Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 93 trang )


1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


TRƯƠNG TẤN HƯNG



ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA
TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH
DƯỚI MỘT THÁNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II







BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
  




TRƯƠNG TẤN HƯNG



ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA
TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH
DƯỚI MỘT THÁNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II







Hà nội - 2009


2











BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
  


TRƯƠNG TẤN HƯNG





ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA
TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH
DƯỚI MỘT THÁNG

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: CK 67.72.60.01


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ THỊ HIỀN
2. TS. HOÀNG MINH CHUNG





Hà Nội - 2009


3

Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS.BSCKII. Lê Thị Hiền - Nguyên Phó trưởng khoa Y học cổ
truyền - Trường Đại học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa Phụ - Bệnh viện YHCT
Trung ương. Đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
TS. Hoàng Minh Chung - Chủ nhiệm Bộ môn dược - Khoa Y học cổ
truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. Đã tận tình hướng dẫn, hết lòng tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
 PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim - Trưởng khoa Y học cổ truyền -
Trường Đại học Y Hà Nội.
 PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó trưởng khoa Y học cổ truyền
- Trường Đại học Y Hà Nội.
 Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, cùng các Thầy giáo, Cô
giáo Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội với những kinh
nghiệm và lòng nhiệt tình đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
 Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng chấm luận văn đã
đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu.
 Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Khoa Phụ Sản -

Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Cán bộ công nhân viên Bệnh viện
y học cổ truyền Bắc Giang đã tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.

4

Xin chân thành cảm ơn Giám đốc, Cán bộ công nhân viên Công ty đông
dược LanQ và Bệnh viện y học cổ truyền LanQ đã động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin ghi tâm những tình cảm, công lao, sự cổ vũ của bạn bè
đồng nghiệp, người thân trong gia đình luôn sát cánh cùng tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2009
Người thực hiện


Trương Tấn Hưng

5

CHỮ VIẾT TẮT



DĐVN III : dược điển Việt Nam III
N
0
: ngày bắt đầu điều trị

N
7
: sau 7 ngày điều trị
N
14
: sau 14 ngày điều trị
N
21
: sau 7 ngày dừng thuốc điều trị
NXB : nhà xuất bản
TCCS : tiêu chuẩn cơ sở
YHCT : y học cổ truyền
YHHĐ : y học hiện đại













6

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 3


Chương 1 TỔNG QUAN 14

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA 14
1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa. 14

1.1.2. Lượng sữa mẹ: 15

1.1.3. Thành phần sữa mẹ: 16

1.1.4. Tầm quan trọng của sữa mẹ: 17

1.1.5. Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ: 18

1.1.6. Thiếu sữa 19

1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ THIẾU SỮA 22
1.2.1. Định nghĩa. 22

1.2.2. Đặc điểm sinh lý về sữa mẹ theo YHCT. 22

1.2.3. Nguyên nhân và thể bệnh theo YHCT 24

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾU SỮA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.27
1.3.1. Ở Trung Quốc 27

1.3.2. Ở Việt Nam 30

1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC "THÔNG NHŨ ĐƠN" 通乳丹 30
1.4.1. Xuất sứ, nguồn gốc bài thuốc 30


1.4.2. Thành phần và cách dùng 31

1.4.3. Tác dụng và chủ trị. 31

1.4.4. Ứng dụng lâm sàng: sản phụ sau sinh ít sữa 31

1.4.5. Phân tích các vị thuốc. 31

Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 40
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 42

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43


7

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 43

2.3.2. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu. 43

2.3.3. Quy trình nghiên cứu. 44

2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi. 46

2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị. 47


2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 49

2.3.7. Phương pháp khống chế sai số. 49

2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 50
2.4.1. Địa điểm nghiên cứu 50

2.4.2. Thời gian nghiên cứu. 50

2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. 50
2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 52
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 52

3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 52

3.1.3. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu. 53

3.1.4. Số lần đẻ của các sản phụ 53

3.1.5. Phương pháp sinh con của các sản phụ. 54

3.1.6. Số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị. 54

3.2. KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG 55
3.2.1. Cảm giác căng tức vú của sản phụ. 55


3.2.2. Lượng sữa vắt trung bình trong 1 phút trong đợt điều trị 57

3.2.3. Thời gian một bữa bú của trẻ. 58

3.2.4. Số bữa cho trẻ bú thêm. 60

3.2.5. Sự hài lòng của trẻ sau mỗi bữa bú mẹ 62

3.2.6. Số lần tiểu tiện của trẻ trong ngày 63


8

3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC 64
3.3.1. Thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị 64

3.3.2. Một số triệu chứng khác trên lâm sàng 64

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUNG. 65
Chương 4: BÀN LUẬN 66

4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 66
4.1.1. Về tuổi của các sản phụ thiếu sữa. 66

