Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.48 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






NGUYỄN THÚY HẰNG





TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ MINH SƯ
CỦA THÁI BÁ LỢI

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM




Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Nguyễn Đăng Điệp







HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS
Nguyễn Đăng Điệp trong quá trình tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô trong Tổ Lí luận
văn học, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình, nhà trường, bạn
bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Kính mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc
lượng thứ và góp ý.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Thúy Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các

thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Nguyễn Thúy Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Phương pháp nghiên cứu 6
8. Kết cấu luận văn 6
NỘI DUNG 8
CHƢƠNG 1. MINH SƯ TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT LỊCH
SỬ VIỆT NAM 8
1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử 8
1.1.1. Quan niệm truyền thống 8
1.1.2. Quan niệm hiện đại 10
1.2. Tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam 16
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử thời trung đại 16
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử từ thể kỷ XX đến năm 1945 18
1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1945-1975 20
1.2.4. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 22
1.3. Quá trình sáng tác và hành trình tới Minh Sư 27
1.3.1. Quá trình sáng tác của Thái Bá Lợi 29
1.3.2. Đường tới Minh sư 31

CHƢƠNG 2. CẢM QUAN HIỆN THỰC LỊCH SỬ TRONG TIỂU
THUYẾT MINH SƯ 34
2.1. Hệ vấn đề trong tiểu thuyết Minh sƣ 35
2.1.1. Dựng nghiệp mở cõi, khẳng định chủ quyền 36
2.1.2. Vấn đề hoà giải hoà hợp dân tộc 50
2.1.3. Thân phận con người trong và sau chiến tranh 57
2.2. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Minh sư 66
2.2.1. Những nhân vật cấp tiến 61
2.2.1.1. Nguyễn Hoàng- vị anh hùng dân tộc 61
2.2.1.2. Những nhân vật là thuộc hạ thân tín của Nguyễn Hoàng 67
2.2.2. Những nhân vật thủ cựu 71
CHƢƠNG 3. NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT
MINH SƯ 76
3.1. Tổ chức kết cấu và điểm nhìn nghệ thuật 76
3.1.1. Tổ chức kết cấu 76
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật 79
3.2. Cách tạo dựng không khí lịch sử 82
3.2.1. Nghệ thuật tả 82
3.2.2. Nghệ thuật kể 85
3.2.3. Cách xây dựng nhân vật theo nguyên mẫu lịch sử 87
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 91
3.3.1. Ngôn ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính 91
3.3.2. Ngôn ngữ giản dị bắt nguồn từ đời sống 94
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là thể loại có truyền thống lâu đời trong nền văn học dân tộc, tiểu
thuyết lịch sử luôn lấy các sự kiện, biến cố lịch sử làm chất liệu nghệ thuật
chủ đạo. Trải qua rất nhiều biến động, có thời kỳ phát triển rầm rộ, cũng có
khi tạm lắng xuống nhưng tiểu thuyết lịch sử luôn lặng lẽ chảy trong nguồn
mạch của văn học dân tộc. Chọn mảng hiện thực đặc biệt, các nhà tiểu thuyết
lịch sử đã quay về quá khứ, còn quá khứ là điểm tựa để suy xét các giá trị và
truy tìm chân lý của một cộng đồng. Bakhtin đã từng nói: “Tiểu thuyết lịch sử
trở thành thứ tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người là
thành quả rực rỡ có giá trị như một bước nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng
ngàn năm văn chương thế giới” [40]. Tiểu thuyết lịch sử không phải đơn
thuần chỉ là mô tả, tái hiện lại một thời kỳ với những nhân vật lịch sử mà trên
những trang giấy ấy vẫn bàng bạc một nỗi niềm khắc khoải về những vấn đề
hiện tại.
1.2. Nhìn lại nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay, bên cạnh
những gương mặt quen thuộc, văn đàn nước ta cũng ghi nhận sự bứt phá của
nhiều cây bút chuyên tâm về đề tài lịch sử như Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Xuân Khánh Trong số đó không thể không kể đến những
đóng góp của Thái Bá Lợi với tiểu thuyết Minh sư.
Tiểu thuyết của Thái Bá Lợi là những suy ngẫm sâu xa về lịch sử, đặt
ra những vấn đề gắn liền với khát vọng mở mang bờ cõi, khẳng định chủ
quyền, khẳng định giá trị dân tộc trong những cơn trở dạ của lịch sử. Minh sư
được dư luận bạn đọc đánh giá cao. Tác phẩm đã nhận giải thưởng Văn học
Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Đông Nam Á năm 2013, đánh dấu sự đột
phá của thể tài lịch sử Việt Nam. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy,
những bài viết và công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá
2

Lợi chưa nhiều. Đặc biệt, chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu về những
giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bằng nghệ thuật tái hiện khoáng đạt, Thái Bá Lợi đã dựng lại thời Chúa
Tiên - Nguyễn Hoàng mở nước, góp thêm một tiếng nói khám phá xã hội và
con người Việt Nam cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII. Nguyễn Hoàng - một
nhân vật lịch sử đã đi qua hơn bốn trăm năm đến nay vẫn làm hậu thế sửng
sốt, khâm phục trước tài năng, đức độ của ông. Đây là cuốn tiểu thuyết đạt
được nhiều thành công về phương diện nghệ thuật: sử dụng kết cấu ''truyện
lồng trong truyện" tổ chức đa điểm nhìn nghệ thuật, tiếng nói đa thanh… Và
hơn thế tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn, dân chủ mà nhà văn đã gửi gắm
qua bức thông điệp về thân phận con người trong và sau chiến tranh, những
cách nhìn khác nhau về những sự kiện, những nhân vật lịch sử. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết lịch sử Minh sư của
Thái Bá Lợi để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu một cách tường tận hơn giá
trị của tiểu thuyết, những đóng góp của nhà văn đồng thời thấy được sự
chuyển động của tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tiểu thuyết lịch sử trong cái nhìn của giới nghiên cứu
Về tiểu thuyết lịch sử A.Dumas có quan điểm về lịch sử như sau: “Lịch
sử là gì? Đó chính là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi thôi''. Quan điểm
của A.Dumas gắn liền với những tác phẩm xuất sắc của ông, và về một
phương diện nào đó, nó cũng chính là sự đúc rút kinh nghiệm nghệ thuật của
một đời văn. Quan niệm này của A.Dumas có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy
nghệ thuật của các nhà tiểu thuyết lịch sử về sau.
GS. TS Trần Đình Sử trong bài Suy nghĩ lịch sử và tiểu thuyết lịch sử
cũng nhận định về tiểu thuyết lịch sử như sau: "Tiểu thuyết lịch sử ngày nay
thay đổi khuynh hướng tự sự vĩ mô chủ yếu gồm vĩ nhân và đại tự sự bằng tự
3

