Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiển để xây dựng chương trình đại cương về khoa học chính trị dùng trong các trường đại học và cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 218 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI




TÊN ĐỀ TÀI
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐẠI CƢƠNG VỀ
KHOA HỌC CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG


Mã số: B 93 – 05 – 126




Chủ trì đề tài: PTS. TRƢƠNG VĂN PHƢỚC




Hà Nội 3 – 1995


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI





TÊN ĐỀ TÀI
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐẠI CƢƠNG VỀ
KHOA HỌC CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG


Mã số: B 93 – 05 – 126




Chủ trì đề tài: PTS. TRƢƠNG VĂN PHƢỚC




Hà Nội 3 – 1995
1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 5
KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI TRÍ THỨC NHÂN LOẠI –
MỘT NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KHOA HỌC
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 16

CHÍNH TRỊ HỌC - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 31
VỀ ĐỐI TƢỢNG -PHƢƠNG PHÁP VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ TRI THỨC CỦA CHÍNH TRỊ HỌC
38
SỰ CẦN THIẾT VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 55
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC XÂY DỰNG BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 65
MỘT VÀI NHẬN THỨC KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHIỆM VỤ CỦA
KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Ở NƢỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 71
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LOGIC VA LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CHÍNH TRỊ 77
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH “LỊCH SỬ HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM” 82
2

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔN HỌC “KHOA HỌC CHÍNH TRỊ” Ở NƢỚC
TA 89
CHƢƠNG TRÌNH ĐẠI CƢƠNG KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 94
CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP
MOSCƠVA 100
CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ (Các trƣờng Đại học ở Mỹ) 111
CHÍNH TRỊ HỌC YÊU LƢỢC 116
CHƢƠNG TRÌNH CỦA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC TẠI SAO NÓI
CHÍNH TRỊ KHÔNG TÁCH RỜI CUỘC SỐNG. 177

3


LỜI NÓI ĐẦU


Trong điều kiện hiện nay đổi mới công tác giáo dục và đào tạo trở thành yêu cầu khách
quan của sự phát triển kinh tế xã hội. Cƣơng lĩnh của Đảng đã xác định: “Khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo phải đƣợc xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con ngƣời –
động lực trực tiếp của sự phát triển”, nghị quyết Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự
nghiệp đổi mới (30-3-1991) cũng đã chỉ rõ: “Để khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội cần
phát triển nhanh các ngành Triết học, kinh tế học, xã hội học, luật học, khoa học chính trị…”.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và xu hƣớng phát triển tất yếu của ngành khoa học chính
trị đối với đất nƣớc. Tập thể nhóm tác giả chúng tôi đã chọn đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn để xây dựng chƣơng trình đại cƣơng về khoa học chính trị dùng trong các
trƣờng Đại học và Cao đẳng” làm chủ đề nghiên cứu của mình.
Với mục đích quy tụ đƣợc trí tuệ một số nhà khoa học xã hội trong và ngoài trƣờng tham
gia nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để có cơ sở xây dựng chƣơng trình khoa học
chính trị đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở các trƣờng Đại học và Cao đẳng.
Để làm việc đó, chúng tôi đã phối hợp với Khoa Triết học, khoa Sử (trƣờng Đại học Tổng
hợp Hà Nội); Viện Khoa học Chính trị (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Viện Luật
(Trung tâm Khoa học xã hội – nhân văn quốc gia) để triển khai đề tài nói trên.
Hiện nay chúng tôi đã nhận đƣợc 12 báo cáo khoa học tập trung giải quyết những vấn đề
chủ yếu sau đây:
1. Sự cần thiết và vai trò của khoa học chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
2. Đối tƣợng của khoa học chính trị và mối quan hệ giữa nó với các ngành khoa học xã
hội khác có liên quan.
4

3. Một số nội dung phạm trù cơ bản của khoa học chính trị
Ngoài ra để có luận chứng xây dựng chƣơng trình đại cƣơng về khoa học chính trị, chúng
tôi cũng đã sƣu tầm, tham khảo nhiều chƣơng trình và tài liệu của các Học viện và các Trƣờng
Đại học trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực này:
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô (cũ).
- Trƣờng Đại học Tổng hợp Maxcơva

- Các trƣờng Đại học ở Mỹ
- Các trƣờng Đại học ở Canada
- Trƣờng Đại học ở Pháp.
Đó là những kết quả bƣớc đầu hết sức quan trọng, cũng là những luận cứ để thực hiện ba
mục tiêu mà đề tài đã đặt ra:
- Xác định đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chính trị.
- Khảo sát một số chƣơng trình giảng dạy khoa học chính trị, các trƣờng Đại học trên thế
giới.
- Xây dựng chƣơng trình đại cƣơng về khoa học chính trị.
Đó là những kết quả bƣớc đầu rất cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu giai đoạn tiếp
theo tốt hơn.
5

