SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ
BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC BÀI
27 MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10
CẤP: NGÀNH
Người thực hiện: Phạm Thị Thu Nga
Mã môn: 59
Giảng dạy môn: Công Nghệ 10
Tổ bộ môn: Sinh- Hóa- CN- TD- Tin
Điện thoại: 0982 696 378
Email:
Vĩnh Phúc, năm 2015
Mã SKKN
34.59.02
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
THPT Trung học phổ thông
PPDH Phương pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
GV Giáo viên
HS Học sinh
CN Công nghệ
TB Tế bào
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm học gần đây thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh nhằm phát triển thế hệ mới năng động sáng tạo, tạo ra nguồn lực nội sinh
cho mỗi con người đồng thời tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Trong dạy học nói chung và dạy học môn công nghệ nói riêng, vấn đề đặt
ra là cần phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chiến lược đào tạo con
người. Môn công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn sản xuất nhưng đa
phần học sinh, thậm chí cả một số thầy cô giáo có suy nghĩ đó chỉ là một môn
học phụ, chỉ cần học đối phó, học sinh học lệch các môn và không hào hứng
nên hiệu quả học tập chưa cao. Dạy học môn công nghệ theo hướng tích hợp
kiến thức liên môn sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài
giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức
vào thực tiễn sản xuất. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học,
sáng tạo, chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng để thực hiện một công việc, giải
quyết một vấn đề trong học tập cũng như trong thực tế. Để học sinh chủ động,
tích cực, sáng tạo và hứng thú trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương
pháp giảng dạy mà dạy học tích hợp kiến thức liên môn là một phương pháp
tiêu biểu.
Từ những vấn đề trên nên tôi chọn đề tài “Vận dụng tích hợp trong dạy
học bài 27 môn công nghệ lớp 10” để nhằm giúp học sinh chủ động lĩnh hội
3
kiến thức, tích cực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, nâng cao hứng thú
học tập bộ môn góp phần phát triển toàn diện cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy
học bài 27 môn công nghệ lớp 10 nhằm tạo hứng thú tích cực với môn học, vận
dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế, tạo ra các sản phẩm phục vụ
đời sống sản xuất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học
sinh học tốt và vận dụng có hiệu quả kiến thức môn công nghệ vào thực tế.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 Trường THPT Nguyễn Duy Thì,
Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn đề tài mới chỉ tập trung thiết kế, xây dựng và sử dụng
phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài 27 môn công nghệ
lớp 10.
Kiến thức sinh học, tin học, lịch sử có liên quan đến bài học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu một số tài liệu và các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH
theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo cho việc học của học sinh.
Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (Chương
II: chăn nuôi thủy sản đại cương)
6.2. Phương pháp chuyên gia
Điều tra, khảo sát, trao đổi và tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp
trước khi tiến hành nghiên cứu.
6.3. Phương pháp thực nghiệm
4
Tiến hành thực nghiệm ở lớp 10, theo quy trình của đề tài nhằm đánh giá
hiệu quả nghiên cứu của đề tài.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý, đối chiếu, thống kê số liệu, phân tích, so sánh, đánh giá kết quả thu
được.
7. Cấu trúc của SKKN
Phần I: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của SKKN
Phần II: Nội dung
1. Cơ sở lý luận
1.1 Cơ sở khoa học
1.2 Cơ sở thực tiễn
2. Thực trạng dạy- học công nghệ lớp 10
3. Một số nội dung tích hợp cụ thể
3.1 Tích hợp với môn Sinh học
3.2 Tích hợp với môn Tin học.
3.3 Tích hợp với môn Lịch sử
4. Biện pháp tiến hành
5. Hiệu quả của sáng kiến
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
5
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Cơ sở khoa học
Dạy học liên môn là một trong những phương pháp quan trọng trong dạy
học nói chung và dạy học công nghệ nói riêng, đây được coi là một quan niệm
dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao
chất lượng giáo dục. Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức kĩ năng thuộc các môn học
khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn
học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy
tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại bên cạnh các trào lưu sư phạm
theo mục tiêu, giải quyết vấn đề, phân hoá, tương tác Trào lưu sư phạm tích hợp
xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn thể các quá trình học tập
góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt
động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng
và thao tác đã lĩnh hội một cách riêng rẽ. Năng lực được hiểu là thuộc tính cá nhân
có được trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện thành công
một hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Năng lực này là một hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp, phối hợp và vận dụng
các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
khái niệm, quy luật của môn học khác với môn công nghệ. Tích hợp kiến thức
liên môn trong dạy học công nghệ, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào
để dạy - học môn công nghệ thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh lĩnh hội
kiến thức kỹ năng một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để gắn lý thuyết
với thực tiễn sản xuất một cách tự nhiên, gần gũi? Làm thế nào để học sinh có
thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học công
nghệ có hiệu quả tốt nhất?
