Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC VỀ THỜI GIAN CỦA NGÀY VÀ CÁC BUỔI TRONG NGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.48 KB, 46 trang )

“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI HÌNH
THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC VỀ THỜI GIAN CỦA NGÀY
VÀ CÁC BUỔI TRONG NGÀY”
I. Đặt vấn đề:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU:
Cuộc sống của con người luôn gắn với thời gian, chỉ riêng ở loài người
mới có sự phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian có một ý nghĩa to
lớn đối với sự phát triển của loài người. Để sống, con người cần có những đồ vật
khác nhau, còn để tạo ra những đồ vật con người cần phải có thời gian. Điều đó
có nghĩa là thời gian đối với con người là một báu vật như những đồ vật khác.
Trong tất cả các dạng hoạt động của con người, ở khía cạnh này hay khía cạnh
kia đều đòi hỏi con người biết định hướng vào thời gian. Khả năng định hướng
thời gian giúp con người định vị và định lượng được thời gian diễn ra các sự
kiện và hiện tượng xung quang mình, hơn nữa nó còn giúp con người biết sử
dụng thời gian một cách hợp lý và hiệu quả.
Sự định hướng thời gian còn là một trong những điều kiện để hình thành
nhân cách con người, nó có tác dụng giáo dục con người nên có tổ chức, gọn
gàng kỷ luật, biết quý trọng và sử dụng thời gian hợp lý.
Chúng ta đang sống trong một thế kỷ mới, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ
với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để có thể thích ứng được sự phát triển như
vũ bão của khoa học, kỹ thuật, văn hoá , mỗi con người cần phải bết phân tích
thời gian trong quá trình hoạt động, định hướng đúng thời gian để tổ chức cuộc
sống sinh hoạt, học tập, lao động của mình một cách hợp lý.
Để có thể đáp ứng những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, việc đáo tạo những thế hệ con người mới với tác phong sinh
hoạt, lao đọng có nề nếp khẩn trương và tính chính xác, những con người biết
lấy thời gian làm thước đo cho năng suất và chất lượng cuộc sống, đáp ứng mọi
yêu cầu của nền sản xuất hiện đại là một việc làm cấp bách. Vì vậy việc dạy trẻ
- 1 -
định hướng thời gian là một nhiệm vụ quan trọng của nghành giáo dục Mầm
non. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ định vị, định lượng thời gian


diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quang trẻ, giúp trẻ dễ dàng
thực hiện các hoạt động của mình cũng như điều chỉnh chúng theo thời gian.
Việc định hướng thời gian còn là cơ sở hình thành nhân cách trẻ, hình thành ở
trẻ những phẩm chất quý báu như: tính tổ chức, chính xác, nhanh nhẹn, có định
hướng
Mặt khác, việc dạy trẻ định hướng thời gian còn góp phần cho trẻ chuẩn
bị vào học ở trường tiểu hoc, trường phổ thông. Sự định hướng thời gian là yếu
tố điều khiển cuộc sống và hoạt động học tập của học sinh bắt đầu từ lớp một, là
điều kiện quan trọng để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và sự phát triển trí
tuệ của trẻ.
Nhưng làm thế nào để chuyển tải được tất cả nội dung bài học về sự định
hướng thời gian đến trẻ một cách hiệu quả nhất, điều đó còn phải phụ thuộc vào
phương pháp giảng dạy và cách thức tổ chức của giáo viên trong các hoạt động
gắn liền với cuộc sống ở nhà và ở trường mầm non của trẻ. Để trẻ làm quen với
việc định hướng thời gian, cần hướng trẻ đi từ những cái gần đến cái xa, từ làm
quen về thời gian của các buổi trong ngày, rồi đến các ngày trong tuần, các
tháng trong năm và các mùa
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trước kia, việc đưa các biểu tượng toán học về thời gian vào chương trình
giáo dục mầm non còn ít, trẻ hầu như không được tiếp xúc với các khái niệm về
thời gian, bởi vì đây là một nội dung trìu tượng, khó xác định, giáo viên không
biết sắp xếp trình tự các bước giảng dạy, thường lúng túng trong cách diễn đạt
độ dài thời gian, khoảng cách thời gian, thời gian hiện tại, quá khứ, tương
lai và không biết làm như thế nào để trẻ hiểu chính xác và tiếp thu được nội
dung này.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ đã bắt đầu nắm được các chuẩn mực đo
thời gian nên trong quá trình dạy trẻ cần đưa nhiều nội dung định hướng thời
gian vào giảng dạy việc này không chỉ giúp trẻ phát triển nhận thức mà còn góp
phần phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy tôi quyết định lựa chọn tìm hiểu các
- 2 -

kiến thức của ngày và các buổi trong ngày, cụ thể nó bằng những nội dung cảm
tính, tích luỹ kinh nghiệm về độ dài những khoảng thời gian nhất định của các
buổi trong ngày diễn ra trong các hoạt động ở cuộc sống hàng ngày của trẻ, đây
là con đường hình thành cho trẻ những kiến thức về thước đo thời gian.
Ngoài ra, lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ phát triển mạnh khả năng diễn đạt
bằng lời các khái niệm thời gian. Việc sử dụng các cách diễn đạt riêng đó phụ
thuộc vào những nội dung cụ thể của từng đơn vị đo chuẩn thời gian, phụ thuộc
vào những dấu hiệu đặc trưng của các buổi trong ngày. Tìm ra các phương pháp
dạy học là con đường chính để phát triển vốn từ và các kiến thức chính xác về
thời gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số phương pháp dạy trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và
các buổi trong ngày” nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho trẻ mầm
non và tìm ra những phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hình thành các biểu
tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày. Đối với tôi, đây là
đề tài mới mẻ, rất hấp dẫn, phong phú và chưa có nhiều người nghiên cứu nên
tôi muốn đi sâu vào khám phá, tìm hiểu để tìm ra những phương pháp hữu hiệu
nhất nhằm hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi
trong ngày khi “Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học sơ đẳng”.
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu Một số phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hình
thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày.
* Thời gian:
- Xây dựng đề tài: Từ 05/9 đến 05/10/2010
- Xây dựng đề cương: Từ 01/10 đến 30/12/2010
- Viết đề tài: Từ 01/01/2010 đến 20/4/2011
- Hoàn thành đề tài: 21/5/2011
* Địa điểm: Lớp Mẫu giáo A10, A11 ( 5 - 6 tuổi) Trường Mầm non Hoa Lan
Thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh .
- 3 -

