);
- Từ 41 đến 50 tuổi: 73 người (bằng 23.3%);
- Từ 51 đến 60 tuổi: 89 người (bằng 28.4%);
- Trên 60 tuổi: 8 người (bằng 2.5%).
+ Phân theo giới tính:
- Cán bé Nam: 156 người (bằng 49.6%);
- Cán bộ nữ: 158 người (bằng 50.4%).
+ Về trình độ lý luận chính trị, đã có 175 cán bộ, công chức có trình độ
cao cấp lý luận chính trị và cử nhân lý luận chính trị và 13 đồng chí đang theo
học chương trình cao cấp lý luận chính trị.
+ Về bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước, HVCTKV I
thường xuyên quan tâm đến việc cử cán bộ đi học. Năm 2006, HVCTKV I đã
cử 47 cán bộ, công chức tham gia các líp bồi dưỡng từ giảng viên lên giảng
viên chính, từ chuyên viên lên chuyên viên chính, từ giảng viên chính lên
giảng viên cao cấp, từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp.
Công tác nghiên cứu khoa học, với phương châm đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ. Năm 2006, hoạt động này gồm 07 đề tài cấp Bộ được cấp kinh phí từ Bộ
Khoa học và Công nghệ với 420 triệu đồng; 13 đề tài cấp cơ sở do Học viện
CTQG Hồ Chí Minh cấp với 550 triệu đồng.
Hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại của HVCTKV I đã có những
bước chuyển đáng kể, hướng vào mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo và nghiên cứu khoa học; đồng thời giải quyết chế độ chính sách cho cán
bộ, công chức được đi thăm quan, học tập ở nước ngoài. Năm 2006 đã quan
hệ hợp tác với Học viện thành phố Bắc Kinh, Học viện Hành chính tỉnh
Quảng Đông, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Lào, Học viện Hành
chính tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

Bước vào giai đoạn mới với không Ýt thời cơ, thách thức, HVCTKV I
đang đứng trước nhiều vận hội, để phát huy hơn nữa những thành tựu quan
trọng đã đạt được, đầy lùi khó khăn để tạo nên những bước triển vượt bậc
trong những năm tới. Ngay từ bây giê, HVCTKV I phải ra sức phấn đấu trở
thành một trung tâm nghiên cứu khoa học, có đội ngò cán bộ hùng hậu với
trình độ cao và tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, gắn chặt nghiên
cứu khoa học với công tác đào tạo, bồi dưỡng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và
tổng kết thực tiễn để xây dựng HVCTKV I ngày càng phát triển theo chiều
sâu, ngang tầm với các Học viện trong khu vực nhất là trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
BNG 1: S T CHC B MY HVCTKV I
.
.
Ban giám đốc
Các khoa Các ban các phòng
Khoa T tởng Hồ Chí Minh
Khoa Lịch sử Đảng
Ban Tổ chức Cán bộ
Ban Quản lý đào tạo
Ban Quản lý Khoa học
Tạp chí Giáo dục lý luận
Trung tâm TT - TL - TV
Phòng Hợp tác quốc tế
Khoa Triết học
1.1.2. Hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Chính trị khu vực I
Trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện là mét đơn vị tổ chức trực
thuộc HVCTKV I. Cã chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động nh
sau:
Chức năng
Xây dựng, xử lý, cung cấp và quản lý nguồn lực thông tin, đảm bảo