sự mảnh ghép, gia tộc, cá nhân, từ lịch đại chuyển sang đồng đại Có thể nói,
đó là khuynh hướng mới trong tiểu thuyết lịch sử trên thế giới" [10; 467]. Tác
giả nhận ra tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã có sự đổi mới. Đó là sự

chuyển hướng văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử và phải được coi là một bước
đột phá, một bước tiến, một hướng có tính phổ biến trên thế giới.
PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa có nhận định như sau: "Khác với truyền
thống coi lịch sử là đại lịch sử (đã xong xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại
khẳng định lịch sử là quá trình chưa hoàn tất mà đang được cấu tạo lại với sự
xuất hiện của các tiểu thuyết lịch sử '' [10; 6]. Nhà nghiên cứu khẳng định
tiểu thuyết lịch sử là diễn ngôn lịch sử bằng nghệ thuật, nhà văn có quyền cấu
tạo lịch sử theo quan điểm cá nhân, lịch sử khi đi vào tiểu thuyết thì người
viết phải tổ chức trên cơ sở hư cấu và nguyên tắc trò chơi vốn là một nghệ
thuật.
Trong luận án tiến sĩ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay của
tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh có viết: “Sự phát triển mạnh mẽ của tiểu
thuyết lịch sử hơn 10 năm qua ghi nhận những đổi mới quan trọng với nhiều
tác phẩm gây tiếng vang dư luận. Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử cũng đang có
những đóng góp vào việc cách tân tiểu thuyết và văn học đương đại'' [38].
Trong Tọa đàm về bộ tiểu thuyết triều Trần của Hoàng Quốc Hải, nhà
thơ Hữu Thỉnh cho rằng: “Trong bốn chiều cạnh của lịch sử là bối cảnh, sự
kiện, con người và tinh thần lịch sử, thì nhà văn Hoàng Quốc Hải đã truyền
đạt được cái tinh thần của lịch sử, đó là tinh thần quật khởi của dân tộc ta
dưới triều đại nhà Trần. Đây là thành công cốt lõi của tiểu thuyết lịch sử của
Hoàng Quốc Hải” [18].
Trong bài Đọc Tổ quốc kêu gọi suy nghĩ về vấn đề khám phá và sáng
tạo trong tiểu thuyết lịch sử, Đoàn Thị Hương nhấn mạnh đến một số phương
4

diện như: sự kết hợp nghiên cứu tinh thần lịch sử nghiêm túc với sự sáng tạo
nghệ thuật tương đối linh hoạt, việc vận dụng sử liệu một cách chủ động, sáng
tạo hình tượng ở tiểu thuyết lịch sử… Lấy dẫn chứng cụ thể ở Tổ quốc kêu gọi,
tác giả khẳng định thành công của tác phẩm trong một giai đoạn mới” [23].

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại có quan điểm ủng hộ lối viết hư
cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và cho rằng: đây là đặc điểm của lối tư duy
tiểu thuyết, do đó người viết có thể tạo ra mối quan hệ thân mật, thân tình,
thậm chí suồng sã đối với nhân vật lịch sử. Điều này thể hiện bản chất dân
chủ sâu sắc. “Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, Quang Trung, Gia Long
thể hiện con người thật của họ với những ham mê, dục vọng thường tình,
những nỗi khắc khoải số phận và những tình cảm yêu ghét, tức giận thông
thường’’[21].
2.2. Những ý kiến đề cập trực tiếp tới Minh sư
TS Đỗ Hải Ninh trong bài Lịch sử như là sự tưởng tượng về lịch sử cho
rằng tiểu thuyết lịch sử Minh sư có cách tiếp cận lịch sử khá mới mẻ và độc
đáo “Với ông lịch sử như là giả thiết, là những suy nghiệm'' [43]. Tác giả cho
rằng, Thái Bá Lợi coi lịch sử như là tự sự, hay nói cách khác, là sự tưởng
tượng về lịch sử, chính điều đó khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm trở nên cởi
mở, mỗi người đọc có thể tự chọn cách ứng xử với tác phẩm và tự hình dung
về lịch sử theo cách riêng của mình.
Trong bài Những cách tân của Minh sư - Thái Bá Lợi tác giả Huỳnh
Thu Hậu cho thấy: “Sự cách tân của tác phẩm trước hết được thể hiện ở nghệ
thuật trần thuật. Sự phá vỡ trần thuật theo kết cấu tuyến tính”. Trong tác phẩm
có sự đan xen giữa hiện thực - quá khứ. Sự đảo lộn trật tự tạo nên kết cấu lắp
ghép. Bên cạnh đó sự cách tân nghệ thuật viết đi chênh vênh giữa sự thật lịch
sử và hư cấu [16].
5

Trong bài Nhân trị hòa giải của Nguyễn Chí Hoan viết: “Tiểu thuyết
Minh sư có hai tuyến truyện; tuyến truyện về thân thế nhân vật Tư Trà và
tuyến lịch sử mở cõi của Nguyễn Hoàng và công sư thân tín của ông. Cả hai
tuyến song tấu những giai điệu đầy ngẫm ngợi về hòa giải và hòa hợp trên
nhiều thực trạng. Tác phẩm dựng lên nhân vật trọng tâm Nguyễn Hoàng là
người tài năng, đức độ, ứng xử khoan hòa ” [17].

