Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Algorithm đạo đức kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.23 KB, 22 trang )

Con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Với tư
cách là sinh vật cao cấp nhất, là tinh hoa của muôn loài, con người luôn sống có ý thức và
tự tạo nên “cái tôi” riêng biệt. Sự hình thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất
của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập “cái tôi” của cá nhân. Sự biến đổi to
lớn, sâu sắc của đời sống kinh tế – xã hội đã tác động mạnh mẽ đến con người cũng như
sự hình thành nên nhân cách con người họ.
Lý tưởng đạo đức con người là vấn đề vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong
nhân cách con người. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà giá trị vật chất được con
người đề lên quá cao, khi đại đa số mọi người đều chạy theo lối sống thực dụng thì lý
tưởng đạo đức chỉ còn là một niệm hết sức xa vời. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để
mọi người nhận thức được lý tưởng đạo đức cho mình, làm thế nào để mọi người luôn
chăm lo giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng cũng như khi áp dụng đạo đức vào các
hoạt động kinh doanh của mình.
Trong những năm gần đây, giá trị đạo đức là thuật ngữ xuất hiện với tần suất lớn
trên các sách báo và tạp chí. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là chúng ta mới chủ yếu tập
trung phân tích, luận giải các giá trị đạo đức cụ thể của đời sống đạo đức, mà hầu như ít
bàn đến giá trị đạo đức với tư cách một khái niệm khoa học. Đây là một thiếu sót không
nhỏ vì khái niệm là công cụ, phương tiện để nhận thức các đối tượng và do đó, nhận diện
các giá trị đạo đức cụ thể một cách khách quan, khoa học nhất thiết phải dựa trên quan
niệm thống nhất về giá trị đạo đức.
Do Việt Nam một thời gian dài chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung, bao cấp
nên khái niệm Đạo đức kinh doanh gần như không được xem trọng do các doanh nghiệp
không chịu áp lực cạnh tranh với thị trường. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập kinh tế
thế giới, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức đạo dức kinh doanh là nền tảng cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, khái niệm này được nhắc đến thường
xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và đã dần được các doanh nghiệp
áp dụng.
Trong vòng xoáy đầu tư, lợi nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi
nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh. Làm sao để vừa đảm bảo được lợi nhuận và khả
năng tồn tại ngắn hạn, vừa đảm bảo thực hành đạo đức kinh doanh như một hình thức
đảm bảo ổn định dài hạn luôn là bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp. Trong phạm


vi bài viết này, nhóm 04 tập trung phân tích một số quan điểm về đạo đức kinh doanh và
Algorithm đạo đức trong một số trường hợp điển hình tại Việt Nam nhằm giúp các bạn có
cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Quang đã giúp đỡ nhóm chúng em hoàn thành bài
viết. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không được đầy đủ và không thể tránh khỏi
những sai sót, mong thầy bổ sung để bài làm của chúng em được hoàn chỉnh hơn.
NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1: Tổng quan về đạo đức kinh doanh và Algorithm đạo đức
Phần 2: Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Phần 3: Vận dụng Algorithm đạo đức vào hoạt động kinh doanh của Toyota
Phần 1: Tổng quan về đạo đức kinh doanh và Algorithm đạo đức
1. Đạo đức và đạo đức kinh doanh
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, các quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã
hội.
Từ giác độ khoa học, “Đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng và cái sai, triết lí về
cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi cuả các thành viên cùng một
nghề nghiệp”.
Tiếp theo là khái niệm về đạ đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các
nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi
của các chủ thể kinh doanh, Theo Stoner (1989), ông đã nêu khá rõ đó là đạo đức kinh
doanh khi và chỉ khi:
- Xem xét quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, áp dụng các nguyên tắc nhân bản
trong quá trình ra quyết định quản trị kinh doanh
- Quan tâm đến tác động của quyết định lên người khác cả bên ngoài lẫn bên trong
doanh nghiệp.
Như vậy thực thi đạo đức kinh doanh trước hết phải tuân thủ pháp luật. Nhưng vượt
xa hơn việc tuân thủ pháp luật là tuân thủ các nguyên tắc mà con người và xã hội chấp
nhận. Hiểu theo cách này chúng ta loại trừ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, chúng ta

