Đề bài: Hãy nhập vai nhân vật người kể chuyện kể lại sự tích
Bánh trưng bánh giày.
Bài làm
Chào các bạn! Tôi là người đã chứng kiến câu chuyện của chàng
Lang Liêu làm ra bánh trưng bánh giày và được vua cha truyền ngôi báu.
Hôm nay, tôi đến đây để kể lại cho các bạn n ghe trọn vẹn câu chuyện mà
tôi chứng kiến.
Vua Hùng thứ sáu, thiên hạ thái bình, bờ cõi không bóng ngoại xâm,
bách tính muôn sự bình an. Vua cha thấy mình nay tuổi đã cao, muốn
truyền ngôi báu lại cho con trai. Nhưng bận một nỗi vua có tới những 20
người con trai, không biết chọn ai cho xứngđáng với ngôi vị. Người bèn
mở một cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: "Tay nay tuổi đã
già, e rằng việc lo lắng cho giang sơn, bách tính không thể tiếp tục. Vì vậy,
ta muốn truyền ngôi cho một người xứng đáng nhất. Năm nay, nhân tế lễ
Tiên Vương ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, điều này có Tiên
vương chứng giám". Các lang liêu tỏa đi khắp nơi tìm kiếm của ngon vật
lạ, vàng bạc châu báu để dâng lên vua cha. Chỉ có chàng Lang Liêu tỏ ra
buồn bã. Chàng vốn là con thứ mười tám, mẹ chàng trước kia bị vua cha
ghẻ lạnh, ốm rồi chết. Chàng đâu tìm được những đồ quý hiếm như những
anh em khác. Lang Liêu trằn trọc, lo lắng. Chàng thấy mình thật thua kém,
từ nhỏ đến bây giờ đâu được sống trong sung túc như các lang khác. Các
anh em của chàng mặt mũi thì hồng hào, quần áo thì sang trọng. Còn chàng
thì suốt ngày lủi thủi với ruộng vườn, lấy việc trồng ra hạt lúa, củ khoai
làm vui và để nuôi thân. Dẫu cho lòng không mong ước gì ngôi báu cao
sang, nhưng Lang Liêu cũng muốn làm vừa lòng vua cha một lần trong
ngày cúng Tiên Vương. Suy nghĩ một hồi lâu, chàng thiếp đi, nằm mộng
thấy một ông cụ râu tóc bạc phơ chống gậy đến tìm. Ông cụ tự xưng là
quan đại thần của Tiên Vương phái xuống đến để giúp chàng.
Lang Liêu ta biết con thiệt thòi nhất trong mười tám người con.
Nhưng bản chất lại thật thà, hiền lành và có hiếu nhất. Ta hiểu rõ tấm lòng
hiếu thảo muốn dâng một món quà ý nghĩa lên vua cha. Vậy ta hỏi con,
trên đời cái gì gần gũi nhất với người dân?
- Dạ, đất ạ!
- Đúng, trên đời này không có gì gần gũi và quý nhất với người dân
bằng đất. Đất cho con người trồng cây, chăn nuôi. Để rồi từ đó nuôi sống
con người. Không có đất làm sao mà con người tồn tại và phát triển. Vậy
thử hỏi phải tìm báu vật ở đâu xa. Con hãy lấy lúa gạo mà mình trồng mà
làm thành bánh cúng Tiên Vương.
Cụ già nói xong liền biến thành làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu tỉnh
dậy, mừng thầm. Ngay sáng hôm đó, chàng bắt tay vào làm bánh như lời
thần bảo. Chàng chọn ra thứ gạo nếp thơm ngon nhất, đem vo sạch, lấy đậu
xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá rong trong vườn gói làm hình vuông, nấu
một ngày, một đêm thật nhừ. Đến loại bánh thứ hai chàng đồ thứ gạo nếp
thơm ngon ấy giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Bánh vuông tượng trưng
cho đất, bánh tròn tượng trưng cho trời.
Và rồi ngày tế lễ đã đến, Lang Liêu mang hai loại bánh vào cung.