Bài Biện chứng của một giai đoạn lịch sử bi hùng của tác giả Tấn
Phong khẳng định: “Tiểu thuyết Minh sư không đi sâu vào miêu tả những
tranh giành ngôi vị, những tranh chấp phe nhóm mà chủ yếu đi vào tập trung
khắc họa tính cách nhân vật Chúa Tiên”. Thái Bá Lợi hết lòng đi vào ca tụng
Nguyễn Hoàng và thẳng thắn biện chứng, không ngại nói những điều khó nói
của một thời kỳ lịch sử đất nước [49].
Như vậy, ta có thể khẳng định Tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá
Lợi có một vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc. Đây là tác phẩm có giá
trị để có thể nghiên cứu đi tới tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết nói chung và
tiểu thuyết lịch sử nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá giá trị về nội
dung, nghệ thuật trong tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá Lợi. Từ đó, khẳng
định tài năng và những đóng góp của tác giả vào tiến trình văn học Việt Nam
từ sau 1986.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về thể loại tiểu thuyết.
- Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu tiểu thuyết
lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi .
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6

5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết lịch sử Minh sư
của Thái Bá Lợi được xuất bản năm 2010. Đây là tác phẩm mới công bố nên
chưa được nghiên cứu sâu rộng. Trong khuôn khổ luận văn và khả năng có
hạn, luận văn chỉ đi vào khai thác một số giá trị nổi bật của tiểu thuyết này.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm nổi rõ hơn giá trị của Minh sư, luận văn sẽ cố gắng đối sánh với
các tác phẩm cùng thể tài: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Bão táp cung đình
(Hoàng Quốc Hải), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh)

6. Đóng góp của luận văn
- Vận dụng cơ sở lý luận về thể loại tiểu thuyết tìm hiểu những giá trị
về tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi.
- Khẳng định sự độc đáo của Thái Bá Lợi trong sáng tác thể tài tiểu
thuyết lịch sử đồng thời qua đó thấy được vị trí của nhà văn trong nền tiến
trình văn xuôi Việt Nam đương đại.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích tác phẩm
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Tiếp cận thi pháp học và tự sự học

8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Minh sư trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
1975.
1.1. Sự nở rộ của tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam đương đại
1.2. Quá trình sáng tác và hành trình tới Minh sư
Chương 2. Cảm quan về hiện thực lịch sử của Thái Bá Lợi.
7

2.1. Hệ vấn đề trong tiểu thuyết Minh sư
2.2. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Minh sư
Chương 3. Những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Minh sư.
3.1. Tổ chức kết cấu và điểm nhìn nghệ thuật
3.2. Cách tạo dựng không khí lịch sử
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
MINH SƯ TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
VIỆT NAM

1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử
1.1.1. Quan niệm truyền thống
Văn học Việt Nam thời trung đại đã xuất hiện tiểu thuyết lịch sử có giá
trị và in đậm quan niệm của văn chương trung đại. Ở những tiểu thuyết này,
chúng ta có thể tìm thấy nhiều tư liệu lịch sử chính xác, toàn diện và đó là lý
do khiến cho các tác phẩm ấy rất gần với thể sử ký. Những đặc điểm trên,
xuất phát từ quan niệm truyền thống, tiểu thuyết lịch sử là loại tiểu thuyết viết
về quá khứ đã qua, nhà văn là "người thư ký trung thành của thời đại''. Theo
đó, văn học là tấm gương soi chiếu đời sống, tiểu thuyết lịch sử cần đảm bảo
độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc, yêu cầu tái hiện lịch sử
được coi là nguyên tắc hàng đầu, tái hiện lịch sử là mục đích chính. Chất liệu
cơ bản của tác phẩm là những điều đã ghi trong chính sử, tồn tại một cách bền
vững trong ký ức cộng đồng. Nhân vật là những con người lịch sử có thật
trong quá khứ, can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử, đóng vai trò nhân vật
trung tâm, toàn bộ lịch sử được tái hiện theo quan điểm chính thống. Nhà tiểu
thuyết thường nhìn nhận sự việc, con người ở cái nhìn đơn chiều, phiến diện.
Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trên đây chịu ảnh hưởng từ quan niệm
truyền thống của văn chương, coi nhiệm vụ của văn học là phản ánh chân thật
lịch sử khách quan. F.Engels thể hiện rõ quan niệm này: "Theo ý kiến tôi, đã
nói đến chủ nghĩa hiện thực thì ngoài sự thể hiện chính xác của các chi tiết ra
còn phải nói đến sự thể hiện chân thực những tính cách điển hình trong hoàn
9

cảnh điển hình'' [7;331]. Vì vậy, văn chương nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói
riêng có nhiệm vụ phải tái hiện chân thực hoàn cảnh xảy ra sự kiện ấy.

