Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiền công và sự vận dụng chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.12 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI 6
TIỀN CÔNG VÀ SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN
LƯƠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
VŨ QUỐC PHONG
I. LỜI NÓI ĐẦU.
1
Đầu tiên, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã tạo điều
kiện để nhóm có thể thực hiện và hoàn thành bài báo cáo “Tiền công và
sự vận dụng chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay”.
Tiền công là vấn đề hết sức quan trọng đối với người lao động. Là
những người lao động trong tương lai, nhóm chúng em nhận thấy tiền
công gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn
tới quá trình nâng cao mức sống ổn định của người lao động, là cơ sở
của việc phát triển kinh tế đất nước. Để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm
của tiền công, qua những kiến thức kinh tế chính trị đã học, nhóm
chúng em xin chọn đề tài phân tich: “Tiền công và sự vận dụng chính
sách tiền lương ở nước ta hiện nay”.
Bài báo cáo này được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác
nhau nên khó tránh khỏi sai sót, nhóm mong thầy có ý kiến đóng góp
để chúng em có kinh nghiệm học tập thêm.
2
II. TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Khái niệm
Tiền công là một số tiền nhất định mà người công nhân được
nhà Tư bản trả sau khi làm việc cho nhà Tư bản một thời
gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn


thành một số công việc nào đó.
2. Bản chất của tiền công
Trong thời kỳ Tư bản:
• Lưc lượng sản xuất tập trung trong tay các nhà Tư bản
• Người dân vô sản có sức lao động nhưng không có tư liệu
sản xuất.
Khi đó người dân muốn sinh sống và tồn tại thì phải làm thuê cho
các nhà Tư bản. Người dân muốn nhận được một khoản tiền công
thì phải tiêu hao sức lao động, hoàn thành một việc nào đó thì nhà
Tư bản mới trả công. Hiện tượng đó làm cả nhà Tư bản và công
nhân đều lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động ( gồm cả
tư liệu sản xuất), nhưng lao động thực chất không phải là hàng hóa
vì:
 Nếu lao động là hàng hóa thì nó phải tồn tại trước khi đem bán
nhưng ở đây lao động chỉ tồn tại sau khi việc giao dịch mua bán
giữa công nhân và nhà Tư bản đã xong xuôi. Nếu người lao
động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng do mình sản xuất ra
chứ không bán lao động, lao động của họ được tiến hành trong
xí nghiệp của nhà Tư bản và thuộc về nhà Tư bản chứ không
thuộc về lao động.
 Nếu ta thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn đến mâu thuẫn sau:
Nếu lao động là hàng hóa mà nhà Tư bản trả đúng giá trị của
3
hàng hóa (trao đổi ngang giá) cho công nhân thì nhà Tư bản sẽ
không thu được giá trị thặng dư và điều này đã phủ nhận sự tồn
tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong . Còn nếu hàng
hóa được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho
nhà Tư bản thì phủ định quy luật giá trị.
 Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá
trị.Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị,

bản thân lao động khi không có giá trị.
Nên tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Thực
tế, cái mà công nhân bán cho nhà Tư bản chính là sức lao động.
Vậy bản chất của tiền công trong chủ nghĩa Tư bản chính là
hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay là giá
cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả
của lao động.
Khi nhà Tư bản thuê công nhân làm việc cho mình thì mục đích
của nhà Tư bản là muốn công nhân sản xuất ra giá trị thặng dư và
nhà Tư bản muốn chiếm không công lao động của công nhân.Chính
vì vậy, công nhân vẫn bị bóc lột dù được trả công đủ cho giá trị cùa
sức lao động. Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia
ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động
thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả
công. Do đó, tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ
nghĩa Tư bản.
3. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa Tư bản
4
Tiền công có 2 hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian
và tiền công tính theo sản phẩm.
a. Tiền công tính theo thời gian
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng
của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân ( giờ,
ngày, tháng) dài hay ngắn.
Ta cần phân biệt tính chất tiền công của một ngày, một tuần, một
tháng với tiền trả công một giờ lao động. Ví dụ:
Một công nhân một ngày làm việc tám giờ thì được trả 160000
vnd, vậy một giờ được 20000 vnd. Nếu như nhà Tư bản bắt làm 10 giờ
và trả 180000 vnd thì một giờ công nhân được trả 18000 vnd.
Để đánh giá được đúng mức tiền công ta không chỉ căn cứ vào