1. Cơ sở lý luận:
Thời gian là một khái niệm phức tạp và nó thu hút sự quan tâm của con
người. Vì vậy trong tất cả các giai đoạn phát triển của văn hoá loài người, con
người luôn nghiên cứu vấn đề về thời gian.
Với quan điểm duy tâm các nhà triết học đã cho rằng thời gian là một cái
gì đó chủ quan, là đặc điểm của tư duy chứ không phải vật chất, triết học duy
tâm xem xét thời gian như một nhìn nhận trống rỗng, không là cái gì, thời gian
chỉ là một biện pháp của ý thức con người tri giác thế giới xung quanh. Hơn nưa
việc tồn tại của thời gian không dễ nhận thấy như sự tồn tại của các vật khác trên
thế giới.
Với quan điểm duy vật khi xem xét vấn đề thời gian và không gian,
Ph.Ănghen quan niệm rằng con người có thể nhận biết được thời gian mặc dù
chúng là khái niệm trìu tượng không thể tri giác, cảm giác trực tiếp. Theo ông
thì thời gian thực chất là những hình thức cơ bản của mọi sự tồn tại.
Cũng bằng quan niệm duy vật biện chứng. V.I.Lênin khẳng định sự tồn tại
khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người về thời gian, điều đó
cũng có nghĩa là sự tồn tại khách quan của vật chất chuyển động Theo ông thì
trong thế giới không có gì ngoài vật chất chuyển động, mà vật chất chuyển động
không thể khác được ngoài chuyển động trong không gian và thời gian.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn khẳng định mối liên hệ chặt chẽ của
thời gian với vật chất chuyển động. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới vật chất
đều mang những dấu hiệu đặc trưng tại những thời điểm thời lượng nhất định.
Dựa trên những dấu hiệu này mà con người có thể xá định thời điểm, thời lượng
diễn ra nó và tạo nên hình ảnh về thời gian.
Như vậy, các trường phái triết học khác nhau nhìn nhận thời gian theo các
cách khác nhau. Đối với con người, thời gian là cái gì đó chuyển động, thay đổi
và hình thành cái mới.
Đối với trẻ mầm non sự tri giác thời gian còn được thể hiện qua sự tri giác
độ dài thời gian diễn ra các hiện tượng khác nhau, nhip điệu, tần số, chu kỳ của
chúng. Trẻ tự nhận thấy các hiện tượng xung quanh trẻ lặp đi lặp lại không

ngừng như: ăn, ngủ, chơi và ở trẻ dần dần hình thành những phản xạ coa điều
- 4 -
kiện với thời gian diễn ra chúng. Trẻ 5 tuổi đã biết thiết lập đúng những mối liên
hệ giữa các sự kiện lặp đi lặp lại theo thời gian như: “buổi sáng- đó là trước bữa
ăn”, “Buổi chiều- đó là khi mẹ đi làm về ” Trẻ nhỏ thường dựa vào các loại dấu
hiệu khác nhau để nhận biết các buổi trong ngày, các dấu hiệu về bản thân trẻ và
những người xung quanh trẻ diễn ra vào những buổi nhất định trong ngày. Trẻ
còn dựa vào các dấu hiệu thiên nhiên để phân biệt các buổi trong ngày như: sự
mọc và nặn của mặt trời, trăng, sao, màu sắc thời gian và dựa chủ yếu vào các
hoạt động của bản thân như là dấu hiệu cụ thể và quen thuộc để thiết lập trình tự
các buổi trong ngày. Ngày là đơn vị thời gian đầu tiên để tạo nên những đơn vị
thời gian tiếp theo như tuần lễ, tháng, năm.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo trẻ Mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5
tuổi nói riêng, thông qua sự định hướng thời gian của ngày và các buổi trong
ngày, việc giáo viên đưa nội dung này vào trường Mầm non cho trẻ học tập là
rất quan trọng và cần phải tìm ra một số phương pháp hữu hiệu để trẻ 5- 6 tuổi
được khám phá thời gian theo một trình tự nhất định thông qua những sự thay
đổi khác nhau của thiên nhiên và các hoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ và
gia đình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Sự hình thành biểu tượng thời gian ở trẻ nhỏ là một quá trình lâu dài và
phức tạp. Ban đầu những biểu tượng thời gian được hình thành trên cơ sở cảm
nhận và nó gắn liền với tính chu kỳ của các quá trình sống diễn ra trong cơ thể
con người với sự giúp đỡ của phức hợp các giác quan khác nhau như: thị giác,
thính giác, giác quan vận động Sau đó những biểu tượng thời gian này dần dần
được tái tạo lại và ngày càng mang tính khái quát cao.
Trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Hoa Lan thực sự hứng thú, chăm chú quan
sát tìm hiểu sự thay đổi của thời gian bằng các tiết học “Làm quen với các biểu
tượng toán học sơ đẳng” qua tiết học này trẻ được trải nghiệm cuộc sống, được
tìm hiểu thiên nhiên. Nhưng trong thực tế trẻ nhỏ thường rất khó khăn trong

việc hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian và các mối quan hệ thời gian do
tính tương đối của chúng. Các từ như buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối
luôn thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể của thực tiễn. Trẻ rất khó
- 5 -
khăn để nắm được ý nghĩa và sự khác nhau của chúng. Nhiều trẻ còn nhầm lẫn
các buổi như buổi trưa và buổi chiều, buổi tối và đêm do sự khác biệt của thiên
nhiên trong các buổi này không thật rõ nét.
Để có một tiết dạy phong phú, hấp dẫn, thành công, giáo viên phải hiểu
biết sâu về thời gian và sự thay đổi của thời gian, tìm ra cách diễn đạt ngôn ngữ
chính xác hợp lý để dẫn dắt kiến thức đến với trẻ dễ hiểu, cụ thể và không bị
trìu tượng. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có thể làm được, phải thực
sự tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, tìm tòi khám phá mới có thể sáng tạo ra những
phương pháp dạy trẻ đạt hiệu quả cao. Đây là những thực tế làm ảnh hưởng đến
quá trình đưa “Một số phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hình thành các
biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày”
II. Nội dung vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các phương pháp dạy trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và
các buổi trong ngày. Tôi đã tiến hành việc khảo sát điều tra thực trạng việc tổ
chức các phương pháp dạy trẻ hình thành các biểu tượng toán học về thời gian
của ngày và các buổi trong ngày cho trẻ 5- 6 tuổi trường MN Hoa Lan- Thị Trấn
Mạo Khê- Huyện Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh.
1.1. Khảo sát và đánh giá tình hình:
- Đối tượng: Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Hoa Lan Mạo Khê -
Đông Triều - Quảng Ninh.
- Tổng số giáo viên : 08
- Dân tộc : Kinh
- Địa bàn cư trú : Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh
* Đánh giá về đối tượng khảo sát:

- Thuận lợi:
+ Trẻ đa số là con em công nhân mỏ than Mạo Khê, có điều kiện kinh tế
tương đối ổn định, có ý thức quan tâm chăm sóc trẻ cả ở trường và ở nhà , điều
này thuận lợi cho việc dạy trẻ định hướng thời gian trong các hoạt động ở trường
và ở nhà
- 6 -
+ 3/4 số trẻ các lớp đi học từ độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé nên khả năng
tiếp thu kiến thức theo một hệ thống nhanh nhạy, nhận thức tốt.
+ 100% trẻ hằng ngày được tham gia các hoạt động ở lớp và thường
xuyên được quan sát thiên nhiên cùng với sự thay đổi của thiên nhiên trong ngày
+ 08 giáo viên trong lớp đều là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, có bằng
cấp Cao đẳng sư phạm Mầm non, trình độ giảng dạy tốt, khả năng sáng tạo cao,
linh hoạt trong các tiết dạy, có ý thức, yêu nghề, mến trẻ, được Ban giám hiệu
nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ trong mọi hoạt động.
- Khó khăn:
+ Vẫn còn một số trẻ là con em nhiều thành phần như buôn bán , nội trợ,
làm nông nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trẻ nên khó khăn trong việc kkết
hợp giưa học tập ở trường và ở nhà.
+ Một số gia đình không coi trọng việc cho trẻ đi học mẫu giáo nên ngày
giờ đi học của trẻ không đảm bảo, không đều, trẻ nghỉ học nhiều ngày trong tuần
nên cơ hội học tập, tìm hiểu là rất khám phá về thời gian còn ít không theo một
hệ thống, kế hoạch nhất định của giáo viên .
+ Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn hoạt động tìm hiểu.
+ Cả 08 giáo viên trong lớp đều là giáo viên dân lập lương thấp, kinh phí
hạn hẹp, có nhiều ý tưởng sáng tạo ra phục vụ tiết dạy nhưng chưa thực hiện
được. Ngoài ra giáo viên chúng tôi đều là phụ nữ, công việc ở trường dài thời
gian, còn lại một ít thời gian phải dành để chăm sóc gia đình, con cái nên không
có điều kiện làm đồ dùng đồ chơi nhiều.
+ Đôi lúc giáo viên chúng tôi còn lơ là trong việc giảng dạy, các tiết học
thực sự chưa đạt hiệu quả cao nên hạn chế trong việc đưa “Một số phương pháp

dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của
ngày và các buổi trong ngày” vào trường mầm non cho trẻ 5- 6 tuổi
1.2 . Điều tra tình hình:
Để điều tra vấn đề đưa “Một số phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong
ngày” vào trường mầm non Hoa Lan cho trẻ 5- 6 tuổi, tôi đã sử dụng phương
- 7 -
pháp quan sát, thực nghiệm, đàm thoại, sử dụng phiếu An két và thống kê kết
quả nghiên cứu.
1.2.1. Điều tra bằng phiếu An két:
Mục đích:
Tôi tiến hành thăm dò ý kiến của giáo viên trong trường bằng phiếu An
két với mục đích tìm hiểu nhận và đánh giá trình độ hiểu biết của giáo viên mầm
non về việc dạy trẻ mẫu giáo hình thành các biểu tượng toán học về thời gian
của ngày và các buổi trong ngày.
Tiến hành điều tra:
Tôi điểu tra trên 8 giáo viên, 10 học sinh ở các lớp mẫu giáo lớn trong
trường.
* Đối với giáo viên: Tôi phát ra 8 phiếu và thu về 8 phiếu, kết quả như
sau:
Câu hỏi 1: Chị đã dạy trẻ hoạt động hình thành các biểu tượng toán học về
thời gian của ngày và các buổi trong ngày chưa?
- 8/8 giáo viên đều đã thực hiện tiết dạy.
Câu hỏi 2: Chị thấy hoạt động này như thế nào?
- 7/8 giáo viên trả lời là rất khó, trìu tượng và không biết sử dụng phương
pháp dạy như thế nào để trẻ tiếp thu được tất cả kiến thức một cách hiệu quả.
Câu hỏi 3: Khi tiến hành tiết dạy chị gặo khó khăn huận lợi gì?
- Thuận lợi: Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, học tập có nề nếp.
- Khó khăn:
+ Tiết dạy không có đồ dùng đồ chơi phong phú, không thu hút được trẻ

dẫn đến việc trẻ nhàm chán không thích học.
+ Rất khó để đi theo một trình tự nào đó vì chưa có phương pháp cụ thể
và không có giáo án mẫu tiết học này để tham khảo, làm cho tiết học kém hiệu
quả.
Câu hỏi 4: Để tiến hành dạy trẻ hoạt động hình thành các biểu tượng toán
học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày chị cần phải làm gì?
- 8/8 giáo viên cho rằng phải soạn giáo án rất kỹ và tìm hiểu rất sâu ở các
tài liệu khác nhau, phải chuẩn bị đồng hồ, 1 số tranh ảnh về các buổi trong ngày,
hệ thống câu hỏi đơn giản dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
- 8 -
Câu hỏi 5: Chị đã sử dụng phương pháp, biện pháp gì khi tiến hành dạy
trẻ hoạt động hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các
buổi trong ngày?
- 8/8 giáo viên chia phương pháp của tiết dạy làm 3 phần chính: phần 1:
ôn tập, phần 2: nội dung chính hoạt động, phần 3: luyện tập
- 8/8 giáo viên sử dụng biện pháp phân chia thời gian các buổi trong ngày
theo giờ đồng hồ.
- 5/8 giáo viên kết hợp thêm biện pháp quan sát sự mọc lặn của mặt trời
- 2/8 giáo viên gắn thêm biện pháp dạy trẻ gắn với hoạt động hằng ngày.
* Đối với trẻ: Tôi đặt ra 1 số câu hỏi
Câu hỏi 1: Con đã được làm quen với các hoạt động hình thành các biểu
tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày chưa?
- 10/10 trẻ trả lời là đã đựơc học rồi.
Câu hỏi 2: Con có thích học tiết học đó không? Vì sao?
- 8/10 trẻ trả lời không thích vì tiết học chán lắm, không sôi nổi, không có
đồ chơi cho con chơi.
- 2/10 trẻ nói cũng thích vì nó mới lạ và trẻ biết thêm về đồng hồ.
Câu hỏi 3: Trong tiết học này con có chú ý nghe cô dạy học không? Con
tiếp thu được kiến thức gì?
- 10/10 trẻ chú ý nghe cô giảng bài

- 4/10 trẻ biết thời gian của ngày chia làm 5 buổi đó là buổi sáng, trưa,
chiều, tối và đêm.
- 2/10 trẻ biết phân chia các khoảng thời gian trên đồng hồ theo các buổi
trong ngày.
5/10 trẻ biết phải tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lý
1.2.2. Điều tra việc soạn giáo án của giáo viên:
Tôi điều tra việc soạn giáo án của 3 giáo viên dạy lớp 5 tuổi trường MN
Hoa Lan:
- Các giáo án đều chưa xác định rõ các phương pháp, biện pháp chính để
dạy trẻ.
- Nội dung còn sơ sài, chưa bám sát vào các hoạt động hàng ngày của trẻ
để khai thái triệt để các buổi trong ngày.
- 9 -
- Chưa tìm ra cách hệ thống tiết dạy theo một trình tự nhất định, các phần
không rõ ràng, nội dung tiết dạy còn lẫn lộn. Tiến trình hoạt động chưa lôgíc còn
khô khan vì thế hiệu quả hoạt động chưa cao.
Kết kuận:
* Ưu điểm:
- Giáo viên có ý thức tìm tòi, học hỏi để soạn giảng vào tiết dạy
- Trẻ có nhận thức tốt, thích học bài và lắng nghe cô giảng
* Nhược điểm:
- Giáo án soạn giảng còn rất chung chung, chưa có biện pháp, phương
pháp rõ ràng.
- Đồ dùng còn ít, sơ sài, kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan còn hạn chế
- Tiết dạy khô khan, trẻ không hứng thú.
2. Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Trình độ hiểu biết của giáo viên về vấn đề hình thành các biểu tượng
toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày còn hạn chế. Chưa nắm
vững phương pháp, biện pháp nên còn lúng túng khi tổ chức hoạt động.
- Giáo viên chưa thấy được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc hình

thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày cho
trẻ.
- Các tài liệu tham khảo về phương pháp hình thành các biểu tượng toán
học về thời gian còn chưa được cung cấp đầy đủ.
- Đồ dùng trực quan, tranh ảnh minh hoạ còn thiếu nhiều và không sáng
tạo được mô hình thời gian.
- Qua điều tra thực trạng hình thành các biểu tượng toán học về thời gian
của ngày và các buổi trong ngày ở trường mầm non Hoa Lan. Tôi nhận thấy
rằng cần thiết phải có hệ thống các phương pháp, biện pháp hình thành các biểu
tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi trong ngày để giáo viên có thể
vận dụng tổ chức hoạt động hình thành các biểu tượng toán học về thời gian nói
chung và hình thành các biểu tượng toán học về thời gian của ngày và các buổi
trong ngày nói riêng đạt hiệu quả cao và phát triển nhân cách của trẻ đạt mức độ
tương đối hoàn chỉnh.
- 10 -
3. Các nhóm phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian về ngày và
các buổi trong ngày:
Dựa vào nguyên tắc xây dựng phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng
thời gian, vào cơ chế tâm sinh lí của sự hình thành và phát triển khả năng định
hướng thời gian, vào đặc điểm và nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời
gian, cần sử dụng một số nhóm phương pháp dạy trẻ định hướng thời gian như
sau:
- Các phương pháp trực quan thời gian.
- Các phương pháp dùng lời nhằm phát huy vốn kinh nghiệm của trẻ.
- Các phương pháp trải nghiệm và thực hành định hướng thời gian.
3.1. Các phương pháp trực quan hoá thời gian:
Tuy con người không có giác quan đặc trưng để nhận biết thời gian,
nhưng lại nhận biết thời gian nhờ hoạt động phức hợp của các giác quan khác
nhau. Vì thế, trực quan hoá thời gian là một phương pháp hữu hiệu để nhận biết
đến nó, nhất là đối với trẻ em.

