Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Phân tích và đánh giá hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện nhi nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 51 trang )

B ộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐlỂư TRỊ BỆNH VIỆN NHI
NGHỆ AN
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 2001-2006)
Người hướng dẫn : Th.s. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý kinh tê dược
Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Nhi Nghệ An.
Thời gian thực hiện : Từ 2/2006 đến 5/2006
HÀ NỘI, THÁNG 5 - NĂM 2006
■ jẠlll
‘Y
<3
m
\ c i

;
S S È S S S B B ấ :
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thâỳ cô, gia đình và bạn
bè. Những giúp đỡ quý báu ấy đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này, đồng
thời cũng cho tôi hiểu thêm rất nhiều điều về cách tư duy trong côm> việc
và ứng xử trong cuộc sông. Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
Th.s NGUYỄN TH Ị THANH HƯƠNG, giáo viên trực tiếp hướng
dẫn tôi làm khoá luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu trường đại học Dược


Hà Nội, ban giám đốc bệnh viện Nhi Nghệ An và các thầy cô bộ môn
Quản lý kinh tế dược đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khoá luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên, khích lệ
tôi rất nhiêu để tôi có thêm sự miệt mài trong nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2006
Sinh viên: Nguyễn Thị Thương
MỤC LỤC
Tran í’
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Hội đồng thuốc và điều trị 2
1.1.1. Sự cần thiết thành lập Hội đồng thuốc và điều trị
2
1.1.2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của HĐT&ĐT 2
1.1.2.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị 2
1.1.2.2. Chức năng 3
1.1.2.3. Nhiệm vụ 3
1.1.2.4. Tổ chức hoạt động 3
1.1.3. Hội đồng thuốc và điều trị ở Việt Nam 4
1.2. Danh mục thuốc bệnh viện 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Quy trình xây dựng DMT bệnh viện 5
1.2.2.1. Mục đích xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 5
1.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn thuốc xây dựng DMT bệnh viện [6]

6
1.2.2.3. Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 6
1.3. Thông tin thuốc. Mối quan hệ giữa Bác sĩ - Dược sĩ - Điều dưỡng

7

1.3.1. Thông tin thuốc trong bệnh viện 7
1.3.1.1. Hệ thống thông tin thuốc quốc gia 7
1.3.1.2. Tầm quan trọng của thông tin thuốc 9
1.3.1.3. Tiêu chí về thông tin "Chất lượng"
9
1.3.1.4. Các nguồn thông tin 9
1.3.1.5. Nội dung thông tin thuốc 10
1.3.2. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện 10
1.3.2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh
viện 11
1.3.2.2. Triển khai tại bệnh viện Nhi Nghệ An 12
1.3.3. Thiết lập mối quan hệ Bác sĩ - Dược sĩ - Điều dưỡng 12
1.4. Hệ thống hoá một sô văn bản pháp quy chính yếu quản lý Bệnh viện

13
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 16
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 16
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cưú 16
2.2.1. Phương pháp hồi cứu 16
2.2.2. Phương pháp mô tả: 16
2.2.3. Phương pháp trình bày nghiên cứu: 17
2.3. Phương pháp xử lý sô liệu 17
PHẦN 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 18
3.1. Tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT bệnh viện Nhi Nghệ An 18
3.2. Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 18
3.3. Mua thuốc 20
3.4. Tổ chức thông tin thuốc 22

3.3.1. Đơn vị thông tin 22
3.4.2. Cung cấp thông tin 23
3.4.3. Kết quả hoạt động 23
3.5. Tập huấn kiến thức sử dụng thuốc 24
3.6. Quy trình giao phát thuốc 25
3.7. Giám sát ADR 27
3.8. Giám sát kê đơn 27
3.8.1. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại nhập tại bệnh viện

27
3.8.2. Bình bệnh án, đơn thuốc 28
PHẦN 4: BÀN LUẬN 32
4.1. Tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 32
4.2. Xây dựng danh mục thuốc: 33
4.3. Đấu thầu thuốc 35
4.4. Thông tin thuốc 36
4.5. Giám sát kê đơn 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT Ý KIÊN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC HÌNH
STT Hình
Tên hình
Trang
1
Hình 1.1 Quy trình xây dựng DMTBV
7
2
Hình 1.2 Hệ thống thông tin thuốc quốc gia
8
3

