Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu chiến lược marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của công ty điện tử và viễn thông VTC và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 116 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG





Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ
VIỄN THÔNG VTC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ



Họ và tên sinh viên : Dƣơng Thanh Hà
Lớp : Trung 2 - K41F - KTNT
Giáo viên hướng dẫn : TS. Từ Thúy Anh





HÀ NỘI, THÁNG 11/2006
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



i




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trƣớc hết, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo, Tiến sỹ
Từ Thúy Anh, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận
tốt nghiệp này.
Em cũng xin đƣợc cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng,
những ngƣời đã nhiệt tình dạy dỗ, trao cho chúng em những kiến thức quý báu, là
hành trang giúp chúng em bƣớc tiếp trong tƣơng lai.
Để có thể hoàn thành khoá luận này, em không thể không kể đến sự giúp đỡ
tận tình của Ban giám đốc, các anh chị cán bộ phòng Marketing, phòng Kinh doanh,
phòng Kỹ thuật của Công ty Điện tử và Viễn thông VTC, những ngƣời đã luôn
sẵn lòng tạo điều kiện về thời gian, tài liệu cũng nhƣ giải đáp cho em những
thắc mắc có liên quan đến dự án “Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC”.
Cuối cùng, em xin đƣợc dành lời cảm ơn sâu sắc của mình cho gia đình,
bạn bè, những ngƣời đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt
khoá luận tốt nghiệp này.

Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC
VÀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG 3
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN

(VTC) VÀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC (VTC TELECOM) 3
1. VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
(VTC) 3
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 4
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 5
2. CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC (VTC TELECOM) 7
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 7
2.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 7
2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG, CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN 7
II. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG VÀ THỊ TRƢỜNG SẢN
PHẨM CÁP SỢI QUANG 10
1. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG (CÁP QUANG) 10
1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA SỢI QUANG VÀ CÁP SỢI QUANG - CÁP QUANG “KHAI
SÁNG” MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU 10
1.2. ĐỊNH NGHĨA CÁP QUANG 12
1.3. CÁC LOẠI CÁP QUANG VÀ ỨNG DỤNG 13
1.3.1. CÁP TREO 13
1.3.2. CÁP KÉO TRONG CỐNG 13
1.3.3. CÁP CHÔN TRỰC TIẾP 14
1.3.4. CÁP ĐẶT TRONG NHÀ VÀ CÁP NHẢY 14
1.3.5. CÁP NGẬP NƢỚC VÀ THẢ BIỂN 14
1.4. ƢU, NHƢỢC ĐIỂM CỦA CÁP QUANG 15
2. THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG 16
2.1. THỊ TRƢỜNG CÁP QUANG THẾ GIỚI - XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƢỜNG VÀ TRIỂN VỌNG 16
2.1.1. THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI 16
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT




iii
2.1.2. THỊ TRƢỜNG CÁP QUANG THẾ GIỚI 21
2.2. THỊ TRƢỜNG CÁP QUANG VIỆT NAM 24
2.2.1. THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 24
2.2.2. NHU CẦU CÁP QUANG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG PHÁT
TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM. 32
2.2.3. HIỆN TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÁP QUANG TẠI VIỆT NAM
VÀ CÁC NHÀ CUNG CẤP CÁP QUANG CHO THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM 35
3. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ ÁN “NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁP SỢI QUANG VTC”
36
3.1. TÍNH KHẢ THI VÀ QUYẾT ĐỊNH XÂY DỰNG "NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁP
SỢI QUANG VTC" 36
3.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ ÁN “NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁP SỢI QUANG VTC” 39
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG
VTC 41
I. TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING QUỐC TẾ 41
1. KHÁI NIỆM 41
1.1. ĐỊNH NGHĨA MARKETING 41
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MARKETING 43
1.2.1. NHU CẦU 43
1.2.2. MONG MUỐN 43
1.2.3. YÊU CẦU 43
1.2.4. HÀNG HOÁ 44
1.2.5. LỢI ÍCH 44
1.2.6. CHI PHÍ 44
1.2.7. SỰ THOẢ MÃN CỦA KHÁCH HÀNG 45
1.2.8. TRAO ĐỔI VÀ GIAO DỊCH 45
1.2.9. THỊ TRƢỜNG 46