Dựa trên mối liên hệ của thời gian với không gian và sự vận động nên
thời gian có những thuộc tính mà con người có thể tri giác trực tiếp như: Tính
trình tự độ dài. Mặt khác, mỗi thời điểm thường mang những dấu hiệu đặc trưng
đó là những dấu hiệu thiên nhiên (vị trí mặt trời, sự xuất hiện và mọc của trăng,
sao, màu sắc bầu trời, không gian), các dấu hiệu cuộc sống con người diễn ra tại
thời điểm đó, những đặc trưng trong đời sống của xã hội loài người như: Cách
trang phục, đồ ăn, thức uống ). Trong độ dài của mỗi khoảng thời gian cũng
luôn được đặc trưng bởi sự diễn ra các hoạt động này hay hoạt động khác, quá
trình này hay quá trình khác Trong cuộc sống của con người hay trong tự
nhiên. Vì vậy, giáo viên có thể trực quan hoá thời gian cho trẻ thông qua các dấu
hiệu đó. Việc tổ chức cho trẻ các hoạt động khác nhau nhằm giúp trẻ nắm được
các dấu hiệu thiên nhiên, dấu hiệu cuộc sống xã hội loài người có trong các sự
vật, hiện tượng xung quanh trẻ đóng một vai trò quan trọng. Những dấu hiệu này
sẽ trở thành phương tiện, cầu nối để trẻ xác định được thời điểm và thời lượng
diễn ra các sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ.
- 11 -
Để trực quan hoá thời gian cho trẻ, có thể sử dụng các phương pháp, biện pháp
dạy học khác nhau như: quan sát, sử dụng tranh, ảnh, phim sử dụng các kí
hiệu, mô hình thời gian.
* Quan sát:
Quan sát đóng vai trò to lớn trong việc hình thành ở trẻ những biểu tượng
thời gian và góp phần phát triển các quá trình nhận biết khác như: Tri giác, trí
nhớ và tư duy của trẻ. Trong giáo dục mầm non, quan sát được coi là một trong
những phương pháp dạy học chủ yếu và cơ bản nhằm hình thành cho trẻ những
biểu tượng về sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Hơn nữa, phương pháp này
phù hợp với khả năng nhận biềt của trẻ mầm non, nó được coi như là phương
pháp độc lập. Tuy nhiên nó thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp
khác, hoặc được sử dụng như biện pháp dạy học.
Để hình thành biểu tượng thởi gian cho trẻ mẫu giáo, căn cứ vào nhiệm vụ
dạy học, cần tổ chức cho trẻ quan sát dưới những hình thức khác nhau.

+ Quan sát có tính chất nhận biết: Nhằm hình thành ở trẻ những kiến thức
về các dấu hiệu, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, các hoạt động hay quá trình
diễn ra xung quanh trẻ tại một thời điểm hay trong khoảng thời gian nhất định
như: Cho trẻ quan sát vị trí của mặt trời, sự mọc và lặn của mặt trăng, sao, màu
sắc của bầu trời vào các buổi khác nhau trong ngày, vào các mùa khác nhau
trong năm. Đồng thời hình thành cho trẻ những kiến thức liên hệ giữa các khách
thể quan sát khác như mối liên hệ những hiện tượng thiên nhiên với cuộc sống
con người
+ Quan sát những thay đổi của các khách thể như: sự thay đổi của các
hiện tượng thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt con người vào các buổi trong
ngày, các mùa trong năm nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức về các quá
trình, về tính luân chuyển và tính trình tự của thời gian.
+ Quan sát có tính minh hoạ: nhằm xác định thời điểm theo một số dấu
hiệu riêng biệt, như: dựa theo vị trí, màu sắc của mặt trời hay dựa theo trang
phục của con người mà ta xác định tranh mô tả buổi nào trong ngày.
- 12 -
Tất cả các dạng quan sát trên không chỉ khác nhau về tính chất nhiệm vụ
nhận biết, mà cả cấu trúc của nó, mối tương quan giữa các quá trình cảm nhận,
yếu tố tư duy trong quan sát, sự kết hợp giữa tri giác trực tiếp và những kinh
nghiệm tích luỹ.
Quan sát nhận biết nhằm hình thành những biểu tượng ban đầu về thời
gian, cũng như để chính xác và mở rộng những biểu tượng đã có ở trẻ. Ngoài ra,
nó còn được sử dụng như một biện pháp nhằm hệ thống và khái quát hoá những
kiến thức thời gian của trẻ. Trong quá trình quan sát, giáo viên hình thành cho
trẻ những kỹ năng quan sát cơ bản như: nắm nhiệm vụ quan sát, tập trung chú ý
đến khách thể quan sát, sử dụng các thao tác tìm kiếm sự giao lưu sinh động
giữa cô và trẻ tạo ra ở trẻ hứng thú trong việc tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng
của thời gian. Điều đó làm tăng tính tích cực tư duy, tạo ra những cảm xúc cho
trẻ, tạo điều kiện để trẻ giải quyết các nhiệm vụ nhận biết.
Dạng quan sát những thay đổi của sự vật hiện tượng theo thời gian đòi hỏi

ở trẻ những thao tác trí tuệ phức tạp như: so sánh đối chiếu các dấu hiệu thiên
nhiên, trang phục của con người vào mùa hè và mùa đông, so sánh vị trí của mặt
trời vào các buổi khác nhau trong ngày Điều đó đòi hỏi trẻ phải nhớ lại những
biểu tượng mà trẻ đã có từ trước, so sánh chúng với những biểu tượng hiện tại,
để phát hiện những dấu hiệu thay đổi. Như vậy, trẻ phải biết thiết lập các mối
quan hệ theo thời gian và nắm được nguyên tắc tối thiểu: bảo toàn và biến thể -
trẻ hiểu khách thể vẫn nguyên vẹn khi tự nó biến đổi. Dạng quan sát này góp
phần hình thành ở trẻ những yếu tố của tư duy biện chứng, giúp trẻ nắm được
những tính chất của thời gian: tính trình tự, tính luân chuyển.
Dạng quan sát minh hoạ được tiến hành khi trẻ đã có những biểu tượng cụ
thể về thời gian, như: trẻ đã có những biểu tượng về các buổi trong ngày. Việc
tạo dựng lại hình ảnh khách thể với số lượng hạn chế những dấu hiệu đòi hỏi trẻ
phải tích cực nhớ và tưởng tượng lại. Vì vậy, dạng quan sát này có tác dụng
hoàn thiện những kiến thức thời gian, hình thành kỹ năng sử dụng và ứng dụng
chúng để giải quyết những nhiệm vụ nhận biết, và nhiệm vụ định hướng thời
gian.
- 13 -
Quan sát được sử dụng trong tất cả các giai đoạn tác động nhằm hình
thành biểu tượng thời gian cho trẻ, dưới các hình thức khác nhau như: trong các
hoạt động chung có mục đích học tập, trong thời gian dao chơi, tham quan, trong
cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Để sử dụng phương pháp quan sát một cách có hiệu quả trong việc hình
thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo, giáo viên cần thực hiện những yêu
cầu sau:
+ Cần đặt cho trẻ nhiệm vụ quan sát một cách cụ thể, rõ ràng, như: quan
sát vị trí, màu sắc mặt trời, hoạt động của con người vào từng buổi trong ngày.
Mục đích quan sát cần hình thành động cơ quan sát cho trẻ. Tuy nhiên, giáo viên
cần tính đến những yếu tố khác như: vẻ đẹp, sự hài hòa, sinh động của quan
cảnh thiên nhiên, xã hội con người vào thời điểm quan sát, qua đó tạo hứng thú,
sự chú ý không chủ định ở trẻ.