Hình 1.3 Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng
12
4
Hình 3.4
Quy trình xây dựng DMT bệnh viện
19
5
Hình 3.5 Quy trình tổ chức đấu thầu tập trung tại sở Y tê tỉnh
20
6
Hình 3.6
Tiến trình xử lý thông tin ở bệnh viện nhi nghệ an
24
7
Hình 3.7
Quy trình lĩnh, chia thuốc, phân phát thuốc cho các
khoa phòng
25
8
Hình 3.8
Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện
26
9
Hình 3.9
Biểu đồ về tỷ lệ % mặt hàng thuốc trong bệnh viện
27
10
Hình 3.10
Biểu đồ về tỷ lệ % bệnh án sai phạm qua 5 năm
29

11 Hình 3.11
Biểu đồ về tỷ lệ % đơn thuốc sai phạm trong 5 năm
30
12
Hình 3.12
Biểu đồ về kết quả kiểm tra kê đơn
31
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1
Những tồn tại và giải pháp trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện.
11
2
Bảng 3.2
Tỷ lệ sử dụng thuốc trong bệnh viện.
27
3 Bảng 3.3
Tỷ lệ % bệnh án sai phạm qua 5 năm.
29
4
Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra bệnh án quý 4 - năm 2005.
29
5
Bảng 3.5
Tỷ lệ % đơn thuốc sai phạm qua 5 năm.
30
6

Bảng 3.6
Kết quả kiểm tra đơn thuốc quý 4 - năm 2005.
30
7 Bảng 3.7
Đơn xin bổ sung thuốc mới vào danh mục thuốc,
bệnh viện
35
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ADR
Adverse drug reaction.
BHYT
Bảo hiểm y tế.
BYT
Bộ Y tế
DMT
Danh mục thuốc.
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh viện.
DMTTY
Danh mục thuốc thiết yếu.
HĐT&ĐT
Hội đồng thuốc và điều trị.
MHBT
Mô hình bệnh tật.
TTY Thuốc thiết yếu.
TW
Trung ương
ĐẶT VẤN ĐỂ
Sử dụng thuốc chưa hợp lý là một vấn đề tương đối phổ biến tại tất cả các
tuyến chăm sóc y tế, đặc biệt là tại bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Việc

dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý là nguyên nhân làm tăng đáng kê chi phí
cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm. Tinh
trạng này có thể khắc phục hoặc giảm thiểu nếu áp dụng một số nguyên tắc đơn giản
trong quản lý và sử dụng thuốc. Vì mục đích trên, BYT đã ban hành thông tư 08/TT-
BYT ngày 4/7/1997 hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT.
Đây là một diễn đàn, trong đó có nhiều thành phần cùng tham gia, đóng góp ý kiến
và phối hợp hành động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc y tế tại bệnh viện và cơ
sở khám chữa bệnh.
ở Việt Nam, theo kết quả thống kê cho thấy: tính đến hết năm 1998 đã có 97%
bệnh viện trong cả nước thành lập HĐT&ĐT [6], đến nay 100% bệnh viện đã thành
lập HĐT&ĐT. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí hạn hẹp, thêm vào đó Dược sĩ lâm
sàng trong bệnh viện còn thiếu nên hoạt động của HĐT&ĐT chưa đem lại hiệu quả
cao. Bệnh viện Nhi Nghệ An cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Xuất phát từ những tồn tại và khó khăn trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
" PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ
ĐIỂU TRỊ BỆNH VIỆN NHI NGHỆ AN" với các mục tiêu sau:
/. Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT ở bệnh viện Nhi
Nghệ An.
2. Đánh giá các hoạt động của HĐT&ĐT bao gồm: Xây dựng DMTBV; Tổ
chức đấu thầu thuốc trong bệnh viện; Quy trình giao phát thuốc; Giám sát kê
đơn; Theo dõi ADR; Tổ chức thông tin; Nghiên cứu khoa học; Thiết lập mối
quan hệ Bác sĩ - Dược S Ĩ-Y tá.
Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của HĐT&ĐT Bệnh viện Nhi Nghệ An.
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐlỀU TRỊ.
1.1.1. Sự cần thiết thành lập Hội đồng thuốc và điều trị [16].
Thuốc thiết yếu là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng và
nâng cao sức khoẻ cho người bệnh và thường chiếm từ 20 - 40% của tổng ngân sách