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Nguyễn Duy Quý

Hiện nay ở nƣớc ta cũng nhƣ ở một số nƣớc XHCN khác đang đặt ra vấn đề đổi mới các
bộ môn khoa học xã hội. Đa số các nhà khoa học đã cảm nhận đƣợc tính cấp bách phải khắc
phục sự chậm trễ trong việc phát triển khoa học xã hội. Trong hàng chục năm qua, các bộ môn
khoa học xã hội nƣớc ta tuy đã có những thành tựu nhất định, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc
những đòi hỏi hết sức cấp bách của thực tiễn, chƣa lý giải đƣợc đầy đủ cơ sở khoa học nhiều vấn
đề đang đặt ra cho đất nƣớc và thời đại. Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến sự hiểu
không đúng một số bộ môn khoa học xã hội, đặc biệt là khoa học chính trị, một bộ môn khoa
học, hiện đang rất phát triển trên thế giới. Ở nƣớc ta, chính trị không phải là môn học xa lạ. Song
phải chăng đó chính là khoa học chính trị? Khoa học chính trị là gì? Chúng tôi xin trình bày một
số ý kiến về môn khoa học này.
Khoa học chính trị đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài dƣới thời kỳ
cổ đại và đƣợc tách dần ra khỏi triết học chính trị. Mặc dù có cuộc tranh luận kéo dài và có nhiều
quan điểm khác nhau trong chiều dài lịch sử về đối tƣợng của khoa học này, đến nay nhiều học
giả đã nhất trí cho rằng Arixtốt là ngƣời sáng lập ra khoa học chính trị. Học thuyết chính trị - xã

hội của ông đã trở thành các nguyên lý cho kiểu tổ chức nhà nƣớc và các hoạt động chính trị
đƣơng thời.
Các tƣ tƣởng chính trị thời Phục hƣng gắn liền với tên tuổi của Mackieven, Campanan,
sau đó là Jue Grossi, Hôpơ Spinôda, Ruxô… đã đánh dấu những bƣớc tiến rất quan trọng trong
việc hình thành khoa học chính trị với tƣ cách là một khoa học độc lập, khi các nhà tƣ tƣởng này
6

đã tách hoàn toàn lý thuyết chính trị khỏi thần học và luân lý. Các nhà triết học cổ điển Đức đặc
biệt là Heeghen đã có những đóng góp lớn vào lĩnh vực này với quan niệm biện chứng về sự phát
triển.
Công lao vĩ đại của Mác và Enghen là ở chỗ, phạm trù chính trị, các quan hệ chính trị
đƣợc các ông xem xét không cô lập, mà gắn liền với toàn bộ các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan
hệ kinh tế và hệ tƣ tƣởng. Cách tiếp cận đó đã cho phép lần đầu tiên tìm ra bản chất giai cấp của
nhà nƣớc và hệ thống chính trị. Từ đó, nhận thức đƣợc qui luật thay kiểu nhà nƣớc này bằng kiểu
nhà nƣớc khác phụ thuộc vào phƣơng thức sản xuất và khám phá ra nội dung, các hình thức tổ
chức và cơ chế hoạt động của các yếu tố khác của hệ thống chính trị, đặc biệt là quyền lực chính
trị.
Sự phân tích cụ thể các vấn đề đó đƣợc thể hiện đặc biệt trong tác phẩm “Mƣời tám tháng
Sƣơng mù của Lui – Bonapactơ” và “Cuộc nội chiến ở Pháp’. Khi phát triển các tƣ tƣởng chính
trị của Mác và Enghen, Leenin đã có những đóng to lớn vào học thuyết chính trị. Trong nhiều tác
phẩm, đặc biệt là “Nhà nƣớc và cách mạng”, ông đã xây dựng toàn bộ học thuyết về nhà nƣớc
XHCN, nghiên cứu chính trị đối nội và đối ngoại, phân tích các hình thức tổ chức dân chủ, xây
dựng học thuyết về quan hệ quốc tế và đã xem xét bản chất của các thể chế quyền lực.
Công lao của các nhà kinh điển Mác – Leenin là đã xác định rõ thực chất phạm trù chính
trị. Chính trị là “lĩnh vực những mối quan hệ của tất cả giai cấp, các tầng lớp với nhà nƣớc và
chính phủ, lĩnh vực những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau”
(1)
. Các nhà kinh điển
Mác – Leenin đã thƣc sự đặt nền móng cả về thế giới quan



(1)
V.I. Lênin, Toàn tập, tập 6, NXB “Tiến Bộ”, M., 1975, tr. 101.
7

lẫn phƣơng pháp luận cho một nền khoa học chính trị hiện đại – khoa học chính trị
Macxit. Các cơ sở lý luận đó có ý nghĩa to lớn trong quá trình xây dựng nhà nƣớc XHCN đầu
tiên và trong cuộc đấu tranh quyết liệt với các khuynh hƣớng chính trị khác.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ này, ở Liên Xô và sau
đó ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác, khoa học chính trị đã phải trải qua những thời kỳ phát triển
không bình thƣờng. Trong nhiều năm, nó bị đóng khung chỉ trong khuôn khổ của môn XHCN
khoa học và chƣa thực sự đƣợc coi là khoa học độc lập.
Trong khi đó, ở Tây phƣơng khoa học chính trị đã sớm đƣợc chú trọng. Năm 1871
“trƣờng phái tự do về khoa học chính trị (L’ecole Libre des sciences politque) trƣờng phái đầu
tiên ở châu Âu về khoa học chính trị đã đƣợc thành lập. Vào nửa sau của thế kỷ XIX, khoa học
chính trị phát triển rất mạnh trong các trƣờng Đại học ở Mỹ, đặc biệt là trƣờng Đại học Tổng hợp
Ha-vớt, Đại học Tổng hợp Yale, Đại học Tổng hợp Columbia, xuất hiện một số thế hệ mới của
các nhà khoa học chính trị Mỹ trong đó phải kể đến Theodore Dwight, Woolse, John Burgess,
Woodrow Wilson, Prank Goodnow… Mặc dù đƣợc tách ra thành một khoa học độc lập với triết
học đạo đức, kinh tế chính trị và lịch sử, khoa học chính trị Mỹ khi đó vẫn phát triển chủ yếu
trong khuôn khổ của triết học chính trị.
Năm 1985, khoa học chính trị với tƣ cách là một môn khoa học đƣợc chính thức thừa
nhận, khi trƣờng phái Luân Đôn về kinh tế về khoa học chính trị đƣợc thành lập. Năm 1903,
Liên đoàn Mỹ về khoa học chính trị đƣợc thành lập do Frank Goodnow làm chủ tịch. Đó là tổ
chức đầu tiên trên thế giới về khoa học chính trị. Cho đến chiến tranh thế giới thứ hai khoa học
chính trị đã dần dần tách khỏi triết học chính trị và trở thành môn học độc lập. Ở hàng loạt
8

