Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại uỷ ban nhân dân huyện con cuông tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.39 KB, 40 trang )

Lời mở đầu
Dọc theo đường Quốc lé 7 cách đường mòn Hồ Chí Minh 48 km đến
huyện Con cuông là huyện cửa ngõ vùng tây nam tỉnh Nghệ An, là huyện
miền núi vùng cao biên giới có nhiều tiềm năng kinh tế, phong cảnh hữu tỉnh,
mến đất yêu người “ Ai lên phố huyện Con Cuông dừng chân lại ngắm nước
non hữu tình mà nghe câu hát ân tình đón bông hoa nhỏ đón bình minh lên.
Phố huyện Con Cuông chan chứa bao tình tiếng cười tiếng ca vang khắp núi
rừng , lên đây thì ở lại đây cho dù bén rễ xanh cây còng ở lại đây, ở lại đây
với phố huyện Con Cuông, ở lại đây với người mình yêu thương ”;
Phía đông huyện Con cuông giáp với huyện Anh sơn, đông bắc giáp
huyện tân kỳ, Quỳ hợp, tây bắc giáp huyện Tương Dương, tây nam giáp nước
cộng hoà nhân dân Lào (đường biên giới Việt - Lào dài 55,5 km ); huyện có
tổng diện tích tự nhiên 174.451 ha, 66.711 nhân khẩu phân bố hình thành nên
116 bản trên của 12 xã, 1 thị trấn được qui hoạch nâng cấp lên Thị xã của
vùng tây nam Nghệ An; có ưu thế phát triển thành trung tâm thương mại, phát
triển các loại hình dịch vụ như : vận tải hàng hoá, hành khách ( kể cả đường
bộ và đường sông ), dịch vụ Y tế, giáo dục & Đào tạo, văn hoá, xã hội, bưu
điện, ngân hàng và Có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế và thế trận
Quốc phòng - AN.
Về địa hình : Huyện Con Cuông phân chia bởi dòng Sông Cả tạo thành
2 vùng kinh tế sinh thái rõ rệt :
Vùng I: Phía hữu ngạn sông cả gồm : xã Môn sơn, Lục Dạ, Yên khê,
Bồng khê, Châu khê, Lạng khê và thị trấn Con Cuông.
Vùng II: Phía tả ngạn sông cả gồm 5 xã. Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu
Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn.
Địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe suối đặc trưng với
nhiều đồi núi có độ dốc lớn. Vùng tả ngạn độ cao bình quân 500m, độ dốc
bình quân 25 - 30độ, vùng Hữu ngạn độ cao bình quân 1000m so với mặt
biển, trong đó phía đông bắc dọc theo quốc lé 7A độ cao bình quân 500m,
phiá taay nam theo dãy trường sơn độ cao bình quân 1400m, độ dốc bình
quân 30 - 35độ.


Huyện có điều kiện tự nhiên đất đai rộng lớn, thời tiết khí hậu thích nghi
với nhiều loại cây trồng vật nuôi, có nhiều núi đá vôi, đá đen, đá trắng phân
bố tương đối tập trung, trữ lượng lớn, dễ khai thác và có nhiều loại khoáng
sản quí hiếm khác như : Vàng sa khoáng, chì, kẽm, Mỏ than đôn phục Đáng
kể đến là tiềm năng du lịch sinh thái vườn quốc gia Pu mát, là mét trong
những khu rừng nguyên sinh rộng lớn Ýt có còn lại tại Việt nam với diện tích
là 91.113 ha; có tài nguyên rừng phong phú và đa dạng về nhiều chủng loại
quí hiếm, trong đó có nhiều loại có tên trong danh sách đỏ của Việt nam, đã
thu hót sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và được
Nhà nước quan tâm đầu tư, tuy chưa đánh giá được đầy đủ nhưng đã quy tụ
được nhiều hệ sinh thái lớn :
Về hệ thực vật : theo thống kê bước đầu ( trong dự án đầu tư XD vườn
Quốc gia Pù mát được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 571/QĐ.TTg
ngày 12/7/2002) ghi nhận có 1297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành
thực vật bậc cao, trong đó có 37 loài thuộc danh sách đỏ Việt nam.
Trong 1297 loài thực vật có 920 loài cây tài nguyên thuộc 4 nhóm công
dông : 330 loài cho gỗ, 197 loài cây dược liệu, 74 loài cây cảnh và 118 loài
làm thực phẩm, đặc biệt ở đây có nhiều rừng cây quí hiếm, cảnh đẹp ưu
chuộng mang tính đặc trưng có giá trị cao cho du khách du lịch như : Rừng
cây lùn trên đỉnh Pơ mu ( là loại rừng cây tồn tại duy nhất ở Việt nam và
Châu á), rừng cây samu ( đường kính 3,4-4,7m ), rừng Sa méc quế phong,
Giáng sương quả to, gô lau, lát hoa, sàng lẻ, chò và ngành thực vật Ngọc lan
rất phong phó
Về hệ động vật : Theo thống kê bước đầu ghi nhận được Vườn QGPM
có 938 loài động vật, bao gồm các nhóm thó, Chim, Bò sát, Lưỡng cư, Cá,
Bướm ngày và bướm đêm; Trong số đó có 77 loài trong sách đỏ Việt nam
1992 và 62 loài ở mức độ toàn cầu trong sách đỏ của IUCN 1996. Con số đó
chứng tỏ Pù mát có tính đa dạng sinh vật cao nhất so với các khu rừng khác
đặc dụng tại Việt nam, đặc biệt là loài thó có tới 131 loài, các nhóm khác như
bướm ngày, bướm đêm, cá, chim tương đương với khu bảo tồn vũ quang và

