I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nhiều năm dạy sinh học lớp 12 chương trình cơ bản, tôi nhận thấy nội
dung kiến thức Sinh học học kỳ I là phần kiến thức tương đối khó, trừu tượng,
một tiết học lại gồm khá nhiều kiến thức. Một thực tế khó khăn nữa là nhận
thức của học sinh Trường THPT Nguyễn Duy Thì rất chậm và không mấy
hứng thú với môn học. Từ năm học 2007 Bộ giáo dục tiến hành thi đại học với
hình thức thi trắc nghiệm. Để đáp ứng điều này bản thân tôi cũng phải thay đổi
phương pháp giảng dạỵ và kiểm tra bởi thi trắc nghiệm đòi hỏi người học phải
có kiến thức sâu rộng, có tính khái quát logic cao, kiến thức có liên quan đến cả
khối lớp 10-12. Thực tế dạy bộ môn Sinh học lớp 12 ở trường THPT Nguyễn
Duy Thì cho thấy: sau khi học xong một chương, phần của chương trình học kỳ
I các em thường quên kiến thức cũ và rất ngại học lí thuyết dẫn đến kết quả làm
bài kiểm tra không cao. Vì vậy, hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu viết đề
cương ôn tập là điều rất cần thiết đối với học sinh, nhằm khắc phục những khó
khăn trong việc học, củng cố kiến thức, nâng dần chất lượng đại trà đồng thời
phát huy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh.
Nếu là đề cương viết tay thì việc trao đổi, thảo luận chỉnh sửa lưu dữ sẽ không
được thuận tiện, phạm vi sử dụng hẹp không được rộng rãi.
Suy nghĩ từ những điều đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng: Hướng dẫn học sinh lớp 12A
1
trường PTTH Nguyễn Duy
Thì xây dựng đề cương ôn tập học kỳ I Sinh học 12 bằng hòm thư điện tử.
Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm đối tượng là học sinh lớp
12A
1
trường THPT Nguyễn Duy Thì các em đều có học lực trung bình trở lên,
có ý thức trong học tập.
Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 03
năm 2014
Thời gian Nội dung tiên hành nhiên cứu
Từ 9/2014 ->10/2014 Học sinh hoàn thành đề cương ôn tập lý thuyết chương
I: Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học lớp 12.
Từ10/2014 ->11/2014 Học sinh hoàn thành đề cương ôn tập lí thuyết chương
II,III phần Di truyền học Sinh học lớp 12.
Từ11/2014 ->12/2014 Học sinh hoàn thành đề cương ôn tập lí thuyết chương
IV,V phần Di truyền học Sinh học lớp 12.
1
Từ 12/2014 ->3/2014 Học sinh hoàn thành đề cương ôn tập lí thuyết toàn bộ
phần Tiến hóa và nội dung ôn tập học kỳ I môn Sinh
hoc lớp 12
II. GIỚI THIỆU .
1. Hiện trạng và nguyên nhân
Lớp 12A1 là lớp theo hoc khối A học sinh có học lực trung bình trở lên,
gia đình có máy tính, có khả năng phân tích tổng hợp giải quyết vấn đề .
Một số học sinh có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin – gia đình
có điều kiện thường xuyên sử dụng mạng Internet tuy nhiên số học sinh đó trong
lớp 12A1 chỉ có 10/29 học sinh.
Ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng của đổi mới
phương pháp dạy học. Việc hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin
vào học tập là một nội dung mới ở trường THPT Nguyễn Duy Thì, tuy nhiên ở
lứa tuổi này khả năng tiếp nhận lĩnh vực tin học của các em nhanh nên các em
đều rất say mê và tích cực. Trong quá trình hoàn thiện đề cương do chưa có
nhiều kinh nghiệm về kĩ năng trình bày một văn bản nên hình thức trình bày các
trang in của các em chưa đẹp còn vụng về .
Sau khi học xong chương trình Sinh học học kỳ I lớp 12 học sinh lớp12
rất cần có một bộ đề cương ôn tập lí thuyết. Hướng đẫn học sinh viết đề cương
ôn tập là điều rất cần thiết đối với mỗi học sinh - để phát huy tính tích cực, đồng
thời đánh giá khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng định hướng nội dung
và kiến thức ở học sinh sau khi đã học xong chương trình. Với đề cương viết tay
thì việc trao đổi, thảo luận chỉnh sửa cũng như lưu dữ sẽ không được thuận tiện,
phạm vi sử dụng hạn chế nhưng đề cương in thì ngoài kiến thức hệ thống còn
tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, làm tài liệu tham
khảo học tập của các học sinh và độc giả khi vào trang web của trường THPT
Nguyễn Duy Thi.
