Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của dòng sản phẩm dây cáp điện của công ty SUMIDENSO Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DÒNG SẢN PHẨM
DÂY CÁP ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH SUMIDENSO VIỆT
NAM
Giáo viên hướng dẫn : Th.S TRƯƠNG TUẤN ANH
Sinh viên thực hiện : PHẠM CHÍ PHÁT
Lớp : QTKD CN&XD 51B
Mã sinh viên : CQ512394
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
Hà Nội - 2013
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 2
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 2
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Error: Reference source not found
Sơ Đồ 2.1: Qui trình công nghệ dây trần Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Qui trình công nghệ bọc dây Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp Error: Reference source not found
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 2


SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta phải thu hút mạnh các doanh
nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Họ có tiềm lực vốn mạnh, khoa học công nghệ phát
triển và phương thức quản lý hiệu quả. Đó là nguồn ngoại lực rất quan trọng trong
quá trình công nghiệp hóa đất nước. Đảng và nhà nước nhận thức được điều đó và
đã có những chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu
tư, sản xuất kinh doanh bằng những chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng, cải tổ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.
SUMIDENSO là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn thuộc tập đoàn
SUMITOMO của Nhật Bản, sản xuất kinh doanh về lĩnh vưc dây cáp điện, dây dẫn
điện trong các thiết bị điện tử. Sự xuất hiện của SUMIDENSO giúp đẩy mạnh
ngành công nghiệp phụ trợ vốn còn kém phát triển của Viêt Nam. Tuy nhiên gần
đây kinh tế gặp nhiều khó khăn, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp
nước ngoài, sự tăng trưởng doanh thu những năm gần đây của SUMIDENSO đang
có sự trững lại. Xuất phát từ thực tế này em đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu vấn
đề của công ty đang gặp phải, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy Trương Tuấn
Anh, em đã chọn đề tài:” Nâng cao năng lực cạnh tranh của doàng sản phẩm
dây cáp điện của công ty SUMIDENSO Việt Nam” làm đề tài chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Chuyên đề được chia làm 3 chương với các tiêu đề như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về công ty TNHH SUMIDENSO Việt Nam.
CHƯƠNG 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh dòng sản phẩm dây cáp điện
của công ty TNHH SUMIDENSO Việt Nam.
CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh dòng sản
phẩm dây cáp điện của công ty TNHH SUMIDENSO Việt Nam.
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
1

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SUMIDENSO VIỆT NAM
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
* Tên công ty: công ty TNHH SUMIDENSO VIỆT NAM
* Tên tiếng Anh: Sumidenso Vietnam Co. , Ltd
* Đ/c: Khu Công nghiệp Đại An, Tp. Hải Dương, T. Hải Dương
Điện thoại: 【0320】 3784 568
3555 813
3555 814
3555 815
Fax: 【0320】 3555 812
*Số TK: 0491000005142
*Mã số thuế: 0800342242
*Ngày thành lập: 31/03/2004
*Vốn pháp định: 30 triệu USD
*Tổng số cán bộ công nhân viên: trên 5000 người
*Quá trình xây dựng và phát triển:
31/03/2004 : Nhận Giấy phép đầu tư với số vốn điều lệ ban đầu là 5 triệu USD
01/06/2004 : Lễ khởi công xây dựng nhà máy số 1
06/12/2004 : Hoàn thành việc xây dựng nhà máy số 1
16/11/2005 : Tăng vốn điều lệ lên 11 triệu USD
12/2005 : Thuê thêm được 43. 361 m2 đất
02/2006 : Hoàn thành xây dựng nhà máy số 2 với diện tích
14. 400 m2
05/06/2006 : Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 18 triệu USD
18/08/2006 : Tiếp tục tăng vốn điều lệ của Công ty lên 25
triệu Đôla Mỹ
1/11/2007 : Hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng Nhà máy số 3 với
diện tích là 43. 000m2
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B

2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
*Ngành nghề kỉnh doanh: Trên cơ sở Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số
0800342242 đăng ký lần đầu ngày 31/03/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải
Dương, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm : Sản xuất và kinh doanh dây
và cáp điện.
*Sản phẩm chủ yếu của công ty: Công ty TNHH SUMIDENSO Việt Nam là
doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại dây và cáp điện phục vụ rộng rãi cho các
ngành công nghiệp cũng như các nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt thường ngày,
bao gồm: Dây điện dân dụng; dây và cáp điện lực; dây dẫn trong các thiết bị điện
tử, ô tô, xe máy;
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH SUMIDENSO VIETNAM là công ty thuộc tập đoàn
SUMITOMO của Nhật Bản (tập đoàn SUMITOMO có hơn 100 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trong thiết bị điện tử và công nghệ cao) được
cấp phép đầu tư vào khu công nghiệp Đại An vào tháng 3 năm 2004, với số vốn
điều lệ là 5 triệu USD
Đây là nhà máy đầu tiên sản xuất mạng dây điện phục vụ cho sinh hoạt và
công nghiệp, dây dẫn trong các thiết bị điện tử dùng trong ô tô Việt Nam, cung cấp
cho nền công nghiêp ô tô còn non trẻ những phụ kiện sản xuất trong nước, thúc đẩy
nền công nghiệp phụ trợ. Ngoài đáp ứng những đơn hàng cho khách hàng trong
nước như Canon Viêt Nam, Toyota Việt Nam, . . , công ty còn xuất khẩu sang Nhật
Bản và các nước khác.
SUMIDENSO sau hơn 8 năm hoạt động hiện có 3 nhà máy sản xuất với hơn
5000 công nhân. Công ty hiện là nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây
cáp và dây dẫn điện không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. SUMIDENSO đã
trở thành một đơn vị mạnh toàn diện làm ra nhiều sản phẩm với trình độ công nghệ
cao không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu. Tháng 2
năm 2005 công ty đã xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Sản
phẩm của công ty đã đáp ứng được nhiều yêu cầu khó tính của các đối tác như

