Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

nghiên cứu kĩ thuật vi bao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

I.GIỚI THIỆU KĨ THUẬT VI BAO
1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.
Kĩ thuật vi bao đã được áp dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước để bao gói
những thành phần “nhạy cảm” trong thực phẩm (các chất dễ bay hơi, mẫn cảm với
nhiệt độ…) nhằm bảo vệ các thành phần này. Kể từ đó, các nhà sản xuất thực phẩm
ngày càng chú ý đến kĩ thuật đầy tiềm năng này, bằng chứng là số lượng các nghiên
cứu về lĩnh vực này tăng với tốc độ rất nhanh, thể hiện trong hình
Số lượng các nghiên cứu kĩ thuật vi bao bằng các phương pháp khác nhau từ 1955
đến 2005
Chỉ trong năm 2002, đã có hơn 1.000 patent về các kĩ thuật vi bao mới, 300 trong số
đó đã được áp dụng trực tiếp vào quá trình vi bao các thành phần của thực phẩm. Dù
hiện nay nhiều patent rất khó ứng dụng được vào thực tiễn vì chi phí quá cao, khả
năng công nghiệp hóa thấp và phạm vi ứng dụng hẹp nhưng những patent này đã đưa
ra những phương pháp triển vọng cho quá trình vi bao thực phẩm ứng dụng trong
những năm tới. Hiện nay, người ta quan tâm nhiều hơn đến việc điều khiển sự vận
chuyển thành phần chất nền qua lớp màng bao, nhờ đó có thể cải thiện hiệu quả tác
dụng của chất nền với thực phẩm.
Trong những năm gần đây, kĩ thuật vi bao ngày càng có một vai trò quan trọng hơn
trong nhiều ngành công nghiệp (thực phẩm, dược, mỹ phẩm). Trong công nghiệp thực
phẩm, kĩ thuật vi bao được áp dụng trên rất nhiều nguyên liệu khác nhau như các hợp
chất dễ bay hơi, các chất hương, vitamin, tinh dầu, nhựa dầu, vi khuẩn, enzyme và
khoáng chất.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thực hiện quá trình vi bao bằng nhiều kĩ thuật khác
nhau như sấy phun, sấy lạnh, ép đùn, đĩa quay… trên các nguyên liệu khác nhau dựa
vào đặc điểm của từng phương pháp, tuy nhiên sấy phun là phương pháp phổ biến nhất
được áp dụng để vi bao các thành phần của thực phẩm.
2.KHÁI NIỆM KĨ THUẬT VI BAO
Kĩ thuật vi bao là kĩ thuật bao gói các chất rắn, lỏng hay khí (chất nền) vào
trong một lớp vỏ bao cực mỏng, lớp vỏ này sẽ giữ và bảo vệ chất nền không bị biến
đổi làm giảm chất lượng (đối với những chất nền mẫn cảm với nhiệt) hay hạn chế tổn
thất (đối với chất nền dễ bay hơi), nó chỉ giải phóng các chất nền này ra ngoài trong


một số điều kiện đặc biệt.
3.THÀNH PHẦN CỦA HẠT VI BAO
Gồm 2 thành phần:
a. Vật liệu bao:
• Vật liệu dạng keo (gôm arabic, aginate, gelatin, chitonsan)
• Dẫn xuất tinh bột, cellulose
• Đường (lactose, sucrose, maltose)
• Maltodextrin và siro bắp
• Dịch protein, casein, đậu nành
• Cyclodextrin
• Liposome
• Chất béo và sáp
b. Hoạt chất cần được bao bọc:
• Enzymes
• Vi sinh vật
• Amino acid
• Chất béo
• Dầu ăn
• Vi dinh dưỡng: chất khoáng, vitamin
• Tác nhân lên men
• Hương vị
• Muối
• Các hợp chất màu
• Hương liệu
• Chất ngọt
• Khí
• Chất bảo quản
4.CƠ CHẾ PHÓNG THÍCH TRONG CÔNG NGHỆ VI BỌC
a. cơ chế khuếch tán :
b.cơ chế phân hủy sinh học :




c.phóng thích dưới tác động của áp suất :

