Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu nguồn thuốc cung ứng của công ty cổ phần dược trung ương mediplantex giai đoạn 2001 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 79 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THƯÝ NGÂN
NGHIÊN CỨU NGƯỔN THUỐC CUNG ỨNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN Dược TRUNG ƯƠNG
MEDIPLANTEX
GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2001 - 2006)
- Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Song Hà
- Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
- Thời gian thực hiện : 2/2006 - 5/2006
HÀ NỘI, 5/2006
£■ yr'
ÍÝ ’
/ /vN
k y
\ịiLÙý
\ ■: ■
.

V
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới TS Nguyễn Thị Song Hà,
người đã hưỡng dẫn giúp tôi tận tình trong suốt quá trình làm khoá luận tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn DS Nguyễn Xuân Cường, công tác tại công ty
cổ phần Dược liệu Trung Ương MEDIPLANTEX, người đã giúp tôi rất nhiệt tình
trong quá trình thu thập tài liệu và số liệu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ
môn Quản lý và Kinh tế dược, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học
Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khoấ luận tốt
nghiệp.


Tôi cũng xin cảm ơn các cô, chú, các anh, chị làm việc tại công ty cổ phần
Dược Trung Ương MEDIPLANTEX đã cung cấp thông tin để tôi hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha, mẹ, lời cảm ơn tới bạn bè,
người thân, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2006
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuý Ngân
LÒI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ
PHẦN 1: TỔNG QUAN
l.l.Vài nét về cung ứng thuốc
3
1.1.1 Nhiệm vụ của cung ứng thuốc 3
1.1.2. Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng 3
1.1.3 Mô hình cung ứng thuốc trong doanh nghiệp 4
1.2.Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới 13
1.3.Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam 14
1.3.1 Khả năng cung ứng thuốc: 14
1.3.2 Những tồn tại trong việc cung ứng thuốc 15
1.4. Vài nét về công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex

16
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16
1.4.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 17
1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ công ty 19
1.4.4 Chiến lược phát triển của công ty 19

PHẦN 2: ĐÔÌ TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Nội dung nghiên cứu
21
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u
3.1 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc
của công ty cổ phần Dược TW MEDIPLANTEX 24
3.1.1 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố bên ngoài

24
3.1.2 Nghiên cứu các yếu tố thuộc về công ty
32
3.2 Nghiên cứu việc lựa chọn thuốc của công ty cổ phần Dược TW
MEDIPLANTEX 37
3.2.1 Nghiên cứu nguồn thuốc cung ứng của công ty 37
3.2.2 Phân tích, đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc

39
3.3. Nghiên cứu hoạt động mua thuốc của công ty cổ phần Dược TW
MEDIPLANTEX 52
3.3.1. Các hình thức mua thuốc của công ty 52
3.3.2 Quy trình mua thuốc của công ty 54
3.3.3 Doanh số mua thuốc của công ty 58
3.3.4 Các hình thức thanh toán của công ty
64
3.3.5 Quản lý chất lượng thuốc của công ty 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
1. Kết luận 68
2. Đề xuất 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
3C
Company, Customer, Competitor
BHYT
Bảo hiểm y tế
BYT
Bộ y tế
CSH
Chủ sở hữu
CP
Chính phủ
CTCP
Công ty cổ phần
DN
Doanh nghiệp
DSB
Doanh số bán
GMP
Good Manufactery Practice
GLP
Good Labolatory Practice
GSP
Good Storage Practice
GT
Giá trị
KD
Kinh doanh
L/C
Letter Credit

MHBT Mô hình bệnh tật
NK
Nhập khẩu
OTC
Over the counter - thuốc bán không cần đơn.

Quyết định
QLD
Quản lý dược
R%D
Nghiên cứu và phát triển
SL
Số lượng
SMART
Specific, Measurable, Ambitious, Realistic,Timely
SWOT
Strengths, Weaknesses, Opportunities,Threats
sx Sản xuất
TL Tỷ lệ
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TT Thông tư
TTY Thuốc thiết yếu
WHO World Health Organization
VNĐ Việt Nam Đồng
XK Xuất khẩu
XNTW Xí nghiệp Trung Ương
ĐẶT VÂN ĐỂ
Sức khỏe là vốn quý của con người, con người là nhân tố quyết định đến
sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ sức