Toyota, Canon, Yamaha, …và trở thành một thương hiệu uy tín được các đối tác và
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
người sử dụng tin dùng
Trong quá trình hoạt động và phát triển, mặc dù nền kinh tế trong nước và
quốc tế đang gặp nhiều khó khăn với nhiều sự biến động, khủng hoảng kinh tế kéo
dài, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, lạm phát tăng cao, …Công ty đã trụ vững
và không ngừng phát triển, trình độ của cán bộ công nhân viên nâng cao, đời sống
được cải thiện.
1.3.ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: SUMIDENSO
Công ty TNHH SUMIDENSO VIỆT NAM là công ty TNHH một thành viên
do tập đoàn SUMITOMO làm chủ sở hữu. SUMITOMO đã cử 3 người làm đại diện
theo ủy quyền làm thành viên Hội đồng thành viên, đó là các ông (Ninomiya Kate,
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
4
Phòng
kỹ thuật
sản xuất
Hội đồng
thành viên
Ban giám
đốc
Phòng
tổ chức
lao
động
tiền

lương
Phòng
hành
chính
tổng
hợp

Phòng
kế
hoạch
Phòng
kế toán
Phòng
quản lý
chất
lượng
Ban kiểm
soát
Phân
xưởng
1
Phân
xưởng
2
Phân
xưởng
3
Phân
xưởng
4

Phân
xưởng
5
Phân
xưởng
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
Yamada Taro, Yobisute Maso). Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu là tập
đoàn SUMITOMO tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu; chịu
trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu SUMITOMO về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao. Ông Yobisute Maso làm chủ tịch Hội đồng thành
viên.
Hội đồng thành viên đã thuê ông Haruhia Kato làm tổng giám đốc và cũng là
người đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Haruhia Kato có trách nhiệm thực
hiện các quyết định của hội đồng thành viên, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, ban hành các quy chế quản lý nội bộ, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trong phạm vi
thẩm quyền, trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên và
các quyền khác theo điều lệ của công ty.
Tập đoàn SUMITOMO còn cử các ông Keitaro Emiko, Amarante Maiko làm
thành viên ban kiểm soát. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp,
trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên; thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo
tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý; kiến nghị chủ sở hữu công
ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh
doanh của công ty.
Ban giám đốc công ty gồm:
+ Giám đốc điều hành: 01 người,
+ Phó giám đốc chuyên môn: 02 người
- Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và là người
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được

giao. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc được quy định cụ thể trong điều lệ của
Công ty.
- Các phó Giám đốc Công ty do Giám đốc Công ty đề xuất, Hội đồng thành
viên phê duyệt và quyết định bổ nhiệm. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp, hỗ trợ
cho Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thành
viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
- Các trưởng, phó phòng của Công ty do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, là
những người giúp việc cho Giám đốc, phó Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Công ty về những công việc được giao.
- Các phòng chức năng trong công ty:
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện
các định mức lao động, đơn giá tiền lương của toàn Công ty. Lập kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn về nhu cầu lao động của công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện tiêu
chuẩn nghiệp vụ, chức danh ngành nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và tiêu chuẩn
thi tuyển lao động của toàn công ty. Tổ chức quyết toán quỹ tiền lương, tiền thưởng
của toàn công ty. Quản lý công tác lao động và tiền lương của công ty. Theo dõi,
hướng dẫn người lao động thực hiện nội quy, kỷ luật lao động, ký kết hợp đồng lao
động. Thống kê, tổng hợp và phân tích tình hình về số lượng, chất lượng lao động,
hiệu quả sử dụng lao động. Lên kế hoạch mua sắm, trang bị các thiết bị bảo hộ cho
người lao động, việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện
đóng các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động. Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tranh chấp lao động.
+ Phòng hành chính tổng hợp: có các chức năng là thực hiện các công tác
quản trị hành chính, quản trị nhân sự , thanh tra, bảo vệ pháp chế, quản lý các loại
văn bản, giấy tờ, hợp đồng ….Là cầu nối liên lạc giữa các phòng, cấp dưới lên cấp
trên và ngược lại. Làm trung tâm thông tin, truyền mệnh lệnh của lãnh đạo đến
những nơi cần thiết, kịp thời và chính xác. Đồng thời cung cấp thông tin quan trọng