nƣớc Tây phƣơng xuất hiện ngày càng nhiều các khoa, các viện, các trung tâm nghiên
cứu về khoa học chính trị. Nhiều tạp chí chuyên ngành và các công trình nghiên cứu có ý nghĩa

thực tiễn và chính trị trực tiếp đã ra đời. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành khoa học này là đào tạo
các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà cố vấn về các hoạt động nhà nƣớc, về cơ chế điều tiết
xã hội. Năm 1919, Liên đoàn quốc tế về khoa học chính trị đƣợc thành lập gồm các thành viên là
liên đoàn khoa học chính trị ở hàng chục nƣớc trên thế giới trong đó có cả nƣớc XHCN và
TBCN.
Mục tiêu chủ yếu của Liên đoàn quốc tế về khoa học chính trị là góp phần phát triển khoa
học chính trị trên toàn thế giới, mở rộng các cuộc tiếp xúc khoa học, trao đổi thông tin giữa các
đại diện ở các nƣớc khác nhau về khoa học chính trị. Hình thức hoạt động cơ bản của tổ chức
này là tiến hành các đại hộ 3 năm một lần, và các hội nghị quốc tế hằng năm, xuất bản một số tạp
chí thƣờng kỳ nhƣ:
- Tóm tắt về khoa học chính trị quốc tế (International – Political Science Abstracts).
- Khảo chứng về chính trị quốc tế (Documentationpolitique international).
- Thƣ mục về khoa học chính trị quốc tế (International – Bibligography of Political
Science).
Một trong những sự kiện đáng chú ý của giới khoa học chính trị là đại hội lần thứ XI của
Liên đoàn quốc tế về khoa học chính trị tổ chức lần đầu tiên ở nƣớc XHCN tại Maxcơva vào
năm 1979 có sự tham gia của 58 nƣớc trên thế giới, trong đó có nhiều nƣớc XHCN.
Ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trong nhiều năm trƣớc đây, khoa học chính trị bị coi là khoa
học tƣ sản cũng nhƣ xã hội học, vì thế Liên đoàn về khoa học chính trị ra đời muộn hơn (ở Nam
Tƣ năm 1951, ở Tiệp Khắc năm 1965,
9

ở Rumani 1988,…) và khoa học chính trị còn chậm đƣợc thể chế nhƣ một môn khoa học
độc lập đƣợc chính thức giảng dạy trong các trƣờng Đại học. Trong số các giả Macsxit đã nổ ra
cuộc tranh luận về đối tƣợng của khoa học chính trị vào những năm 60 và đặc biệt cuối những
năm 80 trong bối cảnh của công cuộc cải tổ và đổi mới diễn ra trong các nƣớc XHCN. Khoa học
chính trị đã đƣợc chính thức thừa nhận và đƣợc giảng dạy trong các trƣờng đại học ở các nƣớc
đó, nhƣ một khoa học độc lập, bộ môn chủ nghĩa cộng sản khoa học đƣợc chuyển thành bộ môn
khoa học chính trị. Hơn nữa, về nội dung không chỉ liên quan đến hệ thộng chính trị ở các nƣớc
XHCN mà còn nghiên cứu các kinh nghiệm tổ chức, điều hành của cơ chế nhà nƣớc ở các nƣớc

TBCN, phân tích các khuynh hƣớng chính trị khác nhau để đối chiếu, xem xét.
Khi xem xét đối tƣợng và phƣơng pháp của khoa học chính trị tồn tại nhiều quan điểm rất
khác nhau.
Ở Tây phƣơng thuật ngữ “Khoa học chính trị” lúc đầu có phạm vi rất rộng bao gồm cả
các lĩnh vực của triết học chính trị, nhà nƣớc pháp quyền và lịch sử. Xu thế nghiên cứu triết học
lịch sử - pháp quyền trong khoa học chính trị này đã sử dụng phƣơng pháp so sánh lịch sử áp
dụng các tƣ tƣởng của thuyết tiến hóa vào lĩnh vực lịch sử chính trị. Quan niệm này đã liên hệ tƣ
tƣởng tiến bộ lịch sử với sự tiến hóa của các thể chế chính trị, nhà nƣớc và pháp quyền. Khi đó,
các yếu tố giai cấp, yếu tố kinh tế - xã hội, các yếu tố cơ bản của quan hệ chính trị không đƣợc
chú ý tới.
Từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX xuất hiện xu hƣớng tâm lý học
hóa khoa học chính trị. Bằng phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng tâm lý, xu hƣớng này đã nghiên cứu
tính phi lý của con ngƣời, động cơ cá nhân của các hành vi chính trị. Từ đó xem xét những bình
diện quan trọng nhất của khoa học chính trị nhƣ quyền lực chính trị, quyền lực nhà nƣớc. Trong
xu hƣớng này, phải


10

kể đến khoa học chính trị của chủ nghĩa hành vi (Behavioralism), một trƣờng phái có ảnh hƣởng
lớn nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai ở nhiều nƣớc nhất là ở Mỹ. Trƣờng phái này không chỉ
nghiên cứu hành vi chính trị, quyền lực chính trị mà còn xem xét các đảng phái, các nhóm quyền
lực, bầu cử và dƣ luận xã hội. Đối lập với xu hƣớng triết học – lịch sử - pháp quyền, trƣờng phái
này tập trung vào các nghiên cứu kinh nghiệm.
Vào những năm 50, Benli – nhà khoa học chính trị Mỹ - đã đƣa ra một phát hiện mới,
liên kết phƣơng pháp tiếp cận hành vi. Từ quan điểm này, quá trình chính trị là sự tƣơng tác giữa
các nhóm lợi ích hiện thực và tiềm năng trong cuộc đấu tranh vì quyền lực đƣợc phân phối các
dự trữ trong xã hội. Cuộc đấu tranh giữa những nhóm lợi ích đó đƣợc phản ánh trong các thể chế
chính trị và pháp quyền nhà nƣớc, sự phân định chức năng giữa các tổ chức, các thể chế của hệ
thống chính trị.

