Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Văn bản pháp lý điều chỉnh và tác động tới thị trường công cụ phái sinh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.45 KB, 23 trang )

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
Văn bản pháp lý điều chỉnh và tác động tới
thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam
Nhóm : 2
NỘI DUNG
Lời mở đầu
I. lý thuyết cơ bản về các công cụ phái sinh
II. Bước đầu hình thành cơ sở pháp lý cho sự phát triển các
công cụ phái sinh ở Việt Nam (1998-2004)
III. Hoàn thiện các văn bản pháp lý thúc đẩy thị trường công
cụ phái sinh phát triển (2004-2011)
IV. Nhìn lại chặng đường 13 năm hình thành và phát triển,
nguyên nhân và giải pháp
Page 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
Lời mở đầu
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng
vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế,
thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm
bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính
sách tiền tệ. Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi
quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ
mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn
sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số
NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch.
Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như
forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh
số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các
công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều
khó khăn. Vậy nguyên nhân tại sao thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam


còn sơ khai,còn kém phát triển? đó cũng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài “
Văn bản pháp lý điều chỉnh và tác động tới thị trường các công cụ phái
sinh ở Việt Nam “ bởi lẽ hệ thống các văn bản pháp lý thiếu đồng bộ đã
hạn chế sự phát triển của các công cụ phái sinh.
Page 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
I, Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm
Công cụ phái sinh được hiểu là những công cụ tài chính mà giá trị của
nó phạu thuộc (hoặc bắt nguồn ) từ công cụ khác, những biến số cơ bản
2. Các loại công cụ phái sinh
2.1 Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên. Người mua và người bán,
để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận
ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực tế thì
người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận; nếu ngược lại thì người sở
hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ.
2.2 hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau)
Hợp đồng giao sau cũng là một hợp đồng giữa hai bên, người mua và
người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả
thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên
có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Về bản chất, chúng giống tính
thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn. Tuy vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao
dịch giao sau. Người mua hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ mua hàng
vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng giao sau trên thị
trường giao sau. Điều này làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng. Và
tương tự đối với người bán hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ bán
hàng vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trên thị trường
giao sau, và điều này cũng làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ bán hàng. Đặc

trưng này giúp những người tham gia mua bán công cụ tài chính phái sinh
tránh được những thiệt hại kinh tế đáng kể nếu trong thời hạn hợp đồng giá
cả của tài sản cơ sở có sự biến động không có lợi cho mỗi bên.
2.3 Quyền chọn
Page 3
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong
đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một
tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn.
Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều
khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài
sản gọi là quyền chọn mua (call), một quỳên chọn bán một tài sản gọi là
quyền chọn bán (put). Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị
trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý
riêng rẽ giữa hai bên.
2.4 Hợp đồng hoán đổi
Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng
tiền, một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một
chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, một bên đối
tác đang nhận được một dòng tiền từ một khoản đầu tư, nhưng lại thích một
loại đầu tư khác với dòng tiền mà mình đang thị hưởng. Bên đối tác này sẽ
liên lạc với một dealer hoán đổi, thường là một công ty hoạt động trên OTC,
và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch. Tuỳ thuộc vào lãi suất
hay giá sau đó thay đổi như thế nào mà 1 bên sẽ thu được lợi nhuận hay là bị
lỗ. Lãi của bên này chính là lỗ của bên kia. Có 4 loại hoán đôỉ là hoán đổi
tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá.
II, Bước đầu hình thành cơ sở pháp lý cho sự phát triển
công cụ phái sinh ở Việt Nam(1998-2004)
Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số