Đến nơi thì mọi người cũng đã tề tựu đông đủ. Các lang thấy mâm bánh
của chàng tỏ ra khinh thường, chế giễu.
- Ngươi xem cái mâm bánh của ngươi mà cũng đòi mang ra tế lễ. Có
mau mang về ngay không.
Vua cha thấy vậy vội nói
- Các con đừng chớ vội nhìn vẻ bề ngoài mà phán xét. Của ngon
không cốt lạ, vật quý không ở vỏ bề ngoài.
Nói rồi vua cha đích thân chủ trì buổi tế Tiên Vương. Tế lễ xong vua
cùng các đại thần đi xem các món lễ vật của các lang. Vua cha điềm tĩnh
quan sát từng món, nến thử từng món. Ai ai cũng lo lắng về lễ vật mà mình
dâng tế lễ. Vua xem qua một lượt dừng lại trước món bánh của Lang Liêu,
tỏ ra rất vừa ý bèn hỏi.
Hai loại bánh này được làm từ gì?
- Thưa vua cha, hai loại bánh này làm bằng gạo, do chính tay con
trồng cấy - Lang Liêu thật thà trả lời.
Vua cha tỏ ra kinh ngạc, bèn truyền lệnh cắt bánh chia cho các quan
triều thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon.
Vua cha nói:
- Con quả có tấm lòng hiếu thảo hiếm có. Con biết trân trọng lao
động, quý trọng những sản phẩm mà lao động làm ra. Bánh vuông - tượng
trưng cho đất, từ nay gọi bằng bánh trưng, bánh tròn - tượng trưng cho trời
- từ nay gọi là bánh giầy. Tục truyền từ nay dân chúng làm hai loại bánh
này dâng lên tổ tiên vào ngày tết. Ta quyết định ngôi vị truyền cho Lang
Liêu.
Mọi người quỳ xuống tuân chỉ
Triều Hùng Vương thứ 7 được lập nên. Và bánh trưng, bánh giầy
ngày ấy được lưu truyền đến bây giờ và đã trở thành nét đẹp trong truyền
thống văn hóa của người Việt.
Đề bài: Hãy nhập vai người kể chuyện kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy
Tinh
Bài làm
Tuổi thơ em lớn lên cùng với những lời ru, câu chuyện cổ tích của
bà. Nào là chàng Lang Liêu chân chất, thật thà sáng tạo ra bánh trưng, bánh
giầy; nào là chàng Thạch Sanh dũng cảm diệt chằn tinh, cứu công chúa.
Nhưng trong đó em thích nhất là câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sau
đây, em xin kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe!
Câu chuyện xảy ra vào thời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một cô
con gái. Tên là Mị Nương, nàng có dung mạo tuyệt trần, thùy mị, nết na.
Mị Nương đã đến tuổi kén chồng, nhà vua thương công chúa muốn tìm cho
nàng một chàng rể ưu tú nhất, bèn mở một cuộc thi so tài cao thấp giữa các
chàng trai. Ai là người làm hài lòng vua, thì người đó sẽ được gả công chúa
cho.
Tin vua kén rể lan truyền khắp mọi phương. Vào một ngày kia, có
hai chàng trai d dến cầu hôn. Một người tự xưng là Sơn Tinh, đến từ núi
Tản Viên. Sơn Tinh rất có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn
bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi.
Còn người kia tên là Thủy Tinh đến từ miền biển xa xôi, chàng cũng
có tài không kém gì Sơn Tinh chàng gọi gió, gió đến, hô mưa mưa về. Cả
hai chàng, chàng nào cũng tài; chàng nào cũng giỏi và đều xứng đáng làm
rể.
Vua Hùng thấy hai chàng đều có tài lạ, không biết chọn ai, gọi các
lạc thần đến để bàn bạc, rồi phán rằng:
- Hai chàng đều làm vừa lòng ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,
không thể gả cho cả hai được. Thôi sáng sớm ngày mai, ai mang đầy đủ
sính lễ đến trước thì ta sẻ gả con gái cho.
Rồi người nói tiếp:
- Sính lễ phải có đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm kẹp bánh trưng,
voi chín gà; gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ phải đủ một đôi,
không được thiếu gì.
