Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ Ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.24 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN MỞ ĐẦU
Đi lên từ một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam lại trải
qua 2 cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc kéo dài. Cộng với nó là một chế độ
kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp trong thời bình. Điều đó sẽ đưa nền
kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nó thể hiện đời sống
của nhân dân thấp kém dưới mức trung bình, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu,
y tế, giáo dục, xã hội không đảm bảo. Trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta
đã thực hiện một cuộc cải cách lớn: chuyển dịch kinh tế nước ta từ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung -nền kinh tế "đóng cửa" sang nền kinh tế hàng hóa -
nền kinh tế "mở cửa". Năm 1987 Nhà nước đã ban hành và thực thi luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhu cầu về vốn trong tình hình
vốn trong nước bị hạn hẹp. Vì vậy huy động và sử dụng nguồn lực nước ngoài
là giải pháp quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi khó khăn.Chính
sự quan trọng của vốn quốc tế trong công cuộc phát triển đất nước, dặc biệt khi
nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hiện đại hoá thì nó càng trở
lên cấp thiết. Nó có thể góp phần rút ngắn thời gian công nghiệp hoá - hiện đại
hoá. Vì vậy mà thu hút đầu tư trực tiếp và viện trợ phát triển chính thức luôn là
một vấn đề được nhiều người quan tâm. Cho nên em chọn đề tài: ”Phát triển
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong thời kì quá độ ở Việt Nam để
nghiên cứu.
ĐỀ TÀI GỒM BA PHẦN
Phần A: Những vấn đề cơ bản
Phần B: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển
chính thức nước ngoài vào Việt Nam.
Phần C: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và viện trợ phát triển chính thức.
PHẦN A. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI.
Hoạt động đầu tư là hoạt động vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy mà nó trở thành một trong những vấn


đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm đến. Từ trước tới nay đã có rất
nhiều định nghĩa về đầu tư nhưng chung quy lại nó đều chứa đựng một nội
dung cơ bản.
Theo giáo trình hiệu quả quản lý dự án nhà nước thì:
* Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm
mục đích sinh lợi.
* Một cách định nghĩa khác cho đầu tư là một quá trình hoạt động bỏ
vốn vào xây dựng, tạo lập cơ sở trong một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội
nhằm mục đích tạo ra sự thu nhập, lợi ích hoặc tạo ra công ăn việc làm (dịch vụ)
trong tương lai.
* Đầu tư quốc tế là một quá trình hoạt động mà bên nước ngoài hoặc các
tổ chức viện trợ quốc tế bỏ vốn vào một nước để xây dựng, tạo lập cơ sở trong
một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm mục đích tạo ra sự thu nhập, lợi
ích hoặc tạo ra công ăn việc làm (dịch vụ) trong tương lai.
Bất kỳ một quốc gia nào khi xem xét đầu tư quốc tế đều phải xem xét tới
nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn viện trợ phát triển nước ngoài (ODA).
Vậy đầu tư trực tiếp là gì? Viện trợ phát triển chính thức là? trả lời câu hỏi này
từ trước tới nay cũng có rất nhiều quan điểm nhưng nhìn chung nó đều thống
nhất cả về nội dung và hình thức. Dưới đây là một trong những cách định nghĩa
mang tính chuẩn xác hơn cả.
2
* Nguồn viện trợ chính thức (ODA) là các khoản viện trợ không hoàn lại
hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ
chức quốc tế các nước, các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển
và thịnh vượng của các nước khác.
*Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc
tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều
hành hoạt động sử dụng vốn.
2.VAI TRÒ
Nhu cầu về vốn ở nước ta rất lớn, hơn nữa nguồn vốn trong nước lại

