Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Skkn phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.83 KB, 15 trang )

Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Dạy văn trong nhà trường phổ thông luôn là vấn đề không phải chỉ là mối quan
tâm của những người làm công tác giảng dạy bộ môn này mà còn là mối quan tâm
của toàn xã hội vì bộ môn Văn với những tác phẩm văn học được lựa chọn, những
kiến thức Tiếng Việt, những hướng dẫn để làm được một bài văn bày tỏ suy nghĩ
quan điểm của mình về một vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội chính là một trong
những yếu tố nền tảng, hình thành nhân cách của một học sinh, một con người. Để
đạt tới sự thành công của một giờ giảng văn, có thể nói phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Bên cạnh yếu tố về nội dung chương trình thì yếu tố người dạy và người học là rất
quan trọng có tính chất quyết định. Người thầy có ảnh hưởng rất lớn trong việc giúp
học sinh cảm thụ về các tác phẩm văn học, định hướng cho các em hiểu những nội
dung tư tưởng cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua những tác phẩm của
mình. Tuy nhiên, để một giờ học văn thật sự lôi cuốn, hấp dẫn người học thì đó
không phải là một việc dễ dàng. Có thể nói, đã từng có một thời điểm báo chí và dư
luận xã hội rộ lên thông tin đó là học sinh quay lưng lại với khối C trong đó môn Văn
cũng là một môn có nhiều ý kiến cho là không thể hứng thú, vì nó quá tẻ nhạt hoặc
không thực như môn Toán với các phép tính rõ ràng, thời đại công nghệ thông tin
hiện đại hóa công nghiệp hóa với tốc độ chóng mặt khiến con người ta không có thời
gian quan tâm đến thơ văn nữa vân vân và vân vân.....
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT tôi đã từng cảm
nhận được những phút giây hạnh phúc khi chứng kiến học trò của mình say sưa nói
về một tác phẩm, một bài thơ tâm đắc rồi những học trò mang về cho trường niềm
vinh dự với giải Học sinh giỏi bộ môn Văn cấp, Tỉnh cấp Quốc gia song có thể nói
những học trò có được những thành tích ấy rất ít ỏi. Mỗi năm mỗi khóa học họa hoằn
lắm cũng chỉ có mươi em trong tổng số hơn một ngàn học sinh. Cái mà chúng tôi,
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn


1


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

những người giảng dạy bộ môn Văn chứng kiến hàng ngày, cảm nhận hàng ngày qua
mỗi tiết dạy đó là còn có rất nhiều học sinh xa lạ hoặc không hứng thú với môn Văn,
nó thể hiện qua ánh mắt nhìn mỏi mệt, chán chường; qua việc chốc chốc lại xem đồng
hồ mong cho thời gian mau qua hết giờ hoặc thể hiện qua những bài làm văn chỉ có
duy nhất hai chữ “ Bài làm”. Làm thế nào để các em yêu thích môn Văn, lôi cuốn các
em vào thế giới của Văn học? Làm thế nào để giờ Văn trở thành một giờ học mà các
em học sinh trông đợi chứ không phải là mong cho nó trôi qua nhanh? Như trên đã
nói, đó là một điều không hề dễ dàng và đó cũng là sự trăn trở của bao thế hệ người
thầy dạy Văn. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, trong suốt
thời gian cống hiến cho sự nghiệp giáo dục tôi cũng luôn mang trong mình một nỗi
trăn trở đó là làm thế nào để giúp cho việc giảng dạy và tiếp nhận văn học trong nhà
trường phổ thông đạt được hiệu quả cao nhất, tôi cũng đã cố gắng tìm tòi học hỏi và
trang bị thêm cho mình những kiến thức về đổi mới phương pháp giảng dạy. Và tôi
đã chọn cho mình một số giải pháp và trong số những giải pháp mà tôi nhận thấy thực
hiện có hiệu quả đó là giải pháp: “Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống
câu hỏi gợi mở trong dạy học môn Ngữ văn THPT” Và đó cũng chính là lí do tôi
chọn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Như trên đã nói, trong thực tế, hiện nay có một số HS không mấy mặn mà với
bộ môn Ngữ văn – một bộ môn mà trước đây từng được coi là mũi nhọn trong các kì
thi học sinh giỏi ở các cấp của nhiều trường phổ thông. Tìm hiểu về vấn đề này người
ta thấy có nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân từ phía người học, nguyên nhân từ phía
tác phẩm được chọn trong nhà trường, nguyên nhân từ phía người dạy và một trong
những nguyên nhân quan trọng là cách truyền thụ của GV: Áp đặt kiến thức,đọc

chép đơn thuần, chưa khơi gọi được sự tích cực hứng thú ở học sinh khi tiếp cận tác
phẩm.
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn

2


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

Xuất phát từ sự trăn trở của bản thân cũng như của các đồng nghiệp cùng giảng
dạy bộ môn,chúng tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp “Phát huy tính tích cực của
học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn Ngữ văn THPT” trong
quá trình dạy học.Phương pháp này có thể vận dụng cho tất cả bài học trong chương
trình. Qua vài năm thử nghiệm, tôi nhận thấy đây là phương pháp có phần ưu việt,
kích thích được sự tìm tòi, học hỏi của học sinh, tiết học sôi nổi hơn, học sinh dễ hiểu
và hứng thú hơn trong học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phương pháp được thử nghiệm tại một trường vùng sâu, vùng xa đa số học sinh
học yếu khả năng tìm tòi, năng động còn hạn chế. Kiến thức của các em chỉ thu hẹp
trong phạm vi sách giáo khoa và bài giảng của thầy. Vì vậy với đề tài này tôi muốn
tìm con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để khơi gợi niềm yêu thích học tập bộ môn
Ngữ văn đối với học sinh THPT.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi đề tài, tôi đưa ra thử nghiệm thiết kế bài học qua 1 tác phẩm
trong chương trình Ngữ văn lớp 11,chương trình chuẩn:
Bài:VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây)-Phan Châu Trinh

Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn


3


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

PHẦN II. NỘI DUNG:
1.Thực trạng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn trong
nhà trường phổ thông:
a. Những mặt tích cực:
Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ trong chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam giai đoạn 2010- 2020 và chương trình hành động của chính phủ đã xác định một
trong những giải pháp phát triển giáo dục là: Trên cơ sở đánh giá chương trình giáo
dục phổ thông hiện hành và tham khảo chương trình tiên tiến của các nước, thực hiện
đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc vừa phù hợp với đặc
thù mỗi địa phương”. Đây chính là sự lãnh đạo đúng đắn và là cơ sở pháp lí vững
chắc cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông nói chung và bộ
môn Ngữ văn nói riêng.
- Từ sự lãnh đạo của Đảng, các nhà quản lý giáo dục cũng đã thấy được muốn
nâng cao chất lượng đào tạo của Ngành thì một trong những yếu tố căn bản là đổi
mới phương pháp dạy học, vì thế đây chính là mối quan tâm hàng đầu của toàn
Ngành.
-Qua những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực, với sự quan

tâm chỉ đạo sát sao của Bộ GD-ĐT, của Sở GD các Nhà quản lí GD phấn đấu đạt
được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn bằng cách tổ chức các
đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV. Một số địa phương đã đạt
những được nhiều thành tích trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và

đổi mới phương pháp dạy Văn nói riêng, góp phần làm chuyển biến và nâng cao chất
lượng GD.
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn

4


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

b. Những mặt hạn chế:
-PPDH truyền thụ kiến thức vẫn là phương pháp truyền thống như: Thuyết
trình, áp đặt kiến thức một chiều.
-Phần nhiều HS vẫn học theo cách thụ động do lối truyền thụ kiến thức nói
trên. Điều hạn chế ở trên đã góp phần làm cho HS ít hứng thú trong việc học tập bộ
môn Ngữ văn
-Đa số GV dạy Ngữ văn còn yếu về kiến thức công nghệ thông tin nên việc đưa
hình ảnh minh hoạ làm cho bài học phong phú và giúp cho HS dễ hình dung bài học
còn ít.
-Một số GV chưa nắm vững kiến thức , kĩ năng của chương trình nên cũng
chưa rèn luyện phương pháp tư duy và phương pháp tự học cho HS nên trong quá
trình học thời gian ít và để đảm bảo thời gian cho bài học GV chủ yếu đọc chép.
Từ thực trạng trên đã làm cho khả năng sáng tạo tự tìm tòi tri thức và vận dụng
tri thức đã học của HS rất thụ động. Điều đó cũng có nghĩa là chưa đáp ứng được
mục têu của Bộ GD-ĐT “Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo…”.(Luật Giáo dục,điều 27
Xuất phát từ thực trạng nói trên, trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh
nghệm tôi xin trình bày một bài soạn đọc văn theo phương pháp dạy học tích cực
bằng câu hỏi gợi mởi giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức bài học

2.THIẾT KẾ BÀI DẠY.
Hoạt động của Gv và Hs
Hoạt động 1:

Nội dung cần đạt
I/ Tìm hiểu chung
1.Tác giả:

GV:Những yếu tố nào trong cuộc

- Phan Châu Trinh (1872-1926),tự Tử

đời tác động đến sự nghiệp của tác

Cán,hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn

5


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

giả?

