Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử 11, ban cơ bản – THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.62 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử là một trong các môn học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo
dục thế hệ trẻ ở trường phổ thông. Thực tế cho thấy, lịch sử không chỉ là môn học
truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn, nó còn góp phần xây dựng nhân cách và
phát triển tư duy toàn diện cho các thế hệ thanh, thiếu niên. Ngay từ thời cổ đại
người ta đã xem lịch sử “là cô giáo của cuộc sống”, “là bó đuốc soi đường đi đến
tương lai”[4,219], vai trò này đến ngày nay vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên, thực
tiễn dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn đang là vấn đề được xã hội
quan tâm. Trong vài năm gần đây, việc dạy - học lịch sử ở trường phổ thông tuy đã
có những bước tiến đáng kể về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học,
nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, chất lượng của bộ môn so với nhiều môn
học khác như Vật Lí, Hóa học, Toán học, Văn học,… vẫn còn rất thấp.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng như trên? Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó những nguyên nhân chủ yếu như: quan niệm
chưa đúng về bộ môn, từ cấp quản lí đến giáo viên, phụ huynh và các em học sinh
đều coi Lịch sử là môn phụ. Vì vậy, việc đầu tư về cơ sở vật chất, thời gian cho dạy
học của bộ môn chưa nhiều, học sinh thường học tập đối phó, làm cho giáo viên
mất hứng thú trong giảng dạy. Ngoài ra, do những tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường, ngay từ khi học sinh bước vào cấp ba, cả phụ huynh và học sinh đã xác
định khối thi vào đại học cho học sinh chủ yếu là khối A,B, số lượng xác định và
thi vào khối C rất ít. Từ đó, học sinh tập trung các môn thi theo khối mình đã lựa
chọn, các môn còn lại như Lịch sử, Địa lí chỉ học để đối phó. Tuy nhiên, nguyên
nhân quan trọng được dư luận xã hội quan tâm hiện nay chính là phương pháp dạy
của thầy và việc học lịch sử của học sinh. Nói đến dạy - học là nói đến các công
việc của thầy - trò, vì vậy phương pháp dạy học của thầy và việc học của trò ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng bộ môn. Tình trạng dạy học theo kiểu thầy đọc, trò
chép đã khiến cho học sinh học lịch sử luôn cảm thấy nhàm chán, việc học của các
em trở nên thụ động, chỉ chép và học theo những gì giáo viên cho ghi,…
Để thay đổi chất lượng bộ môn lịch sử, chúng ta đã thực hiện những biện
pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân trên. Chúng ta đã thực hiện đổi mới sách


giáo khoa, thực hiện chương trình mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
1
giảng dạy lịch sử, áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn, điều
khiển của giáo viên. Nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm thay đổi, khẳng định
lại vị thế của môn lịch sử với ý nghĩa to lớn vốn có của nó. Trong xã hội hiện đại,
việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học nói chung và dạy học lịch
sử nói riêng là một biện pháp tốt để nâng cao chất lượng đào tạo và đã đạt được
nhiều kết quả khả quan. Ứng dụng CNTT một cách hợp lí sẽ kích thích được hứng
thú của học sinh trong học tập, “các em vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua
hình ảnh, kết hợp các hoạt động thì kết quả ghi nhớ kiến thức đạt đến hơn
90%”[8,132]. Hiện nay, tất cả các trường THPT đã được trang bị máy móc hiện
đại, tạo điều kiện tốt cho việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học. Giáo viên các
trường phổ thông cũng đã được phổ cập và ít nhiều biết sử dụng máy móc để phục
vụ việc giảng dạy. Tuy nhiên, với điều kiện ở các trường phổ thông cũng như của
từng giáo viên thì nhiều thầy cô không có đủ nguồn tư liệu điện tử để sử dụng phục
vụ cho bài giảng của mình.
Phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 trung học phổ thông dù đã xảy ra cách
ngày nay hang trăm năm những “mảnh vụn”, “dấu tích” của quá khứ vẫn còn sót
lại. Việc khôi phục và sử dụng những hình ảnh quá khứ ấy vào giảng dạy với sự hỗ
trợ của CNTT sẽ góp phần quan trọng vào việc giúp các em học sinh có thể hình
dung ra quá khứ một cách tốt nhất, phát triển trí tưởng tượng, suy luận, giúp các em
học tốt môn lịch sử và từ đó cải thiện chất lượng học tập.
Xuất phát từ những cơ sở trên đây, tôi chọn “Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử
phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử 11, Ban cơ bản – THPT” làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư liệu dạy học môn lịch sử lớp 11 THPT nói chung, tư liệu dạy học lịch sử
phần Lịch sử thế giới cận đại nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Tuy
nhiên, việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử môn lịch sử là một đề tài khá

mới mẻ, chưa có một tác giả, một công trình nào đi sâu tìm hiểu. Xuất phát từ
nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học bộ môn, từ việc sử dụng những hình ảnh trong dạy học
lịch sử, chúng tôi xin liệt kê một số công trình, tài liệu và bài viết có liên quan đến
đề tài như sau:
2
Trước hết là giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” (hai tập) xuất bản
năm 2002, các nhà giáo dục lịch sử như: Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng,
Nguyễn Thị Côi đã đề cập đến sự cần thiết của việc sử dụng tài liệu tham khảo
ngoài sách giáo khoa “Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các tài liệu khác góp
phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ, các tài liệu này là
phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn sách giáo khoa” [5,92]. Đồng thời các tác
giả cũng đã khảng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học lịch sử, trình bày cụ thể các loại đồ dùng trực quan, nguyên tắc và phương
pháp sử dụng chúng, nhấn mạnh “việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử hiện nay không chỉ giới hạn ở việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh, mô hình mà
còn có các loại phương tiện kỹ thuật hiện đại”[5,61].
Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”, tập thể tác
giả: Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh đã trình bày
một cách tổng quan về kỹ năng xây dựng và sử dụng các loại hồ sơ tư liệu dạy học
lịch sử. Các tác giả đã nêu ra mục đích, ý nghĩa của hồ sơ tư liệu đối với việc dạy
học lịch sử, các loại hồ sơ, kỹ năng sưu tầm, tích luỹ và thiết lập hồ sơ tư liệu dạy
học lịch sử.
Cuốn: “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” của GS. Nguyễn Thị Côi tuy không đề cập trực tiếp nhưng sâu
xa trong đó là yêu cầu về vấn đề phải sử dụng tư liệu, tư liệu điện tử trong dạy học
lịch sử để có thể thực hiện được các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học, kể cả
công việc chuẩn bị và giảng dạy trên lớp đối với giáo viên và việc học tập của học
sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
“Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử lớp 11” của tập thể các tác
giả: Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Côi, Lê Thị Thu (bao