khỏe nhân dân là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, trong đó ngành Y tế
giữ vai trò nòng cốt. Nhằm bảo vệ và tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân
bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng trong sử dụng thuốc phòng và
chữa bệnh thì công tác cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng
thuốc là rất cần thiết.
Trong những năm qua cùng vói sự đổi mới của nền kinh tế đất nước,
hoạt động cung ứng thuốc đã có những bước tiến bộ đáng kể, về cơ bản đã đáp
ứng nhu cầu thuốc cho nhân dân. Mạng lưới cung ứng thuốc rộng khắp cả
nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế bao gồm các công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh. Dù có nhiều tiến
bộ song hệ thống cung ứng thuốc vẫn còn có nhiều bất cập, phân phối thuốc
vòng vèo, chưa định hình mô hình tổ chức quản lý dẫn đến hoạt động cung
ứng thuốc chưa hiệu quả. Có nhiều thành phần tham gia vào hệ thống cung
ứng thuốc dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
Từ thực trạng cung ứng thuốc của Việt Nam, các công ty, các doanh
nghiệp phải nghiên cứu để đưa ra chiến lược phát triển, phương pháp quản lý
cung ứng thuốc vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và vì sự phát
triển của doanh nghiêp. Vì vây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu nguồn thuốc cung ứng của công ty cổ phần Dược Trung
Ương MEDIPLANTEX giai đoạn 2001 - 2005” với các mục tiêu sau:
• Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc của
công ty cổ phần Dược Trung Ương MEDIPLANTEX, giai đoạn 2001- 2005
• Đánh giá hoạt động lựa chọn thuốc của công ty, giai đoạn 2001- 2005
• Đánh giá hoạt động mua thuốc của công ty, giai đoạn 2001 - 2005
1
• Đưa ra một số ý kiến đề xuất giúp cho việc quẩn lý cung ứng thuốc
của công ty được tốt hơn
Chúng tôi hy vọng với đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản
lý cung ứng thuốc của công ty và để tạo lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị
trường.

2
PHẦN 1: TỔNG QUAN
l.l.V ài nét về cung ứng thuốc
1.1.1 Nhiệm vụ của cung ứng thuốc
Việc cung ứng thuốc là nhiệm vụ chủ yếu và hàng đầu của ngành dược.
Vì vậy, cung ứng thuốc cho khách hàng với các nhiệm vụ sau:
> Đúng thời điểm: Khi nào khách hàng cần thì hệ thống cung ứng thuốc
phải đáp ứng ngay.
> Số lượng mong muốn: Phục vụ nhu cầu, mong muốn của người dân đặc
biệt là các thuốc thiết yếu.
> Đảm bảo chất lượng thuốc: Thuốc phải có hiệu quả chữa bệnh, không
có tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
> Giá cả hợp lý: Giá thuốc phải phù hợp với khả năng chi trả của người
dân, đồng thời đảm bảo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuốc là hàng hóa thiết yếu và đặc biệt, nó gắn liền với sức khỏe của
con người. Do đó giữa cung ứng thuốc và cung ứng hàng hóa có sự khác nhau:
• Cung ứng thuốc dẫn tới sự công bằng trong việc chăm sóc sức khỏe.
• Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Vì vậy, nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề cung ứng thuốc cho nhân
dân nên đã ban hành chính sách quốc gia về thuốc. Đây là công cụ quản lý
nhà nước về y tế nói chung và về thuốc nói riêng, đảm bảo cung ứng thuốc tối
ưu cho người bệnh nhằm đạt được mục tiêu sức khỏe cho mọi người. [1], [13]
1.1.2. Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng
Theo WHO, để đánh giá hệ thống cung ứng thuốc cho cộng đồng phải
căn cứ theo 6 tiêu chuẩn sau:
• Thuận tiện:
- Điểm bán thuốc gần dân
- Giờ giấc bán: có hiệu thuốc phục vụ 24/24h
3
- Thủ tục mua bán thuận lợi, nhất là các thuốc thiết yếu, thuốc thông

thuờng
• Kịp thời:
- Có sẩn các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại để thay thế
- Có sẵn và đủ các dạng thuốc, các loại TTY.
• Giá cả hợp lý:
- Niêm yết giá công khai
- Không tăng giá khi nhu cầu tăng, giá ổn định tương đối.
• Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý:
Người trực tiếp bán thuốc cho người dân phải có:
- Khả năng chuyên môn
- Có đạo đức
- Có trách nhiệm cao, chấp hành tốt các quy chế, các quy định khác.
• Chất lượng thuốc đảm bảo:
Không được bán thuốc: thuốc giả, thuốc chưa có SDK, thuốc không
đảm bảo chất lượng.
• Kinh tế:
Giá thuốc hợp với khả năng chi trả của người dân, đảm bảo thu nhập và
lãi cho người cung ứng, thực hiện đúng các chính sách kinh tế, thuế của nhà
nước đã quy định [1].
1.1.3 Mô hình cung ứng thuốc trong doanh nghiệp
Việc quản lý cung ứng được xây dựng dựa trên 4 chức năng căn bản của
quá trình quản lý. Bốn chức năng này không tách biệt mà có quan hệ mật thiết
với nhau và quay vòng tạo thành một chu trình [1],[25].
+ Lựa chọn (Selection)
+ Mua sắm (Procurement)
+ Phân phối (Distribution)
+ Sử dụng (Use)
4
Hình 1.1: Sơ đồ chu trình cung ứng thuốc
1.1.3.1 Lựa chọn thuốc

