1
MỤC LỤC
A.Mở đầu…………………………………………………………………………2
B.Nội Dung……………………………………………………………………… 2
I.Khái niệm tư duy……………………………………………………………….2
II.Phân tích các đặc điểm của tư duy
1. Tính có vấn đề………………………………………………………………….3
2.Tính trừu tượng và khái quát hóa…………………………………………… 4
3. Tính gián tiếp………………………………………………………………… 6
4. Tư duy gắn liền với ngôn ngữ…………………………………………………7
5. Tư duy lien hệ với nhận thức cảm tính………………………………………8
III. Ứng dụng các dặc điểm của tư duy trong hoạt động học tập của sinh
viên…………………………………………………………………………………9
C.KẾT LUẬN…………………………………………………………………….11
2
A. MỞ ĐẦU
Tư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa
học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý
luận nhận thức. Mọi thế giới quan đều được con người dùng tư duy của mình để
khám phá, đi sâu vào từng góc cạnh của thế giới. Để có thể hiểu rõ hơn về tư duy ở
con người, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Phân tích những đặc điểm của tư duy
con người. Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên”.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
1
.
Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình
huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, đến khi vấn đề đó được giải quyết. Đó
là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt; xuất hiện các liên tưởng; sàng lọc các
liên tưởng và hình thành giả thuyết; kiểm tra giả thuyết; giải quyết nhiệm vụ tư
duy. Tư duy có mức độ nhận thức mới và cao hơn về chất so với cảm giác và tri
giác. Nếu cảm giác và tri giác mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài,
những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng thì tư duy phản ánh thuộc tính
bên trong, bản chất của sự vật, hiện tượng, phản ánh những mối liên hệ và quan hệ
bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách
quan.
Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như
đối với hoạt động nhận thức của con người. Tư duy giúp con người nhận thức được
quy luật khách quan, từ đó có thể chủ động dự kiến một cách khoa học xu hướng
phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch, biện pháp cải tạo hiện thực khách
quan. Bên cạnh đó, tư duy không chỉ giúp con người trong việc giải quyết các vấn
đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra mà còn giúp con người lĩnh hội được nền văn hoá
1 Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2006.
3
xã hội để hình thành và phát triển nhân cách của mình, đóng góp những kết quả
hoạt động của mình vào kho tàng văn hoá xã hội của loài người.
Ví dụ: Khi bạn chuẩn bị tham gia một cuộc thi chạy mà cái đích bạn cần đến
nằm ở bờ hồ đối diện. Có hai con đường để cho bạn đến đích, một là chạy men
theo bờ hồ và một là chạy qua cây cầu bắc qua hồ chỉ bằng một thân cây. Bạn sẽ
phải lựa chọn một trong hai con đường đó. Chạy men theo bờ hồ sẽ an toàn hơn
nhưng thời gian sẽ lâu hơn, còn đi qua cầu có thể sẽ không mất nhiều thời gian
nhưng bạn sẽ rất dễ rơi xuống hồ và cuộc thi với bạn sẽ kết thúc. Sự suy nghĩ để
lựa chọn cách đến đích như vậy gọi là tư duy.
II. Phân tích các đặc điểm của tư duy
1.Tính “có vấn đề” của tư duy
Tính có vấn đề của tư duy là tính chất cơ bản và quan trọng nhất của quá trình tư
duy. Không có hoàn cảnh có vấn đề, quá trình tư duy không thể hình thành và phát
triển được. Vấn đề ở đây được hiểu là những tình huống thực tế diễn ra mà những
phương tiện, phương pháp hành động quen thuộc không đủ để giải quyết. Chính vì
vậy, vấn đề và tư duy luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau:
- Vấn đề là tiền đề để làm xuất hiện tư duy: Tình huống có vấn đề mà những biện
pháp, công cụ trước đây không thể giải quyết một cách có hiệu quả sẽ làm khời nguồn
cho các hoạt động tư duy của con người.
