Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số biện pháp giúp đỡ học sinh học nhóm có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.11 KB, 16 trang )


PHÒNG GD & ĐT HƯƠNG KHÊ
TRƯỜNG TH HƯƠNG TRẠCH
* *
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP ĐỠ HỌC SINH HỌCNHÓM CÓ HIỆU QUẢ
Năm học: 2013 - 2014
Người thực hiện: Trịnh Xuân Thường
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực học tập của
học sinh có ý nghĩa quan trọng. Bởi xét cho cùng, công việc giáo dục phải được tiến hành
trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động
và bằng hành động của bản thân. Cho nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực
của người học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Và để đáp ứng yêu cầu trên, hiện
nay trong dạy học có nhiều phương pháp và hình thức dạy học đã được nhiều giáo viên áp
dụng nhằm phát triển tư duy người học. Trong số đó, hình thức tổ chức học tập theo nhóm
đã và đang được vận dụng một cách hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, trong học tập thì không phải bất cứ một nhiệm vụ học tập nào
cũng có thể được hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá nhân. Có những câu
hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa cá nhân
mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức
cho học sinh học tập theo nhóm. Hình thức thảo luận nhóm có nhiều thế mạnh như:
- Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh; giúp các em rèn luyện và phát
triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp; tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau; phát
huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động
nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm
được trong một thời gian nhất định.


- Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua
lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng nhau trong học tập.
- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng
diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định bản thân. Tạo điều
kiện để từng học sinh phát huy hết khả năng của mình, giúp cho việc phân hoá trong hoạt
động dạy học được thuận lợi. Làm thế nào để giờ học thảo luận nhóm đạt hiệu quả, tránh
hiện tượng hình thức, bản thân tôi đã suy nghĩ và đã thực hiện thành công qua đề tài : “
Một số biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 5 học nhóm có hiệu quả”.
2. Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hợp tác nhóm trong dạy học các môn học của chương
trình lớp Bốn
3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5 (năm học 2012 - 2013) và lớp 5 (năm học 2013-
2014)
4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn
bản hướng dẫn giảng dạy các môn học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về phương
pháp dạy học.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
5. Thời gian thực hiện:
- Bắt đầu từ tháng 9 và hoàn thành vào tháng 3 năm học 2013 - 2014
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Trong cuộc sống xã hội, sự hợp tác có tính phổ biến, mang bản chất sinh học tự nhiên
và diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Sự hợp tác diễn ra trong mọi gia đình, cộng
đồng, trong mọi công việc. Thậm chí ngay trong lúc nghỉ ngơi khi các thành viên cùng hoạt
động để đạt mục đích chung. Sự hợp tác diễn ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp
luật, là nền tảng của các cuộc cách mạng và những tiến bộ xã hội. Đặc biệt, nó có vai trò
quan trọng trong thời đại ngày nay khi sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện quốc tế về tất
cả các mặt công nghệ, kinh tế, sinh thái và chính trị xuyên qua biên giới lãnh thổ gắn bó các

