Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết hồ chí minh trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.32 KB, 178 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dõn tộc. Cỏc dõn tộc cú nguồn gốc khác
nhau. Cú dõn tộc bản địa, cú dõn tộc di trú từ nhiều vựng khỏc đến vào những
thời kỳ khác nhau. Khi đã chọn lãnh thổ này làm nơi sinh cơ lập nghiệp thỡ
dự cú nguồn gốc, xuất xứ ra sao họ đều chung sống hòa thuận, xem Việt Nam
là Tổ quốc thiêng liêng của mỡnh. Trờn lãnh thổ này, suốt mấy nghìn năm
lịch sử, cỏc dõn tộc phải thường xuyên đối phó với thiên tai, địch họa nên
muốn tồn tại họ phải biết chung lưng đấu cật mới có thể bám đất, giữ nước.
Sự tồn tại, đứng vững của cỏc dõn tộc đó đánh đổi bằng mồ hôi, thậm
chí cả xương máu của biết bao thế hệ con người. Cứ hết thế hệ này đến thế hệ
khác, từ thời này qua thời khác, truyền thống đoàn kết dõn tộc luụn được vun
đắp, hun đúc tạo nên sự gắn kết khăng khít không thể chia cắt giữa cỏc dõn
tộc trong đại gia đình cỏc dõn tộc Việt Nam. Bởi vậy nhiều nhà Dân téc học
cho rằng lịch sử Việt Nam là lịch sử thống nhất quốc gia - dõn tộc. Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam là một, dõn tộc Việt Nam là một"
có ý nghĩa như một chân lý. Cho nên mọi suy nghĩ và hành động không phù
hợp với truyền thống quý báu đó rất có thể sẽ đưa dõn tộc đến thảm họa, là có
tội với Tổ quốc. Lịch sử Việt Nam tự nó đã chứng minh nhờ truyền thống
đoàn kết dõn tộc mà các thế hệ cha ông đã đánh thắng nhiều kẻ thù hùng
mạnh nhất của các thời đại, giữ cho Tổ quốc Việt Nam thống nhất, mãi mãi
trường tồn và phát triển.
Xem lại lịch sử thế giới, người ta hiếm thấy một quốc gia đa dõn tộc
nào trải qua thời gian suốt mấy nghìn năm với biết bao thách thức nghiệt ngã
mà vẫn tồn tại vững chãi đến ngày nay như Việt Nam. Ngay cả khi đầu thế kỷ
XX, nhân loại chứng kiến sự ra đời của một quốc gia đa dõn tộc theo con
đường XHCN (Liờn Xụ), đến giữa thế kỷ phát triển thành hệ thống các nước
1
XHCN (các nước XHCN Đông Âu). Sự kiện đó khiến nhân loại hy vọng và
tin tưởng chắc chắn rằng những quốc gia này đã giải quyết đúng đắn vấn đề
đoàn kết dõn tộc dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lờnin. Nhưng đến cuối


thế kỷ XX, nhân loại lại chứng kiến sự sụp đổ và tan rã nhanh chóng của Liên
bang Xô Viết và các nước XHCN Đông Âu làm cho nhiều người tỏ ra thất
vọng, hoài nghi đối với chủ nghĩa Mác - Lờnin về đoàn kết dõn tộc trong chế
độ XHCN. Nếu suy xét kỹ, người ta sẽ thấy sự đổ vỡ đó không phải bắt đầu
từ lý luận mà chính là khối đoàn kết dõn tộc ở những nước này bị xuyên tạc,
kích động bởi các thế lực thù địch CNXH. Các thế lực thù địch CNXH lợi
dụng sự yếu kém của nhà nước trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần
đoàn kết dõn tộc để gây ra sự bất bình, mâu thuẫn từ nội bộ. Nhiều mâu thuẫn
giữa cỏc dõn tộc tưởng chõng như đã được giải quyết thỏa đáng từ lâu, bấy
giê lại bùng phát dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu làm tổn thất nặng nề
về người và của, nhất là khối đoàn kết dõn tộc ở nhiều nước bị chia rẽ không
dễ gì hàn gắn được. Một số nước tự cho là văn minh hơn những nước khỏc đó
lợi dụng toàn cầu hóa làm công cụ để truyền bá, áp đặt văn hóa, tư tưởng của
chúng, phá hoại sự đoàn kết dõn tộc nhằm mục đích biến những nước khác
trở thành bị lệ thuộc lâu dài. Đú chớnh là biện pháp cơ bản để các nước đế
quốc thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" mà đối tượng chúng nhằm vào
đầu tiên là lực lượng thế hệ trẻ.
Thế hệ trẻ nước ta hiện nay được thừa hưởng một di sản truyền thống
quý báu của dõn tộc. Họ lớn lên trên một đất nước độc lập, tự do. Một mặt họ
không bị ảnh hưởng trực tiếp của nền giáo dục nô dịch như những thế hệ
trước, mặt khác họ lại có nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển toàn diện hơn
các bậc cha anh.
Xã hội ngày càng phát triển thì con người càng cần thiết phải am hiểu
sâu sắc và khai thác triệt để truyền thống tốt đẹp của dõn tộc mỡnh. Bởi lẽ,
sức sống của mỗi dõn tộc bao giê cũng bắt buộc từ những yếu tố nội lực - tức
là sức mạnh của khối đoàn kết dõn tộc. Đối với mỗi con người Việt Nam, vấn
2
đề giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc đem lại cho đời sống những điều
tốt đẹp nhất về phẩm chất mà nếu như không có nú thỡ cuộc sống trở nên mất
ý nghĩa, con người Việt Nam không còn là chính mình nữa. Thực tiễn đã từng