d. Các cơ chế khác :
• Vật liệu vách trương nở , giải phóng lõi
• Phóng thích do sự thay đổi PH
• Sự tan chảy màng bao
• Do sự nhạy cảm với nhiệt độ
Vì vậy cần dựa vào cơ chế phóng thícht, ính chất của hoạt chất ( tương kị với màng
bao ) hiệu quả của quá trình mà lựa chọn phù hợp với công nghệ sẵn có để ứng dụng
vào từng lĩnh vực khác nhau.
Vật liệu bao
Qúa trình hóa học(giọt tụ, đông kết tụ, bao phân tử, polymer hóa bề mặt)
II. CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VI BAO.
Quy trình công nghệ chung:
1.CÔNG NGHỆ SẤY PHUN
• Đây là phương pháp phổ biến nhất
• Sản phẩm của vi bọc bằng phương pháp này như hương vị thực phẩm, dầu cá,
các chất màu, vi dưỡng chất như vitamin A, C, iod, enzyme, probiotic
• Bao gồm sự chuẩn bị vật liệu bao dạng nhũ tương trong dung dịch
• Vật liệu bao được bọc trong ma trận lỏng trong suốt quá trình sấy
• Nhược điểm:dễ mất các hợp chất dễ bay hơi trong quá trình sấyhạt tạo thành có
kích thước nhỏ do vậy cần những quá trình xử lý tiếp theo ( kết tụ , tầng sôi )
Quy trình công nghệ sấy phun
a.Khái niệm sấy phun
Sấy phun là một trong những công nghệ sấy công nghiệp chính do khả năng
sấy một bậc nguyên liệu từ dạng lỏng sang dạng bột khá đơn giản, dễ dàng
kiểm soát nhiệt độ và định dạng hạt sản phẩm một cách chính xác.

Thiết bị sấy phun dùng để sấy các dạng dung dịch và huyền phù trong trạng thái
phân tán nhằm tách ẩm ra khỏi vật liệu giúp tăng độ bền và bảo quản sản phẩm
được lâu hơn.
Sản phẩm của quá trình sấy phun là dạng bột mịn như bột đậu nành, bột trứng,
bột sữa,… hoặc các chế phẩm sinh học, dược liệu…
b.Nguyên lý của quá trình sấy phun
Một hệ phân tán mịn của nguyên liệu từ chất lỏng hòa tan, nhũ tương, huyền
phù đã được cô đặc trước (40 - 60% ẩm) được phun để hình thành những giọt
mịn, rơi vào trong dòng khí nóng cùng chiều hoặc ngược chiều ở nhiệt độ
khoảng 150 - 3000C trong buồng sấy lớn. Kết quả là hơi nước được bốc đi
nhanh chóng. Các hạt sản phẩm được tách ra khỏi tác nhân sấy nhờ một hệ
thống thu hồi riêng.
c.Cấu tạo hệ thống sấy phun
1. Bộ trao đổi nhiệt
2. Quạt hút khí nóng
3. Béc phun
4. Bơm áp lực phun sấy
5. Đồng hồ áp lực
6.Bộ phận phối nhiệt
7. Tháp sấy
8.Cửa vệ sinh
9. Ống hút sản phẩm sấy
10. Lấy thành phẩm
11.Cửa xả thành phẩm
12. Sàn rung thành phẩm
13. Quạt hút hơi ẩm
14. Cyclo tách bụi
15. Quạt tuần hoàn
hoạt chất cần bao bọc
Vật liệu bao

