Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực tập tổng hợp khoa thống kê về viện khoa học dân số, gia đình và trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.54 KB, 26 trang )

Phần I: Những nét chung về viện Khoa học dân số,
gia đình và trẻ em
I. Quá trình hình thành của viện
Viện được hình thành căn cứ vào:
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bé;
Căn cứ Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 64/2003/QĐ-DSGĐ&TE ngày 20/02/2003 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện Khoa học Dân số, gia đình và trẻ
em;
* VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em ( gọi tắt là Viện Khoa học)
là tổ chức sự nghiệp của ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em( gọi tắt là ủy
ban), là cơ quan nghiên cứu về dân số, gia đình và trẻ em; Viện Khoa học có
chức năng giúp Bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban tổ chức thực hiện nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ
em;
2. Viện Khoa học có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động bằng
kinh phí sự nghiệp và được mở tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà
nước; là đầu mối khoa học của Bộ Khoa học- Công nghệ;
3. Viện Khoa học có trụ sở chính tại Hà Nội.
* NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Xây dựng phương hướng kế hoạch nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
dân số, gia đình và trẻ em của Viện Khoa học; tổ chức thực hiện kế hoạch sau
khi được phê duyệt; phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương
hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và hàng năm của ủy
ban;


2. Phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương triển khai các
chương trình kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh
vực dân số, gia đình và trẻ em. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch
định chính sách, chiến lược thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em;
3. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học; thực hiện
các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và với các tổ chức nghiên cứu
khoa học của Chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực
dân số, gia đình và trẻ em;
4. Đề xuất việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt
động quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em. Tư vấn,
tuyên truyền phổ biến những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực dân số, gia đình
và trẻ em. Tổ chức các dịch vụ khao học trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ
em;
5. Tổ chức thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ, xuất bản và phát hành các
thông tin tư liệu về khoa học của trong và ngoài nước trong lĩnh vực dân số
gia đình và trẻ em. Phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức của ủy ban tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ khoa học trong lĩnh vực
dân số, gia đình và trẻ em. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiến nghị
phong chức vụ khoa học đối với các cán bộ khoa học trong lĩnh vực dân số,
gia đình và trẻ em;
6. Tổ chức xây dựng, quản lý thư viện khoa học và bảo quản các tư liệu
khoa học theo quy định hiện hành;
7. Phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ủy
ban tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ khoa học trong lĩnh vực dân số, gia
đình và trẻ em. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiến nghị phong chức vụ
khoa học đối với các cán bộ khoa học trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ
em;
8. Hợp tác, trao đổi và thực hiện các dự án viện trợ của các nước, các tổ
chức quốc tế trong khuôn khổ chương trình và kế hoạch hợp tác quốc tế về
nghiên cứu khoa học dân số, gia đình và trẻ em;

9. Kiến nghị với cơ quan chức năng khen thưởng những công trình nghiên
cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ xuất sắc, có giá trị trong lĩnh
vực dân số, gia đình và trẻ em. Đề xuất biện pháp giải quyết những khiếu nại,
tranh chấp liên quan trong quá trình áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực
tiễn;
10. Quản lý đội ngò cán bộ, công chức, quản lý tài chính, tài sản của Viện
Khoa học theo quy định hiện hành của Nhà nước và Quy chế làm việc của ủy
ban;
11. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban giao;
12. Để thực hiện nhiệm vụ, Viện Khoa học được quyền:
- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp, hội thảo về nghiên cứu khoa học;
- Dù hội nghị của các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ
được giao;
- Hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật và của ủy ban;
- Được sử dụng cơ chế cộng tác viên khoa học và thông tin; xây dựng đội
ngò nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin trong và ngoài nước theo quy
định chung của Nhà nước và của Cơ quan.
* TỔ CHỨC, BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
1. Viện Khoa học có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và cán bộ, viên
chức.
2. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học gồm:
+ Phòng Hành chính tổng hợp và dịch vụ.
+ Phòng Nghiên cứu nhân khẩu học.
+ Phòng Nghiên cứu dân số và phát triển.
+ Phòng Nghiên cứu về gia đình.
+ Phòng Nghiên cứu về trẻ em.
+ Phòng Quản lý khoa học.
+ Phòng Tư liệu- Thư viện và Thông tin khoa học.
3. Về biên chế

Biên chế của Viện Khoa học do Bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban quyết định
trên cơ sở kinh phí quản lý sự nghiệp của ủy ban được phân bổ. Viện Khoa
học được sử dụng lao động hợp đồng theo quy định chung của Nhà nước.
4. Về chế độ làm việc:
a. Viện Khoa học hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Viện trưởng lãnh đạo

chiệu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban về toàn bộ nhiệm
vụ và kế hoạch hoạt động của Viện khoa học. Giúp việc cho Viện trưởng có
các Phó viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng, Chủ
nhiệm ủy ban bổ nhiệm, miễn nhiễm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của
Đảng và Nhà nước.
b. Viện Khoa học có Hội đồng khoa học làm tư vấn cho Viện trưởng. Các
thành viên Hội đồng khao học của Viện hoạt động theo quy chế do Viện
trưởng quy định.
c. Viện Khoa học được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ
chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
d. Viện trưởng có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động ; xây
dựng chỉ tiêu biên chế của các đơn vị thuộc Viện; quy định cô thể chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Viện Khoa học; tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, viên chức theo sự phân cấp của ủy ban.

II. cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng nghiệp vô của viện.
* CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KHOA HỌC GỒM:
+ Phòng Hành chính tổng hợp và dịch vụ.
+ Phòng Nghiên cứu nhân khẩu học.
+ Phòng Nghiên cứu dân số và phát triển.
+ Phòng Nghiên cứu về gia đình.
+ Phòng Nghiên cứu về trẻ em.
+ Phòng Quản lý khoa học.
+ Phòng Tư liệu- Thư viện và Thông tin khoa học.

* CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CỦA VIỆN
1. Phòng hành chính, tổng hợp và dịch vụ:
Chức năng: Phòng Hành chính tổng hợp và dịch vụ thuộc Viện Khoa
học dân số, gia đình và trẻ em có chức năng giúp Viện trưởng tổ chức thực
hiện công tác hành chính, tổng hợp công tác nghiên cứu khoa học và công
nghệ trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.
Nhiệm vô:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt về
công tác hành chính, đối ngoại, quản lý văn thư, lưu trữ của Viện theo đúng
quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định
hiện hành.
- Đảm bảo công tác thông tin liên lạc, in Ên, sao chụp tài liệu theo yêu
cầu công tác chuyên môn của Viện; quản lý bảo quản tài sản chung của Viện,
điều hành sử dụng ô tô phục vụ yêu cầu công tác của Lãnh đạo Viện và các
Phòng chuyên môn của Viện.
- Phối hợp với các Phòng chuyên môn của Viện xây dựng tiêu chuẩn về
xét duyệt khen thưởng những công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ xuất sắc, có giá trị trong lĩnh vực DS, GĐ &TE
- Tiếp nhận và đề xuất biện pháp giải quyết những khiếu nại, tranh chấp
liên quan trong quá trình áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động của các Phòng
chuyên môn trong Viện định kỳ báo cáo Lãnh đạo Viện.
- Phối hợp với các Phòng chuyên môn của Viện tổ chức thực hiện các
dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.
- Quản lý cán bộ, công chức, tài sản của phòng theo quy định hiện hành
của Nhà nước, của ủy ban và Viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Dự kiến biên chế:
3 biên chế và một số hợp đồng

- Lãnh đạo phòng gồm có Trưởng phòng và phó Trưởng phòng.
- Các chức danh công chức và cán bộ gồm:
+ 01 Chuyên viên chính.
+ 01 Kế toán viên chính ( hoặc kế toán viên) chuyên ngành tài chính).
+ 01 Kế toán viên ( hoặc kế toán viên trung cấp).
+ 01 Nhân viên văn thư, kiêm thủ quỹ.
+ 01 Lái xe ô tô kiêm hành chính.
2. Phòng nghiên cứu nhân khẩu học:
Chức năng: Phòng nghiên cứu nhân khẩu học thuộc Viện khoa học dân số,
gia đình và trẻ em có chức năng giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nghiên
cứu khoa
học về lĩnh vực nhân khẩu học. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Viện
Trưởng giao liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu nhân khẩu học.
Nhiệm vô :
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về những nội
dung liên quan đến các quá trình dân số, quy mô dân số, cơ cấu dân số và
phân bố dân cư.
- Tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện với các đơn vị trong và ngoài ủy
ban, các đơn vị thuộc Viện những nghiên cứu về thực trạng và xu thế sinh,
chết và di chuyển dân số, tiến hành dự báo nhân khẩu học.
- Tham gia giảng dạy, biên soạn tài liệu, giáo trình và đào tạo về nội dung các
công nghệ thuộc lĩnh vực nhân khẩu học.
- Tăng cường hợp tác Quốc tế trong công tác nghiên cứu nhân khẩu học trên
cơ sở các quy định của Pháp luật, Quy chế của ủy ban và của Viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Dự kiến biên chế:
3 biên chế và 1 số hợp đồng.
- Lãnh đạo phòng gồm Trưởng phòng và phó Trưởng phòng
- Các chức danh công chức và cán bộ của phòng gồm:
+ 01 nghiên cứu viên chính, chuyên ngành nhân khẩu học.