cho ta bài học vô giá, đó là một dõn tộc dự cú bề dày lịch sử và truyền thống
đến đâu nhưng nếu lơi lỏng việc giáo dục thế hệ trẻ tất yếu sẽ đưa dõn tộc đú
đến sự đổ vỡ.
So với lịch sử thì cuộc đời của mỗi con người, mỗi thế hệ là có giới
hạn. Mỗi thế hệ chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh vẻ vang ở một chặng đường
trên con đường rất dài của sự nghiệp lớn mà cha ông ta đó lựa chọn. Vì vậy ở
mỗi chặng đường lịch sử nhất thiết phải diễn ra cuộc chuyển giao giữa các thế
hệ. Thế hệ trước phải chuẩn bị đầy đủ "hành trang", bảo đảm những điều kiện
tốt nhất để thế hệ sau hoàn thành trọng trách của mình. Nếu thế hệ trước
không làm được điều đó thì không ai biết chắc dõn tộc này, đất nước này rồi
sẽ đi đến đâu.
Đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, việc xây dựng, củng
cố khối đoàn kết dõn tộc ở mọi thời kỳ cách mạng luôn được xem là vấn đề
có tính chiến lược quan trọng và cấp thiết. Việc thực hiện các nghị quyết của
Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến phát huy truyền thống đoàn kết
dõn tộc trong thời kỳ xây dựng CNXH đã đem lại những thành tựu rất đáng
ghi nhận. Đó là những đổi thay về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa, giáo dục của cả nước, đặc biệt là ở cỏc vựng dõn tộc và miền núi.
Song, vấn đề đoàn kết dõn tộc vẫn còn tiềm Èn nhiều nhân tố phức tạp ảnh
hưởng không tốt đến tinh thần và thái độ của thế hệ trẻ nước ta. Những năm
gần đây trong thế hệ trẻ đã nổi lên hiện tượng rất đáng lo ngại: lý tưởng
XHCN có phần bị mờ nhạt, sự hiểu biết về lịch sử và truyền thống dõn tộc bị
sa sót. Điều lo ngại nhất là trong thế hệ trẻ đã xuất hiện xu hướng chủ nghĩa
dõn tộc cực đoan và cùng với nó là chủ nghĩa ly khai, chia rẽ khối đoàn kết
dõn tộc. Những thay đổi đáng lo ngại trong thế hệ trẻ có phần do mặt trái của
toàn cầu hóa, nhưng cái căn bản nhất là do yếu kém của nền giáo dục nước ta.
3
Sù quan tâm, chăm lo giáo dục của Đảng, của Nhà nước và toàn xã hội đối
với thế hệ trẻ chưa toàn diện và chưa tương xứng với yêu cầu mới của sự
nghiệp cách mạng.

Thực tiễn trên khiến cho toàn xã hội không khỏi băn khoăn về những
"hành trang" chuẩn bị cho những con người sẽ làm chủ vận mệnh đất nước
sau này. Trong Di chóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [1] hàm chứa ý
nghĩa trọng đại đó. Tất cả những điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tạo điều
kiện khuyến khích, có kế hoạch nghiên cứu, giáo dục thế hệ trẻ phát huy sức
mạnh truyền thống đoàn kết dõn tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện
tại.
Việc nghiên cứu có hệ thống từ thực tiễn đến lý luận của vấn đề nêu
trên như một đòi hỏi khách quan của thời kỳ phát triển đất nước, vấn đề có ý
nghĩa to lớn đối với tiền đồ của cách mạng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước đây rất lâu, C.Mỏc cho rằng sự hình thành và phát triển của
CNTB gắn liền với sự áp bức, bóc lột lao động làm thuê nờn đó tạo ra nhiều
mâu thuẫn, xung đột giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngay trong lòng
XHTB. Muốn xóa bỏ sự áp bức, thống trị của giai cấp tư sản thì giai cấp vô
sản không thể đấu tranh đơn độc mà phải tự vươn lên trở thành dõn tộc; đồng
thời thực hiện liên minh với những tầng líp lao động trong nước, nhất là giai
cấp vô sản ở những nước khỏc thỡ cuộc đấu tranh đó mới có hiệu quả. C.Mỏc
nêu lên luận điểm trở thành khẩu hiệu kêu gọi: "Vô sản tất cả các nước đoàn
kết lại". Tiếp tục sự nghiệp cách mạng của C.Mỏc trong thời kỳ của CNĐQ,
V.I.Lờnin phát triển luận điểm trên thành: " Vô sản tất cả các nước và cỏc
dõn tộc bị áp bức đoàn kết lại". V.I.Lờnin coi trọng đoàn kết dõn tộc không
có nghĩa là xem nhẹ đấu tranh giai cấp mà chính là nhằm đoàn kết rộng rãi
mọi lực lượng để thúc đẩy đấu tranh giai cấp nhanh chóng giành thắng lợi.
4
Như vậy, có thể thấy C.Mỏc và V.I.Lờnin xem vấn đề đoàn kết giai
cấp, đoàn kết dõn tộc là vấn đề sống còn của cách mạng vô sản. Các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lờnin đó bổ sung, làm phong phó tri thức nhân loại
về vai trò và sức mạnh to lớn của đoàn kết dõn tộc cả trên bình diện lý luận

lẫn thực tiễn.
Thời kỳ xây dựng CNXH ở Liờn Xụ và một số nước XHCN Đông Âu
cũng có những nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến đề tài dưới góc độ
triết học. A.F.Dashdamirov với tác phẩm "Dõn téc và cá nhân" (Nxb "ELM"
BaKu 1976) đề cập tới quan hệ dõn tộc và cá nhân, xem xét quan hệ cá nhân
với tính cách là chủ thể các quan hệ xã hội, ụng cú trình bày khái quát về tinh
thần đoàn kết dõn tộc. Tác giả khác là An-phơ-rột Cụ-din-gơ với tác phẩm
"Dõn téc trong lịch sử và thời đại ngày nay" (Nxb Thông tin lý luận, H.,
1985) sử dụng quan điểm duy vật lịch sử phân tích vấn đề dõn tộc, đề cập tới
ý thức dõn tộc và tình cảm dõn tộc dự chỉ ở mức độ rất sơ lược. Những tác giả
trên tuy không đề cập sâu đến truyền thống đoàn kết dõn tộc nhưng góp phần
làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta xung quanh vấn đề dõn tộc theo
quan điểm mỏc - xớt.
Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến và thực dân chưa có công trình
nào nghiên cứu về giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc, chỉ có một số công
trình nghiên cứu về đặc điểm, văn hóa của cỏc dõn tộc nhằm mục đích phục
vụ cho chính sách thực dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên khi
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lờnin vào Việt Nam đã biết kết hợp một cách
đúng đắn, sáng tạo giữa tinh hoa văn hóa phương Đông với phương Tây, giữa
sức mạnh dõn tộc với sức mạnh thời đại. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh đến việc phát huy
khối đoàn kết dõn tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dõn tộc là kho tàng
lý luận vô giá để lại cho Đảng và nhân dân ta tiếp tục nghiên cứu vận dụng
trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.
5
Vào thời kỳ đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây có nhiều
công trình, đề tài khoa học, hội thảo khoa học đã công bố liên quan đến đề tài
với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. GS. Trần Văn Giàu với "Giá trị tinh
thần truyền thống của dõn tộc Việt Nam" (Nxb KHXH, H., 1980), GS. Phan
Huy Lờ - Vũ Minh Giang với "Các giá trị truyền thống và con người Việt