phong nha, hai khu gần kề cùng nằm trên dải trường sơn bắc;
Một số loài động vật quí hiếm như : Voi, khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài,
Voọc xám, Voọc vá, Vượn đen, Sói đỏ, Gấu ngựa, Gấu chã, Cầy vằn, Cầy
mực, Hổ, Bò tót, Sơn dương, Sao la, Chào vao, Mang trường sơn, thá vằn, Gà
so, Gà lôi,
Rừng Pu mát nằm trên địa hình các dãy núi cao, có đỉnh cao trên
1.800m, có nhiều thác nước đẹp, đặc biệt là thác kèm ( ở bản Trung chính xã
Yên khê ), nhiều hang động, sông suối ( Sông Lam, Sông giăng, Khe mọi,
Khe Choăng ), nhiều hang động ( hang tà bó Tân hương Yên khê, Hang nà
màn bản pha Yên khê ) và rừng còn dữ được nhiều vẻ hoang sơ, nguyện sinh;
Đây là những điều kiện thuận lợi và là tiềm năng lớn để phát triển du lịch mạo
hiểm, du lịch sinh thái, du lịch danh lam thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách
quốc tế nhất là du khách đến từ các nước phương tây;
Ngoài ra còn có những di tích lịch sử văn hoá: Nhà cụ Vi văn Khang
Bản Thái hoà Môn sơn, Cây đa Cồn chùa tại bản Thái sơn Môn sơn là nơi
thành lập chi bộ Đảng đầu tiên thuộc vùng dân téc Ýt người, Bia thành nam
xã Bồng khê, Hang ông trạng, di tích miền trà lân ở Thành nam của một thời “
Miền trà lân trúc chẻ tro bay”; các lễ hội truyền thống, văn hoá Èn thực, độc
đáo của các dân téc phong phú, đa dạng mà đặc trưng chủ yếu là văn hoá
người thái, người đan lai với truyền thống hiếu học, đoàn kết, kiên cường
trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Được về thực tập trên quê hương mình là niềm phấn khởi, được thực tập
tại Phòng Tài chính - Kế hoạch là phòng tổng hợp tham mưu cho UBND
huyện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; là điều kiện
thuận lợi để nâng cao nhận thức hiểu biết về quê hương mình, vận dụng kiến
thức lý luận của nhà trường vào phân tích, lý giải và xử lý các vấn đề do thực
tế đặt ra và qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị. Với ý
nghĩa đó Em luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao của lãnh
đạo phòng, cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện và giúp đỡ của anh, chị em
trong Phòng Tài chính - Kế hoạch; hoàn thành các yêu cầu thực tập của nhà

trường, và yêu cầu của khoa, cô thể được thể hiện trong báo cáo thực tập tổng
hợp này qua 3 nội dung như sau:
Chương I: lịch sử hình thành, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của
UBND huyện và phòng Tài chính – kế hoạch.
Chương II: Đánh giá thực trang quản lý nhà nước của phònh Tài Chính
– Kế hoạch.
ChươngIII: Những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới và
định hướng đề tài nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi
những hạn chế thiếu sót. Vậy kính mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến của thầy
giáo,các cô,chú anh chị trong cơ quan để em hoàn thành tốt đợt thợc tập của
mình .
Xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Lịch sử hình thành, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của UBND
huyện
I. Lịch sử hình thành của UBND huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An.
Năm 1947, Uỷ ban kháng chiến huyện được thành lập và các uỷ ban
hành chính cũng được lập ra để giúp việc uỷ ban kháng chiến với nhiêm vụ
xây dùng , củng cố chính quyền khôi phục nền kinh tế - xã hội trong thời
chiến. Đến ngày 14- 7-1948 , Đảng bộ huyện đã lãnh đạo chỉ đạo uỷ ban hành
chính và uỷ ban kháng chiến sát nhập lại thành Uỷ ban kháng chiến hành
chính hình thành nên tổ chức bộ máy quản lý nhà nước UBND huyện được ra
đời.
II- Lịch sử hình thành của Phòng Tài chính - Kế hoạch
Ngược dòng lịch sử ngày 31/12/1945. Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số
78/sl, thành lập uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết - tiền thân của uỷ ban
kế hoạch nhà nước trước đây và nay là Bộ kế hoạch và đầu tư.
Nhiệm vụ của ban là nghiên cứu soạn thảo trình chính phủ các chính
sách chương trình,kế hoạch kinh tế - xã hội và những vấn đề quan trọng

khác nhằm động viên sức người sức của cho công cuộc kháng chiến lần thứ
nhất thắng lợi.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ đổi mới ngày 08/10/1955
hội đồng chính phủ họp và ra quyêt định thành lập uỷ ban kế hoạch quốc gia
và kể từ đó hệ thống cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được
hình thành . Bao gồm UBKHQG các cơ quan kế hoạch ở các ngành trung
ương, ở các tỉnh, các huyện để đảm đương nhiệm vụ xây dựng các dự án kế
hoạch phát triển kinh tế văn hoá, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra thực
hiện kế hoạch, Kế hoạch là 1 bộ phận của Uỷ ban kháng chiến hành chính
huyện Con Cuông sau này đổi thành UBND huyện Con Cuông, bộ phận kế
hoạch đổi thành Phòng Kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ gắn với từng giai đoạn
lịch sử của đất nước, của ngành kế hoạch, của huyện Con cuông.
1. Giai đoạn từ 1955 đến 1975
+ Giai đoạn 1955 - 1960: là thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh
(1956 -1957) thực hiện kế hoạch cải tạo phát triển kinh tế ở miềm Bắc (1958 -
1960). Kế hoạch khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh đã tập trung vào việc
hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện chủ trương ngừơi cày có ruộng, hình
thành quan hệ sản xuất mới, tập trung khôi phục các sở sản xuất các tuyến
giao thông chủ yếu, xây dựng hệ thống trường học , bệnh viện kế hoạch
cải tạo và phát triển kinh tế xã hội đã nhằm mục tiêu xác lập quan hệ sản xuất
XHCN ở nông thôn, tiến hành phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, kết hợp
cải tạo quan hệ sản xuất với việc áp dụng kỹ thuật mới.
+ giai đoạn 1961 - 1975 : là thời kỳ thực hiện chủ trương lớn mà Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và xây
dựng bước đầu cơ sở vật chất CNXH và ra sức hoàn thành cải tạo XHCN; tập
trung xây dựng thực hiện kế hoạch 5 năm 1961- 1965.
+ giai đoạn 1966 - 1975 : Cuộc chiến chống mỹ cứu nước của quân và
dân miền nam giành nhiều thắng lợi lớn, đặc biệt là mùa khô năm 1963 -
1964. Ngày 05/08/1964, đế quốc mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
Tỉnh Nghệ An là một trong những điểm máy bay Mĩ ném bom đầu tiên.Từ

