Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của phác đồ chop trên bệnh nhân u lympho ác tính không hodgkin tại bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 57 trang )

B ộ YTỂ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ ]>
• • •
£0£0£D £ ũ 030303
NGUYỄN THỊ HÒNG GIANG
ĐÀNH GIẢ HIỆU QUA ĐIEƯ TRỊ VÀ TÁC DỤNG
KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁC ĐÒ CHOP
TRÊN BỆNH NHÂN ư LYMPHO Á c TÍNH
KHÔNG HODGKIN TẠI BỆNH VIỆN K
• • •
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợc SỸ KHÓA 2002 - 2007)
Người hướng dẫn : Ths. Dương Thị Ly Hương
Ths. Vũ Hồng Thăng
Nơi thực hiện : Bệnh viện K - Khoa nội I
Thời gian thực hiện : 01/08/2006 - 04/05/2007
HÀ NỘI - 2007
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Các thầy cô và toàn thế cán bộ, nhân viên trong trường đại học Dược Hà Nội.
-Tập thể bác sỹ, y tả khoa nội I và phòng kế hoạch tổng họp bệnh viện K.
-Ban chủ nhiệm và quý thầy cô bộ môn Dược lực trường đại học Dược Hà Nội.
đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi có cơ hội tham gia học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xỉn bày tỏ lòng biết ơn sâu sẳc đến:
- Thạc sỹ Dương Thị Ly Hương, bộ môn Dược lực trường đại học Dược Hà Nội.
- Thạc sỹ, bác sỹ Vũ Hồng Thăng, khoa nội I bệnh viện K.
là những thầy cô đã tận tình giúp đỡ, cho tôi nhiều ỷ kiến quỷ báu trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, toàn thể
bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 thảng 5 năm 2007
NGUYỄN THỊ HỒNG GIANG


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẤT
ADN Acid desoxyribonucleotid
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immune Deficiency Syndrome)
AT Ác tính
ĐƯHT Đáp ứng hoàn toàn
ĐƯMP Đáp ứng một phần
KĐƯ Không đáp ứng
TB Trung bình
TDKMM Tác dụng không mong muốn
TM Tĩnh mạch
XL xếp loại
UTQG Ung thư quốc gia
ƯLAKH u lympho ác tính không Hodgkin
WF Working Formulation
WHO Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
PHẦN 1: TỎNG QUAN
3
1.1 BỆNH ULAKH 3
1.1.1. Dịch tễ học

3
1.1.2. Nguyên nhân 3
1.1.3. Chần đoán 4
1.1.3.1 Triệu chứng lâm sàng 4
1.1.3.2 Thăm khám cận lâm sàng 5
1.1.3.3 xếp loại giải phẫu bệnh 5

1.1.3.4 Chẩn đoán giai đoạn bệnh 6
1.1.3.5 Đánh giá các yếu tố tiên lượng 7
1.1.4. Điều tri 7
1.1.4.1 Nguyên tắc chung 7
1.1.4.2 Các phương pháp điều trị 8
1.1.4.3 Áp dụng cụ thể 9
1.2 PHÁC ĐỒ CHOP 10
1.2.1 Vài nét về phác đồ CHOP 10
1.2.2 Các thuốc trong phác đồ CHOP 11
1.2.3.1 Cyclophosphamid 11
1.2.3.2 Doxorubicin 13
1.2.3.3 Vincristin 14
1.2.3.4 Prednisolon 16
1.2.3 Các nghiên cứu về phác đồ CHOP 16
1.2.3.1 Nghiên cứu của Richard I.Fisher và cộng sự

17
1.2.3.2 Một số nghiên cứu khác 18
PHẢN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19
2.1 Đổi tượng nghiên cứu 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3 Một số quy định trong nghiên cứu
21
2.3.1 Đánh giá hiệu quả điều trị 21
2.3.2 Đánh giá TDKMM 21
2.4 Xử lý sổ liệu 21
PHẦN 3: KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 22
3.1 ĐẶC ĐIẺM MẪU NGHIÊN c ứ u 22

3.1.1 Đặc điểm tuổi giới
22
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng 23
3.1.3 Đặc điểm giải phẫu bệnh 26
3.2. HIỆU QUẢ ĐIÈU TRỊ 29
3.2.1 Kết quả đáp ứng chung 29
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị 31
3.2.2.1 Đặc điểm lâm sàng 31
3.22.2
Đặc điểm cận lâm sàng 35
3.3 CÁC TDKMM 36
3.3.1 Trên hệ tạo máu 36
3.3.2 Trên gan 37
3.3.3 Trên thận 39
3.3.4 Các TDKMM khác 39
KẾT LUẬN 42
1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 42
2. Hiệu quả điều trị của phác đồ 42
3. Các TDKMM của phác đồ 43
ĐÈ XUẤT 44
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
ĐẶT VẤN ĐÈ

u lympho ác tính là nhóm bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào lympho trong
các tổ chức của cơ thể. Bệnh phát sinh và phát triển chủ yếu ở hệ thống bạch huyết.
Tuy nhiên, vì tế bào lympho còn phân bố ở khắp nơi trong cơ thể nên u lympho ác
tính cũng có thể phát sinh ở các hệ thống ngoài hạch và ngoài tổ chức bạch huyết
như ở xương, dạ dày, ruột [13]. u lympho ác tính chia làm 2 nhóm chính là u
lympho Hodgkin và u lympho ác tính không Hodgkin (ULAKH).

