Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Thực trạng đội ngũ giáo viên môn lịch sử trường phổ thông trung học khu vực miền đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MÔN LỊCH SỬ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
KHU VỰC MIỀN ĐỒNG NAM BỘ
Đề tài khoa học cấp Bộ
Mã số: B 2000 - 23 - 27



Nhóm nghiên cứu:
TS Ngô Minh Oanh – Chủ nhiệm đề tài,
PGS Võ Xuân Đàn, Th.s Dƣơng Văn Huề,
Cô Nguyễn Thị Thƣ, Th.s Nguyễn Văn Sơn.


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 10-2003
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MÔN LỊCH SỬ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
KHU VỰC MIỀN ĐỒNG NAM BỘ
Đề tài khoa học cấp Bộ
Mã số: B 2000 - 23 - 27





Nhóm nghiên cứu:
TS Ngô Minh Oanh – Chủ nhiệm đề tài,
PGS Võ Xuân Đàn, Th.s Dƣơng Văn Huề,
Cô Nguyễn Thị Thƣ, Th.s Nguyễn Văn Sơn.


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 10-2003
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
2




Giáo dục một người đàn ông,
chúng ta chỉ có một người đàn ông.
Giáo dục một người đàn bà,
chúng ta có cả một gia đình.
Giáo dục một người thầy giáo,
chúng ta có cả một thế hệ.
Rabindranat Tagore
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

I. Lí do chọn đề tài 6
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
III. Mục đích, giới hạn phạm vi nghiên cứu 13
IV. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 13
V. Đóng góp mới của đề tài 16
CHƢƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI – VĂN HÓA KHU VỰC MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ 17
I. Điều kiện tự nhiên khu vực miền Đông Nam Bộ 17
II. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền Đông Nam Bộ tác động đến giáo dục nói chung
và giáo dục lịch sử nói riêng 20
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BỘ MÔN LỊCH SỬ TRƢỜNG
PTTH KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 23
I. Nguồn đào tạo, độ tuổi, giới tính, vùng công tác… 23
II. Phẩm chất chính trị, lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp 31
III. Trình độ và năng lực chuyên môn 34
IV. Phát huy vai trò ở địa phƣơng 40
V. Đời sống vật chất và tinh thần 42
CHƢƠNG III: GIÁO VIÊN LỊCH SỬ VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ NGHỀ 47
NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG 47
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
4

I. Về vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử và ngƣời dạy sử 47
II. Về nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa 49
III. Về chất lƣợng dạy học bộ môn hiện nay 52
IV. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ 53
V. Đời sống vật chất và tinh thần 55
CHƢƠNG IV: ĐÁNH GIÁ BƢỚC ĐẦU VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN LỊCH SỬ PTTH KHU
VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 56
I. Những ƣu điểm 56

II. Những hạn chế 58
III. Nguyên nhân của thực trạng nói trên 60
IV. Những kiến nghị và giải pháp 61
1. Cần đặt đúng vị trí của bộ môn lịch sử đúng nhƣ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó 61
2. Chế độ chính sách đối với các thầy cô 62
3. Sắp xếp chƣơng trình hợp lí, linh hoạt, tránh chạy theo thành tích 62
4. Thay đổi nội dung và hình thức sách giáo khoa 62
5. Đầu tƣ kinh phí, trang bị cơ sở vật chất cho dạy và học lịch sử 63
6. Đào tạo và đào tạo lại 63
KẾT LUẬN 64
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
5

PHỤ LỤC 1 69
PHỤ LỤC 2 113
PHỤ LỤC 3 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157


Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
6

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (6/1991) đã khẳng
định và phát triển đƣờng lối đổi mới kinh tế - xã hội với luận điểm: con ngƣời vừa là mục tiêu
vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Quan điểm chỉ đạo đó đã đƣợc đƣa vào Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Điều 35 Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Nhà nƣớc phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
Với những tƣ tƣởng đổi mới cả về nhận thức và hành động, Đảng ta cũng đã dành hẳn
một hội nghị - Hội nghị BCH TƢ lần thứ 2 (12/1996) để bàn về công tác giáo dục và đƣa ra
nghị quyết 02 xác định đƣờng lối, chủ trƣơng về phát triển giáo dục, đào tạo.
Dƣới ánh sáng nghị quyết của Hội nghị trung ƣơng 2, sự nghiệp giáo dục và đào tạo
nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển mới và thu đƣợc những thành tựu to lớn. Sự nghiệp giáo
dục đào tạo đã đạt đƣợc những chuyển biến tích cực về quy mô, chất lƣợng, hiệu quả, góp
phần không nhỏ thực hiện những mục tiêu về dân trí, nhân lực, nhân tài.
Đội ngũ giáo viên đã đƣợc quan tâm để khắc phục khó khăn, đáp ứng đƣợc với yêu
cầu đổi mới trong việc nâng cao trình độ và tu dƣỡng phẩm chất, nhân cách của ngƣời thầy
giáo. Nhiều chính sách mới của nhà nƣớc đã đƣợc ban hành nhằm khuyến khích vế tỉnh thần,
đãi ngộ về vật chất đối với ngƣời thầy nhƣ phong tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà
giáo ƣu tú, huy chƣơng vì sự nghiệp giáo dục, phụ cấp đứng lớp, miễn phí cho sinh viên sƣ
phạm, thành lập hai trƣờng sƣ phạm trọng điểm và đầu tƣ cho hệ thống các trƣờng sƣ phạm.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
7