2. Giải pháp thay thế.
2. 1. Giáo viên yêu cầu học sinh tham gia viết đề cương lập các hòm thư điện tử
cá nhân (phụ lục1)
2.2. Giáo viên cho học sinh, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phát hiện
kiến thức trọng tâm đã học, sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương ôn tập Sinh học
( phụ lục 2 )
2. 3. Thảo luận phân công hoàn thiện đề cương chi tiết
2
2.4. Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT - tạo hứng thú trong học tập NHÓM
học sinh lớp 12A
1
thảo luận trao đổi qua hòm thư điện tử hoàn thiện đề cương chi
tiết (xem phụ lục 3)
3. Vấn đề nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu.
3.1.Học sinh lớp 12A
1
trường PTTH Nguyễn Duy Thì có thể xây dựng đề cương
ôn tập học kỳ I môn Sinh học được không ?
3.2.Học sinh lớp 12A
1
trường PTTH Nguyễn Duy Thì có khả năng trao đổi nhóm
- sử dụng hòm thư điện tử để xây dựng đề cương ôn tập môn Sinh học không ?
3.3. Việc sử dụng đề cương ôn tập Sinh học có nâng cao kết quả học tập chất
lượng thi học kỳ I năm học 2014-2015 của học sinh trường PTTH Nguyễn Duy
Thì không?
III . PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu .
Tôi lựa chọn học sinh trường THPT Nguyễn Duy Thì – Vĩnh Phúc vì đây
là trường tôi đang trực tiếp giảng dạy để có điều kiện nghiên cứu cụ thể.
Tôi được trực tiếp giảng dạy lớp 12A1 trong 2 năm học lớp 11 và 12
2. Thiết kế - đo lường
Kết quả kiểm tra trước tác động là kết quả điểm bài kiểm tra khảo sát
đầu năm học kỳ I.
Sau khi có kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm học kì I năm học 2014-
2015- lớp 12A1 chọn thành 2 nhóm có kết quả học tập tương đương nhau là
nhóm chẵn và nhóm lẻ, mỗi nhóm có 10 học sinh (xem phụ lục 4).
Nhóm lẻ là nhóm thực nghiệm – Nhóm chẵn là nhóm đối chứng .
Nhóm lẻ được tác động bởi tham gia hoàn thiện đề cương ôn tập.
Kiểm tra, chấm bài: sau khi tiến hành kiểm tra khảo sát 2 lần, lần 3 là
điểm kiểm tra theo đề thi học kỳ của Sở giáo dục tôi đã thu được bảng điểm và
phân tích dữ liệu ( xem phụ lục 4)
Ở thiết kế này tôi sử dụng Microsof. Excel để xử lí số liệu và phép kiểm
chứng T - Test độc lập.
3. Phân tích dữ liệu và kết quả
3
- Kết quả tác động của lớp 12A1- Lần 1:
Lớp 12A1
Lần 1
Nhóm lẻ - thực nghiệm Nhóm chẵn – đối chứng
Trước tác động Sau tác động Trước tác
động
Sau tác
động
Điểm trung
bình
5.7 6.67 5.29 5.52
Độ lệch chuẩn 0.46 0.58 0.35 0.70
P – xác suất
xảy ra ngẫu
nhiên
Trước tác động = 0.04
Sau tác động = 0.00055
Mức độ ảnh
hưởng(SMD)
Trước tác động = 1.1576
Sau tác động = 1.1838
- Kết quả tác động của lớp 12A1-Lần 2:
4
Lớp 12A1
Lần 2
Nhóm lẻ - thực nghiệm Nhóm chẵn – đối chứng
Trước tác động Sau tác động Trước tác
động
Sau tác
động
Điểm trung
bình
5.85 7.56 5.15 6.06
Độ lệch chuẩn 0.68 0.7 0.21 0,75
P – xác suất
xảy ra ngẫu
nhiên
Trước tác động = 0.05
Sau tác động = 0.00587
Mức độ ảnh
hưởng(SMD)
Trước tác động = 3.3813
Sau tác động = 2.0151
5
- Kết quả tác động của lớp 12A1- Lần 3
Lớp 12A1
Lần 3
Nhóm lẻ - thực nghiệm Nhóm chẵn – đối chứng
Trước tác động Sau tác động Trước tác
động
Sau tác
động
Điểm trung
bình
6.5 8.14 5 5.5
Độ lệch chuẩn 0.53 1.07 1.29 1.31
P – xác suất
xảy ra ngẫu
nhiên
Trước tác động = 0.02
Sau tác động = 0.0087
Mức độ ảnh
hưởng(SMD)
Trước tác động = 1.1619
Sau tác động = 2.1085
- So sánh mức độ ảnh hưởng của tác động :
Lớp 12-lần1
Lớp 12-
lần2
Lớp 12-
lần3
P – xác suất xảy ra ngẫu nhiên sau
tác động
0.00055 0.00587 0.0087