năm 1965 Đảng và chính phủ chủ trương chuyển nền kinh tế từ thời bình sang
thời chiến từ đó nhiệm vụ của các cấp, các ngành nói chung, nhiệm vụ của
UBND huyện Con cuông, Phòng Kế hoạch nói riêng cũng chuyển hướng với
nội dung cơ bản là: tiếp tục xây dựng CNXH trong điều kiện có chiến tranh,
vừa đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của quân mỹ, vừa chi viện tích cực
cho sự nghiệp giải phóng miền nam.
2. Giai đoạn 1976 - 1990
+ giai đoạn 1976 - 1980: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đề ra
đường lối phát triển kinh tế và thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 2 năm 1976
- 1980 với mục tiêu cơ bản là: xây dựng một bước cơ sở vật chất cảu CNXH,
bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, cải thiện đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân. Đối với tỉnh Nghệ Tĩnh việc xây dựng kế
hoạch thời gian này cực kỳ quan trọng, là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
có tầm cỡ lớn nhằm cùng với cả nước tiến lên CNXH. Trong thời kỳ kế hoạch
5 năm 1976 - 1980, đã thực hiện một bước cơ bản về đổi mới phương pháp kế
hoạch tập trung thống nhất của cả nước, vừa đề cao tính chủ động đảm bảo kế
hoạch tập trung thống nhất của nhà nước, vừa đề cao tính trách nhiệm KHH
của các ngành của các huyện cơ sở, kế hoạch của mỗi cấp, mỗi ngành đều dùa
trên kết quả điều tra nghiên cứu về kinh tế, kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và sản xuất ở mỗi cấp từ tỉnh đến huyện đến xã từ ngành đến các
xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã đều phải chủ động xây dựng kế hoạch
và thực hiện chỉ đạo hướng dẫn và chỉ đạo chung của UBND Tỉnh.
+ giai đoạn 1986 -1990 : Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 4 năm
1980 - 1990, bước đầu quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới quản
lý kinh tế, đổi mới công tác kế hoạch hoá mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI và nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ 12 đề ra. Công tác kế hoạch hoá đã
thực hiện được một số nội dung chủ yếu là: khắc phục tập trung, quan liêu
bao cấp trong kế hoạch hoá, cơ chế kế hoạch gắn với kế hoạch kinh doanh,
phân biệt rõ và kết hợp chức năng quản lý hành chính kinh tế và quản lý
SXKD vận dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ thị trường trong công tác

kế hoạch hoá.
Phòng Kế hoạch đã xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 với mục tiêu
chủ yếu ổn định để phát triển chương trình lương thực - thực phẩm để đủ ăn
no và có thêm dinh dưỡng
Kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 tiến hành trong xu thế cả nước đổi mới tư
duy kinh tế, đổi mới quản lý kinh tế bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu, lấy
ổn định để phát triển. UBND huyện đã cùng với các ngành và cơ sở triển khai
thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986 - 1990. Tạo niềm tin trong xã hội gây được
nhiều tiền đề và bài học kinh tế của tiến trình đổi mới .
3. Giai đoạn từ 1991 đến nay :
Năm 1988 Phòng Kế hoạch sát nhập với Phòng Thống kê thành Phòng
Kế hoạch - Thông kê, thực hiện cả 2 chức năng kế hoạch và thống kê, đến
năm 1992 lại tách ra thành 2 phòng ( phòng kế hoạch và phòng thống kê ),
năm 1995 thực hiện đề án kiện toàn tổ chức của UBND tỉnh phòng kế hoạch
sát nhập với phòng tài chính thành phòng Kế hoạch - Tài chính & giá cả đến
năm 1996 tách thành 2 phòng ( Phòng kế hoạch & đầu tư và phòng Tài chính
& giá cả); năm 2001 nhập lại thành Phòng Tài chính - Kế hoạch cho đến nay.
Giai đoạn từ 1991 đến nay : tập trung xây dùng, thực hiện các kế hoạch
5 năm của các thời kỳ 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005, kết quả đã đạt được
những thành tựu lớn tạo tiền đề quan trọng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-
2010, cụ thể :
TT Danh mục ĐVT
Năm
1990
Kết quả đạt được theo từng
thời kỳ
1991-
1995
1996-
2000