Tuy nhiên, do những hạn chế vế nguồn lực kinh tế, về khả năng quản lý, chế độ chính
sách chƣa đầy đủ và hợp lý nên đội ngũ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
Điều kiện làm việc và đời sống còn thiếu thốn đã ảnh hƣởng đến sự yên tâm về nghề nghiệp
và chất lƣợng dạy học. Giáo viên vừa thiếu vừa yếu nhất là giáo viên công tác ở vùng sâu,
vùng xa. Tâm tƣ nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, những vấn đề bức xúc của họ chƣa đƣợc
tập hợp, nghiên cứu, đề đạt lên các cấp có thẩm quyền để giải quyết. Tình trạng quan liêu hóa
trong đào tạo giáo viên ở các trƣờng đại học sƣ phạm cũng đang diễn ra nhƣ không quan tâm
điều tra nắm vững đội ngũ giáo viên đo mình đào tạo đang hành nghề và phát triển nghề
nghiệp nhƣ thế nào sau khi ra trƣờng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đƣa đến hạn
chế nói trên.
Một nguyên nhân từ phía đội ngũ giáo viên dạy lịch sử ở trong các trƣờng PTTH cũng
không phải là ngoại lệ. Tình hình dạy sử và học sử hiện nay ở trƣờng phổ thông nói chung và
THPT nói riêng đã đƣợc không ít lần báo chí và các nhà giáo dục tịch sử cảnh báo.

Bộ môn lịch sử luôn giữ một vai trò quan trọng trong chƣớng trình đào tạo học sinh
phổ thông trung học vì bộ môn lịch sử rất có ƣu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do nhận
thức chƣa đầy đủ hoặc phiến diện về vai trò, ý nghĩa, chức năng của bộ môn lịch sử, nhiều
ngƣời, thậm chí cả những nhà quản lí giáo dục đã tỏ thái độ coi thƣờng, chê bai bộ môn này.
Nhiều nhà giáo dục đã cho rằng, trong thời kỳ mà khoa học và công nghệ phát triển nhanh
chóng, sử học cũng nhƣ các khoa học xã hội và nhân văn khác không thể có vị trí ngang hàng
với khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ở phƣơng Tây đã có ý kiến về việc "khai tử khoa học lịch
sử" và biến môn học này ở nhà trƣờng thành việc kể chuyện lịch sử.
Ở Việt Nam với bề dày truyền thống dân tộc hàng ngàn năm nên khoa học lịch sử đã
thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều ngƣời, đặc biệt là các nhà chuyên môn:
Môn lịch sử từ lâu đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng Việt Nam.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
8

Từ sau cách mạng tháng 8/1945, trên cơ sở nền tảng tƣ tƣởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu
kinh nghiệm truyền thống dân tộc, Đảng và nhà nƣớc ta đã đặt vị trí môn lịch sử xứng đáng
trong nền giáo dục quốc dân. Việc xây dựng chƣơng trình, biên soạn sách giáo khoa và các
tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, việc quan tâm đào tạo đội ngũ giáo viên giảng
dạy lịch sử cho các cấp học ngày càng đƣợc quan tâm. Nhờ vậy đội ngũ giáo viên dạy sử đã
phát triển về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần đặt môn lịch sử vào vị trí xứng đáng nhƣ nó
vốn có.
Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại trong quan niệm về vị trí vai trò của bộ môn lịch sử
trong trƣờng phổ thông và trong việc giáo dục thế hệ trẻ, do tác động của kinh tế thị trƣờng
nên một thời kì dài rất ít học sinh khá giỏi có nguyện vọng thi vào khoa lịch sử các trƣờng đại
học sƣ phạm.
Trong lúc đó thì việc đào tạo tại các khoa sử của các trƣờng đại học sƣ phạm còn
phiến diện, ít gắn với thực tế giảng dạy ở trƣởng phổ thông. Chƣa có những cuộc điều tra cơ
bản thật dài hơi để xem sinh viên đƣợc đào tạo phát huy tác dụng ở trƣờng phổ thông nhƣ thế
nào, cái gì cần tiếp tục phát huy, cái gì cần phải điều chỉnh.
Ở các trƣờng phổ thông thì môn sử đƣợc coi là môn phụ, không đƣợc hiệu trƣởng các

trƣờng phổ thông quan tâm chú ý. Thậm chí nhiều trƣờng còn bố trí giáo viên không đƣợc
đào tạo chuyên ngành để dạy môn lịch sử. Việc bố trí giảng dạy trái ngành, "cƣỡng ép" càng
làm cho chất lƣợng dạy học môn sử thêm tồi tệ và ngƣời ta càng có cớ để coi thƣờng môn sử.
Cơ chế thị trƣờng tác động tới việc dạy thêm, học thêm làm cho giáo viên lịch sử cảm
thấy thua thiệt với các đồng nghiệp về kinh tế dẫn đến không an tâm, chuyên chú trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ.
Việc cải cách đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử chƣa đƣợc coi trọng trong các
trƣờng phổ thông. Nhà trƣờng chƣa chú ý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội
ngũ giáo viên, trong lúc đó việc dạy học lịch sử cần phải có một trình độ
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
9

uyên thâm liên quan đến nhiều bộ môn mới đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của việc dạy
học lịch sử.
Trên thực tế, hiện nay còn không ít giáo viên giảng dạy lịch sử chỉ chạy theo chƣơng
trình và sách giáo khoa nặng nề, lo đối phó với thi cử, thi đua. Giáo viên không có khả năng
hoặc những điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động ngoại khóa, hƣớng dẫn học sinh thực
hành và tham gia các hoạt động xã hội.
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tƣơng lai đặt ra cho toàn xã
hội, ngành giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên lịch sử nhiều nhiệm vụ cấp bách. Nhằm đáp
ứng đƣợc những đòi hỏi đó, việc điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên lịch sử ở trƣờng phổ
thông trung học, nắm đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu để có kế hoạch phát huy ƣu điểm, khắc
phục hạn chế nhƣợc điểm là công việc hết sức cần thiết. Xuất phát từ suy nghĩ đó, nhóm
nghiên cứu chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề giáo dục lịch sử trong những năm gần đây đã đƣợc xã hội quan tâm chú ý,
nhất là những nhà giáo dục lịch sử, những ngƣời trực tiếp đứng trên bục giảng và các nhà
quản lý. Đã có nhiều hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng để nói về chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa, đội ngũ
giáo viên và thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay. Với những để tài cụ thể và mục đích giải