chỉ quan tâm, phân tích những doanh nghiệp vẫn tuân thủ pháp luật nhưng có đảm bảo
đạo đức kinh doanh hay không.
Chúng ta xét một ví dụ sau:
Trường hợp của công ty Vedan
Công ty Vedan tháng 9/2008 đã đổ nước thải ra sông Thị Vải và đã bị chính quyền
địa phương phát hiện buộc phải bồi thường thiệt hại. Những thiệt hại cho Vedan gây ra là
ô nhiễm nặng khu vực bán kính 10km, ảnh hưởng 2100 ha nuôi trồng thủy hải sản, còn
Vũng Tàu thiệt hại 600 ha.
*Đánh giá sự ánh hưởng từ hành động của Vedan.
Đối với Vedan, chính quyền địa phương buộc Vedan phải bồi thường thiệt hại do
vi phạm pháp luật là lẽ đương nhiên. Nhưng sự việc không chỉ là thiệt hại mà Vedan phải
bồi thường. Khi đã xong trách nhiệm pháp lý, Vedan còn chịu hậu quả nặng nề do vi
phạm tính liêm chính, đạo đức kinh doanh khi hầu hết các siêu thị và người tiêu dùng tẩy
chay không sử dụng sản phẩm Vedan. Những thiệt hại cho cộng đồng người tiêu dùng tẩy
chay gây thiệt hại hơn rất nhiều so với những gì mà Vedan phải bồi thường do vi phạm
pháp luật.
Một ví dụ nữa là trường hợp “Khai lỗ liên tục 10 năm của Coca – Cola”
Đây là trường hợp bị dư luận lên tiếng gay gắt gần đây nhất khi Coca Cola, một
công ty hàng đầu về thức uống tại thị trường Việt Nam, Coca Cola xuất hiện từ ngang
cùng ngõ hẻm trong từng ngôi nhà của người dân Việt Nam nhưng… chưa đóng thuế 1
đồng nào vì luôn lỗ.
*Đánh giá sự thiệt hại của Coca Cola
Bỏ qua những thủ thuật kinh doanh của Coca Cola và những chiêu lách thuế,
chuyển giá và hoặc thậm chí là chiêu của đối thủ Coca Cola… nhưng dù chưa bị cơ quan
chức năng “sờ gáy” nhưng cộng đồng tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng tẩy chay Coca, làn
song này ngày càng lan rộng và càng lớn khi người tiêu dùng Việt dùng những lời lẽ rất
nặng nề cho Coca như “bòn rút”, “trốn”, “thiếu đạo đức”… và chưa có một thống kê nào
về khoản thất thu của đại công ty này nhưng chắc chắn, việc ảnh hưởng đến uy tín và túi
tiền của Coca Cola là không nhỏ.
Từ hai ví dụ trên, có những ví dụ về vi phạm Luật pháp, sau khi khắc phục vẫn bị tẩy

chay đến những sự việc chỉ đang là “nghi án” thì vấn đề ở đây hiện ra rất rõ: nếu doanh
nghiệp không thực thi trách nhiệm đạo đức với xã hội, lập tức sẽ bị tẩy chay. Thiệt hại từ
những hoạt động “tẩy chay” này còn khiến doanh nghiệp thiệt hại gấp nhiều lần so với
chi phí khắc phục trách nhiệm về mặt luật pháp. Trong môi trường Internet và mạng xã
hội hiện nay, tính trung thực và liêm chính còn cần được đề cao hơn nữa, vì không ai hết
người phán xét bạn chính là người tiêu dùng, khi họ có đầy đủ quyền lực và công cụ.
2. Algorithm đạo đức
Việc xác định được các vấn đề về giá trị đạo đức trong một tình huống kinh doanh có
khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra là cực kỳ quan trọng cho việc khắc phục và xử lý chúng.
Không nhận thức được các vấn đề đó là một mối hiểm hoạ đối với bất cứ một tổ chức nào
đặc biệt là khi kinh doanh bị xem là một trò chơi trong đó các luật lệ thông thường không
được áp dụng. Chính vì vậy, khi ra một quyết định có giá trị về mặt đạo đức trong bối
cảnh kinh doanh ngày nay đòi hỏi cần có một công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng. Algorithm
đạo đức chính là một giải pháp trong kinh doanh tốt nhất.
Algorithm là 1 bản ghi chính xác các thao tác, các bước đi tạo thành 1 logic để tiến
hành 1 loại công việc, nếu thực hiện đầy đủ, chính xác các bước đó chắc chắn sẽ dẫn đến
thành công. Algorithm được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của con người, đặc biệt là
trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Algorithm là 1 hệ thống các bước đi với 1 quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi
thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo.
Algorithm là con đường nghiên cứu tuần tự, theo kế hoạch đã vạch ra trước, là công
cụ hữu hiệu và dễ sử dụng nhằm du nhập tính chính xác của toán học vào phương pháp
suy luận trong các lĩnh vực nhất định.
Trong dạy học để giúp học sinh học tốt. Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã nảy ra
ý tưởng xây dựng các Algorithm học tập và như vậy là xuất hiện phương pháp dạy học
Algorithm.
Bản chất của phương pháp dạy học này là xây dựng các bước đi theo trình tự hợp lý
cho từng bài học để giúp học sinh nắm vững vấn đề.
Vấn đề quan trọng nhất là thiết kế được một phương án tối ưu cho từng bài cụ thể.
Bởi vì cùng một bài học có thể có nhiều phương án dạy và học, nhưng phải chọn phương