gồm cả đĩa CD-Rom). Ngoài phần thiết kế bài giảng in thành sách, trên đĩa CD-
Rom kèm theo có rất nhiều tư liệu điện tử: tranh ảnh lịch sử, bản đồ, lược đồ, khái
niệm, trò chơi lịch sử của phần lịch sử lớp 11 đã được các tác giả chọn lọc, trình
bày theo từng bài.
Ngoài ra, còn nhiều tài liệu khác như: Hướng dẫn sử dụng các hình ảnh về Chủ tịch Hồ
Chí Minh trên CD và phần mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học lịch sử của các tác giả
Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng. Các đĩa Encatar từ 2000 đến 2007
3
chưa nhiều bài viết và hình ảnh lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, nhân vật lịch sử, trong đó có phần
lịch sử thế giới thời nguyên thủy và cổ đại. Hay các bài viết của các nhà giáo dục lịch sử viết về
ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử như:
- Phan Ngọc Liên, Sử dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 159-2007.
- Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Tiến Trình, Sử dụng phim tư liệu trong dạy học
lịch sử, Tạp chí Dạy và học ngày nay số 4-2007.
- Trịnh Đình Tùng, Kiều Thế Hưng, Xây dựng và sử dụng bản đồ trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 6-1994.
Những nguồn tài liệu nêu trên là những gợi mở quý báu để tôi đi sâu tìm hiểu
đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài đã được nêu rõ là “Xây dựng hồ sơ tư liệu
dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử 11 – THPT”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ
tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử, trong phạm vi bài tập này chúng tôi chủ yếu áp
dụng phương pháp sưu tầm, chọn lọc, xây dựng hồ sơ tư liệu trên đĩa CD-Rom.
Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một số gợi ý về phương pháp sử dụng nguồn tư
liệu điện tử nêu trên khi dạy học phần lịch sử thế giới cận đại ở lớp 11 THPT.
3.3 Nhiệm vụ của đề tài

Từ phạm vi của đề tài nêu ở trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ
tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử nói chung và lịch sử lớp 11 THPT nói riêng.
- Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa lớp 11 (ban chuẩn và nâng cao) để
bám sát nội dung chương trình lịch sử ở trường phổ thông khi sưu tầm và xây dựng
hồ sơ tư liệu dạy học điện tử lớp 11.
- Sưu tầm các hình ảnh, tư liệu tham khảo, qua đó thiết kế và xây dựng hồ sơ tư liệu
điện tử phục vụ dạy học môn lịch sử lớp 11 ở trường THPT có sự hỗ trợ của CNTT.
4
- Đề xuất phương pháp và phương pháp luận khi sử dụng những tư liệu đã
xây dựng trong hồ sơ tư liệu dạy học điện tử đã nêu theo tinh thần phát huy tính
tích cực của học sinh.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những lí luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước ta về
giáo dục, khoa học lịch sử và đào tạo thế hệ trẻ.
Ngoài ra, đề tài còn dựa trên lí luận của các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử,
Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học lịch sử,
Bên cạnh việc bám sát những phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành
Lí luận và phương pháp dạy học môn lịch sử, do đặc trưng của đề tài, chúng tôi còn
áp dụng một số phương pháp khác như sưu tầm, chọn lọc, xác minh, đánh giá, xử lí
nguồn tư liệu. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp lại nguồn tư liệu và xây dựng hồ
sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới từ nguyên thủy đến cổ đại trên CD-
Rom, phục vụ dạy học phần lịch sử có liên quan.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện sẽ góp phần bổ sung, nâng cao trình độ lí luận dạy học nói chung,
dạy học lịch sử nói riêng cho bản thân, góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu điện tử,
nâng cao hiệu quả khi vận dụng CNTT vào trong dạy học lịch sử .
Từ việc nắm được các vấn đề lí luận, thực hiện bài tập này sẽ giúp bản thân
nắm vững hơn kiến thức của bộ môn, thực tế về hồ sơ tư liệu điện tử trong chương

trình phổ thông, có thêm nhiều kỹ năng trong việc vận dụng CNTT vào dạy học,
cũng như việc tìm kiếm và xử lí nguồn tư liệu điện tử, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Bài tập tiểu luận gồm
hai chương nội dung:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư
liệu dạy học điện tử môn lịch sử ở trường THPT.
Chương 2. Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận
đại, SGK lịch sử lớp 11 THPT.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ TƯ LIỆU DẠY HỌC ĐIỆN TỬ
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường THPT
Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông quan năm 1998, sau đó được sửa đổi và bổ sung năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu
của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc”
Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT được xây dựng dựa trên cơ sở
mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm đường lối của Đảng. Ngoài ra, còn căn
cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, yêu cầu của
tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay, đó là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ
thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở
đó, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Thực hiện một cách hoàn
chỉnh các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, nâng cao sự hiểu biết của
học sinh. Cụ thể:
Về kiến thức: Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có nhiệm vụ cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản, bao gồm sự kiện, hiện tượng, các khái niệm, thuật
ngữ, tên người, tên đất, niên đại,…của lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc;
những hiểu biết về quan điểm lý luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp
nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh.
Về tư tưởng, tình cảm: Vấn đề giáo dục cho học sinh những quan điểm tư
tưởng tình cảm, lập trường, phẩm chất, đạo đức, nhân cách… qua bộ môn Lịch sử
là một yêu cầu quan trọng. Bởi vì, tri thức lịch sử không chỉ có tác dụng giúp các
em phát triển trí tuệ mà còn giáo dục tư tưởng, niềm tin, góp phần đào tạo con
6
người Việt Nam XHCN. Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh qua môn
lịch sử được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Lòng yêu nước XHCN, yêu quê hương – một biểu hiện của lòng yêu nước
trong lao động sản xuất cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc.
- Tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc
lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hoà bình dân chủ.
- Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc, dù trong tiến
trình lịch sử có những bước quanh co, khúc khuỷu, tạm thời thụt lùi hay dừng lại.
- Có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
- Những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng,…
Về mặt phát triển: Rèn luyện các năng lực tư duy và thực hành trên cơ sở
hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường THCS:
- Phát triển tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích,
đánh giá, so sánh, … các vấn đề lịch sử.
- Bồi dưỡng kỹ năng học tập và thực hành bộ môn khi sử dụng sách giáo
khoa, đọc các tài liệu tham khảo, khả năng diễn đạt ngôn ngữ lịch sử, làm và sử

dụng một số đồ dùng trực quan, nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước và tích cực
tham gia các hoạt động ngoại khoá lịch sử liên quan.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.
Như vậy, mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân
tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành.
Việc thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển học sinh trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là góp phần quan
trọng vào nâng cao sự hiểu biết lịch sử của các em.
1.1.2 Đặc trưng của bộ môn Lịch sử và con đường hình thành tri thức lịch
sử cho học sinh ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT.
Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ khi con người và xã
hội hình thành đến nay. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra và gắn với một
thời gian và không gian nhất định, không có sự lặp lại hoàn toàn. Mỗi quốc gia, dân
7
tộc lại có những diện mạo riêng do những điều kiện riêng quy định. Chính vì vậy
khi học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát được các sự kiện, hiện
tượng mà chỉ nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu lưu
lại, hay dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác
để phân tích, nhận thức. Giáo viên cũng khó khăn trong việc thí nghiệm để dựng lại
hiện tượng quá khứ đúng như nó đã tồn tại. Mặt khác, chương trình lịch sử cũng
như tiến trình lịch sử lại đi từ xa đến gần nên học sinh gặp khó khăn lớn trong việc
nhận thức lịch sử.
Lê-nin đã từng nêu lên công thức nổi tiếng về quy luật nhận thức chung của
loài người “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn; đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện
thực quá khứ”. Nhận thức của học sinh cũng giống như vậy.
Tuy nhiên, nếu như quá trình nhận thức của loài người diễn ra theo con
đường “mò mẫm”, “thử sai”, tức là khám phá những cái chưa biết, đi vào thế giới