quyết vấn đề khác nhau, các công trình nghiên cứu và bài viết đều thẳng thắn đề cập đến
những thành tựu và hạn chế của giáo dục lịch sử nói chung và thực trạng dạy và học lịch sử
nói riêng, trong đó đề cập không ít đến đội ngũ giáo viên lịch sử.
Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu, bài viết và hội thảo sau đây:
- Công trình nghiên cứu " Dạy học lịch sử lớp 10 cải cách giáo dục" của tập thể tác
giả Trần Hƣơng Văn, Nguyễn Thị Thƣ,
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
10

Phan Thế Kim (1990 ), Trƣờng ĐHSP thành phố Hổ Chí Minh (bản in Ronêo).
- Một vài suy nghĩ vế đổi mới nội dung giảng dạy lịch sử ở trƣờng PTTH hiện nay của
các tác giả Nghiêm Đình Vỳ - Trịnh Tùng, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tháng 5/1991.
- Vấn đề đổi mới chƣơng trình và nội dung giảng dạy lịch sử hiện nay, của hai tác giả
Nghiêm Đình Vỳ và Trịnh Tùng, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 3/1993.
- Nhận xét về hình ảnh nƣớc Pháp trong sách giáo khoa lịch sử bậc trung học ở Việt
Nam của nhà sử học ngƣời Pháp, Philíp Langlet, Tạp chí xƣa và Nay số 37 (1997).
- Một số bài liên quan đến chƣơng trình và SGK cải cách bộ môn lịch sử, Tạp chí
nghiên cứu lịch sử số 5 và 6 / 1993.
- Vấn đề giáo dục đạo đức, lịch sử dân tộc và lịch sử địa phƣơng ở các trƣờng PTCS ở
TPHCM của nhóm tác giả Hồ Sĩ Khoách, Lê Hữu Phƣớc, Nguyễn Văn Lịch, Nguyễn Văn
Đôn năm 1989, tài liệu đánh máy lƣu tại Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật thành phố
Hổ Chí Minh. Có lẽ đây là một công trình sớm nhất nghiên cứu về tình hình dạy sử và học sử
tại thành phố Hồ Chí Minh. Công trình dày 69 trang, trong đó phần nghiên cứu về tình hình
dạy sử và học sử chiếm 41 trang (từ trang 28 đến trang 69). Đây là công trình nghiên cứu
công phu với những điều tra xã hội học từ nhiều phía :
+ Đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy
+ Từ phía ngƣời học - học sinh
+ Từ phía phụ huynh học sinh
Với cách tiếp cận, xem xét đa chiều nhƣ vậy, để tài đã nhìn nhận một cách toàn diện
thực trạng tình hình dạy và học sử ở trƣờng phổ thông cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề

tài đã khảo sát một cách toàn diện từ vị trí, tác dụng của bộ môn lịch sử, về chƣơng trình,
sách giáo khoa, tình hình dạy và học lịch sử ở các trƣờng phổ thông cơ sở từ đó các tác giả
rút ra kết luận và đề nghị nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử. Mặc dù là một đề tài rất
có chất lƣợng nhƣng chỉ giới hạn phạm vi
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
11

nghiên cứu trong các trƣờng phổ thông cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trƣớc năm 1989.
- Đề tài "Tình hình dạy và học các môn khoa học xã hội ở trƣờng phổ thông trung học
(cấp II và III) tại thành phố Hổ Chí Minh" do giáo sƣ Hoàng Nhƣ Mai làm chủ nhiệm trong
đó có đề tài nhánh "Tình hình dạy và học môn lịch sử ở trƣờng PTTH (Cấp II và III)" do ông
Lê Vinh Quốc làm chủ nhiệm với sƣ tham gia của Nguyễn Duy Tuấn, Phan Thế Kim,
Nguyễn Thị Thƣ, Trần Hƣơng Văn (1995). Đây là một đề tài thuộc chức năng "tƣ vấn phản
biện" thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật thành phố Hổ Chí Minh nhằm tập hợp
những ý kiến khảo sát, nhận định, đề nghị của các nhà khoa học. Với 70 trang nội dung, các
tác giả đã đề cập đến thực trang đội ngũ giáo viên lịch sử ở trƣờng phổ thông, những nhận
thức vai trò, chức năng bộ môn, năng lực và điều kiện dạy học lịch sử. Đề tài dành một phần
nội dung chủ yếu để cập đến chƣơng trình và sách giáo khoa lịch sử cải cách qua thực tế dạy
và học lịch sử ỏ trƣờng phổ thông cấp hai, ba thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung tìm
hiểu, khẳng định những ƣu điểm, vạch ra những hạn chế thiếu sót, những điểm bất hợp lí của
mục tiêu chƣơng trình, và sách giáo khoa lịch sƣ cải cách giáo dục.
Trên cơ sở những kết quả điều tra nghiên cứu, các tác giả đã rút ra những kết luận về
tình hình đội ngũ giáo viên, thực trạng dạy sử và học sử, nguyên nhân của tình hình và những
kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy sử và học sử ở trƣờng phổ thông trung
học.
- "Hội nghị về đổi mới phƣơng pháp dạy và học lịch sử" từ ngày 28-30/11/1999 do Bộ
Giáo Dục - Đào tạo và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
- Hội thảo khoa học" Khoa học lịch sử - những vấn đề nghiên cứu về xã hội, nhân văn
ỏ Nam Bộ" do khoa Lịch sử Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 6-2001. Trong hội thảo chỉ có một số báo cáo đề