Vào những năm 60, do ảnh hƣởng của chủ nghĩa thực chứng logic và quan điểm xã hội
của Bêbéc Păcxơn, Rostau đã diễn ra quá trình xã hội học hóa và tâm lý học hóa khoa học chính
trị. Khoa học chính trị đặt ra mục tiêu cho mình là nghiên cứu các hiện tƣợng về chính quyền và
về sự cầm quyền thông qua các hành vi của con ngƣời. Khoa học chính trị của chủ nghĩa hành vi
đã đạt đƣợc bƣớc phát triển mới, khi đã có những cố gắng để biến khoa học chính trị thành một
khoa học chính xác. “Tính khách quan của khoa học”, “tính trung lập” đƣợc coi là các nguyên
tắc quan trọng nhất của phân tích chính trị. Các dữ kiện kinh nghiệm, sự lựa chọn, sự quan sát,
thực nghiệm, sự hệ thống hóa chặt chẽ các phƣơng tiện toán học thống kê, điều khiển học… đã
đƣợc sử dụng. Các phƣơng pháp phân tích hệ thống, phƣơng pháp mô hình hóa đã đƣợc áp dụng.
11


Vào những năm 60 - 70, xuất hiện trƣờng phái của các nhà khoa học chính trị cánh tả cấp
tiến đối trọng với chủ nghĩa hành vi nhằm xây dựng một khoa học chính trị mới có ý nghĩa xã
hội chống kinh viện. Đó là chủ nghĩa hậu hành vi. Phái này đã nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa
tri thức khách quan và bình diện giá trị, giữa phân tích lịch sử và phân tích cơ cấu chức năng.
Đấu tranh giai cấp theo phái này chỉ là biến dạng của cuộc xung đột giữa các nhóm lợi ích và
những ngƣời đƣa ra các quyết định chính trị.
Hiện nay chủ nghĩa hành vi vị khoa học tiếp tục phát triển trong khoa học chính trị Tây
phƣơng cùng với chủ nghĩ chức năng. Ở hầu hết các nƣớc, kể cả các nƣớc ở khu vực Đông Nam
Á, khoa học chính trị đã trở thành môn khoa học đƣợc giảng dạy chính thức trong các trƣờng đại
học. Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân về khoa học chính trị đã làm việc trong nội các chính trị, hoặc
tại các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu về chính phủ, về chính trị quốc tế
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau ở các nƣớc Tây phƣơng về đối tƣợng, về
phƣơng pháp, về cấu trúc khoa học của khoa học chính trị. Song nhìn chung khoa học chính trị
đƣợc xem là khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các quá trình hoạt động của chính phủ, các
hình thức tổ chức, các thể chế và các mục đích của nó, bằng sự vận dụng các phƣơng pháp các
khoa học vào các sự kiện chính trị. Khoa học chính trị Tây phƣơng chủ yếu có thiên hƣớng kinh
nghiệm, phƣơng pháp chủ yếu của nó là phƣơng pháp kinh nghiệm gần với phƣơng pháp của xã
hội học nhằm phân tích các sự kiện cụ thể của các quá trình và các thể chế chính trị. Nó đối lập

với phƣơng pháp khái quát, lý thuyết, mặc dù có một vài sự chuyển hƣớng sang khoa học chính
trị lý thuyết. Chủ yếu nó tập trung vào vấn đề cơ chế, phƣơng thức hoạt động của chính phủ và
các yếu tố của hệ thống chính trị. Nó ít chú ý đến vấn đề bản chất giai cấp - xã hội, nguyên nhân
của cơ chế đó. Nhƣng về thực chất, khoa học chính trị Tây phƣong vẫn đóng vai trò biện hộ cho
12

xã hội Tây phƣơng hiện đại.
Tất nhiên, chúng ta cần nghiên cứu chọn lọc những thành tựu có giá trị nhân loại của
khoa học chính trị Tây phƣơng - một khoa học đã và đang đƣợc quốc tế hóa và hiện đại hóa - để
phục vụ lợi ích chung của nền văn minh nhân loại với tƣ cách là công cụ để phân tích xã hội.
Về mặt cấu trúc nội dung, khoa học chính trị Tây phƣơng tập trung vào các lĩnh vực chủ
yếu sau đây:
- Lý thuyết chính trị (political theory),
- Hệ thống chính trị (political system),
- Văn hóa chính trị (political culture),
- Hành vi chính trị (political behavior),
- Dƣ luận xã hội (public opinion),
- Chính trị quốc gia (notional Politica)
- Luật công (pulbic law),
- Chính trị quốc tế (International politics)
- Luật quốc tế (International law),
- Quan hệ quốc tế (International relations),
- Chính phủ so sánh (Comparative government),
- Hành chính xã hội (public Administration),
- Các tổ chức quốc tế và khu vực (International and Regional Organisations),

Khác với các nƣớc Tây phƣơng, ở các nƣớc XHCN, các học giả mácxít có thiên hƣớng
xây dựng một khoa học chính trị có tính chất khái quát lý thuyết, đi sâu vào xem xét bản chất
giai cấp xã hội, nguồn gốc và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, các đảng phái và các yếu tố khác
của hệ thống chính trị, trên cơ sở khoa học chính trị do Mác Enghen và Lênin xây dựng nên.