khách quan một cách độc lập, phát hiện và chứng minh những cái mà loài người
chưa hề biết đến trong tự nhiên, xã hội và tư duy để tìm ra những chân lý mới, quy
luật mới, bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, thì nhận thức của học sinh qua
môn lịch sử không phải như vậy. Đó không phải là việc tìm ra cái mới, cái chưa
biết mà các em phải tái tạo lại những tri thức lịch sử đã được thừa nhận, những tri
thức tinh giản nhưng khoa học, tạo cơ sở cho các em khôi phục bức tranh quá khứ.
Nhận thức lịch sử của học sinh đi từ cơ sở ban đầu là nắm vững các sự kiện
lịch sử. Nhưng do đặc trưng của môn lịch sử là không lặp lại, không thí nghiệm
được, học sinh không thể trực tiếp quan sát sự kiện hiện tượng lịch sử được. Cho
nên, nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác mà rất phức tạp. Quá trình
học tập lịch sử của học sinh bao giờ cũng đi từ quá khứ đến hiện tại, từ “xa đến
gần” nhưng nhận thức của các em lại đi từ “gần đến xa”, chính vì thế học sinh dễ
rơi vào tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần
tạo cho học sinh một biểu tượng chân thực về quá khứ thông qua việc sử dụng
nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và thao tác sư phạm. Quá trình hình thành
kiến thức lịch sử là quá trình học sinh đi từ không đến có, chưa biết đến biết, biết
không đầy đủ đến nắm bắt sâu sắc các sự kiện, hiện tượng. Trên cơ sở các sự kiện,
học sinh trải qua quá trình tạo biểu tượng và giai đoạn tiếp theo là hình thành khái
8
niệm. Muốn có khái niệm thật sâu sắc lâu dài, cần dựa trên cơ sở biểu tượng phong
phú, chính xác, sinh động. Bởi vì, không có biểu tượng sẽ không có khái niệm
hoặc khái niệm nếu được xây dựng trên những biểu tượng nghèo nàn cũng là khái
niệm rỗng, không có nội dung phong phú, làm cơ sở cho nhận thức quá khứ thì
phương pháp trực quan là phương pháp khả thi và tối ưu nhất bên cạnh sử dụng
các phương pháp dạy học khác.
Cũng giống như với nhiều môn học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa
lí,… Lịch sử có nhiều ưu thế và sở trường khi ứng dụng CNTT vào dạy học, giúp
học sinh dễ dàng nhận thức những cái quá khứ đã qua, qua đó góp phần nâng cao
hiệu quả bài học. Đặc biệt, việc sử dụng hệ thống kênh hình khi có sự hỗ trợ của
CNTT thì CNTT giống như chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, có thể đưa học

sinh vào con đường nhận thức một cách biện chứng.Trong các giờ học lịch sử, dù
giáo viên có dạy hay đến đâu, lời nói của giáo viên dù sống động, giàu hình ảnh
đến mấy thì vẫn khó cố tạo ra được một hình ảnh thật cụ thể, chính xác về hiện
thực lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Việc giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan
theo cách truyền thống cũng có thể tạo ra được các biểu tượng lịch sử giúp học sinh
trrực quan và thực hiện quá trình nhận thức. Tuy nhiên hiệu quả không cao như khi
có sự hỗ trợ của CNTT.
Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử
nói riêng còn giúp cho các giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, thu hút được sự
tập trung của các em học sinh. Việc khắc sâu kiến thức còn được thể hiện qua các
dạng bài tập nhận thức trong mỗi giờ học. Từ đó tạo ra được không khí thoải mái
trong giờ học, giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
1.1.3 Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử ở
trường THPT
1.1.3.1 Khái niệm về hồ sơ tư liệu và hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn Lịch
sử
Hồ sơ tư liệu là một tập hợp hệ thống thông tin, tài liệu về một vấn đề hay
một đối tượng nào đó nhằm lưu giữ và phục vụ cho việc nghiên cứu những vấn đề
liên quan về sau.
9
Hồ sơ tư liệu trong dạy học là hệ thống những tư liệu, tài liệu, có liên quan
đến hoạt động dạy và học bộ môn của thầy và trò, phù hợp với nội dung chương
trình bộ môn.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể quan niệm hồ sơ tư liệu dạy học điện tử là một
hệ thống tập hợp bao gồm tất cả những nguồn tư liệu, tài liệu điện tử như: sách,
báo, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, được thể hiện trên máy vi tính hay các thiết bị
công nghệ (được xây dựng có sự hỗ trợ của CNTT) có liên quan đến hoạt động dạy
- học lịch sử của thầy và trò.
Trong dạy học, khi nói đến hồ sơ tư liệu dạy học điện tử là nói đến nguồn tư
liệu phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, muốn sử dụng

chúng phải có sự hỗ trợ của công nghệ, kĩ thuật, điện tử.
1.1.3.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học
điện tử môn lịch sử ở trường THPT.
Học tập lịch sử không chỉ để “biết” quá khứ, mà trên cơ sở “biết”, các em
còn phải “hiểu” sâu sắc, ngọn ngành. Chính vì vậy, mở đầu quyển “Lịch sử nước
ta” Hồ Chí Minh đã viết:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết” để “tường” tức là hiểu cặn kẽ, chính xác. Như vậy học lịch sử là để
hiểu chứ không chỉ để biết. Sự hiểu biết sâu sắc và biện chứng lịch sử như vậy góp
phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đề
ra. Sự hiểu biết này phải được xây dựng trên cơ sở trang bị cho các em khả năng
nắm vững kiến thức khoa học, năng lực độc lập tư duy, biết vận dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn. Trong dạy học, lời nói có vai trò quan trọng để tạo biểu tượng và
hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh. Nhưng, dù lời nói có sinh động, có hình
ảnh đến đâu cũng không thể thay thế cho việc sử dụng đồ dùng trực quan. Cho nên,
phương châm chống “dạy chay” là hợp lý và đúng đắn. Khai thác và sử dụng tốt
các nguồn tư liệu trong hồ sơ tư liệu dạy học điện tử của giáo viên như tranh ảnh,
sơ đồ, lược đồ lịch sử, do giáo viên tự sưu tầm, xây dựng sẽ có vai trò, ý nghĩa
quan trọng trong việc bồi dưỡng nhận thức ở học sinh.
Về mặt kiến thức, sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử sẽ góp
phần quan trọng vào tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Thông qua hệ thống tín
10
hiệu thứ nhất, đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình nói riêng sẽ tác động vào
giác quan, đem lại những biểu tượng lịch sử chính xác, trung thực cho học sinh.
Mặc dù vốn kiến thức lịch sử của học sinh cấp III đã khá phong phú, nhưng các em
vẫn có thể rơi vào “hiện đại hoá” lịch sử. Chính các nguồn tư liệu của giáo viên,
trong đó có tư liệu điện tử là hình ảnh - đồ dùng trực quan sẽ giúp các em khắc
phục khuynh hướng sai lầm này, giúp các em hình dung và tưởng tượng quá khứ
hiện thực. Nhìn một mảnh tước, một chiếc rìu đá, mảnh gốm, …học sinh dễ dàng