dung môi hòa tan(nước )
phối trộn
phối trộn
t
sấy phun
Đưa vào sử dụng sau đó là quá trình giải phóng hoạt chất
d Công nghệ sấy phun trong sản xuất vi bao
2.CÔNG NGHỆ ÉP ĐÙN
a.Khái niệm
Ép đùn là quá trình tổng hợp của trộn, nấu, nhồi, cắt nghiến, nặn khuôn, và định
hình. Đây là quá trình chế biến thực phẩm từ hỗn hợp rời thành một dạng thực phẩm
mới có hình dạng nhất định hoặc đã được nấu chín để ăn. Nếu phân loại theo phương
thức hoạt động thì có ép đùn nguội (nhiệt độ < 100
0
C, áp suất < 15 at) và ép đùn nóng
(nhiệt độ > 100
0
C, áp suất cao từ 15 – 200 at). Các sản phẩm như nui, mì, ống được ép
đùn nguội và sấy khô, cần phải nấu chín trước khi ăn. Mì gói là sản phẩm ép đùn nguội
và được chiên lên để trở thành mì ăn liền. Các sản phẩm snack, ngũ cốc nở phồng
được chế biến từ ép đùn nóng ( nhiệt độ > 100
0
C). Nếu phân loại theo cấu trúc thiết bị
thì có ép đùn một trục vít và hai trục vít.
b.Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý chung của ép đùn: nguyên liệu được trộn đều trogn thùng trộn, đẩy
vào trống đùn, nhồi và cắt, sau đó được nén lại dọc trục vít, và được gia nhiệt( ép
nóng) hoặc làm nguội (ép nguội), tạo hình và đẩy ra ngoài, và cắt ngắn tạo thành khích
thước mong muốn. Hình dạng sản phẩm tùy thuộc hình dạng khuôn ở cuối trống ép
đùn.

c.Đặc điểm của ép đùn
• Tính linh hoạt: có thể chế tạo nhiều loại sản phẩm bằng cách thay công thức
phối trộn và điều khiển hoạt động cũng như loại khuôn
• Tính đặc thù: nhiều loại thực phẩm không thể chế tạo bằng phương pháp khác
• Giá thành giảm: giá thành sản xuất rẻ, năng suất cao
• Sản xuất ở năng suất cao và tự động: hoạt động liên tục, năng suất cao, dễ tự
động hóa. Ví dụ: thực phẩm snack 315kg/h, ép nguội 1200kg/h, nở phồng
9000kg/h
• Chất lượng cao: đây là quá trình nhiệt độ cao với thời gian ngắn nên giảm ảnh
hưởng nhiệt đến chất lượng sản phẩm
• Có thể áp dụng trong lĩnh vực polymer để sản xuất bao bì
Vật liệu bao
Hoạt chất cần bao
sản phẩm
Nóng chảy
Ép đùn
d.Áp dụng công nghệ ép đùng trong công nghệ vi bao
- Sản phẩm : hương liệu thực phẩm
- Màng bao : đường , hỗn hợp siro đường
- Hoạt chất được thêm vào trong giai đoạn chất bao chảy nhão trong buồng ép
Quy trình công nghệ
Vật liệu bao
Đun sôi
Kết ;nh
Hoạt chất cần được bao
Sản phẩm
3. CÔNG NGHỆ VI BAO BẰNG CLODEXTRIN.
Cyclodextrin có khả năng tạo nội phức với các hương liệu , chất màu và vitamine ,
do vậy giúp giảm quá trình bay hơi của hương iệu hay ngăn chặn sự tấn công của
các tác nhân khác như oxy , ánh sang ….

4.CÔNG NGHỆ VI BAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG KẾT TINH
Hoạt chất được đưa vào khi màng bao ( đa số là đường ) chuẩn bị kết tinh và hoạt chất
sẽ kết tinh cùng lúc với màng bao
Sản phẩm : vitamine , hương liệu , khoáng , chất béo…
5.VI BỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP LIPOSOME
• Bọc vật liệu được bao ở trung tâm của nó
• Điều khiển sự phóng thích
• Chúng có thể thâm nhập vào da, vào mạch máu và phân phối vật liệu
được bao
• Kĩ thuật bao bọc này có ích trong ngành dược và các sản phẩm làm đẹp
• Ứng dụng : bao bọc enzyme
6. KĨ THUẬT BAO PHÂN TỬ
• Cyclodextrin có vùng trung tâm rỗng ở giữa để nhấn các phân tử không phân
cực vào
• Sử dụng: bao bọc các hương vị, tách cholesterol từ trứng và bơ, tách các phân
tử cay đắng từ những trái cây vàng xanh, bao bọc chất màu
• Đưa trực tiếp phân tử cyclodextrin vào trong sản phẩm
• Đưa chất lỏng qua buồng chứa bột cyclodextrin
• Trộn vật liệu được bao vào trong đó
• Cho vật liệu bao ở dạng dung dịch cyclodextrin vào
7.KĨ THUẬT TẠO GEL
• Sử dụng để bao bọc probiotics
• Hòa trộn dung dịch sodium alginate (2-3%) và probiotics thành một hạt nhỏ
• Sản phẩm probiotic dành cho ruột rất tốt cho sức khỏe
• Những sản phẩm có chứa probiotic (yoghurt, nước ép)
• Probiotic tồn tại trong sản phẩm và trong môi trường acid ở bụng
• Probiotic được bao bọc và cũng như được phủ để cải thiện tính chất bên trong