6
Từ năm học 2012 – 2013, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức
liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình
thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm
giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn
công nghệ còn gặp nhiều khó khăn lúng túng.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy công nghệ là yêu cầu mang
tính cấp thiết hiện nay. Nó không chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài
học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và sự hứng thú học tập của học sinh
với bộ môn. Vận dụng kiến thức liên môn sẽ tránh được việc tiếp xúc lĩnh hội
kiến thức một cách thụ động, máy móc.
Vận dụng kiến thức liên môn giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ
môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức
dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến
học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh
hội kiến thức, kỹ năng.
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy công nghệ còn giúp giáo viên luôn
chủ động, sáng tạo trước mọi yêu cầu. Tiết dạy học công nghệ, bên cạnh phương
pháp đặc trưng của bộ môn còn có sự tươi mới, khoa học của kiến thức sinh học,
lịch sử, ứng dụng của công nghệ thông tin và sự chính xác logic của môn toán
học.
Tích hợp kiến thức liên môn trong học công nghệ sẽ giúp các em tránh
được sự thụ động, máy móc khi tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Khi các em vận
dụng kiến thức liên môn hiệu quả sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức khoa học công
nghệ mang tính thực tiễn.
Học tập theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn còn giúp các em
thói quen học tập chủ động, sáng tạo, bước đầu mang tính khoa học. Việc tiếp
cận một chủ đề với đa chiều kiến thức luôn đặt các em vào tình huống “có vấn
đề”. Do đó, tự các em sẽ nảy sinh yêu cầu phải giải quyết bằng được các vấn đề
đó. Bởi vậy, vận dụng kiến thức liên môn bao giờ cũng là phương pháp tối ưu và
hiệu quả nhất.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn công nghệ cũng
là yêu cầu bắt buộc của cuộc sống hôm nay. Trong xu thế thời đại là hội nhập
7
toàn cầu, khoa học là sự giao thoa, kế thừa… và giáo dục đương nhiên không
thể nằm “ngoài vùng phủ sóng”. Bởi hơn đâu hết: các môn học luôn có sự đan
xen, cài cắm, mọi kiến thức không bao giờ độc lập. Người giáo viên yêu nghề,
có trách nghiệm không thể là cái máy đã lập trình sẵn rồi cứ thế mà chạy. Luôn
đổi mới chính mình, đổi mới ngay từ tư duy tích hợp là một trách nhiệm bắt
buộc với mỗi giáo viên. Vì vậy mới có thể tạo lòng say mê, sự hứng thú học tập,
khơi lên “ngọn lửa” nhiệt huyết ở tinh thần học tập của học sinh.
2. Thực trạng dạy- học môn công nghệ lớp 10
Thực tế cho thấy học sinh ở các trường THPT đại đa số coi môn công
nghệ là môn học phụ và chưa có nhận thức đúng đắn về môn học này. Các em
thường mắc phải nhận thức phiến diện về bản chất môn công nghệ, coi đó là
môn học “không quan trọng”, “ không có gì mới mẻ”, “ không học cũng biết”.
Hơn nữa học sinh ngày nay thường học lệch các môn, chỉ chú trọng học môn
phục vụ kỳ thi tốt nghiệp quốc gia, không chú ý việc học tập toàn diện và chỉ
học một cách đối phó, số học sinh hứng thú tích cực với môn công nghệ là rất ít.
Môn công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn sản xuất nhưng đa phần
học sinh, thậm chí cả một số thầy cô giáo có suy nghĩ đó chỉ là một môn học
phụ nên hiệu quả học tập cũng chưa cao. Một số giáo viên hiện nay có thói
quen sử dụng các phương pháp dạy học cổ truyền là thầy giảng, trò nghe, ghi,
tái hiện là chính và chủ yếu vẫn xoay quanh việc: “thầy truyền đạt, trò tiếp
nhận, ghi nhớ” nên các tiết học thường ít sôi nổi, ít hào hứng và ít hứng thú tích
cực. Mặt khác học sinh đang quen với phương pháp học thụ động, chưa tích
cực chủ động trong việc tìm hiểu bài và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng.
Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng
môn công nghệ nói riêng và trên hết là dạy học theo hướng tích cực. Học sinh
được chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thực hành và chọn được phương pháp
phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng. Do đó
giúp học sinh tiếp cận đúng các chủ đề của bộ môn công nghệ, tìm ra được
phương pháp đúng nhất, người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các
em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn
đề. Đây là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy công nghệ
nói chung, bộ môn công nghệ 10 nói riêng.