hoạt động thông tin, tư liệu, thư viện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
và nghiên cứu khoa học của HVCTKV I.
Nhiệm vô
Thu thập, cung cấp, khai thác, giữ gìn, bảo quản nguồn tài liệu bao gồm
các loại hình Ên phẩm và một số vật mang tin; thu thập, bổ sung, trao đổi,
phân tích và xử lý tài liệu được nhập theo đúng nghiệp vụ giúp người dùng tin
tra tìm tài liệu dễ dàng. Tổ chức khai thác, trao đổi tài liệu (mật) theo nguyên
tắc đảm bảo bí mật của Đảng và Nhà nước.
Tổ chức, xây dựng các hệ thống tra cứu tìm tin theo phương pháp
truyền thống và hiện đại nhằm phục vụ và phổ biến thông tin cho người dùng
tin; biên soạn, xuất bản đều đặn các bản thông báo tài liệu mới, tư liệu mới;
xuất bản tạp san thông tin chuyên đề, hàng tháng mời báo cáo viên nói chuyện
chuyên đề.
Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đổi, chia sẻ nguồn lực
thông tin đối với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Học viện Chính trị khu
vực I.
Phối hợp với các khoa, phòng trong việc sử dụng khai thác nguồn tài
liệu nôi sinh, xây dựng, bổ sung tủ sách cho từng khoa, phòng mang tính chất
chuyên sâu về lĩnh vực mà khoa, phòng đó đảm nhiệm theo kinh phí được
duyệt hàng năm.
Quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị của
Trung tâm.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc
sắp xếp được giải quyết hợp lý sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu
quả hoạt động thông tin- thư viện, giúp cho việc cung cấp và phục vụ thông
tin cho người dùng tin đạt hiệu quả cao. Căn cứ vào đối tượng người dùng tin,
vốn tài liệu, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm xây dùng cơ cấu tổ
chức bao gồm các phòng, ban: Ban Giám đốc, phòng Thư viện, Phòng Thông
tin chuyên đề, Phòng Vi tính- văn phòng, 2 Phòng Đọc, 3 Kho sách.

Nhân lực cho hoạt động thông tin- thư viện
Để thực hiện tốt và đạt hiệu cao cho việc phục vụ thông tin của NDT,
vai trò của người cán bộ thông tin- thư viện là hết sức quan trọng và cần thiết
quyết định đến chất lượng hoạt động thông tin- thư viện. Trung tâm TT- TL-
TV hiện có 14 cán bộ, công chức, trong đó có:
- 02 người có trình độ tiến sĩ (luật học, triết học) chiếm (14.2%);
- 02 người có trình độ thạc sĩ chuyên ngành thông tin - thư viện chiếm
(14.2%);
- 05 người có trình độ đại học thông tin - thư viện chiếm (35.8);
- 04 người có trình độ đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác
chiếm (28,7%);
- 01 cán bộ có trình độ trung cấp thư viện chiếm (7,1%).
Để đáp ứng tối đa NCT cho NDT (với hơn 300 cán bộ, giảng viên và
700- 800 học viên/ 1 năm) đòi hái Trung tâm phải có một ngò cán bộ không
những đủ về số lượng mà còn phải mạnh về chất lượng.
Do sự đòi hỏi về nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng cao, mặt
khác nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thông tin trong việc cung
cấp, đảm bảo tài liệu cho người dùng tin nên hoạt động thông tin nói chung và
đội ngò cán bộ của Trung tâm TT - TL - TV nói riêng cũng được chú trọng,
quan tâm. Số cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiêp vụ, tham gia các líp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ ngày càng nhiều.
Cán bộ làm công tác thông tin - thư viện ngày càng được trẻ hoá, được
đào tạo cơ bản, song họ lại chưa có kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức
mà họ được đào tạo tại trường áp dụng vào thực tiễn chưa đem lại kết quả
cao. Một sè cán bé được luân chuyển từ các bộ phận khác sang không có trình
độ, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thư viện, có cán bộ có trình độ nghiệp
vụ thư viện (thậm chí là thạc sĩ chuyên ngành thông tin- thư viện) lại luân
chuyển chuyển sang bộ phận khác nên cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
và hiệu quả của hoạt động thông tin - thư viện.
Nguồn lực thông tin