2001-
2005
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 8,2 10,4 13,6
2 Cơ cấu kinh tế
năm 1995 năm 2000 năm 2005
Nông-lâm-ngư nghiệp % 89,1 85,7 75,3 60,55
Công nghiệp - XD % 3,1 5,2 9 11,84
Dịch vô % 7,8 9,1 15,7 27,61
3 Thu ngân sách trên địa bàn Trđ 990 1394 1702 3854
4 Thu nhập bình quân đầu
người/năm ( theo giá CĐ
1994 )
Trđ 0,847 1,075 1,665 3,131
5 Tỷ lệ đói nghèo ( TC cò ) % 70 33,2 28 15
Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng ( Giao thông, Thuỷ lợi, Điện, Trường,
Trạm y tế ) được nâng cao, tính riêng đầu tư XD cơ sở hạ tầng qua từng giai
đoạn, là:
- Giai đoạn 1991-1995 : 18.358 triệu đồng
- Giai đoạn 1996-2000 : 56.729 triệu đồng
- Giai đoạn 2001-2005 : 294.852 triệu đồng
* Về giao thông : 9 tuyến chính , tổng chiều dài 190Km
Trong đó : 2 tuyến ( Bồng khê đi Môn sơn và Thị trấn đi Thác kèm )
đường cấp 6 miền núi, nền rông 6m, mặt 3,5m láng nhựa ;
6 tuyến ( Thị trấn đi Bình chuẩn, Mậu đức đi Thạch ngàn, Đôn phục đi
cam lâm, Châu khê đi Khe nóng, Trung chính đi Khe nóng, Thái sơn đi Cao
vều ( Anh sơn ) đang còn là đường đất đi, trong đó tuyến Thị trấn đi Bình
chuẩn đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án XD đường mặt nhựa với tổng mức
96 tỷ đã bố trí KH 2006, khởi công trong 6 tháng đầu năm.
1 tuyến mở mới : Khe rạn ( Bồng khê ) đi Lạng khê, đã mở được đoạn
Khe rạn đi Bãi ổi.

- Các tuyến vào vùng nguyên liệu : 6 tuyến, tổng chiều dài 39,3 Km,
gồm ( Quốc lé 7 đi Thung coong Chi khê, Đồng tâm đi Kẻ gia Thạch ngàn,
Liên tân-lam trà, Khe choăng đi Bãi gạo, Làng pha đi Quyết thắng Yên khê,
Tân hương đi Trung chính Yên khê ) đang là đường đất đã lập dự án đầu tư
XD trong những năm tới
* Thuỷ lợi :
Có tất cả 26 đập thuỷ lợi đã được xây dựng và đang phục tưới cho 1.100
ha/ 1438 ha đất canh tác lúa nước ( đạt 76% ); còn 10 đập thuỷ lợi đã được qui
hoạch và 42 hồ, đập thuỷ lợi nhỏ chưa được đầu tư xây; 79 km kênh mương
được qui hoạch xây dùng ( cứng hoá kênh mương ), đã XD được 35 km; đảm
bảo tưới tiêu ổn định 76% diện tích canh tác lúa nước.
* Điện :
Có 12/13 xã thị đã có điện lưới quốc gia, tổng số đường dây tải điện 35
KV là 103 km, 97 trạm 35/0,4KV, công suất phục vụ 5.530 KVA, 73% số hộ
được dùng điện. Hiện tại đang thi công xây dựng tuyến điện 35 KV Thị trấn -
Thác kèm, và một số tuyến, trạm lẻ trên các xã đã có điện lưới, Còn 1 xã chưa
có điện lưới Quốc gia đó là xã Bình chuẩn ( Là xã xa nhất, khó khăn nhất trong
huyện ).
* Trường học :Đã có 11/13 xã ( Thị trấn ) đã có phòng học cao tầng
( kiên cố ), cơ sở vật chất đồ dùng dạy học được đầu tư tương đối đầy đủ.
* Cơ sở vật chất Y tế : Huyện đã XD được 1 bệnh viện, 3 phòng khám
đa khoa khu vực, 13 xã ( Thị trấn đều có trạm xá.
III. Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của UBND Huyện Con Cuông.
1. Chức năng của HĐND & UBND huyện.
Căn cứ vào hiến pháp vào điều 103 và điều 106 của hiến pháp nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi theo nghị
quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào điều 91 của luật tổ chức quốc hội;
Căn cứ vào điều 50 của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì
chức năng của HĐND & UBND huyện được quy định chức năng, nhiệm vụ

như sau:
* Về Hội Đồng Nhân Dân
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân do nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên.
HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phat
huy tiềm năng của địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an
ninh, khong ngừng cải thiện đơi sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa
phương làm tròn nhiệm vụ của địa phương giao phó.
HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực
HĐND, UBND, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát
việc thực hiện các nghị quyết HĐND; giám sát việc tuân thủ theo pháp luật cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội, đơi vị vũ trang nhân dân và của công
dân ỏ địa phương.
* Về Uỷ Ban Nhân Dân.
UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đòng nhân dân
cùng cấp và nhà nước cơ quan cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng cùng cấp nhằm bảo
đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh và thực hiện chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp
phần sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương đén địa phương cơ sở.
2. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện
UBND& HĐND huyện là cơ quan chịu trách nhiệm trước phát luật
về quyền hành cơ chế, quản lý trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. UBND
huyện thực hiện những nhiệm vô , quyền hạn sau đây:

Mét là : Xây dựng kế hoạch phát triển - xã hội hàng năm trình hội
đồng ngân dân huyện cùng cấp thông qua để trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ
chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
Hai là : Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán
thu,chi ngân sách của địa bàn huyện, phương án phân bổ dự toán ngân sách,
quyết toán ngân sách địa phương, lập dự toán điều chỉnh ngân sách của huyện
trong trường hợp cần thiết trình HĐND huyện cùng cấp quyết định và báo cáo
UBND huyện, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Ba là : Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương hướng dẫn kiểm tra
UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết
HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách của địa phương theo quy định của
phấp luật.
Bèn là: Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội cả xã, thị trấn.
Theo luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân huyện căn
cứ theo nghị quyết của quốc hội thì UBND & HĐND làm việc theo nguyên
tắc tập trung dân chủ và được cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:

Qua sơ đồ cho chóng ta nhìn rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của bộ
máy quản lý nhà nước của huyện con cuông. Hiện nay cơ cấu tổ chức của
UBND huyện bao gồm : Mét Chủ tịch UBND vơi chuyên môn là phụ trách
điều hành chung, huyện bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của HĐND hỗ trợ
thực hiện quyền giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong đó có 3 phó chủ tịch chịu trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch
UBND huyện, 3 phó chủ tịch này phụ trách 3 mảng khác nhau như: 1 phó chủ
tịch chuyên phụ trách về kinh tế, 1 phó chủ tịch chuyên trách về nông lâm,
một phó chủ tịch chuyên trách về văn hoá xã hội.
Hiện nay UBND huyện gồm 14 phòng ban được chia làm hai mảng lớn:
* Mảng Quản lý nhà nước.
1. Văn phòng HĐND, UBND
2. Phòng Tài chính - kế hoạch

3. Nội vô lao động thương binh xã hội.
4. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Phòng Tài nguyên môi trường.
6. Phòng Hạ tầng kinh tế kỹ thuật.
7. Phòng Công nghiệp - dịch vụ.
8. Phòng Thanh tra.
9. Phòng Tư pháp.
10. Phòng Văn hoá.
11. Phòng Dân téc .
12. Phòng Giáo dục.
13.Phòng Y tế
14. Phòng Dân số KHH gia đình.
* Phòng sự nghiệp thuộc quản lý của tỉnh là :
- Phòng kinh tế mới.
- Phòng thống kê.
- Trạm khuyến nông.
P
.
Y


T
Õ
P
.
D
S
.
K
H

H
G
§
IV. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của phòng Tài Chính - Kế Hoạch.
1- Nhiệm vô :
Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vô nghiên cứu, tổng hợp, tham
mưu cho UBND huyện về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, dù toán ngân sách, quản lý điều hành dự toán ngân sách, quyết toán
ngân sách, xây dựng cơ chế chính sách và cơ chế quản lý, điều hành kế hoạch
phát triển KT-XH và dự toán ngân sách và thực hiện các chức năng quản lý
Nhà nước theo qui định hiện hành của Nhà nước; cụ thể theo 2 bộ phận:
* Bé phận kế hoạch : thực hiện các công tác
- Công tác qui hoạch phát triển KT-XH
- Công tác kế hoạch phát triển KT - XH
- Công tác đầu tư xây dựng
- Công tác đăng ký kinh doanh
- Công tác đối ngoại
- Xây dựng cơ chế chính sách quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển KT - XH
- Nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp thực hiện kế hoạch, quy
hoạch, tham gia xây dùng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực công tác kế hoạch, qui hoạch
cho UBND các xã, thị và các đơn vị cơ sở.
* Bé phận Tài chính : Thực hiện các nhiệm vô
- Dù toán tài chính ngân sách.
- Quản lý, điều hành Tài chính ngân sách
- Kiểm tra, giám sát, quyết toán ngân sách
- Quản lý tài sản công
- Quản lý giá cả
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng được phân cấp ( kể cả các ngồn vốn

do nhân dân đóng góp … )
- Nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp thực hiện dự toán ngân
sách, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực công tác tài chính ngân sách,
công tác kế toán cho UBND các xã, thị và các đơn vị cơ sở.
2. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài Chính - Kế hoạch.
Theo quyết định của bộ trưởng kế hoạch và đầu tư thì cán bộ, sở, phòng
TC- KH làm việc theo chế độ chuyên viên bao gồm lãnh đạo phòng và dưới
phòng là các chuyên viên giúp việc cho lãnh đạo phòng không chia thành các
phòng ban.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận làm việc




Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức như trên hiện nay phòng TC- KH gồn 9
người. Trong đó có 1 trưởng phòng và 2 phó phòng giúp việc cho trưởng
phòng, phủ trách 2 mảng khác nhau, một mảng tài chính ngân sách, một mảng
về Quy hoạch, kế hoạch, còn lại là 6 chuyên viên cũng chịu trách nhiệm về
từng lĩnh vực khác nhau, mỗi chuyên viên có thể đảm nhiệm một nhiệm vụ
hoặc cùng lúc đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, công việc thì nhiều nhưng cán bộ
chuyên viên còn mỏng do đó ảnh hưởng không Ýt đến kết quả công việc
nhưng các chuyên viên phòng vẫn cố gắng khắc phục và hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
3. Trình độ năng lực cán bộ công chức :
Tổng công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch 9 người, trong đó :
- Trình độ đại học : 5 người ( 2 đại học tài chính, 1 đại học xây dựng, 1
quản trị kinh doanh, 1 đại học kinh tế quốc dân )

Trëng phßng

Phã phßng
DTNS
Phã phßng
QH,KH
CV.
KTTH
CV.
PTGD
CV.DTN
S X·
CV.TSC.
GPMB
CV.PT§
KKD
CV.KHN
LNN
- Trình độ cao đẳng : 2 ( 1 cao đẳng kiểm toán, 1 cao đẳng kinh tế đà
nẵng )
- Trình độ trung cấp : 2 người ( trung cấp tài chính - kế toán ) hiện đang
theo học đại học tại chức líp từ xa )
- Trình độ chính trị : 1 chính trị cao cấp, 3 trung cấp chính trị.
Toàn bộ công chức trong phòng sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
4. Qui chế hoạt động hành chính của phòng Tài Chính - Kế hoạch.
- Hoạt động của phòng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ
dưới sự chỉ đạo của chi bộ, điều hành của trưởng phòng và phối hợp vơi công
đoàn, mọi thành viên phải chủ động tự giác, đoàn kết sáng tạo và hợp tác giúp
đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Trưởng phòng được quyền cử người thay thế xử lý công việc chuyên
môn trong trường hợp đồng chí phụ trách phần hành đó đi vắng.
- Hàng tuần phòng tổ chức họp phòng để nghe trưởng phòng phổ biến