có thể hình dung được phần nào đời sống của con người nguyên thủy xa xưa, nay
chỉ còn để lại một số dấu vết.
Sử dụng hiệu quả những hình ảnh trong hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn
lịch sử còn là chỗ dựa để học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, là phương tiện
hữu hiệu để hình thành khái niệm lịch sử, giúp các em nắm vững các quy luật của
sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định rằng, nhờ tính hình ảnh, tính cụ thể và sinh
động, học sinh sẽ tốn ít công sức và việc học tập lịch sử luôn mang lại hiệu quả
cao, không giống với tình trạng “dạy chay” mà chúng ta hay gặp.
Về tư tưởng, tình cảm, sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử
giúp học sinh hình thành và bồi dưỡng những quan điểm tư tưởng, tình cảm và cảm
xúc thẩm mỹ. Ngắm nhìn những bức ảnh màu chụp lại từ Kim tự tháp ở Ai Cập,
vườn treo Ba-bi-lon, đền Pác-tê-nông, mà giáo viên sưu tầm và xây dựng thông
qua hồ tơ tư liệu dạy học điện tử, học sinh sẽ thấy thú vị hơn khi học tập. Hình ảnh
của quá khứ khi ấy sẽ được hiện rõ trong tâm trí học sinh, các em không chỉ khâm
phục sự sáng tạo của con người, mà còn biết chân trọng thành quả lao động của
người xưa trong quá trình xây dựng nền văn hóa vật chất.
Về mặt phát triển, sử dụng tốt các nguồn tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử
(như các khái niệm lịch sử, tranh ảnh, lược đồ, bài viết, ) còn giúp học sinh phát
triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng thực hành
bộ môn cho các em. Từ việc quan sát các hình ảnh lịch sử, giáo viên rèn luyện cho
các em thói quen quan sát, tưởng tượng kênh hình một cách khoa học để đi đến
phân tích, so sánh, khái quát rút ra kết luận. Khi ấy, các thao tác tư duy của học
sinh càng được rèn luyện và phát triển hơn.
1.2 Cơ sở thực tiễn
11
Việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử nói chung và hồ sơ tư
liệu dạy học điện tử môn lịch sử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc dạy
và học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng
hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử của giáo viên hiện nay có nhiều bất cập.
Về hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử, nhìn chung các giáo viên đã chú ý và cố

gắng thu thập, xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học từ sớm. Đối với những thế hệ giáo
viên trẻ thì vấn đề này được trú trọng ngay khi đang trong quá trình học tập, rèn
luyện của mỗi người ở các trường đại học. Môn Lịch sử là một môn học đã được
giảng dạy có thâm niên nhiều năm. Vì thế nên các vấn đề lịch sử nói chung đều có
rất nhiều tài liệu viết về chúng ở những khía cạnh khác nhau. Hồ sơ tư liệu dạy học
lịch sử qua thời gian, qua các thế hệ đã được nhiều giáo viên xây dựng thành những
bộ hồ sơ công phu và rất sẵn cho việc dạy học. Tuy nhiên, số lượng giáo viên và
những bộ hồ sơ tư liệu như vậy không phải là nhiều. Trong dạy học lịch sử còn
không biết bao nhiêu thầy cô không có được hồ sơ tư liệu đủ để phục vụ công tác
giảng dạy. Hầu hết chỉ khi nào cần đến tư liệu thì mới có sự tìm kiếm, còn hàng
ngày chỉ có những sách phục vụ cho việc giảng dạy trênn lớp một cách đơn thuần.
Thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn
lịch sử còn đáng buồn hơn. Chúng ta không phủ nhận một điều rằng một số giáo
viên hiểu biết nhiều về CNTT, thường sử dụng CNTT để phục vụ việc dạy học lịch
sử thì rất say sưa sưu tầm tư liệu điện tử, tập hợp được nhiều nguồn tài liệu quý giá,
phục vụ cho việc xây dựng bài giảng điện tử trên lớp. Song nhìn chung, đa phần
các giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận và biết sơ qua về CNTT nên ít ứng
dụng vào bài giảng, chưa có được hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử. Ngay
việc sử dụng đồ dùng trực quan vào kênh hình vào quá trình dạy học lịch sử cũng
chưa được coi trọng. Đa số các giáo viên đều “dạy chay” trong quá trình dạy học
lịch sử. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa đại trà mà chỉ dừng lại ở những
tiết dạy thật cần thiết, hay những tiết dạy dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
Nhiều giáo viên chưa thấy được sự cần thiết trong việc xây dựng và sử dụng hồ sơ
tư liệu dạy học điện tử.
Trước thời đại CNTT hiện nay, tại sao việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư
liệu dạy học điện tử lịch sử lại như vậy? Xét về nguyên nhân của thực trạng này
trước tiên chúng ta phải xét từ phía giáo viên. Nhiều giáo viên chưa tích cực tự cập
12
nhật các kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết về CNTT để ứng dụng trong dạy học
lịch sử, có khi chỉ tham dự những lớp xoá mù về CNTT mà chưa đi sâu tìm hiểu

chúng có khả năng ứng dụng gì trong dạy học bộ môn. Vì thế, nhu cầu sử dụng
không cao, ít quan tâm đến xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu nói chung và hồ sơ tư
liệu dạy học điện tử nói riêng. Vấn đề này đã có sự quan tâm từ các cấp quản lí
giáo dục, nhưng sự quan tâm đầu tư cho những việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư
liệu dạy học điện tử chưa được thoả đáng, chưa khuyến khích được đông đảo giáo
viên tham gia. Hầu hết các giáo viên chỉ sẵn sử dụng những gì đã có mà chưa tự
xây dựng hồ sơ tư liệu cho mình.
Một nguyên nhân nữa là những năm gần đây, cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông đã được
trang bị và mới được phổ cập ở nhiều trường THPT, nhưng vẫn chưa được giáo
viên dạy lịch sử khai thác, tận dụng. Hoặc là giáo viên đã quen với thói quen dạy
học như cũ, ngại tiếp súc với máy móc (nhất là những giáo viên lớn tuổi). Hoặc là
do máy móc sử dụng phức tạp nên cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng CNTT
vào trong dạy học. Ở các trường phổ thông hiện nay, Internet đã trở nên phổ biến
nhưng số lượng máy nối mạng còn ít, hơn nữa thời gian của giáo viên dành cho
việc truy cập mạng rất ít, nên việc khai thác tư liệu dạy học điện tử từ các trang
web còn rất hạn chế.
Để thay đổi thực trạng trên thì việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy
học lịch sử nói chung và xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử nói riêng phải được
quan tâm hơn nữa. Các giáo viên cần nhìn nhận lại quan niệm và thay đổi bản thân
theo chiều hướng tích cực trong vấn đề này. Nói cách khác, việc xây dựng và sử
dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phải được thực hiện trên diện rộng và nâng cao
chất lượng để tạo ra được nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho việc giảng dạy của
giáo viên một cách tốt nhất.
1.3 Một số yêu cầu khi xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn Lịch sử
1.3.1 Say mê với nghề, có ý thức và hiểu được tầm quan trọng của việc xây
dựng hồ sơ tư liệu trong dạy học bộ môn
Không chỉ riêng gì nghề dạy học, mà với bất kỳ nghề nào cũng cần có lòng
yêu nghề, hăng say với công việc. Lòng yêu nghề cùng với năng lực của người đó
luôn là những yếu tố đầu đảm bảo sự thành công. Nghề dạy học là nghề đào tạo nên