4.1.2. Về nghề nghiệp của các sản phụ thiếu sữa. 67

4.1.3. Về trình độ học vấn của các sản phụ. 68

4.1.4. Về số lần đẻ của các sản phụ 68


4.1.5. Về phương pháp sinh con của các sản phụ. 69

4.1.6. Về số bữa cho trẻ bú thêm 70

4.1.7. Về cảm giác căng tức vú của sản phụ 70

4.1.8. Về số lượng sữa vắt được trong 1 phút của sản phụ. 71

4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG 71
4.2.1. Thời gian một bữa bú 71

4.2.2. Số bữa trẻ bú thêm sữa ngoài. 72

4.2.3. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú. 73

4.2.4. Số lần tiểu tiện của trẻ trong một ngày 73

4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỐM LỢI SỮA VỚI THIẾU SỮA DƯỚI GÓC ĐỘ
YHCT. 74
4.4. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CỐM LỢI
SỮA 76
KẾT LUẬN 77

KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

9


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ tuổi của các sản phụ 52
Bảng 3.2. Tỷ lệ nghề nghiệp của các sản phụ 52
Bảng 3.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của các sản phụ 53
Bảng 3.4. Tỷ lệ số lần đẻ của các sản phụ 53
Bảng 3.5. Tỷ lệ phương pháp sinh con của các sản phụ 54
Bảng 3.6. Tỷ lệ số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị 54
Bảng 3.7. Tỷ lệ căng tức vú của sản phụ trong đợt điều trị 55
Bảng 3.8. Lượng sữa vắt trung bình/1 phút trong đợt điều trị 57
Bảng 3.9. Thời gian một bữa bú trong đợt điều trị 58
Bảng 3.10. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. 60
Bảng 3.11. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị 61
Bảng 3.12. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú trong đợt điều trị 62
Bảng 3.13. Số lần tiểu tiện / ngày trong đợt điều trị. 63
Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị 64
Bảng 3.15. Sự xuất hiện một số triệu chứng khác trên lâm sàng 64
Bảng 3.16. Kết quả điều trị chung theo phân loại 65


10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Cảm giác căng tức vú nhiều của các sản phụ trong đợt điều trị 55
Biểu đồ 3.2. Cảm giác căng tức vú vừa của sản phụ trong đợt điều trị 56
Biểu đồ 3.3. Cảm giác căng tức vú ít của sản phụ trong đợt điều trị 56
Biểu đồ 3.4. Lượng sữa vắt được trong 1 phút trong đợt điều trị 57
Biểu đồ 3.5. Thời gian một bữa bú < 5 phút trong đợt điều trị 58
Biểu đồ 3.6. Thời gian một bữa bú 5 – 10 phút trong đợt điều trị 58

Biểu đồ 3.7. Thời gian một bữa bú > 15 phút trong đợt điều trị. 59
Biểu đồ 3.8. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. 60
Biểu đồ 3.9. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị. 61
Biểu đồ 3.10. Sự hài lòng của trẻ trong đợt điều trị 62
Biểu đồ 3.11. Số lần tiểu tiện/ngày trong đợt điều trị. 63
Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị chung theo phân loại 65


11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu tạo tuyến vú 15
Hình 2.1. Các vị thuốc trong bài Cốm lợi sữa 41
Hình 2.2. Cốm lợi sữa 41
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu 51


12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không có một loại
sữa nhân tạo nào có thể thay thế được. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng: Đạm, đường, mỡ, vitamin và các chất khoáng [1], [4], [5].
Trong sữa mẹ có các kháng thể, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể có
khả năng miễn dịch nên trẻ ít bị bệnh hơn. Sữa mẹ dễ tiêu hoá và hấp thụ, là
thức ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển cơ thể, phát triển trí thông minh, bảo
vệ cơ thể chống đỡ các bệnh nhiễm khuẩn. Với bà mẹ cho con bú: sữa mẹ đầy
đủ sẽ tạo điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con, là nguồn cung cấp tiện lợi về

kinh tế, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, tránh có thai, giảm nguy cơ
chảy máu, ung thư vú và buồng trứng [36], [43], [48].
Với vai trò quan trọng của sữa mẹ vừa nêu trên, nếu như người mẹ nào
thiếu sữa để nuôi con, thậm chí là không có sữa, phải nuôi con bằng nguồn
sữa khác thì đó là một vấn đề khó khăn cho người mẹ, đồng thời vô cùng thiệt
thòi cho trẻ. Hiện nay tỷ lệ người mẹ thiếu sữa sau khi sinh rất nhiều, tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ không được bú sữa mẹ còn cao [8].
Để khắc phục thiếu sữa cho sản phụ sau sinh, nên khuyên sản phụ cho
con bú sớm, bú nhiều, hạn chế cho trẻ bú bình. Sau khi cho con bú vắt sạch
sữa để kích thích tạo ra sữa mới. Người mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống
nhiều nước hoa quả và sữa [1], [3], [7], [10].
Theo Y học hiện đại, thiếu sữa là tình trạng sản phụ sau khi sinh có ít
sữa hoặc không có sữa. Hậu quả thiếu sữa của mẹ sau khi sinh là phải dùng
thêm sữa ngoài ngay từ trong giai đoạn đầu thiếu sữa mẹ sau sinh sẽ gây khó
khăn cho người mẹ trong việc nuôi con và thiệt thòi cho trẻ [9], [12], [15].
Y học cổ truyền gọi chứng thiếu sữa hoặc không có sữa sau khi sinh là
chứng "Sản hậu khuyết nhũ" [22], [27], [29], [41]. Để giải quyết tình trạng