nội dung giao ban của cơ quan, kiểm tra công tác tuần qua, bàn triển khai
công tác tuần tới theo lịch chung của cơ quan.
- Trưởng phòng khi đi công tác ra ngoài huyện phải báo cáo và được sự
lãnh đạo của UBND huyện đồng ý, đi làm trong huyện khi xuống cơ sở phải
ghi vào sổ công tác thường nhật ( địa điểm và nội dung công tác).
- Phó phòng và các chuyên viên khác khi đi làm việc với các cơ quan
đơn vị, ngành, xã, thị, phải báo cáo với trưởng phòng biết về nội dung, thời
gian, địa điểm làm việc khi dược sự đòng ý của trưởng phòngmới được đi,
đồng thời ghi vào sổ công tác thường nhật sau khi đi về phải báo cáo kết quả
làm việc cho trưởng phòng biết.
- Mọi thành viên trong phòng phải cã trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cận
thận các tài liệu, tài sản của cá nhân, của phòng và cơ quan trang bị.
- Trong trường hợp trưởng phòng đi vắng, cần xử lý công việc kịp thời
gian quy định, từng chuyên viên có thể trực tiếp báo cáo lãnh đạo. Sau khi
làm việc xong phải co trách nhiệm báo cáo đầy đủ kết quả nội dung công viẹc
cho trưởng phòng biết tổ chức triển khai thực hiện.
5. Tài sản công :
Tài sản công phục vụ cho hoạt động của phòng gồm :
- Nhà cửa, phòng làm việc : 100m
2
phòng diện tích ( tầng 3 của UBND
huyện )
- Máy vi tính : 7 bộ chất lượng sử dụng tốt
- Máy điện thoại : 3 máy
- Máy FAX : 1 cái
- Máy Pô tô Copy : 01 máy
- Tủ đụng tài liệu : 12 cái
Với số lượng và chất lượng tài sản công trên cơ bản đảm bảo hoạt động
của phòng ( kể cả những thời điểm nhiều việc có tính thời vô ).
Chương II

Đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước Của phòng tài
chính - kế hoạch huyện
con cuông
I- Những kết quả đạt được trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện trong năm
2005
1- Chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế.
1.1- Công tác qui hoạch, kế hoạch : Năm 2005, là năm cuối của KH 5 năm
( 2001-2005 ), kết quả thực hiện KH mang tính chất quyết định của cả giai
đoạn và là tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo. Với ý nghĩa
trên, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã giao KH sớm cho cơ sở ( giao chỉ
tiêu kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách cho UBND các xã, các
đơn vị tại Quyết định số 11/CT.UB ngày 12/01/2005 ) và ban hành một số qui
định về cơ chế chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH & dù
toán ngân sách năm 2005 ( Quyết định số 10/QĐ.UB ngày 12/01/2005 của
UBND huyện ), tạo thế chủ động cho cơ sở.
Năm 2005 cũng là năm có nhiều Nghị quyết của Đảng, chính sách của
Nhà nước nhất là đối với đồng bào các dân téc miền núi đòi hỏi phải được cụ
thể hoá đưa vào cuộc sống. UBND huyện đã cụ thể hoá bằng các chương
trình hành động, các kế hoạch, đề án, dự án, phân cấp, phân công cụ thể để
chỉ đạo, quản lý điều hành có hiệu quả hơn, như :
- Chương trình hành động thực hiện NQ 37, NQ39.
- Chương trình hành động thực hiện Quyết định 147/CP
- Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện
Đảng bộ huyện Con cuông lần thứ 24.
- Triển khai xây dựng một số qui hoạch, đề án, dự án trọng điểm, như :
+ Nghiên cứu Qui hoạch Thị xã Con cuông tham mưu trình HĐND
huyện
+ Lập Qui hoạch các điểm dụ lịch
+ Xây dựng kế hoạch 5 năm phục vụ Đại hội Đảng bộ huyện
+ Xây dựng đề án, dự án nhằm khai thác tiềm năng đất đai : dù án trồng

chè nguyên liệu, cam, trâu bò hàng hoá…
1.2. Về thực hiện các cơ chế chính sách phát triển : UBND huyện đã phân
công chỉ đạo, điều hành đúng nội dung, đúng qui định, có trọng điểm; tranh
thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của tỉnh, TW. Vận dụng, cụ thể hoá khai thác triệt để
các cơ chế chính sách của tỉnh, TW. Ngoài ra để khuyến khích phát triển theo
các đề án SX huyện còn có các chính sách hỗ trợ, cụ thể như :
- Sản xuất lúa lai, ngô lai tỉnh trợ giá mua giống, phân bón theo quyết
định 13 và QĐ 122, huyện có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn mua phân
bón.
- Về hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò, tỉnh hỗ trợ phân Urê để trồng cỏ và 50%
lãi suất vay vốn mua trâu, bò trong 10 tháng, Huyện có chính sách đối với mô
hình phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại >10 con/hộ là hỗ trợ tiền làm
chuồng tương đương 1,5 tấn xi măng, hỗ trợ chênh lệch lãi suất vay so với
ngân hàng chính sách trong 3 năm vay vốn.
- Về Trồng rừng nguyên liệu, ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện
còn hỗ trợ khâu qui hoạch, thiết kế trồng rừng.
1.3. Phát triển nông nghiệp nông thôn :
Do thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp không được thuận lợi
nh mọi năm, nhưng đối với UBND huyện lại là năm chỉ đạo quyết liệt, có rất
nhiều tình huống khó khăn xẩy ra, cũng là năm chỉ đạo thực hiện nhiều cái
mới đối với huyện. Ngoài nhiệm vụ đạo, điều hành thường xuyên như sản
xuất mùa vụ, nông lịch…thì năm nay hơn so với các năm trước, là :
- áp dụng thành công phương pháp tránh rét cho mạ trong vụ xuân năm
2005 bằng kỹ thuật làm mạ phủ Tuy nel, đã tổ chức tập huấn cho đối tượng là
nông dân và cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, đồng thời triển khai xuống
cơ sở các vùng trọng điểm SX lúa 55 líp ( 165 lượt người nghe ).
- Ngay từ đầu xuân UBND huyện đã chỉ đạo phát động chiến dịch làm
giao thông, thuỷ lợi, nạo vét kênh mương, tu sửa hồ đập đảm bảo các công
trình thuỷ lợi khai thác tốt công suất sử dụng, chủ động tưới tiêu, chống hạn
cho cây lúa .

