Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại vietcombank hải dương luận văn ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.58 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ PHƢƠNG MAI

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY BÁN LẺ
TẠI VIETCOMBANK HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ PHƢƠNG MAI

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY BÁN LẺ
TẠI VIETCOMBANK HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHI NGA


Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
́
́
̀
DANH MỤC TƢ VIÊT TĂT.......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI................................................................. 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU ...................................................................... 2
3. MụC ĐÍCH, NHIệM Vụ NGHIÊN CứU................................................... 3
4. ĐốI TƢợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU .............................................. 4
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU............................................................... 4
6. ĐÓNG GÓP CủA LUậN VĂN ................................................................... 7
7. KếT CấU LUậN VĂN ................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........... 9
1.1 Hoạt động cho vay ..................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về cho vay ............................................................................. 9
1.1.2. Phân loại cho vay ................................................................................. 10
1.1.3. Các bên tham gia .................................................................................. 13
1.1.4. Vai trò của hoạt động cho vay ............................................................. 13
1.2. Cho vay bán lẻ tại các NHTM ............................................................... 16
1.2.1. Khái niệm cho vay bán lẻ ..................................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm của cho vay bán lẻ ............................................................... 16
1.2.3. Vai trò của cho vay bán lẻ.................................................................... 18
1.2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay bán lẻ hiện nay .............................. 20

1.3 Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ ..............................................................22
1.3.1 Khái niệm ............................................................................................... 22
1.3.2 Nội dung của phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ ................................. 23


1.3.2.1 Phát triển về quy mô ............................................................................. 23
1.3.2.2 Mở rộng thị phần .................................................................................. 23
1.3.2.3 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay ............................................ 23
1.3.2.4 Kiểm soát rủi ro .................................................................................... 23
1.3.2.5 Tăng hiệu quả cho vay .......................................................................... 24
1.3.3 Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ............................ 24
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ.......... 24
1.3.4.1 Nhân tố xuất phát từ mơi trường bên ngồi ..............................................24
1.3.4.2 Nhân tố xuất phát từ bản thân ngân hàng .................................................25
1.4 Kinh nghiệm thành công của các ngân hàng về cho vay bán lẻ và
bài học .................................................................................................. 27
1.4.1 Kinh nghiệm thành công của các ngân hàng ............................................27
1.4.2 Bài học kinh nghiệm .....................................................................................36
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK
HẢI DƢƠNG ................................................................................................. 39
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank Hải Dƣơng....................39
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank
Hải Dƣơng ...............................................................................................................40
2.2.1. Nhân tố khách quan............................................................................. 40
2.2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 40
2.2.1.2. Đặc điểm dân cư ................................................................................................ 41
2.2.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................. 42
2.2.2.1. Định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng ................................. 42
2.2.2.2.Cơ sở vật chất ...................................................................................................... 42
2.2.2.3. Nguồn nhân lực .................................................................................................. 43

2.2.2.4. Năng lực tài chính ............................................................................................. 44
2.3. Các sản phẩm và quy trình cho vay bán lẻ.................................................46


2.3.1. Các sản phẩm cho vay bán lẻ đang triển khai .............................................. 46
2.3.1.1. Cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân và gia đình ........................ 46
2.3.1.2. Cho vay phục vụ mục đích kinh doanh .......................................................... 50
2.3.2 Quy trình, thủ tục cho vay................................................................................... 51
2.4. Thực trạng về phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại
Vietcombank Hải Dƣơng ............................................................... 53
2.4.1 Phát triển về quy mô ............................................................................................. 53
2.4.2 Mở rộng thị phần .................................................................................................. 55
2.4.3 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay..................................................... 56
2.4.4 Kiểm soát rủi ro và hiệu quả cho vay bán lẻ .................................................. 57
2.4.5 Phân tích khác về hoạt động cho vay bán lẻ .................................................. 58
2.5 Đánh giá kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân......................60
2.5.1 Những kết quả đạt được ...................................................................................... 60
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân .......................................................................... 61
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY BÁN
LẺ TẠI VIETCOMBANK HẢI DƢƠNG .................................................. 64
3.1. Giải pháp khác biệt hóa về phát triển nhân lực ........................................64
3.2.Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm..................................................................67
3.3. Giải pháp đa dạng hoá đối tƣợng vay vốn ..................................................67
3.4. Giải pháp hiện đại hóa cơng nghệ và đơn giản hố thủ tục .....................68
3.5. Giải pháp và hợp tác với các đối tác chiến lƣợc. .......................................68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