Trong số các nhà macxít, có nhiều quan điểm khác nhau về đối tƣợng khoa học chính trị, vị trí và
quan hệ của khoa học chính trị với các khoa học
13

xã hội khác. Nhƣng đa số các học giả đã vƣợt qua đƣợc quan điểm cũ, theo đó khoa học
chính trị không phải là một môn khoa học độc lập mà chỉ là một phần của môn CNCS khoa học.
Đa số ủng hộ việc thể chế hóa chính thức khoa học này trong chƣơng trình giảng dạy và nghiên
cứu ở các trƣờng đại học. Các học giả đã nhận thức đƣợc sự cần thiết - phải hiện đại hóa khoa
học này, gắn liền việc phát triển khoa học chính trị macxit với những thành tựu có giá trị chung
của nhân loại đạt đƣợc trong khoa học chính trị Tây phƣơng.
Theo chúng tôi, khoa học chính trị là khoa học nghiên cứu các hiện tƣợng của đời sống
chính trị, đặc biệt là các quá trình hình thành và phát triển của thể chế chính trị, các hình thức tổ
chức và các phƣơng thức hoạt động của nó. Khoa học chính trị vừa là khoa học lý thuyết vừa là
khoa học ứng dụng. Nhiệm vụ của nó là đƣa ra các luận cứ, các giải pháp khoa học làm cơ sở
cho việc hoạch định các chính sách quốc gia và đề ra phƣơng thức, các giải pháp cụ thể để thực
hiện các chính sách đó. Vì vậy khoa học chính trị là một bộ môn khoa học cần đƣợc đƣa vào
trong hệ thống chƣơng trình đào tạo cán bộ, trƣớc hết đối với cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý,
các chuyên gia thiết kế đƣờng lối chính sách, các cố vấn về các hoạt động của chính phủ Về
phƣơng pháp, khoa học chính trị không chỉ sử dụng phƣơng pháp luận chung biện chứng duy vật
để phân tích khái quát, xem xét bản chất xã hội - giai cấp của các quan hệ chính trị mà còn thực
hiện các phƣơng pháp cụ thể để phân tích các quá trình chính trị nhƣ phƣơng pháp xã hội học
(phỏng vấn, làm anket, thống kê ), phƣơng pháp tâm lý, phƣơng pháp luật học và hàng loạt
các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích chuyên biệt, phân tích cơ cấu, chức năng, phân tích hệ
thống, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp dự báo Các dữ kiện kinh nghiệm đó đƣợc sử dụng
bằng các công cụ toán học và thông qua các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại nhƣ máy vi tính, v.v
14

Quan hệ giữa khoa học chính trị với các ngành khoa học khác nhƣ triết học, kinh tế học
chính trị, CNCS khoa học, luật học, xã hội học là một vấn đề cần làm sáng tỏ, sẽ có một
chuyên luận riêng.

Hiện nay, việc xây dựng và phát triển khoa học chính trị nhƣ nghị quyết số 26 của Bộ
Chính trị (khóa VI) về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã xác định là nhiệm vụ
rất cấp bách ở nƣớc ta. Theo chúng tôi, cần tập trung vào 3 hƣớng chủ yếu sau đây:
1) Phần lý thuyết cơ bản của khoa học chính trị.
Phần này xem xét đối tƣợng, các khái niệm, phạm trù cơ bản của bộ môn khoa học này
trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2) Lý thuyết và thực tiễn về quản lý các quá trình chính trị xã hội, các quá trình của thể
chế chính trị. Phần này tập trung chủ yếu vào việc giải quyết các nhiệm vụ chính trị do thực tiễn
đặt ra nhƣ: phƣơng thức thực hiện vai trò và sự lãnh đạo của Đảng, công nghệ lựa chọn và sử
dụng cán bộ, qui trình xem xét và đƣa ra các quyết định chính trị của chính phủ, các chính sách
quốc gia nghiên cứu về hành vi chính trị, v.v.
3) Lịch sử các học thuyết chính trị và khoa học chính trị. Phần này nghiên cứu các di sản
về tƣ tƣởng chính trị và khoa học chính trị trong suốt lịch sử nhân loại trong đó bao gồm cả các
học thuyết chính trị và khoa học chính trị Tây phƣơng hiện đại nhằm sử dụng có chọn lọc các
thành tựu có giá trị nhân loại nói chung vào việc phát triển khoa học chính trị macxit, đồng thời
phân tích phê phán những sai lầm về quan điểm nhƣ chỉ nhấn mạnh đến tính toàn nhân loại,
cƣờng điệu nó một cách phi khoa học và phủ nhận hoặc coi nhẹ tính giai cấp của khoa học chính
trị.
Tóm lại, chúng ta đang tiếp cận đến một môn khoa học
15

mới có đối tƣợng xác định, mà nhiều năm qua ở nƣớc ta nó chƣa đƣợc nghiên cứu nhƣ một khoa
học độc lập. Môn học chính trị mà ta vẫn thực hiện lâu nay theo chúng tôi là một môn học về
thực chất là sự trình bày một cách vắn tắt – phổ thông một số vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa xã hội khoa học gắn với việc thuyết minh những chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc. Do trong môn học chính trị khái niệm “chính trị” đã đƣợc hiểu theo một nghĩa quá rộng,
cho nên chính trị, các quá trình và các quan hệ chính trị, các thể chế chính trị đƣợc xem xét rất sơ
lƣợc trong nhiều vấn đề khác. Môn học chính trị mà ta hiểu lâu nay chƣa bao giờ đặt cho nó
nhiệm vụ phải nghiên cứu cung cấp luận cứ góp phần hình thành các quyết định về chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc. Còn khoa học chính trị nhƣ đã trình bày có nhiệm vụ tập trung đi sâu