quốc gia trong một thế giới chung. Các nghiên cứu cho thấy hợp tác quyết định sự thành bại
của mỗi cá nhân trong xã hội. Từ kết quả của nghiên cứu này, hiện nay, giáo dục của nhiều
nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thuỵ Điển, New Zealand nhận thấy cần dạy cho học sinh
biết cách hợp tác với nhau và dạy các kĩ năng hợp tác như dạy bất kì một kiến thức, kĩ năng
môn học nào ngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở nước ta, điều này được
thể hiện trong mục tiêu chương trình tiểu học năm 2000: "Giáo dục tinh thần hợp tác vì
mục đích chung là một nội dung giáo dục cực kì quan trọng trong đào tạo con người".
Học hợp tác nhóm là hình thức tổ chức học tập của học sinh theo nhóm nhỏ trên lớp,
trong đó nhấn mạnh đến các kĩ năng hợp tác mang tính xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp, tôi nhận thấy những hạn chế trong dạy học theo
nhóm ở một số lớp như sau:
- Sử dụng dạy học theo nhóm tuỳ tiện, không có sự lựa chọn thích hợp.
- Trong hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia, số còn lại không tham gia hoặc
tham gia không tích cực: Hoạt động nhóm chỉ tập trung ở một số đối tượng khá giỏi còn
một số học sinh khác thì lợi dụng hoạt động nhóm để chơi.
- Các thành viên trong nhóm không lắng nghe ý kiến của nhau: có hiện tượng lấn át
hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng. Thường là những em giỏi áp đặt ý
kiến của mình cho toàn nhóm.
- Cả nhóm phụ thuộc vào một, hai người, để mặc người đó điều khiển.
- Nhóm hoạt động tự do, không ai điều khiển.
- Vai trò của các thành viên trong nhóm không thay đổi (chỉ một, hai người thường
xuyên làm nhóm trưởng và thư ký) trong các buổi dạy học có sử dụng nhóm.
- Cách phân chia thời gian của giáo viên cho hoạt động nhóm không thỏa đáng.
- Giáo viên cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm nhưng không quy định rõ thời
gian thảo luận trong bao lâu vì vậy học sinh vẫn nhởn nhơ đùa khi đã nhận nhiệm vụ.
- Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm còn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ.
Nhiều giáo viên quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học là bắt buộc
phải sử dụng hình thức thảo luận nhóm nên bất kỳ tiết dạy nào hoặc khi có giáo viên dự
giờ, thăm lớp là sử dụng đến thảo luận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của nó

mang lại như thế nào.
- Nội dung vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa kích
thích được hứng thú của học sinh. Nếu vấn đề thảo luận nhóm quá dễ, quá thấp sẽ làm học
sinh chủ quan, không làm việc. Ngược lại, vấn đề đưa ra quá khó, quá cao thì học sinh
không thể tranh luận để giải quyết được. Tất cả đều không mang lại hiệu quả cho thảo luận
nhóm
- Về phía học sinh, vì thảo luận theo nhóm nên giờ học ở lớp trở nên lộn xộn, ồn ào.
Nguyên nhân là do giáo viên chưa hướng dẫn học sinh kĩ năng hợp tác, biết lắng nghe ý
kiến của bạn chứ không phải tranh nhau mà nói.
- Hiện nay, theo quan điểm chỉ đạo của Bộ sẽ đưa những học sinh khuyết tật nhẹ học
hoà nhập với học sinh bình thường thì hình thức học nhóm là rất cần thiết đối với em vì bản
thân các em có những hạn chế về mặt nhận thức so với bạn bè cùng trang lứa nên các em
phải cần sự hỗ trợ từ phía bạn thông qua hình thức học theo nhóm.
II. CÁC GIẢI PHÁP
1. Người GV nắm chắc các cách chia nhóm và giúp học sinh hiểu được khi học nhóm
cần.
Để học hợp tác nhóm đạt hiệu quả cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
a. Người GV nắm chắc các hình thức chia nhóm.

* Các kiểu chia nhóm: 1
Kiểu nhóm 2: Theo hình thức khăn trải bàn.
b. Giúp học sinh hiểu được khi học nhóm cần.
- Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực.
Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy "cùng chìm hoặc cùng nổi"
(nghĩa là thành công cùng hưởng, thất bại cùng chịu). Vì vậy các thành viên của nhóm phải
gắn kết với nhau theo cách: mỗi cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành công nếu cố
gắng hết sức mình.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu cả nhóm phải hoàn thành lắp cái đu (Bài: Lắp cái đu - Kĩ
thuật 4). Nhóm trưởng sẽ phân công mỗi bạn hoàn thành một bộ phận. Nếu một bạn nào
trong nhóm không hoàn thành thì chắc chắn sản phẩm lắp cái đu của cả nhóm sẽ không