+ Cần triển khai quan sát một có kế hoạch, trình tự,nhưng không nhất
thiết phải theo một khuôn mẫu chung, bởi lôgic của quá trình quan sát phụ thuộc
vào tính chất, nhiệm vụ quan sát, vào khách thể quan sát và mức độ làm quen
với khách thể của trẻ.
+ Cần chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn khối lượng những biểu
tượng cần hình thành ở trẻ trong quá trinh quan sát.
+ Để phát huy tính tích cực, tính độc lập của trẻ thì cần đặt mục đích
quan sát chính xác, rõ ràng, có kế hoạch và lôi cuối trẻ vào việc tạo ra hoàn cảnh
quan sát, như: chọn vị trí quan sát thuận lợi, tìm những dấu hiệu đặc trưng để
quan sát.
Tổ chức cho trẻ các thao tác khảo sát, tiềm kiếm, chơi để tăng tính tích
cực tư duy của trẻ cần kết hợp khảo sát với các câu hỏi tìm kiếm, thường xuyên
sử dụng biện pháp so sánh, như: so sánh vị trí của mặt trời vào các buổi khác
nhau trong ngày
+ Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, giáo viên cần sử dụng lời nói
một cách chính xác cụ thể, thúc đẩy trẻ tri giác các đối tượng một cách chính
- 14 -
xác, hình thành ở trẻ những biểu tượng một cách đầy đủ và có ý thức, góp phần
mở rộng vốn từ, trong đó có cả vốn từ chỉ thời gian cho trẻ.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát những dấu hiệu đặc trưng cho
thời gian, giáo viên cần giảng cho trẻ, bổ sung những điều trẻ nhìn thấy bằng
những câu chuyện ngắn hay những thông báo, như: giáo viên mô tả cảnh mùa
xuân hay câu chuyện về ngày khai trường tuy nhiên nội dung chính của những
biểu tượng thời gian cần được hình thành trên cơ sở hoạt động tích cực của
chính trẻ.
Khi tiến hành dạng quan sát nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của từng
thời điểm cũng như khoảng thời gian, ban đầu giáo viên cần khêu gợi hứng thú
quan sát của trẻ, lôi cuốn trẻ vào việc tạo dựng hoàn cảnh quan sát, như: lựa
chọn quang cảnh và vị trí quan sát, sao cho tất cả trẻ dễ dàng nhận rõ vị trí của
mặt trời, màu sắc bầu trời, không gian vào buổi sáng

Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, cô giáo cần đặt các câu hỏi có
tính chất khác nhau cho trẻ: các câu hỏi tái tạo, tìm kiếm hay khái quát, giúp trẻ
nắm được những dấu hiệu đặc trưng cho thời điểm quan sát, sử dụng các hình
thức Văn học dân gian như: câu đố, đồng giao, thơ nhằm hướng sự chú ý của
trẻ tới các dấu hiệu riêng và tạo hứng thú cảm xúc cho trẻ, hình thành ở trẻ mối
quan hệ thẩm mỹ với khách thể quan sát, như: trẻ cảm nhận được vẻ đẹp riêng
của mỗi buổi trong ngày. Sau khi tổ chức cho trẻ quan sát, giáo viên cần tổ chức
cho trẻ các hoạt động tạo hình, trong đó trẻ phản ánh hiện tượng quan sát, củng
cố những biểu tượng mà trẻ thu được. Ví dụ, vẽ quang cảnh sân trường vào buổi
sáng
Khi tiến hành quan sát sự thay đổi của những hiện tượng riêng biệt, như:
sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên hay cuộc sống của con người và các
buổi trong ngày (những thay đổi này thường diễn ra trong một thời gian dài),
cần tổ chức cho trẻ quan sát có hệ thống trong thời gian dài, để trẻ thấy được
những thay đổi. Trước hết giáo viên cần tách ra những giai đoạn chính mang
những dấu hiệu bên ngoài rõ nét nhất để trẻ quan sát, còn trẻ phải thực hiện
nhiện vụ phát hiện những dấu hiệu thay đổi, so sánh hiện trạng hiện nay của
- 15 -
hiện tượng với hiện trạng trước đó. Ví dụ, trẻ so sánh vị trí của mặt trời hay màu
sắc của bầu trời vào các buổi khác nhau trong ngày, hay những dấu hiệu bên
ngoài của cây cối, thời tiết vào đầu, giữa , cuối của mùa xuân Vì vậy, khi tổ
chức cho trẻ quan sát , giáo viên cần hướng sự chú ý của trẻ tới việc phân tích,
phát hiện những dấu hiệu thay đổi. giáo viên kết thúc việc quan sát của trẻ bằng
cách tổ chức đàm thoại với trẻ, trong đó giáo viên hướng dẫn trẻ tạo dựng lại cả
quá trình thay đổi, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh lần tài liệu trực quan để trẻ
tái tao lại biểu tượng đã có.
Như vậy, quan sát được sử dụng như một trong những phương pháp dạy
học chính nhằm hình thành nội dung cơ bản của một số kiến thức về thời gian ở
trẻ.
* Sử dụng tranh, ảnh, phim:

Trong lí luận dạy học ngày nay, tranh ,ảnh, phim và các vật trực quan
khác được xem như là các phương tiện dạy học. Trong các phương pháp dạy
học, tranh, ảnh, phim còn được coi là biện pháp dạy học. Trong dạy học ở
trường mầm non, xuất phát từ nội dung dạy học cho trẻ mầm non, từ những hình
thức cơ bản của hoạt động nhận biết của trẻ mầm non, việc tổ chức cho trẻ xem
tranh, ảnh, phim các loại có một vai trò, ý nghĩa to lớn. Trong quá trình dạy trẻ
mẫu giáo định hướng thời gian cần thiết phải sử dụng tranh, ảnh để giải quyết
các nhiệm vụ học tập đa dạng sau:
- Chính xác hóa, làm phong phú và điều chỉnh những biểu tượng thời gian
đã được trẻ tích lũy qua cuộc sống hàng ngày, qua các tiết học, quan sát, đồng
thời làm chính xác và mở rộng vốn từ chỉ thời gian cho trẻ.
- Hình thành ở trẻ hình tượng trực quan về các khách thể mà trẻ không thể
tri giác trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày do những hoàn cảnh khác nhau.
- Củng cố và làm sâu sắc hơn những biểu tượng thời gian của trẻ thông
qua tri giác trực quan các mối liên hệ và quan hệ thời gian không thể hiện rõ.
- Hình thành ở trẻ sự tri giác thẩm mỹ, làm phong phú thêm những ấn
tượng thẩm mĩ và những cảm xúc ở trẻ. Những tranh, ảnh, phim được sử dụng
- 16 -
trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian về ngày và các buổi trong
ngày bao gồm:
- Bộ sưu tầm tranh ảnh về quang cảnh thiên nhiên và hoạt động của con
người các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau, ở những địa bàn khác nhau vào
những khoảng thời gian khác nhau.
- Hai bộ tranh về các cảnh trong ngày. Cụ thể, một bộ tranh gồm 5 bức
tranh miêu tả những hoạt động đặc trưng của trẻ vào các buổi trong ngày, một
bộ gồm 5 bức tranh miêu tả cảnh thiên nhiên vào các buổi trong ngày.
- Một số phim video, truyện tranh:
Trong quá trình tổ chức cho trẻ xem tranh, giáo viên cần để trẻ tri giác
nhiều lần toàn bộ bộ tranh cũng như những chi tiết riêng biệt của tranh, bằng các
câu hỏi giáo viên hướng trẻ tri giác toàn bộ bức tranh, phân tích những dấu hiệu