13

này, Y học cổ truyền sử dụng nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp bấm
huyệt, tác động cột sống, dùng thuốc theo biện chứng, theo kinh nghiệm dân
gian, theo cổ phương, dùng các món ăn nhằm tăng tiết sữa [40], [41], [44].
Mỗi phương pháp đều cho kết quả nhất định.
Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu phục hồi nguồn sữa mẹ như:
Đỗ Thanh Hà, Lê Thị Hiền, Nguyễn Sơn Dư (2005) nghiên cứu "Đánh giá tác
dụng của phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ" cho thấy
kết quả đạt 84,8% [11], [16]. Nguyễn Tài Lương (2003) " Đánh giá hiệu quả
của phương pháp chẩn trị bằng tác động cột sống đối với một số bệnh sinh sản
ở phụ nữ" cho thấy kết quả đạt 87,2% phục hồi nguồn sữa mẹ [26]. Lê Đình

Quý (2007), nghiên cứu "Đánh giá tác dụng của phương pháp bấm huyệt điều
trị thiếu sữa sau sinh" cho thấy kết quả đạt 84%, không kết quả đạt 16% [32].
Các công trình trên mới chỉ tập trung vào phương pháp không dùng thuốc,
còn phương pháp dùng thuốc hầu như ở Việt Nam chưa có công trình nào
nghiên cứu.
Bài thuốc "Thông nhũ đơn" là bài thuốc cổ phương có xuất sứ từ Nữ
khoa quyển hạ của Phó Thanh Chủ ở Trung Quốc, được dùng rộng rãi và có
hiệu quả [30], [57], [62], [63]. Ở Việt Nam bài thuốc này, cũng đã được các
thầy thuốc y học cổ truyền ở các Bệnh viện dùng để điều trị chứng thiếu sữa
sau khi sinh [52], [53]. "Cốm lợi sữa" chính là bài thuốc "Thông nhũ đơn" do
Khoa Dược Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội bào chế, nhưng chưa
được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Đánh giá tác dụng của Cốm lợi sữa trong điều trị thiếu
sữa sau sinh dưới một tháng" với mục hai tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng tăng tiết sữa của “Cốm lợi sữa” đối với phụ nữ
thiếu sữa sau sinh dưới một tháng.
2. Đánh giá mức độ an toàn của “Cốm lợi sữa”.

14

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA.
1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa.
Sữa mẹ sản xuất từ những tế bào của nang sữa (tuyến vú). Xung quanh
các nang sữa là các tế bào cơ, nó co thắt và đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn sữa
(từ nang sữa) ra ngoài. Ở phần quầng vú, các ống trở lên rộng hơn và hình
thành các xoang sữa. Đó là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho một bữa ăn.
Ống hẹp trở lại khi nó qua núm vú. Tổ chức xung quanh ống dẫn sữa và nang

sữa gồm có mô mỡ, mô liên kết, mạch máu. Tổ chức mỡ và mô liên kết quyết
định độ lớn của vú. Cuối thời kỳ thai nghén, vú lớn gấp 2-3 lần so với lúc
bình thường [2], [14], [18], [50].
Sau khi sinh, sản xuất sữa mẹ được điều chỉnh bởi hai phản xạ:
 Phản xạ sinh sữa:
Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác đi từ vú lên não, tác động lên thuỳ
trước của tuyến yên để bài tiết ra prolactine. Prolactine đi vào máu đến vú làm
cho các tế bào bài tiết sữa sản xuất ra sữa. Phần lớn prolactine ở trong máu
trong khoảng 30 phút sau bữa bú. Chính vì thế, nó giúp vú tạo sữa cho bữa ăn
tiếp theo. Đối với bữa ăn này, trẻ bú sữa mà nó đã có sẵn trong vú. Vì thế, cần
cho trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa.
Prolactine thường được sản xuất nhiều về ban đêm, vì vậy nên cho trẻ bú
vào ban đêm để duy trì việc tạo sữa. Prolactine làm cho sản phụ cảm thấy thư
giãn và đôi khi buồn ngủ vì thế sản phụ có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho
con bú vào ban đêm. Ngoài ra, prolactine còn ngăn cản sự phóng noãn vì thế
có thể giúp sản phụ không có thai trở lại [2], [13], [18], [23].