nghiên cứu những vấn đề đã nêu ở trên. Khoa học chính trị không chỉ dừng lại ở các vấn đề về
bản chất giai cấp – xã hội, mà còn phải nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể về hoạt động của
Nhà nƣớc và cơ chế điều tiết xã hội. Ý thức đƣợc ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đó, ngày nay đa số
các nƣớc trên thế giới rất chú trọng phát triển khoa học này đã giải quyết những vấn đề quan
trọng thuộc chính sách quốc gia liên quan trực tiếp đến việc củng cố và phát triển thể chế chính
trị của mình.
16

KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI TRÍ
THỨC NHÂN LOẠI – MỘT NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

PGS- PTS : Phùng Hữu Phú
1- Nhân loại trong quá trình tiến hóa luôn luôn có ý thức khám phá dễ vận dụng sáng tạo
các quy luật vận động của tự nhiên xã hội nhằm phục vụ lợi ích của mình. Chính nhờ vậy, khoa
học khác tuy ra đời tƣơng đối muộn, nhƣng những tiên đề lý luận và cơ sở thực tiễn của nó đã
hình thành từ rất sớm, ngay từ khi xã hội loài ngƣời phân chia thành từ rất sớm, ngay từ khi xã
hội loài ngƣời phân chia thành giai cấp.
Hoạt động chính trị, quan hệ chính trị là một loại hình hoạt động và quan hệ xã hội xã hội
đặc biệt mang tính phổ biến. Con ngƣời luôn luôn và bao giờ cũng tồn tại trong một cộng đồng
xã hội, một môi trƣờng xã hội, và dù muốn hay không muốn, đều chịu ràng buộc, chi phối của
hoạt động chính trị, quan hệ chính trị. Chính trị cần thiết cho con ngƣời cũng hệt nhƣ kinh tê, văn
hóa, cũng hệt nhƣ cơm ăn nƣớc uống và khí trời. Do vậy, nhu cầu hiểu biết tổng kết chiêm
nghiệm những kinh nghiệm hoạt động chính trị những chi thức về chính trị, những quan hệ chính
v.v. là nhu cầu khác quan đối với mọi ngƣời ở tất cả các quốc gia, không phân biệt màu da tiếng
nói. Khoa học chính trị ra đời từ nhu cầu khác quan đó và nó chính là một hệ thống các chi thức
hoàn chỉnh và các quy luật của quá trình chính trị, mà nhân loại bằng thực tiễn hoạt động, lấy
xƣơng máu hàng ngàn năm tranh đấu sáng tạo đã đúc kết thành.
Nhƣ vậy, về bản chất, khoa học chính trị là sản phẩm trí tuệ của nhân loại, là hệ thống tri
thức mang tính phổ biến. Mặc dù mỗi một giai cấp, một tập đoàn chính trị ở

17

các quốc gia khác nhau sử dụng khoa học chính trị theo những mục tiêu, động cơ và phƣơng
pháp khác nhau, ( đó là tính giai cấp của chính trị) song không vì thế mà có thể phủ nhận tính
khách quan tính phổ biến của khoa học chính trị.
Chủ nghĩa Mác LeeNin đƣợc coi là khoa học tiên tiến của thời đại phản ánh những quy
luật những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội tƣ duy chính là vì đã kế thừa, phát triển
những thành tựu khoa học của nhân loại. Quá trình kế thừa có chọn lọc và phát triển không
ngừng các tri thức của nhân loại đƣợc coi là bản chất của chủ Nghĩa Mác- Lê Nin; không có điều
này, chủ Nghĩa Mác - Lê Nin sẽ không còn là một học thuyết khoa học và cách mạng nữa. Thật
rõ, muốn xây dựng phát triển khoa học chính trị ở cứ quốc gia nào, vấn đề có tính nguyên tắc là
phải kế thừa có chọn lọc hệ thống tri thức chung về chính trị của nhân loại.
2- Nhấn mạnh tính khách quan, tính phổ biến của khoa học chính trị hoàn toàn không có
nghĩa là xem nhẹ tính đặc thù của ngành khoa học này ở từng quốc gia cụ thể. Chính trị suy đến
cùng là hoạt động có ý thức của con ngƣời, mà con ngƣời luôn luôn là sản phẩm của một hoàn
cảnh lịch sử cụ thể, một môi trƣờng sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội cụ thể. Dấu ấn của lịch
sử và văn hóa dân tộc in đậm nét trong tƣ duy chính trị tâm lý, hành vi chính trị của con ngƣời.
Và trong cấu trúc hệ thống chính trị cùng phƣơng thức hành sử chính trị của nhà nƣớc ở từng
quốc gia. Và nhƣ vậy chính trị vừa có tính phổ biến toàn thế giới vừa có tính đặc thù, tính đa
dạng ở từng quốc gia dân tộc. Khoa học chính trị ở mỗi nƣớc vừa là sự phản ánh đời sống chính
trị, quá trình chính trị ở nƣớc đó, vừa là sản phẩm tƣ duy của các nhà khoa học có quốc tịch, có
nguồn gốc dân tộc xác dịnh. Do đó khoa học chính trị ở mỗi nƣớc tất yếu và cần thiết phải có sắc
thái đặc trƣng riêng.
3- Khoa học chính trị Việt Nam còn rất non trẻ, vì vậy muốn phát triển nhanh cần thiết
phải đồng thời tiếp nhận các tri thức các kinh nghiệm chung của nhân loại và
18