Sang đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bước vào quá trình hiện đại
hoá, tiểu thuyết lịch sử cũng chuyển dần sang phạm trù văn học hiện đại, thể
loại này có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu nhưng về cơ bản
vẫn bị chi phối bởi quan niệm của văn học truyền thống. Nhà văn luôn bị ám
ánh, chi phối bởi trách nhiệm của nhà sử học, không dám thay đổi cái "lịch sử
tại ngoại'' theo những suy tư, phán đoán của riêng mình. Lịch sử là ''ngôi đền
thiêng bất khả xâm phạm'', nhà văn chỉ đứng từ bên ngoài chiêm ngưỡng và
ca ngợi nó.
Tuy nhiên, quan niệm trung thành với chính sử cũng có những mức độ
khác nhau. Thái Vũ coi các yếu tố nghệ thuật chỉ là đường viền trang trí trong
tiểu thuyết lịch sử. Điều quan trọng ở người viết tiểu thuyết lịch sử là phải tôn
trọng tính chính xác của tư liệu lịch sử: "Khi tôi nói, tôi viết tiểu thuyết về
lịch sử sự thật là tôi không viết tiểu thuyết lịch sử mà biên niên sử có ghi. Hư
cấu nhưng không phải là bịa. Tôi viết tiểu thuyết về lịch sử nhưng tôi không
viết tiểu thuyết lịch sử mà qua cách hư cấu, tôi tôn trọng tính chính xác của
lịch sử” [56]. Nguyễn Lương Bình có quan điểm: "Đây là một loại có tác
dụng mạnh trong việc giáo dục tư tưởng cho quần chúng, nó đem kiến thức
lịch sử đến cho người đọc, làm cho người đọc hiểu lịch sử thông qua thưởng
thức những cái hay, cái đẹp của văn học nghệ thuật" [5]. Các ý kiến trên đều
cho rằng, tiểu thuyết lịch sử phải có hư cấu nhưng phải đảm bảo bản chất của
lịch sử đã được chính sử xác nhận, người viết tiểu thuyết không được làm sai
lệch, méo mó sự thật lịch sử.
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên) văn học lịch sử/ tiểu thuyết lịch sử được quan niệm như sau:
"Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết
10

hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo theo các
sử liệu xác thực trong giai đoạn lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục,
phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch

sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá
khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không
vì thế mà hiện đại hoá người xưa, phá vỡ tính chân thực của thể loại này" [15;
255].
Từ điển văn học, bộ mới (nhiều tác giả) quan niệm về tiểu thuyết lịch
sử như sau: "Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính.
Lịch sử trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội.
Các khoa học xã hội (cũng được gọi là khoa học lịch sử ) đều nghiên cứu quá
khứ của loài người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu
điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử thường
đều là sự hình thành, hưng thịnh diệt vong của các nhà nước" [45;1725].
Những quan niệm trên đều cho rằng: tiểu thuyết lịch sử phải phản ánh
chân thực lịch sử với những sự kiện, nhân vật trong tác phẩm phải xây dựng
dựa trên cái nền mà sử gia đã ghi chép, tồn tại bền vững trong ký ức cộng
đồng. Nó đòi hỏi nhà văn phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của nhà sử học, lại
phải có khả năng biến những tri thức đó thành nghệ thuật. Tiểu thuyết lịch sử
nói chuyện xưa nhưng nhằm mục đích soi sáng những vấn đề của hiện tại.
Tóm lại, theo quan niệm truyền thống nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử
phải đứng trên quan điểm của một sử gia để sáng tác, nghĩa là phải trung
thành tuyệt đối với chính sử. Họ không dám thay đổi cái "lịch sử tại ngoại"
theo những suy tư, phán đoán của riêng mình. Lịch sử luôn là ''ngôi đền
thiêng bất khả xâm phạm", nhà văn chỉ đứng bên ngoài để chiêm ngưỡng và
ca ngợi nó.
1.1.2. Quan niệm hiện đại
11

Phần lớn các nhà nghiên cứu văn học hiện đại đều cho rằng: tiểu thuyết
lịch sử chỉ là sự trần thuật về lịch sử, trần thuật thì khó tránh khỏi những chủ
quan trong lựa chọn, phán đoán. Từ đó, tạo nên sự hoài nghi đối với tính chân
thực của văn bản lịch sử. Nhà triết học Karl Popper trong cuốn Sự nghèo nàn

của Thuyết Sử luận cho rằng: "Ta có thể diễn giải “lịch sử” như lịch sử đấu
tranh giai cấp, hoặc như lịch sử đấu tranh chủng tộc để giành quyền là chủng
tộc thượng đẳng, hoặc như lịch sử tư tưởng tôn giáo hoặc lịch sử đấu tranh
giữa xã hội “mở” và xã hội “khép kín”, hoặc như lịch sử của tiến bộ khoa học
và công nghiệp'' [27; 257]. Từ quan điểm mới về lịch sử của Karl đã có tác
động tới quan niệm về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, đặc biệt là những năm gần đây đã
có sự thay đổi thật mạnh mẽ và sâu sắc. Báo cáo của Ban chấp hành Hội Nhà
văn tại Đại hội Đảng lần thứ VI khẳng định: ''Đời sống văn học đang có
những chuyển biến mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng đang nảy ra
những vấn đề mới''. Trong lịch sử nghệ thuật, đổi mới nghĩa là có sự phá vỡ
những công thức, những quan niệm truyền thống cũ.
Trong không khí tự do, cởi mở, dân chủ hơn của thời đại mới, quan
niệm về văn chương có nhiều thay đổi. Văn học đã thực sự thoát khỏi sự bao
cấp về tư tưởng, nhà văn không còn sáng tác theo phong trào, kế hoạch. Thời
sự văn học có nhiều điểm nóng bỏng, đã xuất hiện nhiều cuộc đối thoại thẳng
thắn, trung thực. Trên văn đàn đã xuất hiện nhiều cây bút trẻ mạnh dạn, xông
xáo vào những góc khuất của cuộc sống, không né tránh, không bước theo
những lối mòn. Đâu đó đã bắt gặp những quan niệm văn chương thực sự mới
mẻ, táo bạo, coi văn chương là "trò chơi vô tăm tích''. Văn học nước ta đã có
sự gặp gỡ với văn chương hậu hiện đại. Với những quan niệm đó, văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới đã thực sự mang hơi thở mới. Trước những quan
niệm mới về văn chương, dẫn tới quan niệm hiện đại về tiểu thuyết lịch sử :
12