15

 Phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa):
Khi trẻ bú, xung động từ vú tác động lên thuỳ sau tuyến yên để bài tiết ra
oxytocin. Oxytocin đi vào máu đến vú và làm cho các tế bào cơ cung quanh
nang sữa co lại, làm cho sữa đã được tập trung vào nang sữa chảy theo ống
dẫn sữa đến xoang sữa và chảy ra ngoài. Đây là phản xạ xuống sữa (hay tiết
sữa hoặc phun sữa).
Ở người đẻ con so: xuống sữa vào ngày thứ 3, thứ 4 sau đẻ.
Người đẻ con dạ: xuống sữa vào ngày thứ 2, thứ 3 sau đẻ.
Trên lâm sàng ta thấy: vú căng tức, các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các
tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, khó chịu, sốt nhẹ, nhiệt độ >38˚C, mạch nhanh,
khi có sự xuống sữa thực sự thì các hiện tượng trên mất đi [2], [14], [18], [23].


Hình lớn trong ảnh
là mặt cắt dọc của tuyến vú
A. Ống tuyến vú B. Tiểu thuỳ tuyến vú
C. Chỗ ống tuyến vú giãn rộng
D. Núm vú, là nơi hội tụ của các ống tuyế
n vú
E. Mô mỡ F. Cơ ngực
G. Xương sườn và các cơ liên sườn
Hình nhỏ trong ảnh
là mặt cắt ngang
của tuyến vú
A.Tế bào biểu mô ống tuyế
n
B. Màng đáy
C. Lòng ống tuyến

Hình 1.1. Cấu tạo tuyến vú [6]
1.1.2. Lượng sữa mẹ:
Trong vài tháng cuối của thai kỳ, thường có một lượng nhỏ sữa tiết ra.
Sau khi sinh, khi trẻ bú mẹ, lượng sữa được tiết ra tăng lên nhanh chóng. Từ

16

vài thìa trong ngày đầu, lượng này tăng lên vào khoảng 100ml vào ngày thứ
hai và 500ml vào tuần lễ thứ hai. Lượng sữa sẽ được tiết ra một cách đều đặn
và đầy đủ vào ngày thứ 10-14 sau khi sinh. Trung bình mỗi ngày trẻ khoẻ
mạnh tiêu thụ khoảng 700-800ml sữa trong 24 giờ.
Độ lớn của vú không ảnh hưởng đến số lượng sữa, tuy nhiên vú quá nhỏ
hay không tăng kích thước trong thời gian mang thai có thể sản xuất ít sữa.

Ở những sản phụ nuôi dưỡng kém, lượng sữa vào khoảng 500-700ml/
ngày trong 6 tháng đầu, 400-600ml/ ngày trong 6 tháng sau đó và 300-
500ml/ngày trong năm thứ hai. Tình trạng này có thể do nguồn dự trữ của sản
phụ bị kém (thiếu dự trữ mỡ) trong thời gian mang thai [2], [7], [12].
1.1.3. Thành phần sữa mẹ:
- Protein: protein sữa mẹ dễ tiêu, dễ hấp thu. Một phần có thể hấp thu
ngay ở dạ dày. Protein sữa mẹ chứa α lactalbumin, casein (35%) hình thành
những cục mềm lỏng dễ tiêu hoá. Trong sữa non, protein chiếm 10%; Trong
sữa vĩnh viễn là 1%. Ngoài ra, acid amine của sữa mẹ có cystein và taurine
cần thiết cho sự phát triển của não bộ trẻ sơ sinh. Ngoài ra sữa mẹ còn có
protein kháng khuẩn để bảo vệ cơ thể trẻ [1].
- Lipid: sữa mẹ chữa acid béo không no, đây là loại acid béo dễ tiêu, cần
thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của mạch máu trẻ. Sữa mẹ
còn chứa lipase, gọi là lipase kích thích muối mật vì nó khởi động các hoạt
động trong ruột non với sự có mặt của muối mật. Lipase không hoạt động
trong bầu vú hoặc trong dạ dày trước khi sữa trộn với mật [1].
- Glucid: đường của sữa mẹ là β lactose rất dễ hấp thu, thích hợp cho sự
phát triển của vi khuẩn Lactobacillus bifidus. Vi khuẩn này biến β lactose
thành acid lactic (là loại acid ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh)
đồng thời giúp hấp thu dễ dàng calcium và các muối khoáng khác [1].

17

- Muối khoáng [1]:
+ Calcium trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng dễ hấp thu hơn và đủ
cho trẻ phát triển.
+ Sắt trong sữa mẹ ít (50-70µg/100ml), nhưng vào khoảng 70% sắt trong
sữa mẹ được hấp thu.
+ Natri, kali, phospho, clo tuy ít nhưng cũng đủ cho nhu cầu sinh lý của
trẻ. Natri trong sữa mẹ phù hợp với chức năng của thận.