cập đến vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử trong nghiên cứu lịch sử địa phƣơng ỏ Nam Bộ, vận
dụng kiến
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
12

thức lịch sử vào hoạt động thực tiễn ở Nam Bộ, chƣa để cập đến tình hình đội ngũ giáo viên
lịch sử ở khu vực.
- Hội thảo khoa học: Dạy và học môn lịch sử dân tộc ở các trƣờng tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông tại TP Hồ Chí Minh - Thực trạng và kiến nghị do trung tâm
KHXH và NV TP. HCM (6/2001). Hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu giảng dạy lịch
sử ở các trƣờng từ tiểu học cho đến các trƣờng đại học, viện nghiên cứu tham gia. Nhiều báo
cáo đã đƣợc trình bày tại hội thảo sau đó đƣợc in thành kỉ yếu đã đề cập đến tình hình dạy và
học lịch sử trong các trƣờng phổ thông cũng nhƣ vị trí và tầm quan trọng của bộ môn lịch sử,
nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa, đội ngũ thầy cô giáo dạy sử. Tuy nhiên cũng nhƣ các
đề tài và hội thảo nói trên chỉ mới xới lên những vấn đề về dạy sử, học sử ở khu vực thành
phố Hồ Chí Minh.
- Đổi mới dạy và học lịch sử - một yêu cầu bức thiết của tác giả Quân Hồng đăng trên
báo Sài Gòn giải phóng ngày 28/04/1999
- Thu Hà, Thanh Hà (1999), Chuyện thời sự của lịch sử, báo Tuổi trẻ Chủ nhật ngày
5/12/1999.
- Lê Quan Dũng (1999), Dạy Sử - Nỗi bất lực và niềm đam mê, Tuổi Trẻ Chủ nhật
ngày 5/12/1999.
- Duy Trần (1999), Chỉ thế thôi, ngƣời Việt phải biết sử nƣớc nhà, báo Tuổi Trẻ Chủ
nhật ngày 5/12/1999.
- Yến Thanh (2000), Không có kiến thức cứ dạy liều, báo Giáo dục và Thời đại số 34
năm 2000.
- Trọng Phƣớng (2001), Dạy và học sử trong trƣờng phổ thông cần có một cuộc đổi
mới, báo Thanh Niên ngày 13/6/2001.
Nhìn chung những đề tài nghiên cứu khoa học nói trên có để cập ít nhiều đến tình
hình đội ngũ giáo viên giảng dạy lịch sử nhƣng chỉ để cập một cách sơ lƣợc. Các tác giả tập

trung trình bày về những vấn đề mà mình nghiên cứu, khi có đề cập đến tình hình đội ngũ
giáo viên thì các tác giả cũng chỉ tập trung vào đội ngũ giáo viên phổ thông cơ sở, hoặc phổ
thông trung học nhƣng chỉ giới hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
13

III. Mục đích, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thông qua khảo sát tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên lịch sử trƣờng phổ thông
trung học các tĩnh miền Đông Nam Bộ nhằm nắm chắc tình hình đội ngũ vế số lƣợng và chất
lƣợng nhƣ nguồn đào tạo, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, khả năng tự đào tạo,
phát huy vai trò ở địa phƣơng và xu hƣớng phấn đấu nâng cao trình độ từ đó có những đánh
giá, nhận định và để xuất về chế độ chính sách, định hƣớng điều chỉnh đào tạo đội ngũ, góp
phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu dạy học lịch sử trong tình hình
mới.
Do những hạn chế khách quan, về quy mô đề tài cho phép, hạn chế về kinh phí, không
thể ngay một lúc nghiên cứu trên diện rộng, nên bƣớc đầu chúng tôi chỉ xin giới hạn phạm vi
nghiên cứu của đề tài ở khu vực miền Đông Nam Bộ theo quan niệm truyền thống gồm có 6
tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dƣơng,
Bình Phƣớc.
IV. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
1. Nguồn tƣ liệu tham khảo
Đây là một đề tài tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên lịch sử phổ thông trung học
khu vực miền Đông Nam Bộ yêu cầu là phải điều tra thực tế tại các địa phƣơng, tuy nhiên
cần phải có cái nhìn đa chiều và có hệ thống về đội ngũ giáo viên lịch sử chúng tôi cần phải
tiếp xúc với các văn kiện thể hiện đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc về
việc phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Đông Nam bộ, đƣờng lối chủ trƣơng phát triển
giáo dục đào tạo, chính sách xây dựng đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực.
Nhóm nghiên cứu còn phải tiếp xúc với các văn kiện chỉ đạo cụ thể, các chủ trƣơng
biện pháp của từng địa phƣơng về giáo
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ

14

dục đào tạo, những báo cáo tổng kết ngành trong quá trình thực hiện chính sách của Đảng,
những ƣu điểm và hạn chế mà địa phƣơng đã rút ra.
Chúng tôi còn tham khảo và kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu
về cùng vấn đề hoặc có liên quan ít nhiều đến vấn đề để có cái nhìn hệ thống và xuyên suốt.
Ngoài ra chúng tôi còn tìm đọc và suy nghĩ về những vấn đề liên quan mà báo chí đã
nêu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Đây là đề tài nghiên cứu thực tiễn, trong quá trình hoàn thành công trình, chúng tôi
đứng vững trên lập trƣờng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh bằng
việc vận đụng nhất quán phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic trong tiến trình nghiên
cứu. Xem xét vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể với một thái độ khách quan,
thống nhất, và biện chứng.
b. Đề tài còn sử dụng hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể chuyên ngành và liên
ngành nhằm mang lại kết quả nghiên cứu chính xác, khách quan và khoa học nhất. Phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể cho phép có thể thu thập đƣợc những thông tin phong phú, đa dạng
trực tiếp và xác thực có độ tin cậy cao về đối tƣợng nghiên nghiên cứu. Các tác giả đã sử
dụng một số phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau :
Phƣơng pháp quan sát và đàm thoại với giáo viên nhằm tìm hiểu thái độ, tình cảm đối
với nghề nghiệp, khả năng chuyên môn, đời sống, tâm tƣ nguyện vọng và các hoạt động nghề
nghiệp khác. Phƣơng pháp quan sát và đàm thoại trực tiếp cố thể thông qua các mối quan hệ
quen biết có những cuộc tiếp xúc cá nhân hay nhóm giáo viên, đặc biệt là trong các đợt tập
huấn, bồi dƣỡng thƣờng xuyên định kì, hoặc các giáo viên đang theo học các lớp sau đại học.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
15