cho các cấp quản lý. Phòng hành chính tổng hợp còn thực hiện công tác lưu trữ văn
thư, tiếp khách, báo chí, các cơ quan truyền thông, các tổ chức đơn vị, các đối tác
của công ty. Thực hiện quản lý tài sản, các phương tiện của công ty theo phân cấp.
+ Phòng kỹ thuật xản xuất: có nhiệm vụ là quản lý các trang thiết bị máy móc
trong công ty, quản lý kỹ thuật công nghệ và môi trường, chất lượng sản phẩm, kế
hoạch bảo dưỡng, kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, nghiên cứu phát triển ứng
dụng, công nghệ mới, phân công công việc trong việc sử dụng các thiết bị phục vụ
cho nhu cầu của các phòng ban và các đơn vị khác trong công ty. Lên kế hoạch áp
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện việc khai báo, đăng ký và tổ chức
khám nghiệm kỹ thuật các thiết bị máy móc, vật tư đảm bảo các yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động và vệ sinh sản xuất; lập các kế hoạch kiểm tra định kỳ và
xin cấp phép sử dụng các trang thiết bị mới. Thực hiên tổ chức kiểm định, hiệu
chuẩn các phương tiện đo do đơn vị mình quản lý. Tham gia điều tra nguyên nhân
và khắc phục sự cố hỏng hóc máy móc, thực hiên bảo dưỡng sửa chữa máy móc,
thiết bị.
+ Phòng kế hoạch: Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty
trong từng thời kỳ, tham mưu cho lãnh đạo các kế hoạch đầu tư và thiết lập các dự
án đầu tư. Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm, các kế
hoạch ngắn hạn, dài hạn. Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản
xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định.
Hướng dẫn cho các phòn, ban, các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của
mỗi đơn vị. Tổng hợp, thu thập các số liệu, lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các
đơn vị thành viên để lập kế hoạch chung của Công ty. Phân tích đánh giá kết quả
việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế
hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, mặt yếu, tìm ra những nguyên nhân để
phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Dựa trên tình hình thực tế của công ty,
phòng kế hoạch dự báo những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như vi

mô để kịp thời điều chỉnh, đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho phù
hợp với những biến động của môi trường.
+ Phòng kế toán: phòng kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch thu, chi tài chính
hàng năm của Công ty, tham mưu cho Giám đốc, trình hội đồng thành viên phê
duyệt. Thực hiện kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi
đối chiếu công nợ. Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn cho
Công ty, tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và
hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty. Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ
tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc. Triển khai công tác nghiệp vụ kế
toán tài vụ trong toàn Công ty. Thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo đúng tiến
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
độ và cùng tham gia với các phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lãi, lỗ cho
từng đơn vị trực thuộc, giúp cho giám đốc Công ty, hội đồng thành viên nắm chắc
các thong tin về nguồn vốn, lợi nhuận để kịp thời có những quyết định chiến lược.
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, công tác quản lý thu
chi tài chính của các phòng, ban Công ty. Thực hiện thanh toán tiền lương và các
chế độ khác cho nhân viên, người lao động theo phê duyệt của Giám đốc. Lập báo
cáo tài chính, báo cáo thuế theo yêu cầu của pháp luật. Kiểm tra định kỳ về công tác
kế toán, thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty.
Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh
quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế của Công ty.
+ Phòng quản lý chất lượng: hỗ trợ Ban giám đốc xây dựng, quản lý, phát
triển hệ thống dánh giá chất lượng. Phối hợp với các phòng ban khác đảm bảo việc
tuân thủ các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất một cách triệt để. Tiếp nhận công
nghệ mới thông qua quy đánh giá nghiệm ngặt ở nước ngoài cũng như trong nước.
Lên kế hoạch phát triển sản phẩm mới, sản xuất thử nghiệm, đánh trước khi đưa vào
sản xuất hàng loạt. Kiểm tra, cải tiến và thiết kế lại, đổi mới phương pháp sản xuất.
Tổ chức, tham gia các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, giảm tỷ lệ sản phẩm

sai hỏng và báo cáo định kỳ hàng tháng, hằng năm lên Ban lãnh đạo Sumidenso.
Liên tục cải tiến chất lượng, đánh giá chất lượng sản phẩm,quá trình sản xuất,tìm ra
nguyên nhân và khắc phục khi có những sai lệch vượt mức về chất lượng sản phẩm.
Tổ chức họp hàng tháng để đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề phát
sinh.
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty những năm gần đây vẫn có nhiều khả quan. Tính trong 6 năm từ 2007 tới
2012 giá trị tổng sản lượng có mức tăng trung bình là 8,2%. Trong khi đó mức tăng
doanh thu trung bình là 7,1%. Mức tăng tuy không cao nhưng khá ổn định. Trong
thời buổi kinh tế suy giảm như hiện nay nhiều công ty phải thua lỗ, phá sản thì công
ty có mức tăng trưởng như vậy là rất đáng khích lệ.
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh
Nội dung Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1.giá trị tổng
sản lượng
Tr.đ 641.832 754.913 812.985 874.654 895.653 905.634
2.doanh thu Tr.đ 629.813 745.276 775.875 813.852 848.745 858.645
3.tổng chi phí 547.320 677.123 702.846 747.864 806.465 796.873
4.lãi trước thuế Tr.đ 82.493 68.153 63.029 66.988 42.283 61.772
Nguồn: SUMIDENSO
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng tổng giá trị sản lượng và tổng doanh thu
giai đoạn 2007-2012 ( đv:trđ)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị sản lượng và doanh thu tăng mạnh vào năm
2007. Đây là lúc tình hình kinh tế đang tăng trưởng,doanh nghiệp mở rộng quy mô,
chiếm lĩnh thị trường. Giai đoạn sau khủng hoảng từ cuối năm 2008 tăng trưởng có
sự giảm sút. Năm 2010 đến nay gần như không có tăng trưởng. Nhờ có các hoạt

động mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, xúc tiến thương mại vào các thị
trường tiềm năng mà doanh nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương, trong
khi các doanh nghiệp khác thua lỗ, phải thu hẹp sản xuất
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH DÂY CÁP
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH SUMIDENSO VIỆT NAM
2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH
HƯỞNG TỚI CÔNG TY
2.1.1.Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành phát triển
môi trường kinh doanh. Nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh sẽ kéo theo nhu nhập
của người dân tăng lên dẫn tới nhu cầu về các sản phẩm của công ty tăng theo, nó
tạo ra cơ hội giúp cho công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thị phần, tăng
lợi nhuận. Khi kinh tế suy thoái nó cũng gây ra nhiều khó khăn cho công ty, đòi hỏi
công ty phải có những biện pháp mạnh, tăng sức cạnh tranh để đối phó với sự sụt
giảm của thị trường
- Tỷ lệ lãi suất và lạm phát
Đầu năm 2008 khi lạm phát tăng cao,giá các yếu tố đầu vào nguyên vật
liệu,tiền lương lao động cũng tăng vọt,SUMIDENSO đã gặp nhiều khó khăn trong
việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mở rộng. Lãi suất tăng cao làm chi phí
vốn của công ty tăng lên. Những biến động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới lợi
nhuận của công ty,nó làm tăng giá thành sản phẩm, khiến công ty không thể mở
rông hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thời kỳ này lãi xuất cho vay có lúc
đạt tới 21% một lãi xuất lỷ lục, các doanh nghiệp nói chung khó có thể kinh doanh
gì để trả cho mức lãi suất ngất ngưởng này. Rất may tỷ lệ nguồn vốn phải vay của
công ty chỉ chiếm gần 30%, phần chính chủ yếu là vốn chủ sở hữu từ tập đoàn mẹ
nên công ty giảm thiểu khó khăn do tác động của lãi xuất so với các doanh nghiệp

khác. Từ năm 2009 cho tới nay, nhờ những biện pháp mạnh của chính phủ lãi xuất
đã hạ nhiệt xuống dưới 10% và khá ổn định, công ty chủ động tăng thêm nguồn vốn
huy động từ ngân hàng nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh
những tác động từ tỷ lệ lãi xuất thì kèm theo đó là những khó khan do lạm phát tăng
cao. Giá nguyên vật liệu đầu vào, tiền lương tăng cao làm chi phí sản xuất tăng,
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
công ty buộc phải tăng giá bán làm lượng cầu giảm dẫn tới lợi nhuận giảm. Tuy
nhiên công ty đã vượt qua tình trạng khó khăn này. Năm 2013 là một năm ổn định
sản xuất kinh doanh khi lãi xuất ổn định, lạm phát được kìm chế ở mức thấp. Đó là
những nỗ lực đáng ghi nhận từ những chính sách vĩ mô của Chính phủ.
- Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có tác dụng trực tiếp tới tính cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Khi đồng nội tệ giảm giá làm giá hàng hóa giảm, điều này làm tăng sức cạnh
tranh về giá so với các sản phẩm nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu. SUMIDENSO là
doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Công ty thường xuyên phải nhập
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài, đồng thời cũng xuất khẩu hang
hóa của mình tới nhiều nước trên thế giới. Vì vậy SUMIDENSO là một chủ thê
tham gia và chịu sự tác động từ những chính sách tỷ giá hối đoái của nhà nước.
Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã duy trì một mức tỷ giá hối đoái cao nhằm
khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá đoái tăng làm hàng hóa của công ty rẻ đi tương đối,
chi phí cho tiền lương thực tế giảm. Tuy nhiên do nguồn nguyên vật liệu của công
ty lại chủ yếu nhập từ nước ngoài nên chính sách tỷ giá hối đoái cao lại ảnh hưởng
tới giá nguyên vật liệu đầu vào của cua công ty. Thời gian gần đây, công ty đang
chủ chương tìm kiếm, hợp tác với tác đối tác trong nước làm giảm phụ thuộc nguồn
cung nguyên vật liệu từ nước ngoài để tận dụng tốt hơn chính sách hỗ trợ xuất khẩu
từ Chính phủ.
2.1.2. Môi trường công nghệ
Công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của các lĩnh