-Quê: Quảng Nam
-Làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan,đi
làm cách mạng.
- Chủ trương cứu nước: lợi dụng thực dân
Pháptuy không thành nhưng nhiệt huyết của

ông ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào ái quốc
đầu thế kỉ XX
- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn

GV:Đối với Phan Châu Trinh,văn

chương để làm cách mạng.Thơ văn của ông

chương có vai trò như thế nào trong thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân
quá trình làm Cách mạng?

chủ.
-Tác phẩm tiêu biểu:SGK
2. Văn bản:
a. Xuất xứ:Văn bản là một đoạn trích trong
phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông
Tây(Gồm năm phần),được Phan Châu Trinh
diễn thuyết vào đêm 19/11/1925.

-Xác định thể loại của văn bản

b. Thể loại: văn chính luận

trên?

c. Bố cục: 3 đoạn

-Bố cục được chia làm mấy phần?

- Đoạn 1: Khẳng định nước ta chưa có luân lí


-Gv hướng dẫn đọc hiểu chi tiết

xã hội

văn bản

- Đoạn 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của ta

-Đối tượng của bài diễn thuyết này so với phương Tây
là ai?

- Đoạn 3: Chủ trương truyền bá XHCN cho

-GV:những người có mặt trong

người Vệt nam

đêm 19/11/1925 tại Hội thanh niên

II/ Đọc- hiểu văn bản:

Sài Gòn và toàn thể đồng bào ta.
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn

6


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT


Tác giả đã chọn cách vào đề như

1.Nêu thực trạng luân lí xã hội ở nước ta:

thế nào?

a/Thực trạng:
- Khẳng định: “Xã hội luân lí ở nước ta tuyệt
nhiên không có”
->hoàn toàn xa lạ với LLXH

-GV:để trách sự hiểu lầm của người - Phủ định: “Một tiếng bạn bè…không thể thay
nghe về khái niệm Luân lí xã

cho luân lí xã hội”-> Quan hệ bạn bè không thể

hội,tác giả đã lập luận như thế nào? thay cho luân lí xã hội mà chỉ là 1 bộ phận nhỏ,
rất nhỏ của luân lí xã hội mà thôi.
GV“Bình thiên hạ”:không phải là

- Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch “

cai trị xã hội, đè nén mọi người mà

những người học ra làm quan thường nhắc câu

góp phần làm cho xh no đủ, giàu

“Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai




hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”
cách vào đề bôc lộ quan niệm tư tưởng của

-GV: Qua phần nêu thực trạng của

một nhà Nho uyên bác, sắc sảo và thức thời

XH lúc bấy giờ,em hiểu gì về tư
tưởng của nhà nho PCT?

b/ Những biểu hiện cụ thể để làm sáng tỏ ý
đã khẳng định.

-GV:Để làm nổi bật thực trạng
LLXH ở nước ta,tác giả sử dụng
thao tác nào?

Luân lí xã hội nước ta
Luân lí xã hội Châu Âu
-Hoàn toàn xa lạ với khái -Rất thịnh hành và phát
niệm LLXH

triển(phóng đại)

D/C:điềm nhiên như kẻ
ngủ không biết gì là gì.
-Thiếu ý thức đoàn thể


- Có đoàn thể, có ý thức

-GV:Tác giả đã sử dụng những

-Dẫn chứng: phải ai tai

sẳn sàng làm việc chung,

thao tác lập luận nào để trình bày

nấy, ai chết mặc ai,cháy

có trình độ văn hoá, biết

nhà hàng xóm bình chân

nhìn xa trông rộng, có

những biểu hiện cụ thể tình trạng

Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn

7


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

nước ta không có luân lí xã hội?


như vại, đèn nhà ai nấy

tinh thần dân chủ…

-GV:Tìm những dẫn chứng? tác

sáng, chỉ nghĩ đến sự yên

-Dẫn chứng: khi người

ổn của riêng mình, mặc

có quyền thế hoặc chính

kệ tai nạn người khác,

phủ cậy quyền thế ,sức

bất công cũng cho qua…

mạnh đè nén ,áp bức

dụng của những dẫn chứng đó?

