Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP NGÀNH sư PHẠM mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.95 KB, 22 trang )

Câu 1: Phân tích một trong những truyện dân gian sau: Thánh gióng, cây khế, tấm
cám? Phân tích một trong những bài đồng giao sau: cái bống là cái bống bang, con
chim chích choè?
Trả lời
TRUYỆN THÁNH GIÓNG
1. CHỦ ĐỀ VÀ KẾT CẤU CỐT TRUYỆN
Chúng ta biết rằng, với chủ đề đánh giặc cứu nước , truyện Thánh Gióng nằm
trong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống ngoại
xâm là một chủ đề quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên.
Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toát
lên tinh tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổi
đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về đọc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bất
khuất.
Kết cấu của câu chuyện cũng thể hiện ý thức mãnh liệt và truyền thống tốt đẹp đó
của dân tộc. Bố cục của truuyện có thể chia thành 3 phần:
1. Với ý thức cảnh giác cao, Hùng vương chuẩn bị chu đáo để đối phó với giặc
2. Với chủ trương cầu hiền và đoàn kết dân tộc, Hùng vương được Thánh Gióng
giúp sức đã đánh giặc thắng lợi
3. Hùng vương và toàn dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng
2. Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN
a. Truyện Thánh Gióng đánh dấu một mốc trưởng thành của dân tộc ta thời
Hùng vương dựng nước
Trong trận tuyết giao tranh, truyện chia ra hai phe: Quân giặc và quân ta
Quân ta không chỉ đơn thuần có Gióng ra trận và có cả một tổ chức có tính hệ
thống. Đứng đầu nhà nước là Hùng vương, rồi các quan, sứ giả làm nhiệm vụ thông
tin Thánh Gióng được cử làm tướng, đi theo ông có hàng trăm người khác (Vùng
Bắc Ninh có hệ thống nhân vật anh hùng đi theo Gióng)
Truyện đã thể hiện ý thức bảo vệ độc lập , tự do và bài học cảnh giác về đánh
giặc giữ nước. Ngay phần mở đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó. Câu mở đầu: Hùng
vương cậy nước mình giầu mạnh mà chểnh mảng việc chầu phương Bắc. Vua nhà Ân
mượn có tuần thú, sang xâm lược nước ta ”


Điều đó chứng tỏ thời đại Hùng vương, nước ta có một nền văn minh phát triển,
giàu mạnh, có ý thức về độc lập dân tộc, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc, thần phục vào
phong kiến phương Bắc. Đó là sự khởi đầu cho truyền thống tự lực, tự cường của dân
tộc trong các thời đại sau.
Đến khi có sự xâm lược của quân giặc, Hùng vương hỏi ý kiến quần thần, có
người phương sĩ bảo: nên lập đền thờ cầu Long quân giúp. Hiện thân của Long quân
là cụ già xuất hiện bảo vua hãy chuẩn bị binh sĩm khí giới và tìm người tài giúp đỡ.
Hùng vương đã có 3 năm sửa soạn binh khí:
Truyền cho dã tượng các nơi
Bễ than lò đắp, ngất trời lửa nung
Ba năm cục chính dã công
Một tuần luyện đúc ngựac cùng việt bay (Thiên Nam ngữ lục)
Truyện đã thể hiện sức mạnh phi thường và tinh thần quật khởi vô song của dân
tộc
Ba năm chuẩn bị sức người, sức của nói trên là ba năm hun đúc cho sự hùng mạnh
và tinh thần quật khởi dân tộc ta tạo thành một lực lượng vô địch, có thể đập tan quân
giặc trong một thời gian ngắn. Sức mạnh phi thường và khí thế tiến công thần tốc của
dân tộc ta thể hiện qua nhân vật Gióng.
Từ Gióng có nhiều cách hiểu và cách viết. Thông thường viết gi, trong truyện có
liên quan đến việc Gióng nằm trên gióng sắt, cho nên dịch tên ông là Thiết đổng,
Thiết xung thần tướng. Tên của Gióng có liên quan đến việc sử dụng vũ khí của ông:
Ngựa, roi, mũ, áo sắt Cho nên Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Thánh Gióng tiêu biểu
cho sức mạnh đang lên của người dân lao động Việt Nam vào thời mới có sắt. Sức
mạng ấy đã diễn ra một cách hùng vĩ nhất trong lịch sử nước ta, ở việc dùng vũ khí
bằng sắt chống xâm lăng”
Sự lớn mạnh phi thường của dân tộc ta biểu hiện qua hình tượng Gióng là tinh
thần quật khởi của tổ tiên ta được hun đúc, tôi luyện qua hàng nghìn năm lịch sử. Sự
hùng mạnh của Gióng cũng là sự hùng mạnh phi thường của toàn thể lực lượng nhân
dân:
Vẹn toàn sau trước hoàn thành