+ 01 nghiên cứu viên chính, chuyên ngành toán kinh tế.
+ 01 nghiên cứu viên, chuyên ngành thống kế.
+ 01 nghiên cứu viên, chuyên ngành công nghệ thông tin.
3. Phòng nghiên cứu dân số và phát triển:
Chức năng : Phòng nghiên cứu dân số và phát triển thuộc Viện khoa học dân
số, gia đình và trẻ em có chức năng giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện
nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực
dân số và phát triển
Nhiệm vô:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển và tổ chức
thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp với các đơn vị khác trong và ngoài Viện thực hiện các đề tài, dự án
được giao.
- Tổ chức thu thập xử lý và phân tích các thông tin, tư liệu và số liệu thuộc
phạm vi nghiên cứu.
- Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình, tham gia giảng dạy và đào tạo về các
lĩnh vực dân số và phát triển.
- Quản lý cán bộ, công chức, tài sản của phòng theo quy định hiện hành của
Nhà nước, của ủy ban và Viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Dự kiến biên chế:
2 biên chế và 1 số hợp đồng
- Lãnh đạo phòng gồm có Trưởng phòng và phó Trưởng phòng.
- Các chức danh công chức và cán bộ của phòng gồm:
+ 01 nghiên cứu viên chính ( hoặc nghiên cứu viên) chuyên ngành dân số
thống kê;
+ 01 nghiên cứu viên chính( hoặc nghiên cứu viên) chuyên ngành dân số môi
trường;
+ 01 nghiên cứu viên chính ( hoặc nghiên cứu viên ) chuyên ngành xã hội
học;

+ 01 nghiên cứu viên chuyên ngành phân tích số liệu.
4. Phòng nghiên cứu Sức khỏe Dân số:
Chức năng: Phòng nghiên cứu sức khỏe dân số thuộc Viện khoa học dân số,
gia đình và trẻ em có chức năng giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nghiên
cứu khoa học, và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực sức
khỏe dân số bao gồm sức khỏe cộng đồng, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa
gia đình và các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số.
Nhiệm vô:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học về sức
khỏe dân số sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức, cá nhân trong và ngoài Viện thực
hiện các đề tài, dự án về sức khỏe dân số khi được giao.
- Đề xuất áp dụng và tuyên truyền, phổ biến những tiến bộ khoa học công
nghệ và các dịch vụ sức khỏe dân số.
- Tổ chức thu thập và phân tích thông tin, tư liệu và số liệu thuộc phạm vi
nghiên cứu.
- Tham gia giảng dạy, biên soạn tài liệu giáo trình và đào tạo về lĩnh vực sức
khỏe dân số.
- Quản lý cán bộ, công chức, tài sản của phòng theo quy định hiện hành của
Viện và ủy ban.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Dự kiến biên chế:
3 biên chế và 1 số hợp đồng
- Lãnh đạo phòng gồm có Trưởng phòng và Phó phòng.
- Các chức danh công chức và cán bộ của phòng gồm:
+ 01 nghiên cứu viên cao cấp ( hoặc nghiên cứu viên chính) chuyên ngành Y
+ 01 nghiên cứu viên chính ( hoặc nghiên cứu viên ) chuyên ngành y tế cộng
đồng
+ 01 nghiên cứu viên chính ( hoặc nghiên cứu viên) chuyên ngành xã hội học;
+ 01 nghiên cứu viên chính ( hoặc nghiên cứu viên ) chuyên ngành kinh tế

hoặc dinh dưỡng, luật…
5. Phòng nghiên cứu về Gia đình:
Chức năng: Phòng nghiên cứu về gia đình thuộc Viện khoa học dân số, gia
đình và trẻ em có chức năng giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các vấn đề thuộc về
gia đình.
Nhiệm vô:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học về các vấn đề gia đình.
- Phối hợp với các phòng nghiên cứu trong Viện, hợp tác với các vụ, đơn vị
trong và ngoài ủy ban, các tổ chức của Chính phủ, phi Chính phủ trong và
ngoài nước thức hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, các dự án triển khai và
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được phê duyệt trong lĩnh vực gia
đình theo quy định của Viện và ủy ban.
- Tổ chức thu thập, xử lý và phân tích các thông tin- tư liệu khoa học về vấn
đề gia đình; Cung cấp cho lãnh đạo Viện, lãnh đạo ủy ban các luận cứ khoa
học, tư liệu khoa học về gia đình; Đề xuất việc áp dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học về gia đình; tổ chức các dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh
vực gia đình.
- Tham gia giảng dạy và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về gia đình.
- Quản lý cán bộ, công chức, tài sản của Phòng theo quy định hiện hành của
Nhà nước, Quy chế làm việc ủy ban, của Viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Dự kiến biên chế:
3 biên chế và 1 số hợp đồng.
- Lãnh đạo phòng gồm Trưởng phòng và phó Trưởng phòng
- Các chức danh công chức và cán bộ của phòng gồm:
+ 01 nghiên cứu viên chính, chuyên ngành Xã hội học.
+ 01 nghiên cứu viên chính, chuyên ngành Kinh tế học.
+ 01 nghiên cứu viên, chuyên ngành Dân téc học
+ 01 nghiên cứu viên, chuyên ngành Luật.