hoàn thành.
Vì vậy trong học hợp tác nhóm, học sinh có hai trách nhiệm:
CÁC CÁCH
CHIA
NHÓM
Nhóm theo đếm
số
Nhóm theo biểu
tượng
Nhóm theo mã
màu
Nhóm theo
trình độ
Nhóm tương
trợ
Nhóm theo
ghép hình
Nhóm theo sở
thích
Bàn trên quay
xuống bàn dưới
Nhóm theo
tháng sinh nhật
Nhóm cặp
Nhóm theo tên
các loài hoa
- Thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo các thành viên trong nhóm mình cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao (Bạn
nào xong trước thì cùng hỗ trợ cho bạn mình để nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành).
- Tạo môi trường hợp tác"mặt đối mặt"trong nhóm học sinh để nói cho nhau nghe.

Học hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong
nhóm. Điều đó được thực hiện khi các thành viên nhóm nhìn thấy nhau trong trao đổi.
Tương tác mặt đối mặt, có tác động tích cực đối với học sinh như:

Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao thiệp
chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và đáp án giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ,
biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên
tham gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.
- Nâng cao trách nhiệm cá nhân:
Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn tránh
công việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào
công việc chung và thành công của nhóm. Mỗi thành viên thực hiện một vai trò nhất định.
Các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau
(Nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên ). Mỗi thành viên đều hiểu rằng không thể dựa vào
công việc của người khác.
- Sử dụng kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội.
Học sinh phải thể hiện được các kĩ năng làm việc trong nhóm nhỏ. Đó là các kĩ năng:
+ Kĩ năng hình thành nhóm như: tham gia ngay vào hoạt động nhóm, không rời khỏi
nhóm.
+ Kĩ năng giao tiếp như: biết chờ đợi đến lượt, tóm tắt và xử lí thông điệp.
+ Kĩ năng xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt, nụ cười, yêu cầu giải
thích, giúp đỡ và sẵn sàng giải thích giúp bạn.
+ Kĩ năng giải quyết mối bất đồng như: kìm chế bực tức, không làm xúc phạm khi
phản đối
- Rút kinh nghiệm tương tác nhóm: Sau mỗi hoạt động hợp tác, học sinh phải đánh giá
quá trình hoạt động của mỗi thành viên nhóm như những mặt tốt trong hoạt động chung và
những đóng góp cá nhân nổi bật cần được phát huy, những mặt cần thay đổi, cải thiện để
hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn. Điều này, giúp học sinh học được kĩ năng hợp tác với
người khác một cách có hiệu quả.
Tóm lại, dạy học theo phương thức hợp tác nhóm là giáo viên tổ chức cho học sinh đối diện