Nam hiện nay" (Chương trình KHCN cấp Nhà nước đề tài KX.07-02, gồm 2
tập xuất bản năm 1994 và 1996) đề cập khá sâu sắc về các giá trị tinh thần
truyền thống được hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử dõn tộc như:
truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết dõn tộc, truyền thống nhân
nghĩa, truyền thống lao động cần cù - sáng tạo, Bằng việc phân tích dựa
trờn cơ sở khoa học, các nhà khoa học trên đưa ra những nhận định, đánh giá
về mặt tích cực và tiêu cực của truyền thống dõn tộc, từ đó đề xuất các giải
pháp phát huy truyền thống tốt đẹp của dõn tộc trong hội nhập quốc tế. Dưới
góc độ Dõn tộc học, GS.TS Phan Hữu Dật với tác phẩm "Góp phần nghiên
cứu Dõn tộc học Việt Nam" (Nxb CTQG, H., 2004) đưa ra những căn cứ xác
đáng khẳng định tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa cỏc dõn tộc ở Việt
Nam, nêu những ý kiến góp phần lý giải quan điểm đúng đắn, nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta về chính sách dõn tộc, khẳng định đoàn kết dõn tộc vừa
là nền tảng tinh thần vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Ngân (2000), "Xõy
dùng ý thức và tình cảm dõn tộc chân chính cho con người Việt Nam trước
những thách thức hiện nay" phân tích sự hình thành và nội dung cơ bản của
tình cảm dõn tộc đồng thời dự báo về xu hướng phát triển của nó trong những
năm tới. Các giải pháp của luận án có đề xuất phải đổi mới nội dung và
phương pháp giáo dục ý thức và tình cảm dõn tộc chân chính cho con người
Việt Nam. Tiếp cận truyền thống đoàn kết dõn tộc ở góc độ lịch sử, luận án
tiến sĩ của Nguyễn Thị Hoa (2001) với đề tài "Quá trình thực hiện chiến lược
đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1945-1954)" làm rõ cơ sở hình thành và vai trò của chiến lược đại đoàn kết
6
Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng ở giai đoạn này, từ đó rót ra
một số bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược.
Tháng 5/2003, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội
thảo khoa học với chủ đề Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các bài tham luận hội thảo khoa học khẳng định đoàn kết dõn tộc là truyền
thống cực kỳ quý báu của dõn tộc Việt Nam, đại đoàn kết dõn tộc là một tư
tưởng lớn được hình thành và phát triển cùng với toàn bộ quá trình hoạt động
lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với Đảng ta, nó không
phải là sách lược của một thời kỳ mà là chiến lược cơ bản và lâu dài, là nguồn
sức mạnh vô tận làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy,
nhiều tham luận đặt vấn đề phải chăm lo xây dựng và củng cố khối đoàn kết
dõn tộc trong điều kiện mới ở nước ta hiện nay.
Liên quan đến vấn đề giáo dục thế hệ trẻ, gần đây cũng có nhiều công
trình, luận án tiến sĩ nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận
khác nhau. Tác giả Văn Tùng với tác phẩm "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục thanh niên" (Nxb Thanh niên, H., 2002); Nguyễn Hồng Hà "Văn
hóa truyền thống dõn tộc với giáo dục thế hệ trẻ" (Nxb VHTT, H., 2001);
luận án tiến sĩ năm 2002 của Đoàn Nam Đàn "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục - đào tạo thanh niên ở nước ta hiện nay"; luận án tiến sĩ
năm 2001 của Nghiêm Sĩ Liêm " Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ
trẻ ở nước ta hiện nay" Các tác giả rất đề cao vai trò của thế hệ trẻ trong sự
nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm chăm
sóc, giáo dục thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước. Nội dung
giáo dục thế hệ trẻ cần chú ý giáo dục về lý tưởng cách mạng, đạo đức, khoa
học - kỹ thuật, bản sắc văn hóa dõn tộc. Tác giả Văn Tùng nhấn mạnh đến
phương châm phương pháp giáo dục thế hệ trẻ cần gắn giữa học với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tác
7
giả Nghiêm Sĩ Liêm luận giải về chức năng của gia đình và vai trò giáo dục
gia đình đối với thế hệ trẻ khá sâu sắc
Vấn đề xây dựng, củng cố khối đoàn kết dõn tộc và chăm lo bồi
dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ không phải là vấn đề mới. Các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lờnin, nhiều nhà khoa học xem đoàn kết dõn tộc là vấn đề
có tính chiến lược đặc biệt quan trọng nhất là trong thời kỳ xây dựng CNXH.

Đối với một quốc gia đa dõn tộc như Việt Nam, đoàn kết dõn tộc còn là
truyền thống lâu đời, là vốn quý của dõn tộc cần được giữ gìn, khai thác trong
thế hệ trẻ để bảo đảm sự nghiệp cách mạng được tiếp nối vững chắc. Vai trò
của thế hệ trẻ đối với tương lai dõn tộc cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu
đã công bố, nhìn chung chỉ đặt vấn đề phải chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ về lý
tưởng cách mạng, về đạo đức, về bản sắc văn hóa dân tộc.v.v trong thời kỳ
đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới. Chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu ở góc độ triết học một cách hệ thống từ lý luận đến thực tiễn "Vấn đề
giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện
nay".
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích:
Từ quan điểm mỏc-xớt về truyền thống đoàn kết dõn tộc, nội dung và
vai trò của giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ, luận án phân
tích thực trạng việc giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ ở
Việt Nam, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới việc
giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
8
+ Làm rõ quan điểm mỏc-xớt về truyền thống đoàn kết dõn tộc, nội
dung và vai trò của giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ.
+ Khảo sát, điều tra xã hội học, đánh giá thực trạng của việc giáo dục
truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,
từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn, bất cập của việc giáo dục truyền thống
đoàn kết dõn tộc và vấn đề đặt ra.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thay đổi việc
giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ phù hợp với những đòi

hỏi của sự nghiệp cách mạng mới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
- Nội dung giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc Việt Nam và vai
trò của nó trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam.
- Vấn đề giữ gìn, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân téc
đối với thế hệ trẻ ở Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay.
- Những vấn đề nảy sinh về mặt phẩm chất trong thế hệ trẻ do sự thiếu
quan tâm giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc, đặc biệt là trong đối tượng
thanh niên (là học viên và sinh viên).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết dõn
tộc; về vấn đề bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ.
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và lụgớc, kết hợp phân tích và tổng
hợp, diễn dịch và quy nạp, thống kê, điều tra xã hội học và khảo sát thực tế.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
9
Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung, phương châm, phương pháp
giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc cho thế hệ trẻ ở Việt Nam, quan hệ
giữa giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc với giáo dục thế hệ trẻ nói chung;
phát hiện những vấn đề nẩy sinh từ thực trạng giáo dục truyền thống đoàn kết
dõn tộc cùng với xu hướng tách rời giữa quá khứ với hiện tại trong giáo dục
truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ hiện nay.
Luận án đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu giáo dục truyền
thống đoàn kết dõn tộc cho thế hệ trẻ phù hợp với điều kiện mới của đất nước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ ý nghĩa của truyền thống đoàn kết dõn tộc
đối với việc giáo dục thế hệ trẻ trước yêu cầu phát triển đất nước trong giai
đoạn hiện nay.

Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể
và những người trực tiếp tham gia công tác thanh niên, công tác giáo dục thế
hệ trẻ.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án gồm 3 chương, 8 tiết.
10
Chương 1
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TẫC
CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM
1.1. QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐOÀN
KẾT DÂN TẫC
1.1.1. Khái niệm giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc
1.1.1.1. Dõn tộc
Khái niệm dõn tộc được đề cập và nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực
khoa học thuộc khoa học xã hội - nhân văn như: triết học, tâm lý học, lịch sử,
xã hội học, dõn tộc học, nhân chủng học Vì là đối tượng nghiên cứu của
nhiều bộ môn khoa học, mỗi môn khoa học lại tiếp cận, khai thác ở những
khía cạnh khác nhau nên khái niệm "Dõn tộc" đến nay vẫn còn nhiều ý kiến
không thống nhất, cần tiếp tục bàn luận.
Trong tác phẩm "Chủ nghĩa Mác và vấn đề dõn tộc", J.V. Stalin định
nghĩa "Dõn tộc là một khối cộng đồng người ổn định, thành lập trong lịch sử,
dựa trờn cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về
hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa". Định nghĩa của
J.V.Stalin có hai điểm cần lưu ý là:
- Dõn téc phải hội tụ đủ cả bốn đặc trưng nói trên.
- Dõn téc chỉ hình thành kể từ thời đại TBCN.
Nếu theo định nghĩa của J.V.Stalin thì Do Thái không phải là dõn tộc
do không có cộng đồng về lãnh thổ và kinh tế, họ sống rải rác khắp nơi trên
thế giới. Hay ở Việt Nam, cỏc dõn tộc cư trú xen kẽ và phân tán cao độ, nếu

vậy trong danh mục cỏc dõn tộc nước ta không thể nào được tính lên đến con
sè 54 dõn tộc. Trước đây định nghĩa đó bị ngộ nhận là định nghĩa chuẩn mực
của C.Mỏc và Ph.Ăngghen trong thời gian khỏ lõu ở các nước thuộc hệ thống
11
XHCN. Đến khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, giới khoa học Nga khám phá và
kết luận định nghĩa Êy có điểm chưa thật khoa học và không phù hợp với thực
tế.
Khi nghiên cứu lại lý luận, giới khoa học phát hiện ra rằng định nghĩa
và quan niệm về sự hình thành dõn tộc ở trên hoàn toàn không phải của
C.Mỏc và Ph.Ăngghen. Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", C.Mỏc và
Ph.Ăngghen dùng thuật ngữ dõn tộc để chỉ cỏc dõn tộc phát triển đạt đến trình
độ quốc gia, đồng thời cũng dùng thuật ngữ dõn tộc để chỉ các cộng đồng
người chưa có nhà nước. Điều này được chứng minh một cách rõ ràng hơn
trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước", Ph.Ăngghen có sử dụng cả thuật ngữ cỏc dõn tộc dã man để chỉ cụ thể
cỏc dõn tộc cũn trong thời kỳ xã hội nguyên thủy.
Mặc dù định nghĩa của J.V.Stalin còn những điểm khiếm khuyết cần
được bổ sung, điều chỉnh nhưng cuộc tranh luận khoa học vẫn đang tiếp tục
và vẫn chưa tìm được định nghĩa mới có tính kinh điển được nhiều người
chấp nhận để thay thế. Gần đây, một số nhà triết học nước ta đưa ra định
nghĩa: "Dõn téc là cộng đồng xã hội - téc người ổn định, bền vững được
thành lập trong lịch sử, bao gồm những thành viên có quan hệ cộng đồng về
mặt lãnh thổ, ngôn ngữ sinh hoạt, kinh tế, có quan hệ cộng đồng trực tiếp về
mặt nhà nước và pháp luật, có quan hệ cộng đồng và sắc thái tâm lý, tính
cách, bản sắc văn hóa, có chung một lịch sử dựng nước và giữ nước. Do
những quan hệ nói trên, các thành viên trong dõn tộc cùng chia sẻ những "lợi
Ých dõn tộc chính đáng"" [2].
Trong khi giới khoa học còn bị ràng buộc bởi định nghĩa dõn tộc của
J.V.Stalin, thì ở Việt Nam từ năm 1966, đồng chí Lê Duẩn đã nêu lên quan
điểm cho rằng ở Việt Nam dõn tộc hình thành từ khi lập nước chứ không phải

đến khi CNTB nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khái niệm dõn
tộc ở Việt Nam hiện nay lại đang được hiểu và sử dụng không thống nhất
trong giới khoa học cũng như trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng.
12
Nhìn chung, khái niệm dõn tộc ở Việt Nam, được nghiên cứu, sử dụng
với rất nhiều nghĩa khác nhau:
Một là, dõn téc được hiểu là một cộng đồng dân cư cùng sống trên
lãnh thổ quốc gia xác định, dưới sự điều hành của một nhà nước trung ương
thống nhất. Theo nghĩa này thì tất cả các cư dân cùng sinh sống trên lãnh thổ
nước ta dự cú khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán, thậm chí
cả về nguồn gốc chủng téc miễn là có chung nhiệm vụ chính trị là xây dựng
và bảo vệ đất nước thì đều thuộc về cộng đồng dõn tộc - quốc gia. Kiểu cộng
đồng này rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước ở châu Á
như Trung Hoa, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam Chẳng hạn khi núi dõn
tộc Việt Nam, ta phải hiểu đó là để chỉ tất cả các cộng đồng cư dân sống trong
nước Việt Nam được hình thành từ thời các vua Hùng, với một thể chế chính
trị - xã hội nhất định, với một lãnh thổ, một tiếng nói giao tiếp chung, mét ý
thức tự giác của mỗi người là thành viên của dõn tộc đú.
Hai là, khỏi niệm dõn tộc dựng để chỉ cỏc tộc người (Ethenos). Năm
1979, nước ta đã công bố Bảng danh mục các thành phần dõn tộc Việt Nam.
Các thành phần dõn tộc ở đây gồm 54 téc người được xác định dùa vào ba
tiêu chớ: Cú ngôn ngữ chung, có đặc trưng chung về sinh hoạt - văn hóa, có ý
thức tự giác téc người; trong đó, ý thức tự giác téc người được coi là tiêu chí
quan trọng nhất. Ví dụ như: dõn tộc Tày, dõn tộc Thỏi, dõn tộc Chăm, dõn tộc
Ê đê
Ba là, khỏi niệm dõn tộc dựng để chỉ những cộng đồng người không
thuộc thành phần đa số, tức không phải người Kinh. Khái niệm này còn được
dùng để đặt tên cho một số tổ chức thuộc cơ quan nhà nước có liên quan đến
các vấn đề của các cộng đồng thiểu số như: Hội đồng dõn tộc của Quốc hội,
Ủy ban dõn tộc của Chính phủ, các Ban dõn tộc ở các tỉnh, các Trường Dõn