Mức độ ảnh hưởng(SMD) sau tác
động
1.7838 2.0151 2.0185
Qua giá trị P – xác suất xảy ra ngẫu nhiên sau 3 tác động của lớp 12 ta
6
thấy: tác động của lần 1 có P= 0.00055< 0.05 điều này chứng tỏ sự tác động của
lần 1 là có ý nghĩa. Tiếp tục tác động lần 2 có P= 0.00587< 0.05, lần 3 có P =
0.0087< 0.05 điều này chứng tỏ sự tác động của nhóm học sinh lớp 12 A1 ở cả 3
lần đều có ý nghĩa ( Sự chênh lệch không phải là khả năng xảy ra ngẫu nhiên mà
do ảnh hưởng của tác động ). Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm thực nghiệm là nhóm
được tác động đã có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Mức độ ảnh hưởng sau tác động 3 lần với nhóm học sinh lớp 12A1 lần
lượt là 1.7838; 2.0151; 2.0185. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của cả 3
tác động là khá lớn và mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng. Kết quả này khẳng
định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà
do sự tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Hạn chế: Trong nghiên cứu của tôi có sử dụng phương pháp dạy học mới nên
còn gặp nhiều khó khăn: thứ nhất là thời gian cho giáo viên và học sinh thảo luận
còn mang tính tranh thủ, hệ thống câu hỏi các em đưa ra chưa nhiều, kiến thức
chưa sâu; thứ hai là đề tài có sự tham gia của cả giáo viên và học sinh trong một
thời gian cũng cần có sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet để thực hiện, đòi
hỏi nhiều sự quan tâm của giáo viên, nhà trường các bậc phụ huynh. Vì vậy, học
sinh có điều kiện tham gia chưa được nhiều.
IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Kết luận . Qua nghiên cứu tôi thấy :
Học sinh lớp 12A1 trường PTTH Nguyễn Duy Thì có thể xây dựng đề
cương ôn tập lí thuyết Sinh học .
Học sinh lớp 12A1 trường PTTH Nguyễn Duy Thì có khả năng trao đổi
nhóm - sử dụng hòm thư điện tử để xây dựng đề cương ôn tập lí thuyết môn Sinh
học .
Việc sử dụng đề cương ôn tập lí thuyết Sinh học học kỳ I của nhóm góp
phần nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 12A1 trường PTTH Nguyễn Duy
Thì.
Đề cương ôn tập lí thuyết Sinh học của nhóm học sinh lớp 12A1 trường
PTTH Nguyễn Duy Thì là đề cương mẫu chung cho cả khối 12, làm tài liệu
tham khảo góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 12A1, 12A2,
12A3,12A4 trường PTTH Nguyễn Duy Thì năm học 2014-2015 và các năm học
tiếp theo.
Việc tự xây dựng đề cương lí thuyết giúp các em biết củng cố khắc sâu
kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ứng dụng công
nghệ thông tin một cách tích cực. Các em say mê, hứng thú tìm tòi kiến thức bộc
7
lộ rõ năng lực, cá tính của riêng mình, biết tìm kiếm thông tin trên trang mạng tự
đưa ra những câu hỏi và bài tập liên quan đến đề thi kiểm tra, đề thi tốt nghiệp
đề cùng nhau thảo luận hiểu rõ bản chất, nắm vững kiến thức và có được kĩ năng
làm bài kiểm tra, giải đề thi nhanh hơn. Trong quá trình hoàn thành đề cương chi
tiết kĩ năng tin học của các em cũng được rèn luyện và nâng cao, các em đã biết
trao đổi tìm kiếm tài liệu trên mạng, xứ lý tài liệu, sắp xếp nội dung kiến thức
theo chương, phần, bài…
Trong quá trình dạy và ôn tập cho thấy để đạt được điểm cao trong thi và
kiểm tra thì học sinh cần phải đảm bảo 4 yếu tố gồm kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm và phương pháp. Trong đó kiến thức là yếu tố số 1 quan trọng nhất quyết
định đến 70% , 3 yếu tố còn lại quyết định 30%.