1.3. MARKETING QUỐC TẾ 46
2. CHIẾN LƢỢC MARKETING VÀ MARKETING QUỐC TẾ 47
2.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC 47
2.1.1. CHIẾN LƢỢC LÀ GÌ? 47
2.1.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC 47
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



iv
2.2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA MỘT CHIẾN LƢỢC MARKETING 48
2.2.1. NGHIÊN CỨU SWOT 48
2.2.2. MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC MARKETING 49
2.2.3. CHIẾN LƢỢC MARKETING 49
2.3. MARKETING - MIX TRONG CHIẾN LƢỢC MARKETING 51
2.3.1. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 51
2.3.2. CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ 56
2.3.3. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI 58
2.3.4. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH 60
II. PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÁP
SỢI QUANG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC 64
1. PHÂN TÍCH CHUNG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊCH CHIẾN LƢỢC
MARKETING 64
1.1. TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG CÁP QUANG TRONG NƢỚC 64
1.1.1. CƠ CẤU CỦA MẠNG LƢỚI VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ NHU CẦU ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM CÁP QUANG 64
1.1.2. PHƢƠNG ÁN THỊ TRƢỜNG 66
1.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC MARKETING 67
2. PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH CỤ THỂ TRONG HỆ THỐNG
MARKETING - MIX 68

2.1. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 68
2.1.1. YÊU CẦU VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 68
2.1.2. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT SẢN PHẨM 69
2.1.3. NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU CHỦ YẾU 70
2.1.4. MÃ HIỆU VÀ BAO BÌ SẢN PHẨM 70
2.2. CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ 70
2.3. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI 74
2.4. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH 74
2.4.1. QUẢNG CÁO 74
2.4.2. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 76
2.4.3. MARKETING TRỰC TIẾP SẢN PHẨM 76
2.4.4. HỘI TRỢ VÀ TRIỂN LÃM 76
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



v
3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÁP SỢI
QUANG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC 77
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ
PHÁT TRIỂN CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
CÁP SỢI QUANG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC 79
I. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI 79
1. NHỮNG DỰ KIẾN TRONG TƢƠNG LAI CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN
THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN 79
2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG
TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC 80
2.1. ĐỊNH HƢỚNG CHUNG 80
2.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN "NHÀ MÁY CÁP SỢI QUANG VTC" 81

II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÁP
SỢI QUANG CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC 85
1. THUẬN LỢI 85
1.1. THƢƠNG HIỆU 85
1.2. CÁP QUANG SẢN XUẤT TRONG NƢỚC 85
2. KHÓ KHĂN 86
2.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG, HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM 86
2.2. SỰ CẠNH TRANH GAY GẮT TRÊN CÁC MẶT 86
2.2.1. CẠNH TRANH VỀ GIÁ 86
2.2.2. CẠNH TRANH VỀ THƢƠNG HIỆU VÀ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM 87
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƢỢC
MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG CỦA CÔNG TY
ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC 87
1. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƢỚC VÀ BỘ BƢU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG 87
2. KIẾN NGHỊ VỚI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
90
3. KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC 91
3.1. HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN TỐT
CHIẾN LƢỢC MARKETING 91
3.1.1. PHƢƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 91
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



vi
3.1.2. NHÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT 92
3.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC MARKETING CHO THỊ TRƢỜNG NƢỚC
NGOÀI 93
3.3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING - MIX CHO VIỆC TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TRONG NƢỚC VÀ XUẤT KHẨU 94

3.3.1. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 94
3.3.2. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁ 95
3.3.3. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI 97
3.3.4. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH 99
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC A
Phụ lục 1: Doanh thu dự kiến của Nhà máy cáp sợi quang VTC trong 10 năm A
Phụ lục 2: Chi phí dự kiến của Nhà máy cáp sợi quang VTC trong 10 năm B
Phụ lục 3: Kết quả kinh doanh dự kiến của Nhà máy cáp sợi quang VTC trong 10 nămE


Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Báo cáo tài chính của Tổng Công ty VTC trong 03 năm 2003-2005 6
Bảng 2: Doanh thu dịch vụ đƣờng truyền toàn cầu theo khu vực (2005-2010) 18
Bảng 3: Chỉ số về viễn thông của các nƣớc ASEAN năm 2002 21
Bảng 4: Số lƣợng thuê bao viễn thông Việt Nam 2000-2004 26
Bảng 5: Tình hình phát triển Internet tháng 8/2006 29
Bảng 6: Kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải trong giai đoạn 2006-2020 34
Bảng 7: Một số số liệu dự kiến của Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC 71
Bảng 8: Bảng giá Nguyên vật liệu (thời điểm tháng 4/2006) 72
Bảng 9: Giá bán cáp quang dự kiến (thời điểm tháng 4/2006) 73

Biểu đồ 1: Tăng trƣởng của các thuê bao không dây trên thế giới đến năm 2011 16
Biểu đồ 2: Số lƣợng thuê bao điện thoại cố định khu vực Châu á Thái Bình Dƣơng

năm 2004 19
Biểu đồ 3: Nhu cầu sử dụng sợi quang trên thế giới 1996-2009 22
Biểu đồ 4: Nhu cầu sợi quang đơn mode và đa mode hàng năm 2003-2010 22
Biểu đồ 5: Tình hình phát triển điện thoại Việt Nam 27
Biểu đồ 5a: Số liệu điện thoại cố định tăng trƣởng theo năm 27
Biểu đồ 5b: Số liệu điện thoại cố định tăng trƣởng theo tháng năm 2006 27
Biểu đồ 5c: Số liệu điện thoại cố định tăng trƣởng trên 100 dân theo tháng năm 2006 28
Biểu đồ 6: Tình hình tăng trƣởng thuê bao Internet 30
Biểu đồ 6a: Theo số thuê bao quy đổi 30
Biểu đồ 6b: Theo số ngƣời sử dụng 30
Biểu đồ 7: Thị phần các ISP ở Việt Nam năm 2005 31
Biểu đồ 8: Tổng doanh thu dự kiến của Nhà máy cáp sợi quang VTC trong 10 năm 82
Biểu đồ 9: Tổng chi phí dự kiến của Nhà máy cáp sợi quang VTC trong 10 năm 83
Biểu đồ 10: Lợi nhuận ròng dự kiến của Nhà máy cáp sợi quang VTC trong 10 năm 84
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi mở cửa hội nhập đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc
phát triển không ngừng. Sau những khó khăn ban đầu, nền kinh tế đang ở giai đoạn
tăng trƣởng nhanh, quy mô sản xuất mở rộng, số lƣợng các doanh nghiệp tham gia
vào thị trƣờng tăng nhanh, chủng loại, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đa dạng,
phong phú. Những đặc điểm mới của nền kinh tế thị trƣờng đã mở ra cho các
doanh nghiệp một môi trƣờng kinh doanh với nhiều cơ hội và triển vọng nhƣng
cũng đầy khó khăn và thách thức. Để tồn tại và phát triển, ngoài các yếu tố đầu vào
cần thiết nhƣ vốn, lao động, cơ sở hạ tầng, một đƣờng lối chiến lƣợc đúng hƣớng
là việc làm không thể thiếu để doanh nghiệp có thể vạch ra các kế hoạch cụ thể,
chi tiết, mang tính hiệu quả cao nhằm cạnh tranh thành công.