Từ rạng sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến trước
nên được rước Mị Nương về làm vợ.
Thủy tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được vợ, nổi trận lôi đình.
Thần hô mưa, gọi gió đuổi đánh Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Mây đen kéo
đến làm trời đất tối tăm. Gió giật ầm ầm. Cây cối bị gió quật đổ tơi tả.
Nước làm ngập ruộng đồng, cuốn tung bao nhà cửa. Nước lũ tràn về phủ
trắng xóa khắp thành Phong Châu. Nước dâng lên đến tận lưng đồi.
Sơn Tinh không hề nao núng, làm phép bốc từng quả đồi chặn dòng
nước lũ. Nước dâng đến đâu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau
đến mấy tháng liền, cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đànhphải rút lui.
Nhưng vì oán giận, năm nào Thủy Tinh cũng gọi mưa, hô gió đánh
Sơn Tinh. Nhưng rốt cuộc Thần nước vẫn thua thần núi.
Câu chuyện về Sơn Tinh, Thủy Tinh còn chứa đựng bao ý nghĩa to
lớn. Đó là: Mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiên nhiên, chế
ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua
hùng. Và cao hơn hết là ý chí đoàn kết: dù cho thiên nhiên khắc nghiệt đến
đâu, dông bão có lớn đến đâu nhưng nếu có tinh thần đoàn kết, đồng lòng
thì sẽ chế ngự được tất cả.
Đề bài: Nhập vai người kể chuyện kể lại truyền thuyết Thánh Gióng
Bài làm
Tối hôm ấy, tôi nằm lặng yên trong lòng mẹ nghe mẹ kể chuyện về
Thánh Gióng. Đó là một đêm mùa hè, trăng thanh, gió mát, chỉ còn vẳng
lại từ xa những tiếng ếch đồng. Giọng của mẹ ngọt ngào, ấm áp dẫn tôi vào
câu chuyện của Thánh Gióng. Chàng Gióng hiện lên với vẻ đẹp của chàng
dũng sĩ tráng kiện diệt giặc ngoại xâm. Lời kể của mẹ như ru tôi vào giấc
ngủ, tôi cảm thấy mình thật nhẹ nhàng bước vào câu chuyện mẹ kể. Tôi
bước từng bước một quay về thời gian nơi xóm làng chàng Gióng sống
chứng kiến quá trình sinh ra, lớn lên phi thường của chàng cho đến khi
chàng giết xong giặc ngoại xâm từ bỏ áp giáp, rời cả người cả ngựa bay về
trời.
Tôi còn nhớ như in khung cảnh xóm làng nơi gia đình chàng Gióng
sinh sống. Đó là thời Hùng Vương thứ sau, giặc Ân đang lăm le bờ cõi
nước ta. Ở ngôi làng Phù Đổng, có hai vợ chồng lão nông phúc đức, hiền
lành. Hai ông bà đã già nhưng chưa có lấy một mụn con. Ông bà chỉ ao ước
có một đứa con cho đỡ hưu quạnh tuổi già. Một hôm bà ra đồng như mọi
ngày chăm chỉ trồng cấy ruộng vườn, liền thấy một vết chân to, bèn đặt
chân vào ướm thử xem dài ngắn bao nhiêu. Kì lạ thay về nhà bà thụ thai và
mươi hai tháng sau sinh ra một bé trai khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng
mừng lắm. Cậu bé đó chính là con trai thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế
đầu thai vào. Cậu bé lớn lên trong sự chăm sóc, cưng nựng của bố mẹ.
Nhưng khác thường ở chỗ! Đã lên ba nhưng đứa trẻ vẫn không biết khóc,
biết cười, cũng không biết lẫy, biết bò, cứ đặt đâu nằm đấy, trơ trơ ra. Hai
ông bà buồn bã, lo lắng lắm, Phần vì thương mình đã già mà hiếm muộn,
phần vì thương con. Bà cụ hao mòn, gầy ốm, nước mắt chảy dài vì con.