Đề tài lần đầu tiên tôi thực hiện nghiên cứu và áp dụng ôn tập cho học
sinh 12 của trường ôn thi học kỳ I góp một phần nhỏ nâng dần chất lượng đại trà
bộ môn Sinh học của học sinh trường THPT Nguyễn Duy Thì năm học 2014-
2015. Qua thống kê của đồng chí Phạm Thị Xuân Quế phó hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn thì kết quả điểm thi học kỳ I của môn Sinh lớp 12 A1, 12A2
cao hơn kết quả điểm thi 1 tiết và thi khảo sát đầu năm .
Kiến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm việc bồi dưỡng giáo viên tạo điều
kiện cho giáo viên được tiếp xúc nhiều hơn với một số phương pháp dạy học mới
theo hướng dạy học tích cực. Cần quan tâm về cơ sở vật chất (máy tính, máy
chiếu) cho các nhà trường để giáo viên có điều kiện dạy học tốt hơn
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng về chuyên môn
và nghiệp vụ, tự tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực và một số
phương tiện dạy học hiện đại
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong muốn rằng các bạn đồng
nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt với giáo viên Sinh học bậc THPT để có thể
ứng dụng đề tài này vào trong quá trình dạy học nhằm tạo hứng thú và nâng cao
chất lượng học môn Sinh học cho học sinh.
Trong thời gian của một học kỳ hướng dẫn và chỉnh sửa hoàn thiện đề
cương ôn tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót,
tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn và bạn đọc
để đề tài được hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn!
8
Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN
trước đây (ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh):
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Bình Xuyên, ngày 05 tháng 03 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm NCKH ứng
dụng của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Nông Thị Lan
9
10
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : Địa chỉ hòm thư của giáo viên và học sinh tham gia đề tài .
TT Họ và tên Địa chỉ hòm thư
1 Nông Thị Lan
2 Dương Văn Dung dungvan
3 Nguyễn Đức Duy
4 Nguyễn Thị Hà
5 Dương Thị Hòa
6 Nguyễn Văn Minh
7 Vũ Văn Sơn
8 Nguyễn Thị Suyến
9 Phó Hữu Nhất
10 Tạ Thị Phương Thảo
11 Nguyễn Văn Trung
11
PHỤ LỤC 2 : PHÂNCÔNG HOÀN THIỆN ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
T
T
Họ và tên Nhiệm vụ hoàn thành đề cương
Chương I Chương
II,III
Chương
IV,V
Phần Tiến
Hóa
1 Dương Văn Dung Câu 1,2,3,4
bài 1
13 câu bài
thứ 1
Câu
1,2,3,4,5,6
bài 1
7 câu bài
24
2 Nguyễn Đức Duy câu 5,6,7,8,9
bài 1
13 câu bài
thứ 2
Câu
7,8,9,10,11
bài 1
6 câu đầu
bài 25
3 Nguyễn Thị Hà Câu
10,11,12,13,1
4,15 bài 1
12 câu bài
thứ 4
Câu
11,12,13,14
bài 2
Câu 7 đến
câu 11 bài
25
4 Dương Thị Hòa Câu
1,2,3,4,5 bài
2
13 câu bài
thứ 5
Câu
1,2,3,4,5,6
bài thứ 1
chương V
6 câu đầu
bài 26
5 Nguyễn Văn Minh Câu
6,7,8,9,10 bài
2
6 câu bài
thứ 6 và
câu 1,2,3
bài thứ 8
5 câu tiếp
theo bài thứ
1 chương V
Câu 7 đến
câu 11 bài
26
6 Vũ Văn Sơn Câu
1,2,3,4,5 bài
3
13 câu bài
thứ 7
5 câu cuối
bài thứ 1
chương V
Câu 12
đến câu
16 bài 26
7 Nguyễn Thị Suyến câu 5,6,7,8,9
bài 3
Câu 1 đến
câu 16 bài
số 8
Câu
1,2,3,4,5bài
thứ 2 chương
V
8câu đầu
bài 28
8 Phó Hữu Nhất Câu 10 đến
câu 13 bài 3
11 Câu bài
9 và 10
câu đầu
chương III
Câu 6,7,8,9
bài chương
V
6 câu bài
29-30
9 Tạ Thị Phương
Thảo
Câu
14,15,16 bài
Từ câu 11
đến câu 7
Tổng hợp
chỉnh sửa.