Trong nền kinh tế kế hoạch trƣớc đây, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
theo chỉ tiêu Nhà nƣớc đặt ra, việc tiêu thụ sản phẩm cũng đã có Nhà nƣớc lo, tức
doanh nghiệp chỉ làm một việc duy nhất là sản xuất đủ số lƣợng và đúng tiến độ
theo quy định của Nhà nƣớc. Nhƣng trong nền kinh tế thị trƣờng, cả doanh nghiệp
sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp nhà nƣớc hay
doanh nghiệp tƣ nhân đều phải tự xác định đầu vào, đầu ra cho mình. Với việc
tiếp cận thị trƣờng, tìm hiểu thị trƣờng, xác định nhu cầu của khách hàng, để bán
sản phẩm mà khách hàng cần chứ không bán những gì doanh nghiệp có, rồi cân đối
với khả năng cung ứng và tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp mới có thể xác định
đƣợc các yếu tố khác của sản xuất. Ngoài ra, để tăng lƣợng tiêu thụ sản phẩm,
mở rộng thị trƣờng, nâng cao uy tín, tên tuổi của mình, doanh nghiệp phải tiến hành
các hoạt động nhƣ quảng cáo, tiếp thị, Nói tóm lại, một trong những yếu tố
quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nằm ở chỗ doanh nghiệp
tiến hành hoạt động Marketing nhƣ thế nào.
Xuất phát từ nhận định trên, cộng với thực tế đƣợc tham gia vào việc
xây dựng dự án "Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC", trong khóa luận tốt nghiệp
của mình, ngƣời viết trên cơ sở lựa chọn nghiên cứu sâu các lý thuyết, tìm hiểu các
khái niệm, các hoạt động và lợi ích của việc lập, thực hiện các chiến lƣợc và
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



2
kế hoạch Marketing, xin đƣợc tập trung đi sâu vào phân tích chiến lƣợc Marketing
mà Công ty Điện tử và Viễn thông VTC đã hoạch định cho dự án "Nhà máy sản
xuất cáp sợi quang VTC" của mình, sau đó đƣa ra một số nhận xét và kiến nghị. Với
khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Nghiên cứu chiến lƣợc Marketing đối với
sản phẩm cáp sợi quang của Công ty Điện tử và Viễn thông VTC và một số
kiến nghị”, ngƣời viết hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé sự nghiên cứu của
mình giúp Công ty Điện tử và Viễn thông VTC thành công trong việc đƣa sản phẩm

cáp sợi quang của mình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng trong tƣơng lai.
Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng I: Giới thiệu về Công ty Điện tử và Viễn thông VTC và
sản phẩm cáp sợi quang
 Chƣơng II: Phân tích chiến lƣợc Marketing đối với sản phẩm cáp
sợi quang của Công ty Điện tử và Viễn thông VTC
 Chƣơng III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển chiến
lƣợc Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của Công ty
Điện tử và Viễn thông VTC
Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của ngƣời viết,
khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Ngƣời viết
hi vọng sẽ nhận đƣợc sự góp ý từ thầy cô giáo và các bạn.
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



3
CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ
VIỄN THÔNG VTC VÀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA
PHƢƠNG TIỆN (VTC) VÀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG
VTC (VTC TELECOM)
1. Vài nét về Tổng Công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện (VTC)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện (VTC), trƣớc là Công ty Đầu tƣ
và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định
số 918/QĐ/TC-THVN ngày 10/02/1996 của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình
Việt Nam (THVN) trên cơ sở hợp nhất 3 Công ty Intedico, Telexim và Ratimex.
Theo Quyết định số 129/2003/QĐ-TTg ngày 26/06/2003 của Thủ tƣớng
Chính phủ về đổi mới sắp xếp doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN và theo