nhau trong nhóm học tập cùng trao đổi, chia sẻ, tìm tòi những kinh nghiệm, những kiến
thức hay giải quyết nhiệm vụ học tập được giao. Trong khi đó, giáo viên bao quát, theo dõi
hoạt động của HS và sẵn sàng làm cố vấn, trọng tài hay hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Để thực hiện dạy học hợp tác nhóm trong bài học cụ thể, tôi đã tiến hành như sau:
2) Nắm được các kĩ năng hợp tác nhóm.
Có hai loại mục tiêu tôi cần xác định rõ trước khi dạy một bài.
Một là, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ được xác định ở mức độ phù hợp với
học sinh và phù hợp với yêu cầu chung của bài học.
Hai là, mục tiêu về kĩ năng hợp tác của học sinh với nhau: được thể hiện bằng các kĩ
năng hợp tác cụ thể, yêu cầu học sinh qua bài học. Căn cứ vào khả năng hợp tác nhóm của
học sinh tôi xác định các kĩ năng cần rèn cho các em.
Trong một bài học, tuỳ theo nội dung môn học, tôi xác định nội dung vấn đề cho hoạt
động hợp tác nhóm. Vấn đề tôi đưa ra cho học sinh hoạt động học hợp tác nhóm luôn đảm
bảo: Nội dung vấn đề phải có độ khó, phức tạp nhất định sao cho nhóm học sinh phải cùng
hợp tác với nhau mới có thể giải quyết được. Nội dung vấn đề cho hoạt động nhóm, chỉ có
thể giải quyết được khi các thành viên nhóm phải vận dụng những kinh nghiệm của bản
thân. Nội dung vấn đề trong hoạt động nhóm cho học sinh giải quyết tôi đều dành thời gian
hợp lí để học sinh thảo luận.
Các vấn đề đưa ra cho học hợp tác nhóm được nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm ra
kiến thức, hiểu và vận dụng làm bài.
Ví dụ: Dạy bài: - Việt Nam - Đất nước chúng ta.
HĐ1: 1.Tìm hiểu Vị trí, địa lí, giới hạn.
Cho HS quan sát và 1 HSG lên bảng chỉ trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
GV Cho 1 HS đọc yêu cầu: Quan sát hình 1 hãy:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Nêu tên những nước giáp phần đất liền của nước ta.
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta. Tên biển là gì?
+ Kể tên 1 số đảo và quần đảo của nước ta.
* Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4:
Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm tìm nhanh kịp thời gian, tìm từng ý cho bạn yếu nhắc lại,

chỉ lại.
Ví dụ: + Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Nêu tên những nước giáp phần đất liền của nước ta ở các phía Đông,Bắc,Tây, Nam.
+…
Sau đó thống nhất ý bằng miệng, thư ký ghi nháp tóm tắt vào phiếu hoặc nháp: Nước ta
nằm ở khu vực ĐNA, vừa có đất liền, đảo và các quần đảo. Biển Đông bao bọc phía đông
của nước ta, phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Căm-pu-chia.
Khi giao nhiệm vụ thảo luận. Tôi có thể tiến hành bằng nhiều hình thức: Tôi có thể nêu
miệng câu hỏi hoặc ghi câu hỏi ở bảng phụ hoặc giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận.
Đối với những câu hỏi ngắn, tôi thường nêu miệng câu hỏi hoặc ghi ở bảng phụ. Làm như
vậy vừa tiết kiệm thời gian. Còn đối với các câu hỏi dài hoặc các bảng biểu yêu cầu điền số,
chữ thì tôi sử dụng phiếu. Đặc biệt nếu nội dung thảo luận là các kiến thức chốt lại của bài
(như thảo luận rút ra nội dung, ý nghĩa bài Tập đọc, rút ra bài học Đạo đức ) thì nhất thiết
phải dùng phiếu. Vì các kiến thức chốt lại là các kiến thức yêu cầu ghi nhớ nên nếu dùng
phiếu thảo luận thì khi ghi kết quả thảo luận vào phiếu các em sẽ ghi nhớ lâu.
a) Thành lập nhóm học hợp tác
* Xác định số lượng học sinh trong nhóm:
Sau khi các mục tiêu của bài học được xác định rõ. Tôi quyết định số lượng học sinh
mỗi nhóm. Số lượng học sinh trong nhóm phụ thuộc vào nội dung bài học cũng như các tư
liệu đồ dùng. Đối với những câu hỏi dễ, tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi (mỗi nhóm 2
học sinh), câu hỏi khó tôi cho học sinh thảo luận nhóm lớn (mỗi nhóm 4 - 5 học sinh)
* Lựa chọn các thành viên vào nhóm :
Tôi sắp xếp các thành viên vào một nhóm, sao cho các thành viên nhóm càng đa dạng
càng tốt. Nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng:
khả năng nhận thức cao, trung bình và thấp, đa dạng về thành
phần xuất thân, điều kiện kinh tế, môi trường sống Với nhóm như vậy, mỗi một vấn đề
cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc, toàn diện hơn.
* Xác định thời gian duy trì nhóm :
Cần duy trì hoạt động nhóm đến thời điểm đủ độ ổn định và có thể thành công. Khi các
nhóm cũ có vấn đề và hoạt động kém hiệu quả tôi giải tán nhóm và thành lập nhóm mới.