7 câu bài
33
12
3 chương III
10 Nguyễn Văn
Trung
Tổng hợp
chỉnh sửa.
Tổng hợp
chỉnh sửa.
Tổng hợp
chỉnh sửa.
7 câu bài
34. Tổng
hợp
13
PHỤ LỤC 3 : NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN SINH
HỌC LỚP 12.
CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ.
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen
nhưng không mã hóa axit amin được gọi là
A. đoạn intron. B. đoạn êxôn.
C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành.
Câu 2: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin
nào. Các bộ ba đó là:
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG
C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA
Câu 3: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một
mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A . Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 5: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài
ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 6: Gen không phân mảnh có
A. cả exôn và intrôn. B. vùng mã hoá không liên tục.
14
C. vùng mã hoá liên tục. D. các đoạn intrôn.
Câu 7: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc nửa gián đoạn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 8: Bản chất của mã di truyền là
A . trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit
amin trong prôtêin.
B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 9: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.
Câu 10: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 11: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:
A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Câu 12: Gen là một đoạn của phân tử ADN
15
A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với
nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza
C. Rectrictaza D . ADN ligaza
Câu 14: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B . lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn
của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 15: Vùng mã hoá của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã.
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin.
D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
Câu 16: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và
UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 17: Mã di truyền là:
A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
C . mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
16
Câu 18: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng
nuclêôtit là
A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Câu 1: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong
A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.
Câu 2: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi
là poliribôxôm giúp
A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
C . tăng hiệu suất tổng hợp các prôtêin cùng loại.
D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
Câu 3: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.
B. Từ cả hai mạch đơn.
C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
D. Từ mạch mang mã gốc.
Câu 4: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met.
C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
Câu 5: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN
Câu 6: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào
để làm gen tháo xoắn?
A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá.
C. Vùng điều hòa. D. Vùng vận hành.
Câu 7: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo
chiều nào?
17
A. 3’ → 3’. B. 3’ → 5’.
C . 5’ → 3’. D. 5’ → 5’.
Câu 8: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. nhân con B . tế bào chất
C. nhân D. màng nhân
Câu 9: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN B. ADN
C. prôtêin D. mARN và prôtêin
Câu 10: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
A. ADN-polimeraza. B. restrictaza.
C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza.
ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 1: Điều hòa hoạt động gen là
A. điều hòa quá trình dịch mã.
B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
C. điều hòa quá trình phiên mã.
D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi
trường có lactôzơ thì
A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.
B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A . vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z,
Y, A)
18
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,
Y, A)
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,
Y, A)
Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi
tương tác được với vùng
A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã
hóa.
Câu 5: Operon là
A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận
hành chi phối.
B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
D . cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều
khiển.
Câu 6: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã. B. dịch mã.
C. sau dịch mã. D. sau phiên mã.
Câu 8: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường
A. không có chất ức chế.
B. có chất cảm ứng.
C. không có chất cảm ứng.
D . có hoặc không có chất cảm ứng.
19
Câu 9: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các
gen cấu trúc là
A. vùng điều hòa. B . vùng vận hành.
C. vùng khởi động. D. gen điều hòa.
Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi
trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng
cách
A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.
C. liên kết với vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 11: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng
vai trò của chất
A. xúc tác B. ức chế.
C. cảm ứng. D. trung gian.
Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của
gen điều hòa là
A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen
cấu trúc.
B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng
vận hành.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng
khởi động.
Câu 13: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt
của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với
A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã
C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành.
Câu 14: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động
phiên mã là
A. vùng vận hành. B. vùng khởi động.
C. vùng mã hóa. D. vùng điều hòa.
20
Câu 15: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định
hoạt động của opêron là
A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa.
C . gen điều hòa. D. gen cấu trúc.
Câu 16: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:
A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu
phiên mã.
C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình
phiên mã.