Cắt quan đệ vệ đem binh hộ trì
Mười muôn tượng, mã trẩy đi
Kim tiền, thiết kị đem về Tiên Du
Nháy mắt, Gióng đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân theo sau, tiết
sát đồn giặc”. Đó là cuộc tiến công thần tốc, tấn công áp đảo quân thù. “Gióng vươn
vai đứng dậy cao hơn mười thước, hắt hơi liền mấy tiếng, rút gươm thét lớn: Ta là
Thiên tướng đây! Rồi độ nón, cưỡi ngựa. Ngựa hí vang chồm lên phi như bay Quân
giặc bỏ chạy, còn lại tên nào thì đều la hét, kêu lậy Thiên tướng, đến hàng phục
b/Gióng là một dạng anh hùng ca của Việt Nam
Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh đến
lúc hoá thân.
Môtíp ra đời của Gióng là sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng ướm chân vào vết chân
khổng lồ, về nhà mang thai sinh ra Gióng. Đó là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần
linh và con người, phản ánh ngùôn gốc kì ảo của nhân vật. Chi tiết đó mang tính dự
báo về cuộc đời và chiến công kì lạ của nhân vật ở chặng sau. Nguồn gốc kì ảo là tiền
đền cho việc nhân vật có chiến công và kì tích phi thường.
Môtíp sự hoá thân của Gióng: Cuối truyện Gióng cưới ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi
áo giáp sắt vắt lên cây, rồi cả người và ngựa bay về trời. Trong ngôn ngữ dân gian “về
trời” và chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhân vật thành bất tử.
Gióng bay về trời, trở thành một trong những vị thánh bất tử (Một trong Tứ bất tử),
được muôn đời thờ phụng. Như vậy, Gióng không chết mà sống mãi trong tâm thức
dân gian. Hình tượng đẹp đẽ, lí tưởng và cao cả đó có sức giáo dục lan toả to lớn,
giáo dục ý thức về lịch sử, ca ngợi một biểu tượng đẹp đẽ, động viên tinh thần đấu
tranh của muôn thế hệ sau.
Đi kắhp cùng trung châu đều có dấu vết của bước chân, vó ngựa Thánh Gióng:
+ Làng Mát: Kể chuyện Gióng dừng chân uống nước rồi đổi tên làng từ Kẻ Khó,
sang Kẻ Mát
+ Làng Mã; Kể chuyện Gióng dừng ngựa nên làng có tên làng Mã
+ Làng Bàng, xã Ngọc Xá, Quế Võ: có bãi cát trắng tương truyền là bọt mép ngựa
Thánh Gióng để lại

+ Làng Cháy: kể chuyện ngựa Gióng phun lửa làm cháy cây cối xung quanh
Như vậy, quan hệ giữa Gióng và nhân dân là quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
Gióng là nhân vật anh hùng nhưng đại diện cho cả cộng đồng, mang sức mạnh của
cộng đồng. Hình tượng đó có nét đẹp của cá nhân (3 tuổi chưa biết nói cười, ăn một
bữa 7 nong cơm, 3 nong cà; mặc quần ào liền chật, vươn vai thành khổng lồ ) nhưng
lại mang nét đẹp đẽ, tinh hoa của tập thể. Cho nên, hình tượng Gióng mang tính biểu
trưng cao. Đó là biểu tượng đẹp đẽ cho truyền thống đấu tranh của dân tộc trong buổi
đầu dựng nước và giữ nước.
TRUYỆN CÂY KHẾ
TRUYỆN TẤM CÁM
Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta ,cái thiện luôn được trân trọng,đề cao .Đó là "mặt trời
chân lý" để mỗi hành động,việc làm của con người hướng tới.Ngược lại ,cái Ác luôn đươc lên án ,ghét
bỏ kết tội.Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác,dân gian luôn để cái thiên chiến thắng vẻ vang.đó
là ước mơ cũng là sự thật ở đời,Câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức
sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với caí Ác đúng như quan
niệm của nhân dân:Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ.từ bị động chịu áp lực
đến chủ động phản kháng.
Như ta đã biết , truyện cổ tích ra đời và phát triển khi xã hội đã phân chia giai cấp .Truyện cổ tích
phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp ấy.Yếu tố kì ảo được sử dụng để hỗ trợ cho cái Thiện , giúp cái Thiện
chiến thắng.
Trong truyên cổ tích Tấm Cám ,hai tuyến nhân vật Thiện -Ác phân ra rất rõ rệt .Cái Ác tiêu biểu
là dì ghẻ và Cám.đây là hai nhân vật luôn có những hành động áp bức,bóc lột đối với nhân vật khác
đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc ,những hành động độc ác mất hết tính người .Nhân vật
Tấm lại đại diện cho cái Thiện ,cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh :mẹ mất
sớm ,bố nhu nhược ,bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp.
Khi xã hội đã phân giai cấp ,trong quan niệm của dân gian,cái Thiên đồng nghĩa với cái Đẹp
,chúng luôn bị chà đạp,ghen ghét .Hơn thế .Hơn thế cái Thiện ,cái Đẹp còn là những điều thuộc về nhân
dân lao động -giai cấp bị áp bức trong xã hội .Ngược lại ,cái Ác cũng là cái Xấu ,ban đầu chúng rất
mạnh ,có khả năng áp bức bóc lột cái Thiện ,cái Đẹp .Chúng thuộc về giai cấp trên,giai cấp bóc lột trong
xã hội. Cái Thiện bị áp bức như thế nào?