430/QĐ-/NHNN13 ngày 2412/1997 theo đó quy định Ngân hàng Nhà nước
Page 4
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
thực hiện giao dịch SWAP đôla Mỹ/ Đồng Việt Nam (và các loại ngoại tệ
khác khi điều kiện cho phép) cho các kỳ hạn 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng và 3
tháng với các ngân hàng thương mại là thành viên Thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng. Số ngày quy ước làm cơ sở tính toán tỷ lệ SWAP của một tháng
là 30 ngày, của một năm là 360 ngày.sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-
NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN.Tuy nhiên đây chỉ là những
giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng
trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND.
QUYẾT ĐỊNH 17/1998/QĐ-NHNN7 Ban hành quy chế hoạt động
giao dịch hối đoái
Các loại hình giao dịch:
a. Giao dịch hối đoái giao ngay (tên gọi bằng tiếng Anh SPOT):
Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng
ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết
thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết
mua bán.
b. Giao dịch hối đoái kỳ hạn (tên gọi bằng tiếng Anh FORWARD):
Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ
mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định, và
việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lại.
c. Giao dịch hối đoái hoán đổi (tên gọi bằng tiếng Anh SWAP):
Giao dịch hối đoái hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời
cả hai giao dịch: Giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng
tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong
giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá
của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng
Page 5

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
QUYẾT ĐỊNH SỐ 16/1998/QĐ-NHNN7 NGÀY 10 THÁNG 1 NĂM 1998 VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC ẤN ĐỊNH TỶ GIÁ MUA BÁN NGOẠI TỆ KỲ
HẠN, HOÁN ĐỔI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP HOẠT ĐỘNG
GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI KỲ HẠN, HOÁN ĐỔI quy định “cho phép Tổng Giám
đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch hối đoái
kỳ hạn, hoán đổi được ấn định tỷ giá mua - bán kỳ hạn, hoán đổi giữa đồng
Việt Nam và đồng đô la Mỹ không được vượt quá giới hạn tối đa của tỷ giá
giao ngay (tỷ giá chính thức cộng biên độ theo quy định hiện hành của
Thống đốc NHNN) tại thời điểm giao dịch cộng với từng mức tỷ lệ phần
trăm cụ thể so với mức giới hạn tối đa của tỷ giá giao ngay đối với từng kỳ
hạn như sau:
Kỳ hạn đến 1 tháng: 1%;
Từ 3 đến 4 tháng: 2,5%
Từ 1 đến 2 tháng: 1,5%;
Từ 4 đến 5 tháng: 3%
Từ 2 đến 3 tháng: 2%;
Từ 5 đến 6 tháng: 3,5%
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh
đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày
25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán
USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập
khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng
nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị
trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế
vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của
NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng
giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Page 6
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE

Bảng 1: Bảng tổng hợp phương pháp xác định tỷ giá kì hạn theo
quy định của NHNN (Tỷ giá kì hạn tối đa = Tỷ giá giao ngay tối đa + %
biên độ dao động):
Từ
10/1/98
đến
28/2/98
Từ
28/2/98
đến
6/8/98
Từ
6/8/98
đến
26/8/98
từ 26/8/98
đến
30/8/00
Từ
30/8/00
đến
18/9/01
Từ
18/9/01
đến
1/7/02
Từ
1/7/02
đến
28/5/04

Dưới 1
tuần
+1 +.025% +0.19% - - - -
1-2 tuần +1% +0.5% +0.38% - - 0.40% 0.50%
2-3 tuần +1% +0.75% +0.57% - - 0.40% 0.50%
3-4 tuần +1% +1% +0.82% - - 0.40% 0.50%
30 ngày +1% +1% +1.64% +0.58% +0.2% 0.40% 0.50%
31-44
ngày
+1.5% +1.5% +1.64% +0.87% +0.25% 1.50% 1.2%
45-49
ngày
+1.5% +1.5% +1.64% +1.16% +0.4% 1.50% 1.2%
60-74
ngày
+2% +2% +2.45% +1.45% +0.45% 1.50% 1.5%
75-89
ngày
+2% +2% +2.45% +1.75% +0.65% 1.50% 1.5%
90-104
ngày
+2.5% +2.5% +3.25% +2.04% +0.79% 1.50% 2.5%
105-119
ngày +2.5%
+2.5% +3.25% +2.33% +1.01% 1.50% 2.5%
120-134
ngày
+3% +3% +4.05% +2.62% +1.14% 2.35% 2.5%
135-149
ngày