Chỉ coi lịch sử là chất liệu vay mượn của văn học, nhà văn có quyền nhào nặn
biến nó thành phương tiện cho những mục đích nghệ thuật khác. Trong tiểu
luận đề dẫn Hội thảo về chủ đề Lịch sử và văn hoá - cái nhìn nghệ thuật của
Nguyễn Xuân Khánh, PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: "Khác với
truyền thống coi lịch sử là đại lịch sử (đã xong xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu

hiện đại khẳng định lịch sử là quá trình chưa hoàn tất mà đang được cấu tạo
lại với sự xuất hiện của các tiểu thuyết lịch sử. Tại đấy, lịch sử được hình
dung như những mảnh vỡ. Bởi thế, sáng tạo của nhà văn, từ những quan điểm
mới này, thực chất là diễn ngôn của họ về một thứ diễn ngôn trước đó thường
được coi là chính xác và đúng đắn. Sự diễn dịch của nhà văn về lịch sử, dĩ
nhiên khác với sử gia. Đó phải là thứ diễn dịch gắn liền với thái độ hưởng thụ
và lựa chọn mang tính cá nhân: Là tự sự, lịch sử không ''tĩnh'' như ta hằng
tưởng. Trái lại, nó luôn ''động'', nhất là khi được rọi chiếu bởi những cái nhìn
mới'' [10; 6].
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có quan niệm: ''Theo tôi, lịch sử chỉ là
cái cớ để tôi bám vào Tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh
hoạ lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại'' [25].
Các nhà văn có nhiều cách tiếp nhận đề tài lịch sử khác nhau, nhưng có
một nhận thức chung cho tất cả những cách thức này đó là cần phân biệt văn
học nghệ thuật không phải là lịch sử, nhà văn không phải nhà sử học. Nếu nhà
sử học viết sử theo cách của nhà văn thì lịch sử không còn sự chuẩn xác cần
thiết. Ngược lại, nhà văn sáng tạo tác phẩm văn học về đề tài lịch sử như một
nhà lịch sử thì lúc đó tác phẩm văn học sẽ trở nên khô cằn, mất hết tính nghệ
thuật. Diện mạo của lịch sử hiện lên trong tác phẩm văn học một cách gián
tiếp thông qua những hình tượng nhân vật cụ thể, có tính cách và nội tâm
phong phú. Văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử chỉ nên giữ lại hoặc nêu bật
tinh thần lịch sử, hồn cốt của lịch sử khi khái quát một giai đoạn lịch sử, khi
13

đề cập tới một giai đoạn lịch sử nào đó thông qua tính cách tâm hồn của
những con người tham gia vào sự kiện lịch sử đó. Vì vậy, cho dù bị chi phối
bởi đề tài lịch sử nhưng nhà văn vẫn chú ý tới đặc trưng của thể loại tiểu
thuyết.
Vấn đề các nhà văn quan tâm đó là yếu tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết.
Ở yếu tố tiểu thuyết, tác phẩm thể hiện nhân vật trong mối quan hệ phức tạp,

đa chiều, ôm chứa phạm vi đời sống rộng lớn. Do đặc trưng của tiểu thuyết là
hư cấu tưởng tượng với mục đích là để sinh động hơn, điển hình hơn, khái
quát hơn, nghĩa là mang những đặc điểm thẩm mỹ để chân thực hơn. Hư cấu
là một hoạt động có tính chất sáng tạo và tuyệt nhiên không phải là phóng đại,
bịa đặt, gán ghép cho nhân vật lịch sử những chi tiết về tính cách, tình cảm, tư
tưởng xa lạ mà ngược lại hư cấu luôn được kiểm soát bằng lôgic nghệ thuật
của lịch sử. Hình tượng nghệ thuật được tạo ra trong tiểu thuyết lịch sử không
bao giờ sao chép các sự kiện lịch sử mà là sự tái tạo, nhào nặn, chưng cất đặc
biệt từ sự kiện lịch sử ấy theo tiêu chuẩn của cái đẹp. Ở yếu tố lịch sử, diện
mạo của lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật chỉ hiện lên một cách gián tiếp qua
những hình tượng nhân vật cụ thể, có tính cách và nội tâm phong phú. Tiểu
thuyết lịch sử chỉ nên giữ lại, hoặc chỉ nên nêu bật hồn cốt của lịch sử khi
khái quát hiện thực một giai đoạn của lịch sử thông qua tính cách tâm hồn
những con người tham gia vào sự kiện lịch sử đó. Với những đặc trưng riêng
biệt trên, khi viết tiểu thuyết lịch sử nhà văn luôn phải đối mặt với thử thách
mà thể tài đòi hỏi.
Hư cấu vốn là bản chất của tiểu thuyết. Nhà văn có quyền hư cấu trong
tác phẩm của mình nhưng họ có quyền hư cấu những gì và hư cấu đến đâu?
Hư cấu nghệ thuật trong trường hợp này tuyệt nhiên không phải là phóng đại,
bịa đặt gán ghép cho nhân vật lịch sử những chi tiết tính cách, tư tưởng, tình
cảm xa lạ, ngược lại hư cấu này luôn được kiểm soát bằng lôgic của nghệ
14

thuật và lịch sử. Nhà văn cần có thái độ nghiên cứu lịch sử một cách nghiêm
túc, nắm được bản chất của sự kiện lịch sử sao cho khi sáng tác, các sự kiện
hư cấu, nhân vật hư cấu không mâu thuẫn với các sự kiện lịch sử và các nhân
vật lịch sử. Có thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu lịch sử là điều cần thiết
của người cầm bút nhưng không vì thế mà sao chép các sự kiện lịch sử làm
nhiệm vụ hàng đầu trong văn học. Nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Hà
Lan, HellaHaasse cho rằng: "Sự chính xác lịch sử tuyệt đối là không có được