Bao giờ bánh đúc có xương
Thì bà dì ghẻ mới thương kon chồng.
Nó thật đúng với trường hợp của mối quan hệ của bà dì ghẻ và Tấm.Phận con chồng ,Tấm phải
quần quật làm việc nhà từ sớm đến tối ,không chút ngơi nghỉ,trong khi đó ,Cám con đẻ của dì ghẻ nhởn
nhơ rong chơi ,biếng nhác.Tấm bị nhiếc móc chửi bới, Cám được cưng nhiều dung túng .Sự bất công ấy
được cụ thể trong tình huống hai chị em Tấm Cám đi bắt tép.Cám ham chơi ,lười biếng nhưng nhờ xảo
trá quỷ quyệt lại được phần thưởng.Chưa hết ,mẹ con Cám còn luôn âm mưu triệt mọi nguồn vui
sống,mọi mối giao lưu của cám đối với cuộc đời, cho dù đó là con cá bống !Sau đó ,chúng ngăn cản
Tấm đi dự dạ hội bằng mọi chở ngại cũng chỉ vì độc ác,ích kỉ.
Tấm, trước mọi hành hạ áp bức của mẹ con Cám .Cô chẳng biết làm gì ngoài việc ôm mặt
khóc.Cô nhẫn nhúc nơi xó bếp chính nhà mình.Bị cướp mất cá .Khóc .Bị giết cá bống .Khóc.Không
được đi dạ hội.Khóc .Kohng6 có quần áo đẹp .Khóc,
Rõ ràng ,ban đầu cái Thiện luôn tỏ một vẻ nhẫn nhục đến nhu nhược .Tuy nhiên ,nhìn ở một góc
độ nào đó,ta thấy được quan niệm "dĩ hòa vi quý"của dân gian.Không ai muốn ân oán chất chồng,chịu
thiệ một phần để mong bình yên một thuở.Nhưng cậy muốn lặng mà gió chẳng dừng .vậy đến một
ngưỡng nào đó,cái Thiện sẽ vùng lên chống trả.
Ấy chính là cái Ác tàn nhẫn muốn độc chiếm sự sống,âm mưu sát hại cái Thiện.Cái thiện muốn
sinh tồn phải chống trả.Và rất phù hợp với bản chất hiền hòa của cái Thiện,sự phản kháng đi từ yếu đến
mạnh,từ bị động đến chủ dộng để rồi giành chiến thắng vẻ vang.
Mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác ngiệt không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm .Bốn
lần chúng ra tay thì bốn lần đều thất bại:chặt cây cau, giết chim vành anh,chặt cây xoan đào,đốt khung
cửi.Sau mỗi lần bị hại,Tấm không khóc nức nở nhịn nhục.Bị bức hại .nàng hòa kiếp trở về. lần đầu nàng
chỉ nhắc nhở:
Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.
Đây chỉ là tiếng nói của một linh hồn còn vương vấn dân gian.Cụ thể là nhớ nghĩa cũ duyên xưa
trở về thăm lại (chồng).Dù biết mình bị giết hại,Tấm không hề oán than,thù hận mẹ con Cám.
Đến làn bị giết hại thứ hai sự tình đã khác.Tấm không nhắc nhở Cám nữa mà lặng lẽ giành lại
hạnh phúc của mình.nàng hóa thân thành cây xoan đào,ngày ngày che mát cho vua,ở bên chồng về tình
nghĩa cũ Rõ ràng là ở đây có một sự thay đổi về thái độ .Tấm đã ý thức sâu sắc về sự mất mát của

mình ,nàng chủ động tìm lại nó.
Tiến thêm một bước nữa ,cô còn chủ động tìm đến kẻ thù răn đe:
Kẽo cà kẽo kẹt
Lấy tranh chồng chị ,chị khoét mắt ra.
Tư thế của Tấm bây giờ đã khác trước.Lần trước nàng xác định quan hệ ngang bằng với Cám "tao
-mày";giờ đây nàng coi mình là người trên xưng "chị ".Không chỉ hiểu về nỗi mất mát náng còn thấm
thía căn nguyên của nỗi đau đời mình.Nàng biết mình bị "tranh chồng"và sự đe dọa của Tấm thật quyết
liệt "khoét mắt ra".
Lần hóa thân cuối cùng của Tấm đã quyết tâm vùng dậy làm chủ cuộc đời.làm chủ hạnh phúc
của mình .Quả thị thơm lừng như vẻ đẹp nơi cô Tấm nhát hương.nàng trở về kiếp con người để chủ
động tận hưởng hương thơm và mật ngọt cuộc sống -thứ mà nàng đáng được hưởng và thật sự đã và
đang dược hưởng.Đây là một kết thúc có hậu,là khúc khải hoàn viên mãn của cái Thiện trong cuôc đời
này.
Sự trờ về của cô tấm trong ngôi vị hoàng hậu,sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng
minh cho quy luật"Ác giả ác báo","Ở hiền gặp lành .Song cái Thiên đã trãi qua bao áp bức,bất công
,muốn có kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi nhu nhược,nhún mình.Nó phải chủ động
đứng dậy giành lại quyền sống quyền hạnh phúc.
Ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc,cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi mai sau,câu chuyện
Tấm Cám được người Việt giữ gìn,truyền lại cho nhau như người xưa giữ lửa và truyền lửa qua mỗi nếp
nhà .Ấy là ngọn lửa cho truyền thống dân tộc,truyền thống yêu cái thiện ghét cái Ác.Quan trọng hơn đó
là truyền thống đấu tranh với cái Ác để chiến thắng vẻ vang.
CÁI BỐNG LÀ CÁI BỐNG BANG
CON CHIM CHÍCH CHOÈ
Câu 2: Nhận xét về thơ thiếu nhi việt nam viết những năm chống mỹ cứu nước?
Cách đây 40 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã toàn
thắng vào 30/4/1975 giang sơn Việt Nam từ đây quy về một khối, đất nước bước vào
kỷ nguyên độc lập thống nhất. Đi cùng chiến thắng lịch sử đó văn học nghệ thuật Việt
Nam giai đoạn này cũng có được thành tựu riêng nổi bật như trong âm nhạc có những
bài ca đi cùng năm tháng, trong hội họa điêu khắc tác phẩm tranh tượng cũng phản
ánh sinh động những năm tháng Kháng chiến hào hùng này. Các sự kiện bi hùng của