Quyết định số 156/2003/QĐ-BBCVT của Bộ trƣởng Bộ Bƣu chính và Viễn thông,
kể từ ngày 08/09/2003, Công ty Đầu tƣ và Phát triển Công nghệ THVN là
doanh nghiệp kinh doanh có 100% vốn Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Bƣu chính và
Viễn thông.
Theo Quyết định số 192/20005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tƣớng
Chính phủ, Công ty Đầu tƣ và phát triển Công nghệ THVN đƣợc chuyển thành
Tổng Công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện hoạt động theo mô hình Công ty mẹ -
Công ty con.
VTC có trụ sở chính tại 67B Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội; các chi nhánh
tại số 79 Quang Trung, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; số 171 Lý Chính Thắng,
Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, VTC còn các Công ty con, xí nghiệp sản xuất
kinh doanh, xí nghiệp điện tử tại 65 Lạc Trung, Hai Bà Trƣng, Hà Nội và các
trung tâm trực thuộc Công ty trên địa bàn TP Hà nội, cụ thể nhƣ sau:
 Tổng Công ty hiện có 5 Công ty con trực thuộc:
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



4
 Công ty Điện tử và Viễn thông VTC (VTC Telecom)
 Công ty Thiết bị phát thanh truyền hình và đo lƣờng (MBC)
 Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam (CEC)
 Công ty Thiết bị truyền thông truyền hình (CTC)
 Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình (EAC)
 Bên cạnh đó là 01 xí nghiệp và 06 trung tâm:
 Xí nghiệp Điện tử DTH
 Trung tâm dịch vụ bảo hành và giới thiệu sản phẩm
 Trung tâm hợp tác quốc tế
 Trung tâm tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình PT-TH và viễn thông
 Trung tâm chuyển giao công nghệ PT-TH và viễn thông

 Trung tâm ứng dụng công nghệ truyền thanh truyền hình và viễn
thông
 Trung tâm truyền hình kỹ thuật số
 Ngoài ra, Tổng Công ty còn có 2 chi nhánh ở nƣớc ngoài:
 Chi nhánh tại Lào
 Chi nhánh tại Angola
1.2. Lĩnh vực hoạt động
Sau hơn 10 năm thành lập, Tổng Công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện
(VTC) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông và phát thanh
truyền hình, với các hoạt động cụ thể nhƣ sau:
 Kinh doanh nhập khẩu cũng nhƣ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt,
chuyển giao công nghệ, bảo dƣỡng, sửa chữa, các máy móc, thiết bị
thuộc ngành phát thanh, truyền hình, bƣu chính, viễn thông, điện tử
tin học, điện tử dân dụng, thang máy, thiết bị lạnh, thang cuốn,
băng chuyền, máy hút bụi, hút ẩm, điện tử công nghiệp, điện tử phục vụ
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



5
các chuyên ngành khác nhƣ: y tế, giáo dục, hàng không, hàng hải,
đƣờng sắt, dầu khí, khai khoáng, điện lực.
 Kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng các sản phẩm văn hoá, điện ảnh,
phát thanh, truyền hình.
 Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng phát thanh, truyền hình
nhƣ: dịch vụ phát thanh, truyền hình trực tuyến, dự đoán qua truyền hình.
Kinh doanh các dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin
nhƣ cung cấp đƣờng truyền, dịch vụ kết nối đầu cuối, dịch vụ chuyển
tiếp, dịch vụ điện thoại, dịch vụ truy nhập Internet theo giấy phép của Bộ
Bƣu chính và Viễn thông. Sản xuất, kinh doanh các chƣơng trình game

trên mạng viễn thông và mạng truyền hình.
 Phát sóng các chƣơng trình truyền hình và phát thanh quảng bá phục vụ
nhiệm vụ công ích trong công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và
Nhà nƣớc; các chƣơng trình phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của
nhân dân. Sản xuất các chƣơng trình truyền hình: thông tin kinh tế,
thể thao, giải trí, ca nhạc, phim, thời trang, trò chơi truyền hình, phổ biến
kiến thức, khoa học công nghệ theo giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin.
 Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng các công trình phát thanh, truyền hình, công
trình bƣu chính viễn thông, điện tử, tin học, tự động điều khiển. Tƣ vấn
cho các dự án đầu tƣ trong nƣớc, nƣớc ngoài và các dịch vụ liên quan.
1.3. Tình hình hoạt động
Trong những năm vừa qua, Tổng Công ty VTC luôn hoạt động có hiệu quả.
VTC đã thực hiện đƣợc rất nhiều công trình cho ngành phát thanh và truyền hình,
cũng nhƣ những công trình thiết kế, cung cấp thiết bị, lắp đặt, chuyển giao
công nghệ khác. Doanh thu hàng năm của VTC luôn đạt ở mức rất cao.
 Tổng doanh thu năm 2004: 594.574,00 triệu đồng
Trong đó:
 Tổng tài sản có: 372.710,00 triệu đồng
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