Nếu không lập nhóm mới học sinh sẽ không học được các kĩ năng cần thiết cho việc giải
quyết vấn đề, trong quá trình hợp tác với bè bạn. Việc học sinh lần lượt được hoạt động
cùng nhóm với tất cả các bạn trong lớp, sau một học kì hay năm học, là điều hết sức có ý
nghĩa. Nó giúp cho việc xây dựng trong các em cảm nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp
tác, mang lại cho các em nhiều cơ hội để thực hành các kĩ năng cần thiết cho việc hoạt động
trong các nhóm mới. Học sinh có cơ hội giao tiếp với nhiều nét tính cách riêng, khác
nhau Điều đó, làm tăng ý nghĩa giao lưu, giao tiếp, mở rộng và nâng cao kiến thức năm
học. Tránh việc đánh giá thấp sức mạnh của các nhóm học tập đa dạng trong việc nâng cao
chất lượng học tập, sự phong phú và tính tích cực tham gia của mọi thành viên. Không nên
để nhóm "quá hiểu" nhau, dễ sinh ra tình trạng trì tệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau.
* Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm,
các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một
vai trò trong thời gian quá lâu. Vai trò của các thành viên trong một nhóm bao gồm:
* Điều khiển nhóm hay còn gọi là nhóm trưởng, có nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên
tham gia vào hoạt động, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự
hiểu biết vấn đề trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu không khí ấm áp, giải
quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. Với vai trò này học sinh cần có
nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn.
* Thư kí ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến.
* Báo cáo viên thay mặt nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
* Khuyến khích động viên mọi thành viên tham gia, nhắc nhở những thành viên "lắm
lời" trong nhóm, bảo đảm trong quá trình trao đổi mọi thành viên phải có quyền và nghĩa
vụ đóng góp vào bài học.
* Theo dõi thời gian: theo dõi và thông báo thời gian cho hoạt động nhóm. Các thành
viên trong nhóm phân phối thời gian thích hợp cho từng vấn đề, tránh hiện tượng "cháy thời
gian".
b) Tổ chức hoạt động nhóm :
Tôi bố trí các thành viên trong nhóm học tập ngồi gần nhau sao cho các em có thể dễ
dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt và trao đổi nhỏ,

đủ nghe trong nhóm mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác. Mỗi
nhóm được sắp xếp ngồi ở 2 bàn, khi có lệnh hoạt động, bàn trên quay xuống bàn dưới rất
nhanh tránh lãng phí thời gian.
- Hoặc là tập xếp thử các hình thức chia nhóm như đã nêu ở trên để các em biết sắp xếp
chỗ ngồi nhanh, gọn tránh chen lấn, xô đẩy, chậm chạp mất thời gian.
-Tôi giải thích để học sinh hiểu rõ về nhiệm vụ học tập cũng như các kĩ năng hợp tác trong
quá trình học nhóm: Giao nhiệm vụ sao cho học sinh rõ việc mình phải làm. Khi giao
nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo
cho học sinh hiểu rõ tránh thất bại trong hoạt động giải quyết nhiệm vụ. Hỏi những câu hỏi
phụ để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa. Những câu hỏi phụ đảm
bảo cho sự trao đổi hai chiều, đảm bảo việc giao nhiệm vụ thực hiện một cách có hiệu qủa
và đảm bảo học sinh sẵn sàng bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ đó.
(VD: Các em đã hiểu nhiệm vụ cô giao chưa? Các em có thắc mắc gì trong nội dung câu
hỏi thảo luận không ?)
c) Theo dõi, can thiệp và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm:
Trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, tôi đưa ra những gợi ý, nhắc lại
những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao, giải đáp các thắc mắc và
dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với những nhóm chưa thực hiện
nhiệm vụ được giao một cách tích cực tôi đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh.
Khi học sinh gặp khó khăn, tôi đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức
đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức
mới và những kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm.
Ví dụ: Toán lớp 5: Bài: Diện tích xung quanh và diện tich toàn phần của hình hộp chữ
nhật.
Phần Luyện tập:
Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều
dài 5 dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 3dm.
* Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình làm rõ các bước tính từ dễ đến khó, Cho
các bạn học sinh TB,HS Yếu làm bài, từng bước cả 4 phép tính như sau:
Chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật là: (5 + 4) X 2=18dm.