cuộc kháng chiến đã trở thành đề tài cho những mùa truyện ngắn, tiểu thuyết cả trong
và sau chiến tranh. Đặc biệt thơ ca Kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trở thành
điểm sáng của văn học nghệ thuật Việt Nam
Điểm đặc sắc của thơ ca giai đoạn này là sự xuất hiện của thơ thiếu nhi, gam
màu tương lai đang bừng sáng trong hiện thực, và đại diện tiêu biểu là nhà thơ Võ
Quảng với bài Mời vào. Bài thơ kỳ lạ này gắn với thơ ca Kháng chiến chống Mỹ cứu
nước vì nó được viết năm 1970 khi cả nước vẫn chìm trong khói lửa chiến tranh. Thi
phẩm không có những từ liên quan đến chiến tranh nhưng vẫn mang hơi thở thời đại
vì nó hồn nhiên như chính cuộc sống, và cho đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Bài
thơ được trẻ yêu thích và người lớn mới hiểu hết nó. Bài thơ được in trong các tập thơ
của Võ Quảng, được chọn vào sách giáo khoa, được phổ nhạc, được trình diễn và
nó còn được các cụ hưu trí đánh giá cao và trân trọng đăng ở báo tường. Họ phát hiện
ra Võ Quảng là người sớm nhất nói đến mở cửa vì từ 1970 khi thi phẩm ra đời nó đã
mang tên “Mở cửa”. Bài thơ là hoạt cảnh đồng thoại tươi mới với tiếng gõ cửa và lời
thoại của các nhân vật là Thỏ, Nai, Vạc “Cốc, cốc, cốc!/-Ai gọi đó?/-Tôi là Thỏ/-Nếu
là Thỏ/Cho xem tai/ Cốc, cốc, cốc!/-Ai gọi đó?/-Tôi là Nai/-Nếu là Nai/Cho xem gạc/
Cốc, cốc, cốc!/-Ai gọi đó?/-Tôi là Vạc/-Nếu là Vạc/Cho xem chân” mỗi nhân vật đều
trung thực thể hiện đặc trưng của mình để được nhận diện. Bài thơ phản ánh tinh thần
cảnh giác cao của thời chiến thuở đó. Và rồi bạn Gió, biểu tượng của độc lập tự do,
ào đến “Cốc, cốc, cốc!/Ai gọi đó?/Tôi là Gió/Nếu là Gió/Xin mời vào/Kiễng chân
cao/Trèo qua cửa/Cùng soạn sửa/Đón trăng lên/Quạt mát thêm/Hơi biển cả/Reo hoa
lá/Đẩy buồm thuyền /Đi khắp miền/Làm việc tốt.” Đây là các nhân vật đồng thoại
trong thế giới trẻ thơ. Cái tên “Mở cửa” của bài thơ nhắc ta nhớ đến hiện thực đất
nước thủa đó dù chiến tranh nhưng tấm lòng vẫn rộng mở, bạn bè thế giới sôi nổi ủng
hộ Việt Nam. Thời chiến tranh bài thơ còn có nhân vật phản diện lúc là Sói khi là
Cáo. Với Sói thì phải phản ứng mạnh mẽ “Mày đừng gọi/Hãy cút ngay/Mày là tay/Ăn
trẻ nhỏ”, với Cáo thì “Mày đừng láo/Hãy cút ngay/Mày là tay/Trộm gà vịt”. Trong
chiến tranh cái xấu cái ác đan xen và bài thơ như lời dặn dò các bé thơ hãy nêu cao
cảnh giác với hiểm họa chiến tranh. Thuở đó bom mìn kẻ thù cũng đẹp như đồ chơi,
không ít trẻ chết vì dại dột chơi với chúng. Nhân vật phản diện Sói và Cáo, sau chiến

tranh, được tác giả bỏ đi như cầu mong đất nước từ nay chỉ đón tiếp những điều tốt
lành. Tên bài thơ theo đó cũng đổi, không chi “Mở cửa” mà cao hơn là “Mời vào”.
Bài thơ còn chỉ ra cách để những điều tốt lành luôn đến với chúng ta, đó là: Chọn bạn
mà chơi và “Đi khắp miền làm việc tốt”. Thi phẩm đồng dao này thiêng như lới tiên
tri: Năm năm sau khi bài thơ ra đời vào năm 1975 đất nước đón bạn “Gió” hòa bình-
độc lập-tự do, mười năm sau là làn “Gió” đổi mới và hai mươi năm sau đất nước
“Mở cửa” hội nhập. Bài thơ góp cho thơ ca giai đoạn này cái nhìn tươi mới của tương
lai. Thi phẩm là hiện thực thời đại cũng như mãi mãi sau này. Bởi sự tự nhận diện
luôn là công việc thời sự của cả nhân loại. Nổi bật ở thi phẩm đặc sắc này là tiếng gõ
cửa minh triết gian dị của cuộc sống trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình vào
tương lai.
Câu 3: Trình bày cuộc đời của Võ Quảng, những tác phẩm tiêu biểu của Võ
Quảng về thiếu nhi? Phân tích một trong các bài thơ sau: ai dậy sớm, 4 người,
mời vào, con bê lông vàng.
Trả Lời
Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn
chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên
dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959.
Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
năm 2007.
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương
Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng
Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ
chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở
Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị
đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử
làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông
được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà
Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án

quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm
thơ dành cho thiếu nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi
đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người
tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian
sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông
được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ
Văn hóa, năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội
đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ
phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc
Những tác phẩm tiêu biểu của Võ Quảng về thiếu nhi:
• Ai dậy sớm
• Bốn người
• Mời vào
• Con bê lông vàng
• Cái Thăng (truyện 1961)
• Thấy cái hoa nở (thơ 1962)
• Chỗ cây đa làng (1964)
• Nắng sớm (thơ, 1965)
• Cái Mai (1967)
• Những chiếc áo ấm (truyện 1970)
• Anh Đom đóm (thơ, 1970)
• Măng tre (thơ, 1972)
• Quê nội (truyện 1974)
• Tảng sáng (truyện 1976)
• Bài học tốt (truyện, 1975)
• Gà mái hoa (thơ 1975)
• Quả đỏ (thơ 1980)