dành cho Y tế ở nhiều nước đang phát triển. Chi phí ngày càng tăng và thiếu nguồn
lực khiến hệ thống Y tế không có đủ khả năng cung ứng số lượng thuốc cần thiết
đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Thêm vào đó, việc quản lý và sử dụng
thuốc không hiệu quả, không hợp lý còn phổ biến. Mà nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng này có thể là do thiếu chú trọng tới công tác giáo dục, đào tạo cho nhân
viên Y tế, thiếu đào tạo liên tục và giám sát thường xuyên hoặc thiếu thông tin cập
nhật, đáng tin cậy và không thiên lệch về thuốc.
Hiện nay việc thực hành kê đơn không tuân theo các hướng dẫn điều trị, người
bệnh không tuân thủ sự tư vấn của thầy thuốc, lựa chọn thuốc không hợp lý là những
vấn đề nổi cộm, cấp bách dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc không an toàn - hợp lý,
vì vậy mà hiệu quả điều trị thấp. Nguyên nhân là do thiếu một diễn đàn ở đó có sự
tham gia của các Dựơc sỹ, nhà lâm sàng và nhà quản lý bàn bạc với nhau để tìm ra
biện pháp cân bằng giữa yêu cầu chất lượng và những eo hẹp về tài chính. Ngoài ra
còn có những bất đồng giữa thầy thuốc kê đơn và bộ phận quản lý tài chính về việc
mua thuốc. Vì thế, HĐT&ĐT là một diễn đàn để tập hợp các bên liên quan nhằm
đưa ra quyết định về sử dụng thuốc và duy trì ở nhiều cấp độ khác nhau trong hệ
thống chăm sóc y tế từ tuyến huyện (tại cơ sở chăm sóc ban đầu) cho tới bệnh viện
lớn và các cơ sở khám chữa bệnh tầm cỡ quốc gia.
1.1.2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của HĐT&ĐT[5].
1.1.2.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị.
❖ Hội đồng thuốc và điều trị gồm 5 đến 15 người, tuỳ theo hạng bệnh viện, hoạt
động theo chế độ kiêm nhiệm, do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập.
♦♦♦ Thành phần :
2
- Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị: là giám đốc hoặc phó giám đốc phụ
trách chuyên môn.
- Phó chủ tịch Hội đổng kiêm uỷ viên thường trực là Dược sỹ đại học, trưởng
khoa Dược bệnh viện.
- Thư ký Hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
- Ưỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều

dưỡng). Trưởng phòng hành chính kế toán là uỷ viên không thường xuyên. Bệnh
viện hạng I, hạng II có thêm uỷ viên dược lý.
1.1.2.2. Chức năng.
■ Tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị.
Thực hiện tốt chính sách Quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
1.1.2.3. Nhiệm vụ.
■ Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng,
quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện.
■ Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt danh mục thuốc dùng cho bệnh viện.
■ Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt qui trình cấp phát thuốc, theo dõi
dùng thuốc đồng thời giúp giám đốc kiểm soát, theo dõi việc thực hiện khi qui trình
trên được phê duyệt.
■ Giám sát kê đơn.
■ Tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc
trong bệnh viện.
■ Tổ chức thông tin thuốc.
■ Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc.
■ Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ với bác sỹ kê đơn và y
tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh.
1.1.2.4. Tổ chức hoạt động.
■ Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần. Họp bất thường
do giám đốc bệnh viện yêu cầu hoặc do chủ tịch hội đồng triệu tập.
■ Chuẩn bị nội dung:
3
- Phó chủ tịch kiêm uỷ viên thường trực Hội đồng thuốc và điều trị chuẩn bị
các hổ sơ tài liệu về thuốc cho các buổi họp của hội đồng.
- Tài liệu được gửi cho các thành viên của hội đồng nghiên cứu trước.
- Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản, uỷ viên
thường trực tổng kết trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và quyết định thực hiện.
■ Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 3-6-9 và 12 tháng.