- Vitamin: nếu mẹ ăn uống đầy đủ, trẻ bú mẹ được cung cấp đầy đủ
vitamin trong 4-6 tháng đầu. Lượng vitamin D ít trong sữa mẹ nhưng trẻ bú
mẹ ít bị còi xương. Lượng vitamin C, B
1
, A thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn
của mẹ [1].
1.1.4. Tầm quan trọng của sữa mẹ:
Sữa mẹ là thức ăn toàn diện nhất cho trẻ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu
của cuộc sống. Việc nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích sau [36]:
- Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.
- Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng sữa mẹ một cách có hiệu quả.
- Bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, tránh một số bệnh dị ứng.
- Giúp cho trẻ phát triển tốt về tinh thần, tâm lý và thể chất.
- Chi phí ít hơn là nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo.
- Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát triển mối quan hệ gần gũi,
yêu thương.
- Giúp cho sản phụ chậm có thai.
- Bảo vệ sức khoẻ cho sản phụ (cầm máu hậu sản tốt, giảm tỷ lệ ung thư vú).

18

1.1.5. Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ:
 Những thuật ngữ về bú mẹ [1]:
- Bú mẹ hoàn toàn (tuyệt đối): nghĩa là không cho trẻ bất cứ một đồ ăn
hoặc thức uống nào ngay cả nước (trừ thuốc và vitamin-muối khoáng hoặc
sữa mẹ đã được vắt ra).
- Bú mẹ chủ yếu: nghĩa là nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhưng cũng cho thêm
một ít nước hoặc đồ uống pha bằng nước.
- Bú mẹ đầy đủ: nghĩa là nuôi con bằng sữa mẹ kể cả bú mẹ hoàn toàn
hoặc bú mẹ là chủ yếu.

- Bú mẹ một phần: nghĩa là cho trẻ bú một vài bữa sữa mẹ, một vài bữa
ăn nhân tạo.
- Ăn nhân tạo: nghĩa là nuôi trẻ bằng các thức ăn mà không không cho
bú mẹ tí nào.
 Phương pháp bú mẹ [1], [4], [5]:
Nuôi trẻ bằng sữa mẹ chỉ đạt được kết quả tốt khi mẹ muốn cho con bú
và đặt tin tưởng vào việc nuôi con trẻ bằng sữa mẹ để hỗ trợ cho phản xạ
oxytocin.
Trẻ được bú đúng phương pháp.
- Cho trẻ bú ngay sau sinh, khoảng 1/2 giờ sau sinh và để mẹ nằm gần con.
- Sữa non phải là thức ăn đầu tiên của trẻ để giúp ruột phát triển hoàn
chỉnh và giảm tình trạng nhiễm khuẩn do nguồn thức ăn khác đưa vào.
- Bú mẹ tuyệt đối tối thiểu trong 4 tháng đầu.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, tránh bú theo giờ, điều này phù hợp
với lượng sữa mẹ và sự phát triển của từng trẻ.
- Đứa trẻ phải ngậm bắt vú tốt để mút có hiệu quả.
- Đứa trẻ nên mút thường xuyên và càng lâu càng tốt.
- Không nên cho trẻ bú thêm sữa bò hoặc các loại nước khác.

19

- Vệ sinh vú và thân thể.
- Cai sữa: chỉ nên cai sữa lúc trẻ được 18-24 tháng, sớm nhất là 12 tháng.
Khi cai sữa trẻ phải bỏ từ từ các bữa bú. Không nên cai sữa lúc trẻ bị bệnh
hay vào lúc bị bệnh nhiễm trùng phổ biến. Mẹ có thai vẫn cho con bú nhưng
cần thêm dinh dưỡng cho trẻ và cho mẹ.
- Săn sóc vú và đầu vú: đầu vú nhô ra rõ vào cuối thai kỳ vì thế nếu đầu
vú phẳng hoặc tụt vào trong cần phải hướng dẫn và làm cho đầu vú nhô ra
bằng cách xoa và kéo đầu vú ra vài lần mỗi ngày. Nếu làm không có kết quả
thì sẽ cho bú qua một đầu vú phụ hoặc nặn sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa và

cốc.
1.1.6. Thiếu sữa
1.1.6.1. Định nghĩa:
Thiếu sữa là hiện tượng sản phụ sau khi sinh sữa rất ít hoặc không có
chút sữa nào [7], [9], [12].
1.1.6.2. Những yếu tố làm giảm lượng sữa trong ngày:
- Cho con chậm bú sau đẻ 2-3 ngày, sẽ hạn chế sự hoạt động của tuyến
vú bởi vì không có chất prolactine .
- Sản phụ có bệnh: suy tim, lao, thiếu máu, suy dinh dưỡng.
- Sản phụ quá trẻ, dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành, kém tiết sữa.
- Sản phụ dùng các loại thuốc ức chế sự tiết sữa: Aspirine, kháng sinh,
thuốc chống dị ứng
- Sản phụ lao động nặng.
- Sản phụ buồn phiền, lo âu sẽ hạn chế tiết prolactine.
- Khoảng cách cho bú dài trên 3 giờ.
- Con trên 12 tháng. Trong năm đầu lượng sữa là 1200ml/ngày. Năm thứ
hai là 500ml/ngày. Năm thứ ba là 200ml/ngày [7], [9], [12].