án nào mà các bước đi chặt chẽ, ít thao tác, loại trừ được các bất hợp lý nhưng lại dễ thực
hiện đối với học sinh và đạt kết quả nhanh nhất.
Algorithm đạo đức là chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức,
là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối
ưu trong hoạt động kinh doanh. Nó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ
hơn các tiến trình quyết định đã gây ra những khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên
đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra.
Phần 2: Quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
Trong nghiên cứu các hành vi đạo đức, Algorithm gồm một tập hợp các hệ thống
những câu hỏi logic được sử dụng làm cơ sở cho việc xác định những nhân tố cơ bản
hình thành nên hành vi, quyết định sự khác nhau về hành vi đạo đức của các cá nhân
khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Những câu hỏi logic này được xây dựng
trên cơ sở các vấn đề cơ bản làm nền tảng cho Algorithm đạo đức sau:
• Có rất nhiều đáp án cho một vấn đề đạo đức kinh doanh. Các vấn đề đạo đức
hiếm khi đưa đến một đáp án duy nhất mà không gây tranh cãi. Vì thế, các khía
cạnh đạo đức của việc quản trị được đánh giá thông qua biện pháp quản trị
nhiều hơn là căn cứ vào thành quả quản trị.
• Tác phong cư xử của mồi người đều có động cơ thúc đẩy.
• Mọi hành động đều gây ra hậu quả.
• Giá trị đạo đức tùy thuộc quan điểm của đối tượng quan tâm.
Muốn sử dụng Algorithm người ta phải xét bốn khía cạnh quan trọng thuộc hành
động của công ty: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hậu quả. Đây cũng chính là bốn yếu tố
tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động.
 Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?
 Biện pháp: Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu?
 Động cơ: Điều gì thôi thúc doanh nghiệp đạt mục tiêu?
 Hậu quả: Doanh nghiệp có thể lường truocs những hậu quả nào?
Sau đây là nội dung cụ thể của từng yếu tố:
 Mục tiêu
Mục tiêu là những tiêu đích mà mỗi cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt được. Nó

trả lời cho câu hỏi cần phải làm gì?
Khi xác định mục tiêu,cần trả lời các câu hỏi sau:
• Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu không?
• Các mục tiêu có hài hòa với nhau không?
• Đối tượng nào được quan tâm hàng đầu?
Mục tiêu có thể là định tính, có thể là định lượng và được phân cấp thành các cấp
độ khác nhau (mục tiêu tổng quát/ mục tiêu chung hay mục tiêu tác nghiệp).
Mục tiêu tổng quát (động lực thúc đẩy): Mong muốn cuối cùng cần đạt được, được
xác định bởi:
• Động cơ, quan điểm, triết lý đạo đức của người ra quyết định.
• Mục tiêu chiến lược, sứ mệnh của tổ chức, công ty.
Mục tiêu tác nghiệp (mục đích): Mong muốn cần đạt được sau một hoạt động cụ
thể, mục tiêu tổng quát được thể hiện bởi:
• Mục tiêu tổng quát
• Lĩnh vực, quyền lực, phạm vi quyền hạn của người ra quyết định
Để xác định được mục tiêu, một phương pháp chung đó là đi từ chung đến riêng,
từ các mục tiêu chung của doanh nghiệp đến các mục tiêu tác nghiệp.
Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu như mục tiêu tài chính,mục tiêu về sản
lượng,năng suất,mục tiêu về công nghệ,việc làm… Vô số các mục tiêu như thế có hài hòa
với nhau không,các đối tượng được quan tâm là ai. Đó chính là những câu hỏi cần được
giải đáp trong kinh doanh.
 Biện pháp
Biện pháp chỉ các công cụ,các cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực
hiện một mục tiêu nào đó. Biện pháp trả lời cho câu hỏi “Làm như thế nào?”. Biện pháp
gồm hai nội dung: Phương pháp hành động và sử dụng các công cụ hành động.
Lựa chọn biện pháp là lựa chọn cách thức hành động và công cụ hỗ trợ. Trong
thực tế,chọn cách thức hành động cho từng trường hợp cụ thể không hề đơn giản,vì
không chỉ bị ràng buộc bởi các mục tiêu mà còn ràng buộc lẫn nhau. Cần phải nhấn mạnh
cả mục tiêu và cách thức hành động.
Khi lựa chọn biện pháp,cần trả lời các câu hỏi sau:

• Các đối tượng quan tâm có tán thành các biện pháp hành động của doanh
nghiệp không?
• Các biện pháp có đáp ứng hoặc tối đa hóa các tiêu chuẩn đề ra không?
• Các biện pháp có cần thiết để đạt mục tiêu hay không hay tương đối
không quan trọng hoặc đơn thuần không dính líu gì đến mục tiêu của
bạn?
 Động cơ
Động cơ là sức mạnh nội tại thôi thúc và hướng hành vi của con người tới việc đạt
được những mục tiêu nhất định. Động cơ trả lời cho câu hỏi: “Tại sao? Vì mục đích gì?”.
Động cơ là nguyên nhân gốc rễ của hành vi,động cơ thúc đẩy thể hiện qua việc thỏa mãn
các nhu cầu. Động cơ bao gồm những giá trị riêng tư và tác phong lãnh đạo của một số
người để ra quyết định then chốt. Chúng ta thường phải suy đoán để tìm hiểu ra động cơ
hành động của các quản trị viên. Các động cơ này luôn luôn không công khai và dễ thấy
như các bản tuyên bố sứ mệnh hoặc các báo cáo tài chính. Bởi vì các động có nguy cơ
xâm lấn đến cả đời sống riêng tư của các quản trị viên,nên sẽ là nguy hiểm nếu chúng ta
suy đoán quá liều lĩnh về chúng. Động cơ là yếu tố khó lần ra manh mối nhất. Ngay cả
động cơ nội tại thúc đẩy bản thân một người còn khó tìm hiểu huống chi tìm hiểu người
khác. Nó bắt rễ từ sự giáo dục của gia đình,của nền văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên vẫn
phải xác định động cơ để hiểu hành vi con người từ đó tìm cách thõa mãn tốt nhất những
mong muốn của con người. Xác định động cơ thực chất là xác định mối liên hệ nhân quả
giữa các yếu tố một cách hệ thống để tìm ra bản chất của vấn đề.
Khi xác định động cơ,cần trả lời các câu hỏi sau:
• Doanh nghiệp che đậy hay để lộ động cơ của mình?
• Động cơ của doanh nghiệp mang tính vị ký hay tính vị tha?
• Định hướng giá trị của doanh nghiệp là gì?
 Hậu quả
Việc xây dựng mục tiêu kinh doanh và chọn lựa biện pháp thích hợp dưới sự chi
phối của các động cơ cuối cùng sẽ gây ra một hoặc nhiều hậu quả. Tiên đoán hậu quả là
bước cuối cùng và quan trọng nhất của Algorithm đạo đức. Các hậu quả thường không
lường trước được trước khi giải pháp đạo đức được tiến hành. Vì thế những người ra đạo

đức cần phải tiên đoán các hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra cũng như tìm hiểu và giải
quyết các hậu quả khi chúng bất ngờ xảy đến.
Khi tiên đoán hậu quả,cần trả lời các câu hỏi sau:
• Các hậu quả lường trước sẽ xảy ra trong ngắn hạn hay dài hạn?
• Các hậu quả lường trước sẽ có ảnh hưởng gì đến các đối tượng quan tâm
của doanh nghiệp?
• Có thể có các yếu tố bất ngờ không?
Algorithm là công cụ rất hữu ích khi được dùng để phân tích các quyết định sắp
được lựa chọn. Hãy bắt đầu với yếu tố mục tiêu. Về mặt kinh doanh các doanh nghiệp
thường chọn các mục tiêu giống nhau như tồn tại,kiếm lời,chiếm lĩnh 1 thị phần nào đó
hay đóng góp cho xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm,chế tạo sản phẩm hay cung
ứng dịch vụ. Về mặt đạo đức,sự lựa chọn tùy thuộc phạm vi của doanh nghiệp. Tuy
nhiên,doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau cùng của sự lựa chọn ấy. Đối với
yếu tố biện pháp,doanh nghiệp phải thực hiện nhiều lựa chọn cho cả hai khía cạnh của
doanh nghiệp: Doanh nghiệp có sẵn lòng hy sinh doanh lợi để đạt được mục tiêu đạo đức
hay không? Có các biện pháp chọn lựa khác ít rủi ro về mặt đạo đức không? Hãy chọn
lựa cẩn thận các biện pháp của doanh nghiệp. Các động cơ thường khó nhận diện chính
xác nên phải cẩn trọng khi nhận xét về động cơ thúc đẩy hành động của người khác. Các
biện pháp hành động thường là nhân tố chủ yếu gây ra các hậu quả. Khi xem xet hậu quả
cần trả lời các câu hỏi: Điều gì đã xảy ra? Doanh nghiệp có lâm vào một tình huống nan
giải về đạo đức hay có hành động phi đạo đức không? Từ cách nhìn của ai? Động cơ chi
phối cả mục tiêu lẫn biện pháp lựa chọn để hành động và quy định cách thức mà người
khác sẽ đánh giá khi hậu quả của hành động đã biểu lộ ra. Thay đổi một trong bốn yếu tố
sẽ khiến cho tất cả các yếu tố khác thay đổi theo.
Có thể sử dụng Algorithm đạo đức để phân tích và giải thích các hành vi trong mọi
quan hệ của doanh nghiệp như hành vi cáo giác,hành vi bảo vệ bí mật thương mại,hành vi
quảng cáo…
Dưới đây chúng ta thử dùng Algorithm để phân tích và giải thích bí mật thương
mại với đối tượng hữu quan là công ty có bí mật thương mại…
Mục tiêu:

 Ngăn chặn nhân viên tiết lộ bí mật thương mại hoặc sử dụng chúng.
 Thu hồi chi phí xây dựng.
 Sử dụng là vũ khí cạnh tranh.
Biện pháp:
 Quyền sở hữu và sử dụng tài sản.
 Cạnh tranh trung thực.
 Những quy định hạn chế với nhân viên.
Động cơ:
 Lợi ích kinh tế.
 An toàn.
 Tồn tại.
 Phát triển.
Hậu quả:
 Nếu bảo vệ bí mật thương mại tốt:
• Với nhà quản trị: Lương thưởng cao,uy tín,thăng tiến.
• Với công ty: Lái suất cao,nhiều công ty sẽ đầu tư vào thêm.
• Với người lao động: Công việc ổn định,càng có ý thức bảo vệ bí mật
thương mại.
 Nếu bảo vệ không tốt thì:
• Với nhà quản trị: Mất uy tín,không được thăng tiến.
• Với công ty: Mất thị trường,cổ đông rút vốn.
• Với người lao động: Việc làm không ổn định,thu nhập thấp.
• Ưu, nhược điểm của quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm
• Ưu điểm:
Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị
nhận diện được các biện pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh.
Nó là công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình
quyết định đã gây ra khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né
tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra.
Algorithm đạo đức để phân tích và giải thích các hành vi trong mọi

quan hệ của doanh nghiệp. Như các hành vi: cáo giác, hành vi bảo vệ bí
mật thương mại, hành vi quảng cáo…
• Nhược điểm:
Mỗi một yếu tố trong Algorithm đạo đức đều tồn tại những khó khăn
nhất định, và một trong những yếu tố đó thay đổi sẽ khiến cho tất cả các
yếu tố khác thay đổi theo.
- Với yếu tố mục tiêu : DN sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau cùng
của sự lựa chọn đó. Vì các hậu quả thường không lường trước được
khi các giải pháp đạo đức được tiến hành.
- Với yếu tố biện pháp: DN phải lựa chọn: hoặc DN có sẵn sàng hy
sinh doanh thu và lợi nhuận để đạt mục tiêu đạo đức hay không? Có
biện pháp lựa chọn ít rủi ro về mặt đạo đức hay không?
Động cơ thường khó nhận diện chính xác, động cơ chi phối cả mực tiêu
lẫn biện pháp chọn lựa để hành động và quy định cách thức mà người khác
sẽ đánh giá khi hậu quả của hành động đã biểu lộ ra.
Phần 3: Vận dụng Algorithm đạo đức vào hoạt động kinh doanh của Toyota
Sự cố chân ga của Toyota
1. Giới thiệu chung về Toyota
Toyota Motor Corporation (gọi tắt là Toyota) là một tập đoàn sản xuất ô tô xuyên
quốc gia có trụ sở chính đặt tại Nhật Bản. Toyota được thành lập vào ngày 28/08/1937
bởi Kiichiro Toyota từ một phần tách ra khỏi Toyota Industries. Sau một thời gian dài
phát triển, đến nay Toyota đã vươn lên trở thành tập đoàn sản xuất xe lớn nhất thế giới
xét về doanh số bán hàng
Hoạt động chủ yếu của công ty là thiết kế, lắp ráp và bán các loại xe hơi, xe đua, xe
tải, xe chuyên chở và các loại phụ tùng liên quan. Toyota sở hữu một lượng cổ phần lớn
trong các hãng xe hơi Daihatsu và Hino, Fuji Heavy Industries, Isuzu Motors, Yamaha
Motors, và tập đoàn Mitsubishi Aircraft. Ngoài sản xuất xe ô tô, Toyota còn cung cấp các
dịch vụ tài chính (Toyota Financial Services), tham gia chế tạo robot, công nghệ sinh
học…
Thị phần của Toyota trải rộng toàn thế giới. Trong số đó 26% tại Nhật Bản, 29% tại

Bắc Mỹ, 14% tại Châu Âu…
Lịch sử ra đời hãng Toyota bắt đầu tại một vùng nông thôn gần Nagoya, Nhật Bản vào
năm 1867. Nhà sáng lập hãng Toyota Sakichi Toyoda ra đời trong một gia đình thợ mộc
nghèo, ông lớn lên và theo học nghề của cha, trở thành một thợ mộc với chuyên môn là
đóng các máy dệt bằng gỗ.
Trong nhiều thập kỷ qua, Toyota đã gây dựng uy tín và thị phần với những bước đi
chậm và chắc, với phương châm “liên tục cải tiến”. Câu thần chú của Toyotalà: chất
lượng luôn trên hết, vì nó sẽ dẫn tới chi phí thấp hơn, từ đó kéo thị phần lên.
2. Nhận diện vấn đề và bản chất
Để nhận diện các vấn đề được thuận lợi, ta cần phải xác định:
- Đối tượng hữu quan là ai?
- Mong muốn của các đối tượng đó như thế nào?
- Bản chất của vấn đề.
a. Đối tượng hữu quan
Đối tượng hữu quan là những người có mối quan tâm hoặc bị
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một quyết định của doanh
nghiệp. Họ là những người có quyền lợi, cần được bảo vệ và có khả
năng can thiệp nhằm làm thay đổi quyết định hay kết quả của doanh
nghiệp theo chiều hướng nhất định. Đối tượng hữu quan bao gồm:
• Nhà sản xuất
• Người tiêu dùng
• Đối thủ cạnh tranh
• Chính phủ
b. Mong muốn của các đối tượng
• Nhà sản xuất
 Luôn tìm phương án cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường
 Phát triển sản phẩm mới để mở rộng quy mô thị trường trong tương
lai và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho công ty.
 Giữ vững uy tín và thương hiệu đã gây dựng trong nhiều năm.
 Đảm bảo lợi nhuận và thị phần.

