Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.9 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau 4 năm học dưới mái trường Đại học Kinh Tế Quốc Dõn em đã học
hỏi và ghi nhận được nhiều kinh nghiệm từ các Thầy, cô giáo giảng dạy và từ
bạn bè. Nhưng giai đoạn thực tập vẫn là giai đoạn cần thiết và quan trọng nhất
của mỗi sinh viên. Vì thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên làm quen với thực tế,
vận dụng những kiến thức lý luận của nhà trường vào việc phõn tích, lý giải
và xử lý những vấn đề do thực tế đặt ra, qua đó giúp cho sinh viên củng cố và
nõng cao thêm những kiến thức đã được trang bị từ nhà trường. Đặc biệt đối
với chuyên ngành Kế hoạch và Phát triển qua giai đoạn thực tập tổng hợp đã
giúp em hiểu sõu hơn giữa lý thuyết và thực hành. Qua đó thấy được chuyên
ngành Kế hoạch và Phát triển có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế
- xã hội của một quốc gia cũng như trong một tỉnh.
Giai đoạn thực tập được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thực tập
tổng hợp với thời gian 5 tuần, và giai đoạn thực tập chuyên đề, chuyên ngành
với thời gian 10 tuần.
Trong giai đoạn đầu (Giai đoạn thực tập tổng hợp) thì mỗi sinh viên
cần có một cái nhìn tổng quan và nhận xét đánh giá được nội dung tổng quát
có liên quan đến tình hình kinh tế, đánh giá được tình hình thực tại, chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan và những vấn đề bức xúc cần giải
quyết trong thời gian tới của của cơ quan.
Với những yêu cầu trên trong giai đoạn đầu của đợt thực tập tổng hợp
tại phòng Tổ chức hành chớnh. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô, các
chú trong Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn. Em đã hoàn thành báo cáo
thực tập tổng hợp với những nội dung sau:
Phần I: Trình bày giới thiệu chung về đơn vị thực tập.
Phần II: Đánh giá tình hình thực tại tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch
và Đầu tư.
Phần III: Mục tiêu, phương hướng, chương trình phát triển và những
dự kiến về đổi mới của cơ sở trong tương lai.
Em xin trõn thành cảm ơn Thầy giáo TS Bùi Đức Tuân đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt đợt thực tập này.


PHẦN I:
TRÌNH BÀY GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ
THỰC TẬP
I - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Lịch sử ra đời và quá trình hình thành của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, thành lập Uỷ ban kế hoạch Nhà nước
được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội và vào cùng thời kỳ đó. Tháng 3/1961 Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
tỉnh Bắc Kạn được thành lập.
- Chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch là ông: Lý Khắc Thường.
- Các uỷ viên là ông: Trần Văn Hậu. Nông Văn Việt.
- Cơ cấu tổ chức: 1. Phòng Nông nghiệp (6 người)
2. Phòng Công nghiệp - Thương Mại (5 người)
3. Phòng Xây Dựng Cơ Bản(5 người)
4. Phòng Tổ Chức Hành Chính ( 4 người)
Trong năm 1965 hai tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên sát nhập lại
thành tỉnh Bắc Thái và uỷ ban kế hoạch tỉnh Bắc Thái ra đời, với tư cách là
một bộ phận, một phòng ban của uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng chủ yếu
là lập kế hoạch cho nền kinh tế xã hội của tỉnh.
Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Bắc Thái là ông: Ngô Thượng Thạnh, phó
chủ nhiệm là ông: Trần Duy Hậu.
Năm 1997 do yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
tỉnh BắcThái tách ra thành tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên và sự tách
thành 2 tỉnh trên cũng đồng thời kéo theo sự phân tách uỷ ban kế hoạch tỉnh
Bắc Thái thành: Uỷ ban kế hoạch Bắc Kạn và Uỷ ban kế hoạch Thái Nguyên.
Cơ quan kế hoạch cũng thay đổi tên gọi từ Uỷ ban Kế hoạch sang Sở Kế
hoạch - Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn lúc mới tách tỉnh chỉ có
9 người chuyển từ Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Nguyên lên. Sau đó số
lượng cán bộ công chức dần được tăng về số lượng và chất lượng.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn là ông: Ma Đình
Quáng, ông Ma Đình Quáng giữ chức vụ giám đốc sở kế hoạch và đầu tư từ
ngày 01/01/1997- 01/07/2000.Từ 01/08/2000 chuyển sang làm Giám đốc Sở
Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn.
Tù ngày 01/08/2000 ông Hà Đức Toại – Chủ tịch Uỷ ban thị xã chuyển
sang làm phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn. Sau chuyển lên
giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn , sau chuyển lên
làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn và hiện nay là giữ chức vụ Chủ tịch
tỉnh Bắc Kạn.
Từ ngày 07/02/2002 ông Nông Văn Kỉnh giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn sau chuyển đi làm phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân tỉnh Bắc Kạn từ ngày 01/07/2004.
Từ ngày 07/02/2005 ông Hứa Văn Nhưng Cục trưởng Cục thuế tỉnh
Bắc Kạn chuyển sang làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn.
Việc thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư dùa vào;
Căn cứ vào tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân do Quốc
hội khoá IX thông qua ngày 21-06- 1994.
Căn cứ vào Nghị định số 75/CP ngày 01-11-1995 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư: Quyết định số:852/TTg ngày 18-12-1995 của Thủ tướng chíng phủ về
việc thành lập một số tổ chức ở địa phương.
Thông tư liên bộ số: 01/BKH- TCCP- TTLB ngày 02-01-1996 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan Kế hoạch - Đầu tư thuộc Uỷ ban
nhân dân địa phương.
Xét đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Bắc Kạn tại công văn số:
460/CV KH & ĐT và theo báo cáo của ban tổ chức chính quyền tỉnh Bắc
Kạn.
Ngày 09/01/1997 UBND tỉnh ra Quyết định số: 09/QU- UB về việc
thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở đổi tên và tổ chức