vì các sự kiện và nhân vật lịch sử đã được soi sáng bằng hệ quy chiếu của thế
kỷ XX và cuốn tiểu thuyết lịch sử nào cũng ít nhiều phản chiếu cái thế giới
tâm hồn của tác giả ở một thời điểm nhất định trong quá trình sáng tác của
họ" [12;12]. Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là hư cấu, tưởng tượng, vì vậy
trong sáng tác văn học không thể thiếu thao tác hư cấu nghệ thuật. Song mức
độ hư cấu, sáng tạo không giống nhau theo từng nhà văn, từng trào lưu sáng
tác văn học khác nhau. Người cầm bút phải tôn trọng sự thật lịch sử, đồng
thời phát huy cao độ khả năng sáng tạo khiến cho trong cái "không có" vẫn
chứa đựng cái "có thật" và hư cấu nghệ thuật mà không chú ý đến sự thật lịch
sử thì tác phẩm sẽ thiếu sức thuyết phục. Nhưng nếu trung thành với lịch sử
mà không hư cấu, sáng tạo thì tiểu thuyết lịch sử sẽ không là tiểu thuyết nữa.
Nhà văn và nhà sử học đều quan tâm đến lịch sử nhưng mỗi người có
mục đích riêng, có mối quan tâm riêng. Nhà sử học có trách nhiệm ghi chép
trung thực từng sự kiện, từng giai đoạn, từng nhân vật rồi tự để nó phản ánh ý
nghĩa, có nghĩa nhà sử học hướng tới mục đích khám phá sự thật lịch sử, phản
ánh gương mặt khách quan của lịch sử. Nhà sử học luôn để ý tới cái đúng -
sai, thật - giả của từng chi tiết lịch sử. Còn đối với nhà văn lại thông qua việc
tái hiện mỗi sự kiện lịch sử phải sáng tạo những ý nghĩa mới, cách cảm thụ
mới, từ lịch sử mà rút ra những quan niệm và suy ngẫm về cuộc sống về con
người. Milan Kundera có sự phân biệt rất tinh tế: "nhà sử học kể lại với anh
15

những sự kiện đã xảy ra" còn nhà tiểu thuyết thì "nắm bắt một khả năng cuộc
sống - khả năng của con người và của thế giới". Ông cũng đưa ra một số
nguyên lý xử lý chất liệu lịch sử: thứ nhất tất cả các tình tiết lịch sử, tôi xử lý
với sự tiết kiệm tối đa, thứ hai trong các tình tiết lịch sử, tôi chỉ giữ lại những
cái tạo cho nhân vật của tôi một tình huống hiện sinh tiêu biểu, thứ ba những
sự kiện được nói tới trong các tiểu thuyết của tôi thường bị khoa chép sử bỏ
quên, thứ tư lịch sử từ trong chính nó phải được hiểu và phân tích như là một
tình huống hiện sinh'' [26;45]. Tolstoi phân biệt: "Trong khi vẽ lên bức tranh

của thời đại, nhà sử học và nhà nghệ sỹ có hai đối tượng hoàn toàn khác nhau.
Nhà sử học sẽ sai lầm muốn trình bày nhân vật lịch sử trong toàn thể của nó,
trong sự phức tạp của mối quan hệ của nhân vật đó với tất cả các mặt của
cuộc sống. Cũng như vậy, nhà nghệ sỹ sẽ không làm tròn bổn phận của mình
nếu anh ta bao giờ cũng trình bày nhân vật của mình trong tư thế lịch sử của
nhân vật đó Nhà sử học chú trọng tới các kết quả của một biến cố, còn nhà
nghệ sỹ thì chú trọng tới chính bản thân của sự kiện trong biến cố'' [34;104].
Nhà văn và nhà sử học có cách thức miêu tả lịch sử và nhân vật lịch sử
khác nhau. Nhà sử học giới thiệu nhân vật như những danh nhân anh hùng
trong các biến cố, sự kiện lịch sử. Nhà văn miêu tả nhân vật lịch sử như
những con người đời thường. Họ có muôn vàn mối quan hệ đời sống phức
tạp. Sử gia kể lại lịch sử một cách khách quan nhưng nhà tiểu thuyết làm
"sống lại" lịch sử bằng cái nhìn đậm tính chủ quan. Dù nhà văn có quyền hư
cấu nghệ thuật nhưng nhà văn phải tôn trọng quy luật của hiện thực, tôn trọng
sự thật của lịch sử. Nhà văn cần có thái độ nghiên cứu lịch sử một cách
nghiêm túc, nắm được bản chất của sự kiện lịch sử sao cho khi sáng tác, các
sự vật hư cấu, nhân vật hư cấu không đối nghịch với sự kiện lịch sử, nhân vật
lịch sử. Nhưng khi chọn lịch sử làm chất liệu cho sáng tác là lúc nhân vật
đứng trước sự ràng buộc của đề tài. Việc chọn một sự kiện, một giai đoạn hay
16

một nhân vật lịch sử để phản ánh trong tác phẩm đòi hỏi nhà văn phải có vốn
kiến thức văn hoá, lịch sử ngôn ngữ nhất định. Từ đó, nhà tiểu thuyết lịch có
thể miêu tả chân thực lịch sử và làm sinh động lịch sử: "Các nhân vật của tiểu
thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu
thuyết lịch sử được trao cho sự sống, còn các cá nhân lịch sử thì đã sống'' [8].
Chính Tolstoi đã khẳng định: "Mục đích chính của nghệ thuật là biểu hiện, là
nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn mà không bao
giờ có thể nói bằng những điều giản đơn'' [34;104].
Từ khi ra đời, tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm lĩnh được vị trí