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin trên diện
rộng, với số lƣợng khách thể lớn nhằm khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên lịch sử khu vực
miền Đông Nam Bộ.

Cơ sở để xây dựng các phiếu hỏi xuất phát từ quan niệm của tâm lí học là mọi suy
nghĩ, quan niệm của con ngƣời đều đƣợc thể hiện ra hành động. Tính tích cực của hành động
có nguồn gốc từ tƣ tƣởng tình cảm và đƣợc thể hiện bằng hành động. Nếu hệ thống câu hỏi
đƣợc biên soạn một cách hệ thống và chặt chẽ, logic thì có thể làm cho ngƣời đƣợc hỏi bộc lộ
những suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn, trung thực. Việc tổ chức điều tra không yêu
cầu ngƣời trả lời câu hỏi phải bộc lộ danh tánh, điều đó cũng góp phần giúp ngƣời trả lời
mạnh dạn và thẳng thắn hơn trong khi trả lời.
Chúng tôi đã xây dựng hai loại phiếu hỏi:
- Loại phiếu hỏi thứ nhất có tổng cộng tất cả 35 câu hỏi trực tiếp cho đối tƣợng chính
của đề tài - các thầy cô giáo dạy sử khu vực miền Đông Nam bộ. Các câu hỏi trong phiếu hỏi
1 nhằm thu thập thông tin một cách bao quát, toàn diện tất cả các lĩnh vực từ tâm tƣ tình cảm
đối với nghề nghiệp, đời sống vật chất, tỉnh thần, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, những
bức xúc và kiến nghị về nghề nghiệp của mình.
- Loại phiếu hỏi thứ hai dành cho đối tƣợng là các cán bộ quản lí đội ngũ giáo viên
giảng dạy lịch sử phổ thông trung học nhƣ các chuyên viên phụ trách môn sử ở phòng phổ
thông trung học các sỏ Giáo dục và Đào tạo, hiệu trƣởng, hiệu phó các trƣờng phổ thông
trung học. Loại phiếu hỏi này nhằm nắm thông tin và tiếp cận khách thể nghiên cứu từ một
góc độ khác, cho phép có cái nhìn khách quan, đa chiều về đối tƣợng nghiên cứu nhằm đạt
đƣợc độ chính xác và khách quan cao trong việc nhận xét, đánh giá.
- Tuy nhiên việc xem xét đánh giá không chỉ đừng lại các thông tin trên các phiếu hỏi,
mặc dù những thông tin này là chủ yếu và có độ tin cậy tƣơng đối cao, chúng tôi còn tham
khảo các thông tin từ các nguồn khác nhƣ báo chí, hội thảo khoa học, và
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
16

các đánh giá chính thức trong các báo cáo tổng kết của ngành giáo dục hoặc các ban chuyên
môn
c. Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
Trong khi xử lí số liệu chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS for Windows để xử lí
trên máy ví tính. SPSS for Windows (Statistical Package for Social Scỉences ) là phần mềm

quản lí cơ sở dữ liệu và xử lí thống kê chuyên nghiệp, linh hoạt và đa năng. Chúng tôi sử
dụng phần mềm này để tính toán tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định
phân phối các mẫu độc lập. Đồng thời dùng phƣơng pháp kiểm định T- test cho các mẫu độc
lập và so sánh sự khác nhau giữa trung bình mẫu các giá trị ở các nhóm nam, nữ; các địa
phƣơng; các khu vực Trên cơ sở các số liệu tính toán trên, chúng tôi rút ra những kết luận
có tính chất định lƣợng và định tính về những thông tin thu đƣợc, cho phép nhận định và
đánh giá một cách khách quan, chính xác về nội dung nghiên cứu.
V. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh thực trạng đội ngũ giáo viên lịch sử phổ
thông trung học khu vực miền Đông Nam Bộ từ nguồn đào tạo, thái độ đối với nghề nghiệp,
khả năng hành nghề giảng dạy lịch sử, đời sống và những tâm tƣ nguyện vọng của họ.
- Từ thực trạng tình hình nói trên, tìm ra những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
của đội ngũ giáo viên lịch sử khu vực miền Đông Nam Bộ, từ đó đề xuất những giải pháp
tăng cƣờng đào tạo và phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp
giáo dục và đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục lịch sử nói riêng.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
17

CHƢƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI – VĂN
HÓA KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