• Vượn hú (truyện 1993)
• Ánh nắng sớm (thơ 1993)
• Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)
• Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).
• Vượt Thác
Ngoài ra, ông còn có bài thơ đồng dao "Mời vào" cho trẻ em rất nổi tiếng.
BÀI THƠ AI DẬY SỚM
Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnh nhạc
điệu. Xoay quyanh một vấn đề đơn gian nhất là đánh thức các bé. Nhà thơ đã vào bài
thơ dành cho các em là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại rất ngộ
nghĩnh song giá trị mô phạm cao mang tính nhân văn cao.
Mở đầu bài thơ tác giả đã dùng các hình ảnh có tính mô phỏng cao bằng những
hình ảnh đơn giản làm cho các bé thêm thích thú:
Ai dậy sớm
bước ra nhà
cau ra hoa
đang chờ đón.
Tác giả sử dụng hình ảnh cau ra hoa như muốn gợi thêm cho các bé sự cào đón
nhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiên
nhiên, yêu cuốc sống mới này.
Ai dậy sớm
đi ra đồng
cả vừng đông
đang chờ đón.
Tiếp theo ở đoạn thơ kế tiếp tác giả còn đưa buổi sáng bình minh lấp ló vào, bên
cạnh đó là màu sáng của bầu trời tạo cho bé có cảm giác thích tú hơn. Không chỉ vậy
mà bình minh này còn che lấp đi cái bóng đêm, cái u tối của những giấc mơ lạ.
Nói tiếp những cái niềm vui tươi sáng hơn qua những câu thơ cuối đây những
ước mơ khát vộng của các bé. Tác giả sử dụng động từ chạy là muốn nhắn gởi đến
các bé phải chạy đua cùng ước mơ của mình và không nên từ bỏ uocs mơ đó . Tác

giả ở đây muốn đưa các bé tới một niềm vui tươi sáng cùng nhưng điều ước nhỏ nhoi
và thành hiện thực.
Ai dậy sớm
chạy lên đồi
cả đất trời
đang chờ đón.
Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của
cuộc sống mới Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em
bé dậy sớm là hương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang
chờ đón em. Chỉ có những người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng
đời sống mới có được điều ấy.
Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp để tạo nên một bức tranh muôn màu hấp
dẫn các bé. Và những hình ảnh đó về với tâm trí e tao cho bé thêm có động lực, sức
sống mới với ngày mai tươi sáng.
BỐN NGƯỜI
MỜI VÀO
CON BÊ LÔNG VÀNG
Câu 4: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Trần Đăng Khoa? Phân tích một trong
các bài thơ sau: Cây dừa, trăng ơi từ đâu đến, tiếng chim chích choè, khi mẹ vắng
nhà, hạt gạo làng ta, mưa, ảnh bác.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xãQuốc
Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp
chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng
Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói
Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tiểu sử:
Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã
có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc
sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim

Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo
làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần
Viết Bính phổ nhạc (1971).
Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị
đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh
thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10
tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân
tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không
còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo
học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M.
Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập
viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng
tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt
Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học
Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập
Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ
này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải -
Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài
Tiếng nói Việt Nam VOV.
Các tác phẩm:
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ"
của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau
khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm
báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi.
[cần dẫn nguồn] Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
Từ góc sân nhà em, 1968.
Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất
bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.

Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh
niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của
tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
Giải thưởng
Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm
1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ(1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm
2000).
CÂY DỪA
Trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam, không ít tác giả đã sáng tác ra
những bài thơ, bài văn hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn nhỏ. Trần Đăng
Khoa là một tác giả tiêu biểu trong số đó.
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năng
khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Từ lúc là học sinh tiểu học, Khoa đã
có nhiều bài thơ được đăng báo. Và bài thơ "Cây dừa" được Khoa sáng tác năm 1967
khi Khoa 9 tuổi. Được in trong tập thơ: "Góc sân và khoảng trời" năm 1968.
Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa chất chứa một nét đẹp văn hoá vùng
miền, vẻ đẹp đó đã tạo nên bao niềm vui cho cuộc sống con người, một vẻ đẹp nên
thơ đáng yêu của vườn quê của thiên nhiên.
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá để miêu tả cây dừa. Dưới con mắt nhà
thơ, cây dừa đã được đặt vào một vị trí mới với hành động tựa như con người, nhìn
cây dừa xanh trong vườn, nhà thơ tưởng như dừa đang "Dang tay đón gió, gật đầu gọi
trăng", cây dừa được hoà với thiên nhiên gió, trăng tạo nên một khung cảnh hài, hoà
nên thơ.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Thân dừa được tác giả vẽ lên với màu sắc do thời gian, cho ta thấy sức sống
trường tồn, mãnh liệt của cây dừa với hình ảnh "Thân dừa bạc phếch tháng năm"
nhưng "Lá dừa vẫn xanh toả nhiều tàu". Dừa vẫn kết nhiều như "đàn lợn con". Tác
giả đã thật tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh hóm hỉnh, độc đáo quả dừa như đàn
lợn con, tạo nên hình ảnh quả dừa thật đẹp mắt và đáng yêu.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Trên bầu trời đêm hè đầy sao, hoa dừa được tác giả miêu tả hoà cùng ánh sao toả
sáng lung linh, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng. Một lần nữa bằng sự tưởng tượng tinh
tế "tàu dừa" được Trần Đăng Khoa so sánh như "chiếc lược chải vào mây xanh", tạo
nên một cảm giác mượt mà êm ả.
Đang say sưa miêu tả cây dừa bằng các biện pháp nghệ thuật tu từ tinh tế, như
đột nhiên Khoa nhớ đến cái ngọt mát, trong lành của nước dừa. Bằng câu hỏi tu từ:
Ai mang nước ngọt nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Khoa cho ta thấy, cây dừa không chỉ gắn bó hoà quyện với thiên nhiên, tạo nên
một khung cảnh hài hoà nên thơ mà cây dừa còn đem lại cho cuộc sống con người
những giây phút tuyệt vời khi được thưởng thức vị ngọt của nước dừa. Không chỉ
dừng lại ở đây bằng nghệ thuật nhân hoá, cây dừa của Trần Đăng Khoa còn làm dịu
bớt đi cái nắng gay gắt, oi ả của trưa hè:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Với động từ "gọi", "múa reo", cây dừa của Trần Đăng Khoa trở nên có hồn, tạo
nên những ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Giữa trời trong, với đàn cò, tiếng dừa rì rào như hoà nhịp cùng cánh cò vỗ trên
trời xanh:
Trời xanh đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Câu thơ vừa có màu sắc của "trời trong", vừa có âm thanh "rì rào" của không
gian, đàn cò trắng nổi giữa trời trong đang vỗ cánh, đang đánh nhịp "bay vào bay ra".

Khi đọc các câu thơ, ta thấy hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh cây dừa đang hoà
với thiên nhiên, với lối suy nghĩ, tưởng tượng của tác giả tạo nên sự hút của bài thơ
ngay từ đoạn đầu.
Khép lại bài thơ, tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một
người lính. Hình ảnh cây dừa thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao
nơi làng quê:
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng
yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.
TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN
Sức mạnh của thơ Trần Đăng Khoa, nói như Xuân Diệu: “chính tâm hồn bên
trong của con người qui tụ cảnh vật bên ngoài vào quanh một cái trục, biến vật vô tri
thành ra xúc cảm, tình cảm”. Cần phải nói thêm rằng, cái hay của thơ Khoa nằm ở
khả năng trực giác đến kỳ lạ được biểu đạt qua một thế giới ngôn từ lung linh, sống
động và nhạc điệu đa âm, đa sắc.
Trần Đăng Khoa thuộc số hiếm những trẻ thơ làm thơ biết trọng chữ. Trừ đôi
lúc ứng khẩu theo cảm tính, Khoa ý thức rất đầy đủ khả năng biểu đạt của ngôn từ
Ấn tượng nhất ở thơ Khoa là nghệ thuật sử dụng và sáng tạo từ láy. Thơ cho thiếu nhi
nói chung, từ láy xuất hiện nhiều làm cho thế giới thơ trở nên lung linh sống động.
Nhưng dùng từ láy đến đậm đặc, phong phú và đầy sáng tạo có lẽ Khoa được xếp vào
hàng số một. Trong tập Góc sân và khoảng trời, có tới 306 từ /105 bài (so với cả tập
Những bài thơ em yêu của những nhà thơ lớn tuổi chỉ có 159 từ/100 bài). Điều đáng
lưu ý là số lượng từ láy ấy không hề lặp lại.
Từ láy trong thơ Khoa có khả năng tượng hình, tượng thanh sống động, ấn
tượng. Các từ láy ấy không chỉ diễn tả chính xác đặc điểm tự nhiên của từng loài vật,
hiện tượng mà còn bộc lộ cái hồn của chúng. Vạn vật đang nói chuyện bằng thứ ngôn
ngữ huyền bí mà Khoa nghe được bằng trực giác hồn nhiên của mình.
Thơ Khoa đi tìm cái linh hồn ảo diệu của thiên nhiên, tạo vật qua sự sống của
chính con người. Cho nên, ngôn ngữ thơ bao giờ cũng có một độ mở liên tưởng với