quan trọng trong hệ thống các thể loại văn học, tạo ra những đỉnh cao văn học
và có ảnh hưởng sâu rộng đến các thể loại và giai đoạn văn học. Nó đưa văn
học trở về với đời sống thực trong quá trình phát triển lịch đại của loài người.
Vì thế, thể loại văn học lịch sử nói chung và thể loại tiểu thuyết lịch sử nói
riêng đang và sẽ luôn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử văn học
của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Các nhà văn Việt Nam cũng như trên
thế giới luôn quan tâm đến đề tài lịch sử. Đến nay, tồn tại hai quan niệm về
tiểu thuyết lịch sử: Cách thứ nhất đặt yêu cầu phải tái hiện trung thực lịch sử,
gọi là quan niệm truyền thống về tiểu thuyết lịch sử. Cách thứ hai coi lịch sử
chỉ là phương tiện để đạt đến những mục đích khác nhau, gọi là quan niệm
hiện đại về tiểu thuyết lịch sử.
1.2. Tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam
1.2.1.Tiểu thuyết lịch sử thời trung đại
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ trung đại, văn học Việt Nam vẫn tuân
thủ quan điểm cổ điển là đề cao thơ ca và coi nhẹ văn xuôi. Ở giai đoạn này,
tiểu thuyết văn xuôi vẫn chưa phát triển. Chúng ta mới có những bộ truyện
truyền kỳ kể lại những chuyện "kỳ quái dân gian", với quan điểm coi trọng
thơ ca hơn văn xuôi thì truyện truyền kỳ chưa thể được coi là văn chương
17

đích thực. Phải đến cuối thế kỷ XVII, tiểu thuyết / văn xuôi của nước ta mới
bắt đầu hình thành với cuốn gia phả lịch sử được viết dưới dạng tiểu thuyết
chương hồi Hoan châu ký (không rõ tác giả). Nhưng cuốn tiểu thuyết có giá
trị quan trọng thực sự thì phải đến cuối thế kỷ XVIII mới xuất hiện, đó là
cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí. Tác phẩm mang đầy đủ đặc tính
của tiểu thuyết chương hồi. Nội dung câu chuyện được diễn giải chủ yếu qua
hành vi nhân vật, tâm lý nhân vật ít được đề cập cùng tính cách. Nghệ thuật
khắc hoạ nhân vật mang nhiều tính ước lệ, truyện được kể theo trình tự thời
gian tuyến tính. Các nhân vật được xây dựng với mục đích chủ yếu nhằm tái
hiện lịch sử theo quan niệm chính thống, nhà văn thường nhìn nhận sự việc,

con người ở cái nhìn đơn chiều, phiến diện. Những tiểu thuyết trên, chúng ta
tìm thấy khá nhiều tư liệu lịch sử chính xác, toàn diện. Tiểu thuyết lịch sử thời
này còn rất gần với sử ký. Thiên Nam liệt truyện được coi là tiểu thuyết đầu
tiên của Bắc Hà. Về nội dung đây là tác phẩm hi hữu viết về cuộc nội chiến
giữa hai tập đoàn phong kiến Lê - Mạc. Ở nhiều nhân vật trí thức, kẻ sĩ đối
mặt với chữ "trung", điều đó đã khiến họ phải phân vân do dự, mâu thuẫn
trong tư tưởng. Tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện lại lịch sử
dân tộc trong một giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp: sự sụp đổ của ba tập
đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn và sự thống nhất đất nước của Nguyễn
Huệ Mặc dù không đứng về phía nông dân khởi nghĩa, các tác giả đã có
cách nhìn nhận và thái độ với lịch sử hết sức tỉnh táo không bị thiên kiến chi
phối, trung thành với lịch sử. Dưới ngòi bút của nhà văn, bộ mặt giai cấp
phong kiến được phơi bày chân thực, người anh hùng áo vải được nhìn nhận
công bằng, có phần cảm kích trước tài năng đức độ của nhân vật lịch sử. Nhà
văn đã đứng trên lập trường của một sử gia để sáng tác. Chất liệu cơ bản của
tiểu thuyết lịch sử thời trung đại là những điều ghi trong chính sử, được in hằn
trong ký ức của dân tộc. Hàng loạt các nhân vật là những con người lịch sử
18

đích thực như: Trịnh Sâm, Trịnh Tông, Trịnh Cán, Đặng Thị Huệ, Quang
Trung Trong tác phẩm chưa xuất hiện nhân vật hư cấu như những tiểu
thuyết lịch sử hiện đại sau này. Với khoảng sáu tiểu thuyết lịch sử chữ Hán,
tiểu thuyết lịch sử đã ghi dấu những thành công của thể loại, khẳng định
những thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử có ảnh hưởng tới đời sống
văn học nghệ thuật trung đại.
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử từ thể kỷ XX đến năm 1945
Văn học Việt Nam thế kỷ XX bước vào thời kỳ hiện đại hoá, tiểu
thuyết lịch sử chuyển dần sang phạm trù hiện đại. Thời kỳ này, tiểu thuyết
lịch sử phát triển tương đối mạnh và gặt hái được nhiều thành công. Hàng loạt
tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ quốc ngữ ra đời: Nguyễn Tử Siêu với Tiếng

sấm đêm đông, Hai Bà Trưng đánh giặc, Lê Đại Hành, Vua Bố Cái, Nguyễn
Triệu Luật với Bà Chúa Chè, Loạn kiêu binh, Nguyễn Huy Tưởng với Đêm
hội Long Trì, An Tư, Cầu vồng Yên Thế Với sự góp mặt của đông đảo đội
ngũ sáng tác khiến cho số lượng tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ XX
thêm phong phú. Các tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh "nước mất nhà tan", vì
thế cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này là niềm tự hào
về truyền thống dân tộc Việt Nam. Về cơ bản người viết vẫn tỏ ra trung thành
tuyệt đối với chính sử. Nhân vật chính của tác phẩm là những vị anh hùng dân
tộc được nhân dân sùng bái, ngưỡng vọng, lý tưởng hoá Tuy nhiên, tiểu
thuyết lịch sử giai đoạn này có sức hấp dẫn đối với người đọc, vì nó đã khơi
gợi niềm tự hào và làm dịu đi mặc cảm nô lệ ngoại bang. Phần nữa, yếu tố hư
ảo đã làm cho lịch sử thêm phong phú sinh động. Một điều mới mẻ nhận thấy
ở tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này so với tiểu thuyết lịch sử trung đại là: bên
cạnh những nhân vật lịch sử tác giả đã xây dựng hàng loạt nhân vật hư cấu
hoàn toàn với những mâu thuẫn giằng xé nội tâm Điều này có thể thấy qua
Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu. Trong giáo trình văn học Việt Nam
19