tộc nội trú ở các địa phương
13
Có trường hợp người ta sử dụng khái niệm dõn tộc như một danh từ
riêng (Người dân téc - chỉ một người hay một nhóm người thuộc cộng đồng
thiểu số cụ thể nào đó). Cách sử dụng này mặc nhiên không thừa nhận cộng
đồng đa số thuộc phạm trù dõn tộc, sử dụng như vậy hoàn toàn không chính
xác.
Gần đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở miền Nam sử
dụng thuật ngữ sắc téc khi đề cập đến cỏc dõn tộc ở Tõy Nguyờn. Cách sử
dụng đó nên tránh vì nguồn gốc xuất phát của thuật ngữ này dùng để chỉ cỏc
tộc người da màu, da đen với ý nghĩa miệt thị mà những học giả da trắng
không bao giờ dựng để tự xác định cộng đồng của họ. Dưới thời Mỹ - Diệm ở
miền Nam, thuật ngữ sắc tộc dựng để chỉ cỏc tộc người không phải Kinh hay
Hoa cũng với ý nghĩa đó.
Như vậy, ở Việt Nam khái niệm dõn tộc được sử dụng với rất nhiều
nghĩa khác nhau, ngay cả giữa các nhà Dân téc học cũng chưa có sự thống
nhất. Qua nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, tác giả luận án
đồng ý với quan điểm của GS.TS Phan Hữu Dật và PGS.TS Lê Sĩ Giáo về
việc xác định nội hàm của khái niệm dõn tộc phải vừa bảo đảm tính chính
xác, khoa học vừa phù hợp với cách dùng theo thãi quen từ trước đến nay.
Theo đó, chỉ nên hiểu khái niệm dõn tộc với hai cấp độ như sau:
Thứ nhất, dõn téc được hiểu là dõn tộc - quốc gia (Nation), tức là một
cộng đồng chính trị - xã hội bao gồm tất cả các thành phần dõn tộc đa số và
thiểu số sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Cách
hiểu này hoàn toàn đúng với quan điểm của Ph.Ăngghen: Nhà nước là điều
kiện tồn tại của dõn tộc. Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", C.Mỏc và
Ph.Ăngghen không coi dõn tộc là phạm trù duy nhất của thời đại TBCN, mà
còn để gọi các cộng đồng người trong các xã hội có nhà nước dưới các hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau chứ không riêng thời đại TBCN. Với ý nghĩa
đó, khi ta núi dõn tộc Trung Hoa hay dõn tộc Việt Nam cần được hiểu đây là

dõn tộc - quốc gia.
14
Thứ hai, dõn téc được hiểu là téc người (Ethenos), là một cộng đồng
người có chung nguồn gốc được hình thành trong lịch sử, mang ba đặc trưng
chủ yếu sau: Cộng đồng về tiếng nói, về văn hóa và về tự ý thức dõn tộc.
Nghĩa là trong một quốc gia đa dõn tộc, dù là dõn tộc đa số hay dõn tộc thiểu
số đều được gọi là dõn tộc. Nếu đọc các bài nói chuyện, bài viết hay các tác
phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến dõn tộc, ta thấy thuật ngữ dõn
tộc được sử dụng rất nhất quán, không bao giê Người sử dụng thuật ngữ bộ
lạc hay bộ téc để chỉ bất cứ dõn tộc nào trong sè 54 dõn tộc cựng sinh sống
trên đất nước ta.
Khái niệm trong khoa học không phải là vấn đề hình thức, nó không
chỉ quy định nội dung của thuật ngữ, mà còn liên quan đến những nhiệm vụ
được đặt ra cần giải quyết. Vì vậy, điều quan trọng đối với khái niệm dõn tộc
là xác định tư tưởng bình đẳng dõn tộc, nếu như không lấy nó làm cơ sở thì
mọi chủ trương, biện pháp tác động đến dõn tộc đều không đúng đắn và sẽ
không mang lại hiệu quả mong muốn. Trong 54 dõn tộc ở nước ta, nếu vì một
lý do nào đó ta gọi một dõn tộc là bộ téc hay bộ lạc, cú dõn tộc được gọi là
dõn tộc thỡ làm sao tránh khỏi có cách hiểu thiên lệch về sự bình đẳng dõn
tộc, làm sao khắc phục được tư tưởng dõn tộc hẹp hòi hay tư tưởng tự ti dõn
tộc.
b) Truyền thống dõn tộc
Khái niệm "truyền thống" được sử dụng nhiều trờn cỏc sách báo, Ên
phẩm, các công trình khoa học và cả trong ngôn ngữ sinh hoạt đời thường.
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm này có nhiều cách diễn đạt. Do cách
tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà mỗi tác giả đưa ra ý kiến có
một số điểm không thống nhất chung quanh khái niệm "truyền thống".
Theo cách hiểu thông thường thì truyền thống là những gì được truyền
từ đời này sang đời khác. Truyền thống vốn là một từ Hán Việt, trong "Đại từ
điển tiếng Việt" định nghĩa "Truyền thống: nền nếp, thãi quen tốt đẹp được

15
lưu giữ từ đời này qua đời khỏc". Cỏch định nghĩa này chỉ nêu lên được mặt
tốt đẹp của truyền thống, chưa nêu lên mặt hạn chế của nó trong quá trình
phát triển của xã hội.
Tiếp cận ở góc độ văn hóa, GS. Vũ Khiêu định nghĩa: "Truyền thống
là những thãi quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ
và hành động của một dõn tộc, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một
tập đoàn lịch sử" [3]. Khi xem xét truyền thống trong mối quan hệ giữa quá
khứ với hiện tại, Trần Đình Sử viết: "Truyền thống là mối quan hệ lịch sử mà
một đầu là những giá trị tư tưởng, văn hóa được sáng tạo trong quá khứ lịch
sử dõn tộc và một dầu là sự thẩm định, xác lập và phát huy của người hiện
đại. Vì vậy, có thể nói truyền thống là các giá trị quá khứ mang ý nghĩa hiện
đại" [4]. Trong một công trình khoa học thuộc Chương trình khoa học công
nghệ cấp nhà nước (Chương trình KX-07) được xuất bản thành sách do
GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên có tên: "Vấn đề con người trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đưa ra định nghĩa: "Truyền thống là tập hợp
những tư tưởng và tình cảm, những tập quán, thãi quen trong tư duy, lối sống
và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử
trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [5].
Luận án tiến sĩ Triết học "Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá
trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay", Nguyễn Lương Bằng
đưa ra định nghĩa: "Truyền thống là một khái niệm, dùng để chỉ những hiện
tượng như tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, thãi quen trong tư duy,
tâm lý, lối ứng xử được hình thành trên cơ sở những điều kiện tự nhiên - địa
lý, kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của con người trong quá trình lịch sử
và được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác trong một cộng đồng người
nhất định" [6].
Mặc dù có sự khác nhau trong định nghĩa về "truyền thống" giữa các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhưng nội hàm và ngoại diên của khái niệm
này đều được diễn đạt rõ ràng dựa trờn thế giới quan và phương pháp luận