lượng tiền mà căn cứ vào độ dài ngày lao động và cường độ lao động
với hình thức tiền công theo thời gian này thì nhà Tư bản có thể kéo dài
ngày lao động và nâng cao cường độ lao động để hạ thấp tiền công của
công nhân.
Hình thức trả công theo thời gian rất có lợi cho nhà Tư bản khi thị
trường thuận lợi, hàng hoá tiêu thụ dễ dàng, thực hiện lối làm việc
thêm giờ tức là làm việc ngoài số giờ qui định của ngày lao động dù
công của công nhân có tăng lên nhưng hàng hoá sản xuất cũng được
nhiều hơn, do đó giá trị thặng dư cũng sẽ nhiều hơn. Còn nếu thị
trường không tốt nhà Tư bản rút ngắn ngày lao động và trả công theo
giờ, do đó hạ thấp tiền công suống rất nhiều. Như vậy công nhân không
những bị thiệt thòi khi ngày công lao động bị kéo dài quá độ mà còn
thiệt thòi cả những khi phải làm việc ít giờ hơn.
b. Tiền công tính theo sản phẩm
5
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng
của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận
của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã
hoàn thành.
Tiền công theo thời gian là cơ sở để tính tiền công theo sản phẩm,
khi quyết định đơn giá của sản phẩm nhà Tư bản đã tính toán tiền
công theo thời gian của công nhân trong một số ngày và số lượng sản
phẩm mà công nhân làm ra trong một ngày. Tiền công theo sản phẩm
thực ra chỉ là hình thức biến tướng của tiền công theo thời gian có
điều tiền công theo sản phẩm làm cho quan hệ bóc lột Tư bản chủ
nghĩa ngày càng bị che dấu.
Công nhân làm được nhiều sản phẩm thì càng lĩnh được nhiều tiền
công chính vì vậy khiến người ta lầm tưởng là lao động được trả công
đầy đủ. Với hình thức này nhà Tư bản tiết kiệm chi phí trả công cho hệ
thống bộ máy đốc công, còn người công nhân vì lợi ích của mình mà

cải thiện kỹ thuật, tăng cường độ lao động nâng vào tay nghề khiến
năng suất lao động tăng. Khi năng suất lao động tăng ở từng người thì
người đó có lợi nhuận nhưng khi mọi người đều ganh đua thì năng
suất lao động đó là năng suất lao động Tư bản của xã hội, thì nhà Tư
bản hạ thấp đơn giá xuống khiến cho công nhân càng làm nhiều thì
tiền công càng ít đi.
4. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà công nhân được hưởng do bán
sức lao động cho nhà Tư bản.
6
Tiền công thực tế là tiền công biểu hiện bằng số lượng và chất
lượng tư liệu sinh hoạt mà công nhân mua được bằng tiền công danh
nghĩa của mình.
Muốn xác định tiền công thực tế của công nhân, một mặt phải tính
đến mức tiền công danh nghĩa mặt khác phải tính đến mức giá cả vật
phẩm tiêu dùng. Trong các nước Tư bản chủ nghĩa nhất là trong các
nước thuộc địa và phụ thuộc tiền công không đủ đảm bảo mức sống
tối thiểu cho phần lớn công nhân vì giá sinh hoạt đắt và nạn thất
nghiệp nặng nề.
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gằn
liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động. Giá trị của sức lao động
không phải là một số lượng cố định mà nó luôn luôn thay đổi. Dưới
Chủ nghĩa Tư bản năng suất lao động được nâng cao là nguyên nhân
chủ yếu làm cho giá cả của sức lao động hạ thấp. Nhưng cũng có
nguyên nhân khiến cho giá trị tăng cùng với sự phát triển của lực
lượng sản xuất nhu cầu về vật chất văn hoá của giai cấp công nhân
ngày càng tăng, hơn thế việc thường xuyên nâng cao cường độ lao
động nghĩa là tăng thực sự hao phí lao động trong một thời gian làm
việc cũng làm tăng thêm nhu cầu về tư liệu sinh hoạt của công nhân,
chính điều này đã khiến cho giá trị sức lao động dưới Chủ nghĩa Tư