6
 Tổng tài sản có lƣu động: 324.255,00 triệu đồng
 Tổng doanh thu năm 2005: 585.917,00 triệu đồng
Trong đó:
 Tổng tài sản có: 469.288,00 triệu đồng
 Tổng tài sản có lƣu động: 349.559,00 triệu đồng
Bảng 1: Báo cáo tài chính của Tổng Công ty VTC trong 03 năm 2003-2005
Đơn vị: Triệu đồng

Tài sản
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Tổng số tài sản có
363.870
372.710
469.288
2. Tài sản có lƣu động
343.055
324.255
349.559
3. Tổng số tài sản nợ
363.870
372.710
469.288
4. Tài sản nợ lƣu động
306.812
306.818
370.734
5. Lợi nhuận
18.109
20.017
10.277
6. Doanh thu
604.695
594.574
585.917
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Tổng Công ty VTC)
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy trong những năm qua

doanh thu của VTC giảm dần nhƣng tốc độ giảm không đáng kể. Doanh thu
năm 2004 giảm so với năm 2003 là 10.121 triệu đồng (số tƣơng đối là 1,67%);
doanh thu năm 2005 giảm 1,46% so với năm 2004. Nhƣ vậy, doanh thu của VTC
qua các năm vẫn rất cao và ổn định. Điều này chứng tỏ những chính sách mà
Công ty đƣa ra trong các năm là hợp lý. Trong 03 năm từ 2003 đến 2005, lợi nhuận
của Công ty vẫn đạt đƣợc ở mức cao. Lợi nhuận năm 2004 đạt mức cao nhất
khoảng hơn 20 tỷ VNĐ, tuy nhiên lợi nhuận năm 2005 có giảm xuống hơn 10 tỷ. Lý
do của việc giảm lợi nhuận là do năm 2005, VTC tập trung mạnh vào việc xây dựng
kênh truyền hình kỹ thuật số VTC, chính vì thế chi phí tăng mạnh, các hoạt động
kinh doanh vẫn giữ ở mức ổn định nhƣng không có bƣớc phát triển nào đột phá.
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



7
Trong tƣơng lai, VTC quyết tâm hƣớng tới mục tiêu là đội quân chủ lực về
hậu cần kỹ thuật theo định hƣớng của Bộ Bƣu chính và Viễn thông, Đài THVN.
VTC không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng, đào tạo kỹ thuật, mở rộng lĩnh vực
kinh doanh để khẳng định vị thế của mình trong thời đại mới.
2. Công ty Điện tử và Viễn thông VTC (VTC Telecom)
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Điện tử và Viễn thông VTC (VTC Telecom) là Công ty trực thuộc
Công ty Đầu tƣ và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam (nay là Tổng
Công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện), gọi tắt là VTC, là doanh nghiệp Nhà nƣớc
trực thuộc Bộ Bƣu chính và Viễn thông.
Công ty VTC Telecom đƣợc thành lập theo quyết định số 313/QĐ/VTC-TC
ngày 17/12/2003 của Công ty Đầu tƣ và Phát triển Công nghệ Truyền hình
Việt Nam.
2.2. Lĩnh vực hoạt động
VTC Telecom là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông Đa