♦> Quá trình lựa chọn thuốc:
Hoạt động lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc cung ứng là
công việc đầu tiên của quá trình cung ứng thuốc cho cộng đồng. Việc lựa chọn
thuốc gồm các bước sau:
Xác định mô
hình bệnh tật.
Xác định chủng
loại thuốc yêu cầu
Lựa chọn
thuốc
Hình 1.2: Sơ đồ chu trình lựa chọn thuốc.
❖ Một số tiêu chuẩn lựa chọn thuốc của WHO
- Phù hợp với mô hình bệnh tật.
- Thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả và an toàn.
- Chí phí thích hợp cho điều trị
- Thuốc generic.
- Thuốc đơn thành phần.
5
❖ Các phương pháp phân tích lựa chọn thuốc cung ứng
- Phương pháp phân tích dựa vào mô hình bệnh tật của cộng đồng
Để đánh giá, tổng kết tình hình bệnh tật của một xã hội, cộng đồng,
một quốc gia nào đó người ta đưa ra khái niệm Mô hình bệnh tật. Mô hình
bệnh tật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn thuốc.
Mô hình bệnh tật của một xã hội, của một cộng đồng, của một quốc gia
nào đó là tập hợp tất cả tình trạng bệnh tật mắc phải dưới tác động của nhiều
yếu tố khác nhau, được phân bố theo những tần suất khác nhau trong một xã
hội, một cộng đồng, một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định.
Nghiên cứu mô hình bệnh tật là một trong những nhiệm vụ của các nhà
quản lý, đặc biệt là của cơ quan quản lý sức khỏe. Kết quả phân tích, nghiên
cứu mô hình bệnh tật giúp cho việc:

+ Quản lý được sức khỏe và bệnh tật của toàn xã hội.
+ Xác định được thực trạng xu hướng thay đổi của cơ cấu bệnh tật trong
cộng đồng và xã hội để có chiến lược và sách lược về y tế, phòng chống và đối
phó với bệnh tật.
+ Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử
dụng thuốc khoa học.
+ Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc.
+ Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán được những bệnh
có khả năng thanh toán được, những bệnh mới xuất hiện, dự đoán tương lai
của bệnh tật. Nhờ đó, lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch đầu tư y tế, kế
hoạch nghiên cứu khoa học, kỹ thuật y dược, các chiến lược chung của ngành,
chủ động, hợp lý và hiệu quả.
- Phương pháp phân tích ABC: Phương pháp này dựa vào sự luân
chuyển hàng hóa hay dựa vào sự tiêu thụ thuốc qua các năm. Thuốc sẽ được
xếp theo số lượng và giá trị tiêu thụ trong một khoảng thòi gian, có thể chia
làm 3 nhóm:
6
+ Hàng nhóm A: chiếm 10 - 20 % lượng hàng, 75 - 80 % doanh thu.
Hàng nhóm A thường là những hàng có số lượng lớn, tiêu thụ nhanh.
+ Hàng nhóm B: chiếm 10 - 20 % lượng hàng, 15 - 20 % doanh thu.
Hàng nhóm B có doanh số trung bình.
+ Hàng nhóm C: chiếm 60 - 80 % lượng hàng, 5 — 10% doanh thu.
Hàng nhóm c là những thuốc số lượng lớn, tiêu thụ chậm. Thuốc nhóm c là
căn cứ để xác định thuốc có thể không cần lựa chọn cho hoạt động cung ứng.
Trong phân tích ABC, các mặt hàng A, B, c có thể được chia thành 3
nhóm nữa: nhóm quay vòng nhanh (F), nhóm lưu thông chậm (S) và nhóm
không lưu thông trong năm (nhóm hàng c có thể phân loại thành nhóm hàng
D là hàng chết).
- Phương pháp phân tích dựa vào hệ thống VEN:
Hệ thống VEN là hệ thống phân chia thuốc thành các nhóm tối cần