nhằm thiết lập mối liên hệ giữa các hình tượng được miêu tả trên tranh Ví dụ:
trẻ phân tích vị trí mặt trời, mầu sắc không gian, bầu trời, các hoạt động được
miêu tả trong tranh, từ đó thiết lập các mối liên hệ giữa chúng để xác định thời
điểm được miêu tả trong tranh.
Những câu hỏi đặt ra cho trẻ cần có mục đích khác nhau như: Tái tạo (trên
tranh vẽ những gì?), tìm kiếm (ông mặt trời, bầu trời được vẽ trong tranh như
thế nào?), khái quát hóa (vậy tranh miêu tả quang cảnh buổi nào trong ngày?).
Giáo viên nên kết hợp sử dụng các biện pháp khác nhau như: đặt tên cho
bức tranh, giả làm nhân vật trong tranh để kể về nội dung bức tranh. Trong
trường hợp cần thiết, giáo viên giảng giải cho trẻ , bổ sung các câu chuyện kể
hay các suy luận của trẻ.
Trình tự xem tranh phụ thuộc vào nhiệm vụ dạy học. Ban đầu giáo viên
nên tạo ấn tượng chung cho trẻ (bức tranh vẽ buổi nào trong ngày?), tiếp theo là
sự tách các phần riêng biệt, các chi tiết trong tranh (các dấu hiệu cụ thể về thiên
nhiên hay cuộc sống con người đặc trưng cho thời điểm đó), tiếp theo là thiết lập
các mối quan hệ và cuối cùng là suy luận chung về nội dung bức tranh, nhưng ở
mức độ mới với những kiến thức cụ thể, phong phú (bức tranh tả cảnh buổi
sáng, vì có vẽ ông mặt trời với những tia nắng sớm chiếu xuống sân trường, bầu
- 17 -
trời trong xanh, trẻ em tập thể dục trong sân ). Khi phân tích tranh, giáo viên
nên kết hợp việc sử dụng những kinh nghiệm của trẻ nhằm tác động tới tư duy
của trẻ về bức tranh (buổi sáng con thường thấy ông mặt trời như thế nào?).
Việc mở rộng nội dung những biểu tượng thời gian trên cơ sở những kinh
nghiệm của trẻ làm cho biểu tượng trở nên phong phú, đầy đủ hơn bởi những ấn
tượng , cảm xúc.
Dựa trên tính trực quan của tranh ảnh, kết hợp với những kinh nghiệm
sống của trẻ, chúng ta giúp trẻ lĩnh hội được một số tính chất của thời gian như:
tính luân chuyển theo chu kì, tính trình tự của thời gian. Trên cơ sở đó, giáo viên
tổ chức cho trẻ thực hành xếp các bức tranh theo trình tự diễn ra các buổi trong
ngày, hay các mùa trong năm. Việc xếp được bắt đầu từ bức tranh tả buổi bất kì

trong năm, qua đó trẻ nắm được những tính chất trên của thời gian.
* Phương pháp mô hình hóa thời gian:
Mô hình hóa là quá trình tạo dựng các mô hình và sử dụng chúng nhằm
hình thành những kiến thức về cấu trúc, về những tính chất, về các mối liên hệ
của các sự vật, hiện tượng mà trẻ không thể tri giác trực tiếp trở nên trực quan
với trẻ. Hơn nữa những kiến thức này lại đóng vai trò chính giúp trẻ hiểu các sự
kiện, hiện tượng và hình thành những kiến thức có nội dung gần với các khái
niệm.
Các nhà tâm lí, giáo dục như: A.V.Dapoorrodez, L.A.Vengher,
N.N.padiakov, D.B.Elkonlin đã chỉ ra tính vừa sức của phương pháp mô hình
hóa với trẻ mẫu giáo, bởi cơ sở của sự mô hình hóa là nguyên tắc thay thế.
Trong hoạt động của trẻ, vật thật có thể thay thế các vật khác hay bằng hình vẽ,
kí hiệu. Trẻ nhỏ sớm nắm được sự thay thế của các khách thể trong trò chơi,
trong quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trong hoạt động tạo hình. Vì vậy cần phải sử
dụng các mô hình thời gian nhằm trực quan hoá các mối liên hệ, quan hệ thời
gian cho trẻ. Để mô hình như một phương tiện nhận biết có tính trực quan- thực
hành, đảm nhiệm được chức năng của mình thì nó phải đáp ứng được những yêu
cầu sau:
- 18 -
- Mô hình cần phản ánh đúng những tính chất, các mối liên hệ, quan hệ
thời gian cơ bản mà trẻ cần nhận biết.
- Các mô hình thời gian cần đơn giản, dễ tri giác, dễ tạo dựng và dễ thao
tác với chúng.
- Mô hình cần giúp trẻ nhận biết dễ dàng hơn các mối liên hệ, quan hệ
thời gian.
Để hình thành biểu tượng thời gian , tôi sử dụng mô hình ngày và các
buổi trong ngày.
Những yêu cầu khi sử dụng các mô hình thời gian:
- Các mô hình thời gian chỉ được sử dụng khi trẻ đã được làm quen với
những dấu hiệu đặc trưng của thời gian, đã bước đầu hình dung được mối liên hệ

giữa chúng.
-Vì mô hình chỉ phản ánh mối liên hệ, quan hệ cần thiết nhằm giúp trẻ
nhận biết chúng dễ dàng hơn, nên sử dụng mô hình với các phương tiện dạy học
khác.
- Mô hình thời gian chỉ được sử dụng khi trí tuệ của trẻ đã phát triển ở
mức độ nhất định, như: Trẻ có kỹ năng phân tích, trìu tượng hoá những đặc
điểm đặc trưng cho những khoảng thời gian hay thời điểm nhất định, tư duy trìu
tượng phát triển cho phép trẻ thay thế các khách thể bằng các vật tượng trưng.
Để sử dụng mô hình vào dạy trẻ, ban đầu cần cho trẻ làm quen với mô
hình, tức là bản thân mô hình là đối tượng nhận biết của trẻ. Khi cho trẻ làm
quen với mô hình, tức là bản thân mô hình là đối tượng nhận biết của trẻ. Khi
cho trẻ làm quen với mô hình, giáo viên cần hướng dẫn trẻ thực hiện các thao
tác khác nhau với mô hình, nhằm giúp trẻ nắm được mô hình và sử dụng chúng
để nhận biết các mối liên hệ, quan hệ thời gian giữa các buổi trong ngày. Việc
cho trẻ tìm hiểu và sử dụng mô hình nên diễn ra trong các hoạt động chung có
mục đích học tập. Khi đã nắm được mô hình trẻ sử dụng nó vào trong cuộc sống
của trẻ ở trường mầm non.
Do tính phức tạp và trìu tượng của các mối liên hệ và quan hệ thời gian
nên ban đầu giáo viên cho trẻ sử dụng các mô hình có tính vật chất- sơ đồ, sau
- 19 -
đó là các mô hình sơ đồ như H1, H2 ở dưới . Phương pháp cho trẻ làm quen với
mô hình diễn ra theo 3 bước sau:
Bước1:Giáo viên hướng dẫn trẻ tìm hiểu và lĩnh hội mô hình có tính vật
chất - sơ đồ, đó là điều kiện để trẻ nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của các
khoảng thời gian và là phương tiện để giúp trẻ định hướng thời gian của ngày và
các buổi trong ngày.
Ở giai đoạn này cô tổ chức cho trẻ tích cực tham gia vào quá trình tạo
dựng mô hình trên cơ sở phân tích những dấu hiệu (về thiên nhiên, về cuộc sống
con người) đặc trưng cho những khoảng thời gian nhất định của các buổi trong
ngày. Trên cơ sở đó hướng dẫn trẻ thay thế các khoảng thời gian bằng các hình