3. Một số nội dung tích hợp cụ thể
3.1 Tích hợp với môn Sinh học
8
Trong giảng dạy bộ môn công nghệ 10, người giáo viên đóng vai trò quan
trọng trong việc làm sống lại các tổ chức của cơ thể. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào
những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng được một không
khí học tập sôi nổi để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá các ứng dụng
của công nghệ. Để tạo nên những cảm xúc thực sự thì việc vận dụng kiến thức
sinh học vào giảng dạy công nghệ 10 là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài
giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Cụ
thể ở đề tài này đã tích hợp với kiến thức môn sinh học lớp 10( chương IV: Phân
bào. Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân - phần II); tích hợp với
kiến thức môn sinh học lớp 11( chương IV: Sinh sản. Bài 44: Sinh sản vô tính ở
động vật- phần III); tích hợp với kiến thức môn sinh học lớp 12( chương IV:
Ứng dụng di truyền học. Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và
công nghệ tế bào- phần II). Như vậy, sinh học và công nghệ có mối liên hệ mật
thiết với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, sinh học sẽ cung cấp
cho công nghệ những khái niệm, quy luật phát triển, cơ sở khoa học để từ đó học
sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng và tìm ra công nghệ tế bào trong công tác
giống.
3.2 Tích hợp với môn Tin học
Không những môn công nghệ chỉ gần gũi nội dung kiến thức với môn
sinh mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn tin học lớp 10, đó là
những ứng dụng của tin học, ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng
dạy(chương I: Một số khái niệm cơ bản của tin học- tiết 19 bài 8: Những ứng
dụng của tin học). Đây là một phương pháp dạy học tích cực trong dạy học công
nghệ. Những hình ảnh, những video, những âm thanh sinh động đã giúp học
sinh hứng thú tích cực, chú ý tập trung cao độ, tích cực phát biểu xây dựng bài,
chủ động tìm ra kiến thức chuẩn của bài học giúp các em nắm vững trọng tâm và
biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
3.3 Tích hợp với môn Lịch sử
Lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về thành tựu của công nghệ, như
thời gian nghiên cứu công nghệ cấy truyền phôi, công nghệ cấy truyền phôi
được ứng dụng từ khi nào. Ngược lại công nghệ làm cho các sự kiện, các kiến
thức của lịch sử dễ dàng thấm vào tiềm thức của con người. Nói về sự hỗ trợ của
lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy
cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu
9
thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ
tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu
rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người. Trong khi tiếp nhận
các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái quát, đồng thời Lịch
sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái độ nghiêm
túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc”.
4. Biện pháp tiến hành
- Hình thức: Thực nghiệm SKKN trên hai lớp 10A1 và 10A2, hai lớp 10A3 và
10A4 dạy theo phương pháp chung để đối chiếu.
- Cách tổ chức:
+ Lớp thực nghiệm tiến hành theo quy trình của SKKN, lớp đối chiếu theo cách
thức chung của tiết dạy công nghệ.
+ Lớp thực nghiệm tiến hành theo các bước:
* Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch.
* Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Mục tiêu, chuẩn bị, phương pháp,
phương tiện, kiến thức liên quan, các bước tiến hành,…
* Bước 3: Thực nghiệm.
* Bước 4: Rút kinh nghiệm.
- Phương pháp:
+ Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương
ứng, dự kiến quy trình, kết quả,…
+ Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức, kỹ năng. Trao đổi, thu thập thông tin
theo nhóm.
Mô tả qua cấu trúc một bài học
I. Mục tiêu
- Phần kiến thức:
+ Theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
+ Phần mới: Học sinh biết tìm hiểu, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết
vấn đề.
- Phần kĩ năng:
10
+ Theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Phần mới: Kĩ năng tổng hợp, liên hệ, vận dụng.
- Phần thái độ:
+ Theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Phần mới: Kĩ năng tự nghiên cứu, tổng hợp.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Theo yêu cầu của bài học: Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên
+ Phần mới: Phòng học bộ môn Sinh học- Công nghệ, máy chiếu, phần kiến
thức tích hợp. Một số video về kỹ thuật thu hoạch phôi, cấy truyền phôi. Phiếu
học tập.
- Học sinh: Ngoài đồ dùng, thiết bị, cần đầu tư tìm hiểu kiến thức sinh học liên
quan.
III. Tiến trình
- Bước 1: Giáo viên xây dựng, thiết kế bài học theo phân phối chương trình.
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên
môn cần có trong bài học.
- Bước 2: Triển khai thành các hoạt động dạy- học trên lớp.
+ Theo tiến trình, cấu trúc bài học, đặc trưng bộ môn.
+ Lồng ghép, tích hợp kiến thức liên quan đến các môn học.
+ Khuyến khích học sinh tìm tòi, chủ động sáng tạo.
- Bước 3: Tổng kết rút kinh nghiệm: củng cố nội dung kiến thức, kĩ năng.