- Vấn đề có tác động thúc đẩy, động lực cho tư duy: Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực
thôi thúc con người tư duy để tìm cách giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với
những tình huống có vấn đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng
lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng khả năng tư duy giải quyết vấn
đề. Chính vì vậy, không phải vấn đề nào cũng làm tư duy nảy sinh, chỉ khi có những
điều kiện như đã nói ở trên mới kích thích tư duy phát triển. Ví dụ: Đối với một học
sinh học trung bình trong một lớp, thì cô giáo sẽ lựa chọn những bài toán dễ để học
sinh ấy có thể tư duy để giải quyết được, và tăng dần độ khó lên. Nếu như cho học
sinh ấy một bài toán khó dành cho học sinh giỏi ngay từ đầu thì học sinh đó không thể
làm được vì “ vấn đề” không phù hợp với năng lực của học sinh đó.
- Vấn đề là tiêu chuẩn kiểm chứng tính thực tế của tư duy: Đối với một tình huống
có vấn đề, con người luôn có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó, nhưng
4
phương pháp nào ứng dụng hiệu quả nhất trong thực tiễn sẽ được chọn lựa và thực
hiện. Ví dụ: từ thời cổ đại người ta đã tính toán được số Pi gần đúng (3,14 đến 3,16),
tuy nhiên cùng với sự phát triển của toán học thì ngày nay người ta có thể tính được số
Pi chính xác hơn, người ta đã tìm ra hàng tỷ chữ sau dấu phẩy, điều này góp phần
quan trọng trong việc ứng dụng của toán học vào đời sống thực tiễn.
Để phân tích thêm về tính vấn đề của tư duy ta có thể lấy thêm ví dụ về câu chuyện
của Tôn Tẫn, ông là một nhà quân sự lỗi lạc, có tài ăn nói sống ở thời chiến quốc. Từ
khi ông hiến kế cho Điền Kỵ thắng được Tề Uy Vương trong một cuộc đua ngựa thì Tề
Uy Vương bắt đầu chú ý tới Tôn Tẫn. Một lần, Tề Uy Vương muốn thử tài Tôn Tẫn
liền bảo “ Đố khanh nghĩ cách bắt ta tự nguyện trèo lên đỉnh núi đấy”. Tôn Tẫn cười
nói “ Thần tài cán chưa đạt đến mức đó nhưng nếu bệ hạ ở trên đỉnh núi thì họa may
thần có thể lừa được bệ hạ xuống núi”, thế là Tề uy Vương đi lên đỉnh núi đang định
cố thủ thì Tôn Tẫn thưa: “ Thưa đại vương, thế là thần đã lừa được đại vương lên
núi”. Qua câu chuyện trên ta có thể thấy được khi đứng trước một tình huống có vấn
đề thì con người ta có thể tư duy và tìm ra được cách giải quyết.
Nhận xét: Vậy tư duy không thể nảy sinh nếu thiếu vấn đề dặt ra trong cuộc sống,
mức độ của vấn đề có tác động quyết định đến khả năng hình thành tư duy. Như vậy,
việc tư duy và tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề còn phụ thuộc vào năng lực và
điều kị thực tế của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và tư duy.
2. Tính trừu tượng và khái quát hóa của tư duy.
Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách
cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những
thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất
chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện
tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại, một
phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát
- Trừu tượng hóa là quá trình con người dung trí óc để gạt bỏ những
mặt,những thuộc tính,những liên hệ,quan hệ thứ yếu,không cần thiết và chỉ
giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy.
- Khái quát hóa là quá trình con người dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng
khác nhau nhưng có chung thuộc tính,liên hệ,quan hệ nhất định thành một
nhóm,một loại
5
Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức dộ cao.Không có
trừu tượng thì không thể khái quát,nhưng trừu tượng mà không khái quát thì sẽ hạn
chế quá trình nhận thức.
Ví dụ: + Khi nói về khái niệm “sách”, người nghe sẽ bỏ qua những thuộc tính nhỏ
nhặt như loại sách, tác giả, giá tiền, kích cỡ, màu sắc…mà sẽ chú ý đến thuộc tính
cơ bản nhất. Đó là sách chứa đựng nhiều kiến thức,dùng nhiều trong hoạt động học
tập, cung cấp cho con người tri thức. Đây chính là trừu tượng.