+3% +3% +4.05% +2.92% +1.26 2.35% 2.5%
150-164
ngày
+3.5% +3.5% +4.84% +3.21% +1.38% 2.35% 2.5%
165-179 +3.5% +4.84% +3.50% +1.48% 2.35% 2.5%
Page 7
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
ngày +3.5%
180 ngày +3.5% +3.5% +4.84% +3.50% +1.50% 2.35% 2.5%
Nguồn: Văn bản pháp quy của NHNN
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, trước
ngày 28/5/2004, tỷ giá kì hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay
cộng với một biên độ dao động tùy theo kì hạn của hợp đồng kì hạn. Như
vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt
Nam là hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn
giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của
NHNN không còn phù hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này
sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường
ngoại hối
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở
VN và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm
theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các
NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi
suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày
30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở
rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ
hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại
tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay
vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa
các NH trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước

với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều
NHTM đã triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh
nghiệp (DN), tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để ký kết hợp tác.
Page 8
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hoán đổi lãi suất được coi là hoạt
động ngoại bảng của NH do đó hướng dẫn hạch toán từ phía NHNN đối với
các nghiệp vụ này đang được xem là điều kiện đủ để các NHTM đẩy mạnh
cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.
Đánh giá :
a) Tích cực
Đây là các văn bản pháp quy đầu tiên được quy định bởi NHNN cho
phép các TCTD,các NHTM được giao dịch các công cụ tài chính phái sinh
như giao dịch kỳ hạn,giao dịch hoán đổi… trên thế giới các công cụ phái
sinh đã được sử dụng từ rất lâu để phòng ngừa rủi ro,tìm kiếm lợi nhuận
nhưng ở Việt Nam thì giai đoạn này chúng ta mới bắt đầu có văn bản quy
định qua đó cho thấy trình độ phát triên của chúng ta còn rất non kém. Tuy
nhiên sự ra đời của các văn bản này cũng là tiến bộ rất lớn,mở đường cho sự
phát triển của thị trường tài chính nói chung và công cụ phái sinh nói riêng.
Nó giúp cho thị trường tài chính phát triển hơn,linh hoạt hơn,đa dạng hóa
các sản phẩm giúp bảo hiểm rủi ro trong thương mại xuất nhập khẩu,trong
kinh doanh ngoại hối, tìm kiếm lợi nhuận…Đây là con đường tất yếu của sự
phát triển kinh tế tài chính ngân hàng để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Hạn chế :
Tuy nhiên trong giai đoan bước đầu này chúng ta gặp nhiều khó
khăn,sự hiểu biết về công cụ phái sinh còn rất hạn chế nên các văn bản chưa
đi sâu,chưa bám sát vào thực tế,doanh số giao dịch ít,chủ thể tham gia cũng
hạn chế chủ yếu là NHNN và các tổ chức tín dụng. nhiều quy định còn bất
cập dẫn đến sự nản long của các chủ thể tham gia:
Page 9

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
III, Hoàn thiện các văn bản pháp lý thúc đẩy thị trường công
cụ phái sinh phát triển (2004-2011)
1. Điều chỉnh giao dịch ngoại hối kì hạn
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, trước
ngày 28/5/2004, tỷ giá kì hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay
cộng với một biên độ dao động tùy theo kì hạn của hợp đồng kì hạn. Như
vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt
Nam là hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn
giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của
NHNN không còn phù hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này
sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường
ngoại hối.
Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại
hợp đồng này chỉ là 6 tháng, liệu rằng có đáp ứng được nhu cầu về thời hạn
trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường
ngoại hối hay không. Bởi trong tương lai, số lượng chủ thể tham gia trên
VinaForex là rất đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ
giá với thời hạn riêng của mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là hơn 1
năm. Vì thế, trong thời gian tới, việc mở rộng thời hạn dài hơn 6 tháng như
hiện nay là tất yếu và NHNN không thể lại tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng
cho mỗi một thời hạn được. Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở
rộng cho nhiều loại ngoại tệ mạnh khác mà không riêng gì USD. Do đó,
NHNN không thể quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi thời hạn và cho mỗi
một loại ngoại tệ được.
Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số
648/2004 trong đó quy định kì hạn của hợp đồng Forward và Swap từ 3
Page 10
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác định tỷ giá kì hạn. Tỷ giá