13
những con người hoàn thiện trong cả một quá trình. Vì thế nó đòi hỏi người giáo
viên phải thực sự yêu nghề, say mê với công việc, có ý thức cải tiến, nâng cao chất
lượng dạy học bộ môm. Đối với giáo viên dạy môn lịch sử thì yêu cầu này càng cao
do dặc trưng của bộ môn mà chúng ta đã biết. Nếu như người giáo viên dạy sử
không làm được điều đó, thì sẽ không tạo ra được những bài giảng gây hứng thú
học tập cho học sinh, thu hút học sinh vào công việc học tập. Như thế thì các em
học sinh sẽ cảm thấy nặng nề khi đón nhận bài học của giáo viên và sẽ chán học
lịch sử.
Giáo viên cần nhận thức được kiến thức lịch sử được viết trong sách giáo
khoa là rất cơ bản, trọng tâm. Nhưng nếu giáo viên chỉ “đọc lại” những gì mà các
tác giả viết sách giáo khoa đã viết, rồi “nói lại” cho học sinh nghe, thì chẳng khác
gì là lối dạy truyền thụ một chiều “thầy đọc trò chép”. Vì vậy, để bài giảng thêm
sinh động, giáo viên phải tìm hiểu và đọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác, phải
sưu tầm và khai thác các hình ảnh lịch sử, bản đồ lịch sử, giúp học sinh được “trực
quan sinh động” để “tư duy trừu tượng” dễ dàng khi học lịch sử. Xây dựng và sử
dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phục vụ dạy học bộ môn với sự hỗ trợ của
CNTT sẽ là biện pháp quan trọng giúp học sinh hứng thú hơn khi học lịch sử.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người giáo viên cũng ý thức, tự giác, sẵn sàng làm những
công việc ấy; mà chỉ khi nào người giáo viên nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình cần phải
không ngừng nâng cao chuyên môn, phương pháp và nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn thì giáo viên mới bỏ công sức để đầu tư, cải tiến việc đổi mới phương pháp, trong đó có
xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học.
1.3.2 Có trình độ và hiểu biết nhất định về CNTT để xử lí, xây dựng hồ sơ
Để xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử, ngoài ý tưởng, giáo
viên còn phải có kỹ năng và hiểu biết nhất định về CNTT để xây dựng và xử lịch lý
nguồn tư liệu. Ví như, xử lý hình ảnh lịch sử cho rõ, nét phải cần đến kĩ thuật
Photoshops, Paint; hoặc xây dựng bản đồ “động” trên phần mềm Microsoft
PowerPoint phải cần đến những hiểu biết về ứng dụng phần mềm này trong dạy
học. Hơn nữa, việc tạo ra các tệp hồ sơ tư liệu như “Khái niệm lịch sử”, “Tranh

ảnh, sơ đồ và bản đồ lịch sử”, “Tài liệu tham khảo hỗ trợ”,… cũng cần thiết phải sử
dụng yếu tố kĩ thuật máy tính của giáo viên.
1.3.3 Nắm vững nguyên tắc và phương pháp luận khi xây dựng
14
Khi xây dựng hồ sơ tư liệu, trước tiên cần nắm vững nguyên tắc đảm bảo
tính cơ bản, điển hình. Kiến thức lịch sử rất rộng và có rất nhiều tài liệu, tư liệu và
tư liệu điện tử. Ta xây dựng hồ sơ tư liệu không có nghĩa là sưu tầm và xây dựng
tất cả những phần, những tư liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề mà chỉ lựa chọn
những tài liệu, tư liệu nào cần thiết cho bài giảng của giáo viên thì mới sưu tầm và
xây dựng. Việc sưu tầm, lựa chọn tư liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau sẽ gặp khó
khăn và sẽ khó lựa chọn được nguồn tư liệu chuẩn xác nếu như người thực hiện
không xác định được những gì cơ bản phục vụ cho bài giảng của giáo viên. Những
tư liệu được lựa chọn phải là những tư liệu điển hình, có nội dung phản ánh được
những kiến thức cơ bản của bài học, phục vụ thiết thực cho các giờ lên lớp của
người giáo viên.
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm tính tư tưởng, thẩm mĩ. Những hình ảnh được
sưu tầm và xây dựng, đưa vào hồ sơ tư liệu phải đảm bảo được tính tư tưởng.
Nghĩa là những tư liệu, hình ảnh đưa vào hồ sơ tư liệu phải theo quan điểm Macxit,
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà
nước ta, không gây tổn hại đến tâm lí, việc học tập của học sinh. Hình ảnh tư liệu
phải rõ nét, không lòe loẹt, không mờ nhạt khiến cho người quan sát hình ảnh đó
khó quan sát hay không quan sát được. Về cơ bản hình ảnh đó phải đảm bảo được
độ chính xác và phải đẹp, rõ ràng để tiện cho việc quan sát. Nếu như tư liệu và hình
ảnh nhiều nhưng người xem không thể quann sát được thì cũng coi như không có
giá trị truyền tải kiến thức, thông tin.
Khi xây dựng hồ sơ tư liệu còn phải nắm vững và thực hiện được nguyên tắc
phải đảm bảo tính khoa học, chính xác. Nguồn tư liệu điện tử trong hồ sơ phải khoa
học, chính xác, không sai sót, không nhầm lẫn,… Tính khoa học ở đây được biểu
hiện ngay trong độ chính xác của các hình ảnh, việc thể hiện của các hình ảnh đó,
nội dung kiến thức cũng như kết cấu, câu chữ của hồ sơ tư liệu. Do đây là hồ sơ tư

liệu điện tử nên phần tranh ảnh, bản đồ, bản đồ động, lược đồ lịch sử được xử lí,
xây dựng trên máy vi tính và thể hiện trong đĩa CD-Rom, khi sử dụng cần có sự hỗ
trợ của CNTT. Chính vì thế độ chính xác của máy móc là rất cao.
15
CHƯƠNG 2 - XÂY DỰNG HỒ SƠ TƯ LIỆU DẠY HỌC
ĐIỆN TỬ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI, SGK LỊCH SỬ
LỚP 11, BAN CƠ BẢN - THPT
2.1 Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử
thế giới cận đại trong dạy học lịch sử lớp 11 THPT
Phần lịch sử thế giới cận đại là phần đầu tiên trong chương trình lịch sử thế
giới lớp 11 THPT, do đó nó có vị trí rất quan trọng, mang ý nghĩa mở đầu của
chương trình lịch sử thế giới. Phần này nói về lịch sử các nước châu Á, châu Phi và
Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Là phần mở đầu của lịch sử thế giới lớp 11, cũng là phần tiếp nối của lịch sử
thế giới lớp 10 nên đây chính là những kiến thức quan trọng giúp các em nhận thức
rõ hơn về thời kì lịch sử thế giới cận đại. . Tuy phần này rất ngắn, chỉ trong năm bài
nhưng rất quan trọng cho sự nhận thức về lịch sử (kể cả lịch sử thế giới và lịch sử
dân tộc). Chính vì vậy, phần lịch sử thế giới cận đại này có vị trí không thể thay thế
trong chương trình lịch sử thế giới lớp 11 THPT.
Chúng ta đã khẳng định rằng, phần lịch sử thế giới cận đại của lớp 11 đóng
vai trò quan trọng cho sự hiểu biết lịch sử về sau, song về mặt thời gian nó cách
khá xa so với ngày nay, học sinh sẽ rất khó khăn khi học tập và tìm hiểu về những
dấu tích còn lại của quá khứ thông qua bài giảng của giáo viên. Chương trình dạy
học lịch sử của chúng ta lại đi theo tiến trình là đi từ xa đến gần, ngược lại quy luật
nhận thức của học sinh (đi từ gần đến xa). Chính vì thế, việc học tập của các em
học sinh gặp khó khăn rất nhiều trong tư duy, nó rất trừu tượng, khó hình dung và
tưởng tượng về quá khứ. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học
điện tử phần lịch sử thế giới từ nguyên thủy đến cổ đại sẽ tạo ra một tập hợp các tư
liệu điện tử giúp cho giáo viên có thể tìm hiểu, tham khảo, sử dụng chúng trong quá
trình giảng dạy. Kết hợp với sự hỗ trợ của CNTT, bài giảng của giáo viên sẽ giúp