lại của Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Bắc Kạn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
tại kho bạc Nhà nước tỉnh.
II - NỘI DUNG CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
1 - Đặc điểm tình hình chung của đơn vị thực tập.
Năm 2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn có tổng số cán bộ,
công chức và người lao động gồm 26 người, trong đó có 22/25 biên chế được
giao; 03 lao động theo hợp đồng 68/CP, 02 lao động hợp đồng ngắn hạn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có 06 phòng chuyên môn nghiệp vụ đó là: Văn
phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng kinh tế ngành; Phòng văn hoá xã hội; Phòng
Đăng ký kinh doanh, Phòng tổng hợp. 100% cán bộ làm công tác chuyên môn
nghiệp vụ trong Sở có trình độ đại học được đào tạo từ các chuyên ngành
khác nhau như: Chuyên ngành quản lý kinh tế, kỹ thuật, Luật, Tài chớnh và
một số chuyên ngành khác.
Trong năm Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức thực hiện
nhiệm vụ trong tình hình chung là: Toàn tỉnh phấn đấu thực hiện nhiệm vụ
chớnh trị của Nghị Quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Bắc Kạn lần thư VIII, kết
thúc kế hoạch 5 năm (2001 – 2005). Với những kết quả về phát triển kinh tế -
xã hội của toàn tỉnh Bắc Kạn đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề
cho chi Bộ thực hiện Nghị Quyết Đại hội IV Đảng bộ tỉnh. Đặc biệt ngành Kế
hoạch và Đầu tư trong năm kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kế hoạch
và Đầu tư với những nội dung thi đua chung của tỉnh và của ngành đã góp
phần tạo tinh thần tốt cho triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Công tác Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nhận được sự quan tõm, chỉ đạo
sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, giúp Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt
những nội dung công tác cơ bản trong năm.
Tuy nhiên với thực tế là một tỉnh miền núi cũn gặp nhiều khó khăn so
với các tỉnh trong cả nước, nhằm thực hiện tốt chức năng là cơ quan tham
mưu cho toàn tỉnh thực hiện các cõn đối, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của tỉnh, tiếp tục cải tiến

phong phú công tác cho thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, đồng thời
khắc phục những tồn tại vướng mắc về Đầu tư xõy dựng cơ bản, về triển khai
điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch được giao, đảm bảo thực hiện chỉ
đạo chung của Nhà nước.
Công tác cán bộ về lượng cũng như năng lực chuyên sõu theo từng lĩnh
vực còn nhiều khó khăn, cán bộ Lónh đạo chủ chốt thường xuyên thay đổi và
thiếu chưa được bổ sung kịp thời.
2 - Vị trí chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc
Kạn, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong
nước, ngoài nước ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ chớnh thức ODA, đấu
thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; về các dịch vụ công
thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của Pháp luật; thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của uỷ ban nhõn dõn tỉnh và theo quy
định của Pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của uỷ ban nhõn dõn tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và
kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3 - Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Uỷ ban nhõn dõn tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý
các lĩnh vực quy hoạch, Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của Pháp luật, phõn cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu
trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
- Trình Uỷ ban nhõn dõn tỉnh quết định về việc phõn công, phõn cấp
quản lý về Kế hoạch và Đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở, ban, ngành
của tỉnh theo quy định của Pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra
việc tổ chức thực hiện các quy định phõn cấp đó.
- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tổ chức thực

hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương;
trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xõy dựng và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
- Về quy hoạch và kế hoạch
Trình UBND tỉnh về quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch
5 năm, chương trình hoạt động thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, bố trí kế
hoạch vốn đầu tư thuộc ngõn sách địa phương. Hướng dẫn các Sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã xõy dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt.
- Về Đầu tư trong nước và nước ngoài
Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn
đầu tư nước ngoài và chịu trách nhiệm về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh,
về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành theo các lĩnh vực cho từng địa phương
một cách hợp lý. Phối hợp với Sở tài chớnh luôn kiểm tra và thẩm định mức
hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư cho các dự án XDCB
- Về quản lý ODA và các nguồn viện trợ phi Chớnh phủ.
Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý ODA và các
nguồn viện trợ Phi Chớnh phủ của tỉnh, hướng dẫn các Sở, ban, ngành xõy
dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn
vốn viện trợ phi Chớnh phủ. Tổng hợp các danh mục các chương trình dự án
sử dụng nguồn vốn trên trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư. Theo dừi, đánh giá về tình hình và sử dụng hiệu quả vốn
ODA và các nguồn viện trợ phi Chớnh phủ.
- Về quản lý đấu thầu
Chủ trì thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình
Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự
án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhõn dõn

tỉnh. Hướng dẫn, theo dừi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của Pháp luật.
- Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan thẩm định và
trình Uỷ ban nhõn dõn tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế
xuất, trên địa bàn để Uỷ ban nhõn dõn tỉnh trình Chớnh Phủ, Thủ tướng
Chớnh phủ.
- Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã.
Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan trình Uỷ ban nhõn dõn
tỉnh chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà
nước do địa phương quản lý. Tổ chức thực hiện Đăng ký kinh doanh cho các
đối tượng trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng
ký kinh doanh, đồng thời phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dừi, tổng hợp
tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau Đăng ký kinh doanh và
thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về Đăng ký kinh doanh theo quy định
của Pháp luật.
- Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên
môn của Uỷ ban nhõn dõn huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Kế
hoạch và Đầu tư trên địa bàn; theo dừi; kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học – công nghệ; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Kế hoạch và
Đầu tư theo quy định của Pháp luật; Tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối
với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc
thực hiện chớnh sách, pháp luật về lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm
vi quản lý Nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tổ chức các quy định của
pháp luật.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao theo quy định với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quản lý và Tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức

theo quy định của pháp luật và phõn cấp của UBND tỉnh; Tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nhà nước thuộc nguồn lực quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Quản lý về Tài chớnh, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được
phõn bổ theo quy định của pháp luật và phõn cấp của UBND tỉnh giao. Thực
hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn tỉnh giao.
4 – Cơ cấu tổ chức của Sở
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GỒM CÓ:
- Lónh đạo Sở
Lónh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và không quá 3 phó
giám đốc.
+ Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND
tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện nhiệm vụ
được giao; chịu trách nhiệm và báo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và Hội đồng nhõn dõn tỉnh khi được yêu cầu.
Văn
phòng
Thanh
tra
Các phòng chuyên
môn nghiệp vụ
Các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc
Giám
đốc
Phó
Giám
đốc
Các
phòng

ban
+ Các Phó giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, trước pháp luật về lĩnh vực công tác phõn công.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc Sở
theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
quy định và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Việc
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó giám đốc thực hiện theo
quy định của pháp luật.
- Các phòng ban
+ + Việc thành lập các phòng chuyên môn nghiệp vụ dựa trên nguyên tắc
đảm bảo bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Sở và đáp ứng yêu cầu
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, chức năng, nhiệm vụ của từng
phòng và tổ chức khác của Sở.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể đối với các lĩnh
vực Kế hoạch và Đầu tư của địa phương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhõn dõn tỉnh quyết định cụ
thể tên gọi và số lượng phòng chuyên môn nghiệp vụ nhưng không quá 7
phòng.
+
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở do chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn tỉnh
quyết định theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn cho các đơn vị trực thuộc Sở.

