Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong một số tiết dạy có thí nghiệm thực hành ở phần cơ học của môn vật lý 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.08 KB, 8 trang )

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG MỘT SỐ TIẾT DẠY
CÓ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH Ở PHẦN CƠ HỌC CỦA MÔN VẬT LÝ 6
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình là tập trung vào đổi mới
phương pháp dạy học, về cách tổ chức dạy và học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt
động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích
hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm
tin, niềm vui trong học tập
Đối với học sinh khối 6, môn vật lý là một môn học khá mới mẻ, mà lại là
một môn khoa học thực nghiệm nên các em còn cảm thấy lúng túng, khó hiểu, khó
nhớ, khó làm Mặc dù rằng các em được giáo viên hướng dẫn dạy theo phương
pháp mới, khoa học, dễ hiểu. Nhưng trong thực tế, vào từng phần của mỗi bài, đặc
biệt phần làm thí nghiệm thực hành để chứng minh hoặc kiểm chứng và cũng có
thể đưa ra kết luận chung cho cả bài học, thì các em cảm thấy khó hiểu và có
những lần không làm thí nghiệm được dù cho giáo viên đã hướng dẫn qua một lần.
Chính vì thế để các em làm thí nghiệm thực hành cho nhuần nhuyễn thì giáo viên
phải phát huy được tính tích cực của các em như thế nào để có thể đạt kết quả
trong khi làm thí nghiệm.
Riêng đối với chương Cơ học Vật lý 6, có một số bài, học sinh đã nhìn thấy
và phát huy tính tích cực ngay khi làm thí nghiệm thực hành, còn các bài thí
nghiệm trừu tượng khó hiểu thì học sinh cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên.
Là một giáo viên dạy môn Vật lý, ta phải hướng dẫn làm sao để các em nắm chắc
từng bước làm thí nghiệm thực hành. Chính vì những lý do cơ bản này. Tôi đã
chọn đề tài “Phát huy tính tích cực của học sinh trong một số tiết dạy có thí
nghiệm thực hành ở phần cơ học của môn vật lý 6” phần nào giúp các em nắm
1
vững được kỹ năng làm thí nghiệm thực hành; cũng như giúp các em học sinh nắm
kỹ được các bước tiến hành khi làm thí nghiệm.
II/. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI :


Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã nhận thấy được thực trạng và nguyên nhân
đã tạo nên những lí do mà tôi đã trình bày ở trên như sau :
1. Thuận lợi :
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và khá tốt để thực hiện chương trình mới một
cách hiệu quả; trong đó các thí nghiệm có đủ thiết bị, mẫu vật, mô hình. . . để
cho học sinh quan sát và thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng.
Học sinh tiếp cận với những thiết bị thí nghiệm mới lạ, hấp dẫn. . . Qua đó học
sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực hơn.
2. Khó khăn :
Học sinh chưa quen với cách học mới, hiếu động, ý thức chưa cao để có thể
thực hiện các thí nghiệm một cách khoa học, nghiêm túc; một số trang thiết bị
thí nghiệm của một số bài chưa đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và độ chính xác,
chưa mang lại hiệu quả.
3. Số liệu thống kê :
Số liệu sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học lực học sinh khối 6 :
Lớp Sĩ số Số HS đạt Tb trở lên Tỉ lệ
6
6
34 25 73.5%
6
7
35 26 74.3%
6
8
32 24 75%
III/. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Tài liệu một số vấn đề đổi mới trong dạy học bộ môn vật lí THCS (Nhà xuất
bản giáo dục 2008 ) có viết rằng “…việc sử dụng thiết bị thí nghiệm và các
phương tiện dạy học sẽ làm cho học sinh tích cực hóa hoạt động nhận thức của

mình, các mô hình, tranh vẽ, bảng biểu, phim … được sử dụng không chỉ là
phương tiện minh họa kiến thức mà là một nguồn tri thức để học sinh khai thác và
2
giải quyết vấn đề đặt ra thông qua đó chiếm lĩnh kiến thức của môn học ”.Theo
tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, các bậc học nhằm phát huy
tính tích cực chủ động của người học, thường xuyên khơi dậy rèn luyện nhằm phát
huy năng lực tư duy, khả năng tự học tự nghiên cứu, năng lực suy nghĩ và làm việc
một cách tự chủ. Năng lực đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập tại
lớp của học sinh đi đôi với vai trò mới của người thầy đó là vai trò người hướng
dẫn cố vấn, giúp đỡ người học tự nhận thức, tự đánh giá quá trình học tập.
Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập thông qua các hoạt động
thí nghiệm, là một trong những phương pháp dạy nhằm đạt hiệu quả của chương
trình học mới.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong một số tiết dạy có thí nghiệm, tôi
đã đưa ra các biện pháp cơ bản sau:
Trước hết giáo viên phải làm cho học sinh quen với cách học mới – lĩnh hội
kiến thức khoa học thông qua các thí nghiệm kiểm chứng, quen với tiết học có thí
nghiệm, có đồ dùng dạy học; quen với các thiết bị thí nghiệm quan trọng, thường
sử dụng.
Ví dụ 1: Ở bài 3 “Đo thể tích chất lỏng”. Giáo viên nên cho học sinh làm quen
với các dụng cụ đo thể tích như: bình chia độ, chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung
tích. Khi đã quen với các dụng cụ đo, học sinh sẽ dễ dàng đo được thể tích của chất
lỏng dựa vào các bước tiến hành đo của bài và làm lại các thí nghiệm kiểm chứng.
Người giáo viên phải đưa ra hướng dẫn tiến hành các thí nghiệm, cho học
sinh biết được tên các dụng cụ thí nghiệm, sử dụng những đồ dùng cần thiết, tránh
việc sử dụng quá nhiều gây ra sự phân tán chú ý trong tiết học.
Ví dụ2: Ở bài 1 “Đo độ dài”. Thực tế là khi thực hành đo chiều dài của bàn học và
bề dày của cuốn SGK Vật lý 6, giáo viên chỉ cần dùng 1 thước dây và 1 thước kẻ
học sinh để thực hành là đủ rồi. Tránh không nên để tất cả các loại thước ở trên