học sinh học phần lịch sử này dễ nhớ, dễ hiểu hơn rất nhiều khi được trực quan về
những hình ảnh quá khứ.
- Về mặt giáo dưỡng:
Việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học điện tử phần này sẽ giúp các em
học sinh nắm được những mốc lịch sử và những sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước
16
châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh trong thời kì lịch sử thế giới cận đại. Phần này cũng
giúp học sinh nắm vững được phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Á,
Phi, Mĩ Latinh trước chủ nghĩa thực dân Âu - Mĩ.
- Về tư tưởng, tình cảm:
Trên cơ sở cung cấp nguồn kiến thức, chúng ta sẽ giáo dục cho các em biết ghi nhớ
về nguồn cội, lòng yêu lao động, giúp cho các em có niềm tin vào cuộc sống, có hoài bão
để vươn lên; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, biết quý trọng, bảo
vệ những thành quả của lao động. Có ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Kỹ năng:
Việc xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử từ thế giới cận
đại giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, khai thác nội dung tranh ảnh, bản
đồ, lược đồ. Đồng thời, khi được quan sát hình ảnh quá khứ lịch sử, học sinh sẽ
được kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy logic, phân tích, đánh giá, tổng
hợp vấn đề,
2.2 Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử thế giới cân đại trong
sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT
Phần lịch sử thế giới cận đại trong chương trình lớp 11 là tiếp nối nội
dung của phần lịch sử thế giới cận đại trong chương trình lịch sử lớp 10. Nếu
như phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 nói về sự xác lập quyền thống trị của
giai cấp tư sản ở Âu - Mỹ thông qua các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng
công nghiệp, sau đó chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, thì nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại lớp 11 tiếp nối ngay sau
đó, khi chuyển sang chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, các nước Âu - Mỹ tăng cường xâm lược thuộc địa mà mục tiêu chủ yếu

là các Á, Phi, Mĩ Latinh.
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong khi các nước Âu - Mỹ đã
chuyển sang chủ nghĩa đế quốc có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, thì các
nước Á, Phi, Mĩ Latinh vẫn là các nước phong kiến lạc hậu, nhưng lại có điều
kiện đất đai rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công lao động
đông. Chính vì vậy các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã trở thành con mồi trong
cuộc săn tìm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Đứng trước nguy cơ xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc, mỗi nước có sự lựa chọn con đường khác nhau. Trong
17
đó có những nước đã chọn con đường cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, đưa
đất nước tiến lên chủ nghĩa tư bản nhờ vậy thoát khỏi số phận nô lệ như Nhật
Bản, Thái Lan. Đa số các nước còn lại chậm cải cách nên chịu số phận nô lệ,
phụ thuộc.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước đi theo những
con đường và biện pháp khác nhau, nhưng đều cùng chung một mục đích
giành độc lập dân tộc. Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu cho phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các giai đoạn sau.
2.3 Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận
đại trong DHLS lớp 11 THPT
2.3.1 Các bước xây dựng
+/ Nghiên cứu nội dung chương trình lịch sử thế giới trước khi xây dựng hồ
sơ tư liệu dạy học điện tử.
Để xây dựng được hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới nguyên
thủy và cổ đại thì yêu cầu đầu tiên đối với người thực hiện phải làm là nghiên cứu
nội dung cơ bản của lịch sử thế giới nói chung và đặc biệt nghiên cứu kỹ phần lịch
sử thế giới cận đại nói riêng. Từ đó có thể định hướng, khoanh vùng được những tư
liệu điện tử cần thiết phục vụ cho bài tập.
+/ Sưu tầm và xử lý các hình ảnh, tư liệu dạy học điện tử.
Từ việc xác định, khoanh vùng được kiến thức cơ bản của bài làm và những
tư liệu điện tử, tiến hành sưu tầm tất cả các tư liệu (cả phần kênh chữ và kênh

hình) có liên quan đến phạm vi bài làm từ nhiều nguồn khác nhau. Chọn lọc và xử
lý các hình ảnh, tư liệu dạy học điện tử nhằm đảm bảo tính chính xác, tính thẩm
mĩ và khoa học.
+/ Xây dựng và sắp xếp hồ sơ tư liệu dạy học điện tử theo bài
Căn cứ vào đặc trưng của bộ môn giáo viên cần xây dựng một mẫu chung
nhất về hồ sơ tư liệu. Để thuận tiện cho việc sử dụng, chúng ta cần xây dựng hồ sơ
tư liệu dạy học điện tử theo thứ tự từng bài, ở mỗi bài lại có những nội dung cụ thể
để thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Xuất phát từ tình hình trên, tôi xin giới thiệu
cấu tạo của bộ hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại ở lớp 11
THPT trên đĩa CD-Rom theo bài với 4 nội dung chính, mỗi bài lại có nhiều nội
dung khác nhau:
18
2.3.2 Ni dung h s t liu dy hc in t phn lch s th cn i
trong DHLS lp 11 THPT
* Phn khỏi nim lch s
+/ Bi 1: Nht Bn
- Sụ-gun - Minh Tr
- Duy tõn Minh Tr - Quõn phit
+/ Bi 2: n
- Quõn i Xi-pay - Phai ụn hoa
- Phai cc oan - o lut Bengan
+/ Bi 3: Trung Quc
- Chin tranh thuc phin ("chin tranh nha phin")
- Thuc a - na phong kin
- Ch ngha tam dõn
- Thỏi Bỡnh Thiờn Quc
+/ Bi 4: Các nớc Đông Nam á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
- Ci cỏch - Xõm chim
+/ Bi 5: Châu Phi và khu vực Mỹ La tinh (thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
- Ai Cp tr - Hc thuyt Mn- rụ

- Hc thuyt Liờn minh dõn tc cỏc nc cng hũa chõu M
- Chớnh sỏch Ngoi giao bng ng ụ la
ghi chỳ: Ni dung chi tit ca cỏc khỏi nim lch s a vo a CD-Rom
* Phn tranh nh, s v bn lch s
19
Bi s
Khỏi nim LS
Tranh nh, s
v bn LS
Ti liu
tham kho
Hng dn s
dng h s
Ch Mc
Ph,
Chic bỏnh ngt
Trung Quc,
Ci cỏch,
bt hp tỏc ,

S dng tranh
nh, s dng
bn ,
+/ Bài 1: Nhật Bản
Hình: Minh Trị
Minh Trị Thiên hoàng (Meiji Tenno) tên thật là Mutsuhito, là vị hoàng đế
thứ 122 của Nhật Bản theo cách tính truyền thống, trong đó tính cả những vị hoàng
đế trong truyền thuyết. Ông trị vì từ năm 1867 đến năm 1912 và được gọi là Minh
Trị theo tên của thời đại này (1868-1912). Là con của Thiên hoàng Komei, ông trở
thành thái tử năm 1860 và lên ngôi năm 14 tuổi.