1.1.3. Hội đồng thuốc và điều trị ở Việt Nam.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, tiếp thu những khoa học kỹ
thuật tiên tiến để phát triển. Ngành Y tế cũng đang cố gắng hoà nhập với các nước
trong khu vực và thế giới. Nắm bắt kịp với tiến bộ mới trong quản lý sử dụng thuốc
của thế giới, ban tư vấn sử dụng kháng sinh thành lập tiểu ban nghiên cứu xây dựng
HĐT&ĐT do PGS - TS Nguyễn Thành Đô phụ trách vào năm 1997 [10].
Tiểu ban đã tham khảo nhiều sách nước ngoài và xây dựng thí điểm Hội đồng
thuốc và điều trị ở 3 bệnh viện: BV Phụ Sản Hà Nội, BV đa khoa Ninh Bình, BV đa
khoa Hà Tây từ tháng 7/1996 đến tháng 3/1997. Qua xây dựng thí điểm, tiểu ban
thấy mô hình hội đồng thuốc và điều trị rất phù hợp với tình hình thực tế ở Việt
Nam. Sau khi xây dựng thí điểm hiệu quả điều trị tăng rõ rệt, chí phí về tiền thuốc
giảm hẳn.
Từ những nghiên cứu này Bộ Y tế đã ban hành Thông tư sô 08/BYT-TT ngày
4/7/1997 hướng dẫn việc tổ chức chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị
tại bệnh viện để thực hiện chỉ thị 03/BYT- CT ngày 25/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Y
tê về việc chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
[4].
Sau khi Bộ Y tế ra thông tư hướng dẫn, tiểu ban đã phổ biến hướng dẫn xây
dựng HĐT&ĐT rộng khắp trong cả nước từ tháng 8/1997 đến tháng 10/1997. Nhằm
thực hiện thông tư, chỉ thị của Bộ Y tế, tiểu ban đã tiếp tục nghiên cứu, triển khai
hoạt động của HĐT&ĐT ở 3 bệnh viện: Bệnh viện Thanh Oai - Hà Tây, Bệnh viện
Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 7/.1997 đến
tháng 5/ 1998. Nhưng chỉ đến hết năm 1997 đã có 65% số bệnh viện trong cả nước
thành lập HĐT&ĐT và đến hết năm 1998 có 97% bệnh viện đã thành lập [11].
4
Qua một thơi gian nghiên cứu và thực hiện, Hội đồng thuốc và điều trị ở Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể [14]. Tính đến hết năm 2005 có:
- 97% HĐT&ĐT xây dựng DMT bệnh viện.
- 76% bệnh viện tổ chức đấu thầu, vận chuyển, kiểm nhập cấp phát thuốc
theo đúng quy định.

- 78% khoa dược đưa thuốc xuống khoa lâm sàng, trong đó 64% khoa Dược
cấp phát tại 100% các khoa lâm sàng.
- 90% bệnh viện quản lý sử dụng thuốc độc, nghiện, hướng tâm thần theo
đúng quy chế.
- 94% thực hiện kiểm kê định kỳ, không để thuốc thừa, quá hạn, báo cáo
theo đúng quy định.
-81% bệnh viện đảm bảo thực hành bảo quản thuốc.
- 79% nhà thuốc bệnh viện hoặc nhà thuốc của công ty Dược trong khuôn
khổ hoạt động đúng quy chế hiện hành.
- 93% bệnh viện có theo dõi báo cáo ADR.
- 79% bệnh viện có hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện.
1.2. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN [6][15]
1.2.1. Khái niệm
"DMT Bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thoả mãn nhu cầu
khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện Y học dự phòng của bệnh viện phù hợp với
MHET, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng Bệnh viện và khả
năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong một phạm vi thời gian, không
gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn có sẵn bất cứ ỉúc nào với số
lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải chăng”.
1.2.2. Quy trình xây dựng DMT bệnh viện.
1.2.2.1. Mục đích xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
- Để đảm bảo hiệu lực an toàn và các yêu cầu khác trong điều trị.
- Hướng cộng đồng và xã hội sử dụng TTY. Các thành phần kinh tê tích cực
tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng TTY.
5
- Đảm bảo quyền lợi được điều trị bằng thuốc của người bệnh, quyền lợi được
chi trả tiền thuốc của người có thẻ bảo hiểm Y tế.
- DMT Bệnh viện phải đáp ứng được nhu cầu điều trị tại Bệnh viện.
1.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn thuốc xây dựng DMT bệnh viện [6].
■ Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị:

- Dựa trên tài liệu đầy đủ và từ nguồn tin cậy
- Thuốc đã được chứng minh có hiệu quả điều trị
- Lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất.
■ Thuốc có độ an toàn:
- Dựa trên tài liệu đầy đủ và đáng tin cậy để phân tích nguy cơ/ lợi ích và chọn
thuốc có tỷ lệ nguy cơ/lợi ích phù hợp nhất để đưa vào danh mục.
- Thuốc ít phản ứng có hại.
■ Thuốc đảm bảo chất lượng:
- Thuốc có tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ (kể cả độ ổn định và sinh khả dụng).
- Lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản
xuất thuốc (GMP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).
■ Thuốc có giá cả hợp lý:
- Thuốc có giá hợp lý với hiệu quả điều trị (dựa trên dữ liệu đầy đủ và tin cậy
để phân tích).
- Thuốc mang tên gốc (generic name).
- Thuốc gốc (generic Drug- Thuốc hết thời gian bảo quyền của công ty).
1.2.2.3. Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
■ Căn cứ xây dựng DMT bệnh viện:
- Mô hình bệnh tật tại bệnh viện.
- Phác đồ điều trị, thống kê nhu cầu sử dụng thuốc tại các khoa phòng
- Các thống kê chi phí thuốc.
- Danh mục thuốc thiết yếu, danh mục dùng cho các cơ sở khám chữa bệnh,
danh mục thuốc bảo hiểm Y tế.
- Khả năng kinh phí của bệnh viện.
6
■ Quy trình xây dựng DMT:
Hình 1.1: Quy trình xây dựng DMT bệnh viện.
1.3. THÔNG TIN THUỐC. M ối QUAN HỆ GIỮA BÁC s ĩ - Dược sĩ -
ĐIỂU DƯỠNG.
1.3.1. Thông tin thuốc trong bệnh viện [6,12]