- Bước 4: Giao nhiệm vụ cho những bài học tiếp theo.
Cách tiến hành trên lớp: Bài học gồm ba phần:
- Ở phần I: Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp bằng các kiến thức
sinh học, bằng hình ảnh và hệ thống câu hỏi.
- Ở phần II: Chủ yếu tích hợp kiến thức sinh học, kiến thức môn học để làm rõ
chủ đề.
11
- Ở phần III: Giáo viên tổ chức lần lượt cho các nhóm lên trình bày nội dung đã
chuẩn bị trên giấy A2. Tích hợp với kiến thức của môn sinh để làm rõ trọng tâm
bài, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng.
* Giáo án thường soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: dạy trên hai lớp đối
chiếu là 10A3, 10A4:
BÀI 27 : Ứ NG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG
CÔNG TÁC GIỐNG
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm, cơ sở khoa học và các bước cơ bản trong công nghệ cấy
truyền phôi.
2. Kỹ năng:
- So sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ:
- Có niềm tin và hứng thú với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Có ý thức tham gia lao động, sản xuất ở gia đình, địa phương.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo: Công nghệ Sinh học, Tập hai, GS.TS. Vũ Văn Vụ, GS.TS.
Nguyễn Mộng Hùng, ThS. Lê Hồng Điệp, 2005, NXB Giáo dục, Hà Nội. Giáo
trình giống vật nuôi của trường Đại học Sư phạm;
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Tranh quy trình cấy truyền phôi bò.
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập, kiến thức sinh học đã học.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
12
- Trình bày cách tổ chức hệ thống nhân giống vật nuôi?
3. Bài mới: GTB:
Hoạt động dạy - học Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
GV: công nghệ tế bào được ứng dụng
nhiều trong chăn nuôi: thụ tinh trong ống
nghiệm, cắt phôi, nhân đôi từ TB đơn,
tạo ra 1 cơ thể sống mới từ một TB sinh
dưỡng của cơ thể tạo ra cừu Dolly. Một
trong những ứng dụng công nghệ TB là
CN cấy truyền phôi bò:
H: Thế nào là công nghệ cấy truyền phôi
bò?
HS: Đọc SGK trả lời
GV: Gợi ý để HS kết luận kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học
GV: Phân tích sự hình thành phôi
H: Phôi có thể phát triển trong cơ thể bò
mẹ khác được không? Cần phải có điều
kiện gì?
HS: trả lời
GV: phân tích trạng thái sinh lý sinh dục
phù hợp với bò cho phôi hay phù hợp
với tuổi phôi gọi là sự đồng pha.
H: Thế nào là sự đồng pha?
H: Người ta tạo ra sự đồng pha bằng
cách nào?
HS: sử dụng hooc môn sinh dục.
GV dẫn dắt, gợi ý để HS có thể trả lời
I. Khái niệm
Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình
đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ
này(bò cho phôi) sang cơ thể bò mẹ khác
(bò nhận phôi), phôi vẫn sống và phát
triển tốt tạo thành cá thể mới.
II. Cơ sở khoa học
- Phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn
đầu của quá trình phát triển.
- Sự đồng pha (SGK)
13
Hoạt động dạy - học Nội dung
được gây động dục đồng pha, gây rụng
trứng hàng loạt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công
nghệ cấy truyền phôi bò:
GV: treo tranh H27.1, phân tích. Yêu
cầu HS hoạt động nhóm trả lời:
H: Nêu khái quát các bước cơ bản trong
công nghệ cấy truyền phôi bò.
HS: Hoạt động nhóm, quan sát tranh nêu
các bước trong quy trình công nghệ cấy
truyền
HS: Đại diện nhóm trả lời,nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
GV: Ghi tóm tắt các bước lên
bảng( bảng bên)
H: Cần chọn bò cho phôi có đặc điểm
gì?
HS: Khỏe mạnh
GV:+ Nhiệm vụ bò cho phôi là sản xuất
ra nhiều phôi có đặc điểm di truyền tốt.
+ Nhiệm vụ của bò nhận phôi là mang
thai, đẻ và nuôi dưỡng tốt những bò con
mang đặc điểm quý từ các phôi mà nó
nhận được .
H: Cần chọn bò nhận phôi có đ
2
gì?
HS: Khỏe mạnh
H: Để thực hiện cấy truyền phôi, cần có
những điều kiện gì?
III. Quy trình công nghệ cấy truyền
phôi bò:
Bò cho phôi Bò nhận phôi
- Chọn bò cho phôi
(năng suất cao)
- Gây động dục
- Gây rụng trứng
nhiều
- Phối giống với
bò đực giống tốt
- Thu hoạch phôi
- Trở lại bình
thường.