ULAKH là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam và nhiều nước
khác trên thế giới, đứng hàng thứ 5 trong số các bệnh ung thư về tỷ lệ mắc bệnh và
đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân gây chết do ung thư sau ung thư phổi, vú,
gan, dạ dày, đại trực tràng. Năm 1995, trên 45.000 trường họp ULAKH mới mắc
được chẩn đoán tại Mỹ, trong đó hơn 21.000 ca tử vong do bệnh này. Trong 15 năm
gần đây, hội ung thư Mỹ ghi nhận tỷ lệ mắc ULAKH tăng 50%, là nhóm có tỷ lệ mắc
tăng cao nhất trong số các ung thư. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đi kèm với sự gia tăng
bệnh AIDS, đặc biệt ở nhóm ULAKH có độ ác tính cao [9], [10].
ULAKH thường biểu hiện ở tình trạng lan tràn rộng ngay từ đầu, thậm chí nhiều
trường họp bệnh lan rộng ngay trong hoặc sau điều trị tia xạ, vì vậy chỉ định điều trị
hóa chất được áp dụng cho phần lớn các bệnh nhân [5]. Phác đồ điều trị rất thay đổi
từ điều trị tối thiểu bằng đơn hóa chất (chlorambucil, vincristin, mechlorethamin),
tới các phác đồ phối hợp đa chất vừa và mạnh, thậm chí rất mạnh như COP, CHOP,
MACOP-B, PROMACE-Cyta BOM Trong đó, phác đồ CHOP
(cyclophosphamid, doxorubincin, vincristin, prednisolon) được xem là phác đồ
chuẩn [5]. Nhiều tác giả trên thế giới tiến hành nghiên cứu về mức độ đáp ứng, tỷ lệ
sống thêm và độc tính của phác đồ đã khẳng định phác đồ CHOP là phác đồ điều trị
tốt nhất cho bệnh nhân ƯLAKH [25], [26], [29], [31]. Tại khoa nội I bệnh viện K,
phác đồ CHOP được sử dụng rất phổ biến để điều trị ULAKH. Tuy nhiên cho đến
nay, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ ở trong nước còn rất
nghèo nàn. Với mong muốn tìm hiểu mức độ đáp ứng điều trị của bệnh ƯLAKH đối
với phác đồ này ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành đê tài:
1
“Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của phác đồ
CHOP trên bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin tại bệnh viện K”
nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ CHOP trên bệnh nhân ULAKH.
2. Phân tích các TDKMM của phác đồ CHOP trên bệnh nhân ULAKH.
Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
trong điều trị.

2
PHẦN 1: TỎNG QUAN
1.1 BỆNH ULAKH
1.1.1 Dịch tễ học: [18]
Bệnh ULAKH có tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khoảng 10-15 trường hợp/100.000
dân, thường gặp gấp 4 lần so với u lympho Hodgkin. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng trên
65% từ đầu những năm 1970 và gia tăng chủ yếu ở nhóm người cao tuổi. Nam giới
có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ, nam là 19,2/100.000 dân, nữ là 12,2/100.000 dân.
Tuổi mắc bệnh trung bình khoảng 50 tuổi.
1.1.2. Nguyên nhân: [5], [16], [18]
Nguyên nhân sinh bệnh của ULAKH chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Tuy
nhiên cho đến nay dựa trên những quan sát dịch tễ học và di truyền cho thấy có sự liên
quan của bệnh với một số yếu tố sau:
1.1.2.1 Tình trạng suy giảm miễn dịch
Nhóm người bị suy giảm miễn dịch có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nhóm người không
bị suy giảm miễn dịch (do dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tổ chức hoặc mắc hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do nhiễm virus HIV ).
1.1.2.2 Virus - Vi trùng
- Virus Epstein-Barr (EB V) (là ADN virus thuộc nhóm Herpes) liên quan tới u lympho
Burkitt ở ừẻ em Châu Phi. Nhiều nghiên cứu ở đây cho thấy ở ừẻ em có hàm lượng
kháng thể kháng EBV cao thì nguy cơ mắc bệnh ULAKH cao hơn so với nhóm chứng.
- Virus HTLV-I (Human T lymphopic virus type I) (là một dạng Retrovirus typ c ở
người, lây qua đường quan hệ tình dục, qua các chế phẩm máu và sữa bị lây nhiễm) có
thể là tác nhân liên quan đến u lympho tể bào T của da (mycosis fungoide).
- Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HPV): người ta nhận thấy có sự liên quan mật thiết
giữa nhiễm HPV với u lympho ác tính thấp tế bào B của dạ dày khi điều trị bằng kháng
sinh chống H.Pylori thì các u lympho ác tính trên cũng biến mất.
1.1.2.3 Yểu tổ di truyền
Sự đổi đoạn gen trên nhiễm sắc thể (NST) 11, 18 có liên quan tới ULAKH tế bào B,
chuyển đoạn gen trên NST 7,14 liên quan tới ƯLAKH tế bào T.

3
1.1.2.4 Yếu tố địa lý
Bệnh mắc nhiều ở người lớn ở các vùng Tây Âu, Mỹ, Nagasaki của Nhật Bản, vùng
Trung Đông. Ở vùng Trung Đông và châu Phi trẻ em mắc nhiều hon.
1.1.2.5 Yếu tố tia phóng xạ
Tỷ lệ người mắc bệnh ƯLAKH và bạch cầu cấp tăng cao sau vụ ném bom nguyên tử
ở hai thành phố Hừoshima, Nagasahi (Nhật Bản) và sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên
tử ở Chemobyl (Nga).
1.1.2.6 Tác nhân môi sinh
Dioxin, diphenylhydantoin, các thuốc độc tế bào, thuốc trừ sâu được cho là đóng
vai trò trong bệnh nguyên của ƯLÁKH.
1.1.2.7 Liên quan đến điều trị
Những bệnh nhân được điều trị ung thư theo phác đồ hoá chất và tia xạ cũng có
thể là yếu tố thuận lợi cho ULAKH xuất hiện. Ở những bệnh nhân này thường gặp
loại tế bào lớn.
1.1.3. Chẩn đoán:
1.1.3.1 Triệu chứng lâm sàng [5]
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất đa dạng, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể loại
bệnh và vị trí nguyên phát của khối u.
- Biểu hiện điển hình: hạch lớn, không đau. Khởi phát thường là hạch ngoại biên
(vùng cổ, thượng đòn, bẹn, nách), một số bệnh nhân lại có thể có hạch trung thất,
hạch 0 bụng, có thể có lách to, gan to do xâm nhiễm.
- Biểu hiện tổn thương ngoài hạch: có thể thấy ở 10- 20% các trường hợp, các tổn
thương có thể gặp là đường tiêu hoá, hốc mắt, da, xương, tuyến giáp
- Khoảng 10% các trường hợp có biểu hiện của hội chứng “B ” gồm một trong các
triệu chứng sau:
+ Sốt trên 38°c không rõ nguyên nhân, tòng đợt hay về đêm trong vài ngày một
tuỳ theo đợt tiến triển của bệnh.
+ Gầy sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng.
+ Ra mồ hôi trộm về đêm.