6. Phòng nghiên cứu về trẻ em:
Chức năng: Phòng nghiên cứu về trẻ em thuộc Viện khoa học dân số, gia
đình và trẻ em có chức năng giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.
Nhiệm vô:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ trong lĩnh
vực bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Phối hợp với các phòng nghiên cứu trong Viện, hợp tác với các vụ, đơn vị
trong và ngoài ủy ban, các tổ chức của Chính phủ, phi Chính phủ trong và
ngoài nước thực hiện cac kế hoạch nghiên cứu khoa học, các dự án triển khai
và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được phê duyệt trong lĩnh vực
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định của Viện và của ủy ban.
- Tổ chức thu thập, xử lý và phân tích các thông tin - tư liệu khoa học trong
lĩnh vực bảo vệ chăm soc và giáo dục trẻ em từ các nguồn khác nhau; Cung
cấp cho Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo ủy ban các luận cứ khao học, tư liệu khoa
học về trẻ em; Đề xuất việc áp dụng các kết quả nghiên cứu về trẻ em; Tư
vấn, tuyên truyền phổ biến những tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức các
dịch vụ khoa học công nghệ, tổ chức các dịch vụ khoa học công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tham gia giảng dạy, biên soạn tài liệu, giáo trình và đào tạo cán bộ trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học về trẻ em.
- Quản lý cán bộ, công chức, tài sản của Phòng theo quy định hiện hành của
Nhà nước, Quy chế làm việc của ủy ban và của Viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Dự kiến biên chế:
3 biên chế và 1 số hợp đồng.
- Lãnh đạo phòng gồm Trưởng phòng và phó Trưởng phòng
- Các chức danh công chức và cán bộ của phòng gồm:
+ 01 nghiên cứu viên chính ( hoặc nghiên cứu viên) chuyên ngành xã hội học.

+ 01 nghiên cứu viên chính( hoặc nghiên cứu viên) chuyên ngành giáo dục
học.
+ 01 nghiên cứu viên chính chuyên ngành Y học.
+ 01 nghiên cứu viên chuyên ngành Luật.
7. Phòng Tư liệu- Thư viện khoa học và Bản tin khoa học:
Chức năng: Phòng Tư liệu- Thư viện khoa học và Bản tin khoa học thuộc
Viện khoa học dân số, gia đình và trẻ em có chức năng giúp Viện trưởng tổ
chức thực hiện công tác tư liệu- thư viện khoa học và bản tin khoa học về lĩnh
vực dân số, gia đình và trẻ em.
Nhiệm vô:
- Tổ chức công tác tư liệu- thư viện khoa học bao gồm: thu thập, hệ thống,
phân loại, mã hóa, lưu trữ các thông tin, tư liệu và số liệu về lĩnh vực dân số,
gia đình và trẻ em phục vụ công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách và
quản lý của ngành.
- Định kỳ ra các bản tin khoa học nhằm phổ biến, trao đổi thông tin và các kết
quả nghiên cứu về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em.
- Hợp tác, trao đổi thông tin, tư liệu khoa học về lĩnh vực dân số, gia đình và
trẻ em với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước theo quy chế hiện hành.
- Cung cấp và phục vụ độc giả trong và ngoài ủy ban các thông tin, tư liệu về
dân số, gia đình và trẻ em theo quy định.
- Quản lý cán bộ, công chức, tài sản của phòng theo các quy định hiện hành
của Nhà nước, của ủy ban và Viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Dự kiến biên chế:
2 biên chế và 1 số hợp đồng.
- Lãnh đạo phòng gồm có Trưởng phòng và phó Trưởng phòng.
- Các chức danh công chức và cán bộ của phòng gồm:
+ 01 chuyên viên chính ( hoặc chuyên viên) chuyên ngành văn hóa - thư viện-
lưu trữ.
+ 01 biên dịch viên chính ( hoặc biên dịch viên) chuyên ngành ngoại ngữ.

+ 01 biên tập viên chính ( hoặc biên tập viên) chuyên ngành báo chí.
Phần II
Đặc điểm tình hình, kết quả đạt được và phương hướng hoạt động
trong năm 2006 của viện
I. Đặc điểm tình hình:
Năm 2005, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện được Bộ
trưởng, Chủ nhiệm ủy ban ra Quyết định số 401/QĐ-DSGĐTE ngày
10/5/2005 thay thế Quyết định số 64/2003/DSGĐTE ngày 20/02/2003 của Bộ
trưởng. Theo Quyết định mới, cơ cấu tổ chức của Viện vẫn có 7 phòng nhưng
có sự thay đổi tên phòng. Phòng nghiên cứu về dân số và Phòng nghiên cứu
Dân số- Phát triển được sát nhập thành Phòng Nghiên cứu về Dân số- Phát
triển; Phòng Tư liệu Thư viện và Bản tin khoa học được đổi thành Phòng Tư
liệu, Thư viện và Thông tin khoa học; Bổ sung mới Phòng Quản lý Khoa học.
Hội đồng Khoa học của Viện vẫn duy trì hoạt động với 11 thành viên,
trong đó có 7 thành viên là cán bộ của Viện, 2 thành viên là cán bộ trong ủy
ban và 2 thành viên là cán bộ cơ quan ngoài ủy ban. Viện có 4 thành viên
tham gia Hội dồng khoa hcọ của ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
*Về nhân sự của viện:
- Hiện nay Viện có 26 cán bộ công chức, viên chức trong đó 1 công chức
đang làm nghiên cứu sinh tiến sỹ ở nước ngoài.
- Lực lượng nghiên cứ khoa học theo chuyên môn đào tạo: Viện có 04
Tiến sĩ, 07 Thạc sĩ; 14 Cử nhân theo các chuyên ngành XHH, y học ,kinh tế
( Dân số, dân sè - phát triển), Luật, Tài chính và 01 nhân viên kỹ thuật.
Trong năm 2005, Viện đã đăng ký với Vụ Tổ chức cán bộ để tổ chức thi
tuyển thêm một số cán bộ công chức theo chuyên ngành XHH, dân số học hay
dân số phát triển nhưng các thi sinh đều bị trượt hoặc môn tin học, hoặc môn
ngoại ngữ.
Viện đã thực hiện chủ trương đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu cho
các cán bộ trẻ: gửi tham dự các khóa đào tạo ngoài cơ quan, đào tạo tại chỗ do
chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ thông qua việc thành lập các nhóm