+Khái quát gộp những đồ vật có thuộc tính: giấy có nhiều chữ, có nội dung,
có tên tác giả, có giá cả, bìa cứng hơn giấy bên trong, có màu sắc,…tất cả xếp vào
nhóm “sách”.
Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ
hiện tại mà còn giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai.Trong khi giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm,một loại,một phạm trù
để có thể giải quyết những vấn đề tương tự.
Ví dụ: Khi bắt đầu học tiếng anh,trong quá trình học từ mới,với động từ ta nên
phân chia thành nhóm nội và ngoại động từ.Sắp xếp như thế,sẽ dễ nhớ và hiểu
được bản chất của từ đó. Không những vậy,sau này khi học đến thể bị động trong
tiếng anh, ta sẽ dễ dàng lựa chọn được động từ nào có thể chia sang thể bị
động,động từ nào không. Như vậy, cách sắp xếp như vậy không chỉ giải quyết
nhiệm vụ ban đầu là học từ mới mà còn giải quyết được các vấn đề sau này.Hay
khi học toán,có rất nhiều dạng bài,nhiều phép toán và chúng có mối liên hệ với
nhau.Để làm được bài toán này,cần có những công thức từ trước đó.Vì thế,môn học
này yêu cầu phải nhớ rất nhiều con số,cách giải…Và để học tốt môn này,học sinh
thường khái quát cách giải thành công thức. Công thức này ngắn gọn,súc tích nên
dễ nhớ,và nhớ được lâu. Sau này,khi chỉ cần nhắc đến tính diện tích hình chữ
nhật,chưa cần quan tâm đến con số cụ thể ra sao, chúng ta có thể biết ngay công
thức tính.Như vậy,tính khái quát hóa và trựu tượng hóa có mối quan hệ rất chặt
chẽ,gắn bó và giúp ích rất nhiều cho quá trình tư duy,đặc biệt đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động học tập
3. Tính gián tiếp của tư duy.
Tư duy của con người mang tính gián tiếp. Điều đó thể hiện ở chỗ, trong quá
trình tư duy, con người sử dụng các phương tiện công cụ khác nhau để nhận thức
6
sự việc, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác. Sở dĩ có thể nhận thức được
gián tiếp vì giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ mang tính quy luật. Mặt
khác, tư duy được phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp. Đây là
một loại phương tiện nhận thwucs đặc thù của con người.
- Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả
năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện
trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con
người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật…)
và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát…) để nhận thức được cái bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng.
Ví du: Để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu,
nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại các công thức, định lí…có liên quan để giải bài
toán. Ta thấy rõ rằng trong quá trình giải bài toán đó con người đã dùng ngôn ngữ
mà thể hiện là các quy tắc, định lí… ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân
chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trước đó.
- Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy
con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy
móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.
Ví dụ: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo. Để đo
người ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua cảm nhận giác quan
thông thường mà biết được.
- Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn
khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra
trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai.
Ví dụ:+ Dựa trên những dữ liệu thiên văn, khí hậu con người thu thập được
mà con người dự báo được thời tiết, nhờ đó mà phòng tránh trước được các thiên
tai như bão, lũ lụt, hạn hán…, giảm thiểu những thiệt hại.
+ Các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, tivi… giúp chúng
ta hiểu biết về những hiện tượng thiên nhiên, thực tế nhưng chúng ta không
tri giác trực tiếp.
+ Dựa vào những thành tựu và tri thức các nhà khoa học lưu lại mà
chúng ta tính toán được nhiều về vũ trụ, mà kết quả là chúng ta phát hiện
thêm nhiều thiên hà mới mà chúng ta chưa một lần đặt chân đến.
- Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ. Khi con người tư duy, chúng ta sẽ
sử dụng ngôn ngữ để thể hiện những tư duy của mình. Con người tư duy bằng não,
7
vì vậy, những gì chúng ta tư duy không thể thể hiện ra bên ngoài và người khác
cũng không nhìn thấy được. Vì thế, ngôn ngữ là phương tiện mà con người sử
dụng để cho thể hiện những tư duy của mình. Thông qua ngôn ngữ, người khác có
thể hiểu và biết được những tư duy của chúng ta.