các hình thức tu từ: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, tượng trưng… rất bất ngờ.
Vạn vật được nhìn qua con mắt tinh tế của sinh hoạt làng quê, tâm lý đời
thường, Giữa người và vật cứ như có một sợi dây vô hình trong mối tương giao xúc
cảm. Cây dừa không còn là dừa nữa mà mang vóc dáng người lính canh giữ cho đất
trời bình yên. Mưa đâu chỉ là mưa mà là huyền thoại về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ
đại của dân tộc. Chú dế mèn bên bờ tre vuốt râu biểu đạt đúng cái thần thái ung dung
đĩnh đạc của con người Việt Nam trong chiến tranh
So sánh trong thơ Trần Đăng Khoa khá đặc sắc làm nhiều nhà thơ lớn phải
thán phục. Xuân Diệu rất cảm khái với hình ảnh này: Trăng ơi từ đâu đến/ Hay biển
xanh diệu kỳ/ Trăng tròn như mắt cá/ Không bao giờ chớp mi. Nhà thơ từng viết về
biển và trăng rất hay này phải thừa nhận rằng Khoa đã chạm đến tận cùng cái huyền
bí của tự nhiên.
Nói đến thơ Khoa không thể không nói đến đặc sắc của nhạc điệu. Nhà thơ
Phạm Hổ có nhận xét, thơ Trần Đăng Khoa với tập Góc sân và khoảng trời “có sự
phong phú trong nhạc điệu, mỗi bài thơ, có một nhạc điệu riêng, âm sắc riêng”. Nhạc
điệu là cấp độ siêu ngôn ngữ, thế giới âm thanh của ký hiệu ngôn từ. Nhạc điệu góp
phần tạo hình, tạo nghĩa cho tác phẩm thơ.
Nhạc điệu có cơ sở từ cấu trúc của thể thơ. Ấn tượng nhất là thể thơ nhịp ngắn
2, 3 hoặc 4, 5 chữ. Âm điệu réo rắt, rộn ràng của lối thơ ấy như ảnh hưởng từ những
khúc đồng dao trong trò chơi tuổi nhỏ của Khoa.
Nhạc điệu trong thơ Khoa không chỉ là giai điệu của tâm hồn mà còn có khả
năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Âm hưởng chung của bài thơ vừa mang cái hồn
nhiên, khoẻ khoắn của đồng dao, vừa có tiết tấu khác hẳn. Nó phá vỡ mọi cấu trúc
đơn điệu của đồng dao, mở ra một thế giới thanh âm phức hợp nhiều bè, khi trầm khi
bổng, lúc nhặt lúc khoan, lúc mạnh lúc nhẹ, khi tắt khi vang.
Việt Nam là đất nước sản sinh không ít những đứa trẻ biết làm thơ. Tương
truyền, thời xưa đã từng có những thần đồng thi ca như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Hiền, Lê Quý Đôn… Gần đây là Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Bá
Dậu, Phan Thị Vàng Anh… Nhưng để thành một nhà thơ thực sự với những thành
công xuất sắc ngay từ thời thơ ấu, có lẽ chỉ có mỗi mình Trần Đăng Khoa. Góc sân và

khoảng trời là tập thơ nhỏ nhắn nhưng trong đó chứa đựng bao nhiêu vẻ đẹp lớn lao
của nghệ thuật. Cả đời làm văn chương của mình, đến lúc, ông Trần Đăng Khoa hiện
tại phải nghiêng mình kính phục em bé Khoa ở góc sân và khoảng trời ngày trước.
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ với trăng, và thiên
nhiên đất nước.
TRĂNG ƠI … TỪ ĐÂU ĐẾN?
Trần Đăng Khoa
TIẾNG CHIM CHÍCH CHOÈ
KHI MẸ VẮNG NHÀ
HẠT GẠO LÀNG TA
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là
một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn,
chững chạc làm sao. Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt
gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió
nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà.
Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói
lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh
thần vô giá: "Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen
thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay" Các khổ 2 và 3 của bài
thơ tập trung thể hiện những "đắng cay"mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một
bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: "Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt
đắng cay muôn phần". Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả
trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán
dồn dập… Điệp từ "có" kết hợp với số từ "bảy", "ba", "sáu", nhà thơ đã thể hiện được
sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên: "Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng
ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi
lên bờ Mẹ em xuống cấy" Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông
dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Những năm 60, 70, giặc Mĩ leo thang bắn
phá miền Bắc. Chúng hòng phá hoại những thành quả xây dựng ta, nhằm ngăn chặn
sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Những

trai làng phải lên đường đánh giặc: "Những năm bom Mĩ Trút lên
mái nhà Những năm khẩu súng Theo người đi xa" Ở quê nhà là
các bà, các chị. Họ vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao
động của mình, bảo vệ quê hương bình yên với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy,
hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng đeo băng đạn cả khi cày khi cấy trở thành
một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và
sản xuất: "Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao
thông" Những năm tháng gian khổ ấy, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một
phần nhỏbé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước: "Hạt gạo làng ta Có công
các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất" Các em tham gia một cách tự giác, chăm
chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức
vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc họa một
cách khá ngộ nghĩnh và xúc động. Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành:
"Hạt vàng làng ta". Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc "Hạt gạo làng ta" ở mỗi khổ
thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận
ra những"hạt vàng" lấp lánh trong bài thơ.
MƯA
Sinh ra và lớn lên tại một làng quê thuộc huyện Nam Sách, năng khiếu thơ của
Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Nhiều bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời
được tác giả viết khi còn học tiểu học. Bài thơ Mưa được chàng thi sĩ tí hon này viết
năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng
ác liệt. Từ lúc sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mưa,
từ cây cỏ đến những con vật như chó, gà con, lũ kiến, đều được cảm nhận qua tâm
hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh.
Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ
có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5
chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ
nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là
hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.

Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn
cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được,
nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp
theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi
tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi được chú bé nói tới, nhắc tới.
Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng
tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen /
Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây
mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân /
Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu
vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa
gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố
Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn Bụi
bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ
này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung
tai nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người
hiền đang đu đưa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây
dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa. Một không gian nghệ thuật, một thế giới
tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có
cảm giác, có hành động được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh,
đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang
trời Sấm như một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ
trụ của tuổi thơ.
Cảnh trời mưa được diễn tả bằng 14 câu thơ. Mưa rơi trong tiếng gió ù ù như
xay lúa. Giọt mưa lộp bộp Lộp bộp rơi! Trong màn mưa, đất trời trở nên mù trắng
nước. Và mưa chéo mặt sân sủi bọt. Bé Khoa đã dàn dựng một hoạt cảnh mưa có
cóc, chó và cây lá thật hóm hỉnh:
Cóc nhảy lồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê.