+ Sẩn ngứa ngoài da.
4
- Ở giai đoạn tiến triển, có thể gặp các triệu chứng:
+ Chèn ép: do u phát triển xâm lấn các tổ chức xung quanh như chèn ép đường
hô hấp, tĩnh mạch chủ trên do khối hạch trung thất lớn; tắc ruột do u xâm lấn hoặc
chèn ép làm chít hẹp lòng ruột; lồi mắt do u chèn từ trong hốc mắt.
+ u xâm nhiễm: xâm nhiễm xương gây đau xương; xâm nhiễm tuỷ xương gây
biểu hiện suy tuỷ như giảm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu; nếu tế bào u vào máu sẽ
biểu hiện như bệnh bạch cầu; các biểu hiện như tê bì, kém vận động do u xâm
nhiễm tuỷ sống.
1.1.3.2 Thăm khám cận lâm sàng [9]
- Sinh thiết chẩn đoán: trước tiên phải làm sinh thiết để chẩn đoán giải phẫu bệnh
và chẩn đoán phân biệt nhàm tránh nhầm lẫn các u, hạch di căn của ung thư từ nơi
khác đến và để xếp loại. Có thể làm xét nghiệm tế bào hạch để hướng cho sinh thiết
chẩn đoán.
- Các xét nghiệm thường quy đánh giá chức năng máu, gan, thận.
- Chụp X quang phối, siêu âm ố bụng, chụp đường tiêu hóa và xương, chụp bạch
mạch khi cần thiết.
- Huyết tủy đồ, sinh thiết xương nếu có nghi ngờ thâm nhiễm xương và tủy xương.
- Chụp cẳt lớp, đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho phép phát hiện được
những hạch nhỏ trong ổ bụng, khối u sau phúc mạc, ngoài ra chụp cắt lớp còn giúp
phát hiện được hạch mạc treo mà chụp bạch mạch không thể thấy được.
- Tìm chất chỉ điểm khối u như (32 - microglobulin, BCL-2, P-53, MDR.
1.1.3.3 xếp loại giải phẫu bệnh [5], [9], [10], [16], [18]
Công thức thực hành lâm sàng (Working Formulation - WF) được công bố vào
năm 1982, sớm được chấp nhận rộng rãi và được coi như một phân loại chủ yếu cho
ULAKH. Bảng danh mục WF đơn giản, phân loại chỉ dựa vào hình thái học đơn
thuần nên có thể được áp dụng rộng rãi tại bất kỳ cơ sở xét nghiệm giải phẫu bệnh
nào. Do đó, hiện nay phân loại này vẫn được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam. Có rất
nhiều công bố sử dụng WF trong việc theo dõi kết quả điều trị và đánh giá tiên

lượng [11], [20], [22].
Phân loại WF chia các u lymphô ác tính không Hodgkin ra làm 3 nhóm tiên
5
lượng: nhóm độ ác tính thấp (khoảng 50-60% sống 5 năm), nhóm độ ác tính vừa
(30-45% sống 5 năm) và ác tính cao (20-30% sống 5 năm). Tiên lượng bệnh nặng
dần kể từ độ WF] đến WF,0 [10], [11],
Độ ác tỉnh thấp
+ WFj: tế bào lympho nhỏ
+ WF2: dạng nang, ưu thế các lympho nhỏ nhân khí a
+ WF3: dạng nang, hỗn hợp tế bào nhỏ và to nhân khía
Độ ác tính trung bình
+ WF4: dạng nang, ưu thế tế bào lớn
+ WF5: dạng lan tỏa, tế bào nhỏ nhân khía
+ WF6: dạng lan tỏa, hỗn họp tế bào to và nhỏ
+ WF7: dạng lan tỏa, tế bào to có khí a hoặc không có khí a
Độ ác tính cao
+ WF8: nguyên bào miễn dịch, tể bào to
+ WF9: nguyên bào lympho
+ WF10: tế bào nhỏ nhân không khía, tế bào Burkitt hoặc lan tỏa không biệt
hóa không phải tế bào Burkitt
Ngoài ra, các trường họp không xếp loại được vào hệ thống phân loại trên sẽ
xếp vào nhóm “Không xếp loại”.
1.1.3.4 Chẩn đoán giai đoạn bệnh [5], [9], [10], [17], [18]
Trong ULAKH, giai đoạn bệnh ít có ý nghĩa hơn so với u lympho Hodgkin. Tuy
nhiên, trong cùng một thể giải phẫu bệnh thì giai đoạn bệnh có vai trò quan trọng trong
việc lập kế hoạch điều trị, đánh giá tiên lượng và so sánh các biện pháp điều trị [5].
Bảng 1.1. Các giai đoạn lâm sàng (Theo Ann Arbor 1971)
Giai đoạn
Đăc điểm
I

Tôn thương một vùng hạch (I), hoặc tôn thương khu trú ở một vị trí
hoặc một cơ quan ngoài hạch (IE).
II
Tôn thương hai hay nhiêu vùng hạch trên cùng một bên cơ hoành (II)
hay kèm theo tổn thương một tạng, một mô ngoài hạch kế cận (IIE).
6
III
Tôn thương có thê có ở các vùng hạch ở hai bên cơ hoành (III) và
có thể có tổn thương ở lách (Ills), và/hoặc tổn thương giới hạn ở
một tạng hoặc một vùng kế cận ngoài hạch (IIIe, n iES).
IV
Tôn thương có nhiêu ô rải rác trên một hoặc nhiêu tạng hay mô
ngoài hạch, có kèm hoặc không kèm theo tổn thương hạch.
Trên thực tế, người ta thường quan niệm bệnh ở giai đoạn khu trú hay lan tràn.
Giai đoạn khu trú được định nghĩa khi bệnh biểu hiện ở một hoặc hai vị trí gần nhau
(giai đoạn I và II); giai đoạn lan tràn gồm giai đoạn III và IV, khi bệnh biểu hiện lan
rộng ở nhiều vị trí hai bên cơ hoành.
1.1.3.5 Đánh giá các yếu tố tiên lượng
Bảng tiên lượng quốc tế (International prognostic index - IPI) đưa ra 5 yếu tố
nguy cơ quan trọng nhằm giúp đánh giá tiên lượng bệnh của bệnh nhân ƯLAKH.
Bảng 1.2. Đánh giá các yếu tố tiên lượng bệnh ULAKH [9]
Yếu tố 0 điểm 1 điểm
Tuổi
Giai đoạn
Số vị trí liên quan ngoài hạch
Men LDH
Điểm toàn trạng
<60
I hoặc II
< 1