vực,ngành cũng như nhiều doanh nghiệp.Thực tế đã chứng minh công nghệ có thể
làm xuất hiện một lĩnh vực mới, đồng thời cũng có thể xóa đi nhiều lĩnh vực kinh
doanh. Qua đó nó có thể quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự thay đổi
công nghệ ảnh hưởng tới chu kỳ sống của sản phẩm, ảnh hưởng tới phương pháp
sản xuất , nguyên vật liệu cũng như người lao động.
Hiểu được vai trò quan trọng của công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh, SUMIDENSO đã trang bị cho mình những công nghệ tiên tiến nhất được
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
nhập khẩu từ nhiều nước có nền công nghiệp phát triển như Ytalia, Đức, Hà Lan,
Hàn Quốc, Điều này làm cho công ty tăng năng suất lao đông,chất lượng sản phẩm
cao,tỷ lệ phế phẩm thấp,giá thành trên một đơn vị giảm đáng kể,lợi nhuận đơn vị
tăng lên,sức cạnh tranh của công ty được tăng cường.
2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội
Nước ta có dân số trẻ, tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao,điều này đã tạo điều
kiện cho công ty tuyển được người lao động. Người lao động trẻ dễ dàng tiếp thu
được những cái mới, phong cách làm việc công nghiệp, khả năng thích ứng với
công nghệ mới. Trong văn hóa Việt Nam, người phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong
chăm sóc gia đình, kết hôn, sinh đẻ trong độ tuổi lao động, tỷ lệ sinh cao, thời gian
nghỉ thai sản nhiều lần gây ảnh hưởng tới công việc. Vì vậy, công ty ưu tiên tuyển
nhân viên nam nhiều hơn.
2.1.4. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa,nóng ẩm mưa nhiều,độ ẩm
không khí cao làm nguyên vật liệu của công ty nếu không bảo quản cẩn thận có thể
bị oxy hóa ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm,độ bền của máy móc,thiết bị.Vì vậy
công ty phải chú trọng công tác bảo quản nguyên vật liệu, máy móc,thiết bị tốt để
giảm sự ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết. Ngoài ra thì thời tiết cũng ảnh hưởng tới
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cáp điện của công ty.Nhũng mùa mưa nhiều các công
trình xây dựng giảm khiến doanh thu trong thị trường nội địa có sự sụt giảm so với

mùa khô.
2.1.5. Môi trường chính trị, luật pháp
Cơ chế chính sách cảu Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng ngày càng lớn đến
hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố chi phối hoạt động của doanh nghiệp gồm
các quy định về tín dụng, về chống độc quyền, các sắc luật về thuế, các chế độ tiền
lương, chế độ phụ cấp cho người lao động, luật bảo vệ môi trường, các quy định
trong lĩnh vực ngoại thương,…Các nhân tố này ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Hệ thống luật pháp tạo nên hành lang pháp lý,tạo một
sân chơi chung công bằng cho các doanh nghiệp
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
Công ty TNHH SUMIDENSO là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài, là thành phần kinh tế được Nhà Nước khuyến khích phát triển. Công ty đã
được nhận những ưu đãi về thuế suất, miễn thuế trong 5 năm đầu, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng và nhiều chính sách ưu đãi khác.
Công ty đã nhận thấy rõ ưu thế về ổn định chính trị,ưu tiên về chính sách và
các điều kiện thuận lợi khác ở Việt Nam nên đã không ngừng mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, tận dụng các ưu thế nhằm chiếm lĩnh thị trường và tối đa hóa
lợi nhuận
Tuy nhiên hệ thống luật pháp,chính sách của Việt Nam vẫn còn thiếu ổn định,
các chính sách thay đổi nhanh, không có kế hoạch gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chính sách đối ngoại
Theo văn kiện tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Đảng cộng
sản và nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng,
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập với phương châm:
Đảng và Nhà nước Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các
nước trên thế giới, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình, độc lập và phát triển.
Từ sau thời kỳ đổi mới thì Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với

Hoa kỳ vào năm 1995 và Trung Quốc vào năm 1992, gia nhập khối ASEAN vào
năm 1995.
Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất
cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu
Phi: 47), bao gồm tất cả các nước và các khu tự trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng
là thành viên của 64 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính
phủ. Đồng thời, Việt Nam đã đặt quan hệ thương mại với 167 nước và vùng lãnh
thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam từng đóng vai trò là ủy viên
ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UPU, UNDP và UNFPA. Vai trò ngày càng
quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ
chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, tham dự nhiều cuộc gặp đa phương, đơn
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
phương. Năm 1999, tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng pháp ngữ.
Năm 1998, tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN.
Năm 2003, tổ chức hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi.
Tháng 10, năm 2004, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM.
Tháng 11, năm 2006, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC.
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng,
mộtbước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Kể từ thời
điểm này hàng hóa của Việt Nam được vào nhiều các thị trường mới tiềm năng, với
một luật chơi công bằng hơn.
Vào ngày 16/10/2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra tại phiên họp Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam đã chính thức được bầu làm thành viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốcnhiệm kỳ 2008-2009. Vai trò
trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng lên là tiền đề tốt, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó
có công ty SUMIDENSO. Đồng thời việc ra nhập kinh tế toàn cầu cũng làm cho