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là là: 18 X 3= 54 dm
2
.
Diện tích 2 đáy hình hộp chữ nhật là : (5 X 4) X 2= 40 dm
2
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là : 54 + 40 = 94 dm
2
Bạn Khá theo dõi kèm bạn TB hoặc yếu làm trước rồi mình làm sau.
- Các bạn học sinh K-G làm bằng 2 phép tính ( bằng cách làm gộp).
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (5 + 4) X 2 X 3= 54 dm
2
.
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 54 + (5 X 4) X 2 = 94 dm
2
- Lần sau bạn nào nắm chắc, thành thạo rồi củng có thể nhóm trưởng cho làm gộp như các
bạn K-G.
- Sau đó cho đối chiếu kết quả theo cùng trình độ, cùng cách làm, thống nhất Kết quả đúng
hay sai, sai thì sai chỗ nào, lời giải hay phép tính, cách tính yêu cầu bạn chữa bài, rút kinh
nghiệm nhớ cách làm, về nhà làm lại. Cho 1 bạn xung phong chữa bài trên bảng phụ…
3. Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm.
Tôi tiến hành nhận xét ngay sau khi hoạt động hợp tác kết thúc hoặc vào cuối mỗi tiết học.
Mục đích của nhận xét nhóm là để học sinh có ý thức thực hiện những yêu cầu về kĩ năng
hợp tác. Nội dung nhận xét sẽ tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ về hợp tác diễn
ra như thế nào? Học sinh nào đã thực hiện tốt, những gì có thể thay đổi để hoạt động hợp
tác ngày càng được tốt hơn ? Phát triển dần dần.
tôi hướng dẫn học sinh tự nhận xét nhóm mình, các nhóm khác nhận xét nhóm bạn, tôi
đóng vai trò tập hợp, khái quát, bổ sung những nhận xét của từng nhóm.
Để học sinh hiểu, biết được vai trò và trách nhiệm của mình, tôi lấy ví dụ một nội dung
thảo luận và làm mẫu. Mục đích của tôi là qua làm mẫu học sinh hiểu được cách thức thảo
luận và biết được vai trò của mình trong nhóm (việc làm này tôi làm khi nhận một lớp mới).

Tôi sẽ đóng vai trò là nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển các bạn trong
nhóm. Tổ chức riêng 1 lần dành cho các bạn làm nhóm trưởng mẫu. Hướng dẫn cách điều
hành. Giúp các bạn cách học có hiệu quả nhất là: tự tiếp cận, tự phát hiện, tự chiếm tri thức.
Tức là giúp các bạn h
ọc cách học, quan trọng hơn là học cái gì.
* 1 là: + Cách giao việc cho từng thành viên của nhóm từ dễ đến khó. Bạn Yếu câu dễ,
bạn TB câu vừa, bạn K- G câu khó hơn.
+ Cách chất vấn nhẹ nhàng, lịch sự, khen khích lệ gợi mở cho những bạn còn lúng túng
để tìm câu trả lời.
+ Cách tạo tình huống như giả vờ chưa biết, đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm, để
khích lệ bạn Y-TB nêu ý kiến của mình.
+Theo dõi phát hiện nhanh những bạn làm sai, để GV sớm có biện pháp giúp đỡ kịp
thời.
+ Không được tự mình làm giúp nhóm, hoặc là chỉ dành cho những bạn khá làm. Biết
khen ngợi và động viên bạn chịu khó, tích cực làm việc.
+ Cách cùng nhóm cho điểm, ghi điểm cho những bạn tích cực. Đảm bảo sự công bằng.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề ngiên cứu.
GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy
học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS,
như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với
học tập hơn.v.v và phát triển những kĩ năng XH cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý
kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý
kiến,v.v ; Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng
chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn.v.vHS bước đầu đã có những kĩ
năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng,
thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm/ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung
của cả nhóm.
- Kết quả dạy học áp dụng tổ chức dạy học theo nhóm sau khi dạy xong nội dung môn
toán tiết 1 cụ thể như sau:
Số HS Điểm khảo sát - Bài 1 Sự hứng thú