Công tác tạo nguồn của Trung tâm TT- TL- TV dùa vào 5 nguồn sau:
nguồn kinh phí Nhà nước, nguồn tài liệu nội sinh, nguồn trao đổi, nguồn tặng
biếu, nguồn tin điện tử.
Tài liệu công bố là nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng, do có được
sự quan tâm nên lượng tài liệu này bao gồm: 170.000 tên sách, trong đó riêng
sách kinh điển là 20.000, hơn 300 đầu báo, tạp chí, hàng chục nghìn bản báo,
tạp chí đóng lưu. Ngoài ra, từ tháng 01 năm 2007 theo đề nghị của Trung tâm,
HVCTKV I đã có công văn gửi đến 64 tỉnh trong cả nước về việc cung cấp
sách, báo, tạp chí của địa phương mình cho HVCTKV I. Đến nay, Trung tâm
đã nhận được tài liệu nói trên của hơn 30 tỉnh thành, có thể nói đây là một
nguồn tài liệu rất hữu Ých đối với người dùng tin tại HVCTKV I.
Tài liệu không công bố: có khoảng 8.000 tài liệu không công bố; hơn
20.000 tài liệu nội sinh và một nguồn tài liệu khác. Các tài liệu được bố trí,
sắp xếp tại các phòng đọc, các kho sách của Trung tâm.
Là thư viện chuyên ngành về lĩnh vực chính trị - xã hội nên cơ cấu nội
dung tài liệu còng nh nhu cầu về loại hình tài liệu này chiếm tối đa trong tổng
số nguồn tài liệu hiện có. Cụ thể: tài liệu về lĩnh vực chính trị - xã hội chiếm
(75%), sách văn học nghệ thuật chiếm (12,2%), sách kinh tế- khoa học kỹ
thuật và tổng loại chiếm (12,8%). Hàng năm, Trung tâm thực hiện đều đặn
việc bổ sung sách, báo, tạp chí, tư liệu tạo nguồn tin ổn định cho hoạt động
thông tin- thư viện.
Bảng 2: Thống kê số lượng tài liệu bổ sung từ năm (2000- 2006)
Năm
Sách Báo- Tạp chí
Tư liệu
Số
lượng
Đầu sách Sè lượng
Đầu báo,
T/c


lượng
Đầu tư
liệu
2000 1389 343 1019 320 1464 673
2001 1420 350 1023 325 1579 693
2002 1543 350 1097 340 1630 693
2003 1569 358 1103 340 1420 656
2004 1578 368 1123 324 1430 662
2005 1586 370 1140 330 1435 670
2006 11650 410 1165 333 1435 670
Kinh phí đầu tư cho hoạt động thông tin- thư viện
Trong những năm gần đây, Ban Giám đốc HVCTKV I đã có sự quan
tâm đáng kể đến hoạt động thông tin thư viện nên kinh phí đầu tư cũng được
tăng lên theo hàng năm. Năm 2001 tổng kinh phí được duyệt để bổ sung tài
liệu là 258 triệu, năm 2002 là 293 triệu, năm 2003 là 325 triệu, năm 2004 là
350 triệu, năm 2005 là 380 triệu, năm 2006 là 420 triệu và năm 2007 là 490
triệu, chưa kể kinh phí để mua sắm trang thiết bị.
Cơ sở vật chất
Trụ sở của Trung tâm TT - TL - TV là một toà nhà 2 tầng với tổng diện
tích sử dụng là 3.000m gồm 6 phòng làm việc, 3 kho sách, 2 phòng đọc, 1
phòng hội thảo. Các phòng đều rộng rãi, thoáng mát, trụ sở của Trung tâm lại
gần nhà hiệu bộ và khu giảng đường nên rất thuận tiện cho cán bộ, giảng viên
và học viên đến khai thác và tìm kiếm thông tin. Với hệ thống trang thiết bị
nh: giá sách, tủ mục lục, bàn ghế, máy vi tính, máy in, máy potocopy, máy
điều hoà nhiệt độ.
Túm li, hot ng thụng tin - th vin ti HVCTKV I di s ch o
trc tip ca ng u, Ban Giỏm c v lónh o Trung tõm ó cú nhng
bc phỏt trin ỏng k. Bin ch, t chc hot ng ca Trung tõm c chỳ
trng hn. C s vt cht, trang thit b c quan tõm u t, xõy dng

nhiu hn. Ngun lc thụng tin tng i phong phỳ v ni dung, a dng v
loi hỡnh. Tuy nhiờn, trong thi i cụng ngh thụng tin phỏt trin nh hin nay
ũi hi phi cú nhng trang thit b hin i ng dng vo hot ng thụng
tin th vin. Do ú, Trung tõm phi cú k hoch c th, lp ỏn trỡnh Ban
giỏm c sm ng dng cụng tỏc tin hoỏ vo ho ng th vin giỳp NDT
khai thỏc thun tin hn, nhanh chúng hn. Ngoi ra, Trung tõm cn phi
quan tõm hn na n cụng tỏc b sung ti liu, tin ti dn khc phc c
s mt cõn i v ni dung vn ti liu, ỏp ng ti a NCT ca NDT.
BNG 3: S T CHC B MY TRUNG TM TT - TL - TV
Ban giám đốc
PHòNG NGHIệP Vụ
Phòng Th viện
Phòng Thông tin chuyên đề
Kho sách Học tập
Kho sách Kinh điển
Kho sách tham khảo
Phòng đọc Tổng hợp
Phòng đọc Cán bộ
Phòng Vi tính - văn phòng
KHO sách
PHòNG ĐọC
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG SẢN PHẨM
VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
1.2.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
1.2.1.1 Khái niệm sản phẩm thông tin - thư viện
Khái niệm “sản phẩm”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “sản phẩm” là kết quả của các hoạt
động hoặc các quá trình. Sản phẩm bao gồm dịch vụ, phần cứng, vật liệu đã
chế biến, phần mềm hoặc tổ hợp của chúng. Sản phẩm có thể là vật chất (Vd.
các bộ phận lắp ghép hoặc vật liệu đã chế biến), hoặc phi vật chất (Vd. thông