́

́
̀
DANH MỤC TƢ VIÊT TĂT
STT

Ký hiệu

Nội dung

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

1

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2

ANZ

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ (Việt Nam)

3

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam


4

BNP Paribas

Ngân hàng BNP Paribas

5

Citibank

Ngân hàng Citibank

6

HD

Hải Dương

7

HSBC

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam)

8

NHBL

Ngân hàng bán lẻ


9

PGbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex

10

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

11

NHTM

Ngân hàng thương mại

12

TMCP

Thương mại cổ phần

13

Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

14


Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

14

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

i


DANH MỤC BẢNG

TT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1 Tổng hợp cơ cấu lao động qua các năm

43


2

Bảng 2.2 Tình hình tài chính qua các năm

45

3

Bảng 2.3 Hạn mức cho vay khơng có tài sản bảo đảm

47

4

Bảng 2.4 Tăng trưởng dư nợ và khách hàng qua các năm

53

5

Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay bán lẻ qua các năm

57

6

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn vay

58


7

Bảng 2.7

Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo biện pháp bảo
đảm và mục đích vay

ii

59


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu dƣ nợ qua các năm

54

2


Hình 2.2 Biểu đồ thị phần dƣ nợ cho vay bán lẻ năm 2011

55

3

Hình 2.3 Biểu đồ thị phần dƣ nợ cho vay bán lẻ năm 2013

55

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới mạnh
mẽ, trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập theo các thỏa thuận mà chúng
ta đã và sẽ ký kết đặt ra những thách thức lớn cho các ngân hàng thương mại
(NHTM) trong nước, đó là sự tham gia của các tập đồn tài chính đa quốc gia
có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật, nhân lực và công nghệ. Do vậy, ngành
ngân hàng bắt buộc phải trở mình, có những bước cải cách trong định hướng
phát triển chiến lược kinh doanh để thích ứng với xu thế của thời đại. Nghiên
cứu về ngân hàng và hoạt động ngân hàng là rất cần thiết. Đa dạng hóa và mở
rộng thị trường là điều kiện cần thiết để hạn chế rủi ro và cung cấp cho khách
hàng một hình ảnh ngân hàng tồn diện, vì vậy trước những yêu cầu mới của
cạnh tranh và hội nhập kinh tế, ngành ngân hàng phải khơng ngừng phát triển
và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thị trường.
Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ là một chiến lược đúng đắn tại thời
điểm hiện nay. Với những nước phát triển thì việc tài trợ cho vay bán lẻ đã

phát triển khá cao, nhưng với thị trường cho vay bán lẻ ở Việt Nam thì vẫn
cịn khá nhỏ lẻ, quy mơ chưa thực sự lớn. Lý do giải thích điều này là vì
người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen tiếp xúc nhiều với ngân hàng và
sử dụng hết các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp và ngân hàng hiện nay chưa
thực sự quan tâm một cách đúng mức tới hoạt động cho vay bán lẻ.
Cùng với xu thế phát triển sản phẩm bán lẻ của các NHTM hiện nay,
Vietcombank Hải Dương đã thực hiện những nghiên cứu và triển khai hoạt
động cho vay bán lẻ. Tuy nhiên, hiện nay cho vay bán lẻ vẫn chưa được mở
rộng tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng. Vậy, làm thế nào để phát triển
sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương? Trả lời câu hỏi đó, tơi
1


lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Phát triển sản phẩm
cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dƣơng”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cho vay bán lẻ là đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu, giới chuyên môn và nhiều tác giả đề cập tới trong các bài viết
nghiên cứu nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng, đặc biệt trong
giai đoạn ngành ngân hàng đang trở mình theo xu hướng cạnh tranh và phát
triển hiện đại. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại tiếp cận theo những khía cạnh khác
nhau, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho ngân hàng trong từng giai
đoạn cụ thể. Một số tài liệu đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
- “Cho vay tiêu dùng rủi ro cao”, tác giả Trần Ngọc Anh (Thời báo ngân
hàng tháng 10/2013)
- “Cho vay tiêu dùng: cơ hội và tiềm năng”, tác giả Phạm Hà Nguyên,
(Thời báo ngân hàng tháng 5/2014)
Nội dung của hai tài liệu trên đã phân tích những yếu tố rủi ro trong cho
vay tiêu dùng rất cao, đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng,
nhưng lợi nhuận mang lại cũng rất lớn. Việc tăng thị phần tín dụng tiêu dùng