Mối quan tâm của nhà sản xuất thường rất cụ thể như khai thác và sử dụng
tài nguyên, những thay đổi về môi trường địa lý, tự nhiên, ô nhiễm môi
trường…, sự bền vững và lành mạnh của môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội
– tự nhiên, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ đạo đức pháp lý.
Một ví dụ điển hình về mối quan tâm của nhà sản xuất là việc dòng sông
Thị Vải bị công ty Vedan làm ô nhiễm nghiêm trọng vì liên tục thải các chất
độc hại không qua xử lí. Điều này đã khiến dư luận có những phản ứng mạnh
mẽ, lên án hành động vô đạo đức đó, tẩy chay hàng hóa của Vedan tại các siêu
thị cũng như các đại lý trên toàn quốc. Trước những phản ứng gay gắt đó thì
công ty Vedan đã phải thay đổi cách thức hoạt động của mình, chú trọng tới
việc bảo vệ môi trường và phải bồi thường,, khắc phục hậu quả.
• Người tiêu dùng
 Chiếc xe là phương tiện đi lại, giao lưu và làm việc
 Đảm bảo chất lượng, có uy tín và giá cả hợp lí đảm bảo sự an toàn
cho người sử dụng,
 Công ty bồi thường những thiệt hại và thu hồi xe để sửa chữa, đảm
bảo an toàn cho người tiêu dùng.
 Công ty chỉ quan tâm tới lợi ích của mình mà thờ ơ đối với sự an
toàn của người tiêu dùng.
Khách hàng quan tâm đến giá bán thấp hơn, chất lượng sản phẩm
cao hơn và cung cấp hàng hóa một cách ổn định, các sản phẩm có tính
an toàn cao hơn và phải có các dịch vụ đi kèm tốt hơn.
• Đối thủ cạnh tranh
 Đối thủ cạnh tranh luôn muốn mở rộng thị phần và thu hút khách
hàng của các đối thủ khác.
• Chính phủ
Mối quan tâm của chính phủ khác với các đối tượng hữu quan khác vì
chính phủ là một đối tượng trung gian và không có lợi ích cụ thể, trực tiếp
trong các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ
là cơ quan quyền lực đại diện cho hệ thống pháp luật và lợi ích của tất cả

các đối tượng khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, lợi ích của chính phủ
không thể đo lường được bằng lợi ích thông thường của một doanh nghiệp
mà là:
- Sự cân bằng, bình đẳng, trung thực, công bằng và công lí
- Sự phát triển bền vững của môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội –
tự nhiên.
- Thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm kinh tế – pháp lí – đạo đức –
nhân đạo.
- Đảm bảo công bằng xã hội
- Thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật
*Các mâu thuẫn nảy sinh
- Mâu thuẫn bên trong
o Mâu thuẫn giữa lợi ích ngắn hạn và hình ảnh, uy tín của công ty.
o Mâu thuẫn giữa hiệu quả chi phí và văn hóa kinh doanh.
o Công ty đã ưu tiên việc mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận mà không chú
trọng tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Mâu thuẫn bên ngoài:
o Mâu thuẫn giữa chất lượng và giá cả.
o Mâu thuẫn giữa niềm tin của người tiêu dùng và sự khiếm khuyết trong sản
phẩm của công ty
o Mâu thuẫn thị phần và uy tín với đối thủ cạnh tranh
o Mâu thuẫn giữa lợi nhuận của công ty với mục tiêu đảm bảo kinh tế xã hội
và các chính sách của chính phủ.
c. Bản chất của vẫn đề
- Bản chất của mâu thuẫn chủ yếu là về quyền lực phân phối sản phẩm
của công ty.
- Vấn đề đạo đức của việc sử dụng quyền lực thị trường là công ty có
thể đưa ra các ngang giá với đối thủ dựa vào quy mô nhưng chất
lượng sản phẩm thì không được chú trọng nhiều như trước.
- Người tiêu dùng chỉ có quyền duy nhất đó là tiêu dùng hay không