nghiên cứu, phân tích số liệu. Cử 1 cán bộ học bồi dưỡng nâng cao năng lực
nghiên cứu do Viện Khoa học Việt Nam tổ chức. Hiện nay có 01 cán bộ đang
nghiên cứu sinh tại Đan Mạch; 01 đang học Cao học, 01 đang học tiến sỹ tại
Viện Xã hội học và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
*Khó khăn:
Mặc dù có những thuận lợi trên, song trong năm 2005 Viện cũng có nhiều
khó khăn nh: Có Phòng Tư liệu, Thư viện và Thông tin khoa học nhưng Viện
chưa được phép ra Tạp chí nghiên cứu khoa học. Hoạt động của Dự án hỗ trợ
kỹ thuật ADB đã kết thúc nhưng chưa đề xuất được dự án thí điểm( Mặc dù
ủy ban đã nép đề xuất cho Bộ kế hoạch- Đầu tư). Chiến lược phát triển toàn
diện trẻ thơ chưa được phê duyệt do phải chỉnh sửa lại ý kiến thẩm định của
Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Trong khi số lượng cán bộ công chức không nhiều nhưng phần lớn cán bộ
công chức, viên chức trẻ thiếu kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu độc lập.
Năm2005 lại có nhiều cán bộ nữ nghỉ sinh đẻ(05 người). Có cán bộ cấp
Phòng sức khỏe yếu, ốm đau nghỉ việc nhiều ngày.
Những khó khăn đó phần nhiều đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng
hoạt động công tác của Viện.
II. Kết quả đạt được
1. Về hoạt động nghiên cứu khoa học
* Các đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện hoàn thành nghiệm thu
trong năm 2005
1) Khảo sát đánh giá các loại mô hình năng cao chất lượng dân số do ủy
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đầu tư từ năm 2002 đến nay.
2) Khảo sát đánh giá “ Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em tại 4 tỉnh”
do Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển hỗ trợ.
3) Khảo sát đánh giá tác động của chính sách triệt sạt 10 năm 1995- 2004.
4) Khảo sát đánh giá thái độ của các nhóm đối tượng đối với một số quy
định của chính sách DS- KHHGĐ.
5) Đề tài “ Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ gia đình Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới”( giai đoạn II).
* Các đề tài nghiên cứu khoa học triển khai thực hiện trong năm 2005:
1) Đề tài : “ Nghiên cứu mất cân đối giới tính khi sinh trong 5 năm qua ở
một số địa phương - Thực trạng và giải pháp”: đang viết báo cáo tổng hợp.
2) Đề tài : “ Di dân tái định cư giải phóng mặt bằng với vấn đề bảo vệ
môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sông gia đình”; đang xử lý số liệu và
viết báo cáo chuyên đề.
3) Đề tài: ‘ Chức năng QLNN và mối quan hệ liên ngành của ủy ban
DSGĐTE”: chuẩn bị nghiệm thu cấp cơ sở.
4) Dù án : “ Điều tra mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam
hiện nay: Thực trạng, xu hướng biến đổi và các giải pháp” : đang xử lý số liệu
và viết báo cáo tổng hợp.
5) Đề tài: “ Nghiên cứu về phong tục tập quán của một số dân téc ảnh
hưỏgn đến hành vi sinh sản ở Việt Nam”: đang viết báo cáo chuyên đề.
6) Đề tài : “ Thực trạng và giải pháp quản lý trẻ em theo cha mẹ di cư tự
do sống ở thành phố Hồ Chí Minh”: đang xử lý số liệu và viết báo cáo chuyên
đề.
7) Đề tài: “ Thực trạng và giải pháp quản lý trẻ em con của phụ nữ lấy
chồng nước ngoài”: đang xử lý số liệu và viết báo cáo chuyên đề.
8) Đề tài: “ Dự báo Dân số Việt Nam đến 2020”: đang thực hiện tính
toán.
9) Khảo sát đánh giá “ Mô hình Trung tâm liên xã phục hồi chức năng
cho trẻ em tàn tật, khuyết tật”.
* Các hoạt động và đóng góp khác trên giác độ khoa học:
1) Hoàn thành dự thảo “ Chiến lược phát triển trẻ thơ ở Việt Nam” đã
trình Lãnh đạo ủy ban và Chính phủ nhưng nay phải chỉnh sửa sau khi có ý
kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2) Chủ trì xây dựng “ Chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi Dân
số, SKSS/KHHGĐ giai đoạn 2006-2010”.
3) Tham gia soạn thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật BVCSGDTE.