Với công cuộc Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, hệ thống chính quyền trong
đó các tướng quân mới thực sự là lãnh đạo, đã bị phá hủy hoàn toàn, và Nhật hoàng
trở lại nắm quyền tối thượng sau gần 680 năm. Thủ đô được chuyển từ Kyoto về
Tokyo.
Thời gian trị vì lâu dài của Nhật Hoàng Minh Trị được đánh dấu bằng nhiều
sự kiện trọng đại. Sắc lệnh đối với quân nhân, Hiến pháp đế quốc Đại Nhật Bản –
tức hiến pháp mang tính chất nhà nước hiện đại lần đầu tiên, cùng Sắc lệnh về giáo
dục được ban hành. Quốc hội được thành lập và cuộc cách mạng công nghiệp của
Nhật Bản được xúc tiến.
Trong quan hệ đối ngoại cũng xảy ra những sự kiện quan trọng, ví như việc
mở rộng quan hệ ngoại giao, sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng, ký hiệp ước liên
minh Anh-Nhật, chiến tranh Nhật-Thanh 1894-1895, chiến tranh Nhật-Nga và xâm
chiếm Triều Tiên vào năm 1910. Trong thời gian này, quyền lực tối cao của nhà
nước và quyền chỉ huy quân đội ngày càng được tập trung vào tay Nhật Hoàng.
(Lưu ý: vị trí của Nhật Hoàng Minh Trị và Nhật Hoàng hiện nay hoàn toàn khác
nhau. Theo Hiến pháp thời Minh Trị, Nhật Hoàng là người lãnh đạo hệ thống hành
chính, quân đội của nhà nước. Nhưng Hiến pháp hiện nay quy định, Nhật Hoàng là
biểu tượng của sự thống nhất quốc dân, không có quyền lực chính trị và quân sự)
Minh Trị Thiên hoàng chấp nhận những thay đổi tất yếu vì lý do ngoại giao,
nhưng ông phản đối việc bắt chước phương Tây và cấm bãi bỏ các lễ hội cũng như
lễ nghi truyền thống. Ông rất quan tâm đến việc duy trì các địa điểm lịch sử và
những nơi nổi tiếng khác. Là tư lệnh tối cao quân đội trong các cuộc chiến tranh
Nhật-Thanh và Nhật-Nga, ông theo dõi sát sao từng bước tiến của quân đội Nhật.
Những năm tháng vất vả và lo lắng về cuộc chiến tranh đã khiến Minh Trị Thiên
20
hoàng già đi rất nhiều. Người ta cho rằng ông bị ốm nặng vài năm sau đó là do kiệt
quệ sức lực trong thời kỳ này.
Minh Trị Thiên hoàng từ trần ngày 30/7/1912 và được an táng tại Lăng
Momoyama ở Fushimi, Kyoto. Cái chết của ông tượng trưng cho sự chấm dứt thời
kỳ chuyển tiếp thành công của Nhật Bản sang một nhà nước hiện đại.

Hình: Lễ khánh thành đoàn tàu ở Nhật
Từ 30 năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, nền kinh tế Nhật Bản phát triển
nhanh chóng, vượt bậc, được Lịch sử Nhật Bản gọi là “Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất”. Tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật được Lênin
nhận xét: Sau 1874 Đức phát triển nhanh chóng hơn Anh ba, bốn lần; Nhật phát
triển hơn Nga chín, mười lần.
Do sớm phát triển giao thong vận tải và hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt
là do sản phẩm thủ công-nông nghiệp đều tăng, nên thương nghiệp khá phát đạt.
Nhật Bản đã xây dựng một đội tàu buôn hiện đại, có thể vượt biển khơi đi xa hàng
nghìn hải lí thay cho tàu buồm thời Tô-kư-ga-oa. Các tàu này do Nhật Bản tự chế
tạo hoạc mua từ nước ngoài.Năm 1896, tổng trọng tải thương thuyền của Nhật Bản
là 128000 tấn đến năm 1904 tăng lên 600 000 tấn, với đội buôn này Nhật Bản tự
đảm bảo công việc ngoại thương.
Bức hình ghi lại lễ khánh thành đoàn tàu tại nhà ga gần hải cảng nơi luôn có
sự buôn bán tấp nập. Sau khi khởi hành tàu đã mang cả hàng trăm khách và hàng
nghìn tấn hàng hóa đến một nhà ga mới. Hình ảnh này một mặt cho chúng ta biết
ngành đường sắt của Nhật Bản đã ra đời, mặt khác nó khẳng định ngành công
nghiệp đóng tàu của Nhật Bản đã trưởng thành và có đủ sức vươn ra thế giới cạnh
tranh vơi Anh, Pháp. Đức. Mặt khác sự khánh thành đoàn tàu còn có ý nghĩa chiếm
lược trong quân sự. Sự chuyên chở vũ khí đến nhưng nơi mà Nhật Bản chuẩn bị
xâm lược được thuận tiện hơn.
Hình: Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản
Đây là lược đồ thể hiện quá trình bành trướng lãnh thổ của đế quốc Nhật Bản
cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Quá trình xâm lược, bành trướng lãnh thổ của đế
quốc Nhật theo ba hướng nam – bắc – đông được thể hiện như sau:
- Từ năm 1872 đến năm 1879, Nhật Bản chiếm đóng đảo Lưu Cầu ở phía
Nam, biến quần đảo này thành bàn đạp để xâm lược Trung Quốc.
21
- Từ năm 1894 đến năm 1895, cuộc chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ. Quân
Nhật đại thắng, lục quân của Nhật tràn sang Trung Quốc, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm

cửa biển Lữ Thuận. Nhà Thanh phải nhượng Đài Loan, bán đảo Liêu Đông và một
số quyền lợi ở Đông Nam Trung Quốc cho Nhật.
- Từ năm 1904 – 1905, cuộc chiến tranh Nga – Nhật bùng nổ, Nga thua trận,
buộc phải nhượng lại cho Nhật cửa biển Lữ Thuận, Đài Loan, phía nam đảo Xa –
kha – lin và bán đảo Liêu Đông.
Như vậy, trải qua các cuộc chiến tranh, Nhật Bản đã từng bước thực hiện
tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình tiến lên địa vị một cường quốc đế quốc ở
Viễn Đông.
Bài 2: Ấn Độ
Hình: B.Ti - lắc
(Bâl Gangadhar Tilak; 1856 - 1920), nhà cách mạng dân tộc Ấn Độ theo xu
hướng cấp tiến trong phong trào chống thực dân Anh cuối thế kỉ 19. Tốt nghiệp đại
học luật. Là người tổ chức và dạy toán tại Trường Trung học Puna. Sáng lập một số
tờ báo và tạp chí tuyên truyền tư tưởng chống thực dân Anh. Từ 1893 đến 1895,
tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Năm 1897, bị Anh bắt giam.
Những năm 1905 - 08, khởi xướng phong trào chống chia cắt xứ Bengan (Bengal)
tẩy chay hàng Anh. Bị xử tù 6 năm (1909 - 14), công nhân Bombay (Bombay) bày
tỏ sự đồng tình với Tilăc bằng 6 ngày tổng bãi công. Nêru (J. Nehru) gọi ông là
"người cha của cách mạng Ấn Độ".
Hình: Khởi nghĩa Xi – pay
Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng
sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh. Tiêu biểu cho phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ vào nửa sau thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa
của quân Xipay và nhân dân Mi-rút.
Xipay là tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân độ của thực
dân ANh. Mặc dù là một trong những công cụ xâm lược và thống trị của thực dân
Anh, binh lính người Ấn Độ vẫn bị sĩ quan người Anh đối xử tàn tệ. Tinh thần dân
tộc và tín ngưỡng của họ luôn bị xúc phạm nghiêm trọng. Họ rất bất mãn khi phải
dùng đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, người lính
thường phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi những người lính Xipay