tin, khái niệm hoặc tổ hợp của chúng). Sản phẩm được tạo ra có chủ định (Vd.
để dành cho khách hàng), hoặc không chủ định (Vd. chất ô nhiễm hoặc kết
quả không mong muốn).
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “sản phẩm” là cái do con người tạo ra.
Khái niệm “sản phẩm thông tin - thư viện”
Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin
do một cá nhân hay một tập thể nào đó thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tin
của người dùng tin.
1.2.1.2. Khái niệm dịch vụ thông tin thư viện
Khái niệm “dịch vụ”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “dịch vô” là những hoạt động phục
vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Do nhu cầu rất
đa dạng tuỳ theo sự phân công lao động nên có nhiều loại dịch vụ: dịch vụ
phục vụ sản xuất, kinh doanh; dịch vụ phục vô sinh hoạt cộng cộng; dịch vụ
cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình. Những dịch vụ tinh thần dùa
trên những nghiệp vụ đòi hỏi tài năng đặc biệt (hoạt động nghiên cứu, môi
giới về quảng cáo); những dịch vụ liên quan đến đời sống và sinh hoạt cộng
đồng (sức khoẻ, giáo dục, giải trí); những dịch vụ về chỗ ở, vv. Sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ tác động chặt chẽ lẫn nhau. Dịch vụ là một điều kiện để sản
xuất kinh doanh. Sự phát triển dịch vụ hợp lý, có chất lượng cao là một biểu
hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh. Do ý nghĩa kinh tế -
xã hội to lớn nên hoạt động dịch vụ trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, có
vị trí to lớn trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia có tốc độ phát triển cao.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “dịch vô” là những hoạt động phục
vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
Khái niệm “dịch vụ thông tin - thư viện”
Dịch vụ thông tin - thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thoả mãn
nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông
tin - thư viện.
1.2.2. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

Còng nh mọi thư viện hay cơ quan thông tin, sản phẩm và dịch vô
thông tin - thư viện của Trung tâm TT - TL- TV thuộc HVCTKV I đóng vai
trò hết sức quan trọng trong hoạt động của mình. Qua việc sử dụng hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện người dùng tin sẽ khai thác được
nguồn thông tin của Trung tâm và nh vậy họ sẽ thoả mãn được nhu cầu về
thông tin, nhu cầu về tài liệu.
Do nhu cầu tin của người tại HVCTKV I không ngừng thay đổi, phát
triển nên hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trung tâm TT - TL - TV
cũng không ngừng thay đổi, hoàn thiện và phát triển.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin được hình thành do nhu cầu trao đổi
thông tin trong xã hội, chúng đã có một quy trình phát triển rất lâu đời. Khởi
đầu chúng chỉ là những loại hình giản đơn nhưng cùng với sự thay đổi của
thời gian, sự phát triển của xã hội sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng dần
phát triển ở mức độ cao hơn, ngày càng hướng tới mục tiêu nhằm thoả mãn
tối đa các yêu cầu của người dùng tin. Sản phẩm và dịch vụ thông tin chỉ thực
sự phát triển và thay đổi nhanh chóng kể từ khi có sự xuất hiện của máy tính
điện tử. Nhưng phải đến thập kỷ 90 của thế kỷ 20, với sự phát triển có tính đột
phá của các lĩnh vực như: kỹ thuật số, kỹ thuật vi xử lý, công nghệ truyền
thông đa phương tiện đã mở ra khả năng vô tận trong việc đáp ứng các nhu
cầu trao đổi thông tin cũng như việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin
mới.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện một mặt là các sản phẩm của sự
xử lý trí tuệ, các mảng khối thông tin và kiến thức có ở khắp các quá trình
phát triển của xã hội, mặt khác lại là các kiến thức nền móng cho việc sử dụng
tiếp theo khi chế tạo một loại hàng hoá (vật chất) cụ thể hoặc sự khởi động
một quá trình làm việc cụ thể khác. Do vậy, có thể khẳng định sản phẩm và
dịch vụ thông tin thư viện là các kiến thức có dấu hiệu được vật chất hoá, trực
tiếp ảnh hưởng tới trí tuệ của con người. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện được tạo nên bởi con người và luôn được định hướng tới sự thoả mãn các
nhu cầu tinh thần và trí tuệ của con người.