I. Điều kiện tự nhiên khu vực miền Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế lớn của Việt Nam có quy mô lãnh thổ bao trùm lên
nhiều tỉnh, thành phố gồm các tỉnh: TP Hổ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây
Ninh, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc
(1)
. Diện tích 23.467 km
2
và dân số là 8.876.000 nghìn
ngƣời, mật độ dân số là 378 ngƣời/ km (1995). Đông Nam Bộ là một vùng đất có nhiều tiềm

năng về tài nguyên và nguồn lực, cùng nhiều yếu tố khác để trở thành vùng kinh tế năng động
vào hàng đầu Việt Nam.
Đông Nam Bộ nằm ở vị trí có nhiều thuận lợi trong hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội
Việt Nam. Phía Bắc giáp với Tây Nguyên giàu lâm sản, đất trồng cây công nghiệp và thủy
điện, phía Tây giáp với đồng bằng sông Cửu Long, vùng nông, thủy sản trù phú nhất nƣớc,
với một thềm lục địa chứa đầy dầu khí. Theo ƣớc tính của các chuyên gia dầu khí, trữ lƣợng
dầu mỏ có khoảng 3 - 4 tỷ tấn, hiện nay có thể khai thác 20 - 25 triệu tấn /năm. Nguyên liệu
cho xây dựng cũng vô cùng phong phú về chủng loại và có trữ lƣợng lớn. Đất sét, gạch ngói,
sét cao lanh, cát sỏi, đá xây dựng, ốp lát, đá ong, cát thủy tinh mỗi loại quy mô từ 50 - 100
triệu tấn. Đá quý và nửa đá quý nhƣ saphia, ziêcôn có ở nhiều nơi.
Với 246 km đƣờng biển và vịnh Gành - Soài Rạp sâu rộng là lợi thế của địa bàn kinh
tế trọng điểm về giao thông vận tải biển, xây dựng cảng và có nhiều thuận lợi trong việc tiếp
cận với các tuyến đƣờng biển nối với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc và nƣớc ngoài. Đây
cũng là một vùng biển có trữ lƣợng hải sản khá


(1)
Có một cách phân chia khác:miền Đông Nam Bộ ngoài các tình nói trên còn có thêm các tỉnh Ninh Thuận,
Bỉnh Thuận và Lâm Đồng.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
18

lớn, khoảng 670.000 tấn, chiếm 40% toàn bộ trữ lƣợng cá vùng biển phía Nam. Khả năng
khai thác có thể lên 400.000 tấn.
Địa hình cao và khá bằng phẳng, núi đồi thấp, địa chất công trình tốt, rất thuận lợi cho
việc phát triển giao thông và các hệ thống cấu trúc hạ tầng sản xuất sinh hoạt.
Khí hậu thủy văn trong vùng cũng điều hòa hơn các vùng khác, chịu ảnh hƣởng rất ít
của bão lụt và khô hạn.
Mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp và tƣới tiêu, đặc biệt sông Đồng Nai là tuyến hội tụ nƣớc của cả lƣu vực và chuyển hầu

nhƣ toàn bộ lƣợng nƣớc từ thƣợng lƣu (Lâm Đồng) vào địa bàn qua các phân lƣu Soài Rạp,
Lòng Tàu, Thị Vải đổ vào Vịnh Gành Rái - Soài Rạp, hòa với biển Đông. Sông Đồng Nai
cùng các chi lƣu và phân lƣu là những con đƣờng thủy quan trọng của khu vực. Trên sông Sài
Gòn đã hình thành hệ thống cảng sông biển quan trọng bậc nhất của cả nƣớc.
Vịnh Gành Rái cùng sông Thị Vải với độ sâu và công năng lớn. Sông Vàm Cỏ (Đông
và Tây) đổ nƣớc vào sông Soài Rạp là hai đƣờng giao thông và tƣới tiêu của phần phía tây
địa bàn kinh tế trọng điểm.
Vùng Đông Nam Bộ giữ vị trí kinh tế quan trọng không chỉ đối với kỉnh tế Nam Bộ
mà có tầm quan trọng và ảnh hƣởng đến kinh tế cả nƣớc. Sản phẩm chủ yếu của khu vực là
dầu khí, gỗ, bông, cao su, cà phê, dâu tằm, cây ăn trái, thủy hải sản và tiềm năng du lịch.
Đông Nam Bộ có diện tích trồng cây lâu năm chiếm gần 40% diện tích của cả nƣớc,
số xí nghiệp chiếm một phần hai và cung cấp một phần hai tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp
và thủ công nghiệp trong cả nƣớc.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cộng với nguồn nhân lực dồi dào, có trình
độ văn hóa và tay nghề cao đã giúp miền Đông Nam Bộ sớm hình thành một cơ cấu kinh tế
vùng khá mạnh về công thƣơng nghiệp và dịch vụ.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
19

Về lịch sử, khi bắt đầu công cuộc khai phá và bình định miền đất Đồng Nai, các chúa
Nguyễn đã mộ phu từ ngũ Quảng để thành lập một hệ thống "dinh điền" ở đây.
Thời Pháp thuộc, Đồng Nam Bộ trở thành vùng đất nổi tiếng cửa các đồn điền, những
ông chủ tƣ bản nƣớc ngoài đã thu đƣợc những món lợi lớn nhờ sự màu mỡ của đất đai, sự
thích hợp với một số cây trồng có giá trị cao và nguồn nhân công rẻ mạt.
Địa hình Đông Nam Độ là một dải đất cao, hơi gợn sóng ngày càng thấp dần về phía
đồng bằng sông Cửu Long. Nền địa chất bên dƣới là nền rìa Granít của khối Trƣờng Sơn
Nam, đƣợc phủ bởi các đá trầm tích tuổi trẻ hơn. Trên cùng là lớp phù sa cổ trải rộng ra khắp
trên bề mặt của vùng thƣờng đƣợc gọi là "dải đất xám", có độ phì nhiêu không thua gì phù sa
mới ở Đồng bằng châu thổ. Mặt khác dƣới tác động của quá trình phong hóa, bazan lâu ngày
đã biến thành đất đỏ với độ phì nhiêu lớn rất thuận lợi cho trồng trọt cây công nghiệp và cây