đang ngày càng trở thành chiến lược cấp bách trong mục tiêu bảo đảm chỉ tiêu
lợi nhuận của các NHTM, nhất là trong bối cảnh xu hướng tín dụng cho
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang khó khăn. Tuy nhiên điểm gây cản
trở tăng trưởng cho vay tiêu dùng là do tâm lý xã hội vẫn so sánh mức lãi suất
tiêu dùng với lãi suất vay sản xuất kinh doanh và quan niệm chỉ những người
khơng có tiền mới phải đi vay vốn vẫn đang ngự trị trong đời sống tâm thức
xã hội Việt Nam. Nhưng ở các nước phát triển, khi người dân vay tiền để mua
sắm và tiêu dùng, thì họ vẫn sử dụng vốn của mình đầu tư vào các kênh khác
có kỳ vọng tạo ra lợi tức lớn hơn lãi suất vay tiêu dùng, nên cân đối được
danh mục tài chính cá nhân. Theo đó, nếu các ngân hàng tư vấn đầy đủ cho
2


người dân cách sử dụng nguồn lực tài chính và đưa ra những dịch vụ tài chính
cá nhân minh bạch trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng về lãi và phí sẽ khơi
dậy tiềm năng tín dụng tiêu dùng.
- “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Khánh Hòa”, Trần Mạnh Hùng,
Trường Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng năm 2012
- “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương chi nhánh Hà Nội”, Nguyễn Thị Thanh Minh, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2014.
Hai đề tài luận văn thạc sĩ tập trung chỉ ra được vai trò quan trọng và
những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng tại hai ngân hàng
thương mại là Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi
nhánh Khánh Hòa và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh
Hà Nội tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu mang tính lý
thuyết và phân tích thực trạng cụ thể của hai ngân hàng trên, chưa ứng dụng
rộng rãi với các ngân hàng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu là chỉ ra những điểm còn hạn chế
trong phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương để tìm
ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank
Hải Dương phát triển, góp phần hồn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được
Vietcombank Hội sở chính giao đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận trong những
năm tớ, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tồn diện lý thuyết về cho vay
bán lẻ và phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ; đánh giá về hoạt động cho vay
bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương nhằm tìm hiểu về thực trạng phát triển sản
phẩm cho vay bán lẻ hiện nay và xây dựng hệ thống giải pháp để phát triển
cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương sâu, rộng và hiệu quả hơn.
3


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ
và thực tiễn về phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi luận văn tốt nghiệp nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay
bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương giai đoạn 2011 - 2013
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện luận văn trước hết phải xác định yếu tố quan trọng nhất là
vấn đề nghiên cứu. Xác định mục tiêu cuối cùng cần đạt được sau khi kết thúc
quá trình nghiên cứu. Việc xác định vấn đề nghiên cứu càng cụ thể, rõ rành
chính xác bao nhiêu thì càng dễ tìm đường hướng để triển khai thực hiện luận
văn. Với đề tài Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương,
các vấn đề nghiên cứu được tác giả xác định thông qua các câu hỏi sau:
 Thế nào là phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ?
 Sự cần thiết và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ

của NHTM nói chung và Vietcombank Hải Dương nói riêng?
 Thực trạng phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải
Dương những năm qua diễn ra như thế nào? Những kết quả đạt được, tồn
tại và nguyên nhân?
 Vietcombank Hải dương nên áp dụng những giải pháp gì để khắc phục tồn
tại và nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ trong giai
đoạn tới?
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin
Nguồn thông tin sử dụng là thông tin thứ cấp bao gồm: Lịch sử hình
thành, phát triển của Vietcombank Hải Dương; Các văn bản của NHNN Việt
4