PHẦN II:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TẠI TỔ CHỨC BỘ
MÁY CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.
I - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ.
1 – Tổng số biên chế quản lý Nhà nước được giao: 25 người (Tại
Quyết định số: 27/QĐ-UB ngày 10 tháng 01 năm 2005 của UBND tỉnh Bắc

Kạn).
2 - Tổng số cán bộ quản lý Nhà nước hiện có: 22 người, lao động
hợp đồng theo NĐ 68/CP: 03 người.
Trong đó gồm:
2.1 – Ban Giám đốc:02 ng 02 người
2.2 – Văn phòng Sở:04 ng 04 người; 03 hợp đồng
NĐ 68
2.3 – Thanh tra Sở: 02 ng 02 người
2.4 – Phòng Đăng ký kinh doanh:02 ng 02 người
2.5 – Phòng Văn hoá – Xã hội:03 ng 03 người
2.6 – Phòng Kinh tế ngành:05 ng 05 người
2.7 – Phòng Tổng hợp:04 ng 04 người
Với số cán bộ biên chế quá ít như hiện nay thì Sở Kế hoạch và Đầu tư
gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
chuyên môn giúp UBND tỉnh trong công tác Kế hoạch và Đầu tư. Một số
công việc không có người để theo dừi và thực hiện như công tác quy hoạch,
công tác tiếp nhận và trả kết quả theo thủ tục cải cách hành chớnh “Một cửa”.
Số cán bộ hiện có được giàn mỏng chỉ đủ theo dừi các đầu công việc nên
không có thời gian đầu tư nghiên cứu chuyên sõu về từng nội dung công tác
như:
a – Công tác theo dõi, quản lý và xây dựng về quy hoạch: Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch
các huyện thị không có cán bộ theo dừi riêng, kiêm nhiệm nhiều việc do vậy
việc xõy dựng, cập nhập thông tin và điều chỉnh quy hoạch để phục vụ công
tác xõy dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn, hàng năm của tỉnh
cũn nhiều bất cập.
b – Do tính chất công việc đòi hỏi phải xử lý hàng ngày nhiều và có
chiều hướng tăng như công tác giám sát đánh giá đầu tư, thanh tra, Đối ngoại
vận động – xúc tiến đầu tư, công tác cải cách hành chớnh theo cơ chế “ Một
cửa” đòi hỏi phải có cán bộ để xử lý nên hầu hết cán bộ phải kiêm nhiệm

nhiều việc, không có thời gian nghiên cứu và đi thực tế, không tiếp cận được
phương pháp đổi mới kế hoạch hoá phù hợp với yêu cầu của kế hoạch trong
nền kinh tế thị trường. Một số phòng chỉ có 02 cán bộ, phòng cơ chế “Một
cửa” làm việc kiêm nhiệm nên không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
c – Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư phải soạn thảo và phát hành từ
5000 – 5500 trang gốc văn bản hành chớnh, cung cấp các thông tin cho nhiều
đầu mối khác nhau như Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ
ban Dõn tộc và các Bộ ngành Trung ương có các chương trình mục tiêu quốc
gia về tình hình thực hiện chỉ tiêu, về vận dụng cơ chế chớnh sách, về giám
sát đánh giá đầu tư, về công tác thanh tra Mặc dù đã có sự trợ giúp đắc lực
của máy tớnh song nhiều cán bộ phải làm việc thêm giờ mới đáp ứng được
tiến độ yêu cầu của các cấp, dẫn đến vi phạm luật lao động và pháp luật công
chức.
d - Muốn làm tốt công tác kế hoạch ngoài phương pháp luận cũn cần
phải có thời gian dài từ 3 – 4 năm công tác để đúc kết kinh nghiệm phương
pháp xử lý thực tiến theo các cơ chế chớnh sách hiện hành nên Sở Kế hoạch
và Đầu tư rất cần thiết có số lượng công chức ổn định lầu dài, có chuyên môn
cao đáp ứng công tác kế hoạch hoá và dự bị thay thế cán bộ nghỉ hưu.
i - Việc thành lập mới Thanh tra Sở theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thì cần có ít nhất là 5 người nhưng thực tế Sở chỉ bố trí được 02
người do đó công tác thanh tra của ngành cũn gặp rất nhiều khó khăn.
f – Công tác đối ngoại – xúc tiến thu hút vốn đầu tư các nguồn vốn
ODA, NGO, FDI, từ các tỉnh khác vào đầu tư trong tỉnh là rất cần thiết đối
với một số tỉnh có nguồn thu nhỏ. Thực tế mấy năm qua công tác này đã góp
phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Để phát
huy tốt hiệu quả công tác này, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thành lập thêm
phòng Kinh tế đối ngoại với biên chế ít nhất là 3 người để theo dừi, tiếp cận
với chuyên sõu lĩnh vực này nhằm vận động và xúc tiến đầu tư các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài và nguồn vốn đầu tư trong nước vào địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3 - Về thực trạng đội ngũ trí thức khoa học của đơn vị: Gồm