tiêu dùng sản phẩm.
- Toyota đã coi thường có hệ thống đối với luật pháp và vi phạm lệnh
tòa án trong vụ kiện khi Toyota chậm trễ trong việc thu hồi sản phẩm
bị lỗi kỹ thuật.
- Toyota cũng cố ý giấu giếm các vẫn đề phát hiện được khi họ kiểm
tra lại xe.
- Phía các chuyên gia và chính những người bị tai nạn may mắn sống
sót thì cho rằng lỗi là ở cơ chế tăng giảm tốc độ của xe.
- Toyota quy trách nhiệm cho công ty CTS Corp – một nhà sản xuất
phụ tùng xe hơi ở Indiana, Mỹ – là nhà cung cấp bộ phận chân ga
cho xe Toyota.
 Vậy nguyên nhân thật sự là do đâu???
- Lỗi do thiết kế chưa hợp lý:
• Vị trí thảm lót sàn
• Trục trặc do chíp điện tử
- Nguyên nhân sâu xa chính xác nhất là: thảm họa này không chỉ do
những lỗi kỹ thuật mà chủ yếu là do ban lãnh đạo công ty đã không
nhận diện đúng và không xử lý đúng tình huống khủng hoảng.
3. Các quan điểm xử lý
- Quan điểm “Nghĩa vụ cẩn thận”
- Quan điểm “Trách nhiệm hợp đồng”
- Quan điểm “Trách nhiệm khắt khe”
a. Quan điểm “Nghĩa vụ cẩn thận”
o Những rủi ro và thiệt hại có thể do những sai sót trong quá trình chế tạo.
Những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất thì trách nhiệm của
người sản xuất là rất lớn bởi vì họ có vai trò quyết định trong việc chế
tạo và tiêu thụ sản phẩm.
o Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã phạt 16,4 triệu USD, khung cao nhất cho
Toyota vì hãng này chậm chễ trong việc thông báo sự cố chân ga cho
khách hàng, gây nguy cơ tai nạn.

 Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp này
• Điểm mạnh: Quan điểm “Nghĩa vụ cẩn thận” làm rõ vai trò và trách
nhiệm của người sản xuất trong quá trình hình thành và phát tán những
nguy hiểm, rủi ro, tiềm tàng thông qua sản phẩm. Quan điểm cũng nhấn
mạnh vai trò của họ trong việc ngăn chặn và phòng ngừa một cách hữu
hiệu.
• Hạn chế: Khó vận dụng trong các quy định pháp lí. Sai sót có thể xuất
hiện ở một vài yếu tố trong quá trình sản xuất và lưu thông nằm ngoài
khả năng kiểm soát của công ty hoặc là sản phẩm của một đối tượng
khác.
b. Quan điểm “Trách nhiệm hợp đồng”
o Trách nhiệm của người cung ứng trước những thiệt hại gây ra từ những
sai sót của sản phẩm hay dịch vụ được khẳng định bằng các hợp đồng
kinh tế
o Ưu điểm: cụ thể hóa trách nhiệm và nghĩa vụ của một bên; tạo thuận lợi
cho việc xử lý các rủi ro, sự cố bất thường khi xảy ra.
o Hạn chế: chuyển bớt gánh nặng trách nhiệm từ người sản xuất sang vai
người sử dụng.
o Ở Bắc Mỹ, nhiều đại lý đã đề bảng chữ “Hàng không bán” trên xe
Toyota.
o Một số hãng bảo hiểm ở Canada đang tiến hành xem xét lại hồ sơ đòi
tiền bảo hiểm liên quan đến các xe Toyota bị tai nạn để quy trách nhiệm
cho nhà sản xuất.
c. Quan điểm “Trách nhiệm khắt khe”
o Người sản xuất phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra từ sản
phẩm bị lỗi, nguy hiểm ngay cả khi nghĩa vụ cẩn thận đã được thực hiện
mặc dù nó không nằm trong các cam kết hợp đồng chín thức.
o Ưu điểm: xác minh trách nhiệm và đặt lên vai người cung ứng trách
nhiệm lớn hơn làm cho người sản xuất có ý thức trong việc đảm bảo sự
an toàn sản phẩm.

o Hạn chế: tình trạng không công bằng do người tiêu dùng thiếu ý thức,
lợi dụng, lạm dụng.
o Trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012, Toyota đã phải thu hồi hơn 12,3
triệu xe trên toàn cầu do lỗi chân ga bị kẹt, khiến xe tăng tốc ngoài tầm
kiểm soát của người điều khiển phương tiện.
Vụ triệu hồi kỷ lục còn khiến tiếng tăm về chất lượng có được sau hàng
thập kỉ cần mẫu đầu tư, nghiên cứu và chinh phục của nhà sản xuất Nhật
Bản bị lu mờ.
o Ông Akio Toyoda, chủ tịch Toyota đã xuất hiện trước công chúng và cúi
đầu tạ lỗi. Toyota thông báo sẽ lắp hệ thống ngắt “ưu tiên phanh” cho tất
cả các xe trên thế giới trong tương lai. Hệ thông này có chức năng tự
động ngắt động cơ khi nhận thấy cả chân phanh và chân ga đều đang
hoạt động. Toyota đã có sẵn 5,6 tỉ USD quỹ dành cho các vụ sửa chữa
thu hồi.
4. Xử lí bằng Algorithm đạo đức
 Các đối tượng hữu quan hành động vì lí do gì?
• Khi sự cố xảy ra, nhà sản xuất không muốn gây chấn động lớn đối với
công ty và bảo vệ uy tín của mình. Sau những đợt triệu hồi lớn, lãnh
đạo của Toyota liên tục đưa ra những giải pháp để khắc phục sự cố,
đông thời nỗ lực khôi phục danh tiếng của hãng. Họ đã đưa ra 6 chiêu
thức để đối phó với sự cố:
o Mở văn phòng chuyên nghiên cứu đơn khiếu nại và tìm lỗi ở
xe Toyota
o Khuyến mại: Toyota đã triển khai chiến dịch kích cầu đầu tiên
tại Mỹ kể từ tháng 2, đánh vào các khách hàng trung thành
của Toyota và những chương trình hấp dẫn như không tính lãi
suất hỗ trợ tín dụng mua xe trong 5 năm.
o Thành lập đội phản ứng nhanh: chuyên thu thập và xem xét
những ý kiến phản hồi của khách hàng về sự cố tăng tốc đột
ngột