các giá trị văn hóa chính trị truyền thống của dân tộc. Ở đây cần tránh hai khuynh hƣớng.
- Học tập một các máy móc, sao chép bài bản và tri thức khoa học chính trị nƣớc ngoài,
không tính đến yếu tố dân tộc. Một ngành khoa học chính trị nhƣ vậy sẽ là xa lạ và vô bổ, thậm

chí có hại.
- Dị ứng, phủ nhận kinh nghiệm, tri thức khoa học chính trị thế giới, lấy kinh nghiệm và
tri thức chính trị của dân tộc làm cơ sở duy nhất. Khuynh hƣớng này sẽ đẫn đến tình trạng biệt
phái, nghèo nàn, thậm chí thiển cận của khoa học chính trị. Đúng hơn, những tri thức thuần túy
đúc kết từ kinh nghiệm truyền thống không thể đạt tới trình độ khoa học cho đúng nghĩa.
Nhƣ vậy, kết hợp hài hòa các giá trị văn hóa chính trị dân tộc với các tri thức khoa học
chính trị của nhân loại là con đƣờng đúng đắn nhất để xây dựng khoa học chính trị Việt Nam.
Cao hơn, phải coi đây là một nguyên tắc cơ bản. Vận dụng nguyên tắc này vào xây dựng chƣơng
trình, giáo dục, bài giảng bộ môn khoa học chính trị, cần thiết phải:
3.1- Tham khảo đầy đủ, toàn diện các tài liệu khoa học chính trị của các nƣớc có bề dày
xây dựng ngành khoa học này. Từ đây, biết lƣợc bỏ những yếu tố không thích hợp, rút ra những
giá trị chung nhất và nhấn mạnh những giá trị có thể tiếp thu, vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam.
3.2- Luôn luôn xuất phát từ điều kiện Việt Nam, thực tiễn Việt Nam để thẩm định và
chọn lọc các tri thức khoa học chính trị nƣớc ngoài, để đƣa vào chƣơng trình giáo trình.
3.3- Lấy phần Chính trị Việt Nam” làm nội dung cốt lõi của chƣơng trình, đào tạo khoa
học chính trị ở nƣớc ta. Trong phân bổ khung thời gian đào tạo, “ chính trị
19

Việt Nam” có thể chỉ chiếm một tỷ lệ hợp lý, vừa phải, nhƣng đây phải đƣợc coi là phần cốt tủy,
vừa là phần đúc kết vừa là phần nâng cao, cả trên phƣơng diện khoa học và tƣ tƣởng.
Kết hợp các giá trị truyền thống dân tộc với các tri thức nhân loại trong xây dựng khoa
học chính trị Việt Nam, về thực chất có nghĩa là: sử dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa
Mác – Lênin cùng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối chính trị của Đảng ta làm nền tảng để tiếp
thu những thành tựu mới nhất của khoa học chính trị thế giới đồng thời nghiên cứu tổng kết, phát
triển những tƣ tƣởng chính trị, kinh nghiệm chính trị, văn hóa chính trị Việt Nam.
20

CHÍNH TRỊ HỌC - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PGS. PTS. Phạm Ngọc Quang


Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hơn nữa chất lƣợng nghiên cứu lý luận và đào tạo cán bộ
trong giai đoạn mới, tháng 10 năm 1991, Giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc đã ký quyết định
thành lập Bộ môn Chính trị học; và tháng 6 năm 1992, Viện Khoa học chính trị ra đời. Một trong
những chức năng của Viện là nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học.
Xét trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ trong khuôn khổ của Học viện (và cần nói thêm rằng,
xét cả trong khuôn khổ của các nƣớc XHCN nói chung), Chính trị học là một bộ môn non trẻ
nhất thuộc lĩnh vực Khoa học chính trị. Do vậy, rất nhiều vấn đề cơ bản liên quan tới việc hình
thành Chính trị học với tƣ cách là một bộ môn khoa học còn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy
đủ. Trong điều kiện đó, sự tồn tại những ý kiến khác nhau không chỉ liên quan tới những khái
niệm, những phạm trù, những nguyên lý cơ bản mà cả tới những vấn đề cốt tử có ý nghĩa quyết
định số phận và triển vọng phát triển của bộ môn khoa học mới này cũng là điều dễ hiểu. Trong
bài viết này chỉ đề cập một số ý kiến liên quan tới đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên
cứu của chính trị học.
Trƣớc khi đi vào những nội dung trung tâm đó, thiết nghĩ cũng cần xác định trở lại tên
của môn học. Nó sẽ là "Khoa học chính trị" hay "Chính trị học"? Vấn đề đó đƣợc nêu ra là do,
trong một số bài viết liên quan tới chủ đề này, chúng tôi thấy có sự đồng nhất hai khái niệm đó
với nhau khiến cho phạm vi bao quát của môn học trở nên quá rộng. Do vậy, một phần đáng kể
những bộ môn khoa học đang giảng dạy ở Học viện Nguyễn Ái Quốc cũng nhƣ các trƣờng Đảng,
có trƣờng chính trị bị xem là những thành phần của Chính trị học.
Cảm nhận ban đầu của chúng tôi là Chính trị học và
21