Bình thường
0 hoặc 1
>60
III hoặc IV
> 1
Cao
>2
Nguy cơ thâp: 0 hoặc 1 đi êm
Nguy cơ trung bình: 2 hoặc 3 điểm
Nguy cơ cao: 4 hoặc 5 điểm
Ngoài các yếu tố nêu trên, một yếu tố tiên lượng quan trọng phải kể đến là thể giải
phẫu bệnh. Trên thực tế lâm sàng, người ta thường chia làm 2 loại lớn: thể giải phẫu
bệnh thuận lợi (WFr WF3) và thể giải phẫu bệnh không thuận lợi (WF4- WF10). Thể
giải phẫu bệnh thuận lợi có tiên lượng tốt hơn thể giải phẫu bệnh không thuận lợi.
1.1.4. Điều trị:
1.1.4.1 Nguyên tắc chung [5]
7
Hai tiêu chuẩn chính để xác định chiến lược điều trị ƯLAKH là thể giải phẫu
bệnh và giai đoạn bệnh, trong đó thể giải phẫu bệnh đóng vai trò quan trọng. Các kỹ
thuật mới như miễn dịch học, sinh hoá, phân tích gen tế bào có giá trị phân biệt chi
tiết hơn, đồng nhất hơn các dưới nhóm nhưng vẫn còn rất đắt tiền và chưa được
nghiên cứu đầy đủ nên chưa có ý nghĩa hướng dẫn cho điều trị.
1.1.4.2 Các phương pháp điều trị [5]
♦♦♦ Phẫu thuật
Phẫu thuật trong điều trị ULAKH giữ một vai trò khiêm tốn do đặc tính của bệnh
là lan tràn rộng ngay từ đầu, khó phẫu thuật được triệt căn. Giá trị chủ yếu là để sinh
thiết chẩn đoán. Ngoài ra, cũng có thể được dùng để cắt bỏ khối u lympho ngoài hạch
như ở dạ dày, một cắt lách hoặc mở bụng thăm dò xác định chính xác giai đoạn.
♦♦♦ Tia xạ
Từ lâu tia xạ được coi là vũ khí có hiệu quả trong điều trị u lympho, nhất là ở

giai đoạn sớm I, II. Thường thì giai đoạn I đáp ứng tốt với tia xạ hơn giai đoạn II.
Nhiều tác giả chia giai đoạn II làm 2 mức độ: Giai đoạn III (khu trú) có thể điều trị
bằng tia xạ cho hiệu quả tốt; và giai đoạn II2 (u lớn hoặc lan rộng, nhiều cụm hạch ở
một phía cơ hoành) thì hiệu quả của phương phức điều trị bằng tia xạ cũng tương tự
như đối với giai đoạn III và IV. Liều xạ sử dụng từ 35- 50 Gray (Gys) tùy theo giai
đoạn bệnh và thể giải phẫu bệnh của bệnh nhân.
♦> Hóa chất
u lympho ác tính thường biểu hiện ở tình trạng lan tràn rộng ngay từ đầu, thậm
chí nhiều trường hợp bệnh phát triển lan rộng ngay từ hoặc sau khi điều trị tia xạ, vì
vậy chỉ định điều trị hóa chất được áp dụng cho phần lớn bệnh nhân. Phương thức
điều trị hóa chất dựa trên các yếu tố: độ ác tính của mô bệnh học, giai đoạn bệnh,
tình trạng cơ thể và sức khỏe người bệnh. Phác đồ điều trị rất thay đổi, từ điều trị tối
thiểu bằng đơn hóa chất (chlorambucil, cincristin, mechlorethamin), tới các phác đồ
phối hợp đa hóa chất vừa và mạnh thậm chí rất mạnh như COP, CHOP, MACOP-B,
ProMACE-Cyta BOM Các phác đồ có Adriamycin (doxorubicin) thường tỏ ra có
hiệu quả cao nhất.
8
1.1.4.3 Ảp dụng cụ thể [9] [16]
❖ ULAKH thể ác tính thấp
Điều trị tia xạ bao trùm những vùng tổn thương với liều 30-40 Gys đem lại hiệu
quả cao trong việc kiểm soát tại chỗ và có thể chữa khỏi bệnh cho một số ít bệnh
nhân giai đoạn I- II thực thụ.
Đối với giai đoạn III, hay sử dụng các phác đồ CVP, COP, CHOP, CNOP cho tỷ
lệ ĐƯHT là 80%. Tuy có tỷ lệ đáp ứng rất cao, nhưng thời gian thuyên giảm bệnh
thường không kéo dài.
Đối với giai đoạn IV, không có mối tương quan rõ rệt giữa liều hóa trị và kết
quả cuối cùng đạt được. Và hóa trị liệu có thể chữa khỏi bệnh trong trường hợp này
hay không vẫn còn là một nghi vấn.
❖ ULAKH thể ác tính trung bình
Việc bàn luận phương thức điều trị cho bệnh nhân u lympho ác tính trung bình