o Dùng lương, thưởng để khắc phục sự cố: Toyota từng tuyên
bố sẽ trả mức lương cao chót vót từ 7.500 tới 75.000 USD
cho bất cứ nhân viên nào làm thêm giờ để khắc phục hậu quả
của kẹt chân ga.
o Có thái độ hợp tác với các nhà chức trách ở Mỹ
o Cam kết về chất lượng trước công chúng: Toyoda đã cam kết
tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm trong cuộc hội
kiến với Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và một số
quan chức chính phủ khác về các vấn đề của tập đoàn thời
gian gần đây.
• Về phía người tiêu dùng, họ phàn nàn về hiện tượng tăng ga ngoài tầm
kiềm soát trong khi không hề đạp ga. Nhưng hầu hết ý kiến bị Toyota,
đại lý của họ và những nhà làm luật ở chính phủ gạt đi. Toyota cho
rằng nguyên nhân của sự cố là vấn đề cơ khí hoặc người lái đạp nhầm
chân phanh thành chân ga. Người tiêu dùng bị thiệt hại về người và tài
sản do sự cố chân ga này.
• Còn chính phủ: đảm bảo hệ thống chính sách pháp luật được các bên
thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đảm bảo công bằng xã hội.
 Các đối tượng hữu quan bị thôi thúc bởi sức mạnh nào?
- Nhà sản xuất: Bảo phủ toàn bộ thị trường và không mong muốn hay
cố ý để xảy ra tai nạn, do vậy người sản xuất không có động lực sai
trái.
- Người tiêu dùng: Chắc chắn lỗi này là do nhà sản xuất, những vụ tai
nạn xảy ra hầu hết là do lỗi của Toyota.
- Chính phủ: Mâu thuẫn của Toyota với khách hàng của họ lên đỉnh
điểm, hai bên không tự giải quyết được. Lúc này chính phủ sẽ phải
đứng ra giải quyết mâu thuẫn này.
 Hành động của các đối tượng nhằm đạt được mục đích gì?
- Nhà sản xuất: Bưng bít cho đến cùng để giảm tối đa những thiệt hại
mà họ sẽ gặp phải. Nếu thắng thì danh tiếng của họ vẫn sẽ ổn định,

như vậy doanh thu của họ sẽ không bị sụt giảm đồng thời họ sẽ
không phải mất chi phí sửa chữa lỗi này.
- Người tiêu dùng: Toyota phải bồi thường, phải chịu trách nhiệm
trước sự cố này. Đây chính là mục đích chính đáng của họ.
- Chính phủ: Mang tính răn đe, coi đó như cái gương đối với các
doanh nghiệp khác, đồng thời lại có thể thể hiện trách nhiệm của
mình với dân chúng, nâng cao được vị thế của mình trong lòng công
chúng.
 Cách thức hành động
- Nhà sản xuất: Tiến hành các cuộc kiểm tra để phát hiện lỗi
Thực hiện thu hồi xe để sửa chữa
- Người tiêu dùng: Những lời than phiền của họ gửi đến công ty
không còn tác dụng. Chính vị vậy, điều họ phải làm là gửi đơn kiện
lên tòa án để đảm bảo quyền lợi của mình.
- Chính phủ: Bằng những biện pháp cưỡng chê bắt buộc, chính phủ đã
yêu cầu Toyota nộp phạt 16,4 triệu USD – một mức phạt không nhỏ
với công ty này.
 Hệ quả
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của công ty
- Thu hồi 12,3 triệu xe trên toàn thế giới và 10,5 triệu xe tại thị trường
Bắc Mỹ
- Từ năm 1999 đến nay ghi nhận được 2.262 vụ xe Toyota tăng tốc
ngoài ý muốn, gây ra ít nhất 819 vụ đụng xe làm 26 người thiệt
mạng.
• Thiệt hại về kinh tế: Tan tành những danh tiếng về chất lượng
mà trên đó Toyota xây dựng cơ đồ. Giá cổ phiếu của công ty
đã giảm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ, tương đương với toàn bộ thị
giá của hãng Ford Motor. Doanh số của Toyota tại Mỹ trong
tháng 2/2010 đã giảm 11% so với cùng kì năm trước, hậu quả
của vụ bê bối này là hàng nghìn xe đã bị thu hồi.

×