(1900 -1945) nhận định: Phan Bội Châu đã sửa đổi lịch sử, cả cách xây dựng
cốt truyện xây dựng nhân vật của tiểu thuyết chương hồi truyền thống. Nhân
vật cô Chí, một nữ anh hùng trong truyện là một nhân vật được tác giả hư cấu
hoàn toàn để làm nổi bật tư tưởng của truyện. Đôi chỗ nhân vật này được tác
giả xây dựng bộc lộ cá tính sắc sảo. Tiểu thuyết lịch sử Bà Chúa Chè của
Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng các nhân vật lịch sử Trịnh Sâm, Đặng Thị
Huệ được tiểu thuyết hoá, nhà văn chú trọng về tính cách, nội tâm của họ và
đã cố gắng đưa chủ kiến riêng đánh giá về các nhân vật này. Trịnh Sâm theo
kiến giải của tác giả là người văn võ song toàn, yêu quý trân trọng người có
tài nhưng chỉ vì mê Đặng Thị Huệ dẫn tới nhu nhược, sẵn sàng đánh đổi tất cả
để làm hài lòng người đẹp. Nhưng Tĩnh Đô là người cha rất mực thương con
riêng, khi phải gả Quỳnh Hoa cho kẻ vô lại cậy thế - Cậu Giời, chúa Trịnh

dằn vặt đau đớn trăm mối. Trong con mắt nhà văn đã có cái nhìn thay đổi so
với chính sử. Đó là cái nhìn thông cảm và thương hại. Tĩnh Đô vừa với tư
cách là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa có cái sáng suốt của một vị phó vương
quyền thế nghiêng ngả trong nước, vừa u mê đáng phê phán, vừa đáng thương
xót. Còn Đặng Thị Huệ được nhà văn khắc hoạ thành công về tính cách.
Tuyên Phi hiện lên là người có tính cách phi thường, ngay từ khi còn là cô gái
hái chè đến khi làm khuynh đảo phủ Chúa rồi đến lúc nhận cái chết vẫn luôn
điềm nhiên, bình tĩnh. Trong xã hội đầy cạm bẫy, người phụ nữ ấy không chịu
chấp nhận kiếp đời của một kẻ nô tỳ mà đã chọn cho mình một cách sống
quyết liệt để đạt bằng được ý đồ tham vọng của mình. Nói chung, các nhà tiểu
thuyết lịch sử muốn thông qua những "đứa con tinh thần" của mình "góp một
tiếng nói nhằm nhóm lên ngọn lửa sục sôi vì nước trong lòng dân". Tiểu
thuyết lịch sử giai đoạn này mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về lịch sử
và dân tộc. Tiểu thuyết mang cảm hứng đạo đức thế sự như: Đêm hội Long
20

Trì, Bà Chúa Chè, Bà Quận Mỹ có cách viết in đậm màu sắc lãng mạn, ly
khai hoàn toàn với tiểu thuyết chương hồi.
Tóm lại, tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỷ XX đã có những thành tựu đáng
ghi nhận nhưng vẫn bị chi phối bởi quan niệm văn học truyền thống. Các nhà
tiểu thuyết lịch sử luôn bị ám ảnh trách nhiệm của một nhà sử học, khi cầm
bút họ luôn trung thành tuyệt đối với chính sử nhưng bước đầu đã có một số
cách tân về mặt bút pháp, đáng ghi nhận là sự gia tăng chất hư cấu cho tiểu
thuyết nhằm phát huy thế mạnh vốn có của thể loại. Đây cũng là những bứt
phá đáng ghi nhận của thể loại tự sự giai đoạn này.
1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1945-1975
Từ sau 1945, văn học nước ta phải đảm nhiệm vai trò phục vụ trước
mắt hai cuộc chiến tranh cứu nước và giải phóng dân tộc, hiện thực khách
quan là đối tượng chính trong văn học, vì vậy thể tài lịch sử tạm lắng xuống.
Trong tình hình đó, Nguyễn Huy Tưởng nổi lên là một trường hợp đặc biệt.

Ngay từ khi mở đầu sự nghiệp văn học, Nguyễn Huy Tưởng đã quan tâm đến
lịch sử. Khác với các nhà văn lãng mạn thời bấy giờ, ông viết lịch sử không
phải để trốn vào lịch sử, mà ông khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực đương
thời và phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Song đến thập kỷ 60 -70, tiểu thuyết
lịch sử đã trở lại gắn liền với những cây bút và những tác phẩm để lại dư âm
như: Lan Khai với Treo bức chiến bào, Toan Ánh với Thanh gươm Bắc Việt,
Huyền Quang với Bóng người Lam Sơn, Nguyễn Quỳnh với Truông nhà Hồ,
Nguyễn Huy Tưởng với Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung,
Sống mãi với thủ đô, Chu Thiên với Bóng nước Hồ Gươm, Thái Vũ với Cờ
nghĩa Ba Đình Tuy thể tài này không phát triển rầm rộ như giai đoạn đầu
thế kỷ XX nhưng đã để lại những thành tựu nhất định. Các tác phẩm đều có
nội dung đề cao tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất trước kẻ
thù. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này đã cung cấp cho người đọc nhiều kiến

×