tượng mô hình bằng cách thiết lập mỗi thành phần của sơ đồ tương ứng với
khoảng thời gian nhất định mà mô hình đó biểu thị. Trẻ được tham gia vào quá
trình tạo ra các phần riêng biệt của mô hình dưới sự hướng dẫn của cô. Mỗi
phần mô hình biểu thị cái gì? Nó tương ứng với dấu hiệu đặc trưng cho khoảng
thời gian nào?
Ở bước 1, trẻ lĩnh hội phương thức thay thế các khoảng thời gian thuộc
từng phạm trù nhất định như một ngày có 5 buổi được biểu thị bằng 5 hình chữ
nhật trên mô hình, như vậy trẻ hiểu rằng một phạm trù thời gian bao gồm các
thành phần (các khoảng thời gian ngắn) và các khoảng thời gian này luân
chuyển theo một thời gian nhất định.
Bước 2: Giáo viên sử dụng các mô hình sơ đồ để thay thế các mô hình có
tính chất vật chất- sơ đồ nhằm hình thành những kiến thức khái quát về thành
phần của từng đơn vị đo thời gian cho trẻ. Ban đầu cô hướng dẫn trẻ gỡ bỏ đi
các vật và thay thế nó bằng các phisse có màu khác nhau, như với mô hình các
buổi trong ngày sẽ bỏ những hình ảnh tượng trưng cho các buổi và thay thế nó
bằng các phisse có màu sắc khác nhau.
Việc sử dụng các mô hình sơ đồ ở bước 2 giúp trẻ phản ánh khái quát
những dấu hiệu đặc trưng cho từng khoảng thời gian của từng đơn vị đo thời
gian, bỏ qua những nội dung cụ thể của nó. Ví dụ, với câu hỏi hình chữ nhật
màu xanh biểu thị khoảng thời gian nào trong ngày?, trẻ sẽ không trả lời bằng
- 20 -
việc kể các hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian đó như là: “buổi sáng cháu
ngủ dậy, đánh răng, đến trường ”, mà sẽ tiến tới những suy luận khái quát: đó
là buổi sáng và sau đó sẽ là buổi trưa
H1- Mô hình sơ đồ

H2 - Mô hình vật chất- sơ đồ
Bước 3: Trẻ sử dụng mô hình thời gian để nhận biết thời điểm và trải
nghiệm thời lượng, trên cơ sở đó trẻ định hướng thời gian. Với việc nắm được
- 21 -

Buổi sáng
Buổi trưaBuổi đêm
Buổi chiềuBuổi tối
Cảnh bình
minh
Cảnh giữa
trưa
Cảnh
hoàng hôn
Cảnh buổi
tối
Cảnh ban
đêm
các mô hình thời gian cho phép trẻ sử dụng nó để định hướng thời điểm diễn ra
các hoạt động của trẻ. Ví dụ: bây giờ là buổi sáng trẻ sẽ quay kim vào hình chữ
nhật biểu thị buổi sáng, trên cơ sở đó trẻ nắm được buổi tiếp theo sẽ là buổi trưa
và trước đó là buổi đêm hôm qua. Khi quan sát hay trải nghiệm các hoạt động,
các sự kiện đã và đang diễn ra, trẻ có thể đặt câu hỏi về cáchoạt động sẽ diễn ra
tiếp theo theo trình tự các khoảng thời gian được biểu thị trên mô hình. Ví dụ:
Buổi sáng con tập thể dục, vậy buổi trưa con sẽ làm gì?. Mô hình còn giúp tạo
cho trẻ tâm thế với hoạt động sẽ diễn ra, như: nếu trẻ biết bây giờ là buổi sáng,
thì trẻ sẽ biết 1 thời gian ngắn nữa sẽ đến buổi trưa, trẻ sẽ được ăn cơm rồi đi
ngủ và ở trẻ sẽ hình thành tâm thế đối với việc ăn cơm, đi ngủ.
Như vậy, việc sử dụng các mô hình vào việc dạy học, giúp trẻ nắm được
các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của nó, hình thành ở trẻ hệ thống kiến
thức về các đơn vị đo thời gian, góp phần phát triển tư duy trực quan - sơ đồ cho
trẻ.
3.2. Phương pháp dùng lời nhằm phát huy vốn kinh nghiệm của trẻ:
Trong thực tiễn cuộc sống, mọi hoạt động của trẻ đều diễn ra theo thời
gian biểu, thời điểm, thời lượng diễn ra các hoạt động đó được quy định khá

chặt chẽ và lặp đi lặp lại trong suốt những năm trẻ sống và học tập trong trường
mầm non. Mỗi khoảng thời gian luôn diễn ra những hoạt động nhất định của con
người (của bản thân trẻ và những người xung quanh trẻ), luôn diễn ra những
hiện tượng thiên nhiên với những dấu hiệu đặc trưng nhất định. Trẻ nắm được
dấu hiệu này bắng sự tri giác trực tiếp, sự trải nghiệm của chính bản thân và
dưới sự tác động của người lớn qua các hoạt động hàng ngày, đó là cơ sở để
hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo.
Bằng các phương pháp dạy học bằng lời như : đàm thoại, kể chuyện, giáo
viên tiến hành thăm dò, làm chính xác hoá, hệ thống hoá,khái quát hoá những
biểu tượng thời gian mà trẻ đã tích luỹ được, trên cơ sở đó hình thành, bổ sung
kiến thức mới cho trẻ, làm cho biểu tượng thời gian của trẻ ngày càng chính xác,
phong phú hơn.
- 22 -
3.2.1. Đàm thoại:
Đàm thoại là một trong những phương pháp dạy học mà trong đó giáo
viên dựa trên vốn kinh nghiệm sống của trẻ để tác động tới trẻ nhằm thăm dò,
điều chỉnh, chính xác hoá, khái quát hoá và hệ thống hoá những kiến thức về
thời gian của trẻ, trong thời gian đàm thoại của trẻ. Trong thời gian đàm thoại,
giáo viên phát huy tính tích cực của trẻ bằng các câu hỏi được lụa chọn, hướng
dẫn trẻ trả lời , sửa chữa những câu trả lời của trẻ, truyền đạt kiến thức mới theo
chủ đề đàm thoại, dạy trẻ những suy luận đơn giản, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức
mới, phát triển ở trẻ tư duy và hứng thú nhận biết.
Để tham gia vào quá trình đàm thoại đòi hỏi trẻ không chỉ có kĩ năng
lắng nghe cô, mà còn phải có kĩ năng tham gia vào hội thoại với cô để giải quyết
các nhiệm vụ học tập, có kĩ năng lắng nghe các bạn, đánh giá chúng tương ứng
với nhiệm vụ cần giải quyết, đồng ý hay không đồng ý, bổ xung khi cần thiết
tất cả đều đòi hỏi ở trẻ một sự tập trung chú ý và sự nỗ lực cao.
Để dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian cần thiết phải sử dụng hai dạng
đàm thoại khác nhau: đàm thoại thăm dò và đàm thoại khái quát.
* Đàm thoại thăm dò: Nhằm tìm hiểu và làm chính xác lại những kiến