ăn trái.
Ngoài hai vùng đất đỏ và đất xám, Đông Nam Bộ còn có vùng đất thấp phù sa mới ở
châu thổ thủy triều sông Đổng Nai, nơi trƣớc kia là vƣơng quốc của rừng ngập mặn.
Khí hậu không có những biến động lớn trong năm, mặc dù có hai mùa là mùa mƣa và
mùa khô nhƣng các trị số không mang tính cực đoan nhƣ ở Nam Trung Bộ hay ở Tây
Nguyên. Gần nhƣ không có những tai biến thiên nhiên nhƣ bão lụt; lƣợng nƣớc ngầm phong
phú.
Dải bờ biển của Đông Nam Bộ tuy chỉ khoảng 100 km nhƣng thềm lục địa tiếp cận có
khoảng 670.000 tấn trữ lƣợng hải sản, chiếm 40% trữ lƣợng của vùng biển phía Nam.
Tài nguyên khoáng sản của Đông Nam Bộ khá đa dạng. Ngoài những tài nguyên nhƣ
các vật liệu xây dựng, các loại đá quý, các khoáng sản kim loại còn có nguồn dầu khí lớn ở
thềm lục địa tạo ra bƣớc ngoạt về nhận thức nguồn tài nguyên và sự đóng góp của chúng vào
sự phát triển nền kinh tế của khu vực và cả nƣớc.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
20

II. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền Đông Nam Bộ tác động đến
giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng
Diện tích Đông Nam Bộ lớn gấp hai lần diện tích của đồng bằng sông Hồng nhƣng số
dân lại ít hơn 2 lần. Diện tích tích đất nông nghiệp của vùng là 937,3 nghìn hécta, lớn hơn
đồng bằng sông Hồng đến 200.000 hécta.
Mật độ dân số trung bình của lãnh thổ là 378 ngƣời/ km
2
(1994), nhƣng sự phân bố
không đồng đều. Dân số thƣờng tập trung đông ở thành phố và thị xã, mật độ có khi lên đến
1000 ngƣời /km
2
, trong lúc ở các huyện Phƣớc Long, Bù Đăng (Bình Phƣớc), Tân Biên, Tân
Châu ở Tây Ninh mật độ dƣới 50 ngƣời /km
2

.
Ở Đồng Nai, dân cƣ tập trung thành một dải chạy từ tỉnh lỵ thành phố Biên Hòa qua
Thống Nhất đến huyện Xuân Lộc, dân số dao động từ 500 đến 1900 ngƣời /km
2
. Tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu gồm đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo sau đó sáp nhập thêm 3 huyện Long Đất,
Châu Thành, Xuyên Mộc cũng có mật độ dân số khá cao, huyện có mật độ dân số cao hơn cả
là Long Đất, dao động từ trên 400 đến 1.900 ngƣời /km
2
.
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 2093,7 km
2
trong đó các quận nội
thành là 140,3 km
2
. Dân số có trên 5 triệu ngƣời (1997), có khoảng 600.000 ngƣời tạm trú và
300.000 khách vãng lai. Mật độ dân số bình quân 2.300 ngƣời/ km
2
, trên 71% dân số sống ở
nội thành, 29% dân số ở ngoại thành.
Cộng đồng các dân tộc ở miền Đông Nam Bộ gồm chủ yếu là ngƣời Kinh trên 91%
dân số, kế đến là ngƣời Hoa, 7%, 2% còn lại là dân số của 18 dân tộc ít ngƣời nhƣ ngƣời
Chăm, Khơ-me, Chơ-ro, Ê Đê, Xtiêng Ngƣời Hoa ở miền Đông Nam Bộ có trên 500.000
ngƣời chiếm một nửa dân số ngƣời Hoa ở Việt Nam. Từ thế kỷ XVII họ đã có mặt ở Đông
Nam Bộ, tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và một số ít ở Vũng Tàu. Họ
có vai trò đáng kể trong hoạt động kinh tế của vùng, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp và thƣơng nghiệp.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
21


Đông Nam Bộ cũng là nơi có mặt đầy đủ các tôn giáo phổ biến trên thế giới nhƣ Phật
giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài
Thƣờng thì các tôn giáo thƣờng gắn liền với một tộc ngƣời hoặc với một cộng đồng
dân cƣ có nguồn gốc hoặc xuất xứ khác nhau. Sự có mặt của nhiều tôn giáo trên cùng một
lãnh thổ và tổn tại những tụ điểm tập trung của các tôn giáo khác nhau đã làm nảy sinh những
sự va chạm phức tạp. Kẻ thù xâm lƣợc và các thế lực phản động đã tìm cách lợi dụng tôn giáo
để phục vụ cho mục đích chính trị của mình, gây bất ổn cho khu vực.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất ở Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu
vực miền Đông Nam Bộ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy mạng lƣới giao thông đƣờng bộ
không đƣợc dày đặc nhƣ đồng bằng sông Hồng, nhƣng các con đƣờng chính ở Đông Nam Bộ
có chất lƣợng tốt hơn hẳn. Trong chiến tranh, hệ thống đƣờng giao thông, sân bay, bến cảng,
hệ thống thông tin liên lạc luôn đƣợc đầu tƣ nâng cấp để phục vụ cho chiến tranh và dân
dụng. Hệ thống đƣờng bộ các tỉnh thành trong khu vực nối liền với nhau và với các khu vực
khác.
Giao thông đƣờng biển với hệ thống các cảng có vai trò quan trọng trong việc giao
lƣu với thế giới bên ngoài. Sân bay Biên Hoa có quy mô, trang bị và năng lực không kém Tân
Sơn Nhất phục vụ cho quân sự, sân bay Vũng Tàu phục vụ cho dầu khí.
Về mặt phân bố không gian, hoạt động công nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung ở các
thành phố, thị xã liền kề với thành phố Hồ Chí Minh tạo ra một "khu nhân" có mật độ xí
nghiệp cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên ta không thể quên rằng trong "khu nhân" vẫn còn trên 2
triệu ngƣời sống ở nông thôn, và 2,8 triệu ngƣời khác sống ở khu "ngoại vi" ở các huyện xa
trung tâm. Với địa hình đồi núi và trung du, thƣờng xa trung tâm và trƣờng học, cùng đời
sống còn khó khăn đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Từ những khó khăn nói trên mà chúng ta cũng thấy rằng trình độ dân trí của dân cƣ
trong vùng chƣa tƣơng xứng với những điều kiện sống tƣơng đối cao của khu vực miền Đông
Nam Bộ.
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
22