Gây động dục, tạo
phôi ở chu kỳ tiếp
theo.
-Chọn bò nhận
phôi (Khỏe mạnh,
sinh sản bình
thường)
- Gây động dục
- Cấy phôi cho bò
nhận
- Chửa. Sinh ra
đàn bê con mang
tiềm năng DT tốt
của bò cho phôi
+ Để thực hiện cấy truyền phôi, cần có
những điều kiện:
- Bò cho phôi và bò nhận phôi có hiện
tượng động dục đồng pha.
- Cần có trang thiết bị và kỹ thuật cao.
14
Hoạt động dạy - học Nội dung
GV: - Bò cho phôi và bò nhận phôi có
hiện tượng động dục đồng pha.
- Cần có kỹ thuật cao
H: Cấy truyền phôi có những lợi ích gì?
HS: trả lời
GV: Phân tích lợi ích, kết luận kiến thức:
HS: Nghe, ghi.
+ Lợi ích:
- Nhân nhanh những con giống có năng
suất cao, chất lượng tốt.
- Khai thác triệt để những đặc tính tốt của
vật nuôi cho phôi và đực giống tốt, quý
hiếm.
- Tiết kiệm chi phí mua giống tốt, chi phí
vận chuyển. Bảo tồn quỹ gen.
- Hạn chế dịch bệnh,vô trùng trong xử lý
- Tạo các con giống theo các mục đích
chăn nuôi khác nhau(lấy sữa, lấy thịt)
Mang lại hiệu quả cao.
4. Củng cố:
- GV tổng kết kiến thức bài học
- Công nghệ cấy truyền phôi là gì? Nêu cơ sở khoa học của công nghệ cấy
truyền phôi? Nêu các bước cơ bản của công nghệ cấy truyền phôi bò?
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. HDVN:
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 28.
* Giáo án tích hợp soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: dạy trên hai lớp thực
nghiệm là 10A1, 10A2:
BÀI 27: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG
CÔNG TÁC GIỐNG
I. M ục tiêu
1. Kiến thức
15
1.1 Môn công nghệ
- Biết được khái niệm của công nghệ cấy truyền phôi.
- Trình bày được cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.
- Nêu được trình tự các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò.
1.2 Môn sinh
- Biết được khái niệm về sinh sản vô tính. Các hình thức sinh sản vô tính ở động
vật.
- Biết công nghệ cấy truyền phôi, nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển gen.
- Tiết 47 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật(sinh học 11)
- Tiết 22 bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân(sinh học 10)
- Tiết 22 bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế
bào(sinh học 12)
1.3 Môn sử
- Hiểu được mốc thời gian của thành tựu nhân bản vô tính(cừu Dolly, chuột, lợn,
bò, chó)
1.4 Môn tin
- Tiết 19 bài 8: Những ứng dụng của tin học(tin học 10)
2. Kỹ năng:
2.1 Môn công nghệ
- Giải thích, phân tích được kỹ thuật thu hoạch phôi, cấy phôi.
2.2 Môn sinh
- Giải thích được quá trình nguyên phân. Ứng dụng nuôi mô sống, nhân bản vô
tính. Tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật
3. Thái độ:
- Có niềm tin và hứng thú với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Có ý thức tham gia lao động sản xuất ở gia đình, địa phương.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
16
- Tài liệu tham khảo: Công nghệ Sinh học, Tập hai, GS.TS. Vũ Văn Vụ, GS.TS.
Nguyễn Mộng Hùng, ThS. Lê Hồng Điệp, 2005, NXB Giáo dục, Hà Nội. Giáo
trình giống vật nuôi của trường Đại học Sư phạm;
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Sử dụng máy tính, máy chiếu, giáo án PowerPoint. Giấy A2, bút dạ, nam
châm.
- Vấn đáp tìm tòi, thuyết trình, phân tích.
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập, kiến thức sinh học đã học.
- Thảo luận nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : (2 phút)
GV cho HS quan sát trên máy chiếu hai câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ:
Chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Trong hệ thống nhân giống hình tháp, phẩm chất con giống cao nhất ở?