1.3.1.1. Hệ thông thông tin thuốc quốc gia
7
- Tổ chức y tế thếgiới.
- Các hội chuyên môn.
Bộ Y Tế
Cục quản lý
Dươc
Vụ điều trị
Trung tâm
TTT
Trung tâm
ADR
Hệ thống Bệnh viện.
HĐT &ĐT Bệnhviện.
Chương
trình
giám sát
tính
kháng
thuốc
của vi
khuẩn
- Đơn vị TTT Bệnhviện.
Trung
tâm
chống
độc
quốc
gia
Tư vấn về

thuốc cho thầy
thuốc và điều
dưỡng.
Giáo dục dùng
thuốc cho
người bệnh
TTTcho
Bệnh viện
tuyến dưới
Hình 1.2: Hệ thống thông tin quốc gia.
8
1.3.1.2. Tầm quan trọng của thông tin thuốc.
Thuốc(D) = Sản phẩm(S) + Thông tin(I).
Thông tin thuốc nhằm mục tiêu:
- Đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.
- Tăng cường sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
- Phục vụ mục đích giám sát và đánh giá.
- Phục vụ quyết định giám sát và kịp thời.
- Nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên và thời gian
1.3.1.3. Tiêu chí về thông tin "Chát lượng".
- Khách quan.
- Có giá trị khoa học.
- Dựa trên bằng chứng cập nhật.
1.3.1.4. Các nguồn thông tin.
- Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về thuốc, từ các cơ sở dữ liệu quốc
tế, tạp chí và sách tham khảo, cho đến các nguồn thông tin quốc gia và khu vực về
thuốc, các hướng dân điều trị và tập san.
- Một số nguồn mang tính thương mại, một số nguồn khác không mang tính c
thương mại. Thông tin có thể dạng nói hoặc viết, ghi trên bảng từ hoặc video, có trên
mạng (giao tiếp tương tác với cơ sở dữ liệu máy tính trung tâm ) hoặc trên đĩa CD -

ROM (Compact Disk Read - Only Memory, đĩa Compact mang thông tin có thể truy
cập được qua máy tính ).
- Thông tin thuốc gồm các nguồn chủ yếu sau:
+ Thông tin từ sách.
+ Danh mục Quốc gia về TTY và các hướng dẫn điều trị.
+ Bảng thông tin thuốc.
+ Các tạp chí Y học.
+ Thông tin nói.
+ Các trung tâm thông tin thuốc.
+ Thông tin vi tính hoá.
+ Các nguồn thông tin từ ngành công nghiệp Dược phẩm.
9
+ Các Website thông tin thuốc.
1.3.1.5. Nội dung thông tin thuốc.
1. Phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc.
2. Các khuyến cáo về: liều dùng, Dược động học và sinh khả dụng. So sánh giữa
các thuốc dưới các tên biệt dược và các báo cáo thẩm định thuốc.
3. Các thông tin về:
- Điều trị: Cách xử trí, điều trị trong trường hợp dùng thuốc quá liều và ngộ
độc do dùng thuốc. Thuốc thay thế khi người bệnh không đáp ứng với thuốc đang
điều trị.
- Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các hội đồng thuốc và điều
trị tuyến trên cho tuyến dưới và thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.
4. Các thông báo:
- Những thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Những thuốc đã bị thu hồi và bị cấm ở Việt Nam và các nước.
1.3.2. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện [7].
Thực hiện quyết định số 112/2001/QĐ-TTG ngày 25/7/2001 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Đề án " Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
giai đoạn 2001-2005 và hướng tới Chính phủ điện tử' Ngành Y tế đã khẩn trương