(V), thuốc thiết yếu (E), thuốc không cần thiết (N). Hệ thống VEN thường
được sử dụng để ưu tiên cho hoạt động cung ứng thuốc khi nhà cung ứng
không đủ quỹ để mua tất cả các thuốc được yêu cầu. Hệ thống này giúp xác
định các thuốc nào nên tiến hành lựa chọn và thuốc nào được mua khi cần.
• Danh mục thuốc thiết yếu (TTY)
Danh mục TTY được BYT ban hành mói nhất: danh mục TTY lần thứ
V ban hành kèm theo quyết định số 17/2005/QĐ - BYT ngày 01/07/2005 của
Bộ trưởng BYT. Khái niệmTTY được thể hiện trong chính sách quốc gia về
TTY như sau:
* Danh mục TTY là những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của đa số nhân dân. Những loại thuốc này có sẵn ở bất cứ nơi nào với số
lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý. ”
Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V là cơ sở pháp lý để xây dựng,
thống nhất các chính sách về điều trị, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến
7
thuốc phòng, chữa bệnh cho cộng đồng, các chủ trương chính sách đến sản
xuất và cung ứng TTY
Xây dựng danh mục thuốc có thể dựa trên phân tích ABC/FS và hệ
thống phân chia thuốc cần thiết (V), không cần thiết (N) và có liên hệ mật
thiết với hoạt động quản lý hàng tồn kho. Theo nguyên tắc này một thuốc lưu
thông chậm ở nhóm A cũng đồng thời là TTY thì nó có thể được lựa chọn vào
danh mục thuốc cung ứng [1],[5],[13],[25].
1.1.3.2 Hoạt động mua thuốc
♦♦♦ Quá trình mua thuốc
Hoạt động mua thuốc được thực hiện qua các bước sau:
Hình 1.3: Sơ đồ tóm tắt chu trình mua thuốc
8
*1* Để quá trình mua thuốc có hiệu quả thì phải
- Mua đúng thuốc và với đúng số lượng.
- Mua thuốc với giá thấp.

- Đảm bảo thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Các nhà cung cấp đáng tin cậy.
- Thòi gian cấp phát hợp lý, tránh tình trạng hết thuốc trong kho.
- Thực hiện mua theo kế hoạch, mua theo công thức đặt hàng và đảm
bảo mức dự trữ trong kho an toàn và tổng chi phí mua là thấp nhất.
- Đạt được hiệu quả kinh tế.
♦> Các mô hình mua thuốc
Để đảm bảo lúc nào cũng có sấn thuốc trong kho đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, các đơn vị có nhiệm vụ cung ứng thuốc thực hiện theo các mô
hình mua thuốc sau:
* Mua hàng năm:
Việc mua được thực hiện mỗi năm một lần với mọi loại mặt hàng. Đơn
đặt hàng được tính toán với số lượng lớn. Đây là hình thức mua kinh điển.
Cách mua này chỉ thích hợp nhất đối với những hệ thống cung ứng thuốc
không có hệ thống quản lý hàng tồn kho. Với hình thức mua này có một số
ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
- Quản lý công việc mua dễ dàng hơn.
- Giá mua thuốc trên một đơn vị thường thấp hơn khi mua lượng lớn.
- Có thể chọn được một nhà cung cấp lớn nên tránh được nên hạn chế
rủi ro do việc nhập hàng gây nên.
+ Nhược điểm:
- Thực tế lượng tiêu thụ khác với dự báo nên dẫn đến dư thừa, thâm hụt.
- Chi phí cho bảo quản, tồn trữ lớn.
9
- Cần phải huy động số tiền lớn để thanh toán. Vì vậy nó có thể ảnh
hưởng đến các hoạt động khác của công ty.
• Mua định kỳ
Trong mô hình này hàng được đặt mua vào những điểm đã lên kế
hoạch. Trong hầu hết các hệ thống cung ứng thuốc, người ta tiến hành đơn đặt

hàng mới sau khi nhận được đơn hàng trước đó. Tuy nhiên các đơn hàng có
thể nối nhau. Hình thức mua này được áp dụng khi lượng tiêu thụ của khách
hàng là tương đối ổn định. Trong trường hợp không có nhà cung cấp ngay lập
tức thì mô hình mua này cũng được áp dụng. Trong mô hình mua này các hợp
đồng có thể được thương lượng 1 lần ở một thời điểm hoặc thương lượng đẩu
năm để các đơn hàng sẽ được đặt tại các thời điểm cụ thể.
Ưu điểm của hình thức mua này là:
- Khối lượng công việc, nguồn tài chính được phân chia đều trong năm.
- Xác định được nguồn vốn.
- Chi phí cho tồn trữ ít hơn so với phương thức mua hàng năm.
- Những mặt hàng với nhu cầu thay đổi có thể được mua thường xuyên
vói lô hàng ít nên giảm được việc thừa hàng và ngân sách.
Yêu cầu đối với mô hình mua định kỳ là phải có một hệ thống thông tin
cập nhật cung cấp về tiêu thụ, số lượng hàng trong kho và những yêu cầu về
tài chính để thực hiện một đơn hàng cần thiết theo kế hoạch.
• Mua bổ sung
Hoạt động mua được tiến hành liên tục trong năm. Bất kỳ khi nào hàng
trong kho xuống thấp thì tiến hành đặt mua ngay. Số lượng đơn đặt hàng có
thể dự tính hoặc thay đổi.
Mô hình mua bổ sung được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện và hệ
thống chăm sóc sức khỏe ở các nước công nghiệp phát triển, những nước mà
thời gian giao nhận hàng là ngắn. Mô hình này cũng được ứng dụng ở nhiều
10
hệ thống cung ứng thuốc, ví dụ có thể đặt mua những mặt hàng luân chuyển
nhanh ở mức giá cạnh tranh từ nguồn cung ứng địa phương.
Nếu được áp dụng đúng đắn, mô hình mua bổ sung sẽ tạo ra lượng công
việc đồng đều trong hoạt động mua, lưu trữ và vận chuyển. Tùy vào chính
sách tài chính của hệ thống cung cấp, mua thường xuyên với những đơn đặt
hàng nhỏ sẽ hữu ích trong việc mở rộng nhu cầu tiền mặt trong suốt năm.
Yêu cầu chính với phương thức mua hàng bổ sung:

- Hệ thống ghi chép phải báo cáo chính xác và cập nhật.
- Tiếp cận và liên hệ tốt với nhà cung cấp và các đơn vị sử dụng.
- Sẵn sàng sử dụng đến quỹ trừ khi chưa thanh toán với nhà cung cấp.
• Sự kết hợp giữa phương thức mua hàng năm, định kỳ và bổ sung
Một nghiên cứu cho thấy rằng tốt nhất là mua theo mô hình mua hàng
năm, ví dụ: với những thuốc được nhập từ một nước có tiền bị mất giá hoặc
những thuốc giá thấp và ít sử dụng. Những thuốc khác được mua định kỳ, ví
dụ những mặt hàng luân chuyển chậm nhưng thường xuyên được dùng. Những
thuốc có số lượng lớn và đắt tiền có thể được mua với mô hình mua bổ sung
nếu công tác quản lý thông tin, tài chính là tốt.
Áp dụng mô hình hỗn hợp giữa mua hàng năm, mua định kỳ và bổ
sung, văn phòng phụ trách mua bán trong hệ thống sẽ tập trung vào những
hàng đắt tiền, lưu thông nhanh nên ít ảnh hưởng nhiều đến chi phí tồn trữ.
Lựa chọn mô hình mua thuốc không phải là một quyết định đơn giản.
Vói việc lựa chọn mô hình mua thuốc hợp lý có thể giảm thiểu được các chi
phí liên quan đến mua thuốc như: giá thuốc mua, chi phí tồn trữ, chí phí cho
hoạt động mua, chi phí khi hết hàng.
Có thể lựa chọn mô hình mua thuốc bằng:
+ Thời gian giữa các lần mua
+ Lượng hàng tồn kho an toàn, nó phụ thuộc vào thời gian thực hiện
của nhà cung cấp, mô hình tiêu thụ, mức độ đáp ứng của hệ thống cung ứng.
11
+ Công thức để tính toán số lượng đơn đặt hàng, công thức có thể cố
định hoặc thay đổi [12], [25].
1.1.4.3 Phân phối thuốc
Quản lý phân phối thuốc bao gồm các họat động sau:
♦♦♦ Lựa chọn kênh phân phối thuốc:
Đối với các doanh nghiệp cung ứng thuốc hiện nay kết hợp nhiều kênh
phân phối. Doanh nghiệp có thể cung ứng thuốc trực tiếp cho khách thông
qua hệ thống các hiệu thuốc, các đại lý của công ty hoặc cung ứng thuốc gián

tiếp thông qua các nhà phân phối trung gian chủ yếu là các công ty nhỏ hơn.
♦♦♦ Quản lý chất lượng:
Đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình lưu thông và đến tay người tiêu
dùng. Bao gồm hệ thống tồn trữ, bảo quản, kiểm tra chất lượng thuốc.
❖ Quản lý vận chuyển:
Bao gồm các phương thức vận chuyển, các phương tiện vận chuyển
❖ Quản lý tồn trữ :
Bao gồm các công tác đảm bảo chất lượng thuốc trong kho, đảm bảo mức
kho an toàn hợp lý và các hoạt động xuất nhập hàng ra khỏi kho.
❖ Quản lý hồ sơ tài liệu, hóa đơn chứng từ:
Bao gồm các tài liệu liên quan đến hoạt động mua, thanh toán tiền hàng.
♦♦♦ Quản lý các chi phí:
Các chi phí liên quan như chi phí tồn trữ, chi phí vận chuyển, chi phí do
thất thoát, lương cho cán bộ [25].
1.1.4.4. Quản lý sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc tại công ty cung ứng thuốc là rất ít bởi vì các công
ty chủ yếu là cung cấp nguồn hàng và phân phối đi. Quản lý sử dụng thuốc tập
trung ở các hiệu thuốc bán lẻ và các bệnh viện mà công ty cung ứng. Các tiêu
chí khi đánh giá tình hình sử dụng thuốc ở công ty là việc hướng dẫn sử dụng
thuốc và việc kê đơn. Từ tình hình sử dụng thuốc ở bệnh viện và các hiệu
12
thuốc từ đó công ty thu thập được những thông tin phản hồi trực tiếp của
nguời bệnh để điều chỉnh công tác cung ứng của mình [25].
1.2.Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới
Thế kỷ 20 với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ, nền kinh
tế thế giới phát triển, cùng vói hoạt động Marketing, sản lượng thuốc tăng
bình quân 15% trong 1 năm. Với gần 2.000 hoạt chất, gần 100.000 biệt dược,
nghiên cứu hơn 800 kháng sinh. Nhiều thuốc mới ra đời nên nhiều bệnh nguy
hiểm, các dịch lớn đã được dập tắt, tuổi thọ trung bình tăng lên (33 tuổi năm
1940 - 72 tuổi năm 2003)