20

1.1.6.3. Chẩn đoán thiếu sữa.
 Dấu hiệu từ sản phụ [7], [9], [12], [33]:
 Bầu vú nhẽo mềm.
 Chậm xuống sữa, vú không căng sữa khi đến cữ bú, nặn ra ít sữa hơn
so với bình thường.
 Bầu vú căng tức đau nhiều hoặc ít nhưng sữa không xuống.
 Dấu hiệu từ trẻ [1], [7], [9], [12]:
 Trẻ không hài lòng sau bữa bú, thường thể hiện trẻ khóc thường xuyên,
đòi bú tiếp mỗi khi ngừng cho bú, bụng không căng sau bú.
 Trẻ tăng cân kém dưới 500g/tháng.

 Nhẹ cân nặng lúc sinh sau 2 tuần.
 Trẻ đi tiểu ít, dưới 6 lần/ngày, nước tiểu cô đặc, màu vàng sẫm, mùi khai.
1.1.6.4. Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ:
Đó là tái lập lại sự tạo sữa hay duy trì sữa mẹ. Được áp dụng cho trẻ còn
bú mẹ mà sản phụ vì lý do nào đó tạm thời ít sữa [3], [8], [10]:
- Để cho trẻ bú thường xuyên: cho trẻ bú 5 phút ở mỗi vú, 2-3 giờ một
lần mặc dù sản phụ chỉ còn ít sữa.
- Cho trẻ ăn thêm cho đến khi sản phụ đủ sữa. Trường hợp cho ăn thêm
bằng sữa bò thì pha loãng 1/2 đậm độ sữa để trẻ luôn luôn bị đói và bú mạnh
thêm. Điều này không nên kéo dài một tuần lễ. Cho trẻ ăn thêm sau khi bú mẹ
(cho trẻ ăn bằng thìa ).
- Sản phụ phải được nghỉ ngơi thoải mái và phải tin tưởng rằng sẽ có sữa
trở lại.
Để tăng cường biện pháp trên đây cần phải:
- Giải thích cho sản phụ để sản phụ tin tưởng rằng sẽ có sữa trở lại.
- Tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân gây ít sữa. Nguyên nhân gây ít sữa
phổ biến là:

21

+ Sản phụ cho trẻ ăn thêm sớm không cần thiết.
+ Sản phụ lo lắng, mệt mỏi, thiếu ngủ.
+ Sản phụ uống thuốc ngừa thai có độ oestrogen cao.
- Cần giải thích cho sản phụ lợi ích của việc bú mẹ so với các phương
pháp nuôi dưỡng khác.
- Có thể dùng thuốc gây xuống sữa [7], [9], [24], [51]:
+ Dùng oxytocin dưới dạng phun (Syntonon) bơm vào mũi, 4 đơn vị/lần
vào một hoặc hai mũi, 2-3 phút trước khi cho con bú.
+ Dùng Chlorpromazine gây kích thích sản xuất sữa đồng thời làm giảm
lo lắng. Liều lượng dùng là 10-25mg, 2-3 lần/ngày, trong 3-10 ngày. Nếu cần

tăng liều 50mg (không quá 200mg/ngày) trong 1-2
ngày, sau đó giảm liều.
- Khuyến khích sản phụ ăn thêm thức ăn giàu dinh dưỡng mà gia đình có
thể có. Ăn thêm khoảng 1/2 hoặc 1/4 khẩu phần ăn hàng ngày.
- Nếu sản phụ bị nhiễm trùng thì điều trị nhiễm trùng nhanh và cho bú
mẹ lại sớm.
Nếu làm các biện pháp trên đây không có hiệu quả và không nhờ sản phụ
thứ hai nuôi trẻ, khi đó mới cho trẻ ăn nhân tạo. Tuy vậy sản phụ còn một ít
sữa thì cần cho trẻ bú vài phút trước khi ăn. Làm như vậy có lợi vì:
- Gia tăng giá trị dinh dưỡng cho trẻ bằng một ít sữa mẹ.
- Trẻ được bảo vệ chống nhiễm trùng, tuy ít còn hơn không có.
- Có được mối tình cảm giữa mẹ và con.
- Sữa có thể có thể trở lại khi sản phụ được an tâm.