Đại học Kinh tế quốc dõn: 06 người
Đại học Kinh tế Nông nghiệp: 02 người
Đại học Kiến trúc: 01 người
Đại học Nông lõm: 03 người
Đại học Luật: 02 người
Đại học Cảnh sát: 01 người
Đại học Tài chớnh Kế toán: 02 người
Đại học Sư phạm: 01 người
Đại học Công nghiệp, ĐH Quản trị Kinh doanh: 01 người
Đại học Thuỷ lợi: 02 người
Trung cấp Kế toán: 01 người (Đang học tại chức ĐHTCKT)
Văn thư Thủ quỹ:01 ng 01 người (Đang học tại chức
ĐHKTQD)
Hiện nay có 01 người đang theo học Thạc sỹ Quản lý kinh tế; 03 người
đang học cao cấp Chớnh trị; Số còn lại đa số đã theo học các lớp ngắn hạn về
Quản lý Nhà nước, tiếng Anh, Vi tớnh Văn phòng.
Như vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư với một khối lượng công việc khá lớn
nhưng số lượng lao động thì quá ít nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở.
II – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
1 - Những thành tựu đạt được.
Năm 2005 cùng với khí thế chung của Tỉnh uỷ, HĐND. UBND tỉnh và
các ngành, các cấp quyết tõm thực hiện thắng lợi của kế hoạch 5 năm (2001 –
2005). Tập thể Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đạt được những thành tích sau:
1.1 -Về chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn nhận thức sõu sắc việc nghiên
cứu quán triệt các chủ trương chớnh sách của Đảng của Trung ương và địa
phương, đồng thời quan tõm đến việc nghiên cứu học tập của Chỉ thị, Nghị

quyết và các văn bản hướng dẫn của cấp trên nhất là những văn bản liên quan
đến công tác của ngành.
Công tác Giáo dục, Chớnh trị, Tư tưởng, công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ được Lónh đạo Sở quan tõm. Về Chớnh trị toàn thể cán bộ
Đảng viên có nhận thực Chớnh trị tốt, tư tưởng vững vàng trong thực hiện
nhiệm vụ. Đặc biệt chú trọng Giáo dục phẩm chất đạo đức của người cán bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
Thể hiện: Trong năm cán bộ công chức, lao động hợp đồng của Sở
không có người mắc các tệ nạn xã hội, có tinh thần đoàn kết khá tốt, có ý thức
tốt trong việc xõy dưng cơ quan đơn vị. Tổ chức thực hiện ban hành quy chế
hoạt động của cơ quan, quy hoạch chi tiêu nội bộ trên tinh thần dõn chủ, công
khai và từng cán bộ có thể giám sát, đồng thời có trách nhiệm tham gia chấp
hành tốt các quy định đó nhằm phát huy tối đa vai trò của các đoàn thể trong
cơ quan.
1.2 -Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Toàn bộ, Cán bộ, Đảng viên của Sở và toàn đơn vị đã triển khai thực
hiện tốt một số kết quả chủ yếu sau:
1.2.1 - Công tác quy hoạch:
Trong năm 2005 đã hướng dẫn các đơn vị xõy dựng đề cương quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2005 – 2015) của 3 huyện
thị: Thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới và đã được UBND tỉnh
phê duyệt đề cương chi tiết về quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của 5 huyện cũn lại và đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch 2006.
1.2.2 - Công tác Kế hoạch
Công tác kế hoạch được tổ chức thực hiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu
chung về giao kế hoạch, đồng thời khẩn trương xõy dựng khung hướng dẫn
cho các đơn vị, ngành, huyện, thị chuẩn bị xõy dựng kế hoạch 5 năm (2006 –
2010). Các phòng của Sở đã hoàn thành Dự thảo kế hoạch năm (2006 –
2010), báo cáo UBND tỉnh để trình kỳ họp HĐND tỉnh vào đầu năm 2006,
báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, triển khai kịp thời giúp UBND tỉnh giao kế

hoạch năm 2006.
Từ quý 3 năm 2005 các phòng đã tiến hành rà soát, đánh giá, tổng hợp
các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực,
từng huyện, thị làm căn cứ xõy dựng kế hoạch năm 2006 của tỉnh báo cáo
UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp UBND tỉnh giao kế hoạch chớnh
thức năm 2006 cho các đơn vị, ngành, địa phương.
Sở đã thực hiện việc theo dừi triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu
kinh tế - xã hội của tỉnh được giao. Đến hết năm 2005 cơ bản các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Sở đã phối hợp chặt chẽ với
Kho bạc, Tài chớnh tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ xung kế hoạch
vốn đầu tư XDCB khi được Trung ương bổ xung, đồng thời thực hiện việc
điều chuyển vốn đầu tư nhằm phát huy cao hiệu quả vốn đầu tư trên địa bàn.
2.1.3 – Công tác tổng hợp báo cáo
Công tác báo cáo của các phòng nghiệp vụ trong Sở được thực hiện
một cách đầy đủ, kịp thời và thường xuyên theo yêu cầu của từng lĩnh vực
công việc cụ thể, duy trì chế độ báo cáo định kỳ như các báo cáo Tháng, Quý,
Năm, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư,
báo cáo 6 tháng, báo cáo thực hiện các dự án ODA, FDI, NGO trên địa bàn
tỉnh, các báo cáo đột xuất khác theo yêu cấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh, các báo cáo tổng hợp về thực hiện XDCB, nhu
cầu vốn đầu tư, kiểm toán
2.1.4 – Công tác đối ngoại - xúc tiến đầu tư
Đõy là lĩnh vực được các cấp Lónh đạo quan tõm, năm 2005 có một số
hoạt động nổi bật hơn so với năm 2004 như: Tổ chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ
cấp giấy phép đầu tư qua mạng Internet cho công ty chè PE Lo Ven của Đài
Loan, tham gia tích cực và tạo cơ hội với các nhà đầu tư trong dịp triển lóm
xúc tiến đầu tư tại Hà Nội và tại Thái Nguyên.
2.1.4 – Công tác Thanh tra
Năm 2005 thực hiện được 4 cuộc thanh tra và 7 công trình đầu tư