Đối với mục đích được tạo ra, SP&DVTT-TV được xem là hệ thống
các công cụ, phương tiện, hoạt động do cơ quan thông tin tạo ra để xác định,
truy nhập, khai thác, quản lý các nguồn thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của
người dùng tin, là cầu nối giữa người dùng tin với các nguồn tin, hệ thống
thông tin của Trung tâm.
Đối với chuyên gia thông tin, SP&DVTT-TV được xem là hệ thống các
công cụ, phương tiện, hoạt động được tạo ra và thực hiện nhằm hướng đến
người tin; là hệ thống các công cụ, phương tiện, hoạt động thực hiện việc chia
sẻ nguồn lực thông tin; là tập hợp các yếu tố phản ánh trình độ phát triển của
hoạt động thông tin đối với quá trình phát triển. [9, tr.19].
Đối với cấp độ người dùng tin trực tiếp, chỉ với các thao tác đơn giản,
một khoảng thời gian ngắn, trên cơ sở các thiết bị rất phổ biến, con người có
thể nhận được một trữ lượng thông tin mà mình cần là rất lớn. Điều đó lại
không phụ thuộc vào các yÕu tố không gian và thời gian mà chính hệ thống
SP&DVTT đã tạo ra cho con người khả năng đó. Trong đó, cơ quan thông tin
- thư viện là nơi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của họ.
Đối với hoạt động thông tin - thư viện nói chung, hoạt động thông tin
thư viện tại HVCTKV I nói riêng, sản phẩm và dịch vụ thông tin là hệ thống
các công cụ, phương tiện giúp người dùng tin có thể tìm kiếm, khai thác các
nguồn thông tin có trong thư viện. SP&DVTT- TV góp phần tạo sự bình đẳng
trong việc tiếp cận thông tin.
Sản phẩm thông tin - thư viện được xác định là kết quả của quá trình
xử lý thông tin, là công cụ cho việc tìm kiếm thông tin. Còn dịch vụ thông tin
được xác định là toàn bộ các công việc, hoạt động, quá trình hay phương thức
mà cơ quan thông tin nhằm đáp ứng các loại nhu cầu tin trong xã hội. Một
điều khẳng định là, nếu không sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin thì không
thể khai thác được các nguồn/ hệ thống thông tin và không thể đáp ứng được
các nhu cầu thông tin. [13, tr.15].
Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện là một hệ thống các yếu tố
được tạo ra từ nhu cầu thông tin của người dùng tin nhằm hướng tới mục tiêu

thoả mãn các nhu cầu tinh thần và trí tuệ của họ. SP&DVTT- TV của Trung
tâm sẽ tạo ra những dòng thông tin, tài liệu nhiều chiều, thông tin mang tính
độc lập khách quan và có tính hệ thống được làm công cụ để so sánh, đối
chiếu giữa các nguồn tin với nhau
Chất lượng của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin được xem là
thước đo hiệu quả hoạt động, là yếu tố cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của
Trung tâm. Thông qua hệ thống SP&DVTT-TV có thể xác định được mức độ
đóng góp của hoạt động thông tin thư viện đối với sự nghiệp đào tạo, bồi
dưỡng và nghiên cứu lý luận chính trị của HVCTKV I.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin còn giúp cho việc trao đổi, chia sẻ
nguồn lực thông tin giữa Trung tâm với các cơ quan thông tin thư viện khác,
phản ánh năng lực, vai trò của Trung tâm đối với quá trình phát triển của Học
viện Chính trị khu vực I.
Có thể xem sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện là một thực thể
được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố cấu thành. Đã chính là hệ thống
các yếu tố được tạo ra trên cơ sở nhu cầu tin của xã hội. Chóng là hệ thống
các yếu tố có quan hệ và tác động mật thiết với nhau, có thể chuyển hoá lẫn
nhau, biến đổi và phát triển không ngừng. Song xét trên bình diện chức năng
đối với người dùng tin thì chúng có thể chia thành hai loại đó là: sản phẩm
thông tin - thư viện và dịch vụ thông tin - thư viện. [16, tr.18].
Tóm lại, trong hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm TT- TL-TV
thuộc HVCTKVI, sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện luôn giữ vai trò
quan trọng. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện là một hệ
thống hết sức năng động, luôn phát triển. Hiệu quả hoạt động của hệ thống
này phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều yếu tố có tính đặc trưng nh nhu cầu thông
tin của người dùng tin, nguồn kinh phí của Trung tâm, năng lực, trình độ của
cán bộ thư viện. Các nội dung của sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện
cũng rất đa dạng, phong phó, thay đổi theo điều kiện không gian và thời gian
ở tất cả các phạm vi có thể.
1.2.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