Mưa làm mát dịu trời đất mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. Cây
lá hả hê vui sướng đón cơn mưa nhân hoá thoát sáo và rất gợi cảm. Ở đây mưa là
nguồn gốc sự sống, mưa là niềm vui đợi chờ.
Cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở
làng quê xưa nay:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Mọi thứ của vũ trụ như sấm chớp, mưa đều đội trên đầu bố em. Chữ đội được
điệp lại 3 lần, không chỉ cực tả sự vất vả dãi nắng dầm mưa của bố em, của người dân
cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong
bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sau vần thơ là lòng biết ơn, kính
yêu của Khoa.
Mưa là một bài thơ hay. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê
được cảm nhận và miêu tả tinh tế. Các câu thơ ngắn 1, 2, 3 chữ đan cài vào nhau,
kết hợp với vần chân đã tạo nên nhạc điệu thơ, gợi tả tiếng mưa rơi, nghe rất vui.
Phép nhân hoá và nghệ thuật sử dụng các từ láy (rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa,
trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê) đã tạo nên những
vần thơ, những hình ảnh hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thi vị. Mưa là một bài thơ đặc sắc
của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.
ẢNH BÁC
Câu 5: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Andecxen
I/ Thời niên thiếu và con đường đến với văn học của Andersen
Andersen sinh ra ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2 tháng 4 năm 1805. Cha của
ông là một thợ đóng giày và mẹ ông là một người nghiện rượu
Cha của Andersen luôn tin rằng ông có thể có mối quan hệ với dòng dõi quý
tộc và theo như một nhà thông thái ở Hans Christian Andersen Center, bà nội của ông
từng nói rằng gia đình của họ từng là thuộc giai cấp trên trong xã hội. Tuy nhiên,
những cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng những câu chuyện trên là vô căn cứ. Gia đình

ông có những mối liên hệ với quý tộc Đan Mạch, nhưng đó chỉ là quan hệ về công
việc. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Andersen là một đứa con bất hợp pháp của người
trong hoàng tộc còn lại ở Đan Mạch, một sự thật ủng hộ cho thuyết này là vua Đan
Mạch đã ưu ái Andersen khi ông còn trẻ tuổi và đã trả các khoản tiền học phí cho
ông. Nhà văn Rolf Dorset khẳng định rằng diều đó cũng không chứng minh được đó
là khoản thừa kế của Andersen.
Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi
còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và
sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các
con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare
và của Ludvig Holberg. Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối
với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình
diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói
đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người
bạn của ông.
Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học
dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá.Năm 14 tuổi,
Andersen chuyển tới Copenhagen (tiếng Đan Mạch: København) tìm việc làm diễn
viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng
gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn
đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.
May mắn ông đã vô tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch. Nhà vua rất
thích cậu bé kỳ lạ này và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse. Trước
khi được nhận vào trường học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu
chuyện đầu tiên của ông - The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ
Palnatoke) vào năm 1822. Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là không học
được) và không thích thú với việc học, Andersen học ở cả Slagelse và ở một trường ở
Helsingør cho tới năm 1827. Andersen sau này đã tả những năm tại Slagelse và
Helsingør là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khi sống trọ tại nhà
người thầy và vì các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn.

II/ Sự nghiệp văn học
Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa
Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của
Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu
chuyện của mình. Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý
nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình. Năm 1831,
nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành. Khi đi chu du, Andersen đã
gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine,
Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens.
Cảm giác khác biệt, thường kết thúc trong nỗi đau, là một chủ đề quán xuyến
thường tái diễn trong công việc của ông. Chuyện này được cho là do cuộc sống nghèo
khổ trước kia, tính giản dị và đặc biệt là trong sự thiếu thốn về đời sống tình dục và
lãng mạn. Giới tính của ông gây ít nhiều tranh cãi và được bao gồm trong phần sau.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm
1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu
như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen,
được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông
như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Vịt con xấu xí"
Vào mùa xuân năm 1872, Andersen ngã khỏi giường và bị thương nghiêm
trọng. Ông không bao giờ bình phục được nhưng đã sống tới 4 tháng 8 năm 1875,
chết dần trong yên lặng ở một ngôi nhà tên là Rolighed (có nghĩa là sự yên tĩnh), gần
Copenhagen. Thi thể của ông được mai táng ở Assistens Kirkegård ở khu Norrebro
thuộc Copenhagen. Vào thời điểm ông chết, ông đã là một nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng.
Năm 2005, khắp thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh và những cống hiến của
ông.
III/Tác phẩm
Truyện thiếu nhi
Sau đây là một số tác phẩm truyện thiếu nhi tiêu biểu của Andersen:
• Bà chúa tuyết (Sneedronningen)
• Cái chuông

• Bộ quần áo mới của hoàng đế (Keiserens nye Klæder)
• Cái bóng (Skyggen)
• Cái chuông (Klokken)
• Câu chuyện của một người mẹ (Historien om en Moder)
• Chim họa mi (truyện thần kỳ) (Nattergalen)
• Chú lính chì dũng cảm (Den standhaftige Tinsoldat)
• Con ngỗng hoang (De vilde Svaner)
• Cô bé bán diêm (Den lille Pige med Svovlstikkerne)
• Cô bé tí hon Thumbelina (Tommelise)
• Cu nhớn và cu con (Lille Claus og store Claus)
• Đôi giầy đỏ (De røde Skoe)
• Gia đình hạnh phúc (Den lykkelige Familie)
• Nàng tiên cá (Den lille Havfrue)
• Nàng công chúa và hạt đậu (Prindsessen paa Ærten)
• Ngôi nhà cổ (Det gamle Huus)
• Thiên thần (Engelen)
• Chú vịt con xấu xí (Den grimme Ælling)

×