Ví dụ: Khi được hỏi một câu hỏi, trước khi trả lời nó, chúng ta sẽ tư duy
trong đầu về câu trả lời, sau đó dùng ngôn ngữ để biểu đạt câu trả lời cho người
khác biết.
4. Tư duy gắn liền với ngôn ngữ.
- Đây là một trong những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý người và tâm lý
động vật.Tâm lý động vật bao giờ cũng dừng lại ở tư duy hành động trực quan,
không có khả năng vượt ra ngoài phạm vi đó. Ngôn ngữ làm cho tư duy người
mang tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát.
- Mối liên hệ giữ tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng. Tư duy không thể
tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ.Bất kỳ ý nghĩa, tư tưởng
nào cũng đều nảy sinh, phát triển gắn liền với ngôn ngữ.Dó là mối liên hệ giữ nội
dung và hình thức. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người
không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán
đoán…)cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
- Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy,
do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ
thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm
thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện
của tư duy.
Ví dụ: khi tiến hành lập trình PASCAL, người ta dùng ngôn ngữ để ghi lại để có
một chương trình lập trình hoàn chỉnh. Nếu không có ngôn ngữ để ghi lại thì cả
chủ thể lẫn người học đều không thể tiếp nhận được trọn vẹn tri thức.
Hay một câu chuyện vui sau đây cũng có thể đưa ra làm ví dụ cho mối quan hệ
giữa tư duy và ngôn ngữ: “ Một lần nhà tâm lý học nổi tiếng nước Mỹ là
F.Thomson đi về nhà, trời đã tối, trong túi áo khoác của ông có 200USD, ông thấp
thỏm lo sợ nhỡ gặp phải bọn cướp. Bỗng dưng, sau lưng ông xuất hiện một tên lực
lưỡng đội mũ lưỡi trai đang ra sức bám theo, ông cố hết sức vẫn không cắt được
“cái đuôi” đáng sợ đó. Đang đi,bỗng Thom son quay ngoắt lại tiến thẳng tới chỗ
con người hung dữ đó, van xin hắn:” Thưa ông ông hãy mở lượng từ bi cho tôi xin
8
vài xu lẻ, tôi đang sắp chất đói rồi đây”. Tên côn đồ ngớ người, hắn đăm đăm nhìn
vào túi áo khoác của ông càu nhàu:”Rõ xui xẻo, thế mà mình cứ tưởng trong cái
túi áo căng phồng của hắn ít ra cũng có vài trăm ÚSD cơ đấy”.Nói xong hắn sờ
soạng trong tú móc ra mấy hào lẻ cho ông rồi cụt hứng bỏ đi.
Trong tình huống trên Thomson nhờ tư duy đã thoát khỏi tình huống nguy hiểm và
rõ ràng ngôn ngữ hay lời nói của ông chính là hình thức biểu hiện cho tư duy ấy.
5. Tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính.
Tư duy là mức độ nhận thức mới vế chất so với nhận thực cảm tính. Tuy nhiên, tư
duy lại có một mối liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính tức là với cảm giác, tri
giác, biểu tượng. Nhận thức cảm tính là “ cửa ngõ” là kênh duy nhất, qua đó tư duy
liên hệ với thế giới ngoài. Tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính, dựa trên những
tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Tư duy thường
bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình
huống có vấn đề. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư
duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng những khái
niệm, quy luật… là chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, một
lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy. - X.L.Rubinstein –
nhà tâm lí học Xô viết đã viết: “nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy
trừu tượng, tựa hồ như làm thành chỗ dựa của tư duy”. - Lênin từng nói: “không có
cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả”.