công ty nhiều thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại có
chất lượng và giá thành phải chăng nhập khẩu vào Việt Nam. Kể từ khi giảm thuế
nhập khẩu cho các mặt hàng cáp điện xuống còn 5% có hiệu lực trong năm 2007,
các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không
ngừng đổi mới về công nghệ, nâng cao năng lực quản lý điều hành, giảm giá thành
sản xuất. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ
tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của SUMIDENSO đi vào các nước ASEAN. Sau
khi gia nhập ASEAN và WTO, môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi, thị
trường được mở rộng. Các quan hệ chính trị, ngoại giao ổn định, các rào cản về
thương mại được giảm bớt, các ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp như ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng…tạo
điều kiện thuận lợi cho các công ty phát triển thị trường kinh doanh của mình
2.1.6. Môi trường toàn cầu
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
Việt Nam ra nhập WTO vào năm 2007 là cơ hội thuận tiện cho nền kinh tế
phát triển nói chung và cho SUMIDENSO phát triển nói riêng. SUMODENSO có
điều kiện tham gia quảng bá sản phẩm, thương hiệu ra thị trường quốc tế. Hội nhập
kinh tế không chỉ giúp SUMIDENSO củng cố thị trường trong nước mà còn mở
rộng thị trường nước ngoài, sản phẩm được áp dụng công nghệ cao có chất lượng
tốt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
SUMIDENSO đã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa
thương hiệu công ty trở thành một thương hiêu mạnh mang tầm quốc tế.Quan hệ
liên kết với các nhà cung ứng nguyên vật liệu giúp SUMIDENSO ổn định nguyên
vật liệu,chủ động trong sản xuất kinh doanh
Thị trường xuất khẩu chính của SUMIDENSO hiện nay là các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc, các nước châu Âu, Mỹ,… Việc tạo được mối quan hệ tốt với các bạn
hàng giúp cho sản phẩm của SUMIDENSO thuận lợi xâm nhập được vào các thị
trường xuất khẩu

2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NGÀNH ẢNH
HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DÂY CÁP
ĐIỆN CỦA CÔNG TY
2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Theo M. Porter đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ hiện tại chưa cạnh
tranh trong ngành này nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định
gia nhập. Những đối thủ này nhiều hay ít có tác động lớn tới lợi nhuận của ngành
và qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh của SUMIDENSO và những điều
chỉnh chiến lược của Công ty trong tương lai. Cường độ cạnh tranh trong ngành cao
hay thấp, số lượng đối thủ ra nhập ít hay nhiều chịu tác dộng của các nhân tố như là
sức hấp dẫn của ngành sản xuất cáp điện và những rào cản ra nhập ngành.
SUMIDENSO luôn phân tích, dự báo, lên kế hoạch chiến lược một khi cạnh tranh
của ngành sẽ tăng lên.
Sức hấp dẫn của ngành: Ngành sản xuất dây cáp điện của Việt Nam hiện vẫn
còn rất tiềm năng. Nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống mạng
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
điên công nghiệp và mạng điên tiêu dung là rất lớn. Tính trong giai đoạn 2000 tới
2010 tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình là 6,7%, tốc độ tăng trưởng trong
ngành công nghiệp xây dựng nói riêng là 8.4%. Đó là những con số cho thấy tiềm
năng của ngành vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất cáp điện
của Việt Nam tuy nhiều nhưng quy mô nhỏ, chất lượng cạnh tranh kém. Đây là điều
kiên thu hút các doanh nghiệp mạnh của nước ngoài ra nhập ngành. SUMIDENSO
luôn phải cảnh giác với những đối thủ này.
Rào cản ra nhập: Những doanh nghiệp muốn ra nhập sẽ vấp phải những rào
cản về khác biệt hóa sản phẩm, những ưu thế tuyệt đối về chi phí, quy mô kinh tế,
kênh phân phối, phản ứng lại của các doanh nghiệp trong ngành. Đối với ngành sản
xuất dây cáp điện có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia, các doanh nghiệp khá
cân sức, không có một số ít các doanh nghiệp có sự chi phối thị trường nên rào cản

về phản ứng của các doanh nghiệp là khá thấp. Hệ thống phân phối cũng dễ tạo
dựng hơn so với các ngành khác. Các yếu tố cản trở cao như yêu cầu về vốn, công
nghệ, quy mô kinh tế. Tuy nhiên hiện tại có nhiều tập đoàn,công ty lớn có thể vượt
qua các rào cản này gia nhập ngành, làm cường độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.
2.2.2. Các nhà cung cấp đầu vào
Nhà cung cấp nguyên vật liệu của SUMIDENSO là các đối tác chủ yếu đến
chủ yếu từ Trung Quốc một số nhập trong nước. Những nhà cung cấp lớn của công
ty như là TAIXIN cung cấp hạt nhựa, POGAMI, TISCO STILL cung cấp thép,
đồng, Đó các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho những nhà sản
xuất lớn trên thế giới. Họ kiểm soát nguồn nguyên liệu và gây sức ép về giá với
công ty, nhất là trong những thời kỳ khan hiếm nguồn hàng, giá cả thị trường tăng
cao. Các nhà cung ứng không chỉ gây sức ép về giá mà còn về chất lượng nguồn
hang, tiến độ giao hàng. Thực tế cho thấy trong những năm qua công ty vẫn chưa
chủ động trong công tác thu mua, dự trữ nguyên vật liệu. Do các kho dự trữ không
lớn, lượng hàng hóa dự trữ không nhiều, mỗi lần mua số lượng đặt không lớn nên bị
các nhà cung ứng gây sức ép, dẫn tới không chủ động trong sản xuất kinh doanh và
gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục điều này công ty cần phải xây dung hệ thống kho
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
dự trữ đủ lớn, tăng cường quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các yếu
tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình như vật tư, thiết bị, nhân lực,
tài chính. Sự đảm bảo của nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, tạo được những mối quan hệ tốt với những
nhà cung cấp có danh tiếng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.3. Khách hàng
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, một nhu cầu phát sinh luôn có rất
nhiều doanh nghiệp cung ứng. Khách hàng được lựa chọn sản phẩm mà họ ưng ý
nhất, được thay đổi cảm giác trải nghiệm với những sản phẩm khác nhau, đó những
quyền lợi mà họ nhận được khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Họ cũng thật sự là