16
mỏc-xớt. Về cơ bản, tất cả các ý kiến đều thống nhất ở những dấu hiệu đặc
trưng của truyền thống. Đó là những yếu tố, những giá trị của cộng đồng
người được hình thành tương đối ổn định trong lịch sử, được lưu truyền, cải
biến trong hiện tại và tương lai.
Truyền thống không chỉ hoàn toàn gồm những cái tốt đẹp mà truyền
thống cũn cú cả những cái xấu, những yếu tố lạc hậu. Khi nói đến "giá trị
truyền thống" là đã bao hàm sự tuyển chọn và phân biệt, là nói đến những
truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và tiêu biểu cho bản sắc văn hóa
dõn tộc. GS. Trần Văn Giàu sử dụng thuật ngữ "giá trị tinh thần truyền thống"
để chỉ những truyền thống tốt đẹp, phân biệt với những phong tục, tập quán
xấu. Ông cho rằng: "Giá trị tinh thần truyền thống của một dõn tộc là những
nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong nước thuộc các thời đại, các giai
đoạn lịch sử đều dùa vào để phân biệt phải trái, để nhận định nên chăng, nhằm
xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ của dõn tộc đú" [7].
Truyền thống có nhiều cấp độ rộng hẹp khác nhau như: truyền thống
gia đình, truyền thống dõn tộc, truyền thống phương Đông "Truyền thống
dõn tộc là hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một dõn tộc, được hình
thành trong các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử nhất định, được kết tinh,
tích luỹ và lưu truyền qua các thế hệ trong lịch sử của dõn tộc, làm nên bản
sắc dõn tộc" [8]. Mỗi quốc gia - dõn tộc đều có truyền thống riêng của mình,
tùy theo điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - cô thể mà nú cú quá trình hình
thành, phát triển sớm muộn khác nhau. Truyền thống dõn tộc Việt Nam hình
thành, phát triển do sự tác động tổng hợp, thường xuyên của nhiều yếu tố
mang tính tất yếu, đó là: đặc điểm tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, môi trường văn
hóa khu vực Chính sự tác động của những yếu tố đó buộc con người Việt
Nam phải tìm cách ứng phó liên tục nên nhiều phẩm chất được trui rèn, nhiều
thãi quen dần dần trở thành tập quán và đồng thời tính cách con người cũng
được định hình theo mét xu hướng nhất định. Trải qua biết bao thế hệ con
người tiếp nối, truyền thống dõn tộc Việt Nam được lưu truyền, vun đắp và

17
phát triển ngày càng phong phó. Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước của dõn tộc Việt Nam, nhiều tuyền thống quý báu thể hiện tính bền
vững và trường tồn cùng đồng hành với dõn tộc Việt Nam như: truyền thống
yêu nước và bất khuất; truyền thống đoàn kết dõn tộc; truyền thống nhân ái,
khoan dung; truyền thống lao động cần cù Trong đó, truyền thống đoàn kết
dõn tộc là truyền thống cực kỳ quý báu được xem là một trong những giá trị
tinh thần đặc sắc nhất của dõn tộc Việt Nam.
c) Giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc
Thuật ngữ giáo dục được sử dụng rất nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày
để biểu đạt khái niệm thông thường lẫn khái niệm khoa học. Nhìn chung,
thuật ngữ này thường được hiểu với hai nghĩa:
Một là, giáo dục là hiện tượng khách quan diễn ra trong đời sống xã
hội mà mỗi con người, mỗi thế hệ Ýt hoặc nhiều đều chịu sự tác động mang
tính tự phát của nó.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không thể tách rời
khỏi môi trường xã hội - nơi con người sinh ra và lớn lên. Cho nên mỗi cá
nhân, mỗi thế hệ luôn chịu sự tác động khách quan của vô số các quan hệ xã
hội như: kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa Những tác động đú chớnh là
quá trình giáo dục đang diễn ra một cách khách quan độc lập với ý muốn con
người.
Hai là, hoạt động giáo dục được tổ chức theo cách riêng của các chủ
thể giáo dục với mục tiêu đã được xác định từ trước.
Đây là hoạt động diễn ra song song với quá trình giáo dục tự phát, là
hoạt động có tổ chức, có kế hoạch và có định hướng nhằm đào tạo ra những
con người có phẩm chất phù hợp với yêu cầu phát triển ở từng giai đoạn cụ
thể của lịch sử. Đối với bất kỳ chế độ xã hội nào, việc chăm lo phát triển
nguồn lực con người đồng nghĩa với việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo
dục. Ngày nay, không chỉ ở những nước giàu mà cả những nước nghèo đều
18

xem chiến lược giáo dục - đào tạo con người là quốc sách hàng đầu. Với ý
nghĩa như vậy nên khi đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục người ta thường
căn cứ vào công việc tổ chức và phối hợp hoạt động của các chủ thể giáo dục:
gia đình, nhà trường, các tổ chức trong cộng đồng xã hội
Theo nghĩa đó, "Từ điển Giáo dục học" định nghĩa giáo dục là: "Hoạt
động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động
nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối
sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành
và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu
chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội" [9].
Các khái niệm "dõn tộc", "truyền thống", "truyền thống dõn tộc",
"giáo dục" được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lờnin định nghĩa, các
nhà khoa học khai thác trong rất nhiều tác phẩm. Tuy nhiên, do yêu cầu đặt ra
của việc nghiên cứu mà khái niệm "Truyền thống đoàn kết dõn tộc" và khái
niệm " Giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc" cho đến nay vẫn chưa có tác
giả nào đưa ra định nghĩa đầy đủ.
Ở Việt Nam, truyền thống đoàn kết dõn tộc được xem là giá trị tinh
thần cao quý và đặc sắc của dõn tộc, là vấn đề mà Đảng, Nhà nước, các nhà
khoa học nước ta đặc biệt quan tâm.
Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm
1998 có định nghĩa đoàn kết là: "kết thành một khối, thống nhất ý chí, không
mâu thuẫn, chống đối nhau" [10]. Trong từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ
điển học và một số từ điển khác đưa ra khái niệm đoàn kết là "kết thành một
khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung" [11], còn Đại đoàn kết là
"đoàn kết rộng rãi" [12]. Đây là những định nghĩa mang tính phổ thông đối
với cụm từ Hán Việt này, chỉ đưa ra cách hiểu đơn giản, chưa có nội dung
đầy đủ.
19
Từ những khái niệm "dõn tộc", "truyền thống", "giáo dục", "đoàn
kết" như đã đề cập, có thể hiểu khái quát giáo dục truyền thống đoàn kết