tỏ ra khó khăn vì nhóm này có đáp ứng điều trị rất khác nhau. Do đó, đa số các tác
giả đều thống nhất áp dụng điều trị đa hóa chất mạnh và xạ trị cho những bệnh nhân
u lympho ác tính loại tế bào lớn, lan tỏa dù bệnh còn trong giai đoạn khu trú.
Phác đồ chuẩn là CHOP, bên cạnh đó là các phác đồ BACOP, m-BACOD,
ProMACE/MOPP, MACOP-B, hiệu quả của các phác đồ này như nhau với tỷ lệ
cứu sống người bệnh dao động trong khoảng 40- 45%. Một số tác giả chủ trương
dùng phác đồ phối hợp đa hóa chất mạnh trong thời gian ngắn, tuy nhiên qua nghiên
cứu cho thấy không có tính ưu việt hcm phác đồ CHOP.
Đa hóa chất là phương thức điều trị tối ưu cho những bệnh nhân u lympho loại
tế bào lớn giai đoạn III/IV. Tia xạ có thể giúp cải thiện kết quả cho những trường
hợp khối lượng tổn thương rất lớn. Bệnh nhân u lympho giai đoạn III/IV loại ưu thế
tế bào lớn, dạng nang và loại tế bào nhỏ có khía, lan tỏa đạt tỷ lệ lui bệnh cao và có
cơ may kéo dài thêm thời gian sống không tái phát khi điều trị hóa chất mạnh. Tuy
nhiên hiếm khi có trường hợp khỏi bệnh.
❖ ULAKH thể ác tỉnh cao
Kết quả đa hóa chất đạt được ở những bệnh nhân u lympho có độ ác tính cao là
9
một trong số ít thành tựu lớn của ngàĩứi hóa chất điều trị ung thư. Ngay cả khi bệnh
đã tiến triển thì cũng có thể đạt đến 40- 50% trường hợp sống kéo dài không mắc
bệnh. Muốn đạt kết quả cao này hóa chất phải mạnh và ngắn hạn. Phác đồ thể hệ
thứ nhất CHOP vẫn là phác đồ tốt nhất trong tầm tay. Những phác đồ thế hệ thứ 2, 3
(gồm 6- 8 hóa chất) và những phác đồ xen kẽ không cải thiện được tỷ lệ sống thêm.
Đối với bệnh nhân tái phát hoặc không đạt được lui bệnh hoàn toàn với hóa trị
thì nên xét đến việc sử dụng hóa trị liều cao rồi truyền lại tủy tự thân hay tế bào gốc
ngoại vi. Ket quả đạt được tùy thuộc bệnh còn nhạy hay kháng với hóa trị quy ước.
Xác suất sống kéo dài không mắc bệnh đối với bệnh nhân tái phát còn nhạy với hóa
trị là 30 - 60%, đối với bệnh nhân kháng thuốc thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 10%.
1.2 PHÁC ĐÒ CHOP
1.2.1 Vài nét về phác đồ CHOP [29]
Sự phát triển của hóa trị liệu đa hóa chất trong điều trị ULAKH là một trong

những thành công lớn của điều trị ung thư suốt 3 thập kỷ nay. Các phác đồ thế hệ
thứ nhất, thường gồm 4 hóa chất, làm lui bệnh hoàn toàn từ 45- 55% bệnh nhân và
chữa khỏi khoảng 30- 35%. Trong số các phác đồ thế hệ thứ nhất thì phác đồ CHOP
(cyclophosphamid, doxorubicin, vincristin và prednisolon) đã được nghiên cứu rộng
rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới và được xem là phác đồ chuẩn. Vào những năm
1980, một số trung tâm nghiên cứu lymphoma đã tiến hành thử nghiệm nhằm so
sánh hiệu quả điều trị và mức độ độc tính của các phác đồ thế hệ thứ 2 và thứ 3 với
phác đồ CHOP. Kết quả cho thấy, các phác đồ thể hệ thứ 2, thứ 3 không đạt hiệu
quả cao hơn và không ít độc tính hơn phác đồ CHOP. Do vậy, phác đồ CHOP vẫn
là phác đồ tốt nhất trong điều trị ULAKH hiện nay. Phác đồ như sau:
Cyclophosphamid 750 mg/m2, truyền TM ngày 1
Doxorubicin 50 mg/m2, truyền TM ngày 1
Vincristin 1,4 mg/m2, truyền TM ngày 1
Prednisolon lOOmg/ngày, uống ngày 1-5
Mỗi đợt điều trị kéo dài 21 ngày. Mỗi bệnh nhân được điều trị 6- 8 đợt.
10
1.2.2 Các thuốc trong phác đồ CHOP
Để hiểu được cơ chế tác dụng của các thuốc trong phác đồ cần nắm được chu kỳ
tể bào. Chu kỳ tể bào là quá trình phân chia tế bào diễn ra ở cả tể bào bình thường
lẫn tế bào ung thư, gồm các giai đoạn sau: [1]
• Pha Gi: tổng hợp ARN và protein, là các thành phần cần thiết cho sự tổng hợp ADN
• Pha S: tổng họp ADN
• Pha G2 (tiền phân bào): tổng hợp ARN và topoisomerase I và II
• Pha M (phân bào): tế bào mẹ tách thành 2 tế bào con
Khi tế bào đã hoàn tất quá trình phân bào, có 3 tình huống có thể xảy ra:
- Tiếp tục đi vào chu kỳ để phân chia.
- Biệt hóa thành tế bào chuyên biệt rồi cuối cùng chết.
- Đi vào pha Go (pha nghỉ), tế bào trong pha này không phân chia nên ít nhạy cảm
với hóa chất. Tuy nhiên tế bào ở pha này có thể bổ sung vào chu kỳ để gây tái phát,
đó chính là nguyên nhân gây thất bại cho hóa trị.

Các chế độ hóa trị tiêu diệt một số lượng lớn tế bào đang phân chia để kích thích
các tế bào nghỉ ở pha Go trở lại phân chia, đó gọi là chiến thuật bổ sung.
Hình 1.1. Chu kỳ tế bào
1.2.3.1 Cyclophosphamìd \w [6], [9], [13]
Thuộc nhóm nitrogen mustard, tác nhân alkyl hóa chống ung thư; thuốc giảm
miễn dịch.
• Biệt dược: Endoxan, Sendoxan, Cycloblastin, Cytoxan, Cyclostin, Cicloxal, Neosar
11
• Dạng thuốc: lọ thuốc bột để pha tiêm 100, 200, 500, 1000 mg.
• Tác dụng và cơ chế:
Bản thân cyclophosphamid không có hoạt tính, vì vậy không có tác dụng tại chỗ.
Khi vào cơ thể, cyclophosphamid chuyển hóa tạo ra gốc alkyl. Gốc alkyl sẽ liên kết
cộng hóa trị với guanin ở vị trí Ny trên phân tử ADN tạo liên kểt chéo giữa 2 mạch
của phân tử ADN hoặc giữa 2 phân tử trên cùng một mạch. Nhờ đó, thuốc có tác
dụng ngăn chặn sự sao chép và phiên mã ADN. Tác dụng mạnh nhất của
cyclophosphamid là tác dụng ức chế chu kỳ tế bào trong các giai đoạn s và G2.
Cyclophosphamid ức chế chung sự phân chia của tất cả các tế bào đang tăng sinh, vì
vậy gây ra những TDKMM trên nhiều cơ quan và mô.
Ngoài ra, cyclophosphamid còn ức chế miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua
trung gian tế bào. phJn SN]
í hành lốp đưòng nối chéo gnìa
2
guanìn Guanin alkyị hóa
Hình 1.2. Cơ chế alkyl hóa guanỉn trong ADN [13]
Hĩnh 1.3. Cách thức tạo đựờng nốỉ chéo trên phân iửADN [13]
12
• TDKMM:
-ứ c chê tủy: là độc tính giới hạn liều. Giảm tiểu cầu ít gặp hơn, giảm bạch cầu hạt
thường xảy ra; giảm thấp nhất là vào khoảng 10-14 ngày sau khi truyền thuốc, hồi
phục vào ngày thứ 21.