22

1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ THIẾU SỮA
1.2.1. Định nghĩa.
Sản phụ sau khi sinh không có sữa hoặc ít sữa gọi là "Khuyết nhũ". Nếu
sữa không thông thì gọi là “Nhũ trấp bất hành”. Nhũ trấp là chất dịch trắng
đục, bất hành là không lưu hành, tức là sữa không lưu thông [22], [27], [44].
1.2.2. Đặc điểm sinh lý về sữa mẹ theo YHCT.
Vú nằm ở khoảng giữa hai tạng Phế và Can. Sự tạo sữa liên quan nhiều
đến khí và huyết.
Khí huyết tuần hoàn khắp cơ thể không lúc nào gián đoạn. Khoảng 4-5
giờ sáng, khí huyết bắt đầu từ Thủ thái âm Phế kinh đi ra đến huyệt Vân môn
ở trên vú, khoảng 2 - 3 giờ sáng trở về Túc quyết âm Can kinh ở huyệt Kỳ
môn. Mạch Túc dương minh Vị đi từ huyệt Khuyết bồn xuống đến vú, mạch
Xung bắt đầu từ huyệt Khí hải cùng kinh Túc dương minh Vị tiếp trên rốn đi
từ trong ngực mà tản ra, cho nên cổ nhân nói: "Vú thuộc kinh Túc dương

minh Vị, đầu vú thuộc kinh Túc quyết âm Can".
Sữa mẹ là chất dịch đục được sinh ra từ khí huyết. Mạch Nhâm đảm bảo
âm huyết của toàn th ân, mạch Xung thuộc kinh dương minh là bể của huyết,
cho nên khi khí thịnh, bể huyết đầy là sữa xuống đầy đủ.
Cơ chế sinh ra sữa là do hiện tượng sinh lý của kinh mạch, tạng phủ, khí,
huyết, tác dụng lên vùng ngực (tuyến vú). Thành phần của sữa là tân dịch do
khí huyết sinh ra. Khí huyết do công năng tạng phủ biến hoá mà thành, thông
qua hệ kinh mạch mới có thể đưa tới vú để sinh ra sữa. Sữa đầy đủ hay không
là do ảnh hưởng trực tiếp thịnh hay suy của kinh mạch. Tạng phủ là nguồn
gốc của khí huyết, với chức năng của các tạng phủ như sau: trong tạng phủ thì
tạng Tâm chủ huyết, tạng Can tàng huyết, tạng Tỳ thống nhiếp huyết, Vị chủ
nạp chứa đựng, nghiền nát thuỷ cốc cùng với Tỳ là nguồn gốc của mọi hoá

23

sinh. Thận tàng tinh, tinh ở Thận là chất cơ bản sinh ra huyết. Khí có tác
dụng thúc đẩy vận chuyển huyết. Khi lục phủ ngũ tạng điều hoà thì khí huyết
dầy đủ, lưu thông. Mạch Xung, mạch Nhâm thịnh vượng thì sữa đầy đủ cả
chất lượng và số lượng.
Can có chức năng tàng huyết, chủ sơ tiết và điều đạt, vì vậy Can góp
phần rất quan trọng trong việc điếu hoà bài tiết sữa.
Tỳ sinh huyết và thống nhiếp huyết. Quá trình biến hoá hấp thụ thức ăn
và vận chuyển dịch là sự chung sức hỗ trợ nhau giữa Vị và Tỳ. Tiêu hoá thức
ăn là công năng của Vị , hấp thu vẩn chuyển các chất dinh dưỡng là nhiệm vụ
của Tỳ. Cho nên Tỳ là tạng vận hành tân dịch, Vị phải thông qua đường kinh
mạch để phân tán nuôi dưỡng toàn thân. Theo YHCT, tinh hoa của thức ăn đồ
uống sau khi hấp thụ ở tạng Tỳ được đưa lên Phế (màu trắng ) rồi qua Tâm trở
thành màu đỏ để biến thành huyết, huyết là nguồn gốc sinh ra sữa.
Vị có chức năng nhào trộn thức ăn quan hệ biểu lý với Tỳ. Ngoài ra
mạch của kinh dương minh Vị đi xuống cùng hội với mạch Xung ở Khí xung,

vì vậy có thuyết nói rằng “Xung mạch hiện ở dương minh”. Vị khí thịnh thì
Xung mạch cũng thịnh, huyết hải tràn đầy, sữa mới sinh ra và bài tiết đầy đủ.
Như vậy cơ chế sinh sữa, bài tiết sữa tuỳ thuộc vào hai mạch Xung,
Nhâm và có quan hệ mật thiết với tạng phủ. Tuy tạng phủ có tác dụng khác
nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Thận và
Can là quan hệ mẹ con, Thận chủ tàng tinh, Can tàng huyết, tinh huyết là gốc
rễ sinh ra khí huyết để tạo ra sữa. Tỳ và Vị có quan hệ biểu lý. Vị chủ nạp
thuỷ cốc, Tỳ chủ vận hoá nên khi nói đến Tỳ Vị là nói đến nguồn gốc của hoá
sinh. Từ đó ta nhận thấy Can, Thận, Tỳ,Vị sung túc thì tạo ra nguồn khí huyết
đầy đủ, khí huyết đầy đủ vào hai mạch Xung Nhâm, ra tới tuyến vú mà thành
sữa.