4) Hội đồng khoa học của Viện đã thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ
tham mưu và tư vấn cho lãnh đạo Viện trong định hướng nghiên cứu khoa
học, thẩm định và nghiệm thu cấp cơ sở các đề tài NCKH nên đã góp phần
tích cực nâng cao chất lượng báo cáo kết quả các đề tài nghiên cứu cấp Bộ và
cấp cơ sở của các đơn vị trong ủy ban cũng như do Viện trực tiếp thực hiện.
5) Năm 2005, Viện đã cùng các chuyên gia của ủy ban biên tập, in Ên và
phát hành 500 cuốn “ Kỷ yếu các công trình NCKH về Dân số, Gia đình và
Trẻ em giai đoạn 2002-2004”.
6) Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học cho các cán bộ của Viện, cán bộ
trong và ngoài ủy ban tham gia ngày càng đi vào nề nếp và có chất lượng.
2. Hợp tác khoa học với các tổ chức:
1) Với ADB ( Dù án hỗ trợ kỹ thuật): Hoàn thành xây dựng” Chiến lược
Phát triển trẻ thơ ở Việt Nam” và xây dựng Dự án thí điểm tại 2 tỉnh gửi Bộ
Kế hoạch Đầu tư.
2) Với UNFPA: Khảo sát đánh giá các loại mô hình thí điểm nâng cao
chất lượng dân số tại 6 tỉnh, thành phố do ủy ban DSGĐTE triển khai thực
hiện từ năm 2002 đến nay. Khảo sát đánh giá thái độ của các nhóm đối tượng
đối với một số quy định của chính sách DS-KHHGĐ của Việt Nam.
3) Với ICOM ( international council on managemenr of population
programs) triển khai dự án nâng cao năng lực cho các cơ quan đoàn thể trong
chương trình DS? SKSS tại Việt Nam.
4) Với liên minh các Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển, Pháp, Mỹ, Nhật,
úc, Anh ( thu nhập, trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển
trẻ em nói chung và trẻ thơ nói riêng).
5) Tham gia với Trung tâm Dân số- Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân
điều tra khảo sát dự án “ Phòng chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung
ương chủ trì.
6) Phối hợp với ủy ban DSGĐTE thành phố Hà Nội tổ chức thành công
Hội thảo xây dựng gia đình thủ đô thời kỳ CNH, HĐH. Hoàn thành khảo sát
đánh giá giữa kỳ “ Chương trình hành động vì trẻ em của Thành phố Hà Nội

giai đoạn 2001- 2010”.
3. Các hoạt động khác:
1) Trong năm 2005 Viện đã hoàn thành 20/22 đầu việc trong chương trình
công tác năm 2005 do Lãnh đạo ủy ban giao, đạt 91% kế hoạch.
2) Trong năm 2005 Viện đã soạn thảo gửi đi 187 công văn, 18 tờ trình, 13
quyết đinh và tiếp nhận 736 công văn các loại đảm bảo đúng quy định thủ tục
căn thư lưu trữ. Hoạt động 11.224 km xe ô tô đảm bảo an toàn. Tổng hợp báo
cáo hoạt động tuần, tháng, quý, năm của Viện kịp thời gửi Văn phòng để tổng
hợp báo cáo lãnh đạo ủy ban. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hành
tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng cơ sở vật chất nh điện, nước, điện
thoại…. Đảm bảo kinh phí Hành chính, kinh phí hoạt động của các đề tài
NCKH trong năm 2005 đầy đủ, kịp thời. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học
được cấp trong năm 2005 là: 2.241 triệu đồng, kinh phí đã thực hiện 2.201,55
triệu đồng. Kinh phí trả lại ngân sách Nhà nước 39,45 triệu đồng ( Kinh phí
không thực hiện ra Tạp chí nghiên cứu khoa học ). Phục vụ Kiểm toán Nhà
nước kinh phí hoạt dộng năm 2004 và Kiểm toán Quốc tế về kinh phí hoạt
động của liên minh cứu trợ Trẻ em Thụy Điển.
3) Thi đua khen thưởng năm 2005: Viện đã tổ chức bình xét thi đua khen
thưởng cho 24 lao động tiên tiến cả năm đạt 92,3%; 02 Phòng chuyên môn và
Tập thể Viện đạt Tập thể lao động xuất sắc; Đề nghị Hội đồng thi đua khen
thưỏng ủy ban xét công nhận 04 chiến sỹ thi đua cơ sở và đề nghị Bộ trưởng
tặng bằng khen cho 07 cán bộ công chức.
4) Viện đã phối hợp với Vụ Tổ chức làm quy trình bổ nhiệm 03 cán bộ
phó phòng và xây dựng các chức danh tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ vào
Viện. Hoàn thành xét chuyển ngạch 01 cán bộ kế toán viên của Viện và hoàn
thành đánh giá cán bộ công chức, viên chức năm 2005.
5) Chi bộ đã tổ chức tốt Đại hội cho bộ nhiệm kỳ III: đánh giá kết quả
hoạt động nhiệm kỳ II, đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III, bầu ban
chấp hành chi ủy mới gồm 1 bí thư và 1 phó bí thư. Cử 02 quần chúng hcọ tập
nâng cao nhận thức lý luận về Đảng; Chuẩn bị các thủ tuch hồ sơ xác minh lý