quyền lợi riêng của cá
nhân hay đoàn thể thì
người ta tìm mọi cách để
dành lại sự công bằng


->Với những lí lẽ sắc bén và dẫn chứng cụ
thể,rõ ràng,tác giả đã nghiêm khắc phê phán
-GV:Việc sử dụng thao tác lập luận
so sánh mang lại hiệu quả gì cho sự
diễn đạt?

hiện tượng không có luân lí ở nước ta.
2. Nguyên nhân của việc dân không biết
đoàn thể, không trọng công ích:
- Hồi cổ sơ: ông cha ta đã có ý thức đoàn thể,
cũng biết đến công ích

-GV:khoảng ba bốn trăm năm trước
nước ta có công ích không?

-Hiện nay:
+Bọn học trò(trí thức):ham quyền tước,bả vinh

-GV:Theo tác giả, nguyên nhân vì
sao dân không biết đoàn thể, không
trọng công ích?

hoa->kiếm cách thiết pháp luận,phá tan tành
đoàn thể.
+ Lũ vua quan :không quan tâm đến đời sống
nhân dân “dân khô mà chi!...Dân hại mà chi!”

-GV:Đối tượng nào làm cho nước
ta không có luân lí xã hội?
-HS:Bọn quan lại.


->coi việc dân ngu dốt như một ĐK để bóc lột
và củng cố ngôi vị.
+Bọn tay sai:cái chức kí lục,thông ngôn,bồi bếp
dự vào thân thế của chủ cũng ra làm quan
->lũ ăn cướp có giấy phép.
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn

8


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

+Dân thấy quan sang,quan quyền cũng bén mùi
làm quan;người này đối với kẻ kia đều ngó theo
sức mạnh.
- Bằng cách dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi
tả, lối so sánh ví von sắc bén ->tác giả đã chỉ ra
-GV:Qua cách lập luận của tác

những nguyên nhân nước ta không có đoàn thể

giả,em hiểu vì sao nước ta không

là do dân ta chỉ biết lo cho lợi ích cá nhân mà

có luân lí XH?

không có tinh thần tương trợ lẫn nhau,không


-GV:Thái độ ,tình cảm của tác giả

biết đoàn thể,không vì lợi ích chung.

ntn khi chỉ ra những nguyên nhân
trên?
-GV:Qua đó thể hiện tấm lòng của
một người có tình yêu đất nước
thiết tha, xót xa trước tình cảnh
khốn khổ của người dân, luôn quan
tâm đến vận mệnh của dân tộc, căm
ghét bọn quan lại xấu xa thối nát.

3. Nêu giải pháp:
-Muốn nước Việt Nam độc lập tự do:

-GV:Giải pháp của Phan Châu

+ Dân Việt Nam phải có đoàn thể

Trinh nêu ra là gì ?

+ Đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ
nghĩa trong nhân dân
giải pháp rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục.

-GV:giải pháp tác giả đưa ra có phù 4. Mục đích của bài diễn thuyết:
hợp không?


Kêu gọi xóa bỏ chế độ chuyên chế,gây dựng

-GV:Mục đích của bài diễn thuyết

tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ “truyền bá

này là gì?

XHCN”mới là con đường đi đúng đắn,tất yếu
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn

9


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

để đất nước
-GV:Điểm hạn chế trong việc chỉ ra
nguyên nhân nước ta không có luân
lí xã hội của PCT?
-GV:gợi ý:liên hệ với chủ trương
cứu nước của tác giả.
-HS:ông chưa nhận ra:kẻ thù của
dân tộc ta không chỉ có vua quan
mà còn là bọn thực dân Pháp.Muốn
có được độc lập không chỉ đánh đổ
chế độ quân chủ mà còn phải quét
sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi
đất nước.Để tiếp thu luân lí xã hội

tiến bộ của các nước Châu
Âu,chúng ta phải đứng trên quan hệ
bình đẳng giữa các dân tộc chứ
không phải đứng trên quan hệ
chính quốc và thuộc địa.
II. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
Hoạt động 2

-Yếu tố nghị luận:Lập luận chặt chẽ;dẫn

-GV: Những yếu tố nào làm nên

chứng cụ thể,xác thực; giọng văn sinh động,

đặc sắc nghệ thuật của văn bản?