24

Sản phụ sau khi sinh nếu mạch Xung Nhâm vượng, Tỳ Vị khí mạnh, ăn
uống điều hoà thì sữa đủ và đặc, đảm bảo đủ sữa cho trẻ bú trong vòng 4
tháng đầu mà không cần cho trẻ ăn gì thêm ngoài sữa mẹ [37], [38], [39], [60].
1.2.3. Nguyên nhân và thể bệnh theo YHCT.
 Nguyên nhân.
Nguyên nhân tình trạng thiếu sữa (ít sữa) ở sản phụ là trong khi chửa, đẻ
khí huyết quá hư suy hoặc khi sinh con sản phụ mất quá nhiều máu ảnh hưởng
nghiêm trọng tới các mạch: Xung, Nhâm, Đốc, Đới và ngũ tạng, lục phủ, làm
cho nguồn tân dịch bổ sung để sinh sữa thiếu hụt, lượng sữa sản sinh không
đủ để nuôi con.
Mặt khác sản phụ có thể mất sữa (có sữa sau đó bị mất sữa) hoặc không
có sữa hoàn toàn còn do trong khi mang thai, bầu sữa không to thêm hoặc có
to thêm nhưng gần đến tháng sinh không thấy biểu hiện căng hoặc cắn nhức
đầu vú, hoặc không thấy sữa non ra báo hiệu sắp sinh [22], [27], [41], [44].
 Thể bệnh.
 Thể khí huyết hư nhược [44], [54].

Nguyên nhân: do thể chất sản phụ yếu, khí huyết không đầy đủ hoặc lúc
đẻ mất huyết quá nhiều, dẫn đến khí huyết hư, không hoá sinh ra sữa được.
Biểu hiện lâm sàng: sữa không xuống được hoặc xuống rất ít, bầu vú
không căng đau, sắc mặt xanh nhạt hoặc sạm vàng, da dẻ khô, tinh thần mệt
mỏi, thân thể ốm yếu, đầu choáng, tai ù, tâm phiền, đoản khí, ăn ít, đại tiện
lỏng, huyết hôi ra ít, đái rắt, lưỡi nhợt, mạch hư tế.
Phép điều trị: bổ huyết, ích khí, sinh sữa.

25

Bài thuốc:
Bài 1: Thông nhũ đơn (Đảng sâm 20g, Hoàng kỳ 20g, Đương quy 20g,
Mạch môn đông 20g, Mộc thông 20g, Cát cánh 12g, Móng giò lợn 2 cái). Đun
kỹ móng giò ăn, nước thuốc uống.
Bài 2: Xuyên sơn giáp 20g, Thiên hoa phấn 20g, Móng giò lợn 1 cái.
Đun kỹ uống nước và ăn thịt chân giò.
Bài 3: Móng giò lợn đực một bộ, Thông thảo 4g. Đun kỹ uống nước và
ăn thịt chân giò.
Bài 4: Cá chép 1 con đốt, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g.
 Thể can uất khí trệ [44].
Nguyên nhân: can khí uất trệ làm kinh mạch ngưng trệ, khí huyết tuần
hoàn bị trở ngại, không đủ để sinh huyết và sinh sữa.
Biểu hiện lâm sàng: sau khi sinh sữa không xuống, sữa căng đầy và đau,
nặng có khi phát sốt, sắc mặt hơi vàng, tinh thần bực tức, phiền toái, ngực
sườn không thư thái, ăn uống kém, đại tiện không thông, huyết ra mùi hôi lúc
nhiều lúc ít, lưỡi nhợt, rêu vàng dày, mạch huyền.
Phép điều trị: sơ can, giải uất, thông lợi sữa.
Bài thuốc:
Bài 1: Tiêu giao thang gia giảm (Đương quy 12g, Bạch thược 12g ,Bạc
hà 8g, Mộc thông 12g, Thông thảo 6g, Sài hồ 12g, Trần bì 8g, Bạch linh 12g,

Bạch truật 12g, Sinh khương 3 lát). Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-10 thang.
Bài 2: Hạ nhũ dũng tuyền thang (Đương quy 12g, Sinh địa 20g,
Mộc thông 12g, Vương bất lưu hành 20g, Thanh bì 8g, Sài hồ 12g, Bạch
thược 12g, Xuyên khung 8g, Xuyên sơn giáp 12g, Thiên hoa phấn 12g, Ngưu
tất 16g, Cam thảo 6g). Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-10 thang.
Bài 3: Thanh bì 8g, Sài hồ 8g, Hương phụ 8g, Chi tử 12g, Cam thảo 4g.
Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-10 thang.

×