A. Đàn hạt nhân. B. Đàn nhân giống. C. Đàn thương phẩm. D. Cả A,B,C
Đáp án: A
2. Nhiệm vụ của đàn nhân giống là gì?
A.Làm giống gốc. B.Nhân nhanh đàn giống tốt. C.Lấy sản phẩm. D.Cả A, C
Đáp án: B
3. Bài mới:
ĐVĐ: GV nêu câu hỏi liên hệ thực tế: Em hãy nêu những biện pháp chọn tạo
giống vật nuôi mà em biết? (HS: Chọn lọc, lai giống ). Ngoài ra, ngày nay nhờ
ứng dụng của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những giống vật nuôi có năng
suất cao, phẩm chất tốt. Một trong những ứng dụng tiêu biểu là ứng dụng công
nghệ tế bào trong công tác giống. Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu:
17
Hoạt động dạy - học Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
(7 phút)
GV: Tích hợp kiến thức môn sinh lớp
11: chương IV: Sinh sản. Bài 44 sinh sản
vô tính ở động vật(phần III), Tích hợp
ứng dụng công nghệ thông tin cho HS
quan sát trên màn hình công nghệ tế bào
được ứng dụng nhiều như:
- Nuôi mô sống: nuôi cấy da người để
chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da
- Nuôi cấy mô tế bào ở phong lan, cà
chua. (Thái Lan)
- Thu tinh trong ống nghiệm, cắt phôi,
nhân phôi từ tế bào đơn
- Nhân bản vô tính: tạo ra 1 cơ thể sống
mới từ một tế bào sinh dưỡng của cơ thể
tạo ra cừu Dolly(1997).
Phần này tích hợp kiến thức lịch sử bằng
một số mốc thời gian và ở một số nước
Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan Ở Việt
Nam, một trong những ứng dụng công
nghệ tế bào là công nghệ cấy truyền phôi
bò
GV: Cho HS quan sát sơ đồ trên màn
hình, GV phân tích và yêu cầu trả lời:
H: Công nghệ cấy truyền phôi bò là gì?
HS: Quan sát, trả lời, HS khác bổ sung
và hoàn thiện được khái niệm.
GV: Gợi ý để HS kết luận kiến thức
I. Khái niệm
Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình
đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này
(bò cho phôi) sang cơ thể bò mẹ khác (bò
nhận phôi), phôi vẫn sống và phát triển tốt
tạo thành cá thể mới.
18
Hoạt động dạy - học Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học
(10 phút)
GV: Tích hợp kiến thức sinh học lớp 10:
chương IV phân bào- Bài 18: Chu kỳ tế
bào và quá trình nguyên phân(phần II
quá trình nguyên phân) sự hình thành
và phát triển của phôi.Từ một tế bào mẹ
tạo thành hai tế bào con, chứa bộ nhiễm
sắc thể giống nhau và giống mẹ.
Cho HS quan sát phôi trên hình ảnh.
Yêu cầu HS trả lời:
H: Theo em, phôi là gì?
HS: Các kiến thức sinh học đã được
học=> hiểu được sự hình thành phôi
H: Phôi có thể phát triển trong cơ thể bò
mẹ khác được không? Cần phải có điều
kiện gì?
HS: có, cần sự đồng pha
H: Thế nào là sự đồng pha?
GV: Gợi ý để HS kết luận sự đồng pha.
H: Người ta tạo ra sự đồng pha bằng
cách nào?
HS: dùng các chế phẩm sinh học chứa
hooc môn hay hooc môn nhân tạo để gây
động dục đồng pha.
GV: phân tích: gây động dục đồng pha,
gây rụng trứng hàng loạt. Kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công
nghệ cấy truyền phôi bò (20 phút)
II. Cơ sở khoa học
- Phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn
đầu của quá trình phát triển.
- Sự đồng pha (SGK)
III. Quy trình công nghệ cấy truyền
19
Hoạt động dạy - học Nội dung
GV: Cho HS quan sát trên hình ảnh: quy
trình cấy truyền phôi bò, phân tích khái
quát các bước cơ bản trong công nghệ
cấy truyền phôi bò. Yêu cầu hoạt động
nhóm làm phiếu học tập: Nêu các bước
cơ bản của quy trình công nghệ cấy
truyền phôi bò?
=> - Chia lớp làm 4 nhóm,
- Phát giấy A2, bút dạ cho các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm hoàn thành( trong
5 phút)
HS: Hoạt động trong nhóm của mình tìm
và viết ra giấy A2 quy trình.
GV: sau 5 phút yêu cầu các nhóm dán
phần trình bày trên giấy A2 lên bảng=>
HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các
nhóm.
HS: dán lên bảng=> nhận xét, đánh giá
chéo.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả từng
nhóm. Có thể cho điểm các nhóm làm
tốt.
GV: Tích hợp kiến thức môn sinh học
lớp12: ứng dụng di truyền học- bài 19
tạo giống bằng phương pháp gây đột
biến và công nghệ tế bào( phần II). Tích
hợp ứng dụng công nghệ thông tin cho
HS xem Video (mỗi video từ 0,5 phút
đến 1,5 phút) các bước của quy trình cấy
truyền phôi bò: gây động dục, gây rụng
phôi bò
Bò cho phôi Bò nhận phôi
- Chọn bò cho phôi
(năng suất cao)
- Gây động dục
- Gây rụng trứng
nhiều
- Phối giống với bò
đực giống tốt
- Thu hoạch phôi
- Trở lại bình
thường. Gây động
dục, tạo phôi ở chu
kỳ tiếp theo.