Các số liệu thống kê về số lƣợng học sinh đến trƣờng và tốt nghiệp các cấp học, đã

làm cho chúng ta phải suy nghĩ.
Số trẻ em từ 5 tuổi trở lên trong độ tuổi học tập có 12,4 % chƣa đến trƣờng , 62,5 %
có đến trƣờng nhƣng chƣa tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở, chỉ có 13,8% đã tốt nghiệp
THCS. 7,2 % tốt nghiệp trung học phổ thông và 3,7 % tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
Nếu tính số dân trong độ tuổi lao động, kể cả dân nhập cƣ thì số ngƣời tốt nghiệp
PTTH trở lên chiếm 53 %, số công nhân có tay nghề là 2,3 %, đã qua trung học chuyên
nghiệp là 7,8%.
(2)

Tình hình kinh tế - xã hội và trình độ dân trí trên đây đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự
nghiệp giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên, trong đó có giáo viên dạy sử nói riêng.


(2)
Nguồn : Lê Bá Thảo, Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế giới Hà Nội, 1998
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
23

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BỘ MÔN LỊCH
SỬ TRƢỜNG PTTH KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

I. Nguồn đào tạo, độ tuổi, giới tính, vùng công tác…
1. Nguồn đào tạo
Đội ngũ giáo viên Lịch sử khu vực miền Đông Nam Bộ cũng nhƣ đội ngũ giáo viên
các bộ môn khác đƣợc bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất, non sông thu về một
mối, sự nghiệp giáo dục trong các vùng mới giải phóng đang đặt ra những nhu cầu cấp bách.
Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, với vai trò hậu phƣơng lớn, miền
Bắc không chỉ chỉ viện cho miền Nam lực lƣợng, quân đội mà còn chi viện cho miền Nam
một lực lƣợng thầy giáo chuẩn bị cho cho sự nghiệp giáo dục trong các vùng giải phóng và

khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhiều thầy cô giáo đã chia tay gia đình, học trò, mái
trƣờng thân yêu đi chiến trƣờng B. Đây là lực lƣợng chủ yếu tiếp quản các cơ sở giáo dục của
chế độ cũ khi miền Nam vừa đƣợc giải phóng. Những năm tiếp theo, giữa và cuối những năm
70, miền Bắc đã dành gần nhƣ toàn bộ những sinh viên tốt nghiệp ỏ các trƣờng đại học sƣ
phạm phía Bắc chi viện cho miền Nam. Có thể kể sinh viên của các trƣờng Đại học sƣ phạm
I, II, Đại học sƣ phạm Việt Bắc, đại học sƣ phạm Vinh - những trƣờng đại học sƣ phạm chủ
chốt lúc bấy giờ đều có mặt ở miền Đông Nam Bộ. Những cuộc tiễn đƣa rầm rộ với khí thế
phấn khởi của hào quang chiến thắng, các thầy cô giáo trẻ vừa ra trƣờng đã sẵn sàng đi bất cứ
nơi đâu theo sự phân công của tổ chức. Có thể nói đây là lực
Đề tài cấp Bộ - Thực trạng đội ngũ giáo viên khu vực miền Đông Nam Bộ
24

lƣợng chủ chốt trong các trƣờng phổ thông ở khu vực miền Đông Nam Bộ sau ngày giải
phóng. Để đào tạo lực lƣợng giáo viên tại chỗ cho miền Nam, các trƣờng đại học sƣ phạm và
khoa sƣ phạm ở miền Nam lần lƣợt đƣợc thành lập nhƣ đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí
Minh, đại học sƣ phạm Huế, đại học sƣ phạm Quy Nhơn, Khoa sƣ phạm của ĐH cần Thơ,
ĐH Tây Nguyên các trƣờng và khoa sƣ phạm nói trên bắt đầu đào tạo và cung cấp những
đột giáo viên đầu tiên của mình cho miền Nam nói chung và khu vực miền Đông Nam Bộ nói
riêng.
Nhƣ vậy, đội ngũ giáo viên nói chung và đi ngũ giáo viên lịch sử nói riêng ở khu vực
đã quy tụ sản phẩm đào tạo của tất cả các trƣờng đại học sƣ phạm trong cả nƣớc. Điều này
cho phép tận dụng thế mạnh trong đào tạo giáo viên của tất cả các trƣờng, có điều kiện để các
thầy cô giáo tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nâng cao chất lƣợng giảng
dạy. Ngoài một số ít các thầy cô đƣợc đào tạo từ trƣờng đại học tổng hợp, còn lại hầu hết
giáo viên đểu đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học sƣ phạm một cách hệ thống và bài bản. Các
thầy cô giáo dạy lịch sử đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, tâm lý giáo dục học và
kỹ năng hành nghề dạy học. Trong tổng số 335 giáo viên đƣợc hỏi của khu vực miền Đông
Nam Bộ hiện nay thỉ có 283 ngƣời đƣợc đào tạo chính quy từ các trƣờng đại học sƣ phạm
chiếm 84,47 %, chỉ có 50 thầy cô giáo đƣợc đào tạo từ các trƣờng khác, chiếm 14,92 %. Điều
đó cho phép chúng ta có thể yên tâm về những kiến thức toàn diện mà các thầy cô dã đƣợc

trang bị để có thể trở thành những ngƣời truyền thụ kiến thức chuyên nghiệp và nhà giáo dục
lịch sử ở trƣờng phổ thông trung học.

×