lịch để xem xét kết nạp 01 quần chúng ưu tó và Đảng; Kiểm điểm đánh gía và
bình xét phân loại chất lượng đảng viên năm 2005. Đề nghị Đảng ủy ban công
nhận là Chi bé trong sạch vững mạnh năm 2005.
6) Duy trì các hoạt động công đoàn nh động viên thăm hỏi người ốm đau,
chăm lo đời sống cán bộ công chức, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai
cơn bão số 7 được 2.310.000 đồng.
7) Chi đoàn Thanh niên tổ chức thành công Đại hội chi đoàn nhiệm kỳ III,
bầu ban chấp hành mới. Tham gia cuộc thi tìm hiểu 60 năm thành lập nước
Việt Nam có 100% đòan viên tham gia trong đó đạt 01 giải ba của Ban Khoa
giáo Trung ương.
III. Một số tồn tại:
- Năng lực nghiên cứu của một số cán bộ Viện còn yếu, chưa nhạy bén
trong NCKH ở một số lĩnh vực mang tính nhạy cảm và cần thiết cho quản lý
như nghiên cứu dự báo, nghiên cứu tác nghiệp trong lĩnh vực dân số, gia đình
và trẻ em.
- Chất lượng nghiên cứu khoa học của một số đề tài chưa cao; Tiến độ
nghiên cứu của một số đề tài còn chậm.
- Biên chế tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn còn chưa phù hợp với
tình hình phát triển và yêu cầu nhiệm vụ mới của Viện. Viện chưa được giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức Khoa học công nghệ công lập
nh Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ nên việc quản lý kinh phí sự
nghiệp khoa học còn bất cập nh kết luận của Kiểm toán Nhà nước đã nêu.
- Việc chấp hành quy chế làm việc của ủy ban và quy định của Viện ở
một số cán bộ công chức, viên chức chưa tốt, nhất là chấp hành chế độ thời
gian làm việc, công chức, viên chức còn đi muộn về sớm.
IV. Phương hướng hoạt động trong năm 2006:
- Sớm kiện toàn và ổn định tổ chức các phòng, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo
cấp phòng và tham gia xét tuyển cán bộ theo kế hoạch của ủy ban. Ban lãnh
đạo Viện cần tích cực giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài; Kiểm tra
chất lượng đề tài NCKH ngay từ khi xây dựng đề cương; nâng cao chất lượng

nghiệm thu cấp cơ sở; phát huy trí tuệ tập thể cán bộ nghiên cứu của Viện và
các chuyên gia nghiên cứu ngoài ủy ban. Tiếp tục thực hiện các hình thức đào
tạo nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ của Viện.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo quản lý cán bộ, thực hiện hợp đồng giao
khóan công việc, lấy chất lượng công việc và tiến độ làm cơ sở để đánh giá
năng lực cán bộ, làm cơ sở tuyển dụng, giao việc và bình xét thi đua khen
thưởng trong năm.
- Kiên quyết xử lý đối với cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc,
chậm tiến độ, chất lượng công việc kém, vi phạm quy chế làm việc và quy
định của Viện.
- Tiếp tục trình lãnh đạo ủy ban việc ra Tạp chí nghiên cứu dân số, gia đình
trẻ em.
- Về nghiên cứu khoa học: Việc tập trung chỉ đạo thực hiện tốt 09 đề tài
NCKH và đá cấp Bộ trong kế hoạch năm 2006 do Lãnh đạo ủy ban giao.
Ngoài ra sẽ tích cực quan hệ hợp tác với các đơn vị, cơ quan nghiên cứu trong
và ngoài nước để có các khảo sát, đánh giá và NCKH khác vừa tạo việc làm,
vừa nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ của Viện.
Phần III: đề tài dự kiến
ĐỀ TÀI DỰ KIẾN 1:/
Vận dụng phương pháp thống kê phân tích mối quan hệ giữa mức sinh và
mức sống
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. Khái niệm về mức sinh và các chỉ tiêu phân tích mức sinh
1. Khái niệm về mức sinh
2. Các chỉ tiêu chủ yếu phân tích mức sinh
2.1 Tỷ số trẻ em- phụ nữ (CWR)
2.2 Tỷ suất sinh thô (CBR)
2.3 Tỷ suất sinh chung (GFR)
2.4 Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi(ASFR)