- Chọn bò nhận
phôi ( khỏe mạnh,
sinh sản bình
thường)
- Gây động dục
- Cấy phôi cho bò
nhận
- Chửa.Sinh ra đàn
bê con mang tiềm
năng di truyền tốt
của bò cho phôi
20
Hoạt động dạy - học Nội dung
trứng nhiều, thu hoạch phôi, cấy phôi.
=> bổ sung điền từng bước vào bảng.
HS: Sau khi xem video sẽ lĩnh hội được
các kỹ năng thu hoạch phôi, cấy phôi
của các chuyên gia.
GV cho HS quan sát video(30 giây) đặc
điểm của bò cho phôi, bò nhận phôi:
H: Nêu đặc điểm của bò cho phôi, bò
nhận phôi?
HS: qua quan sát, xem video sẽ trả lời
được: đặc điểm bò cho phôi là có năng
suất cao, đặc điểm tốt. Bò nhận phôi:
khỏe mạnh, có khả năng sinh sản bình
thường.
GV: Cho quan sát video(30 giây): nhiệm
vụ của bò cho phôi, bò nhận phôi:
H: Cho biết nhiệm vụ của bò cho phôi,
bò nhận phôi?
HS: xem video sẽ trả lời được: Bò cho
phôi sản xuất ra nhiều phôi có đặc điểm
di truyền tốt. Nhiệm vụ của bò nhận phôi
là mang thai, đẻ và nuôi con tốt.
GV: nhận xét, bổ sung=>cho HS quan
sát bảng so sánh tổng hợp giữa bò cho
phôi và nhận phôi.
GV yêu cầu HS quan sát tiếp video(1
phút) về điều kiện để thực hiện cấy
truyền phôi. Yêu cầu HS trả lời:
H: Để thực hiện cấy truyền phôi, cần có
Bò cho phôi Bò nhận phôi
Đặc
điểm
-Năng suất cao.
- Đặc điểm tốt.
- Khỏe mạnh.
- Khả năng
sinh sản bình
thường.
Nhiệm
vụ
Sản xuất ra
nhiều phôi có
đặc điểm di
truyền tốt.
Mang thai.
Đẻ và nuôi
dưỡng tốt bò
con.
+ Để thực hiện cấy truyền phôi, cần có
những điều kiện:
- Bò cho phôi và bò nhận phôi có hiện
21
Hoạt động dạy - học Nội dung
những điều kiện gì?
HS: qua quan sát video trả lời được:
- Bò cho phôi và bò nhận phôi có hiện
tượng động dục đồng pha.
- Cần có kỹ thuật cao
GV: Tích hợp lịch sử: các mốc thời gian
của thành tựu của công nghệ cấy truyền
phôi trên thế giới: Walter Heap(1855-
1929) người đầu tiên thực hiện cấy
truyền phôi trên thỏ thành công. Ở Việt
Nam nghiên cứu công nghệ cấy truyền
phôi(1980). Cho HS quan sát video(1,5
phút) để trả lời:
H: Theo em cấy truyền phôi có những
lợi ích gì?
HS: Xem xong video sẽ nêu được một số
lợi ích:
- Nhân nhanh giống.
- Tiết kiệm chi phí. Bảo tồn quỹ gen.
- Hạn chế dịch bệnh.
- Tạo các con giống theo các mục đích
chăn nuôi khác nhau(lấy sữa, lấy thịt)
Mang lại hiệu quả kinh tế cao…
GV: Bổ sung, gợi ý để HS kết luận kiến
thức.
tượng động dục đồng pha.
- Cần có trang thiết bị và kỹ thuật cao.
+ Lợi ích:
- Nhân nhanh những con giống có năng
suất cao, chất lượng tốt.
- Khai thác triệt để những đặc tính tốt của
vật nuôi cho phôi và đực giống tốt, quý
hiếm.
- Tiết kiệm chi phí mua giống tốt, chi phí
vận chuyển. Bảo tồn quỹ gen.
- Hạn chế dịch bệnh,vô trùng trong xử lý
- Tạo các con giống theo các mục đích
chăn nuôi khác nhau (lấy sữa; thịt) Mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
4. Củng cố: (5 phút)
- GV tổng kết bài, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
- Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm( hiển thị trên màn hình):
22
1. Cấy truyền phôi là quá trình?
A. Đưa phôi từ bò này sang bò khác.
B. Đưa phôi từ bò nhận phôi sang bò cho phôi.
C. Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi.