Bấy giờ, giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi. Chúng đi đến đâu là cướp
bóc, giết người đến đấy. Chúng đi đâu là gieo cho người dân nỗi đau, chết
chóc. Đâu đâu cũng là tiếng kêu oán hờn, căm thù quân giặc động trời. Đức
vua bèn họp bàn Lạc Hầu cử sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài cứu nước
khỏi cơn gian nguy. Tiếng sứ giả đi khắp nơi. Thời khắc quyết định đã đến.
Thánh Gióng nghe thấy lời sứ giả: "Loa loa loa, ai là người tài giỏi mau ra
giúp vua cứu nước", bèn vươn vai đứng dậy, cất tiếng gọi mẹ.
- Mẹ mau mời sứ giả vào chỗ con
Bà mẹ vừa mừng vừa tủi, lau nước mắt khi nghe thấy con trai đã biết
nói. Bà vội chạy ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy chỉ là một cậu bé, tỏ ý coi thường và thất vọng.
- Thằng bé này đừng có đùa cợt phải tội chết, nhà ngươi tuổi còn nhỏ
làm sao biết đánh giặc?
Gióng thấy sứ giả tỏ ý khinh thường, nghiêm giọng nói:
- Sứ giả chớ chê ta nhỏ tuổi, hãy về tâu với nhà vua làm cho ta một
con ngựa sắt, một áo giáp sắt; một mũ sắt; một gậy sắt để ta đánh giặc.
Sứ giả vội lĩnh ý về kinh đô tâu vua. Gióng quay sang nói ới mẹ.
- Mẹ hãy đi nấu cơm cho con, để con lấy sức đi đánh giặc.
Kì lạ hơn, cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ
no. Mẹ cậu đành sang hàng xóm vay mượn. Bà con làng xóm thấy vậy
cũng vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng muốn giết giặc, cứu nước.
Sau khi nhận lệnh của Gióng, nhà vua truyền lệnh cho thợ rèn ngày
đêm làm những vật cậu bé yêu cầu. Tất cả thợ rèn kíp rèn ra một chú ngựa
to nhất, khỏe nhất; một chiếc áo giáp sắt bền chắc chịu được muôn mũi tên
của giặc; 1 cây gậy sắt to bằng cột đình.
Đến ngày hoàn thành, sứ giả mang đầy đủ mọi thứ đến. Gióng vươn
mình lớn dậy, cao lớn tráng kiệu, tuấn tú khác người. Gióng đến đầu ngõ
nói.
- Con xin lạy cha mẹ, cảm tạ công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Cha mẹ hãy giữ gìn sức khỏe, con đi đánh giặc cứu nước, cứu dân.
Nói xong, chàng Gióng mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt; đầu đội mũ
sắt, nhảy lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun
rừng rực. Ngựa tung bờm phi nước kiệu tiến thắng đến chỗ quân thù. Nhân
dân nhất tế đứng lên cầm dao, gậy theo sau. Gióng cầm gậy sắt đánh giặc
tan tác. Tiện có những cây tre bên đường chàng rút lên đánh giặc khiông
còn mảnh giáp. Ngựa sắt phun lửa đốt chúng thành tro. Roi sắt vung lên hất
cả chục thằng lên trời. Những thằng còn sống cũng dẫm đạp lên nhau mà
chết cả.
Giặc tan, dân chúng hô vang chiến thắng. Chàng Gióng chỉ gửi lời
tiễn biệt cha mẹ, rồi một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn cởi bỏ áo
giáp, gậy sắt, mũ sắt, rồi cả người cả ngựa bay về trời.
Dân chúng nhớ công ơn Gióng phong làm Phù Đổng Thiên Vương
và lập đền thờ ở nhiều nơi. Những vết chân ngựa in xuống đất thành ao hồ
đến ngày nay.
Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc thấy mẹ ngồi bên âu yếm nhìn tôi nói.
Còn buồn ngủ thì vào đi ngủ để mai còn đi học.
Tôi chợt hiểu hóa ra đó là một giấc mơ. Một giấc mơ đẹp và từ giờ
tôi đã hiểu hơn về Thánh Gióng và những công lao giết giặc cứu nước của
chàng.