chủ, là người quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tất cả các
chiến lược, sứ mệnh của doanh nghiệp đều tập trung vào vị “ thượng đế” này. Và
quyền năng của vị “ thượng đế” này luôn là sức ép, là áp lực, ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khách hàng được chia làm hai nhóm, đó là khách hàng lẻ và nhà phân phối.
Cả hai nhóm nay, họ đều gây áp lực lên công ty về giá cả, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ theo kèm, chính họ là những người điểu khiển cạnh tranh thông qua các
quyết định mua hàng của mình. Các áp lực gây ra cho công ty được xem xét trên
sức ép về giá cả, chi phí chuyển đổi của khách hàng và áp lực về chất lượng sản
phẩm.
- Sức ép về giá cả: Kinh tế ngày một phát triển, người dân ngày càng có sự
lựa chọn hơn trong việc mua sắm hàng hóa. Bên cạnh đó thu nhập của họ là có hạn
nên ai cũng muốn mua được nhiều sản phẩm nhất với chi phí ít nhất. Họ luôn đòi
Công ty phải giảm giá sản phẩm. Các đại lý phân phối mua hàng với quy mô lớn
nên cũng gây sức ép về giá cả cho công ty. Họ luôn đòi chiết khấu cao và nhiều ưu
đãi về hỗ trợ bán hàng.
- Chi phí chuyển đổi của khách hàng: Giá các sản phẩm cáp điện không phải
quá lớn so với thu nhập của người dân. Bên cạnh đó thì giá cả giữa các doanh
nghiệp trong ngành không chênh lệch nhiều. Cho nên khách hàng rất dễ chuyển
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
sang dùng sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Chi phí chuyển đổi thấp của khách
hàng luôn tạo ra sức ép cho công ty. Vì vậy công ty luôn phải không ngừng phát
triển sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ để làm hài lòng khách hàng.
- Áp lực về chất lượng sản phẩm: Bên cạnh những yêu cầu về giá cả thì khách
hàng cũng đòi hỏi về chất lượng. Họ muốn sản phẩm mang lại giá trị lợi ích lớn
nhất cho họ. Chất lượng là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi mua sản phẩm dây cáp
điện. Dây cáp điện phải bền, chống oxi hóa, chịu được các tác động từ điều kiện khí
hậu và đặc biệt phải là an toàn.

Tóm lại khách hàng có ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của Công ty.
Họ có thể gây sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua, yêu cầu chất lượng phải
tốt hơn với cùng một mức giá và Công ty phải đáp ứng những yêu cầu đó nếu muốn
chiến thắng trong cạnh tranh.
2.2.4. Các đối thủ trong ngành
Ngành công nghiệp sản xuất cáp điện ngày càng có nhiều đối thủ ra nhập, sản
phẩm của SUMIDENSO không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài và hàng ngoại nhập. Theo khảo sát sơ
bộ của công ty thì hiên nay có hơn 140 nhà sản xuất cáp điện lớn, nhỏ, có thể chia
làm các nhóm đối thủ chính sau:
Các doanh nghiệp nhà nước: có hơn 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất dây cáp điện như là công ty cổ phần cơ điện Trần Phú, công ty TNHH
Elmaco (bộ thương mại), công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam (CADIVI) và
nhiều doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp này có nguồn vốn dồi dào từ ngân sách
nhà nước, các thiết bị được đầu tư mới, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như là
chính sách thuế, chính sách tín dụng, Tuy nhiên những công ty này có nhược điểm
là hệ thống quản lý chưa hiệu quả, cơ chế giám sát không minh bạch. SUMIDENSO
tự tin với hệ thống quản lý tốt hơn của mình có thể cạnh tranh tốt những doanh
nghiệp này.
Các doanh nghiệp tư nhân: đến nay phía Bắc có hơn 30 cơ sở, phía Nam có
hơn 70 doanh nghiệp đủ loại quy mô từ lớn đến nhỏ. Doanh nghiệp tư nhân ở Việt
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
Nam quy mô còn nhỏ, hoạt động manh mún, chủ yếu sản xuất theo hợp đòng gia
công, một số tự sản xuất nhưng cũng không mạnh. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp
quản lý kinh doanh tốt, có thâm niên trong ngành cũng lớn mạnh và trở thành đối
thủ cạnh tranh của SUMIDENSO.
Các doanh nghiệp nước ngoài: dưới hinh thức 100% vốn nước ngoài hay liên
doanh, liên kết như công ty cổ phần cáp điện Tara Việt nam (Đài Loan), công ty cáp