- Chỉ đạo thành công sản xuất lúa hè thu 289 ha, năng suất đạt
53,5tạ/ha/vụ ( trong đó : Môn sơn đạt 59,6 tạ/ha, Lục dạ 58,7 tạ/ha, Chi khê
đạt 57 tạ/ha, xã thấp nhất đạt 44 tạ/ha ), kết quả này là rất quan trọng đối với
những năm đầu chỉ đạo tăng vụ trên đất lúa, tạo đà cho những năm tiếp theo .
- Chỉ đạo quyết liệt xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại (
102 mô hình nuôi lợn thịt >20 con/hộ, 193 MH trâu, bò > 10 con/hộ )
- Hình thành và phát triển mô hình liên doanh, liên kết trồng rừng giữa
doanh nghiệp và các hộ nông dân ( Hiện tại Lâm trường đang thực hiện ).
- Khởi đầu các dự án trồng chè nguyên liệu, trồng cam hàng hoá, trồng
tre trúc lấy măng xuất khẩu nhằm khai thác tiềm năng đất đai hiện có để hình
thành các vùng SX tập trung có qui mô lớn, gắn với dự án thành lập xây dựng
tổng đôi thanh niên xung phong ở Thạch ngàn.
UBND huyện đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, các đơn vị
triển khai công tác phòng chống thiên tai, kịp thời tu bổ các công trình thuỷ
lợi xung yếu đồng thời đã triển khai lực lượng kịp thời để hạn chế và khắc
phụcnhwngx thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống và
tình hình SX. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các đơn vị xây dựng các
phương án tác chiến phòng chống cháy rừng và diễn tập xử lý các tình huống,
tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức cho nhân dân, cho chủ rừng nên
không có cháy rừng xẩy ra.
1.4. Quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường:
UBND huyện đã tăng cường đôn đốc công tác tuyên truyền pháp luật,
nhất là luật đất đai sửa đổi do đó công tác chuyển nhượng quyền SDĐ đã
được quản lý chặt chẽ, đúng qui trình qui định. Làm tốt công tác đền bù đất
giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình, không để xẩy ra kiện tụng.
1.5- Công nghiệp TTCN-XD, dịch vụ tiếp tục phát triển :
Tập trung chỉ đạo tạo môi trường thu hót đầu tư, hình thành và phát
triển các doanh nghiệp SDKD để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN. Giai đoạn đầu, huyện đang chỉ đạo tập trung XD các qui hoạch, như
qui hoạch xây dựng các điểm du lịch, các khu vực dịch vụ, khu công nghiệp

nhỏ. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng bá du lịch nên bước đầu đã
thu hót được khách du lịch trên địa bàn huyện. Chỉ đạo tạo điều kiện phát
triển đa dạng các loại hình dịch vụ, ngân hàng, bưu điện, vận tải,…nhất là
ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách, thực hiện vai trò huy động vốn
đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển SX trên địa bàn .
1.6. Chỉ đạo, quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thực hiện cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh, năm 2005 UBND huyện
đã chỉ đạo, thực hiện, hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây
dựng Quốc lé 7A, dự án năng lượng điện WB ( 7 xã ), giải phóng mặt bằng
xây dựng các công trình của dự án Lúc xăm bua…đảm bảo tiến độ xây dựng.
Chỉ đạo huy động nguồn vốn, vật tư, ngày công lao động công Ých
trong nhân dân xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, phhúc lợi tập
thể, xây dựng đồng ruộng, tổng ngày công huy động 138.000 ngày công, bằng
tiền và vật tư 13.267 triệu đồng. Riêng Chiến dịch làm đường giao thông,
thuỷ lợi đầu năm đạt : giá trị khối lượng hoàn thành 2.563 trđ, trong đó nhân
dân thực hiện bằng ngày công 2.194 trđ (KL đào đắp 30.000 m3, nạo vét bùn
4.200 m3, chiều dài tuyến tu sửa : đường 131 km, kênh 24,4 km ) và hiện nay
đang thực hiện chiến dịch làm thuỷ lợi từ 10/10 đến hết năm.
Thu hót đầu tư từ nguồn vốn các dự án nước ngoài, gồm dự án VIE014(
trên 5 tỷ ) CIBRIP trên 2 tỷ đồng, Lúa mú ( của Mỹ ) 1,5 tỷ đồng.
Trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng các công trình bằng nguồn
vốn ngân sách Nhà nước : UBND huyện chỉ đạo chặt chẽ hơn, chủ trương đầu
tư có chọn lọc có tính khả thi và hiệu quả cao hơn. Thực hiện đúng qui trình
qui định, thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ.
1.7. Tài chính ngân sách : UBND huyện chỉ đạo công tác phối hợp giữa
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Thuế, Kho bạc và các xã tích cực thu thuế từ
những tháng đầu năm, bám chỉ tiêu kế hoạch được giao, thu đúng, thu đủ các
nguồn thu theo luật định ( nhất là phối hợp trong công tác thu thuế XDCB, tài
nguyên, bến bãi, thu phạt …). Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ( trừ
Lâm trường QD ) 9 tháng đầu năm 3.771 triệu đồng đạt 115% KH , phấn đấu