Nam, Vietcombank; Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hoạt động
cho vay bán lẻ; Các thông tin về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Các tạp chí
ngành và sách, báo, mạng internet có liên quan. Các tài liệu này cung cấp
những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
luận văn, xác định các định hướng và nội dung nghiên cứu. Nguồn số liệu phân
tích lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, nguồn lực của ngân hàng: bảng cân đối
tài sản nguồn vốn… do Vietcombank Hải Dương cung cấp, Báo cáo một số chỉ
tiêu hoạt động ngành của NHNN tỉnh. Các nguồn tài liệu này dùng để đánh giá
tình hình hoạt động cho vay bán lẻ của các NHTM nói chung trên địa bàn và
của Vietcombank Hải Dương nói riêng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã
hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này
được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ của
Vietcombank Hải Dương giai đoạn 2011 – 2013.

- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu
kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
+ So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân
tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa
số liệu của kỳ tính tốn với số liệu của kỳ gốc để tìm ra ngun nhân của sự
biến động đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo. Phương pháp
này sử dụng để phân tích tăng trưởng quy mô dư nợ và khách hàng trong phát
triển cho vay bán lẻ qua các năm.
+ So sánh số tương đối:
5


Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành
phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu
thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp
với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự
biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Phương pháp này được áp dụng vào phân tích tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ,
tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận so với tổng dư nợ, tổng lợi nhuận…
Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức
thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra
tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ
tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng
và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm
nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết. Phương pháp này áp dụng
vào phân tích tốc độ tăng trưởng về quy mô dư nợ và số lượng khách hàng
trong hoạt động cho vay bán lẻ.
- Phương pháp liên hệ, đối chiếu
Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu,

xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời
xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử
dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn
định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xi, tính
cân đối tổng thể, cân đối từng phần...
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối năm t = dư nợ năm t – dư nợ năm (t-1)

6


Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm sau tăng/giảm so với dư nợ năm trước là bao
nhiêu, chỉ tiêu này tăng lên cho thấy dư nợ cho vay bán lẻ hàng năm tăng lên
- Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng dư nợ tương đối
Tăng trưởng dư
nợ tương đối năm t

Dư nợ năm t – dư nợ năm (t-1)
=

x 100%

Dư nợ năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ (%) tăng/giảm dư nợ cho vay bán lẻ năm sau so với
năm trước
- Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ/nợ xấu/lợi nhuận
Tỷ trọng dư nợ/nợ
xấu/lợi nhuận


Dư nợ/nợ xấu/lợi nhuận
Cho vay bán lẻ
=

x 100%
Tổng dư nợ/tổng lợi nhuận

Nghiên cứu chỉ tiêu này để đánh giá tính ổn định, tăng trưởng của hoạt động
cho vay bán lẻ với mối quan hệ với rủi ro và lợi nhuận, tìm giải pháp sao cho
tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ cao; nợ xấu bán lẻ/tổng dư nợ thấp nhất và tỷ
lệ lợi nhuận cho vay bán lẻ/tổng lợi nhuận ngày càng tăng từ đó thu về nguồn
lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nêu lên thực trạng về phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ của
Vietcombank Hải Dương từ năm 2011 đến nay, đưa ra những hạn chế và tồn
tại của hoạt động phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải
Dương, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay bán lẻ
tại Vietcombank Hải Dương đạt được những hiệu quả cao hơn, góp phần đưa
Vietcombank trở thành ngân hàng có sức cạnh tranh lớn trên địa bàn, mang
lại lợi nhuận cao trong hoạt động cho vay bán lẻ.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương:
7


Chƣơng 1: Những lý luận chung về phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ
của NHTM
Chƣơng 2: Hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại

Vietcombank Hải Dương

8


CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay
1.1.1. Khái niệm về cho vay
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi
nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi
phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trơi nổi, chi phí thuế các
loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Đặc biệt, đối với các NHTM Việt Nam thì lợi
nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổng lợi
nhuận của Ngân hàng (chiếm từ 70 – 85% tổng lợi nhuận). Do vậy, cho vay
được xem là hoạt động chủ đạo của các NHTM Việt Nam.
Nhà kinh tế pháp Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “Một
sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Ở đây, chúng ta thấy
yếu tố thời gian đã xen lẫn vào cũng vì có sự xen lẫn đó, cho nên có sự bất
trắc, rủi do xảy ra và cần có sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên
mới có danh từ tín dụng.
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị
được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật, từ người sở hữu sang
người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi đến hạn thì người
sử dụng phải hoàn trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban
đầu. Phần chênh lệch tăng thêm được gọi là phần lãi. Đây chính là cái giá mà
người sử dụng phải bỏ ra để được quyền sử dụng một lượng tiền tệ hay hiện
vật trong một khoảng thời gian nhất định.
Thuật ngữ cho vay hay cịn gọi là tín dụng xuất phát từ gốc La tinh, có
nghĩa là long tin, sự tín nhiệm. Quan hệ tín dụng đã xuất hiện trong xã hội từ

rất lâu, hình thái dưới thời sơ khai chủ yếu là hiện vật và dưới hình thức cho
9


vay nặng lãi trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa nhỏ, kém phát triển, đến thời kỳ
phong kiến và bước sang thời kỳ đại công nghiệp của phương thức sản xuất
Tư bản chủ nghĩa, quan hệ tín dụng phát triển thêm một bước không chỉ bằng
hiện vật và bằng hiện kim với các hình thức tiến bộ hơn như tín dụng ngân
hàng, tín dụng Chính phủ…
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự ra đời của các
ngân hàng mạnh mẽ, tín dụng là quan hệ giữa các ngân hàng thương mại, các
tổ chức tín dụng với các công ty, doanh nghiệp, cá nhân… được thực hiện
dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay các đối
tượng trên. Như vậy, trong mối quan hệ trên, ngân hàng vừa là người đi vay,
vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận các nguồn
tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư, doanh nghiệp, với tư cách người cho vay ngân
hàng cung cấp vốn cho nền kinh tế ở mọi thành phần khác nhau.
Theo Quyết định số 1627//2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ
chức tín dung với khách hàng: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có hồn
trả cả gốc và lãi”. Định nghĩa trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng
khác áp dụng để làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình
1.1.2. Phân loại cho vay
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng
và phong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau. Việc áp dụng hình thức
cho vay nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín
dụng nhằm sử dụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự
vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng. Trên

thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
10


a- Căn cứ vào thời hạn cho vay
Căn cứ theo thời hạn cho vay thì cho vay được chia làm 3 loại sau đây:
Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và
các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến
60 tháng. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản
cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,
xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
trở lên. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu
cầu dài hạn như xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện
vận tải có qui mô lớn, thời gian hoạt động và thu hồi vốn dài.
b- Căn cứ vào độ tín nhiệm của khách hàng
Theo căn cứ này cho vay được chia làm hai loại:
Cho vay khơng có tài sản bảo đảm: là loại cho vay khơng có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào
uy tín của bản thân khách hàng. Loại tín dụng này thường được cấp cho khách
hàng có uy tín lớn, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành
mạnh, thường xun làm ăn có lãi, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc
món vay tương đối nhỏ so với qui mô vốn của người vay. Các khoản cho vay
đối với các tổ chức tài chính lớn, các cơng ty lớn, hoặc những khoản cho vay
trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng...cũng
có thể khơng cần tài sản đảm bảo.
Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên các bảo đảm như
thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba. Sự bảo đảm cho phép các

ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán tài sản đó khi nguồn
11


thu nợ thứ nhất từ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng không đủ để
trả nợ ngân hàng. Hình thức này thường áp dụng với các khách hàng chưa có
uy tín, hoặc uy tín khơng cao đối với ngân hàng.
c- Căn cứ vào phương thức cho vay
Theo căn cứ này, cho vay chia làm hai loại:
Cho vay bằng tiền là hình thức cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng
được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và
việc thực hiện bằng các kỹ thuật như: tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng
thời vụ, tín dụng trả góp...
Cho vay bằng tài sản: cho vay bằng tài sản được áp dụng đó là tài trợ
thuê mua. Theo phương thức cho vay này ngân hàng hay các công ty thuê
mua (Công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay
được gọi là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao
gồm cả gốc lẫn lãi.
d- Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay
Dựa vào căn cứ này cho vay chia thành hai loại
Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cấp vốn
trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ
vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay đuợc thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và cịn trong thời hạn thanh tốn.
e- Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay
Cho vay bán lẻ: Là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
cá nhân, hộ gia đình như mua nhà, sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, học
tập, khám chữa bệnh, du lịch….
Cho vay sản xuất kinh doanh: là các khoản cho vay đối với các tổ chức,

doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh để tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
12


f- Căn cứ vào đối tượng cho vay
Cho vay bán lẻ: là các khoản vay cung cấp cho đối tượng là các cá
nhân, hộ kinh doanh
Cho vay bán buôn: là các khoản vay cung cấp cho đối tượng là các
doanh nghiệp, tổ chức, định chế tài chính.
1.1.3. Các bên tham gia
a- Người cho vay
Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng
b- Người vay
Là người có phương án, dự án cần có vốn để thực hiện nó, bao gồm các
pháp nhân và cá nhân Việt Nam (Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty
trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật
Dân sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty
hợp doanh), các pháp nhân và cá nhân nước ngồi.
1.1.4. Vai trị của hoạt động cho vay
a- Đối với nền kinh tế
Tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển: trong quá trình sản xuất
kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục địi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải
đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưu thông nên hiện tượng
thừa vốn, thiếu vốn tạm thời ln xảy ra tại các doanh nghiệp. Từ đó, tín dụng
đã góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho q trình sản xuất kinh
doanh khơng bị gián đoạn. Mặt khác, với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với
từng doanh doanh nghiệp thì yêu cầu về vốn là một trong những mối quan tâm

hàng đầu được đặt ra. Bởi lẽ đẩy nhanh tiến độ phát triển sản xuất không chỉ
13


chờ vốn tự có mà doanh nghiệp phải biết tận dụng những dịng chảy khác của
vốn xã hội. Từ đó, tín dụng với tư các là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi
sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Qua đó cho
thấy vốn tín dụng ln chiếm vị trí đáng kể trong kết cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp. Nói cách khác, tín dụng ln là người trợ thủ đắc lực cho các đơn vị
sản xuất kinh doanh, là người bạn đường trong tiến trình phát triển kinh tế.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: trong khi thực hiện
chức năng tập trung và phân phối lại tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm
khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các
tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần ổn định tiền tệ.
Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất
ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp
ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng
góp phần ổn định thị trường giá cả trong nước.
Góp phần ổn định đời sống, tạo cơng ăn việc làm và ổn định trật tự xã
hội: một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất
hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của
người lao động. Mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong
việc khai thác tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao
động….do đó có thể thu hút được nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo
ra lực lượng sản xuất mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát
triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có việc làm, đó là tiền đề
quan trọng để ổn định trật tự xã hội.
Tạo điều kiện để phát triển mối quan hệ kinh tế với nước ngồi:


tín

dụng cịn có vai trị quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng khơng chỉ
14


ở trong phạm vi quốc gia trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ
đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại,
nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi
lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và
cùng phát triển.
b- Đối với ngƣời đi vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai có các kỳ hạn khác nhau.
Ngắn hạn, trung han và dài hạn bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả
nổi… vì thế khách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỗ thuận hình thức lãi
suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.Mặt khác việc vay vốn ngân
hàng giúp khách hàng tập chung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy
động và chủ động trong việc hoàn trả gốc và lãi theo hợp đồng. Bên cạnh đó việc
thỗ thuận giữa ngân hàng và khách hàng khi hết hợp đồng cho vay tạo điều kiện
cho khách hàng kinh doanh tiếp… như trợ giúp vốn, gia hạn hợp đồng.
c- Đối với ngân hàng
Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại
là hoạt động chính của ngân hàng cho vay. Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân
hàng cho vay thu đươc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là
thu nhập chính của ngân hàng cho vay. Trong nền kinh tế thị trường, cho vay
là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với các hầu hêt các ngân
hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt
động cho vay chiếm khoảng từ ½ đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Mặt
khác rủi ro trong hồt động cho vay có xu hướng tập chung chủ yếu vào danh