bàn như thước mét, thước cuộn, thước kẻ, thước dây. Học sinh thấy có nhiều loại
thước khó có thể phân biệt là mình nên dùng thước nào để thực hành. Ngoài ra các
em có thế lấy thước đùa giỡn, không tập trung khi làm thí nghiệm.
3
Rèn luyện tính tích cực, chủ động cho học sinh: Đây là kỹ năng rất quan
trọng vì bước đầu các em làm quen với bộ môn khoa học thực nghiệm kỹ năng
này cần được hình thành dần dần, thông qua việc vận dụng những kiến thức
thường thức hằng ngày vào việc giải quyết các tình huống khoa học. Như vậy,
Giáo viên phải luôn hướng dẫn, gợi mở những tình huống có vấn đề, thu hút học
sinh vào việc giải quyết, qua đó nhận thức vấn đề một cách tích cực.
Ví dụ 3: Ở bài 13 “Máy cơ đơn giản”. Giáo viên hướng dẫn, gợi mở bằng cách
nêu tình huống có vấn đề như sau: “Liệu có thể kéo vật lên theo phương thẳng
đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không?”. Từ đó dẫn dắt học sinh
vào việc thực hành thí nghiệm thì học sinh dễ nắm bắt và hiểu lâu hơn.
Ví dụ 4: Ở bài 14 “ Mặt phẳng nghiêng”. Nếu giáo viên đi thẳng vào việc cho học
sinh tiến hành thí nghiệm luôn thì học sinh khó có thể hình dung được bài học.
Chính vì thế, giáo viên gợi mở cho học sinh bằng cách nêu nhiều câu hỏi rồi đưa
đến việc làm thí nghiệm như: “Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm
giảm lực kéo vật lên hay không? Hoặc muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng
hay giảm độ nghiêng của tấm ván?”
Giáo viên và học sinh phải kết hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thí nghiệm
gây hứng thú trong học tập, giúp các em thu thập kiến thức tích cực, nhớ lâu hơn;
làm cho bài học trở nên sinh động, gần gũi hơn, có khả năng ứng dụng vào việc
giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.
Ví dụ 5: Ở bài 9 “Lực đàn hồi”. Ở bài này giáo viên chỉ nêu lý thuyết mà không
đưa ra thí nghiệm cho học sinh làm thì các em khó có thể hiểu được “Lò xo là vật
có tính chất đàn hồi” và “Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi”. Muốn giúp
các em nhớ kiến thức lâu hơn thì giáo viên nên làm thí nghiệm như hình 9.2 SGK
và nhớ khắc sâu cho các em biết “Lò xo là vật đàn hồi. Sau khi dãn hoặc nén nó
một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó sẽ trở lại bằng chiều dài tự

nhiên” (ghi nhớ). Giáo viên nên chú ý cho học sinh là khi một vật bị kéo dãn nếu
buôn ra mà nó không trở lại như hình dạng ban đầu thì không được coi là biến
dạng đàn hồi. Từ bài học này, các em có thể ứng dụng và liên hệ vào thực tế hơn.
Các em cũng dễ hiểu tại sao dưới yên xe đạp người ta lại gắn lò xo ở đó.
4
Giáo Viên thường xuyên tạo điều kiện để các em tự lực hoạt động thu thập
thông tin, xử lý tình huống, làm thí nghiệm kiểm chứng Tức là bằng con đường
quy nạp, học sinh lĩnh hội tri thức cách tích cực, sống động hơn.
Ví dụ 6: Ở bài 7 “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực”. Trước khi muốn làm thí
nghiệm để biết những kết quả tác dụng của lực. Giáo viên nên để cho học sinh tự
lực hoạt động thu thập thông tin ở phần quan sát những hiện tượng, khi có lực tác
dụng vào một vật sẽ làm vật có thay đổi như thế nào; có thể làm biến đổi chuyển
động hoặc làm nó biến dạng. Từ đó, học sinh dễ hình dung ra các thí nghiệm ở
H7.1, H7.2 và H6.1 trong sách giáo khoa và thực hành một cách sinh động hơn.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng dụng cụ một cách khoa học: Giáo
Viên thường xuyên hướng dẫn học sinh cách thực hiện các thí nghiệm khoa học,
lời hướng dẫn cần rõ ràng, dễ hiểu; trong khi học sinh thực hiện thí nghiệm cần
theo sát để sửa chữa những sai sót; cuối giờ học cần có những nhận xét, đánh giá
về khả năng hoạt động thí nghiệm của học sinh, có giải pháp khen thưởng cho
những cá nhân có kỹ năng thực hành tốt.
Ví dụ 7: Ở bài 10 “Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng”. Giáo viên
muốn học sinh đo lực một cách chính xác. Đầu tiên cần hướng dẫn cho học sinh
biết cách đo lực: Điều chỉnh vạch số 0 tức là kim chỉ thị nằm đúng vạch số 0; cách
cầm lực kế hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
Sau đó, giáo viên giúp học sinh làm thí nghiệm thực hành, trong khi thực hành
thấy sai sót giáo viên phải chỉnh sửa ngay và cuối giờ thì giáo viên nhận xét cách
làm thực hành và ý thức học tập của học sinh khi làm thí nghiệm.
Người Thầy phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, thay đổi các
phương pháp dạy học phù hợp từng đối tượng, từng bài, từng phần học. Đó là một
công việc khó khăn đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ của bản thân người giáo viên.