đến hết năm đạt số thu trên 4 tỷ đồng vượt trên 23% KH tỉnh giao. Chi ngân
sách đảm bảo đúng Luật, đúng quy định hiện hành của Nhà nước, các nhu cầu
chi đều được đáp ứng kịp thời đảm bảo tiết kiệm. Giám sát chi NS được Kho
bạc thực hiện nghiêm túc đảm đúng chính sách, chế độ. Công tác quản lý thu,
chi ngân sách và các khoản tài chính khác của các xã, các đơn vị trên địa bàn
có nhiều tiến bộ rõ rệt
* Chính sách XH : Quan tâm trợ cấp kịp thời đối với những gia đình
thiếu đói ở vùng sâu vùng xa biên giới, huyện đã giải quyết 85 tấn gạo để cứu
tế; trợ cấp 30 tấn gạo và 25 triệu đồng thời cứu tế cho những hộ bị thiên tai và
hộ bị sập nhà, 16 triệu cho những hộ khó khăn đột xuất.
Thực hiện tốt chương trình xoá nhà dột nát : Tổng nguồn kinh phí 2.133
triệu đồng đã cấp cho các xã, các đối tượng. Hoàn thành trong 9 tháng được
288 nhà, trong đó có 12 nhà thuộc diện chính sách.
Tổ chức chi trả cho các đối tượng chính sách đầy đủ kịp thời đồng thời
triển khai điều chỉnh mức trợ cấp cho các đối tượng chính sách theo qui định
mới của Chính phủ và ra quyết định trợ cấp thường xuyên cho 357 người cao
tuổi trên địa bàn, Quyết định thành lập BCH lâm thời hội người mù của
huyện, làm thủ tục cấp 50.000 thẻ BHYT năm 2005 cho nhân dân vùng 135
và hộ nghèo, Chuyển xếp lương mới theo chế độ lương mới.
Về tổ chức phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó trong tâm là phòng chống ma
tuý, đã chỉ đạo bằng nhiều biện pháp góp phần hạn chế tốc độ gia tăng người
nghiện và người bị HIV/AIDS.Tuy vậy tình hình kiểm soát ma tuý, tổ chức
cai nghiện vẫn đang đứng trước thách thức lớn.
II. những kết quả đạt được của phòng Tài chính – kế hoạch trong năn 2005
1. Kết quả đạt được trong năm 2005
- Với chức năng tham mưu về công tác quy hoạch, kế hoạch, phát triển
kinh tế xã hội, kinh tế đối ngoại, thẩm định dự án đầu tư và đấu thầu, công tác
đăng ký kinh doanh Năm 2005 là năm chuyển giao kế hoạch 5 năm của
giai đoạn 2001- 2005 với sự làm viẹc nỗ lực của tập thể trên tất cả các lĩnh
vực phòng TC- KH đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

- Chất lượng tham mưu về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội tiến bộ hơn trước, các chỉ tiêu đề ra sát với thực tế, đều đạt và vượt
kế hoạch đề ra, tiến hành giao sớm kế hoạch 2005 và đổi mới trong việc tổng
hợp và xây dựng kế hoạch năm 2006, chất lượng thẩm định dự án đầu tư &
đấu thầu tốt hơn.
- Về lĩnh vực kinh tế đối ngoại đã làm tốt công tác vận động xúc tiến
đầu tư, nhiều dự án ngoài nước và tỉnh đã đầu tư cho huyện, đã đổi mới cơ
chế chính sách, tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư vào huyện nhằm thay
đổi cuộc sống dân cư ngày một chất lượng .
- Về công tác ĐKKD: thật sự đổi mới, đúng luật định, tiến hành đăng
ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp nhanh gọn, tạo được sự đồng
tình nhất trí cao, đổi mới công tác kiểm tra sau ĐKKD và tiến hành kiểm tra
được nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn, làm tốt công tác trợ giúp phát triển
vốn SXKD của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chuẩn bị các chương trình đề án các báo cao, tài liệu phục vụ hội nghị
của UBND huyện và chi uỷ kịp thời có chất lượng.
Cơ chế chỉ đạo và quản lý, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và dự toán ngân sách năm 2005 được thực hiện theo đúng quyết định số
129/QD.UB ngày 20/12/2004 và quyết định số 103/2004/QD.UB ngày
20/12/2004 của UBND tỉnh Nghệ An. Riêng các vấn đề thuộc huyện chỉ đạo
quản lý, điều hành mà UBND tỉnh phân cấp cho huyện, dùa trên cơ sở đó
UBND huyện qui định cụ thể như sau:
1.1. Về công tác Quy Hoạch
Nhiệm vụ và trách nhiệm vụ cảu UBND huyện và các ngành cấp huyện
là quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện.
Để quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô
thị nông thôn của huyện thì nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2005 đã tập trung
chỉ đạo xây dựng điều chỉnh các qui hoạch nh sau:
- Xây dựng quy hoạch thị xã con cuông

- Xây dựng quy hoạch thị trấn mới
- Xây dựng quy hoạch các điểm du lịch
- Điều chỉnh phát triển quy hoạch tổng thể huyện
- Xây dựng quy hoạch sắp xếp dân cư trên địa bàn

×