G K TB Y Thích K.thích
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
24 em 8 33,3 7 29,1 9 37,6 0 23 95,8 1 4,2
6. Kết quả đạt được sau khi thí điểm.
* Về phía giáo viên:
- Hiệu quả tiết dạy được nâng cao.
- Tiết dạy sinh động, giáo viên rèn được kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội cho học
sinh.
* Về phía học sinh:
- Học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng
chính khả năng của mình. Phát huy cao vai trò của từng thành viên trong nhóm, đề cao năng
lực cá nhân bởi vì các em đã được đảm trách nhiều vai trò khác nhau trong nhóm của mình.


- Tăng cường sự hợp tác. Đây cũng là một kĩ năng sống mà học sinh cần có trong cuộc
sống sau này.
- Rèn được sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông, khả năng diễn đạt lưu loát hơn.
Sau khi áp dụng hình thức này trong công tác giảng dạy qua hai năm học: Năm học
2010-2011 và năm học 2011-2012, với tính hiệu quả của biện pháp nêu trên, cộng với sự
quan tâm và nỗ lực của bản thân, sự tự giác hợp tác học tập của học sinh, các em đã có
những tiến bộ rõ rệt. Động cơ học tập và chất lượng học tập của các em yếu cũng được
nâng lên, các em đã tự tin, hòa đồng, bớt mặc cảm, tự ti trong học tập.
Kết quả được thể hiện bằng bảng thống kê số liệu chất lượng về học lực hai năm học:
Năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012 như sau:

* Kết quả xếp loại học lực lớp 4/4 năm học 2010-2011:
Thời
điểm
TSHS
Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL
Cuối
HKI
20 6 30% 5 25% 6 30% 3 15%
Cuối
năm
20 9 45% 8 40% 2 10% 1 5%
* Kết quả xếp loại học lực lớp 4/5 năm học 2011-2012:
Thời
điểm
TSHS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
Cuối
HKI
22 6 27,3% 6 27,3% 6 31,8% 3 13,6%
Cuối
năm
22 9 40,9% 8 36,4% 4 18,2% 1 4,5%

C. KẾT LUẬN

Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học với nhiều tính ưu việt. Đó là một trong
những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh.
Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến
thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo
nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung
thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội,
khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất, phát huy tác dụng tích cực trong việc giúp học
sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

Như vậy, việc tổ chức hoạt động nhóm thành công hay không là phụ thuộc vào nhiều
yếu tố trong đó một phần lớn quyết định là vấn đề nhận thức, năng lực và nghệ thuật sư
phạm của người giáo viên. Tôi thiết nghĩ người giáo viên "Đổi mới phương pháp dạy
học" thành công là biết tự điều chỉnh cách thức sử dụng phương pháp, hình thức dạy học
của mình sao cho thật phù hợp phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Điều
quan trọng khi tổ chức học hợp tác nhóm , giáo viên cần chú ý :
- Nhiệm vụ cần giao cho học sinh phải rõ ràng, xác định rõ thời gian thảo luận cho
học sinh biết.
- Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi, điều chỉnh kịp thời khi nhóm
chưa hiểu rõ vấn đề.
- Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với
hoạt động nhóm.
- Tạo thói quen hoạt động nhóm cho từng học sinh và học sinh phải biết được vai trò
của mình đối với nhóm.
Với cách làm như vậy lớp học sẽ trở nên sinh động, mọi học sinh đều có thể hoạt
động một cách tích cực, tự giác theo sự tổ chức điều khiển của giáo viên.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chắc chắn không tránh khỏi sai sót , rất mong quý
cấp, các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn
thiện hơn.