thức về thời gian mà trẻ tích luỹ được. Trong quá trình đó giáo viên tìm hiểu
những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được trên các tiết học hay các hoạt động khác
nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, qua đó giáo viên nắm được những kiến
thức mà trẻ đã có, đồng thời điều chỉnh để nó trở nên chính xác hơn. Tuy nhiên
mục đích chính của hình thức đàm thoại này là làm sống lại những kiến thức về
thời gian của trẻ và biến nó thành đối tượng nhận thức của chính trẻ, trên cơ sở
đó đặt các nhiệm vụ nhận biết và nhiệm vụ thực tiễn cho trẻ, làm tăng hứng thú
của trẻ tới những hiện tượng, nội dung mới. Hình thức đàm thoại này thường
diễn ra trong thời gian ngắn và có nội dung đơn giản, nên có thể tiến hành với
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
* Đàm thoại khái quát nhằm mục đích hệ thống hoá những biểu tượng
thời gian của trẻ, làm cho chúng trở nên xâu sắc, có ý thức và khái quát. Đó là
biểu tượng về các sự vật, hiện tượng, những đặc điểm, tính chất, tình trạng, sự
- 23 -
xuất hiện đặc trưng cho những khoảng thời gian khác nhau, giúp trẻ nắm được
mối liên hệ giữa các thành phần của từng đơn vị đo thời gian khác nhau. Tất cả
điều đó dẫn trẻ tới sự hệ thống và khái quát hoá những biểu tượng thời gian.
Trong quá trình đàm thoại này, bằng những câu hỏi và nhiệm vụ đặt ra cho trẻ,
giáo viên tác động để trẻ tái hiện lại những dấu hiệu, sự kiện chính đặc trưng
cho những khoảng thời gian, cho các mối liên hệ, quan hệ thời gian nhất định
mà trẻ đã lĩnh hội được trong những điều kiện học tập nhất định. Ví dụ, bằng
các câu hỏi với trẻ như: “Vào buổi sáng vị trí mặt trời, màu sắc bầu trời, màu sắc
bầu trời, không gian cây cối như thế nào? Trẻ em và người làm gì vào buổi
sáng?” Với hệ thống câu hỏi tương tự giáo viên tiến hành đàm thoại với trẻ
vào các buổi khác trong ngày. Trên cơ sở tái hiện những dấu hiệu chính của
khoảng thời gian trong ngày, giáo viên hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh, đối
chiếu để rút ra mối liên hệ thời gian, trên cơ sở đó thiết lập trình tự kết nối
những hiện tượng trên. Ví dụ, so sánh vị trí của mặt trời, sự thay đổi của màu
sắc không gian, hoạt động của con người vào các buổi khác nhau trong ngày để
rút ra những sự thay đổi của chúng theo trình tự thời gian, từ đó giúp trẻ thiết lập

mối liên hệ giữa các khoảng thời gian trong ngày. Trên cơ sở đó dẫn tới những
kết luận khái quát về bản chất của hiện tượng và đặc điểm của nó, như: Ngày là
một khoảng thời gian được đặc trưng bởi độ lâu nhất định với thành phần gồm
những khoảng thời gian nhất định (các buổi trong ngày), các buổi trong ngày
diễn ra theo một trình tự chặt chẽ và không thể đảo ngược được, sự luân chuyển
của các buổi mang tính chu kì, lặp đi, lặp lại không ngừng.
Trong quá trình đàm thoại với trẻ, giáo viên sử dụng các biện pháp đa
dạng như: tranh ảnh, các phương tiện trực quan khác, bằng các câu hỏi thăm dò
như: Khi nào cháu đến trườngmầm non? Khi nào bố mẹ đón cháu về nhà? Giúp
trẻ tái hiện những biểu tượng, hệ thống hoá, khái quát hoá chúng, làm rõ các mối
liên hệ thời gian trên cơ sở phân tích, đối chiếu, so sánh, qua sự tạo lập hoặc sử
dung các mô hình thời gian có sẵn.
Đàm thoại với trẻ có thể được tiến hành theo hướng quy nạp hoặc diễn
dịch. Theo hướng quy nạp thì đàm thoại được bắt đầu bằng việc tái tạo lại các sự
- 24 -
kiện, hiện tượng diễn theo thời gian, tiếp theo là phân tích và thiết lập các mối
liên hệ thời gian theo trình tự diễn ra chúng và khái quát chúng vào một phạm
trù thời gian nhất định.
Khi trẻ đã có lượng kiến thức khái quát về một phạm trù thời gian nhất
định cần tiến hành đàm thoại theo hướng diễn dịch. Trong trường hợp này đàm
thoại lập tức được bắt đầu bằng việc thiết lập sự tương ứng của sự kiện, hiện
tượng với khoảng thởi gian diễn ra nó, sau đó trẻ phải tìm kiếm những dấu hiệu
của những sự kiện đang xét tương ứng với những dấu hiệu đặc trưng cho khoảng
thời gian đó. Ví dụ, trẻ xem xét trang phục của những trẻ xung quanh hay ở
trong bức tranh để khẳng định thời gian diễn ra hiện tượng đó: đó là mùa nào
trong năm hay tháng nào trong năm
Để đàm thoại có hiệu quả, cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Tất cả trẻ tham gia đàm thoại phải có khối lượng nhất định những biểu
tượng thời gian, nắm được những dấu hiệu đặc trưng cho khoảng thời gian -
khách thể đàm thoại.

- Lôgic của quá trình đàm thoại cần phù hợp với hoạt động tư duy của trẻ.
- Cần sử dụng các biện pháp đa dạng nhằm lôi cuốn tất cả trẻ tích cực
tham gia vào quá trình đàm thoại.
- Kết luận rút ra từ đàm thoại vừa sức tiếp thu của trẻ. Để tăng hiệu quả
của đàm thoại cần sử dụng kết hộ các biện pháp khác như: đọc thơ, kể chuyện,
sử dụng câu đố, đồng dao
3.2.2. Trẻ kể chuyện:
Tổ chức cho trẻ kể chuyện là một phương pháp dạy học nhằm hoàn thiện
những kiến thức và kĩ năng tư duy, kĩ năng ngôn ngữ của trẻ. Trong quá trình
dạy học ở trường mầm non, người ta sử dụng các câu chuyện kể của trẻ với
những yêu cầu khác nhau: Kể lại các chuyện cổ tích, các tác phẩm văn học, kể
chuyện theo tranh, kể về các đồ vật, kể chuyện về những kinh nghiệm, kể
chuyện sáng tạo: Để dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian về ngày và các buổi
trong ngày cần thiết phải sử dụng các dạng kể chuyện trên, đặc biệt dạng kể
chuyện về những kinh nghiệm của trẻ, như: trẻ tự kể các hoạt động của trẻ và
- 25 -

×