D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.
ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. tổ hợp gen mang đột biến.
D . môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 2: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D . khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 3: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN
được gọi là
A. đột biến B. đột biến gen.
C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
Câu 4: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
21
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá
trình tái bản của gen.
C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp
prôtêin.
Câu 5: Gen đột biến phát sinh thường do rối loạn quá trình
A. phân ly ADN. B. phân ly của nhiễm sắc thể.
C. nhân đôi ADN. D. sao mã.
Câu 9: Đột biến giao tử là loại đột biến phát sinh trong quá trình
A. nguyên phân. B. phân bào.
C. giảm phân. D. thụ tinh.
Câu 6: Loại đột biến gen phát sinh do bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit không
theo nguyên tắc bổ sung khi ADN tự nhân đôi dẫn đến
A. thêm 1 cặp nuclêotit B. mất 1 cặp nuclêotit
C. thay thế 1 cặp nuclêotit D. mất hoặc thêm 1 cặp nuclêotit
Câu 7: Gen A có 3600 liên kết hiđrô và có 30% A. Gen này bị đột biến thành
gen a. Gen A và gen a cùng nhân đôi 1 lần môi trường cung cấp cho cả 2 gen
6000 nu tự do, trong đó có 1200G. Dạng đột biến gen đã xảy ra là
A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
B. thay thế 1 căp G-X bằng 1 căp A-T.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại.
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại.
Câu 8: Điều không đúng khi nói về đột biến gen là
A. thường xuất hiện ở trạng thái lặn và phần lớn gây hại cho cơ thể.
B. ít gây hậu quả nghiêm trọng đến sức sống và khả năng sinh sản của
sinh vật.
C. các cá thể mang đột biến đều là thể đột biến.
D. xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng và di truyền được.
Câu 9: Các bazơ nitric dạng hiếm đã gây đột biến gen dạng
22
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit. B. mất 1 cặp nuclêôtit.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. mất hay thêm 1 cặp nuclêôtit.
Câu 10: Nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit lại hầu như
vô hại đối với thể đột biến là do
A. tính chất thoái hóa của mã di truyền.
B. không làm thay đổi cấu trúc của gen.
C. gen đột biến lặn ít gây hại cho cơ thể.
D. môi trường thay đổi phù hợp với thể đột biến.
Câu 11: Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình sao mã không thực
hiện được?
A. Đột biến ở đoạn intron B. Đột biến ở mã kết thúc
C . Đột biến ở mã mở đầu D. Đột biến ở đoạn exôn
Câu 12: Gen A đột biến thành a, sau đột biến chiều dài gen không đổi nhưng số
liên kết hiđrô thay đổi 1 liên kết . Đột biến này thuộc dạng
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit B. mất 1 cặp nuclêôtit
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại D.thêm 1 cặp nuclêôtit
Câu 13: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và thể dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp
D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc NST làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. mất đoạn. B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 2: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân
thực gọi là
A. nuclêôxôm. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn. D. sợi cơ bản.
23
Câu 3: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không
dính vào nhau nằm ở
A. tâm động. B . hai đầu mút NST.
C. eo thứ cấp. D. điểm khởi đầu sự nhân đôi ADN
Câu 4: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn co xoắn cực đại quan sát được
dưới kính hiển vi vào
A. kì trung gian. B. kì giữa.
C . kì sau. D. kì cuối.
Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen
nghiêm trọng nhất là:
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn.
C . mất đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 6: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện
thuận lợi cho
A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.
B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào.
C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa.
D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào.
Câu 7: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi
phân bào được gọi là
A. tâm động. B. hai đầu mút NST.
C. eo thứ cấp. D. điểm khởi đầu nhân đôi.
Câu 8: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen
không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen. B . Mất đoạn nhỏ.
C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội.
Câu 9: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8
phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là
A. ADN. B. nuclêôxôm.
24
C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc.
Câu 10: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 11: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng
ADN trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn.
B . đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.
C. mất đoạn, chuyển đoạn.
D. chuyển đoạn trên cùng một NST.
Câu 12: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột
biến:
A . làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các
crômatít.
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Câu 13: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây
hiện tượng
A. chuyển đoạn. B . lặp đoạn và mất đoạn.
C. đảo đoạn. D. hoán vị gen.
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với
thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn
thì kết quả phân tính ở F
1
sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp.
25