dõn tộc là "hệ thống hoạt động của các chủ thể giáo dục tác động đến đối
tượng giáo dục nhằm truyền thụ tri thức và tình cảm, kinh nghiệm và kỹ năng
sống gắn bó với cộng đồng, kết thành một khối thống nhất ý chí và hành
động, với mục đích giúp đối tượng giáo dục hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất, nhân cách phù hợp với đạo lý cao đẹp ngàn đời của dõn tộc".
Từ cách hiểu trên về giáo dục truyền thống đoàn kết dõn tộc cho thấy
vai trò của các chủ thể giáo dục hết sức quan trọng, phải có sự phối hợp chặt
chẽ trong hoạt động, có nội dung, có phương pháp giáo dục rõ ràng, phù hợp
với đối tượng cụ thể. Việc tiếp thu của đối tượng giáo dục không phải thụ
động mà là tích cực, chủ động và sáng tạo. Có như thế thì giáo dục truyền
thống đoàn kết dõn tộc mới đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu và
mục tiêu phát triển xã hội hiện tại. Sự mạnh hay yếu, thịnh hay suy của mỗi
quốc gia - dõn tộc tùy thuộc vào kết quả của quá trình giáo dục - đào tạo
những líp người kế nghiệp.
1.1.2. Cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của truyền thống
đoàn kết dõn tộc Việt Nam
1.1.2.1. Cơ sở hình thành truyền thống đoàn kết dõn tộc Việt Nam
Những công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, dõn
tộc học, khảo cổ học đã cung cấp chứng cứ cho thấy truyền thống đoàn kết
dõn tộc Việt Nam có nguồn gốc từ sự tác động của các yếu tố có tính đặc thù.
Thứ nhất, cỏc dõn tộc nước ta cùng chịu chung ảnh hưởng của hoàn
cảnh thiên nhiên khắc nghiệt.
Đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên và sinh thái nước ta chứa
đựng nhiều tiềm năng to lớn, đồng thời lại gây nhiều khó khăn, thách thức
hiểm nghèo đối với con người. Qua những tư liệu về lịch sử, kết quả khảo cổ
và một số đề tài khoa học khác khẳng định có nhiều chứng cứ cho thấy từ thời
20
cổ đại cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và đánh bắt.
Mong muốn của các cư dân khi đến đây là xây dựng một cuộc sống ổn định,
văn minh, thoát dần cuộc sống hái lượm, săn bắn bấp bênh đầy nguy hiểm để

tìm tới cuộc sống định cư vững vàng và sung tóc.
Ở nước ta, trong muôn vàn những yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến
cuộc sống hàng ngày của con người thì môi trường sông nước là yếu tố
thường xuyên và có tác động mạnh mẽ nhất. Các cư dân đầu tiên đến vùng đất
này chọn nơi định cư có địa thế tương đối thuận lợi là khu vực hạ lưu có
nhiều sông ngòi chằng chịt nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là
biển cả. Bởi vì địa hình đó thuận lợi cho công việc trồng trọt, chăn nuôi và
đánh bắt nhất. Tuy nhiên, công việc khởi đầu của họ không hÒ dÔ dàng do sự
khắc nghiệt của thiên nhiên. Trước cảnh bốn bề "rừng thiêng nước độc",
nhiều vùng trũng thấp nên muốn khai hoang, cải tạo đất phát triển sản xuất thì
họ nhất thiết phải dùa vào sức mạnh của tập thể. Theo đề tài KX.07.02
(Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước) do GS. Phan Huy Lê chủ
biên; thì có nhiều chứng cứ cho thấy cư dân xa xưa ở khu vực phía Bắc nước
ta đã khai thác ruộng đất theo phương thức tập thể, đất đai canh tác trong một
thời gian dài thuộc sở hữu tập thể. Đến nay mô hình ruộng đất công vẫn còn
dấu tích ở nhiều nơi. Nguồn nước dồi dào của các con sông với địa hình dốc
đổ ra hướng biển Đông, mưa lớn tập trung chỉ một thời gian ngắn trong năm
là nguyên nhân gây ra lò lụt. Thêm nữa, ngoài khơi vùng biển nước ta là một
trong những trung tâm phát sinh bão nhiệt đới, hàng năm có đến hơn 10 cơn
bão đổ bộ vào đất liền tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùa màng và cuộc sống con
người ở đây. Việc xây dựng hệ thống đê điều ngăn lũ bảo đảm sản xuất và đời
sống là mối quan tâm chung của cộng đồng. Hoàn thành hệ thống đê điều có
đến hàng nghìn ki-lụ-một là công trình vĩ đại tốn nhiều công sức của nhiều
thế hệ tự nó đã nói lên ý chí mạnh mẽ, sức mạnh to lớn của sự đoàn kết chung
lòng xây dựng đất nước của ông cha ta. Thực tế và kinh nghiệm cuộc sống đã
dạy cho nhiều thế hệ con người ở đây bài học:
21
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
Thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, sâu bệnh phát sinh khiến

cho con người phải chống chọi vất vả. Những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn thì
với tình nghĩa "đồng bào", tinh thần "lá lành đựm lỏ rỏch", "thương người
như thể thương thân" mọi người sẵn sàng giúp đỡ nhau để vượt qua cơn
hiểm nghèo.
Ca dao Việt Nam cú cõu:
Bầu ơi thương lấy bớ cựng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hay:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên với thiên nhiên khắc nghiệt là
cuộc vật lộn không kém phần ác liệt đã tác động sâu sắc đến sự hình thành và
phát triển của truyền thống đoàn kết dõn tộc. Cũng từ đó, mối liên hệ giữa các
cộng đồng lớn - nhá như: gia đình - làng bản - dõn tộc - quốc gia tạo thành sợi
dây tinh thần kết chặt lại giữa các cá nhân trong cộng đồng Êy.
Thứ hai, cỏc dõn tộc nước ta cùng chung lợi Ých và vận mệnh lịch sử.
Theo những tư liệu lịch sử, nhà nước đầu tiên của Việt Nam được
thành lập từ thời các vua Hùng (2879 - 258 TCN) có tên gọi là Văn Lang.
Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở liên minh của 15 bộ lạc thuộc phạm vi
miền Bắc cho đến Hoành Sơn và một dải ở phía Nam tỉnh Quảng Tây của
Trung Hoa. Trung tâm của nhà nước Văn Lang là vùng đất Phú Thọ, Vĩnh
Phóc và Sơn Tây ngày nay, dân số vào khoảng 50 vạn người. Đến thời nhà
Nguyễn lãnh thổ Việt Nam mở rộng xuống phía Nam và sang phía Tây thu
22
hút thờm nhiều dõn tộc gia nhập vào đại gia đình cỏc dõn tộc Việt Nam. Hiện
nay trên lãnh thổ Việt Nam có đến 54 dõn tộc chọn nơi đây làm nơi định cư
sinh sống, cùng xem là Tổ quốc thiêng liêng của mình. Mặc dù 54 dõn tộc
không có chung cội nguồn lịch sử nhưng khi chọn Việt Nam là Tổ quốc
thiêng liêng, họ đã chung sức cùng nhau xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước.