Theo số liệu thống kê trong những năm qua giá trị thuốc sử dụng trên
thế giới tăng một cách mạnh mẽ. Các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới,
tập đoàn đa quốc gia, chi phối hoạt động cung ứng thuốc trên toàn thế giới và
chiếm thị phần chủ yếu. Sự phát triển của thị trường dược phẩm thể giới được
thể hiện qua doanh số bán thuốc hàng năm.
Bảng 1.1: Doanh số bán thuốc trên thế giới
____________________________
Đơn vị: Tỷ USD
2000
2001 2002
2003
2004
Doanh số
364,5 371,9
400,6
466,3
550,0
Tỷ lệ tăng (%) (nhịp
liên hoàn
100,0 102,9
106,8 116,4 117,9
(Nguồn: IMS World Review 2004 -11
4S Health)
Tuy nhiên, tình hình cung ứng thuốc trên thế giới vẫn còn nhiều tồn tại.
Sự phân bố không đồng đều về tiêu thụ thuốc giữa các nước trên thế giới. Đó
là các nước nghèo chiếm phần lớn dân số nhưng tiền thuốc tiêu thụ rất ít. Qua
nhiều năm thì sự chênh lệch càng lớn dần. Năm 1998, dân nghèo chiếm 75%
dân số thế giới và 21% tiền thuốc nhưng năm 2002 dân nghèo chiếm 82%
nhưng tiền thuốc chỉ là 15% [13].
Các khu vực có kinh tế phát triển chiếm phần lớn doanh số bán thuốc

của toàn thế giới, đặc biệt là Châu Mỹ chiếm hơn 50%, tiếp theo là các nước
trong khối EU, Nhật bản.
13
Bảng 1.2: Doanh số bán theo khu vực trên thế giới năm 2002
Khu vực
Doanh số (Tỷ USD)
% So với toàn cầu
Châu Mỹ
203,7
51,0
EU
90,6
22,6
Châu Âu
11,3
2,8
Nhật Bản
46,9
11,7
Châu Mỹ La tinh
16,5
4,1
Châu Á, Úc, Phi
31,1
7,8
(Nguồn: IMS World Review 2004 - IMS Health)
Ở các nước công nghiệp hiện nay, mức tiêu thụ thuốc trên đầu người
dân lên tới 400 USD/năm (Nhật Bản) gấp 10 lần tiêu thụ bình quân của thế
giới và gấp 40 lần tiêu thụ bình quân của các nước đang phát triển. Theo tổ
chức y tế thế giới WHO cho đến năm 1995 vẫn có 50% dân số thế giới vẫn

không được chăm sóc sức khỏe khi mắc các bệnh thông thường nhất và không
có TTY khi cần thiết.
Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc mới ra đời đồng thời cũng rút ngắn vòng
đời của thuốc một cách bất hợp lý do đẩy mạnh hoạt động thương mại. Chi phí
cho hoạt động Marketing và nghiên cứu cho một sản phẩm từ 300 - 800 tỷ
USD chiếm gần một nửa tổng chi phí của một thuốc mới ra đời [12],[16].
1.3. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam
1.3.1 Khả năng cung ứng thuốc
Mạng lưới cung ứng thuốc rộng khắp, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thuốc của cộng đồng. Tính đến 6/2005 nước ta có 680 công ty TNHH,
CTCP, DNTN, 11500 đại lý bán lẻ thuốc, 8650 nhà thuốc tư nhân và hơn 8760
quầy thuốc thuộc trạm y tế, trung bình một điểm bán thuốc phục vụ khoảng
2000 dân vì thế người dân không gặp khó khăn trong việc mua thuốc.
Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người
dân, phù hợp với khả năng chi trả. Thuốc nội ngày càng đa dạng về chủng
loại, mẫu mã, công nghệ bào chế và chất lượng được nâng cao, giá trị sản xuất
14
trong nước ngày càng tăng. Đến năm 2004 đạt 306 triệu USD (tăng 26% so
với năm trước), chín tháng đầu năm 2005 đạt 288 USD (tăng 13%) so với
cùng kỳ năm trước); giá trị xuất khẩu chín tháng đầu năm 2005 đạt 14 triệu
USD (tăng 13% so với cùng kỳ). Thuốc sản xuất trong nước chiếm 43% thị
trường thuốc Việt Nam [9], [10], [17], [18]
Theo số liệu từ Cục quản lý Dược đến hết năm 2004 tổng số thuốc đăng
ký là 7659 trong đó tân dược với 4000 chế phẩm của 401 hoạt chất. Trong số
hoạt chất sử dụng có 213 hoạt chất (chiếm 62%) thuốc thuộc danh mục TTY
và chiếm khoảng 33% danh mục thuốc chủ yếu dùng trong cơ sở điều trị.
Trong khi đó thuốc nước ngoài đăng ký lưu hành tại Việt Nam tính đến năm
2003 khoảng 4353 thuốc và có 902 hoạt chất [10].
Các công ty sản xuất trong nước đã đầu tư dây chuyền sản xuất và đã
đạt chứng nhận tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP). Đến