Hydrogel bead entrapment
8. PHƯƠNG PHÁP BAO BỌC DẠNG HẠT ALGINATE

Sự phân tán của probiotics (10^9/ml) trong dung dịch sodium alginate
Hình thành những giọt nhỏ
Cho vào dung dịch CaCl2 (0.05M)
Vật liệu bọc
Hoạt chất cần bọc
Hòa trộn
Sấy tầng sôi
Sản phẩm
Bọc các hạt lại để làm giảm các khe hở và tồn tại được trong dịch vị và dịch
ruột: bọc chitosan và poly-L-lysine
9. KĨ THUẬT SẤY TẦNG SÔI
Một trong những kĩ thuật phổ biến
Khái niệm:Trạng thái tầng sối là trạng thái mà ở đó các hạt rắn lơ lưng như các hạt lưu
chất.Mang một số đặc trưng như các hạt lưu chất.
Ưng dụng trong vi bọc
• Dùng để bọc vật liệu là các hạt có kích thước lớn
• Bọc các loại bột kém hiệu quả cũng như bọc bằng kĩ thuật sấy phun
• Vật liệu bao bọc là sáp, chất béo, loại dung dịch
• Bọc các hạt có kích thước nhỏ micro khó hơn do sự dính liền của các hạt này
Quy trình công nghệ
Bản tổng kết các quá trình công nghệ vi bao
III.CÁC ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT
1.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VI BAO CHẤT BÉO ĐỂ SẢN XUẤT BỘT SỮA
DỪA HÒA TAN
Chất béo là một trong những nguyên liệu dễ bị oxy hóa dẫn đến ôi hóa, đặc biệt
khi ở nhiệt độ cao. Trước đây, trong công nghiệp sản xuất sữa bột hàm lượng béo cao,
người ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi sản phẩm vì bột sữa bám chặt trên
thành thiết bị. Đó là do sự hình thành của lớp chất béo bên ngoài hạt, ở nhiệt độ cao
chúng nóng chảy làm các hạt dễ bị kết dính. Ngoài ra, chất béo có thể bị oxy hóa làm

giảm chất lượng sản phẩm. Áp dụng kĩ thuật vi bao sẽ bảo vệ các chất béo, hạn chế sự
tiếp xúc của chất béo với oxy ở nhiệt độ cao nên mức độ bị oxy hóa cũng như các biến
đổi bất lợi khác được hạn chế, nhờ vậy chất lượng và hiệu suất thu hồi sản phẩm sẽ
tăng cao.
2.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PROBIOTIC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VI BAO
Sử dụng công nghệ vi bao để bảo quản cũng như đảm bảo các Probiotic được đưa đến
ruột vẫn còn nguyên vẹn không bị ảnh hưởng bởi các hệ sinh vật, enzyme, PH…
Đảm bảo quá trình phóng thích Probiotic trong ruột người một cách hiệu quả nhất.
Công nghệ sử dụng tạo vi bọc được lựa chọn là công nghệ sấy phun
3.BAO NANG BẢO VỆ CÁC POLYPHENOL
Gần đây các nghiên cứu và ứng dụng họ polyphenol đã thu hút rất nhiều sự
quan tâm trong các ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng, dinh dưỡng và
dược phẩm, vì những tiềm năng lợi ích sức khỏe của chúng đối với con người. Tuy
nhiên, hiệu quả bảo quản chất polyphenol phụ thuộc vào sự ổn định, hoạt tính sinh học
và sinh khả dụng của các thành phần hoạt tính. Ngoài ra, hương vị khó chịu của hầu
hết các hợp chất phenolic cũng hạn chế ứng dụng của chúng. Việc sử dụng các
polyphenol đã được bao nang hiệu quả thay vì ở dạng tự do có thể làm giảm bớt những
nhược điểm này. Các công nghệ bao nang polyphenol, bao gồm cả sấy phun, tách pha
đồng tích (coacervation), bao gói bằng liposome, giỏ phức phân tử, đồng kết tinh, tạo
nang nano, đông khô, bao nang nhờ men và nhũ tương hóa sẽ được trình bày trong
tổng quan này.
Polyphenols là một trong những nhóm nhiều và phổ biến nhất của các chất chuyển hóa
thực vật. Chúng là một phần tích hợp của cả hai chế độ ăn của con người và động vật
trong đó có một phổ cao của các hoạt tính sinh học, bao gồm tính chống oxy hóa, chức
năng kháng viêm, kháng khuẩn, và kháng vi-rút. Nhiều công trình lớn nghiên cứu tiền
lâm sàng và xây dựng dữ liệu dịch tễ học cho thấy polyphenol thực vật có thể làm
chậm sự lan triển của ung thư, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh,
tiểu đường, hoặc loãng xương. Các thông tin cũng cho thấy polyphenol thực vật có
hoạt động như tiền chất ngăn ngừa và chống ung thư ở người.
Các polyphenol chính, nguồn gốc và tính chất của chúng