mục cho vay. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm
trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng,
viêc ngân hàng không thu hồi đươc vốn, có thể là do ngân hàng bng lỏng
quản lý, cấp tín dụng khơng minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém
15


hợp lý, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước hay do nguyên nhân
chủ quan từ phía hach hàng …
1.2. Cho vay bán lẻ tại các NHTM
1.2.1. Khái niệm cho vay bán lẻ
Cho vay bán lẻ cùng với cho vay bán buôn là hai bộ phận cấu thành
nên hoạt động tín dụng của NHTM. Nếu cho vay bán buôn là hoạt động ngân
hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện
các dự án đầu tư, các phương án sản xuất thì cho vay bán lẻ lại là hình thức tài
trợ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc các phương án sản xuất kinh doanh hợp pháp
của các cá nhân và gia đình, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người vay trang trải nhu cầu nhà
ở, đồ dùng gia đình, xe cộ…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo
dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi cho vay bán lẻ. Như vậy, bằng
việc cho vay bán lẻ, các ngân hàng sẽ giúp các cá nhân,hộ gia đình thoả mãn
nhu cầu trước khi họ có khả năng chi trả. Do đó, ta có thể đưa ra một khái
niệm mang tính tổng quát về cho vay bán lẻ tại NHTM như sau: Cho vay bán
lẻ là một hình thức cho vay, qua đó Ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá
nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa) quyền sử dụng một lượng giá trị
(tiền) trong một khoảng thời gian nhất định ,với những thoả thuận mà hai Bên
đã kí kết (về số tiền cấp; thời gian cấp; lãi suất phải trả …) nhằm giúp cho
khách hàng có thể sử dụng những hàng hố, dịch vụ, thực hiện những phương
án kinh doanh trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể
hưởng một cuộc sống cao hơn hoặc thực hiện phương án kinh doanh hiệu quả.

1.2.2. Đặc điểm của cho vay bán lẻ
a- Đặc điểm về quy mô
Đối với cho vay bán lẻ có thể thấy một đặc điểm là qui mơ các khoản
vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn. Đối tượng vay vốn rất rộng và
16


số lượng khách hàng lớn, bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế nhưng giá trị của từng khoản vay thường
nhỏ. Với mục đích chủ yếu là vay để tiêu dùng nên các khoản vay thường
không lớn. Hơn nữa,nhu cầu của dân cư với các loại hàng hoá xa xỉ là khơng
cao hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích luỹ trước đối với các loại
tài sản có giá trị lớn.Tuy vậy,vay tiêu dùng lại là nhu cầu vay vốn khá phổ
biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi
món vay tiêu dùng có quy mơ nhỏ nhưng do số lượng các khoản vay lớn
khiến cho tổng quy mô cho vay bán lẻ của các ngân hàng thường khá lớn.
b- Đặc điểm về lãi suất
Không như hầu hết các khoản cho vay sản xuất kinh doanh hiện nay có
lãi suấtt thay đổi theo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay bán lẻ thường
được cố định hoặc thay đổi theo chu kỳ dài hơn. Khi đưa ra mức lãi suất cho
vay bán lẻ các ngân hàng sẽ phải dự tính đến: yếu tố lãi suất huy động đầu
vào; tính đến phần bù rủi ro và chi phí. Chi phí cho hoạt động cho vay bán lẻ
lớn do các khoản vay nhỏ lẻ, lượng khách hàng lớn nên chi phí quản lý, chi
phí hoạt động lớn, nhu cầu sử dụng nguồn trung dài hạn cao nên chi phí vốn
cao. Hơn nữa, cho vay bán lẻ còn được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phần
bù rủi ro cũng khá cao. Vì thế, lãi suất cho vay bán lẻ thường cao hơn từ 3-5
%/năm so với cho vay sản xuất kinh doanh.
c- Cho vay bán lẻ có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế
Cho vay bán lẻ chịu tác động mạnh và phụ thuộc lớn vào chu kỳ kinh
tế, tăng mạnh trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập cao, chi tiêu

tăng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ sinh lời cao. Ngược lại
khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng, giảm thu nhập thì rất nhiều cá
nhân, hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai, hạn chế chi
tiêu, các doanh nghiệp nhỏ nhanh chóng thu hẹp sản xuất. Do đó, việc vay
17


×