23/9/2005 cả nước có 174 cơ sở sản xuất tân dược trong đó có 54 cơ sở đạt
GMP và 8 cơ sở đạt GMP - WHO, phấn đấu đến hết năm 2005 tất cả các cơ sở
sản xuất thuốc tân dược đều đạt tiêu chuẩn GMP [4].
Tuy nhiên, thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu
điều trị; vẫn phải nhập khẩu các thuốc chyên khoa đặc trị, các dạng bào chế
đặc biệt từ nước ngoài (chiếm 53%). Đến tháng 6/2005 có 59 đơn vị nhập
khẩu trực tiếp (19 đơn vị nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất) và khoảng
600 công ty TNHH hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm. 6 tháng đầu
năm nhập khẩu 320 triệu 350 ngàn USD chủng loại thuốc nhập khẩu tập trung
vào chủ yếu các thuốc kháng sinh, thuốc bổ, hạ nhiệt, giảm đau, cơ cấu thuốc
nhập khẩu không cân đối với mô hình bệnh tật ở Việt Nam [17], [18].
1.3.2 Những tồn tại trong việc cung ứng thuốc
Trong những năm qua hệ thống cung ứng thuốc của nước ta đã có
những bước phát triển, đáp ứng được một phần nhu cầu điều trị của nhân dân.
Tuy nhiên hệ thống cung ứng thuốc vẫn còn nhiều bất cập.
15
Mạng lưới cung ứng thuốc còn qua nhiều tầng nấc trung gian, lạc hậu
nên khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc còn hạn chế, quá trình phân phối thuốc
vòng vèo đẩy giá thuốc tăng cao. Các quy chế chuyên môn chưa hợp lý, không
phù hợp với thực tế, không khả thi, khó khăn trong việc thực hiện, đặc biệt
trong các hệ thống cung ứng thuốc tư nhân.
Số lượng thuốc trên thị trường nhiều, bao gồm cả thuốc ngoại và thuốc
nội dẫn đến các công ty khó khăn trong việc lựa chọn thuốc cung ứng để làm
sao vừa có hiệu quả kinh tế và vừa đáp ứng với công tác chăm sóc sức khỏe
cho cộng đồng, đồng thời nó cũng gây khổ khăn trong việc kê đơn của bác sĩ.
Mặc dù tiền thuốc bình quân trên đầu người tăng qua các năm, năm
2000 là 6,0 USD, năm 2003 là 7,6 USD và năm 2004 là 8,3 USD nhưng nó
vẫn còn thấp so vói khu vực và trên thế giới (tiền thuốc bình quân trên thế giới
là 40-60 USD) [18].
Sử dụng thuốc không an toàn hợp lý cũng là một thách thức của hệ

thống cung ứng thuốc của nước ta. Theo một điều tra tại các tỉnh Hà Tây, Phú
Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, trên 828 lượt bán thuốc có 26,27% người dân mua
theo đơn. Số người tự quyết định mua chiếm 41,79% tổng số người mua và
mua theo sự chỉ dẫn của người bán chiếm 34,54% [20],[21].
Việc tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc cũng khồng được coi trọng, 82,2%
người bệnh không tuân thủ hoàn toàn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sự dụng
thuốc, mua thuốc quá tự do, không có sự chỉ dẫn của thầy thuốc đã gây ra
nhiều hậu quả như kháng thuốc, lệ thuộc thuốc, tai biến khi dùng thuốc, về kê
đơn thuốc: 82,9% bệnh viện thực hiện kê đơn theo tên gốc cho người bệnh
ngoại trú, 98,4% bệnh viện có mẫu đơn quy định [20]
1.4. Vài nét về Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phẫn Dược Trung Ương Mediplantex đã có một quá trình
hình thành và phát triển trên 30 năm với nhiều biến động lớn.
16
Công ty được thành lập năm 1958 vói tên gọi là Công ty Thuốc nam
thuốc bắc Trung ương thuộc bộ ngoại thương; là đơn vị kinh doanh, buôn bán
các mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán, giống cây trồng, dược
liệu, nhằm phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh, sản xuất, xuất khẩu của
nhà nước.
Từ năm 1968 đến năm 1971 công ty đổi tên thành Cục dược liệu trực
thuộc Bộ Y tế.
Đến năm 1971, theo quyết định số 170 ngày 4/1/1971 của Bộ trưởng Bộ
Y tế công ty đổi tên thành Công ty dược liệu cấp 1 thuộc Bộ y tế để phù hợp
với ngành nghề kinh doanh của công ty và sự phát triển của đất nước.
Đến năm 1985, công ty đổi tên thành Công tỵ Dược liệu Trung ương 1,
tên giao dịch quốc tế là Central Medicant Plant Company No 1 thuộc liên hiệp
các xí nghiệp dược Việt Nam (nay là Tổng công ty Dược Việt Nam).
Ngày 9/12/1993, do yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, Bộ trưởng
Bộ y tế đã ra quyết định số 95 (QĐ 95/BYT) về việc bổ sung ngành nghề kinh