không đáp ứng đủ nên đầu tư của nước ngoài là một nguồn vốn vô cùng quan
trọng với Việt Nam.Nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, kích thích các
doanh nghiệp sản xuất, giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc
sống, …
3
PHẦN B. THỰC TRẠNG
Ở Việt Nam nhu cầu về vốn trong nước những năm gần đây tương đối
lớn, trong khi tiết kiệm trong nước không đủ để đỏp ứng. Như vậy đầu tư nước
ngoài là rất cần thiết. Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế sẵn sàng làm bạn
với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, miễn là tôn trọng độc lập
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và tôn trọng chế độ chính trị của Việt
Nam.Với quan điểm đó Việt Nam đã thu hút được nhiều đối tác nước ngoài từ
các châu lục khác nhau đầu tư vào Việt Nam. Trong đó phải kể đến các quốc
gia châu Á có tới 70% lượng vốn đầu tư nước ngoài và 60% kim ngạch thương
mại của Việt Nam là nhờ vào quan hệ với các quốc gia này.Ngoài việc thu hút
vốn nước ngoài chúng ta cần phải huy động từ bên ngoài thông qua FDI hoặc
ODA.
B.1 VỀ FDI
I. Tình hình chung
1. Tình hình thực hiện sản xuất-kinh doanh:
Trong quý I năm 2008, các doanh nghiệp ĐTNN đã góp vốn đầu tư
thực hiện trên 1,68 tỷ USD, tăng 24% so với vốn thực hiện của cùng kỳ năm
trước.
Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong qúy I năm 2008 ước tính đạt
7.600 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất
khẩu ước đạt 5.398 triệu USD, ăng 20% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 6100
triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách 355 triệu USD,
tăng 19% so với cùng kỳ.
Trong tháng 3 năm 2008, khối doanh nghiệp ĐTNN đã thu hút thêm
được 12.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn ĐTNN tính

4
đến thời điểm này lên 1.172 nghìn lao động, tăng 13% so với cùng kỳ năm
trước.
2. Cấp mới:
Trong tháng 3/2008, cả nước có 75 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.627 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp mới
trong quý I năm 2008 lên 147 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.156 triệu
USD, bằng 36% số dự án và tăng 43% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
trước.
Vốn đăng ký cấp mới trong quý I năm 2008 tăng khá cao so với cùng kỳ năm
2007 do có nhiều dự án lớn được cấp GCNĐT, trong đó có: dự án Công ty
TNHH Good Choice USA - Việt Nam của tập đoàn Good Choice Hoa Kỳ đầu
tư xây dựng khách sạn 5 sao, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ, ẨM THỰC ..... TẠI
Bà Rịa Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 1, 299 tỷ USD; dự án Công ty TNHH
trung tâm tài chính Việt Nam do tập đoàn Berjaya Leisure, Malaysia đầu tư,
mục tiêu là kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 930 triệu USD; dự án
Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt Nhật do 3 Công ty của Nhật
Bản làm chủ đầu tư, mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho
thuê, sản xuất phần mềm, cung ứng nguồn nhân lực với tổng vốn đầu tư là 610,
3 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đ ầu tư và phát triển Lập An của
Singapore, đầu tư xây dựng khu khách sạn, du lịch 5 sao, bán và cho thuê biệt
thự, nhà ở tại Thừa Thin Huõ víi tng vèn u t l 298, 4 triu USD.
Về đối tác đầu tư, Hoa Kỳ là nhà đầu tư có số vốn đầu tư đăng ký lớn
nhất trong quý I năm 2008 với 8 dự án, tổng vốn đầu tư là 1, 31 tỷ USD (chiếm
25,5% tổng vốn đầu tư đăng ký), do có dự án Công ty TNHH Good Choice
USA - Việt Nam nói trên. Tiếp theo là Malaysia với 4 dự án, tổng vốn đầu tư là
1, 26 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng vốn đầu tư
5
Về cơ cấu vùng, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với 4 dự án,
tổng vốn đầu tư là 2, 08 tỷ USD, chiếm 40,3% vốn đầu tư; tiếp theo là Bà Rịa