XDCB, quá trình thanh tra đã có kết luận, thanh tra từng cuộc rừ ràng về các
chủ trương, chớnh sách trước khi đầu tư và các thủ tục quá trình đầu tư.
2.1.5 – Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Thẩm định và trình UBND tỉnh ra quyết định cổ phần hoá được 5 công
ty Nhà nước, bảo vệ thành công đề án sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, đổi tên
Công ty nguyên liệu giấy Sông cầu thành Công ty Lõm nghiệp Bắc Kạn trước
hội đồng thẩm định của Bộ Nông nghiệp & PTNT, bảo vệ thành công phương
án chuyển công ty cấp thoát nước Bắc Kạn thành công ty TNHH nhà nước
một thành viên trước hạn đổi mới doanh nghiệp Chớnh Phủ.
2.1.6 – Công tác Đăng ký kinh doanh
Năm 2005 là năm thứ sỏu tiếp tục thực hiện luật Doanh nghiệp, 7 năm
thực hiện luật Hợp tác xã và các chủ trương chớnh sách của Đảng và Nhà
nước về củng cố và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận Đăng ký
kinh doanh cho 59 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký là
138.630 triệu đồng và trên 1000 lao động có công ăn việc làm trong đó:
Doanh nghiệp tư nhõn đăng ký được 21 doanh nghiệp
Công ty TNHH đăng ký được 16 doanh nghiệp
Công ty Cổ phần đăng ký được 23 doanh nghiệp.
Cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho 04 chi nhánh doanh nghiệp Nhà
nước, 01 chi nhánh doanh nghiệp tư nhõn và 05 chi nhánh công ty Cổ phần
tỉnh ngoài đặt tại tỉnh Bắc Kạn. Cấp bổ xung thay đổi ngành nghề cho 02
doanh nghiệp Nhà nước, 15 doanh nghiệp tư nhõn, 09 công ty TNHH, 09
công ty Cổ phần, cấp bổ xung cho 6 doanh nghiệp tư nhõn, 6 công ty TNHH,
3 công ty cổ phần với tổng số vốn tăng 47.400 triệu đồng.
Hướng dẫn và cung cấp tài liệu, giấy chứng nhận ĐKKD cho phòng
ĐKKD các huyện, thị xã để làm tốt công tác ĐKKD cho các hộ kinh doanh cá
thể với tổng số vốn là 23.900 triệu đồng và trên 950 lao động có việc làm.
2.1.7 – Công tác văn phòng
Năm 2005, Văn phòng đã giúp Lónh đạo Sở điều chỉnh quy chế hoạt