tích cực triển khai công tác này với định hướng chiến lược là thực hiện công tác hoá
quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ bằng công nghệ
thông tin thống nhất trong toàn Ngành Y tế. Trong đó, việc tin học hoá quản lý bệnh
viện là một nhiệm vụ trọng tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong Đề án tin học hoá ngành
Y tế giai đoạn 2001-2005.
Hệ thống tin học hoá trong bệnh viện gồm các nội dụng:
- Hệ thống tin trong bệnh viện: là cơ sở hạ tầng để chia sẻ quản lý thông tin về
sức khoẻ tương lai hoà mạng trên toàn quốc.
- Các hệ thống tin lâm sàng: trợ giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
- Các hệ thôhg tin dược học: dùng cho việc viết đơn và phân phối, cấp phát
thuốc.
10
1.3.2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện [17].
Công nghệ thông tin y tế ở nước ta đã từng bước thu được kết quả ban đầu
đáng khích lệ. Tuy nhiên do mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, thực trạng ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện còn phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Để đảm bảo mục tiêu chung phấn đấu đến năm 2005 hệ thống các bệnh viện
trong toàn quốc đều triển khai được ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
bệnh viện và nối mạng thông suốt với Bộ Y Tế, Bộ Y tế đã đưa ra một số giải pháp:
Bảng 1.1: Những tồn tại và giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bệnh viện.
Tồn tại Giải pháp
1. Sự phát triển công nghệ thông tin trong
quản lý bệnh viện còn tản mạn mạnh ai nấy
làm, thiếu đồng bộ và chưa đồng nhất. Thiếu
sự chỉ đạo cụ thể kịp thời, và thống nhất trên
toàn quốc của Bộ Y Tế trong vấn đề triển
khai lắp đặt.
2. Các phần mềm khác nhau, xây dựng cơ sở
dữ liệu khác nhau nên không thể ghép nối với

nhau được, thậm chí các báo cáo biểu mẫu
cũng khác nhau nên khó trao đổi thông tin.
3. Sau này nếu Bộ Y Tế muốn nối mạng quản
lý đồng bộ tất cả các bệnh viện trên toàn
quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình
đang dùng ở một vài bệnh viện hiện nay sử
dụng cơ sở dữ liệu không phải là mã nguồn
mở, nếu trong tương lai bị đòi bản quyền (chi
phí rất cao) Bệnh viện hay nhà cung cấp
chương trình ai là nhà thanh toán??
1. Lập dự án ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý bệnh viện
theo đúng các qui đinh hiên hành,
báo cáo cấp có thẩm quyền xem
xét phê duyệt.
2. Đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ thông tin y tế.
3. Đầu tư phần cứng tuỳ thuộc khả
năng, nhu cầu và qui mô mỗi bệnh
viện.
4. Đầu tư phần mềm: thống nhất
phần mềm, thống nhất cơ sở dữ
liệu.
5. Vấn đề bảo mật thông tin: thông
tin bệnh viện và thông tin riêng của
bệnh nhân.
11
1.3.2.2. Triển khai tại bệnh viện Nhi Nghệ Alt
Hiện nay do kinh phí hạn hẹp bệnh viện chưa triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Dự định trong thời gian sắp tới bệnh

viện sẽ nối mạng quản lý giữa phòng tiếp đơn, Tài chính kế toán, khoa Dược
với phòng khám ngoại trú và nội trú.
1.3.3. Thiết lập mối quan hệ Bác sĩ - Dược sĩ - Điều dưỡng [6,8]
Trong những năm qua ngành Y tế có nhiều nỗ lực trong phục vụ thuốc chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng cung cấp đủ thuốc cho nhu
cầu khám chữa bệnh. Tiền thuốc bình quân đầu người ngày một tăng. Tình hình
cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong khu vực điều trị đã được chấn chỉnh. Tuy
nhiên sử dụng thuốc chưa thật hợp lý. Sử dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng kháng sinh
chưa hợp lý là vấn đề toàn cầu không riêng gì tại Việt Nam. Vì vậy việc thiết lập
mối quan hệ Bác sĩ, Dược sĩ, điều dưỡng là tối cần thiết để giảm thiểu sử dụng thuốc
không hợp lý.
Y văn về thuốc.
Bệnh nhân.
Hình 1.3: Môi quan hệ giữa Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng.
Từ mối quan hệ khăng khít này mà bất cứ một bệnh viện nào cũng có phương
pháp điều trị. Phương pháp điều trị là tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc thực hành
12
những công việc cụ thể và không thể thiếu trong quá trình điều trị. Gọi là: "Hướng
dẫn thực hành điều trị”.
" Hướng dẫn thực hành điều trị". ỉà văn bản chuyên môn có tính chất pháp
lý. Nó đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều
trị học mỗi loại bệnh. Mỗi hướng dẫn thực hành điều trị cố thể có một hoặc nhiều
công thức điều trị khác nhau.
Hướng dẫn thực hành điều trị không thể thiêú trong công tác như:
- Trang bị kiến thức điều trị bệnh dùng cho cán bộ Y tế.
- Nghiên cứu thúc đẩy , áp dụng điều trị học ngày càng tốt hơn.
- Quản lý Dược (phân loại thuốc, xây dựng DMT).
- Là cơ sở để tiến hành sửa đổi phương pháp điều trị bằng thuốc với mục
đích sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kinh tế.
* Theo WHO, một "Hướng dẫn thực hành điều trị" về thuốc bao gồm 4