22
theo đạo Hinđu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn. Vì thế họ đã chống
lệnh của sĩ quan Anh và nổi dậy khởi nghĩa.
Rạng sáng ngày 10-5-1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp
giải 85 binh lính Xipay trái lệnh thì 3 trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt
bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng phụ cận cũng gia nhập nghĩa quân. Thừa
thắng, nghĩa quân tiến về Đê-li. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra nhiều địa
phương thuộc miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính
quyền, giải phóng một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2
năm thì bị thực dân Anh dốc toàn sức đàn áp rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói
vào miệng nòng đại bác rồi bắn cho tan xác. Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa
Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của
nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Bài 3: Trung Quốc
Hình: Các nước đế quốc xâu xé "cái bánh ngọt" Trung Quốc
Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc phương Tây tăng cường xâm lược lãnh
thổ thuộc địa để thoả mãn nhu cầu thị trường, tài nguyên và nhân công phục vụ nền
kinh tế chính quốc. Tất cả các nước đế quốc đều hướng mắt thèm thuồng vào vùng
đất rộng lớn Trung Quốc.
Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn, đứng thứ ba trên thế giới và số
dân đông nhất thế giới. Với những điều kiện vo cùng thuận lợi về nhân công, tài
nguyên… để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành “cái bánh ngọt ” mà tất cả
các nước để quốc đều thèm muốn. Vậy vì sao các nước để quốc không tìm cách
độc chiếm “cái bánh ngọt” này mà lại phải chia ra? Về vấn đề này, trong tác
phẩm Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mặc
dù Trung Quốc rất suy nhược, mặc du nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ, nhưng dù sao,
con số 11139000km
2
của nó vẫn là một miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ
nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một lúc được. Và không thể trong

một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489500000 người Trung Quốc vào xiêng xích
của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên người ta cắt Trung Quốc ra. Cách này chậm
hơn nhưng khôn hơn”.
Hình: Tôn Trung Sơn (1866-1925)
23
Ông sinh ở tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13
tuổi, ông đến học ở Honolulu (Hawaii) vì có người anh buôn bán ở đây, ở đây ông
học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.
Năm 1883, ông trở về nước, theo học trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở
thành bác sĩ. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông
bỏ nghề y theo con đường chính trị.
Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang Hawaii tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng
thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục
Trung Hoa. Ông bị người anh đưa về Trung Quốc vì sợ ông theo Công giáo nhưng
ông đã trở lại Hawaii ít nhất hai lần vào 1900 và 1901.[1] Năm 1905, Tôn Trung
Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc
Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội,
ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh
hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều
cuộc binh biến ở các tỉnh miển Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10
năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy
khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào
này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn
Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng
thống lâm thời.
Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời
Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này
cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để
thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng
cách mạng.

Ông là một nhà triết học, ông lấy triết học để chỉ đạo cách mạng. Sau khi từ
chức ông nghiên cứu triết học và có sáng tác tác phẩm Học thuyết Tôn Văn với
trọng tâm là "biết thì khó, làm thì dễ". Ông đã nêu ra chủ thuyết "Tam dân" (dân
tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung
Quốc gọi là "Quốc phụ" (người cha của đất nước). Ông là một trong 3 vị "Tam
Thánh", tiêu biểu cho
Bài 4: C¸c níc §«ng Nam ¸ (cuèi thÕ kû XIX ®Çu thÕ kû XX)
24
Hình: Hô - xê Ri - dan (1861 - 1896)
Hô – xê Ri – dan là nhà thơ, nhà chính trị, bác học và thầy thuốc nổi tiếng.
Mẹ ông là một trí thức yêu nước, bà nhiều lần bị chính quyền thực dân giam giữ.
Điều đó đã sớm ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của ông. Trong thời gian du học
ở Tây Ban Nha, ông đã viết hai tác phẩm nổi tiếng là: “Đừng động đến tôi” và “Kẻ
phản bội” lên án tội ác của thực dân Tây Ban Nha, khích lệ lòng yêu nước. Liên
minh Philippin do ông thành lập chủ trương đấu tranh ôn hòa, nhưng vì không có
chỗ dựa trong quần chúng nên đã sớm chấm dứt hoạt động sau 5 tháng ra đời. Tuy
nhiên những hoạt động của Liên minh đã thức tỉnh tinh thần dân tộc của người
Philippin. Năm 1896, bị xử tử, ông trở thành anh hùng dân tộc của Philippin.
Ghi chú: Các hình ảnh, phim tư liệu ở trong đĩa CD-Rom
Hình: Lược đồ đế quốc Rô ma thời cổ đại
* Phần hướng dẫn sử dụng hồ sơ
Việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học diện tử môn lịch sử góp
phần quan trọng vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, giúp học sinh hiểu
sâu sắc bản chất của sự kiện, nắm vững các quy luật của sự phát triển. Ngoài ra còn
giúp học sinh hình thành và bồi dưỡng những quan điểm tư tưởng, tình cảm, giúp
học sinh phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và rèn luyện kỹ
năng thực hành bộ môn, giúp học sinh phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư
duy. Với ý nghĩa lớn lao như vậy. Tuy nhiên để có được những điều đó thì không
phải muốn sử dụng hồ sơ tư liệu thế nào thì sử dụng, mà với mỗi loại tư liệu điện tử
chúng ta cần có cách sử dụng phù hợp và cần đảm bảo một số nguyên tắc cần thiết.

Cụ thể, với phần khái niệm lịch sử và tư liệu tham khảo. Khi sử dụng phần
này thì người giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ những kiến thức cơ bản liên quan đến
khái niệm lịch sử hay tư liệu mà mình sử dụng. Việc yêu cầu học sinh tìm hiểu
trước bài cũng rất cần thiết, vì để hình thành được một khái niệm lịch sử cho các
em không phải là dễ thực hiện như việc cung cấp sự kiện, mà để hình thành được
một khái niệm lịch sử thì học sinh phải trên cơ sở nắm được sự kiện lịch sử và hiểu
sâu sắc về nó. Những khái niệm lịch sử sử dụng để hình thành cho học sinh phải
lịch sử những khái niệm cần thiết cho bài học, chuẩn xác về từ ngữ, nội dung và
việc hình thành khái niệm cho các em học sinh phải theo tiến trình đã quy định. Tư
25

×