Vũng Tàu với 1 dự án, vốn đầu tư là 1, 29 tỷ USD, chiếm 25,2% tổng vốn đầu
tư đăng ký; TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2, chiếm 24,1% và Thừa Thiên Huế
đứng thứ 3, chiếm 11,8%, trong 23 địa phương của cả nước có dự án ĐTNN.
Về lĩnh vực đầu tư, trong quý I năm 2008, vốn đầu tư đăng ký tập trung
nhiều nhất trong lĩnh vực dịch vụ với hơn 4, 6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 89,9%
tổng vốn đầu tư, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là các dự án kinh doanh bất động
sản, khách sạn. Lĩnh vực công nghiệp chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Số
còn lại thuộc lĩnh vực nông -lâm -ngư.
6
ĐẦU TƯ TRỤC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH 1988_2007
(Tính tới ngày 22/12/2007- Chỉ tính những dự án còn thực thi)
STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư
Vốn điều
lệ
ĐT thực
hiện
I
Công nghiệp và xây
dựng 67.01% 60.44% 58.85% 68.57%
CN Dầu khí 0.46% 4.59% 6.54% 17.61%
CN Nhẹ 29.62% 15.93% 16.56% 12.45%
CN Nặng 28.03% 28.73% 25.90% 24.11%
CN thực phẩm 3.59% 4.28% 4.51% 7.04%
Xây dựng 5.31% 6.90% 5.34% 7.35%
II
Nông, lâm nghiệp 10.70% 5.24% 5.89% 6.91%
Nông-Lâm nghiệp 9.21% 4.71% 5.20% 6.34%
Thủy sản 1.49% 0.53% 0.69% 0.58%
III
Dịch vụ 22.29% 34.32% 35.26% 24.52%

Dịch vụ 11.12% 2.53% 2.64% 1.31%
GTVT- Bưu Điện 2.43% 5.08% 7.75% 2.47%
Khách sạn 2.61% 7.21% 7.16% 8.21%
Tài chính- Ngân hàng 0.77% 1.08% 2.37% 2.45%
Văn hóa-Y tế- Giáo Dục 3.13% 1.47% 1.60% 1.26%
XD khu đô thị mới 0.10% 4.09% 2.63% 0.38%
XD Văn phòng- Căn hộ 1.77% 11.07% 9.67% 6.47%
XD Ha tầng-KCX-KCN 0.35% 1.78% 1.44% 1.97%
Tổng số 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
(Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư)
Về hình thức đầu tư:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HTDT 1988-2007
7
(Tính tới ngày 22/12/2007- Chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
(Nguồn:Cục dầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư )
3. Tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất:
Trong qúy I năm 2008 có 49 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu
tư đăng ký tăng thêm là 280,3 triệu USD, bằng 47% về số lượt dự án tăng vốn
và 52% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước.
II. Nhận xét-Kiến nghị:
Tiếp theo đà tăng trưởng của năm 2007, trong quý I năm 2008 thu hút
đầu tư nước ngoài vẫn đạt mức cao, một số doanh nghiệp ĐTNN đã triển khai
tích cực ngay trong tháng đầu tiên của năm 2008. Nhiều dự án có quy mô lớn
đã được các địa phương cấp phép trong những tháng đầu năm 2008, đặc biệt là
xu hướng tăng nhanh các dự án kinh doanh bất động sản (xây dựng văn phòng
căn hộ để bán và cho thuê, xây dựng khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng).
Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong thu hút ĐTNN 9 tháng còn lại
trong năm 2008 cần tập trung vào một số nhóm giải pháp sau:
1. Về môi trường pháp lý:
- Rà soát, điều chỉnh các cam kết về mở cửa thị trường cho các nhà đầu

tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ theo
Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ ĐT thực hiện
77.65% 61.65% 59.84% 38.74%
Liên Doanh 18.89% 28.89% 25.89% 38.12%
Hợp đồng hợp tác KD 2.60% 5.38% 11.50% 19.36%
Hợp đồng BOT, BT,
BTO 0.09% 2.01% 1.27% 2.49%
Công ty cổ phần 0.76% 1.95% 1.26% 1.24%
Công ty Mẹ- Con 0.01% 0.12% 0.23% 0.05%
Tổng số 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
8

×