thông số: Hợp lý, An toàn, Hiệu quả, Kinh tế.
- Hợp lý: Phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại thuốc, thuốc còn hạn sử
dụng.
- An toàn: Các chỉ định không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm
và không tương tác thuốc.
- Kinh tế: Chí phí tiền thuốc ít nhất, tránh chi phí không cần thiết cho thuốc
đắt tiền mà hiệu quả điều trị cũng tương tự.
- Hiệu quả: Dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt
mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định: Tỷ lệ người bệnh được chữa khỏi
tính trên 100 người bệnh được điều trị.
1.4. HỆ THỐNG HOÁ MỘT s ố VẢN BẢN PHÁP QUY CHÍNH YÊU QUẢN
LÝ BỆNH VIỆN [4].
L Lênh sỏ 21/CT ngày 11/7/1989 của CTNCHXHCNVN. ban hành luật
BVSKND.
2. NĐ 23/ HĐBT ngày 21/1/91. bơn hành điều lệ phòng bệnh và chữa bệnh.
3. NQ 37/CP ngày 20/6/96, ban hành CSQG vềTTY.
4. QĐ 2088/QĐ - BYT ngày 6/11/96 của BTBYT Ban hành quy định về y đức.
13
5. Chỉ thi sỏ 03/BYT-CT ngày 25/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tê về việc chấn
chỉnh công tác cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc tại các. Bệnh viện.
6. QĐ 322/QĐ - BYT ngày 28/2/97 BTBYT Ban hành quy chế thông tin
quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người.
7. Thòng tư sô 08/BYT-TT ngày 4/7/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn
việc tổ chức chức năng nhiệm vụ của Hội đổng thuốc và điêìi trị ở bệnh viện để thực
hiện chỉ thị số 03ỈBYT-CT ngày 251211997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh
công tác cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc tại các Bệnh viện.
8. OĐ 1895/BYT OĐngàv 19/9/97 ban hành quy chế bệnh viện và quy chế
công tác khoa nhi.
9. Chỉ thi sỏ 04/1998/ CT-BYT ngày 04/03/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tê vế
việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa

bệnh.
10. OĐ 2412/1998/OĐ - BYTngàv 15/9/1998 của BTBYT. Ban hành quy chế
quản ỉỷ chất lượng thuốc.
11. TT sỏ 13 ngày 15/10/98 hướng dẫn việc tiếp nhận, QL và SD thuốc viện trợ
của nước ngoài vào Việt Nam.
12. TT 12/1999/TT — BYT ngày 24/6/99 hướng dẫn pha chế dịch truyền trong
bệnh viện.
13. OĐ 2397/1999/OĐ - BYT ngày 10/8/99 của BTBYT ban hành đạo đức
hành nghề dược.
14. OĐ 2033/1999/QĐ-BYT 9/7/99 của BTBYT: ban hành QCQL thuốc gãy
nghiện, danh mục thuốc gây nghiện.
15. OĐ 2033/1999/QĐ-BYT 9/7/99 của BTBYT: ban hành QCQL thuốc gây
độc, danh mục thuốc độc và giảm độc.
16. QĐ 3016/1999/ ngày 6/10/1999 của BTBLYT Quy định về tổ chức và hoạt
động của nhà thuốc bệnh viện.
17. TT 14 ngày 26/6/01 của BTBYT hướng dẫn ghi nhãn thuốc và nhãn mỹ
phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người.
14
18. QĐ 3046/ngàv 12/7/2001 của BTBYT bổ sung DMT độc, DMT giảm độc
kèm theo QĐ 203211999.
19. OĐ 3047/2001/QĐ - BYT ngàv 12/7/2001 của BTBYT ban hành QCQL
thuốc HTT, DMT HTT.
20. Nghỉ đinh 14/2000-NĐCP ngày 15/5/2000: sửa đổi bổ sung một số chi
tiết trong quy trình đấu thầu.
21. QĐ 2163/2001/QĐ - BYT ngày 8/6/2001 quy định chế độ kiểm tra công
tác dược tại các tình, thành phố trực thuộc TW.
22. 2701/2001/QĐ - BYT ngày 29/6/2001 của BTBYT triển khai áp dụng
nguyên tắc thực hành hảo quản thuốc tốt.
23. OĐ 3556/OĐ - BYT(2001) Ban hành qui trình và danh mục thanh tra công
tác dược tại CSKCB