điện evertop (Đài Loan), Các doanh nghiệp này có phương pháp quản lý tốt,
nguồn vốn dồi dào, mạnh về công nghệ, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Đây là
những đối thủ thực sự đáng lo ngại của SUMIDENSO. Không chỉ cạnh tranh ở thị
trường trong nước mà họ còn mở rông kinh doanh ở những thị trường quốc tế mà
công ty đang mở rộng.
Hàng nhập ngoại từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, hàng hóa đễ dàng được
luân chuyển qua biên giới, tạo ra một thị trường toàn cầu. Các rào cản về thuế quan
ngày càng giảm, doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất đơn vị thấp, giá bán cạnh
tranh, hệ thống phân phối tốt là hàng hóa dễ dàng vào được thị trường và được
người tiêu dùng chấp nhận. Đây cũng là một trong những nguy cơ cho sản phẩm
của doanh nghiệp để có thể đứng vững và chiếm lĩnh được thị trường.
Tóm lại, các đối thủ cạnh tranh có sự khác nhau về chiến lược, định hướng,
các mục tiêu khác nhau. Các doanh nghiệp nhỏ có thể hài lòng với mức lợi nhuân
trên vốn thấp hơn nên họ cũng sãn sàng bán ở mức cạnh tranh hơn. Và cũng có
doanh nghiệp coi thị trường là nơi giải phóng công suất thừa họ cũng sãn sàng bán
ở mức thấp hơn. Đó đều là các đe dọa tới doanh thu và lợi nhuận của công ty.
2.2.5. Sản phẩm thay thế
Hiện tại thì cáp điện chưa có sản phẩm thay thế nên công ty không chịu sức
ép từ nhân tố này
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY
2.3.1. Vật tư
Tình hình quản lý vật tư được công ty giao cho Phòng vật tư lập kế hoạch thực
hiện cấp phát, bảo quản vật tư cho toàn công ty.
Phòng vật tư thực hiện công tác tiếp nhận cấp phát và bảo quản vật tư, thiết bị
thuộc công ty quản lý cho các phân xưởng.
Tận dụng triệt để vật tư phế liệu tồn đọng để tái sản xuất, nâng cao hiệu quả sử

dụng vật tư.
Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu mua bán vật tư, thiết bị, vật tư tồn đọng của công ty.
Phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để lập ra kế hoạch quản
lý vật tư, phối hợp thực hiện với phòng tài chính, kế toán hoạch toán toàn bộ chi phí
vật tư của công ty.
HIện tại công tác tổ chức mua sắm, sử dụng, bảo quản, dự trữ vật tư của Công
ty còn có nhiều hạn chế. Có thể chỉ ra là trong công tác dự trữ công ty thường ít dự
trữ vật tư mà nhập theo yêu cầu và chuẩn bị nguồn hàng theo nhu cầu sản xuất.
* Định mức tiêu hao vật tư: Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các cáp
điện cho ngành điện và xuất khẩu, Nhu cầu thị trường lớn đòi hỏi nguồn nguyên
liệu dùng cho việc sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn. Đây là nhân tố quan trọng
nhất trong quản lý chi phí, việc quản lý vật tư cần nói đến đó là định mức tiêu hao.
Dưới đây là bảng tổng hợp về các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và
định mức tiêu hao nguyên vật liệu của phân xưởng sản xuất dây dẫn điện.
Bảng 2.1 : Định mức tiêu hao nguyên vật liệu năm 2012.
TT Tên vật tư ĐVT Dùng/1 lô Định mức tiêu hao/tháng
1 Dung môi, mực in Kg 0.1 0.1x26
2 Nhựa hạt PVC Kg 2900 2900x26
3 Grutô 1,2 m Cái 10 10x26
4 Cối rút dây Cái 10 10x26
5 La ty Kg 110 110x26
6 Cáp đồng trần Kg 6000 6000x26
7 Dầu bôi trơn Kg 0.06 0.06x26
Nguồn: Phân xưởng SUMIDENSO
Việc xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu của công tythường được rút
SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trương Tuấn Anh
ra từ những lần sản xuất trước. Sau mỗi lần sản xuất việc tiêu hao nguyên vật liệu,
vật tư đều được phòng sản xuất ghi chép và định mức lại rồi phổ biến xuống các

phân xưởng sản xuất, tới người lao động trong công ty, từ đó nguyên vật liệu được
tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm.
Bảng 2.2 : Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng
Đơn vị:1000USD
Năm
Mặt hàng
2010 2011 2012
Đồng 4500 5125 5525
Nhôm 2000 2500 3125
Nhựa 1500 1550 1750
Lõi thép 3500 3600 4000
Tổng cộng 14625 15125 15650
Nguồn : Thống kê kim nghạch nhập khẩu các mặt hàng (2010-2012).
Bảng 2.3 : Giá cả một số mặt hàng nguyên vật liệu trong những năm vừa qua
(đơn vị tính: USD/ tấn)
Năm
Mặt hàng
2010 2011 2012
Đồng 6267 6735 7390
Nhôm 3043 4345 6545
Nhựa 436 435 534
Thép 2341 2456 2521
Từ bảng trên ta thấy những năm vừa qua giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục
tăng, điều này làm ảnh hưởng tới giá thành sản xuất của công ty. Để đảm bảo lợi
nhuận công ty buộc phải tăng giá bán. Đây là một ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên nhân khách quan là do tình hình thị
trường nguyên vật liệu thế giới rơi vào khan hiếm, các nguồn nguyên liệu tự nhiên
đang ngày càng khai thác cạn kiệt, các mỏ dễ khai thác đã hết, họ phải khai thác sâu
trong lòng đất. Điều này cần nhiều vốn, nhưng kinh tế đang khó khăn, ngân hàng bị
nợ xấu, nguồn vốn rất khó tiếp cận gián tiếp làm cho thị trường nguyên vật liệu tăng

SV: Phạm Chí Phát Lớp: QTKD CN&XD 51B
21

×