Ví dụ 8: Tùy theo đối tượng, nếu lớp toàn học sinh khá giỏi thì giáo viên nên củng
cố các kiến thức nâng cao để phù hợp với trình độ của các em. Điển hình như bài
11 “Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng”. Sau khi các em đã nắm được các
công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng thì giáo viên có thể lấy một
số bài tập cho các em làm thêm. Còn lớp có cả học sinh trung bình, yếu thì chúng
5
ta chỉ cần có học sinh nắm và hiểu được công thức để tính được những con số đơn
giản
Đối với những thí nghiệm phức tạp, khó thành công do những điều kiện
khách quan như : dụng cụ thí nghiệm có độ chính xác chưa cao, do ảnh hưởng của
yếu tố môi trường… thì giáo viên có thể sử dụng các phần mềm vật lí, các thí
nghiệm ảo để giúp học sinh hiểu được cách thức tiến hành thí nghiệm
Ví dụ 9: Ở bài “ Sự nóngchảy và sự đông đặc”, không yêu cầu học sinh làm thí
nghiệm để theo dõi quá trình nóng chảy, nhưng giáo viên có thể sử dụng thí
nghiệm ảo bằng CNTT để minh họa quá trình đó nhằm phần nào giúp học sinh
nhận biết được sự thay đổi nhiệt độ và trạng thái của băng phiếm trong quá trình
nóng chảy .
IV/.KẾT QUẢ:
Qua quá trình giảng dạy có áp dụng phương pháp “Phát huy tính tích cực của
học sinh trong một số tiết dạy có thí nghiệm thực hành ở phần cơ học của môn
vật lý 6” nhìn chung đã thu được một số hiệu quả nhất định từ phía học sinh:
Lớp Sĩ số Số HS đạt Tb trở lên Tỉ lệ
6
6
6
34 26 76.5%
6
7
35 28 80%
6

8
32 26 81.3%
Học sinh có hứng thú với các tiết học có thí nghiệm, tích cực trong các hoạt
động nhóm nhằm lĩnh hội kiến thức cách tích cực.
Học sinh bước đầu có các kỹ năng cần thiết để học môn khoa học thực
nghiệm như: biết nhận diện và sử dụng các dụng cụ thực nghiệm đơn giản, biết đề
ra các phương án đơn giản để giải quyết các tình huống có vấn đề.
Học sinh nắm kiến thức tích cực hơn do đó nhớ bài dễ hơn, vận dụng kiến
thức vào việc giải bài tập khá hiệu quả.
V/.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Giáo viên cần nắm rõ hơn mục đích của từng bài dạy, qua đó đưa ra các biện
pháp hữu hiệu giúp học sinh thu nhận kiến thức tốt hơn.
Thực hiện trước các thí nghiệm, dự đoán trước các khó khăn mà học sinh có
thể gặp khi thực hiện các thí nghiệm.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng có thể giúp cho học sinh thực
hiện các thí nghiệm dễ dàng và hiệu quả hơn, qua đó phát huy được tính tích cực
của học sinh trong học tập.
VI/.KẾT LUẬN:
Sau một thời gian giảng dạy vật lý 6, tôi nhận được một số kết quả sau:
Học sinh phát huy được tính tích cực của mình vào trong tiết học đặc biệt là
những bài có thí nghiệm thực hành, giúp các em hiểu nhớ bài lâu hơn.
Học sinh làm thí nghiệm không còn lúng túng như ban đầu.
Học sinh phát huy được tính tự lực hoạt động theo nhóm.
VII/. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 6 NXBGD năm 2008
2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lý trung học cơ sở - Tác
giả GS.TS Nguyễn Hữu Châu – NXB GD Năm 2008
Long khánh, Ngày 28 tháng 08 năm 2011
Người viết
7


Nguyễn Thị Nhã Trân
8

×