24. Quyết đính sô 03/2005/QĐ-BYT ngày 24/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Về việc ban hành Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh.
35. Chỉ thi số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tê vế
việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc tại bệnh viện.
26. Thông tư liên tich sỏ 20/2005 TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tê và Bộ Tài
chính ngày 27/7/2005: Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các sở
V tế công lập.
27. Ouvết đinh sỏ 3156/OĐ-BYT ngàv30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế: vê'
việc ban hành "Danh mục thuốc dự trữ lưu thông".
28. Quyết đinh 30/2005/QĐ-BYT ngàv 17/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế:
về việc sử dụng thuốc dự trữ lưu thông.
15
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIEM v à th ờ i g ia n n g h iê n cứ u
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Nhi Nghệ An:
+ Xây dựng danh mục thuốc.
+ Tổ chức đấu thầu thuốc.
+ Quy trình giao phát thuốc.
+ Giám sát kê đơn.
+ Theo dõi ADR.
+ Tổ chức thông tin.
+ Nghiên cứu khoa học.
+ Thiết lập mối quan hệ Bác sĩ - Dược sĩ - Y tá.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Bộ môn quản lý và kinh tế dược.
- Bệnh viện Nhi Nghệ An.
2.1.3. Thòi gian nghiên cứu
- Từ 01/03/2005 đến 31/05/2006.
2.2. PHỰƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ

2.2.1. Phương pháp hồi cứu
- Nhật ký hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Sổ sách báo cáo ADR.
- Sổ sách thống kê sử dụng thuốc hàng năm.
- Sổ sách báo cáo hoạt động của đơn vị thông tin thuốc.
2.2.2. Phương pháp mô tả:
- Dùng phương pháp mô hình để mô tả:
+ Quy trình xây dựng DMTBV.
+ Quy trình đấu thầu thuốc.
+ Quy trình giải quyết, xử lý thông tin.
+ Quy trình giao phát thuốc
16
2.2.3. Phương pháp trình bày nghiên cứu:
- Phương pháp lập bảng số liệu:
+ Tỷ lệ sử dụng thuốc trong bệnh viện.
+ Kết quả kiểm tra đơn thuốc và bệnh án.
+ Tỷ lệ bệnh án, đơn thuốc sai phạm từ năm 2001 - 2005
- Phương pháp vẽ biểu đồ: Dùng các biểu đồ hình cột và hình quạt để thể hiện
các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể hoặc so sánh sự chênh lệch của các
chỉ tiêu được nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ s ố LIỆU
- Xây dựng các bảng, sơ đồ, hình ảnh bằng Microsoft WORD 2003.
- Biểu diễn biểu đồ bằng chương trình Microsoft EXCEL.
\
17
PHẦN 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐT&ĐT BỆNH VIỆN NHI NGHỆ AN.
- Bệnh viện Nhi Nghệ An được thành lập 1985. Đây là bệnh viện chuyên khoa
hạng II trực thuộc Sở Y tế tỉnh.
- Hội đồng thuốc và điều trị được thành lập 1/2001, Hội đồng gồm 8 thành

viên, bao gồm:
+ Chủ tịch HĐT&ĐT: BS. Phan Văn Tư - Phó giám đốc bệnh viện.
+ Phó chủ tịch, kiêm uỷ viên thường trực HĐT&ĐT: DS. Chu Thị Nguyệt
Giao - Trưởng khoa Dược bệnh viện.
+ Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp: Thư ký hội đồng.
+ Kế toán trưởng: uỷ viên hội đồng.
+ Điều dưỡng trưởng: Uỷ viên hội đồng.
+ Và các thành viên còn lại là sự góp mặt của các Bác sĩ
ở các khoa khác
nhau.
- Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ 3 tháng/llần và đã thực hiện được
các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng danh mục thuốc sử dụng hàng năm tại bệnh viện.
+ Tổ chức mua thuốc trong bệnh viện.
+ Thiết lập quy trình giao phát thuốc.
+ Giám sát việc chẩn đoán, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn.
+ Thông tin thuốc.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc.
+ Giám sát theo dõi ADR.
3.2. XÂY DỤNG DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN
Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là công việc đầu tiên của Hội đồng Thuốc
và Điều trị trong hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện. Xây dựng được danh mục
thuốc, Hội đồng đã giải quyết được cơ bản vấn đề cung ứng thuốc.
Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng định kỳ hàng năm theo quy trình
sau:
18

×