Ta có thể lấy ví dụ về câu chuyện của nhà bác học Newton khi ông phát hiện ra
định luật vạn vật hấp dẫn. Mùa hè năm 1665, Newton cùng các bạn ngồi uống trà
trông một vườn táo, dưới tán là táo, bất chớt một quả táo từ trên cành rơi xuống
đất. Mọi ngưởi đều không để ý. Nhưng Newton nhìn thấy và bắt đầu đặ ra câu hỏi :
Tại sao quả táo lại rơi xuống đất mà không rơi ngược lên trên. Phải chăng có một
lực của trái đất hút quả táo xuống và lớn hơn lực của trên cao hút ngược lên ? Vậy
là từ sự quan sát ,nhận thức cảm tính ban đầu, Newton đã bắt đầu dặt ra những câu
hỏi, suy nghĩ tư duy về hiện tượng ấy và cho ra đời định luật vạn vất hấp dẫn. Như
vậy ta có thê kết luận rằng chình nhờ nhận thức cảm tính mà tư duy đã nảy sinh,
hình thành.
Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng
phản ánh của nhận thức cảm tính: làm cho khả năng cảm giác của con người tinh
vi, nhạy bén hơn, làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa.
9
Chính vì lẽ đó, Ph.Angghen đã viết: “nhập vào với mắt của chúng ta chẳng những
có các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa”.
III. Ứng dụng các đặc điểm của tư duy đối với việc học tập của sinh viên.
Cuộc sống vốn dĩ không phải là một ván cờ được lặp đi lặp lại các đường đi
nước bước, ván cờ của mỗi người là tùy thuộc vào cách chúng ta di chuyển những
quân cờ, chúng ta sống luôn không thể lặp lại những gì mà người trước đã
làm.Cuộc sống sẽ thật thú vị cho những người ham thích sự suy nghĩ, tìm tòi
những điều cho chính bản thân mình. Một cỗ máy có thể làm một công việc nhanh
chóng , hoàn hảo hơn con người nhưng mà nó chỉ làm theo sự điều khiển của con
người , nó không thể nghĩ được mình đang làm gì, làm như thế nào và làm để làm
gì ? Vì thế , chúng ta khác những cỗ máy và động vật ở chỗ chúng ta biết tư duy
đối với các hiện tượng trong đời sống , thế nên tại sao chúng ta không tận dụng cái
lợi thế đó vào việc học tập và cuộc sống của mình .Nhìn một cái cây, chúng ta
không thể chỉ nhận thức được các thuộc tính bề ngoài của nó như lá có màu gì, có
quả màu gì , cao hay thấp… mà chúng ta phải bắt đầu tư duy để nhận thêm nhiều
kiến thức hơn nữa như cây đó là cây gì, nó giống với loại cây gì, quả của nó dùng
để làm gì. Như Rene Descartes từng nói “ tôi tư duy nên tôi tồn tại”.
Trong số những sinh viên đế trường để nghe giảng, có thể chia làm nhiều nhóm
nhưng chủ yếu có ba loại : nhóm thứ nhất đến lớp đầy đủ nhưng ngủ, làm việc
riêng, nói chuyện mà không nghe giảng, nhóm thư hai cũng đi học đầy đủ , ghi
chép cẩn thận nhưng nghe giảng một cách thụ động, nghe một cách cứng nhắc
những gì thầy cô truyền đạt, nhóm thứ 3 là những sinh viên biết vận dụng đầu óc
suy nghĩ trong lúc học tập, kết hợp nghe và phân tích những kiến thức thầy cô giáo
giảng. Kết quả là những sinh viên nhóm thứ 3 luôn là nhóm sinh viên học tốt nhất.
Như A. A. Milne nói “Trí óc hạng ba chỉ hạnh phúc khi nó nghĩ cùng với đa số. Trí
óc hạng hai chỉ hạnh phúc khi nó nghĩ cùng với thiểu số.Trí óc hạng nhất chỉ hạnh
phúc khi nó nghĩ” . Sinh viên của trường Luật như chúng ta lại đòi hỏi tính tư duy
cao hơn nữa. Trong suốt bốn năm học ở giảng đường, lượng kiến thức mà chúng ta
phải tiếp thu rất lớn, có thể họ xong môn dân sự mình lại quên mất hình sự, học
xong môn tài chính lại quên mất luật Lao động, vì thế vừa học vừa tư duy lại vô
cùng quan trọng.
10
Đầu tiên, chúng ta cần nhận thức được những tình huống có vấn đề xung quanh.
