Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa dạy và học ở trường đại học và nêu quan điểm của mình về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.8 KB, 4 trang )

Bài tập
LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Đề bài:
Phân tích mối quan hệ giữa dạy và học ở trường đại học và nêu quan
điểm của mình về: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
Bài làm:
Mối quan hệ dạy và học ở trường đại học: Dạy học là một hoạt động có
2 chủ thể: Giảng viên và sinh viên.
Dạy là hoạt động của giảng viên, dạy không chỉ là hoạt động truyền thụ
kiến thức cho sinh viên mà bao gồm cả công việc tổ chức các hoạt động, học
tập của sinh viên từ lúc vào trường đến khi ra trường, điều khiển trí tuệ, nhận
thức của sinh viên, hình thành kỹ năng của sinh viên, hướng dẫn cho sinh viên
phương pháp học tập, giáo dục cho sinh viên về động cơ, ý trí khuyến khích
để sinh viên học tập đạt kết quả cao.
Học là hoạt động nhận thức của con người về những quy luật của tự
nhiên xã hội, tư duy. Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiện
tượng khách quan vào ý thức người học, tuy nhiên nó chủ yếu hướng người
học vào lĩnh hội những chân lý đã được nhân loại phát hiện nhưng chúng lại là
mới đối với họ.
Việc học trong trường đại học là hoạt động của sinh viên, các quy luật
của tự nhiên, xã hội và tư duy đã được nghiên cứu, xây dùng trong chương
trình sách giáo khoa, sinh viên nhận thức các quy luật này thông qua sách giáo
khoa cũng như cách nhận thức, cách nghiên cứu của các nhà khoa học,
phương pháp nghiên cứu của sinh viên tiệm cận với phương pháp của các nhà
khoa học.
Trong trường đại học việc dạy và học là hai hoạt động có mối quan hệ
biện chứng với nhau, dạy và học là hai yếu tố cấu thành của quá trình dạy học.
Nếu chỉ có dạy hoặc chỉ có học riêng rẽ, độc lập thì không có quá trình dạy
học, các mục tiêu đề ra của trường đại học là không thể thực hiện được.
Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học còn thể hiện ở chỗ kết quả của
hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại. Trong qua strình dạy


học giảng viên tác động đến sinh viên bằng các biện páhp sư phạm, sinh viên
tiếp nhận sự tác động của giảng viên. Nếu giảng viên dạy tốt, có phương pháp
tốt sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên sẽ tạo ra được kết quả
học tập tốt đồng thời sinh viên cũng là những chủ thể tích cực, họ là những
thực thể có ý nghĩa của xã hội. Họ ý thức được yêu cầu và nhiệm vụ học tập,
tự giác và chủ động tích cực tiếp nhận sự tác động từ phía giảng viên. Vai trò
chủ thể của sinh viên càng được phát huy, kết quả học tập của sinh viên càng
cao thì hiệu quả của quá trình dạy càng cao.
Sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học đòi hỏi hoạt động dạy đóng
vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học. Giảng viên phải chỉ rõ
phương hướng, nội dung và phương pháp học cho sinh viên khơi dậy tiềm
năng phát huy được tính độc lập sáng tạo của sinh viên. Giảng viên phải thực
sự có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, sáng tạo và nhạy cảm để có thể
đóng vai trò người gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài trong quá
trình dạy học. Thực tiễn chỉ ra rằng chương trình, sách giáo khoa, điều kiện
học tập tốt đến đâu mà người thầy non kém thì không thể có kết quả dạy học
tốt được.
Vậy dạy và học nói chung và trong trường đại học nói riêng là hai hoạt
động của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại
lẫn nhau. Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của
người sinh viên dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giảng viên nhằm giúp sinh
viên nắm vững chương trình đào tạo để trở thành chuyên gia có trình độ cao
phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là một quan điểm tiến bộ, mới về
qua strình dạy học.
Dạy học là một hoạt động có hai chủ thể tham gia đó là giảng viên và
sinh viên. Giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy, học sinh làm nhiệm vụ học tập
hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau gắn bó với nhau không
tách rời nhau. Nếu chỉ có giảng viên mà không có học sinh và ngược lại thì
mục tiêu, mục đích của nhà trường là không đạt được.

Sản phẩm của nhà trường là học sinh, chất lượng của học sinh là cơ sở
đánh giá hoạt động dạy học của nhà trường. Một trường có đội ngò giáo viên
có trình độ cao cơ sở vật vật chất hiện đại nhưng chất lượng của học sinh thấp
thì có thể đánh giá trường đó cũng không phải là trường tốt.
Quá trình dạy học là quá trình người giáo viên truyền thụ kiến thức cho
học sinh, điều khioển trí tuệ, nhận thức của học sinh, hướng dẫn cho học sinh
học tập hình thành nên các kỹ năng. Giáo viên giáo dục cho học sinh động cơ
ý chí nhu câug học tập học sinh đến trường từ những hoàn cảnh khác nhau có
trình độ nhận thức không đồng đều, động cơ, mục đích học tập không giống
nhau . Do vậy việc dạy học phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp để
học sinh đạt được kết quả cao nhất.
Dạy học ở đại học là một quá trình đào tạo những chuyên gia tương lai
về chuyên môn nhất định cho xã hội đất nước.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một quan điểm đổi mới theo
Nghị quyết đại hội Đảng về đổi mới giáo dục ở nước ta. Quan điểm giáo dục
lấy học sinh làm trung tâm phát huy được vai trò tích cực, chủ động, độc lập,
sáng tạo của học sinh nhưng ngược lại không có nghĩa là hạ thấp vai trò của
người giáo viên mà quan điểm giảng dạy này giáo viên phải là người có trình
độ chuyên môn, trình độ sư phạm, sáng tạo nhạy cảm mới có thể đóng vai trò
là người gợi mở, hướng dẫn, trợ giúp, tổng kết kết luận cho học sinh trong quá
trình học tập. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một quan điểm
đổi mới tiến bộ phù hợp với sự phát triển trí tuệ ngày càng cao của nhân loại.

×