kì hạn được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay của ngày kí hợp đồng kì
hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa 2 mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản
của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mĩ
(Fed Funds Target rate) của USD do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố; và
(iii) kì hạn của hợp đồng. Có thể khẳng định rằng, quyết định này đã đưa
cách thức tính tỷ giá kì hạn của các NHTM Việt Nam tiến gần với thông lệ
quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường
ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kì hạn nói riêng.
2. Điều chỉnh giao dịch hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi lãi suất giữa
hai ngoại tệ chéo.
Ngày 30/09/2003, NHNN ban hành quyết định số 1133/QĐ-NHNN
chính thức cho phép các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất và mở
rộng số đơn vị được thí điểm cung cấp sản phẩm phái sinh này.
Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế
thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các
NHTM và các tổ chức tín dụng (TCTD), các doanh nghiệp được sử dụng
công cụ hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND
và ngoại tệ giữa các ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng;
giữa ngân hàng với những doanh nghiệp vay vốn tại các TCTD khác, kể cả
vay vốn nước ngoài; giữa các ngân hàng trong nước với nhau và giữa các
ngân hàng thương mại trong nước với các TCTD nước ngoài.
Việc hoán đổi lãi suất giữa USD và VND đã được ngân hàng Citibank
thí điểm tại Việt Nam từ ngày 1/3/2005 đến 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch
hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã
được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà
nước. Khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng
Page 11
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường
Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới

tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao
dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội
địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi
ro nào về tỷ giá USD/VND.
Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao
dịch hoán đổi sau này. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt
Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo (Cross
Currency Swap - CCS) đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sử
dụng khi khách hàng vay ngoại tệ và thực hiện cung cấp sản phẩm gắn với
rủi ro tín dụng- lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất
của khách hàng được hưởng sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng
dao động nhất định và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị
trường , như tỷ giá, lãi suất, giá sản phẩm hàng hóa nào đó
Ngân hàng Vietcombank đã thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm
theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam
và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với
các qui định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về Vietcombank là quyền kết
thúc trước hạn hợp đồng Swap đối với các khoản vay của Bộ tài chính.
Ngân hàng HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn –
Daily range accrual, thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thoả thuận
hoán đổi này, khách hàng vay của HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh
lệch và tổng lãi suất phải trả này không vượt quá mức lãi suất cao nhất đã
được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch cho
những ngày lãi suất Sibor dao động trong một khoảng được định trước. Cụ
thể, hợp đồng này thoả thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm
Page 12
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi
suất xác định trước (4,5%/năm ) thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với
mức lãi suất (Sibor + 1,1% ). Trường hợp vượt mức lãi suất định trước, thì

HSBC không phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC
mức lãi suất (Sibor + 0,6%), nhưng tối đa không vượt quá 5,1%/ năm; thực
hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền.
3. Điều chỉnh giao dịch quyền chọn
Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện giao dịch quyền chọn
tiền tệ theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.
Theo đó, giao dịch quyền chọn tiền tệ (sau đây gọi là “giao dịch quyền
chọn”) là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó,
bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng
ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả
thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán
quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá
đã thoả thuận trước. Tại Quyết định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao
gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam). Đối
tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD)
được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam.
TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không
có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong quyết định
này, các TCTD được phép không được mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh
tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các
đối tượng này mà thôi
a. Quyền chọn mua/bán ngoại tệ thanh toán bằng một ngoại tệ
khác.
Page 13
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
Eximbank là ngân hàng đầu tiên được NHNN cấp phép thí điểm
nghiệp vụ quyền chọn tại Việt Nam (theo công văn số 135/NHNN-QLNH
ngày 12/02/2003). Điều kiện để một ngân hàng thương mại được chọn làm
thí điểm đó là ngân hàng đó được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có
tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại tệ có lãi trong 5 năm gần nhất và

doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước là 1 tỷ USD. Sau Eximbank,
NHNN cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm
có 2 ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là Citibank, HSBC chi
nhánh thành phố HCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB,
Vietcombank, Vietinbank và Agribank.
Quyền chọn USD và VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất
khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn
bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Đồng tiền giao dịch trong hợp đồng là
ngoại tệ tự do chuyển đổi. Hợp đồng quyền chọn có thể được lập theo kiểu
Mỹ hoặc Châu Âu. Với hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ thì người mua quyền
chọn có quyền thực hiện hợp đồng trước hạn, với hợp đồng quyền chọn
kiểu châu âu thì người mua quyền chọn chỉ có quyền thực hiện hợp đồng
vào đúng hạn đã xác định trong hợp đồng.
Tính đến tháng 6/2004, Eximbank mới kí được 50 hợp đồng quyền
chọn với doanh số hơn 50 triệu USD, còn các ngân hàng khác chưa kí được
hợp đồng nào.
Tính đến năm 2007, mặc dù không giới hạn số lượng NHTM tham
gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy hoạt động mua
bán chưa sôi động, chỉ tập trung ở chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài
như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM trong nước như Eximbank,
Techcombank, còn các ngân hàng khác vẫn không có giao dịch.
b. Quyền chọn mua/bán ngoại tệ với VND.
Page 14
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
Ngày 18/4/2005, NHNN ban hành công văn số 326/NHNN-QLNH
cho phép ACB là ngân hàng đầu tiên được thực hiện thí điểm cung cấp
quyền chọn mua bán ngoại tệ với VND. Tại ACB, giá trị hợp đồng quyền
chọn tối đa là 10 triệu USD và tối thiểu là 10000 USD.
Techcombank là ngân hàng thứ hai được phép thí điểm, với giá trị
hợp đồng là từ 100000 USD đến 8 triệu USD và chỉ được thực hiện quyền

chọn kiểu Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và từ đây
khong còn quy định giới hạn cho hợp đồng quyền chọn. Tính đến tháng
5/2008 đã có 7 ngân hàng được phép giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và
VND.
Thời gian đầu doanh số giao dịch của hợp đồng quyền chọn ngoại tệ
và VND khá khiêm tốn. Trong giai đoạn 2006-2007, doanh số của hoạt
động này tại Vietcombank là 37,53 triệu USD (chưa bằng 0.1% tổng doanh
số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng
0,8% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ).
Khoảng giai đoạn năm 2008-2009, luồng vốn nước ngoài chảy vào
chứng khoán và tác động của thị trường thế giới khiến tỉ giá trở thành vấn
đề nóng. Đà tăng tỉ giá làm nảy sinh nhu cầu đầu cơ, khi đó thì hợp đồng
quyền chọn ngoại tệ trở nên được ưa chuộng bởi tính chất thuận lợi cho
chiến lược đầu tư.
Ngày 18/03/2009, giữa lúc hoạt động Options đang nhộn nhịp vì diễn
biến tăng giá của thị trường ngoại hối và thị trường vàng, NHNH đột ngột
ra quyết định dừng thí điểm hoạt động này tại tất cả các tổ chức tín dụng
(công văn số 1819/NHNN-QLNH có hiệu lực từ ngày 23/3/2009). Đây là
một trong những giải pháp để ổn định tỷ giá do tính chất đầu cơ của hợp
đồng option gây ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến tỷ giá USD/VND vào
thời gian này
Page 15
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
c. Quyền chọn chứng khoán (cổ phiếu)
Trong giai đoạn thí điểm hiện nay, UBCK chỉ cho công ty chứng
khoán VCBS thí điểm triển khai nghiệp vụ quyền chọn cổ phiếu, với đối
tượng giao dịch là giữa VCBS và các nhà đầu tư (kể cả cá nhân và tổ chức).
Thế nhưng, do là một nghiệp vụ mới nên rất ít các nhà đầu tư biết đến và sử
dụng dịch vụ này, các con số về hợp đồng, doanh thu của tổ chức thực hiện
VCBS hầu như là không đáng kể.