Thật không may, nồng độ các polyphenol có hiệu quả xuất hiện trong ống nghiệm
thường mức độ cao hơn mức tính trong cơ thể. Hiệu quả sản phẩm theo liệu pháp dinh
dưỡng trong phòng ngừa bệnh phụ thuộc vào bảo tồn hoạt tính sinh học các thành
phần hoạt chất. Đây là một thách thức lớn, vì qua đường uống, do không đủ thời gian
cư trú ở dạ dày, độ thấm thấp và / hoặc khả năng hòa tan trong ruột, cũng như các điều
kiện trải qua trong chế biến thực phẩm và lưu trữ (nhiệt độ, ôxy, ánh sáng), hoặc ở
đường tiêu hóa (pH, men, sự hiện diện các chất dinh dưỡng khác), tất cả đều làm giảm
hoạt tính, giới hạn và làm mất dần các lợi ích tiềm năng cho sức khỏe của các thành
phần polyphenol theo liệu pháp dinh dưỡng. Việc phân phối của các hợp chất này do
đó đòi hỏi các nhà phối chế sản phẩm và nhà sản xuất cung cấp cơ chế bảo vệ để có
thể duy trì dạng phân tử hoạt tính cho đến thời điểm tiêu hóa, và cung cấp dạng thức
này đến các cơ quan trong cơ thể. Một số đặc tính hóa lý và thuộc tính thực phẩm của
polyphenol từ các nguồn thực vật khác nhau được trình bày trong bảng 1, trong đó nêu
rõ giới hạn ổn định và tính hòa tan có điều kiện của chúng. Một đặc tính không may là
polyphenols mang hương vị khó chịu, chẳng hạn như vị se đắng của epicatechin (Bảng
1). Khi sử dụng trong thực phẩm, chúng cần phải được che mùi hạn chế vị trước khi
phối trộn vào thực phẩm.
Việc sử dụng polyphenol bao nang thay vì các hợp chất tự do có thể khắc phục những
sự bất ổn của chúng, làm giảm bớt mùi vị khó chịu, cũng như cải thiện khả dụng sinh
học và thời gian lưu có hoạt tính của các hợp chất này trong cơ thể và trong ống
nghiệm.
Với các kỹ thuật khác nhau, đặc tính bao nang polyphenol tạo thành phụ thuộc vào cấu
dạng của chúng. Bảng 2 mô tả tóm lượt các cấu dạng đặc trưng bao nang polyphenol
của từng kỹ thuật.
IV. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Chất gây đắng trong vỏ cam là gì?
 Chất gây đắng trong vỏ cam có tên khoa học là Naringin.
 Thành phần hóa học
Naringin - 4',5,7-Trihydroxyflavanone-7-rhamnoglucoside có công thức phân
tử là C