động nội bộ, quy định chi tiêu nội bộ, quy chế phòng giao dịch một cửa, công
tác khoán tiết kiệm chi tiêu được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu
quả thiết thực. Công tác văn thư, bảo mật thực hiện đúng theo quy định, công
tác bảo vệ được duy trì thường xuyên, không xẩy ra mất mát tài sản của cơ
quan, phục vụ bếp ăn tập thể và hội trường tốt.
2.1.8 – Công tác Đảng, đoàn thể
Năm 2005, 100% cán bộ, Đảng viên lao động hợp đồng của Sở Kế
hoạch và Đầu tư không mắc các tệ nạn xã hội, đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt
luật lệ an toàn giao thông, bảo đảm trật tự trị an không xảy ra mất mát tài sản,
thực hiện tốt 2 cơ chế dõn chủ trong cơ quan đó là Quy chế hoạt động nội bộ
cơ quan và Quy chế dõn chủ cơ quan. Phối hợp giữa cấp uỷ, chớnh quyền cơ
quan bố trí cán bộ, sắp xếp lại tổ chức, cho phù hợp nhằm đạt hiệu suất công
việc một cách cao nhất. Quan tâm đến đời sống vật chất của cán bộ, công
chức và lao động trong cơ quan, tích cực tham gia các phong trào do TW, địa
phương phát hành như: Tham gia ủng hộ quỹ vì người nghèo: 640.000đ; Ủng
hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa: 370.000đ; Quỹ vì trẻ thơ: 640.000đ; Ủng hộ trận
động đất sóng thần: 300.000đ; Ủng hộ cơn bão số 7: 730.000đ; Đặc biệt tham
gia mua công trái giáo dục đạt và vượt kế hoạch được giao:
5.200.000/5000.000đ; Trái phiếu Chính phủ: 8,6 triệu đồng/8,6 triệu đồng.
Thực hiện đầy đủ việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thu tiền nhà
ở đối với cán bộ, công chức theo quy định, thực hiện đề án khoán kinh phí
quản lý hành chính hàng quý có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên mức tăng thu
nhập mới chỉ đạt 0,14% nhưng phần nào đã động viên được cán bộ công chức
và lao động trong cơ quan phấn khởi, tham gia tích cực vào việc tiết kiệm,
chống lãng phí nguồn kinh phí được giao. Thực hiện cơ chế 1 cửa theo quy
định, tăng cường đi cơ sở, giảm hội họp, nêu cao trách nhiệm cá nhân và tăng
cường chỉ đạo điều hành trực tiếp.
1.3 - Cụng tác tham mưu điều hành và thực hiện kế hoạch.
Năm 2005 Sở đã tổ chức thẩm định và trình duyệt hơn 40 dự án phát
triển kinh tế - xã hội, thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả

đấu thầu khoảng 60 gói thầu, kiểm tra xem xét điều chỉnh các hạng mục đầu
tư và tổng mức đầu tư của một số công trình cho phù hợp với quy định hiện
hành của Nhà nước.
Tổ chức các đoàn đi kiểm tra thực tế về XDCB các ngành giao thông,
thuỷ lợi, giáo dục, y tế, chương trình ĐCĐC, chương trình 135, chương trình
đầu tư bằng nguồn vốn JBIC, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
khác Tổ chức thanh tra một số công trình XDCB về giao thông, thuỷ lợi,
giúp chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định về quản lý đầu tư XDCB.
Theo dừi kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn
ODA, FDI, NGO trên địa bàn tỉnh đồng thời thực hiện công tác xúc tiến đầu
tư và mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Trong năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham gia cùng các ngành
trong tỉnh xõy dựng giá XDCB hàng quý, thẩm định các dự án quy hoạch bố
trí sắp xếp dõn cư, quy hoạch, lĩnh vực trong năm Sở đã tham mưu, đề xuất
với UBND tỉnh, báo cáo và đã được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về đầu tư XDCB (vùng ATK) đảm bảo đời sống kinh tế -
xã hội của nhõn dân trong vùng. Triển khai thực hiện và tổng hợp công tác
giám sát và đánh giá đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh theo từng quý, cả năm báo
cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung: Về năng lực công tác của đội ngũ tri thức của Sở đáp ứng
được yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh trong việc tham mưu
xõy dựng, điều hành và tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
2 - Những mặt hạn chế và nguờn nhân hạn chế
2.1 - Công tác Đối ngoại – xúc tiến đầu tư: Nhìn chung công tác này
đã có nhiều cố gắng tuy nhiên cũn nhiều khó khăn đó là biên chế vừa thiếu và
yếu, nhất là trình độ ngoại ngũ và các phương tiện thiết yếu.
nguyên nhõn: Do trình độ nguồn lực cũn hạn chế vì đõy là một tỉnh
miền núi, địa hình phức tạp đời sống nhõn dõn cũn gặp nhiều khó khăn đặc
biệt trong lĩnh vực Giáo dục như một số huyện trước kia chưa học môn ngoại