- Buồn nôn và nôn: thường xảy ra khi truyền tĩnh mạch liều cao, ít khi gặp ở đường
uống. Các triệu chứng này xuất hiện sau vài giờ và thường kéo dài qua ngày tiếp theo.
- Da và niêm mạc: rụng tóc là dấu hiệu thường gặp, xuất hiện sau khi dùng thuốc 2-
3 tuần. Da và móng có thể xậm màu, viêm niêm mạc miệng ít gặp.
- Các tác dụng phụ khác: tổn thương bàng quang, ức chế miễn dịch (hay gặp), mất
thần kinh và mất tinh trùng (hay gặp), ức chế hormon chống bài niệu khi dùng liều
cao, xơ phổi kẽ (hiểm gặp), gây khối u thứ phát, nhiễm độc tim cấp và nặng khi
dùng liều cao.
• Chống chỉ định:
Người mang thai, thời kỳ cho con bú, suy tủy, suy thận nặng, viêm bàng quang
và viêm đường niệu cấp.
1.2.3.2 Doxorubicin [1], [6], [9], [13]
Là anthracyclin thế hệ thứ nhất, thuộc nhóm kháng sinh trị ung thư.
• Biệt dược: Adriamycin, Adriablastin, Rubex, Caelyx, Doxil (Doxorubicin liposom).
•Dạng thuốc: dung dịch tiêm truyền 10, 50 mg.
• Tác dụng và cơ chế:
Topoisomerase là enzym của nhân, enzym này có tác động làm giảm tính xoắn
của ADN và để cho vài vùng chọn lọc của ADN giãn ra nhằm thực hiện các tiến
trình của sự sao chép. Như vậy, topoisomerase có 2 chức năng là tách ra và gắn lại
sườn phosphodiester của ADN và làm cho đầu tận cùng của ADN tách ra để mở
cổng cho dây đơn hay dây đôi ADN.
Doxorubicin gắn cộng hóa trị với topoisomerase; gắn vào phân tử ADN ở vị trí
giữa cặp base guanin - cytosin, tạo phức bền vững; ức chế ADN polymerase gây
gãy chuỗi ADN, do đó ngăn chặn quá trình tổng họp ADN. Doxorubicin ức chế
không đặc hiệu lên tất cả các giai đoạn của chu kỳ tế bào, nhưng hiệu quả nhất là
13
trên pha s. Cơ chế gắn với topoisomerase II là quan trọng.
Sự khử anthracyclin do enzym hay do sắt xúc tác sinh các gốc tự do hydrogen peroxid
và hydroxyl. Trong điều kiện giảm oxygen mô, các gốc tự do sắp xếp lại và thành lập dây
nối cộng hóa trị với các đại phân tử như ADN và protein nên gây độc cho tế bào.

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế miễn dịch.
• TDKMM
- ức chế tủy: là độc tính giới hạn liều. Giá trị thấp nhất của số lượng bạch cầu và
tiểu cầu xuất hiện vào ngày thứ 10-14, hồi phục vào ngày thứ 21.
- Buồn nôn và nôn: mức độ từ nhẹ đến vừa xuất hiện ở 50% bệnh nhân.
- Da và niêm mạc: viêm niêm mạc miệng tùy thuộc vào liều lượng thuốc dùng.
Rụng tóc bắt đầu trong khoảng 2- 5 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị và hồi phục dần
sau khi ngừng điều trị. Phản ứng da hay xuất hiện lại do tia xạ từ trước. Tăng sắc tố
da ở trên những vùng tĩnh mạch tiêm thuốc, viêm tĩnh mạch hay gặp.
- Các tác dụng phụ khác: suy tim ứ huyết không hồi phục; nước tiểu đỏ do thuốc và
các chất chuyển hóa của thuốc; viêm và xơ các tĩnh mạch được tiêm thuốc nhiều
lần; sốt, rét run, nổi mày đay ít gặp.
• Chống chỉ định:
Có biểu hiện suy tủy rõ; loét miệng hoặc có cảm giác nóng rát ở miệng; suy tim;
người bệnh đã điều trị bang doxorubicin hoặc daunorubicin với đủ liều tích lũy; quá
mẫn cảm với doxorubicin.
1.2.3.3 Vincrỉstin [1], [6], [9], [13]
Vincristin là alcaloid chống ung thư chiết xuất tò cây Dừa cạn Catharanthus
roseus (L.) G. Don (Vinca rosea L.) thuộc nhóm thuốc chống phân bào.
•Biệt dược:
Oncovin, Norcristine, Pericristine, Vincrisul, Vincasar PFS.
•Dạng thuốc: ống tiêm 1 mg/ml; 2 mg/ml; 5 mg/ml.
• Tác dụng và cơ chế:
Vincristin là chất kháng vi cấu trúc hình ống (microtubule). Có 2 loại tubulin là
tubulin a và tubulin p, chúng gắn chặt với nhau để thành lập nên dime. Các dime
tubulin này hợp nhất lại tạo ra vi cấu trúc hình ống. Vi cấu trúc hĩnh ống là thành
14
phần của thoi vô sắc (một thành phần không thể thiếu trong quá trình gián phân),
cũng như cần thiết cho các chức năng khác của tế bào (như hóa ứng động), là khung
cho tế bào và màng tế bào, sự vận động bên trong tế bào, tiến trình bài tiết, chỗ dựa