2.5 Tổng tỷ suất sinh(TFR)
II. Khái niệm về mức sống và các chỉ tiêu biểu hiện mức sống dân cư
1. Khái niệm về mức sống
2. Các chỉ tiêu biểu hiện mức sống dân cư
2.1 Các chỉ phản ánh thu nhập
2.2 Các chỉ tiêu về tiêu dùng
2.3 Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện lao động
2.4 Các chỉ tiêu về tái sản xuất dân số
2.5 Các chỉ tiêu tổng hợp mức sống dân cư
III. Lý luận chung về mối quan hệ giữa mức sinh và mức sống
CHƯƠNG II:/ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
MỐI QUAN HỆ MỨC SINH VÀ MỨC SỐNG
I. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
II. Hồi quy tương quan
III. Dãy số thời gian
CHƯƠNGIII:/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ MỨC SỐNG
VÀ MỨC SINH Ở VIỆT Nam
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mức sinh và mức sống
1 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
2. Đặc điểm về dân sè
2.1 Qui mô và tốc độ tăng dân số
2.2 Phân bố dân số
2.3 Cơ cấu dân số
3. Đặc điểm về xã hội
II. Phân tích thực trạng mức sống dân cư Việt Nam
1. Thực trạng việc làm và thất nghiệp
2. Thực trạng thất nghiệp và đói nghèo
3. Điều kiện sống
4. Trình độ phát triển giáo dục

5. Trình độ phát triển y tế
III. Phân tích biến động mức sinh
1. Biến động mức sinh giai đoan 2000-2005
2. Dự báo mức sinh
IV. Phân tích mối quan hệ mức sống dân cư và mức sinh
1.Anh hưởng mức sống đến mức sinh
1.1. Phân tích mối quan hệ giữa trình độ phát triển với mức sinh
1.2. Thu nhập và mức sinh
1.3. Trình độ học vấn và mức sinh
1.4. Điều kiện sống và mức sinh
1.5. Mạng lưới y tế và mức sinh
2. ảnh hưởng mức sinh đến mức sống
2.1 Mức sinh và thu nhập đầu người
2.2 Mức sinh và điều kiện sống
V. Đề xuất và kiến nghị
* Bảng biểu dù kiến dùng trong đề tài này:
1.Chỉ số phát triển con người Việt Nam giai đoạn2000-2005
2. So sánh tăng trưởng kinh tế với gia tăng dân số Việt Nam
3. Cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi
4. Tỷ số giới tính
5. Cơ cấu lao động hoạt động thường xuyên theo trình độ học vấn
6. Lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
7.Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế chia theo nhóm tuổi
8. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động theo độ tuổi
9. Biến động GDP bình quân đầu người
10. Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng theo khu vực thành thị
nông thôn
11. Biến động mức sinh của Việt Nam thời kỳ2000-2005
ĐỀ TÀI DỰ KIẾN 2:/ Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình
lao động- Việc làm ở Việt Nam

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNGI:/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Dân số
2. Lực lượng lao động
3. Lao động có việc làm
4. Thất nghiệp
II. Một số vấn đề cơ bản về lao động - việc làm ở Việt Nam
1. Phân tích thị trường lao động
2. Xu hướng phát triển thị trường lao động
3. Mối quan hệ việc làm và phát triển kinh tế xã hội
CHƯƠNGII:/ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG- VIỆC LÀM Ở VIỆT Nam
I. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
1. Tiêu thức thống kê
2. Chỉ tiêu thống kê
3. Phân tổ thống kê
II. Dãy số thời gian
1. Khái niệm về dãy số thời gian
2.Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
III. Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động- việc làm ở Việt Nam
1. Nhóm chỉ tiêu dân sè
1.1 Quy mô dân số
1.2 Cơ cấu dân sè
1.3 Biến động dân số
2. Nhóm chỉ tiêu lực lượng lao động
2.1 Quy mô, cơ cấu
2.2 Chất lượng lực lượng lao động
3. Nhóm lao động có việc làm
3.1 Phân theo khu vực

3.2 Phân theo ngành kinh tế
3.3 Theo loại hình kinh tế
3.4 Theo giới tính
4. Thất nghiệp
4.1 Quy mô thất nghiệp
4.2 Cơ cấu thất nghiệp
CHƯƠNG II:/ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN
2000-2005 VÀ DỰ ĐOÁN 2006-2010
I. Phân tích thực trạng lao động- việc làm
II. Dự đoán quy mô lao động
III. Kiến nghị và đề xuất
* Bảng biểu dự kiến sử dụng trong đề tài trên:
1. Cơ cấu trình độ văn hóa phổ thông của lực lượng lao động
2. Lao động chia theo nhóm ngành kinh tế
3. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn giai
đoạn 2000-2004
4. Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chia
theo trình độ đào tạo
5. Số lượng cơ cấu lao dộng có trình độ từ cao đẳng trở lên chia theo trình độ
đào tạo và khu vực ngành KTQD
*Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình lý thuyết thống kê
2. Giáo trình thống kê dân số
3. Giáo trình thống kê kinh tế
4. Bản tin thị trường lao động
5. Tạp chí nghiên cứu kinh tế
6. Kinh tế ngày nay-
7. Tạp chí lao động và xã hội
8. Tạp chí lao động và công đoàn
9. Tạp chí thanh niên

10. Đề tài nghiên cứu khoa học tại viện Dân số, gia đình và Trẻ em
11. www. Laodong.com.vn

×