D. Đưa phôi từ chỗ này sang chỗ khác.
Đáp án: C
2. Chọn bò cho phôi mang những đặc điểm nào sau đây?
A. Đặc tính di truyền tốt. B. Sức khỏe tốt.
C. Năng suất cao. D. Khỏe mạnh và sinh sản bình thường.
Đáp án: A
3. Để thực hiện cấy truyền phôi, cần phải có những điều kiện gì?
A. Khỏe mạnh. B. Kỹ thuật cao
C. Sự đồng pha. D. Sự đồng pha, kỹ thuật cao.
Đáp án: D
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. HDVN: (1 phút)
- Trả lời câu hỏi SGK/81
- Đọc trước bài 28 tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
5. Hiệu quả của sáng kiến
Trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài 27: Ứng
dụng công nghệ tế bào trong công tác giống, giáo viên đã vận dụng và hướng
dẫn học sinh áp dụng phương pháp tích hợp liên môn một cách linh hoạt, đa
dạng ở nhiều phạm vi: phạm vi hẹp- nội bộ môn học, phạm vi rộng - tích hợp
liên môn.
Khi thực hiện giảng dạy tích hợp kiến thức liên môn công nghệ với các bộ
môn sinh học, tin học, lịch sử ở trường THPT Nguyễn Duy Thì thì bước đầu đã
thu được kết quả nhất định. Với bốn lớp dạy: hai lớp dạy thực nghiệm là
10A1,10A2 và hai lớp dạy theo phương pháp chung để thực nghiệm đối chiếu là
10A3, 10A4. Tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy
theo hướng tích hợp liên môn (10A1; 10A2) kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt.
23
Để kiểm tra kết quả của việc giảng dạy tích hợp liên môn bộ môn công
nghệ, tôi đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của học sinh các lớp mà tôi trực tiếp
giảng dạy về hứng thú học môn công nghệ, mức độ hiểu bài nắm vững trọng
tâm. Kết quả cụ thể như sau:
- Học sinh say mê học tập, hứng thú cao hơn với môn học, tích cực sôi nổi
trong học tập.
- Kết quả khảo sát độ tin cậy, hiểu bài, nắm vững kiến thức trọng tâm
cũng được nâng lên rõ rệt.
- Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã chủ động tìm hiểu lĩnh
hội kiến thức, đồng thời biết vận dụng, tích hợp liên môn kiến thức.
Bảng 1: Đánh giá theo mức độ hứng thú
Lớp Tổng số
Đánh giá
Hứng thú mạnh Có hứng thú Chưa hứng thú
SL % SL % SL %
10A1 30 12 40,0 16 53,3 2 6,7
10A2 31 14 45,2 16 51,6 1 3,2
10A3 29 03 10,4 19 65,5 7 24,1
10A4 29 02 6,9 18 62,1 9 31,0
Tổng 119 31 26,0 69 58,0 19 16,0
Qua bảng đánh giá theo mức độ hứng thú ta thấy có sự chênh lệch trong
hứng thú giữa hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng. Học sinh hai lớp 10A1,
10A2 có hứng thú và hứng thú mạnh với môn học. Học sinh hai lớp 10A3, 10A4
có hứng thú và hứng thú yếu với môn học nhiều hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này một phần là do phương pháp dạy học. Dạy học bằng phương pháp
tích hợp liên môn học sinh được quan sát hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, xem
video liên quan đến kiến thức bài học nên các em thường có hứng thú cao hơn,
giờ học sôi nổi, các em chủ động lĩnh hội các kỹ năng. Dạy học bằng phương
pháp truyền thống vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng: thuyết trình, giảng
24
giải, phân tích, vấn đáp tìm tòi nhưng trong giờ học các em thường ít hứng thú,
ít sôi nổi và thường thụ động nhiều hơn.
Bảng 2: Đánh giá theo mức độ hiểu bài, nắm vững trọng tâm kiến thức
Lớp Tổng
số
Xếp loại
Giỏi Khá Trung Bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
10A1 30 06 20,0 15 50,0 09 30,0 0 0
10A2 31 07 22,6 16 51,6 08 25,8 0 0
10A3 29 02 6,9 08 27,6 19 65,5 0 0
10A4 29 01 3,5 07 24,1 21 72,4 0 0
Tổng 119 16 13,4 46 38,7 57 47,9 0 0
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở hai lớp thực nghiệm(10A1, 10A2)
tỷ lệ đạt điểm khá giỏi đều cao hơn hai lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm
trung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh
hai lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức tốt hơn. Một trong những nguyên nhân đó
là: ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học tập
tích cực, chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức, số lượng học sinh tham gia xây
dựng bài nhiều làm cho không khí lớp học sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ
động lĩnh hội kiến thức nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm
chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử
dụng phương pháp truyền thống như thuyết trình nhiều, vấn đáp, phân tích, giải
thích nên quá trình làm việc thường nghiêng về giáo viên, học sinh ít chủ động.
25