của receptor và sự truyền tín hiệu của receptor. Vì vậy, các thuổc kháng vi cấu trúc
hình ống ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tế bào, cả tế bào ác tính lẫn tế bào
thường ở trung kỳ của chu kỳ gián phân và ngoài giai đoạn gián phân.
Vincristin gắn vào tubulin của vi cấu trúc hình ống và ức chế sự tập họp của vi
cấu trúc hình ống để thành lập thoi vô sắc cần cho sự gián phân. Do đó ảnh hưởng
đến cả tế bào ác tính và tể bào bình thường ở giai đoạn Gi và G2.
Hình 1.4. Tác động của vincristin trên tubulin và vi cẩu trúc hình ổng
• TDKMM:
- ửc chế tủy xương: nhẹ và hiếm khi biểu hiện trên lâm sàng
- Buồn nôn và nôn: không có trừ khi có biểu hiện liệt ruột non
- Da và niêm mạc: gây viêm tại ví trí tiêm nếu chệch ven, hay gặp rụng tóc
- Thần kinh: dị cảm nhẹ và giảm phản xạ gân xương sâu, bệnh lý thần kinh ngoại
biên, táo bón nặng, hoặc liệt ruột non,
- Tác dụng phụ khác: tăng acid uric máu và bệnh lý thận do sự tiêu hủy tế bào u giải
phóng nhiều acid uric thường gặp ở liều điều trị đầu tiên; hội chửng hormon kháng
bài niệu không họp lý hiểm khi xảy ra.
•Chống chỉ định '.
Suy tủy, bệnh thần kinh, đang chiếu xạ tia X vùng tĩnh mạch cửa gan; nhiễm
khuẩn, nhiễm virus; người mang thai, thời kỳ cho con bú và mẫn cảm với thuốc;
15
không nên dùng cùng với mytomycin vì gây suy hô hấp nặng, với phenytoin gây
cơn động kinh.
1.2.3.4 Prednisolon [1], [6], [9], [13]
Là glucocorticoid thuộc nhóm thuốc chống viêm corticoid.
•Dạng thuốc: viên nén, viên nang 5 mg.
• Tác dụng:
Prednisolon là một glucocorticoid có tác dụng rõ rệt chống viêm, chống dị ứng
và ức chế miễn dịch.
•Cơ chế tác dụng điều trị ung thư
Prednisolon làm giảm số lượng và ức chế chức năng của các tế bào lympho (do

thuốc làm teo các cơ quan lympho).
Trong một số trường hợp, prednisolon làm chết các tế bào lympho T. Những tế
bào lympho T bình thường trong máu ngoại biên có tính đề kháng cao đối với tác
dụng gây chết tể bào của prednisolon, tuy nhiên những tế bào lympho không bình
thường, gồm cả một số tế bào ung thư có thể nhạy cảm hơn nhiều. Ở liều cao, thuốc
có thể gây chết tế bào theo chương trình.
• TDKMM
Phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước. Loét dạ dày, tá tràng, vết thương chậm
liền sẹo, dễ nhiễm trùng. Tăng đường huyết gây đái tháo đường hoặc làm nặng thêm
bệnh đái tháo đường. Nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ. Loãng xương, xổp xương. Rối loạn
phân bố mỡ. Suy thượng thận cấp sau khi ngừng thuốc đột ngột.
• Chống chỉ định
- Chống chỉ định: loét dạ dày, tá tràng; mẫn cảm với thuốc; nhiễm nấm, virus; đang
dùng vaccin sống.
- Thận trọng: đái tháo đường; phù, cao huyết áp; loãng xương.
1.2.3 Các nghiên cứu về phác đồ CHOP
Phác đồ CHOP được xem là phác đồ chuẩn, thường được dùng để so sánh với
các phác đồ điều trị khác trong điều trị bệnh ULAKH. Sau đây là một số kết quả
nghiên cứu đã được công bố:
16
1.2.3.1 Nghiên cứu của RichardI.Fisher và cộng sự: [29]
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Jourmal of Medicine năm
1993 về so sánh giữa phác đồ CHOP với 3 phác đồ thế hệ 3 m-BACOD,
ProMACE-CytaBOM, MACOP-B.
Richard I.Fisher và cộng sự lựa chọn 899 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, chia thành 4
nhóm, mỗi nhóm gồm ít nhất 218 bệnh nhân. Các yếu tố tiên lượng được phân bố
đều cho các nhóm. Mỗi nhóm được điều trị lần lượt bàng phác đồ CHOP,
m-BACOD, ProMACE-CytaBOM, MACOP-B.
Kết quả: không có sự khác nhau đáng kể giữa các nhóm về tỷ lệ ĐƯHT và
ĐƯMP. Tỷ lệ có đáp ứng của CHOP, m-BACOD, ProMACE-CytaBOM, MACOP-

B lần lượt là 80%, 82%, 83% và 87%; tỷ lệ ĐƯHT tương ứng là 44%, 48%, 56% và
51%; tỷ lệ ĐƯMP tương ứng là 36%, 34%, 31% và 32%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
về tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 3 năm của 2 nhóm CHOP và MACOP-B đều
là 41%, của 2 nhóm m-BACOD và ProMACE-CytaBOM đều là 46%; sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,90). Tỷ lệ sống thêm toàn bộ của nhóm
ProMACE-CytaBOM và MACOP-B là 50%, nhóm m-BACOD là 52%, nhóm
CHOP là 54%; không có sự khác nhau giữa các nhóm (p = 0,35).
Tỷ lệ gây tử vong của phác đồ CHOP là 1%, ProMACE-CytaBOM là 3%,
m-BACOD là 5%, MACOP-B là 6%; sự khác nhau không đáng kể (p = 0,09). Tỷ lệ
độc tính đe dọa tính mạng gặp ở phác đồ CHOP là 31%, m-BACOD là 54%,
ProMACE-CytaBOM là 29%, MACOP-B là 43%. Kết hợp giữa độc tính gây tử
vong và đe dọa tính mạng thì có sự khác nhau đáng kể (p = 0,001), phác đồ CHOP
và ProMACE-CytaBOM ít độc tính hơn m-BACOD và MACOP-B.
So sánh về giá thành điều trị, nếu giá của phác đồ CHOP quy ước là 1, thì giá
của MACOP-B là 1,13; của ProMACE-CytaBOM là 1,44; của m-BACOD là 2,26.
Kết luân: bởi vì tỷ lệ sống thêm toàn bộ và tỷ lệ sống không bệnh của phác đồ
CHOP thấp hơn không đáng kể so với các phác đồ khác; nhưng tỷ lệ độc tính và giá
thành điều trị của phác đồ CHOP thấp hơn đáng kể nên phác đồ CF'‘'T' ~ ' 1
đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ULAKH.
1.2.3.2 Một số nghiên cứu khác:
H.M.Khaled và cộng sự so sánh giữa EPOCH và CHOP cho kết quả như sau: tỷ
lệ ĐƯHT của EPOCH là 50%, CHOP là 67%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ và tỷ lệ sống
thêm không bệnh 4 năm là 42% và 30% đối với EPOCH; 71% và 54% với CHOP
(p = 0,006) [26],
Takagi T. và cộng sự so sánh giữa phác đồ MEVP với CHOP. Ket quả: tỷ lệ
ĐƯHT của bệnh nhân điều trị bằng phác đồ MEVP là 63,0% so với phác đồ CHOP
là 71,4%. Tỷ lệ sống không tái phát và tỷ lệ sống thêm toàn bộ 3 năm là 58,8% và
46,4% với MEVP; 70.0% và 54,0% với CHOP [31],
Hagberg H và cộng sự so sánh phác đồ MEV và phác đồ CHOP. Kết quả như