Còng nh bất kỳ hoạt động nào của con người, hoạt động thông tin bắt
nguồn từ nhu cầu tin của người dùng tin. NDT là một bộ phận quan trọng
không thể tách rời một hệ thống thông tin nào, là yếu tố tương tác hai chiều
với các đơn vị thông tin. Thứ nhất, người dùng tin được coi là đối tượng phục
vụ, là khách hàng, là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan
thông tin giống nh mọi khách hàng của các dịch vụ xã hội. Người dùng tin thể
hiện NCT của chủ thể hoạt động tức là của các cá nhân, tập thể, nhóm. Những
nhu cầu này chính là cơ sở để định hướng hoạt động của các cơ quan thông
tin. Thứ hai, NDT được coi là người sản xuất “nguyên liệu thông tin” cho
hoạt động của cơ quan thông tin. Sau khi nhận được sản phẩm và dịch vụ
thông tin theo yêu cầu, NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của hoạt
động thông tin: như đánh giá nguồn tin, giúp đỡ lùa chọn và bổ sung tài liệu,
hiệu chỉnh các hoạt động thông tin, thư viện.
Người dùng tin được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có
chất lượng cao sẽ tạo ra nguồn tin có giá trị cao. Với nguồn tin có giá trị Êy
các cơ quan thông tin sẽ tạo ra những sản phẩm thông tin có chất lượng cao.
Nh vậy, vai trò khách hàng - người sản xuất của người dùng tin có mối quan
hệ nhân quả. Tuy nhiên, chỉ có vai trò khách hàng của người dùng tin là trực
tiếp tác động tới sự sống còn của các cơ quan thông tin. Với nhu cầu tin cô thể
của mình, với năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, người dùng tin là nhân tố
quyết định nội dung thông tin, kênh thông tin cần được sử dụng trong hoạt
động thông tin - thư viện.
Xuất phát từ đặc điểm nhu cầu tin của NDT tại HVCTKV I và để đảm
bảo việc cung cấp thông tin, tài liệu được thích hợp với từng đối tượng NDT
Trung tâm tạm chia thành 3 nhóm cơ bản sau: nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý;
nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nhóm học viên.
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm người dùng tin là lãnh đạo, quản lý chiếm 18,2% trong tổng số
NDT tại Trung tâm. Họ là những người tổ chức, điều hành các công việc và
bộ máy quản lý hành chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt

động của cơ quan, bộ phận mà họ quản lý. Họ là những người ra quyết định ở
các cấp độ khác nhau, vạch ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, tổ chức và
giám sát, triển khai công tác cho các bộ phận trong HVCTKV I. Do vậy,
thông tin chính là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị ra các quyết
định và thông tin là đối tượng lao động của người cán bé lãnh đạo, quản lý.
Tuy không chiếm số đông nhưng NDT ở nhóm này đặc biệt quan trọng,
họ vừa là NDT vừa là chủ thể thông tin. Họ là những người cung cấp thông
tin có giá trị cao, bởi vậy, cán bộ thông tin cần phải biết khai thác triệt để
nguồn thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng nguồn tin cho
hoạt động thông tin - thư viện.
Một đặc điểm cơ bản của nhóm NDT này là họ có Ýt thời gian nên dịch
vụ thông tin thích hợp nhất với họ là phục vụ thông tin có chọn lọc SDI
(Selective Desemation of Information) và phục vụ thông tin theo yêu cầu.
Chủ đề bao quát thông tin cho họ phải mang tính tổng kết, dự báo, lượng
thông tin trên diện rộng, khái quát trên các lĩnh vực chính trị- xã hội, các văn
bản, tài liệu của Đảng, Nhà nước. Thông tin phải khách quan, toàn diện, đầy
đủ, chính xác, kịp thời để họ tham khảo, nghiên cứu trước khi đưa ra quyết
định quản lý. Khi những quyết định quản lý được phát ra, họ trở thành chủ thể
thông tin chính thống của HVCTKV I. Phương pháp phục vụ cho NDT là
lãnh đạo, quản lý thường là phục vụ từ xa bằng cách cung cấp đến từng cá
nhân các Ên phẩm thông tin, các tài liệu chuyên khảo được tổng hợp và phân
tích đầy đủ.
Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
Nhóm người dùng tin ở nhóm này chiếm 38,2% trong tổng số người dùng
tin tại Trung tâm, đa số họ vừa là cán bộ nghiên cứu vừa là cán bộ giảng dạy. Để
có kết quả tốt cho các công trình nghiên cứu khoa học, tăng cường kiến thức
trang bị cho bài giảng thì việc sử dụng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin-
thư viện để khai thác, tìm kiếm thông tin là vấn đề tất yếu đối với họ.
Nhóm người dùng tin này có tầm hiểu biết sâu, rộng, có trình độ ngoại
ngưc và có kinh nghiệm sử dụng thư viện nên hộ khá thông thạo trong việc sử

dông các hệ thống tra cứu tin, sử dụng mạng Internet. Nhóm người dùng tin
này thường bày chính xác các yêu cầu về thông tin, tài liệu của mình.
Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm này là thông tin tư liệu đóng vai trò
chủ đạo, phần lớn họ đều có nhu cầu cung cấp tài liệu gốc. Đây cũng chính là
sự khác nhau cơ bản với nhu cầu tin của người dùng tin ở nhóm 1. Thông tin
cho nhóm này là những thông tin mang tính chuyên sâu, ngoài những thông
tin mới, họ cũng rất cần những thông tin hồi cố.
Nhóm NDT này là lực lượng quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng đội ngò cán bộ lý luận chính trị. Họ là những chủ thể thông tin năng
động và tích cực, nhu cầu được phục vụ thông tin cũng rất đa dạng và chính
họ là những người thường xuyên tái tạo, cung cấp những nguồn tin mới qua
các công trình nghiên cứu được công bố. Thiếu thông tin không thể có hoạt
động nghiên cứu khoa học. Với tư cách NDT, họ là đối tượng thường xuyên
sử dụng thư viện, người bạn thân thiết của Trung tâm và của các cơ quan
thông tin, thư viện khác.
Nhóm 3: Học viên
Nhóm NDT là Học viên chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 43,6% tổng số
NDT tại Tung tâm. Đây là lực lượng đông đảo, thường xuyên biến động. Hầu
hết họ là cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ nguồn; cán bộ chủ chốt từ 29 tỉnh
thành phía Bắc về học tập để trang bị những kiến thức về lý luận chính trị.
Nhu cầu tin của nhóm NDT này cũng rất phong phú, đa dạng. Ngoài
việc khai thác, tìm kiếm thông tin phục vụ cho học tập họ còn cập nhật thông
tin hàng ngày để phục vụ công tác chuyên môn ở địa phương. Thông tin mà
họ cần là những thông tin mang tính chất thời sự, về tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội trong nước và thế giới, thông tin phải sâu, rộng, chính xác, khách
quan.
Mục đích thu thập thông tin của người dùng tin
Mục đích thu thập thông tin của người dùng tin tại HVCTKV I chủ yếu
để học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tự nâng cao trình độ. Trong đó,
mục đích thu thập thông tin để phục vụ cho học tập và tù nâng cao trình độ

chiếm (82.5%), nghiên cứu khoa học chiếm (27.5%) và giảng dạy chiếm
(18.2%). Qua phương pháp phỏng vấn người dùng tin tại HVCTKV I cho
thấy, khi được hỏi mục đích thu thập thông tin phần lớn họ đều cho rằng: để

×