4. Điều chỉnh hợp đồng tương lai
Việt nam chưa có văn bản pháp lý quy định cho các quan hệ hợp
đồng giao sau. Và do vậy, thị trường giao sau ở Việt Nam chưa phát
triển,chỉ có một số hàng hóa như ngoại tệ,vàng được các ngân hàng thực
hiện. Các giao dịch về café,gạo chưa được giao dịch tại Việt Nam.
Luật chứng khoán Việt Nam cũng đã có những quy định giao dịch
sau,tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng vì chưa được hướng dẫn
thực hiện cụ thể. Những phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi thị trường
chứng khoán Việt Nam đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật,pháp lý và
phát triển ở trình độ cao hơn nhiều so với hiện nay.
Giao dịch bằng hợp đồng giao tương lai lần đầu tiên trên thị trường
Việt Nam được khởi động mới đây,giữa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VIệt
Nam ( techcombank) và công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk đã mang
lại hiệu quả rõ ràng trong việc kinh doanh café. Nhiều giao dịch trực tiếp
giữa công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk tại thị trường London thông
qua nhà môi giới Techcombank đã đem lại lợi ích cho doanh nghiệp xuất
khẩu và người trồng café. Thông tin từ Hiệp hôi cà phê Việt Nam cho
biết,từ nay đa phần các thành viên của Hiệp hội sẽ ký kết xuẩt khẩu theo
hình thức “ hợp đồng giao sau”. Các đối tác kinh doanh nước ngoài cũng
chấp nhận hình thức này vì giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục tăng
cao.
Page 16
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
Sau khi tổ chức thành công cho các doanh nghiệp mua bán cà phê
bằng hợp dồng tương lai trực tiếp với các sàn giao dịch cà phê trên thế giới,
Techcombank đang chuẩn bị thực hiện tiếp dịch vụ mua bán đậu tương và
cao du trên thị trường bằng hợp đồng tương lai.
Page 17
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
IV. Nguyên nhân, giái pháp cho khung pháp lý về công cụ phái

sinh tại Việt Nam:
1. Một số đánh giá về các văn bản pháp luât điều chỉnh CCPS hiện
nay:
a. Những điểm tích cực:
_Nhìn chung, các văn bản pháp luật hiện nay đã mở đường cho công
cụ phái sinh được giao dịch tại Việt Nam, cho phép các nhà XNK có thể bảo
hiểm các khoản thu nhập, cũng như chi phí phải bỏ ra của mình.
_Tạo bước khởi đầu trong quá trình hội nhập với thị trường tài chính
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
_Là nền tảng cho thị trường công cụ phái sinh có thể hoạt động, đa
dạng hoát thị trường tài chính Việt Nam
b. Những mặt hạn chế:
_Mặc dù đã có những quy định ra đời từ khá lâu nhưng dường như
các văn bản này vẫn chưa làm thúc đẩy thị trường công cụ phái sinh hiện
nay, hay nói cách khác, thị trường công cụ phái sinh còn kém phát triển,
_Chưa khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào thị
trường công cụ phái sinh. Việc tham gia vào các giao dịch phái sinh ngoại tệ
hiện nay là rất khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.
_Chưa có định hướng một cách rõ ràng như phát triển thị trường tập
trung hay thị trường OTC, hay chọn mô hình giao dịch nào phù hợp, chọn
những công cụ giao dịch cơ sở nào…
_Các ngân hàng vẫn là người độc quyến trong việc cung cấp các hợp
đồng về công cụ phái sinh. Chỉ có các doanh nghiệp lớn mới được giao dịch
phái sinh với các ngân hàng, trong khi đó, với các doanh nghiệp nhỏ, điều
này có thể xem là không thể.
_Chưa tạo ra sự minh bạch khi các chủ thể tham gia vào thị trường, do
đó họ dễ gặp phải rủi ro về đạo đức.
2. Nguyên nhân:
Page 18
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE

Có thể thấy rõ, thị trường về công cụ phái sinh hiện nay ở Việt Nam
vẫn đang trong quá trình manh nha phát triển, mặc dù đã có một số văn bản
pháp luật ra đời được nhiều năm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng
trên? Có nhiều nguyên nhân về mặt pháp lý cũng như xuất phát từ bản than
các chủ thể trong nền kinh tế. Xét về mặt pháp lý, có thể tìm ra một số
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Việt Nam thiếu một khuôn khổ pháp lý về sở giao dịch hàng
hóa, thiếu các quy định cụ thể về phát triển sàn giao dịch, cơ chế hỗ trợ bảo
vệ nhà đầu tư như quy định cho thêm các nhà bảo hiểm tham giao vào các
hợp đồng phái sinh,…
Thứ hai, hiện nay NHNN chỉ cho phép giao dịch một số loại công cụ
phái sinh nhất định, và vẫn giới hạn trong các ngân hàng, hay có nghĩa là
trong hợp đồng có một đối tác phải là ngân hàng,. Điều này làm cho thì
trường công cụ phái sinh bị bó hẹp khá lớn. Cụ thể các loại hợp đồng hiện
nãy chủ yếu là kỳ hạn và hoán đổi, mà đối tượng là ngoại tệ hoặc lãi suất,
trong khi đó các loại hợp đồng về trái phiếu vẫn chưa xuất hiện. Hợp đồng
tương lai hiện nay có thể coi là còn chưa xuất hiện tại Việt Nam, hợp đồng
quyền chọn thì chỉ giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau.
Thứ ba, có thể thấy rõ vẫn chưa có bất kì hành lang pháp lý nào để mở
đường hay khuyến khích cho thị trường phái sinh các loại hàng hóa thông
thường như gạo, thịt, sữa, … phát triển. Hiện tại chỉ mới có một sàn giao
dịch tương lai hàng hóa duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, các quy định hiện nay vẫn chưa thúc đẩy độ mở thị trường tài
chính lớn hơn, chưa cho pháp các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nhiều
giao dịch thì trường công cụ phái sinh. Điều này là bởi thị trường tiền tệ
cũng như thị trường vốn còn khá nhỏ bé, cho nên cần có sự can thiệp của
NHNN để tránh tác động xấu đến thị thường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên,
Page 19
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
trong định hướng mở rộng quan hệ quốc tế, gia nhập sâu vào nền kinh tế,

việc mở cửa thị trường là điều bắt buộc.
Thứ năm, chưa có một ràng buộc pháp lý cụ thể nào để làm tăng tính
minh bạch của thị trường để nhằm hạn chế rủi ro đạo đức. Đây là một phần
nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư không mặn mà với thị trường công cụ
phái sinh.
Thứ sáu, chưa giúp các chủ thể trong nền kinh tế hiểu một cách đúng
đắn về công cụ phái sinh. Cụ thể, có thể lấy ví dụ hiện nay, NHNN vẫn chưa
hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng
Options là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa
rủi ro hối đoái của các DN không thuộc các tổ chức tài chính tín dụng, bảo
hiểm, kinh doanh.
Thứ bảy, các văn bản điều chỉnh công cụ phái sinh vẫn chưa quy định
rõ chất lượng từng loại công cụ phái sinh, mà ở đây, chính là tính hợp pháp,
tính thanh khoản, khả năng thích ứng với các loại rủi ro của các công cụ tài
chính phái sinh khi tham gia vào thị trường.
3. Giải pháp cho khung pháp lý tại Việt Nam:
Trong chiến lược phát triển thị trường CK từ 2011 đến 2020 đã đề cập
tới vấn đề cấu trúc lại thị trường và xây dựng thị trường giao dịch công cụ
phái sinh có tổ chức. Theo lộ trình triển khai, thực hiện mà UBCK đưa ra,
giai đoạn 2011-2012 là thời kỳ xây dựng nghị định Chính phủ; quy chế tạo
hành lang pháp lý. Có thể nói, thời điểm này là rất quan trọng cho định
hướng phát triển thị trường công cụ phái sinh còn khá non trẻ ở Việt Nam.
Từ các nguyên nhân nêu trên, có thể để ra một số giải pháp nhằm cải
thiện hành lang pháp lý hiện nay, góp phần vào định hướng phái triển thị
trường công cụ phái sinh
Thứ nhất, cần có những quy định cụ thể và rõ ràng về từng loại công
cụ phái sinh, hoạt động, cách thức giao dịch đối với thị trường, tránh nhầm
lẫn, gây khó hiểu để không chỉ các ngân hàng, mà còn các nhà đầu tư, các
Page 20
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE

doanh nghiệp có thể hiểu được một cách chính xác về công cụ phái sinh, tạo
điều kiện để họ có thể tham gia vào thị trường một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, đa dạng hóa các công cụ phái sinh trên thị trường, ban hành
các quy chế thành lập các sở giao dịch. Thông qua việc quy định thêm các
loại công cụ phái sinh được giao dịch như hợp đồng tương lai, quyền chọn,
kì hạn mua bãn trái phiếu,… sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều phương án để lựa
chọn để tham gia vào thị trường.
Thứ ba, có những chính sách ưu đãi về thuế đồng thời quy hoạch cụ
thể về loại hàng hóa có lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy phát triển giao dịch
hàng hóa phái sinh tại các sở giao dịch như giảm thuế thu nhập đối với việc
bán hàng hóa,…
Thứ tư, cần quy định về giới hạn và giá mua. Quy định này nhằm
khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm
cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy
định nhằm kiểm soát (không ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả.
Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền
chọn mua và bán. Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể
làm cho tỷ giá biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến và do đó ảnh hưởng
xấu đến chính sách tỷ giá. Đó là lý do tại sao mà hiện nay, quyền chọn về
giao dịch giữa ngoại tệ và VND bị cấm. Cho nên chúng ta có thể triển khai
các quyền chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện các nước như Việt Nam
đã từng áp dụng và thành công. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra
những quy định về các mức tỷ giá trần (tối đa) và sàn (tối thiểu). Nếu tỷ giá
vượt quá các mức giá này thì quyền chọn sẽ không còn có giá trị. Do đó, các
nhà đầu cơ sẽ khó có thể thực hiện được mục đích “đen tối” của mình.
Thứ năm, phải có yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ
tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro không thực hiện hợp đồng. Đây là điều
Page 21
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam an toàn

hơn trong giao dịch về công cụ phái sinh.
Thứ sáu, yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường
quốc tế. Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống ngân hàng
thương mại trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua
các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Có nghĩa là các ngân hàng chỉ là
trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán
lại trên thị trường thế giới. Nhìn chung, điều này còn tương đối khó khăn vì
với điều kiện về nguồn vốn hạn hẹp, rất ít ngân hàng tại Việt Nam có thể
thục hiện được điều này. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương
tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì
mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các
giao dịch phái sinh trong nước.
Thứ bảy, mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai
các hợp đồng phái sinh. Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh,
để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân
hàng làm thí điểm. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các
hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn
sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp
đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của
các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực
tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ
càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao
với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất
đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế muốn có
một thị trường giao dịch công cụ phái sinh phái triển, cần cho phép nhiều
chủ thể cung cấp các sản phẩm phái sinh, không chỉ là các định chế tài
Page 22
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH INCREDIBLE
chính. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các
chủ thể cung cấp này như các quy định về vốn, mức độ tín nhiệm,…

Thứ tám, ban hành các quy định chặt chẽ về đăng ký và lập các báo
cáo tài chính. Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch
cho tất cả thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị
trường phái sinh phải hiểu hết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với
nhau. Chẳng hạn như một ngân hàng Việt nam đồng ý thực hiện một hợp
đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp
này người mua tương lai cần phải có những thông tin rằng hiện nay ngân
hàng Việt Nam hiện đang ký quỹ là bao nhiêu tại một ngân hàng nước ngoài
để mua vàng thế giới bán lại cho ngươi từ trong nước. Nói cách khác, trong
cuộc chơi này trong cuộc chơi này ai cũng phải có thông tin lẫn nhau, để
cuộc chơi tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị trường giao dịch.
Thứ chín, hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng
cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh, đảm bảo các hoạt động giao
dịch được trôi chảy. Cơ quan quản lý cũng cần ban hàng quy định về chất
lượng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường.
THE END
Page 23

×