độc đáo: lúc từ tốn, lúc mềm mỏng; lúc kiên
quyết, lúc đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ
nhàng.
-Yếu tố biểu cảm:bài viết dùng nhiều câu cảm
thán;cụm từ ẩn chứa tình cảm đối với đồng
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn 10


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

bào,dân tộc.
-GV: Qua văn bản em hiểu gì về


2.Nội dung:

nhân cách và con người Phan Bội

Văn bản thể hiện tinh thần yêu nước, tư tưởng

Châu?

tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu
Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối
của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể
vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng
của đất nước.
III/ Luyện tập:
1.Xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Phan

Hoạt động 3

Châu Trinh:là xã hội mà ở đó mọi người biết

-GV: Cách hiểu của Phan Châu

quan tâm,giúp đỡ nhau.

Trinh về khái niệm xã hội chủ

Ông viết: “Đó là tôi chỉ tỏ ra rằng chủ nghĩa xã

nghĩa khác chúng ta ngày nay như


hội luân lí hiện nay bên Âu châu đã mở mang

thế nào?

như thế.Muốn cho dễ hiểu,câu “trong nước
người này đối với kẻ kia”nghĩa là:người có
giúp cho ngườikhông,người mạnh giúp cho
người yếu”…(Đạo đức và luân lí Đông Tây).
2.Tính thời sự của chủ trương gây dựng nền
luân lí xã hội hiện nay:

-GV:Chủ trương gây dựng nền luân -Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt
lí xã hội ở Việt Nam của Phan

Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn ý

Châu Trinh đến nay còn có ý nghĩa

nghĩa thời sự. Nó nhắc nhở mọi người về tầm

thời sự không? Tại sao?

quan trọng của việc gây dựng tinh thần đoàn
thể vì sự tiến bộ,nhằm tạo nên ý thứ trách
nhiệm với cộng đồng.
-Nó cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ xã
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn 11



Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

hội tốt đẹp nếu vẫn còn những kẻ ích kỉ, “ham
quyền tước,ham bả vinh hoa”,tìm cách vơ vét
cho đầy túi tham mà không muốn bị ai lên
tiếng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi thử nghiệm soạn giảng sử dụng câu hỏi gợi mở, tôi nhận thấy học sinh
rất phấn khởi trong quá trình tiếp thu và cũng đã tạo được sự tham gia của nhiều đối
tượng HS trong giờ dạy nên kết quả giảng dạy được nâng cao.
Cụ thể:
Khối
Năm

10

11

12

2010-2011

2011-2012 2010-2011 2011-2012

2010-2011

2011-2012

KSĐN


14.52

15.7

19.94

41.52

22.1

39.2

HKI

38.2

40.0

56.8

58.0

60.0

61.0

HKII

67.1


62.0

81.1

81.0

70.4

71.0

học

4. KẾT LUẬN:
Qua thực tế cho thấy việc áp dụng thiết kế bài giảng theo hệ thống câu hỏi gợi
mở này có kết quả khá tốt. Người thầy phát huy được sự suy nghĩ, sáng tạo của hầu
hết học sinh trong lớp. Các em phần nào đã tích cực, chủ động trong quá trình tiếp thu
kiến thức. Tuy nhiên ngoài phương pháp này GV còn phải kết hợp với nhiều phương
pháp dạy học tích cực khác và cả kĩ thuật dạy học nữa thì mới được kết quả khả quan
hơn trong quá trình đổi mới PPDH cũng như sự yêu thích của HS đối với môn học
Nhưng thì việc đổi mới PPDH cũng phải kết hợp với phương pháp vấn đáp,đặt vấn đề
là rất quan trọng.
5. ĐỀ NGHỊ:
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn 12


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

Đề tài cũng chỉ là suy nghĩ của cá nhân, không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Mong các bạn đồng nghiệp góp ý chân thành để giáo viên có được nhiều hơn kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.Đặc biệt là
học sinh ngày càng yêu mến bộ môn Ngữ văn – một môn học giúp các em hướng đến
CHÂN-THIỆN-MỸ trong cuộc sống.

PHẦN III.THƯ MỤC THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn giáo viên môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông.
Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn 13


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

2.Sách giáo khoa Ngữ văn 11,tập 2(chương trình chuẩn)-NXB Giáo dục.
3. Sách giáo viên Ngữ văn 11,tập 2(chương trình chuẩn)-NXB Giáo dục.

Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn 14


Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học môn
Ngữ văn THPT

Trần Thị Hồng Ân – Trường THPT Lê Hoàn 15



×