sau: tỷ lệ ĐƯHT của bệnh nhân điều ữị CHOP cao hơn MEV (61% so với 24%)
với p < 0,001. Tỷ lệ tái phát của nhóm CHOP là 44% thấp hơn MEV là 61% (sự
khác nhau không đáng kể) [25].
Nguyễn Bá Đức và cộng sự so sánh giữa phác đồ CHOP và phác đồ COP. Ket
quả: Tỷ lệ lui bệnh toàn phần của bệnh nhân điều trị bằng phác đồ CHOP là 77%,
cao hơn so với bệnh nhân điều trị bằng phác đồ COP là 30% với p < 0,001 [11].
♦♦♦ Tóm lại:
Các nghiên cứu đều cho thấy phác đồ CHOP có hiệu quả cao hơn hoặc tương đương
với các phác đồ hóa chất khác trong điều trị ULAKH, trong khi tỷ lệ độc tính và giá
thành điều trị lại thấp hơn.
18
PHÀN 2: ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u

2.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhập viện từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/10/2006, thỏa mãn các
tiêu chuẩn sau đây được lấy vào nghiên cứu:
❖ Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân được chẩn đoán ULAKH, được chỉ định và chấp nhận điều trị bằng
phác đồ CHOP, điều trị lần đầu tại bệnh viện K.
- Có giải phẫu bệnh phù họp, thể trạng chung tốt, không có tiền sử mắc bệnh nằm
trong chống chỉ định như tim mạch, gan, thận.
- Chỉ định điều trị hóa chất ban đầu (ngoại trừ phẫu thuật sinh thiết để chẩn đoán).
❖ Tiêu chuẩn loại trừ:
-Tái phát sau điều trị, đang điều trị phác đồ khác sau đó chuyển sang CHOP.
- Không điều trị liên tục, bỏ điều trị giữa chừng (bỏ về, xin ra viện hoặc chuyển viện ).
- Có chổng chỉ định điều trị hóa chất, không chấp nhận điều trị hoá chất, điều trị
thiếu thuốc.
- Đã phẫu thuật lấy hết hạch hay khối u.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
♦> Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi

cứu trên hồ sơ bệnh án lưu kết hợp với tiến cứu:
- Phương pháp hồi cửu: với những bệnh nhân nhập viện tò ngày 1/1/06 - 31/7/06.
- Phương pháp tiến cứu: với những bệnh nhân nhập viện từ ngày 1/8/06 - 31/10/06.
❖ Thiết kế nghiên cứu:
> Các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đều được khám xét kỹ và đánh giá tổng
thể trước, trong và sau quá trĩnh điều trị. Nghiên cứu được tiến hành làm 6 đợt, mỗi
đợt kéo dài 21 ngày.
> Thuốc sử dụng:
- Cyclophosphamid: sử dụng biệt dược Endoxan của hãng Baxter Oncology; dạng
bột pha dung dịch tiêm truyền; lọ 200 mg, 500 mg.
- Doxorubicin: sử dụng thuốc Doxorubicin- của hãng Ebewe (Áo); dạng dung dịch
19
tiêm truyền 10 mg/10ml và 50 mg/25ml. Bảo quản lạnh tò 2°c —>• 8°c, tránh ánh sáng.
- Vỉncristin: sử dụng thuốc Vincristin sulphate của hãng Pharmacia; dạng tiêm
lmg/lml. Bảo quản lạnh từ 2°c —» 8°c, tránh ánh sáng.
- Prednỉsolon: sử dụng thuốc Prednisolon của công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh
Phúc; dạng viên nén 5 mg.
Ngoài ra, trước khi điều trị chúng tôi còn sử dụng 2 thuổc là ondansetron và
dexamethason để chống nôn và chống shock:
- Ondansetron: sử dụng thuốc Osetron của hãng Dr. Reddy’s Laboratories LTD;
dạng ống tiêm 8mg/4ml.
- Dexamethason: sử dụng thuốc Dexamethason của công ty dược phẩm và trang
thiết bị y tế Bình Định; dạng ống tiêm 4mg/lml.
> Pha thuốc:
- Cyclophosphamid: liều 750 mg/m2 diện tích da. Tiêm 1 lượng dung dịch NaCl
0,9% vào lọ bột pha tiêm (10ml với lọ 200mg, 25ml với lọ 500mg), lắc mạnh. Nếu
chất thuốc không hòa tan ngay và hoàn toàn, dựng đứng lọ thuốc trong vài phút. Pha
dung dịch này vào 500ml dung dịch NaCl 0,9%.
- Doxorubicin: liều 50 mg/m2 diện tích da, pha trong 250ml dung dịch NaCl 0,9%.
- Vỉncrìstin: liều 1,4 mg/m2 diện tích da, pha trong 100ml dung dịch NaCl 0,9%.

> Trình tự đưa thuốc:
Ngày 1:
- Trước khi truyền hóa chất 30 phút, bơm 1 ống Ondansetron và 1 ống
Dexamethason vào dây truyền có 100 ml dung dịch Glucose 5%, truyền với tốc độ
40 giọưphút.
- Cyclophosphamid: truyền tĩnh mạch với tốc độ 40 giọt/phút.
- Doxorubicin: truyền tĩnh mạch với tốc độ 40 giọt/phút.
- Vincristin: truyền tĩnh mạch tốc độ 40 giọưphút.
Ngày 1 - 5:
Uống Prednisolon với liều lOOmg/ngày, chia 2 lần/ngày, sau khi ăn no.
20

×