Việt Nam ở vào một vị trí địa lý - chính trị có tầm chiến lược đặc biệt
quan trọng. Nơi đây còn là vùng đất phì nhiêu, đường giao thông thủy bộ tiện
lợi nằm bên cạnh một đế chế Trung Hoa rộng lớn trở thành nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến những biến cố lịch sử, cuộc sống và truyền thống Việt
Nam. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III TCN) đến thế kỷ XX,
dõn tộc Việt Nam phải thường xuyên đấu tranh chống xâm lược và giải phóng
dõn tộc với hơn 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử. Thật hiếm thấy
một quốc gia - dõn tộc nào trên thế giới lại có quá trình đấu tranh chống xâm
lược kiên cường, bền bỉ và anh dũng như dõn tộc ta mà kẻ thù luôn là những
đế chế hoặc đế quốc hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Trước cuộc chiến đấu không cân sức như vậy, con đường sống còn và
chiến thắng của dõn tộc là phải huy động cao độ sức mạnh tổng hợp về vật
chất và tinh thần của cả dõn tộc. Bởi "nước mất thì nhà tan", mọi người vì
nghĩa lớn mà chiến đấu hy sinh "vì nước quên nhà". Đồng bào cả nước từ
miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc chí Nam không phân biệt nam nữ, trẻ già,
thành phần đều đoàn kết một lòng, chung lưng đấu cật chiến đấu oanh liệt bảo
vệ nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Qua nghiên cứu đời sống cỏc
dõn tộc, cỏc nhà Dân téc học đã nhận định rằng: "Cỏc dõn tộc nước ta qua
gắn bó máu thịt với quốc gia Việt Nam mà gắn bó máu thịt với nhau. Cùng
chung sống trong Tổ quốc, mẹ Việt Nam, cỏc dõn tộc no đói có nhau, vinh
nhục bên nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng. Tinh thần đoàn kết,
tương trợ truyền thống đó được thể hiện qua sự nghiệp dựng nước và giữ
23
nước của đại gia đình cỏc dõn tộc trong trường kỳ lịch sử, nó là quy luật phát
triển của dõn tộc Việt Nam" [13].
Thật vậy, lược qua lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế
kỷ XX, tất cả những chiến công hiển hách chống xâm lược chính là thành tích
chung của 54 dõn tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Khi nhà Tần xua quân
xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Thục Phán nhân dân cỏc dõn tộc Lạc
Việt và Tây Âu đoàn kết một lòng đánh đuổi quân Tần về nước. Cuộc khởi

nghĩa của Hai Bà Trưng với một lời kêu gọi thì nhân dân cả 65 thành hồi Êy
đồng loạt đứng lên khởi nghĩa. Sang thời nhà Trần, cỏc dõn tộc miền núi phía
Bắc phối hợp với dõn tộc Kinh đã anh dòng chiến đấu chống giặc Nguyờn -
Mụng. Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống sự đô hộ của nhà
Minh, tụ nghĩa ở Lam Sơn là vùng đất sinh sống của dõn tộc Mường, được
nhân dân khắp nơi hưởng ứng và lập chiến công vang dội ở ải Chi Lăng. Cuộc
hành quân thần tốc kỳ lạ từ Nam ra Bắc của Nguyễn Huệ tiêu diệt hơn 20 vạn
quân Thanh có sự tham chiến hiệu quả của đội "tượng binh" cỏc dõn tộc ở
Tõy Nguyờn. Thời Pháp thuộc (thế kỷ XIX), lịch sử ghi nhận có rất nhiều
cuộc nổi dậy của cỏc dõn tộc anh em trên khắp cả nước. Từ khi có Đảng với
lãnh tụ Hồ Chí Minh, sức mạnh truyền thống đoàn kết dõn tộc được nhân lên
gấp bội. Khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là vựng sõu, vựng xa và miền nói -
nơi sinh sống của nhiều dõn tộc - chớnh là những vùng căn cứ địa vững chắc
của cách mạng. Những chiến công vang dội như Việt Bắc, Điện Biên Phủ,
Buụn Mờ Thuột, Tõy Nguyờn làm kinh hoàng quân giặc đều thuộc vùng
đồng bào dõn tộc thiểu số.
Nhìn lại những trang vàng Êy của lịch sử, ta thấy bên cạnh chiến công
hiển hách của các vị anh hùng dõn tộc như: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh cũn cú cỏc đại biểu ưu
tó của cỏc dõn tộc miền núi như: Tôn Đản, Hà Bổng, Hà Đặc, Bế Khắc Thiệu,
Ma Luân, Phạm Cuông Vì vậy, trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam luụn
24
cú sự hòa trộn mồ hôi và xương máu biết bao thế hệ con người thuộc cỏc dõn
tộc không sao kể hết được.
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam không chỉ toàn những trang sử hào hùng,
oanh liệt, không phải lúc nào cỏc dõn tộc cũng hòa thuận đoàn kết, không có
mâu thuẫn. Trong xã hội có giai cấp đối lập, có áp bức bất công thỡ cỏc dõn
tộc ở nước ta không tránh khỏi xảy ra những xích mích, va chạm xung quanh
vấn đề chủ yếu là lợi Ých. Cú lỳc vỡ lợi Ých cá nhân, dũng tộc mà tập đoàn
phong kiến cam tâm bán rẻ dõn tộc, gõy mâu thuẫn, chia rẽ dõn tộc, tạo cơ

hội cho thế lực bên ngoài xâm lược nước ta. Tuy nhiên, nét chủ đạo, sợi chỉ
đỏ xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam vẫn là mối quan hệ đoàn kết keo
sơn giữa cỏc dõn tộc anh em, giữa dõn tộc đa số với dõn tộc thiểu số và giữa
dõn tộc thiểu số với nhau.
Thứ ba, cỏc dõn tộc nước ta có chung ý thức bảo tồn và phát triển nền
văn hóa dõn tộc thống nhất trong tính đa dạng.
Nước ta nằm ở khu vực tiếp xúc giữa đại lục và hải đảo, nơi đầu mối
của các đường giao thông tự nhiên nối liền giữa lục địa và tỏa ra các hải đảo,
qua con đường hàng hải nối liền Ên Độ Dương và Thái Bình Dương. Bởi vậy,
Việt Nam là nơi giao thoa gặp gỡ của nhiều dõn tộc trờn đường di trú, nơi
giao lưu rộng rãi của các nền văn hóa trong khu vực với các nền văn hóa lớn
trên thế giới. Trước đây có một số quan niệm cho rằng Việt Nam không phải
là khu vực có nền văn hóa độc lập, mà chỉ là khu vực nằm giữa hai nền văn
minh Trung Hoa và Ên Độ. Quan niệm đú đó bị bác bỏ bởi những kết quả
nghiên cứu khảo cổ học, cổ nhân học, lịch sử, văn hóa trong những thập
niên gần đây. Những phát hiện này chứng minh từ thời tiền sử và sơ sử xa
xưa, Việt Nam từng có một nền văn hóa khá phát triển với một cơ tầng văn
hóa rõ nét. Mặc dù nằm bên cạnh và chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh là
Trung Hoa và Ên Độ nhưng Việt Nam vẫn bảo tồn và phát triển được bản sắc
văn hóa riêng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể quy định.
25

×