doanh chủ yếu cho Công ty Dược liệu Trung Ương 1, kinh doanh thành phẩm,
thuốc tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì, hương liệu, mỹ liệu để hỗ
trợ cho việc phát triển dược liệu. Được sự quan tâm của Bộ Y tế, Tổng công ty
Dược, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.
Theo quyết định số 4410/ QĐ BYT ngày 07/12/2004 của Bộ Y tế công
ty được cổ phần hóa với tên gọi Công ty cổ phần Dược Trung ương
MEDIPLANTEX tên giao dịch quốc tế là Mediplantex National
Pharmaceutical Joint - Stock Company viết tắt MEDIPLANTEX trực thuộc
Tổng công ty Dược Việt Nam
1.4.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được mô tả ở hình 1.4 trang 18.
17
Hình 1.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
18
1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ công ty
Công ty cổ phần dược Trung Ương MEDIPLANTEX là một tổ chức
kinh tế hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng
ngoại thương Việt Nam, có con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định.
Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty là khắp địa bàn cả nước và ở một
số nước. Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt
hàng tân dược, đông dược, dược liệu, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, bao bì, sản
phẩm dinh dưỡng và các mặt hàng khác.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Tuân thủ các chính sách của nhà nước
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế
hoạch mà công ty đề ra và thích ứng với nhu cầu thị trường vể mặt hàng tân
dược cũng như đông dược.
- Thực hiện công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ
môi trường.
- Thực hịên đầy đủ các quyền lợi của cán bộ công nhân viên theo luật

lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội.
1.4.4 Chiến lược phát triển của công ty
- Công ty luôn chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, cơ sở sản xuất đạt
tiêu chuẩn GMP.
- Công ty sẵn sàng tạo điều kiện, hợp tác sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu với tất cả các bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty có quan hệ
thương mại và hợp tác với hơn 26 quốc gia ở khắp châu lục.
- Công ty đã tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài khoa học: nghiên cứu
tổng hợp thuốc điều trị ung thư Ciplastin - đề tài cấp nhà nước từ 2001-2005;
điều chế 5 Fluoracil làm thuốc điều trị ung thư - đề tài cấp nhà nước theo NĐ
119 CP từ 2003 - 2005; nghiên cứu sản xuất Glucosamin Sulfat làm thuốc điều
trị viêm khớp và chống thoái hóa xương khớp, đề tài cấp Bộ 2001 - 2005.
19
* Nghiên cứu triển khai sản phẩm mới
- Nghiên cứu và phát triển mạnh các thuốc có nguồn gốc thảo dược, có
dạng bào chế hiện đại, tác dụng tốt và ít tác dụng phụ.
- Nghiên cứu đưa vào sản xuất các dạng thuốc kết hợp có chứa dẫn chất
của artemisinin theo khuyến cáo của WHO để tránh kháng thuốc với các
thuốc thông thường.
- Nghiên cứu sản xuất thuốc chống ung thư, ức chế HIV, các thuốc
chuyên khoa như tiểu đường, chống lão hóa, chống viêm gan B, tăng cường
khả năng miễn dịch và sinh lý. Đưa dây chuyền sản xuất cephalosporin dạng
viên và dạng tiêm vào hoạt động.
Năm 2006, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, gieo trồng dược liệu, hợp
tác với các nước để khai thác nguồn nguyên liệu và tinh dầu phục vụ sản xuất
và xuất khẩu, xúc tiến hoàn thiện dây truyền sản xuất thuốc tân dược mới theo
tiêu chuẩn GMP - WHO và đưa vào sản xuất trong quý II năm 2006.
Với đề tài: “ Nghiên cứu nguồn thuốc cung ứng của công ty cổ phần
Dược TW Mediplantex” chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra những ý kiến đề xuất,
góp phần cho công tác quản lý cung ứng thuốc của công ty ngày càng tốt hơn

và để tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.
20

×