Khoa học chính trị không phải là một. Có thể xem mối quan hệ giữa Chính trị học với Khoa học
chính trị nhƣ là mối quan hệƣ giữa bộ phận và toàn thể. Để dễ hình dung, ta có thể chú ý tới vài
ví dụ. Toán học đƣợc chia thành: toán giải tích, phƣơng trình vi phân và tích phân; đại số và lý
thuyết số, lý thuyết xác suất và thống kê toán học; hình học tôpô toán lôgíc; toán học tính toán;
điều khiển học toán học; vận trù học Vật lý học đƣợc tạo thành từ 25 chuyên ngành chuyên
biệt. Triết học cũng đƣợc tạo thành từ 9 chuyên ngành, trong đó có thẩm mỹ học, chủ nghĩa cộng
sản khoa học, xã hội học Khoa học chính trị với tƣ cách là một lĩnh vƣc khoa học riêng biệt
chắc chắn cũng sẽ đƣợc tạo thành từ nhiều môn học chuyên ngành. Chính trị học chỉ là một trong

số đó.
Với tƣ cách là một hệ thống khoa học tổng hợp, Khoa học chính trị nghiên cứu lĩnh vực
chính trị của đời sống xã hội từ rất nhiều phƣơng diện, nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi phƣơng
diện, mỗi cấp độ đó tạo thành lĩnh vực nghiên cứu của một khoa học chuyên ngành thuộc Khoa
học chính trị.
Trong quan niệm nhƣ vậy, khách thể của Khoa học chính trị là toàn bộ lĩnh vực chính trị
của đời sống xã hội. Khách thể đó đƣợc nghiên cứu trong rất nhiều khoa học. Chẳng hạn: một
phần quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử; lý luận về Nhà nƣớc và Pháp quyền, xã hội học
chính trị, tâm lý học chính trị, lý luận chung về các đảng phái chính trị (mà xây dựng Đảng cũng
nhƣ lịch sử Đảng là những bộ phận của nó) Tiếp cận với lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội
từ những giác độ khác nhau để phát hiện và khái quát nhằm nêu lên những tính quy luật và quy
luật tƣơng ứng của các lĩnh vực chính trị - đó chính là đối tượng của các bộ môn khoa học chính
trị chuyên ngành, trong đó có chính trị học.
Chính trị học, do đó cũng nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, nhƣng từ
giác độ những vấn đề có tính
22

quy luật chung trong sự hình thành và phát triển của chính trị cũng nhƣ những phƣơng thức, thủ
thuật để sử dụng các quy luật đó. Từ đó, có thể hiểu Chính trị học là một bộ phận của Khoa học
chính trị: nó nghiên cứu các quy luật và tính quy luật trong sự hình thành, phát triển của chính
trị, của quyền lực chính trị cùng những cơ chế, phương thức, thủ đoạn sử dụng các quy luật đó
trong xã hội được tổ chức thành Nhà nước.
Một quan niệm đúng đắn về khách thể và đối tƣợng của Chính trị học, về phạm vi nghiên
cứu của nó chỉ có thể đạt đƣợc, khi có quan niệm rõ ràng về "chính trị".
"Chính trị", theo nguyên nghĩa của nó, là những công việc Nhà nƣớc hay xã hội, là phạm
vi hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau và
hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nƣớc (xem: Bách khoa Triết học,
M. 1983, tr. 507, tiếng Nga. Cũng xem thêm: Từ điển chính trị vắn tắt, Tiến Bộ, Sự Thật, 1986,
tr. 61).
Cái quan trọng nhất trong chính trị, theo Lênin, là "Tổ chức chính quyền Nhà nƣớc";

chính trị là sự tham gia vào các công việc Nhà nƣớc, định hƣớng Nhà nƣớc, xác định hình thức,
nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nƣớc. Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị,
nếu nhƣ việc giải quyết nó trực tiếp hay gián tiếp gắn với lợi ích giai cấp, với vấn đề quyền lực.
Quan điểm trên đây về chính trị không phải là duy nhất. Hêghen đã từng chỉ ra rằng, đối
tƣợng cần định nghĩa càng phức tạp bao nhiêu, số lƣợng những định nghĩa ngƣời ta có thể gắn
cho nó càng phong phú, đa dạng bấy nhiêu. Điều đó hoàn toàn đúng, khi nói về lĩnh vực chính trị
của đời sống xã hội. Xuất phát từ quan niệm về Chính trị học nhƣ đã nêu trên đây, cần tiếp cận
với chính trị vừa với tƣ cách là một
23

hình thức hoạt động, vừa với tính cách là một loại quan hệ xã hội đặc thù. Trong tính tổng hợp
của cả hai phƣơng diện đó, có thể hiểu chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng,
các quốc gia; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc nhà nƣớc và xã hội; là tổng hợp
những phƣơng hƣớng, những mục tiêu đƣợc quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng
phái; là hoạt động thực tiễn chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các Nhà nƣớc để thực hiện
đƣờng lối đã đƣợc lựa chọn nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.
Khi xem chính trị nhƣ là một hình thức hoạt động, Chính trị học phải nghiên cứu:
- Mục tiêu chính trị trƣớc mắt và những mục tiêu triển vọng mang tính hiện thực cũng
nhƣ con đƣờng giải quyết các nhiệm vụ để đạt những mục tiêu đó có chú ý tới tƣơng quan lực
lƣợng xã hội, những khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển cụ thể đó.
- Những phƣơng pháp, những phƣơng tiện và cả những thủ đoạn, những hình thức tổ
chức có hiệu quả để đạt mục tiêu đã đặt ra.
- Việc lựa chọn và sắp xếp những cán bộ thích hợp, có khả năng giải quyết những nhiệm
vụ đó.
Khi xem chính trị nhƣ là một hệ thống những quan hệ, chính trị học nghiên cứu:
- Những quan hệ giai cấp, các đảng phái chính trị.
- Những quan hệ dân tộc.
- Những quan hệ giữa các tầng lớp xã hội để từ đó giải quyết về mặt lý luận các hình thức
tổ chức xã hội.
- Quan hệ giữa các quốc gia mà từ đó hình thành học thuyết về chính trị quốc tế.

×