Hòa Phong, tháng 12 năm 2012
Người viết
Ví dụ: Bài Diện tich xung quanh và diện tich toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Phiếu học tập: Tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng yêu cầu : Đọc ví dụ trong SGK trang 109 và nghiên cứu xem cách tính diện
tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
- Ý kiến Bạn A : -Ta cứ tính diện tich xung quanh bằng cách tính diện tích 1 mặt của hình
hộp chữ nhật đó rồi nhân với 4 mặt xung quanh là xong.
- Còn tính diện tích toàn phần của hình hộp chũ nhật thì tính diện tich 1 mặt rồi nhân với 6

mặt là được.
Ý kiến Bạn B: - Theo mình thì không phải, vì các mặt của của hình hộp chữ nhật chưa hẳn
đã bằng nhau hết.
Ý kiến Bạn C: -Thì ta cứ tính diện tich lần lượt từng mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật
rồi cộng lại thì được diện tích xung quanh 4 mặt.
- Tính diện tích hai mặt đáy nữa, rồi ta cộng thêm vào diện tích xung quanh thì được diện
tích toàn phần 6 mặt.
Ý kiến Bạn D, Vậy thì quá dài dòng, mất nhiều lời giải. Tốn giấy, mực, thời gian.
Vậy theo các bạn có nhất tri với bạn D không, nếu không thì phải làm sao? Các bạn hãy
nghiên cứu trong SGK (5 phút).
Nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình.
Chu vi mặt đáy hình hộp là:….
Diện tích xung quanh của hình
Ví dụ1: Đối với kiến thức chung như các môn xã hội:
Thảo luận nhóm 4: Nêu các biểu hiện thể hiện phép lịch sự khi giao tiếp.
* Nhóm trưởng: Bạn A sẽ là thư ký, bạn B là báo cáo viên, bạn C theo dõi thời gian.
- Theo tôi phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở: Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không
nói tục, chửi bậy.
* Nhóm trưởng: Theo bạn A thì như thế nào ?
* Bạn A: Theo mình thì phải biết lắng nghe khi người khác đang nói.
* Nhóm trưởng: Theo bạn B?
* Bạn B: Cảm ơn khi được giúp đỡ; Xin lỗi khi làm phiền người khác.
* Nhóm trưởng : Theo bạn C thì sao?
* Bạn C : Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác; Ăn uống từ tốn, không rơi
vãi, không vừa nhai vừa nói.
* Nhóm trưởng : Mời bạn A (thư kí vừa ghi tóm tắt các ý) nêu lại ý kiến của các bạn
trong nhóm.
* Bạn A : Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở
* Nhóm trưởng : Các bạn có thống nhất với ý kiến của bạn trong nhóm không ? ® (Nhóm
trưởng thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng của

nhóm).
Sau khi báo cáo viên của nhóm trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi chất vấn thì
cả nhóm cùng hỗ trợ bạn báo cáo để trả lời các câu hỏi.
Sau thời gian thực hiện hình thức hợp tác nhóm trong giảng dạy, tôi đã thu nhận được
những kết quả khả quan.
Đối với kiến thức dạng như từ dễ đến
khó.Nhóm trưởng cần phân công các bạn theo
khả năng kiến thức từ bạn Yếu đến Giỏi phải
từ câu dễ đến câu khó, thì các bạn mới làm
được.

×