bản tăng lên.
Tiền công ngày càng thấp hơn giá trị sld là một trong những
nguyên nhân làm cho tl thực tế giảm xuống. Ngoài ra tl thực tế giảm
xuống còn do nguyên nhân sau:
Thứ nhất, dưới Chủ nghĩa Tư bản giá cả tư liệu sinh hoạt cần thiết
cho công nhân ngày càng đắt.
7
Thứ hai, thị trường sức lao động luôn ở tình trạng cung vượt quá
cầu về lao động, dẫn đến cạnh tranh giữa công nhân, tạo điều kiện cho
nhà Tư bản mua sức lao động thấp hơn giá trị của nó. Trong Chủ
nghĩa Tư bản hàng hoá sức lao động phải bán trong mọi điều kiện vì
công nhân không có cách nào khác để sinh sống, mức công bị giảm
xuống còn do hàng triệu người không có việc làm đầy đủ trong năm
hay là họ không nhận được tiền công.
Thứ ba, dưới Chủ nghĩa Tư bản thuế má và lạm phát ngày càng trở
thành gánh nặng đè lên người công nhân. Xu hướng phát triển tiền
công danh nghĩa hoàn toàn có thể thống nhất với sự giảm xuống của
tiền công thực tế.
III. SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
Đối với tất cả các quốc gia, chính sách tiền lương là một bộ phận
quan trọng, nếu không nói là quan trọng bậc nhất trong hệ thống chính
sách kinh tế - xã hội của đất nước, có liên quan chặt chẽ đến động lực
phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý
nhà nước, khai thác và phát huy tiềm năng vô hạn từ người lao động.
Tiền lương vừa là động lực, đòn bẩy kích thích, khuyến khích
người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, vừa là phương tiện bảo đảm
cuộc sống ngày một nâng cao của họ. Tác động qua lại giữa chính sách
tiền lương phù hợp với năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ là yếu tố để

tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định phát triển sản
xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
8
Ở Việt Nam, việc cải cách chính sách tiền lương và các chính sách
có liên quan đã được thực hiện bước đệm từ năm 1992, chính thức thực
hiện với các quy định tạm thời từ ngày 1.4.1993. Cải cách chính sách
tiền lương và các chính sách có liên quan năm 1993 thực sự là một
cuộc cách mạng với những thay đổi rất cơ bản:
 Mở đầu cho chuyển đổi chính sách tiền lương và các chính sách
có liên quan sang cơ chế thị trường;
 Cơ bản tính đúng, tính đủ tiền lương, xóa bỏ bao cấp;
 Giảm khá lớn tính bình quân, cào bằng trong chính sách và
phân phối tiền lương;
 Giao nhiều quyền chủ động về tiền lương cho doanh nghiệp nhà
nước và các đơn vị sự nghiệp có thu, giảm bớt mức độ can thiệp
cụ thể, trực tiếp của Nhà nước đối với khu vực này.
Đợt cải cách này cũng đã hình thành hai trụ cột chính của an sinh
xã hội là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; tách các quỹ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế độc lập với ngân sách nhà nước; mức ưu đãi người
có công được thay đổi cơ bản, cải thiện lớn mức sống người có công và
gia đình họ.
Từ năm 2003 đến năm 2011, Nhà nước tiếp tục thực hiện cải cách
chính sách tiền lương. Tuy nhiên, các cuộc cải cách sau này chủ yếu
nâng mức lương tối thiểu do áp lực của giá cả, mở rộng quan hệ tiền
lương trung bình, tối đa so với lương tối thiểu, bỏ bớt một số bậc lương
và bổ sung thêm các chế độ phụ cấp, so với chế độ tiền lương năm
1993, không có thay đổi gì lớn.
Thành tựu:
Nhìn chung chính sách tiền lương qua các lần cải cách đã có những
thay đổi quan trọng.

 Đối với nước ta trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về tiền lương
trong cơ chế thị trường ngày càng rõ và chính sách tiền lương
9
khu vực sản xuất kinh doanh đã từng bước được cải cách theo
hướng thị trường.
 Việc tách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực
hành chính sự nghiệp là mốc quan trọng đầu tiên.Tiếp đến là
việc tách tiền lương tối thiểu chung và mở cơ chế áp dụng
lương tối thiểu cho khu vực sản xuất kinh doanh phù hợp với
các loại hình doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI.
 Việc xây dựng thang, bảng lương mới và việc xếp lương theo
ngạch bậc đối với cán bộ công chức khoa học và hợp lý hơn.
Khoảng cách giữa các ngạch bậc lương đã được rút gọn, thể
hiện rõ việc trả lương theo trình độ, ngành nghề được đào tạo
và khả năng cống hiến của cán bộ trong từng lĩnh vực công tác.
Cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng đã được quy định mã số
ngạch lương riêng và được hưởng lương phụ cấp trách nhiệm
theo nghề. Sự quan tâm của Đảng đã giúp cho đời sống cán bộ
kiểm tra được cải thiện một bước, tạo không khí phấn khởi, thi
đua hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bất cập:
 Quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa chưa hợp lý,
hệ số trung bình quá thấp nên chưa cải thiện được đời sống,
chưa khuyến khích được cán bộ, công chức và người lao động
có hệ số lương thấp.
 Tốc độ điều chỉnh bù trượt giá, bảo đảm tiền lương thực tế
chậm dần.
 Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp

công (dịch vụ công) còn chậm và đạt kết quả thấp, nhất là trong
y tế, giáo dục và đào tạo… gây khó khăn cho cải cách tiền
lương, thiếu nguồn tài chính để trả lương xứng đáng cho cán bộ
công chức và người lao động.
 Tiền lương chưa phù hợp với mức độ cống hiến, chưa phản ánh
đúng năng lực, kết quả công tác của cán bộ, công chức.
10
 Tiền lương hầu như không có tác động nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương từ
ngân sách; không gắn bao nhiêu với cải cách hành chính.
 Nhiều năm qua, mỗi năm, ngân sách nhà nước đều bố trí hàng
chục ngàn tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương nhưng chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không được nâng
cao, thậm chí giảm sút; bộ máy vẫn trì trệ, phiền hà. Đây là sự
lãng phí lớn của ngân sách nhà nước.
Nguyên nhân của các nhược điểm, bất cập sau 20 năm thực hiện cải
cách chính sách tiền lương có cả chủ quan và khách quan, nhưng
nguyên nhân chủ quan là chính, trong đó có một số nguyên nhân cơ
bản:
 Tiền lương là vấn đề phức tạp, chuyển qua nhiều giai đoạn càng
thêm phức tạp, khó hiểu, nhưng hiểu biết, nhận thức từ cơ quan
soạn thảo đến cấp quyết định còn quá nhiều hạn chế, không đầy
đủ.
 Không ít cơ quan nghiên cứu, chuyên gia, các nhà khoa học,
lãnh đạo, quản lý đóng góp, xây dựng Đề án tiền lương thiếu
hiểu biết sâu sắc, toàn diện; trao đổi, bàn luận không đầy đủ,
tường tận, ý kiến đóng góp chủ yếu bằng cảm tính, kinh
nghiệm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xây dựng Đề
án.
 Cấp quyết định chính sách tiền lương và chính sách có liên

quan chưa tập trung đầu tư công sức, thời gian, vật chất để
nghiên cứu, lắng nghe, hiểu biết sâu sắc tiền lương, quyết định
vẫn mang tính chủ quan, kinh nghiệm và nặng về chính trị.
 Việc tổ chức triển khai thực hiện chưa nghiêm, chưa đầy đủ.
chính sách tiền lương chưa đủ tầm dài hạn, ngại đụng chạm,
không dám làm cơ bản, mạnh mẽ.
 Quá trình xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách tiền lương thiếu
đồng bộ, toàn diện, mạnh ngành nào ngành đó làm khiến quan
11
hệ tiền lương chung bị phá vỡ và chính sách tiền lương càng
thêm bất hợp lý, chắp vá.
Định hướng, đề xuất cải cách:
 Cải cách chính sách tiền lương phải tiến tới bảo đảm cho cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động sống được bằng
tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội.
 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tiền lương theo cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự bình đẳng
giữa các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần
kinh tế, loại hình doanh nghiệp.
 Phân định rõ vai trò của Nhà nước và của các bên trong quan hệ
lao động, chính sách tiền lương, bảo đảm tiền lương của người
lao động tại doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị - giá cả sức lao
động và được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động.
 Ngoài thang bảng lương chung, nên trao quyền tự chủ trong
việc xây dựng quy chế trả lương cụ thể đối với công chức, viên
chức trên cơ sở cân đối với nguồn thu nhập quốc dân cũng như
tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương cho các tỉnh, thành
có nguồn thu tự cân đối được nhu cầu cải cách tiền lương .
 Xây dựng hệ thống thông tin về tiền lương và thu nhập của các

loại lao động thuộc các ngành, nghề để người lao động và người
sử dụng lao động tham khảo khi ký kết hợp đồng lao động và
thỏa thuận về tiền lương, tiền công.
12
13

×