Như đã phân tích ở trên, không có tình hống nào trong cuộc sống mà không tiềm
tàng những vấn đề , luôn luôn có những vấn đề cần chúng ta tư duy để giải đáp. Để
trở thành một luật sư giỏi, đứng trước một vụ án bạn cần phân tích các hành vi xảy
ra trong vụ kiện, sau đo xâu chuỗi tất cả những hành động này thành một hệ thống,
thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ việc hay là một cánh cửa để đi theo
nó mà thu thập thông tin tiếp theo . Tìm được những tình tiết có vấn đề và phân
tích nó là cách để chúng ta giải quyết vụ kiện. Hay người thẩm phán cũng luôn
phải tìm được tính có vấn đề trong lời khai của bị cáo, người bị hại, Luật sư để có
những phán quyết đúng đắn. Vậy ngay từ bây giờ sinh viên chúng ta luôn phải biết
đặt sư nghi vấn của mình trong mọi tình huống, rồi cô gắng suy nghĩ, phân tích để
tìm ra lời giả đáp sau đó chắt lọc được khối kiến thức cho bản thân.Trong quá trình
học, đứng trước những tình huống lý thuyết hay thực tiễn, sinh viên đều cần nhận
thức đầy đủ về tình huống đó, phát hiện vấn đề phát sinh cần được giải quyết trong
tình huống đó là gì. Ta phải xác định cái gì đã biết, đã được cho và cái gì chưa biết,
cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nóNhư Anatole France từng nói “Có một thứ
cho tư duy con người sự hấp dẫn nhiều hơn tất cả, và đó là luôn luôn khuấy động.
Một trí óc không luôn luôn khuấy động khiến tôi buồn chán và khó chịu”
Tư duy luôn mang tính khái quát nên chúng ta cần phải biết kháí quát vấn đề, từ đó
hiểu được nhũng cái chung , cái cốt lõi của vấn đề, từ đó sẽ hiểu được cái cụ thể,
chi tiết hơn.Trừu tượng hóa giúp chúng ta chắt lọc những kiến thức để giữ lại
những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng, như vậy với
một lượng kiến thức lớn nhưng khi được qui về những thuộc tính bản chất nhất thì
sẽ rất ngắn gọn va dễ nhớ, dễ vận dụng. Khái quát hóa lại giúp chúng ta đưa những
sự vật hiện tượng riêng lẻ .Học các bộ môn Luật chuyên ngành, không sai khi phủ
nhận rằng mình phải nhớ rõ từng kiến thức nhỏ nhưng nếu chúng ta không biết
khái quát hóa thì rất khó để nhớ hết lượng kiến thức đó.
Quá trình tư duy cần được kết hợp nhiều thao tác tư duy như so sánh, phân tích,
tổng hợp, suy luận, trừu tượng hóa, khái quát hóa… để đạt hiệu quả tư duy cao.Ở
trường Luật, sinh viên học môn Dân sự sẽ được giao giải quyết một vụ việc trong
vai trò của một luật sư. Khi đó, sinh viên cân phân tích các tình tiết vụ việc, đồng
thời tìm kiếm những qui định pháp luât điều chỉnh vấn đề này, nghiên cứu chúng
và dùng khả năng suy luận để đánh giá đúng đắn vấn đề. Đôi khi có nhiều qui định
luật ta tìm được có sự chồng chéo trong ban hành thì cần có sự so sánh để sử dụng
11
đúng pháp luật điều chỉnh vấn đề đó. Sau đó thì nhất thiết phải tổng hợp các dữ
kiện để đi tới hướng giải quyết vụ việc.
C. KẾT LUẬN
Mỗi người trong xã hội đều có những suy nghĩ và cách tư duy khác nhau.
Trên đây là những phân tích về các đặc điểm tư duy của nhóm. Do thời gian có hạn
nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô đóng góp ý kiến
để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương,đại học luật hà nội.
2.Những câu chuyện nhỏ mang ý nghĩa lớn,Tôn Khải Thái
3. />ca-t-duy html
4. />5.“Tâm lý học giáo dục” của tác giả Phạm Thành Nghị, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.