ngữ, đõy là điều rất thiệt thòi đối với địa phương và là yếu tố ảnh hưởng tới
công tác cũng như thành quả đạt được của tỉnh hiện nay và sau này:
2.2 - Công tác Thanh tra: Khối lượng công việc cũng chỉ dừng ở mức
độ ban đầu là thực hiện 4 cuộc thanh tra với 7 công trình XDCB. Vậy với
khối lượng công việc này giàn trải trong 1 năm thì thật là ít ỏi.
nguyên nhõn: Do nguồn lực hạn chế, cuối năm có sự thay đổi về biên
chế, phòng chỉ có 2 người nên chưa đủ điều kiện để triển khai thực hiện kế
hoạch đề ra.
2.3 - Công tác Đăng ký kinh doanh: Công tác kiểm tra tình hình hoạt
động của các Doanh nghiệp đã cấp đăng ký cũn hạn chế.
Nguyên nhõn: Một số cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh chưa thực sự tự
giác trong tham gia kinh doanh trong quá trình làm thủ tục hồ sơ kinh doanh;
Mặt khác do số cán bộ được bố trí theo dừi công tác Đăng ký kinh doanh cũn
rất ít nên chưa đủ sức để theo dừi quản lý kiểm tra đôn đốc các cơ sở trong
thực hiện nhiệm vụ.
2.4- Công tác Văn phòng: Số lượng lao động thuộc phòng tương đối
đông hơn so với cỏc phũng khỏc. Tuy nhiên, việc giải quyết công việc giải
quyết công việc hàng ngày mang tích chất văn phòng thì chỉ có 4 người do
vậy về khối lượng công việc là rất nhiều.
Nguyên nhõn: Do số lượng biên chế chớnh thức bố trí cũn ít so với
khối lượng công việc, nên quá trình thực hiện nhiệm vụ cũn gặp nhiều khó
khăn, vất vả.
Như vậy, từ những nguyên nhân của những mặt hạn chế trên ta rút ra
được một số tồn tại cơ bản sau:
a- Công tác quy hoạch cán bộ chưa thực hiện một cách thường xuyên,
liờn tục, biên chế thiếu, một số cán bộ chưa biết chủ động trong
công việc, chưa đầu tư nghiên cứu để đề xuất các cơ chế, chớnh
sách quản lý kinh tế cho phù hợp với đặc điểm địa phương.
b- Một số ít cán bộ chưa thật sự tự giác trong việc chấp hành thời gian
lao động theo quy định của pháp luật công chức.

c- Công tác khoán chi hành chớnh cần được điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp với điều kiện thực tế.
d- Về thực trạng đội ngũ tri thức cơ sở cũn gặp nhiều khó khăn bởi vì
số lượng công việc đòi hỏi ngày càng nhiều, biên chế quản lý Nhà
nước ít nên đội ngũ tri thức của Sở thường xuyên phải làm việc
thêm giờ và làm việc vào ngày nghỉ nên dẫn đến vi phạm luật lao
động. Mặt khác do biên chế ít nên đội ngũ tri thức của Sở không có
thời gian nghiên cứu sõu từng lĩnh vực cụ thể do đó trong khõu đề
xuất các cơ chế chớnh sách cũn bị hạn chế.
PHẦN III:
MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN, NHỮNG DỰ KIẾN VỀ ĐỔI MỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TRONG TƯƠNG LAI.
I – MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG
DỰ KIẾN VỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ TRONG TƯƠNG LAI
1 - Định hướng chung:
Trong năm tới (2006 – 2010) tập trung chỉ đạo những lĩnh vực mà tỉnh
Bắc Kạn có tiềm năng như: Nông lõm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp chế biến, dịch vụ - du lịch. Đầu tư chủ yếu vào những vùng, những
ngành, những dự án có khả năng tăng trưởng nhanh, nhằm đẩy mạnh tốc độ
phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện một buớc quan trọng đời sống của nhõn
dõn các dõn tộc trong tỉnh, rút ngắn khoảng cách kinh tế chậm phát triển,
khắc phục tình trạng tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh miền núi phớa Bắc, tạo
ra những tiền đề cần thiết cho bước phát triển bền vững hơn cho các kế hoạch
5 năm tiếp theo.
2 - Những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2006 – 2010).
2.1. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) bình quân
đạt 20%/năm. - Nông lõm nghiệp thuỷ sản tăng bình quõn: 6,5%/năm
- Công nghiệp XDCB tăng:33%/n 33%/năm
- Khu vực dịch vụ:24%/n 24%/năm

2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng:
Tăng nhanh tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ trong GDP, phấn
đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn đạt như sau:
+ Nông lõm nghiệp thuỷ sản: 24% 24%
+Công nghiệp XDCB: 34% 34%
+Dịch vụ du lịch:42% 42%
2.3. GDP bình quân đến năm 2010 đạt trên 8 triệu đồng/ người/năm.
2.4.Tỷ lệ huy động GDP vào ngõn sách đạt từ 10%/năm.
2.5. Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đến năm 2010 đạt 16 triệu USD.
2.6. Xoá căn hộ đói - giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 27%.
Qua các mục tiêu, định hướng chung của kế hoạch 5 năm (2006-2010)
Vậy để đạt được những chỉ tiêu như trên thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như
các cơ quan khác cần có các mục tiêu và phương hướng cũng như cách thức
và phương pháp riêng để góp phần đạt được chỉ tiêu đề ra.

×