27
H
32
O
14
. Là hợp chất thuộc nhóm flavanone glycoside có trong các trái có
múi, naringin làm cho các các loại trái đó có tính đắng.
Naringin có khối lượng mol là 580,54 g/mol, nóng chảy ở 166
o
C.
Cấu trúc phẳng phân tử Naringin – (7-[[2-O-(6-Deoxy-α-L-mannopyranosyl)-β-D-glucopyranosyl]]oxy]-2,3-
dihydro-5-hydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one) – nguồn wholehealthmd.com
 Hoạt tính sinh học
Trong cơ thể người nó được chuyển hóa thành flavanone naringenin. Naringin
tác động đến khả năng hấp thụ thuốc trong ruột già và sự phân hủy của thuốc trong
gan.
Naringin có những tác động dược lý rất có lợi như kháng oxy hóa, làm giảm
hàm lượng cholesterol trong máu, chống ung thư. Ức chế sự chuyển hóa của
enzyme cytochrome P450, bao gồm CYP3A4, CYP1A2. Sử dụng naringin hoặc
những flavonoid liên quan cũng tác động chút ít đến việc hấp thụ thuốc ở màng
ruột, có thể làm tăng hoặc giảm mức độ lưu thông của thuốc. Để tránh việc gây trở
ngại đến việc hấp thụ và chuyển hóa thuốc, chúng ta không được dùng trái cây
chua hoặc những loại nước của quả có thịt với thuốc cùng lúc.
Naringin cũng giúp làm giảm sự tổn hại đến trí nhớ và sự oxy hóa tế bào.
2. Cho ví dụ các sản phẩm ứng dụng công nghệ vi bọc trên thị trường.
 Dược phẩm
Sản phẩm Công ty sản xuât
Ornade spanules
Indocin SR capsules
Theo – 24 capsules

Theo – dur tablets
Smithkline & French laboratories
Merch sharp & Dohme
G. D. Searle & Co.
Key
Theo – dur sprinkle
Inderal LA capsules
Slowbid capsules
Key
Ayerst Laboratories
Rorer Group , Inc.
 Sản phẩm chăm sóc cá nhân
Sản phẩm Công ty sản xuất
Estrasorb
Degree ultraclear
Coast
Ordor derstroyer shoe short
Mentadent
Graceway
Unilever
Henkel VN
Dr. Sholl’s
Unilever

 Mỹ phẩm
Sản phẩm Công ty sản xuất
Capture totale
H
2
O + sea derives skincare

Revitalift
Complete Lift
Skincare Group
Dior
Loreal Paris
Loreal Paris
ROC
Ohui
 Thực phẩm
Sản phẩm Công ty sản xuất
Dark chocolate
Crystal Light
Blue Raszberry Pop Rocks
Ice breaker sours gum
Finishing sauce
M & M’s Brand
M & M’s Brand
AirHeads Candy
The Wm Wrigley Jr. Company
Mc Cormick
3. Ép đùn là gì? Thường ứng dụng cho sản phẩm nào?
 Khái quát về ép đùn
Ép đùn là quá trình dùng để tạo ra những sản phẩm ổn định. Vật liệu sẽ được
bơm hoặc kéo qua một khuôn có sẵn theo yêu cầu cắt gọt. Có 2 thuận lợi chính cho
quy trình sản xuất theo công nghệ này là có khả năng tạo ra sản phẩm có cấu trúc
phức tạp và các vật liệu dòn.
Nguyên liệu ban đầu ở nhiệt độ cao hoặc vừa đủ độ nóng, sau đó chúng được
cho vào vật chứa trong máy ép. Sau đó chúng được ép qua một chiếc khuôn có sẵn
đặt phía sau máy ép. Sau đó chúng được kéo căng ra nhằm giúp tăng tính thẳng của
sản phẩm. Để tăng tính chất của sản phẩm, sau đó chúng được xử lý nóng hoặc

lạnh.
Các sản phẩm thường áp dụng phương pháp ép đùn là:
• Kim loại: nhôm, đồng, thiết, chì, magie, kẽm, thép, titanium,
• Nhựa: nguyên liệu ở dạng các hạt nhựa.
• Thực phẩm: mì ống, ngũ cốc, thức ăn cho trẻ em,
4 Cho ví dụ 3 sản phẩm ứng dụng vi bọc? Cho biết lõi, vỏ bọc, cơ chế giải phóng,
cơ chế bọc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×