phƣơng tiện (VTC), chủ yếu thực hiện các công trình trong lĩnh vực điện tử và
viễn thông, với lĩnh vực hoạt động chủ yếu nhƣ sau:
 Kinh doanh các máy móc, thiết bị, vật tƣ thuộc ngành phát thanh,
truyền hình, bƣu chính, viễn thông, điện tử tin học, điện tử dân dụng,
thang máy, thiết bị lạnh, thang cuốn, băng chuyền, máy hút bụi, hút ẩm,
điện tử công nghiệp, hàng hải, đƣờng sắt, dầu khí, khai khoáng, điện lực.
 Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng các công trình phát thanh, truyền hình, công
trình bƣu chính viễn thông, điện tử, tin học, tự động điều khiển. Tƣ vấn
cho các dự án đầu tƣ trong nƣớc, nƣớc ngoài và các dịch vụ liên quan.
2.3. Các hoạt động, công trình đã thực hiện
Sau gần 3 năm hoạt động, VTC Telecom đã lớn mạnh dần và vƣơn lên
khẳng định mình. Tuy còn nhiều khó khăn khi mới thành lập, nhƣng đƣợc sự chỉ
đạo và giúp đỡ của Tổng Công ty VTC, VTC Telecom đã thực hiện đƣợc khá nhiều
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



8
các công trình tƣ vấn thiết kế, xây lắp cũng nhƣ nhiều hợp đồng cung cấp thiết bị.
Cụ thể nhƣ sau:
 Tƣ vấn, thiết kế
 Hệ thống Camera giám sát, hàng rào điện tử, các thiết bị cảnh giới cho
các trạm biến áp của Điện lực và các đơn vị khác.
 Mạng cáp quang cho dự án viễn thông nông thôn các tỉnh, thành phố.
 Các hệ thống truyền hình cáp CATV và TVRO nhiều chƣơng trình
cho các khu dân cƣ,
 Tƣ vấn lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang STM, thiết bị chuyển mạch
PCM, SDH, các hệ thống thông tin liên lạc, tổng đài,
 Hệ thống máy thu phát mở rộng vùng phủ sóng cho điện thoại di động,
mạng Wifi, hệ thống bộ đàm Trunking dùng trong dân sự thƣơng mại

cũng nhƣ quốc phòng,
 Hệ thống mạng hội nghị truyền hình qua Internet.
 Hệ thống cột ăng ten dây néo và cột ăng ten tự đứng cho các
công trình viễn thông,
 Hệ thống cân điện tử cho các trạm cân có trọng tải đến 100 tấn.
 Cung cấp thiết bị
 Cung cấp cáp quang, phụ kiện treo néo cáp quang, măng sông
cáp quang, giá phối dây ODF, dây nhảy quang, của các hãng Pirrelli,
SGDI, Vina-GSC, Taihan, Darkar, 3M, O-Tech,
 Cung cấp cáp đồng thông tin dung lƣợng từ 30 đôi dây đến
2400 đôi dây cho bƣu điện các tỉnh và các công trình viễn thông.
 Cung cấp thiết bị cảnh giới, camera giám sát, hàng rào điện tử.
Trong đó, có một số công trình lớn nhƣ công trình xây dựng hệ thống
camera giám sát cho trạm 500kV Plâyku, trạm 220kV KrôngBuk,
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



9
 Thiết bị đo kiểm OTDR, máy hàn, nối cáp quang, của các hãng
EXFO, Acterna, Fujikura, HP.
 Các Repeater hãng Comba Telecom System, hệ thống bộ đàm hãng
Champion-USA.
 Các hệ thống máy phát điện cho Đài phát thanh truyền hình các tỉnh,
máy cassette, loa, tăng âm phục vụ cho các trạm phát thanh xã,
 Các hệ thống tiếp địa cho thiết bị chống sét cho các Đài PT-TH của
các tỉnh thành,
 Đầu Loadsell, Platform cân điện tử, của các hãng Omron, Toledo.
 Xây lắp
 Cung cấp, lắp dựng cột ăng ten.

 Kéo rải cáp quang, hàn nối, đo kiểm tra thông tuyến cáp quang.
 Lắp đặt, đồng chỉnh hệ thống bộ đàm, máy thu phát vô tuyến và
thông tin quang.
 Lắp đặt, đồng chỉnh hệ thống camera giám sát với các hệ thống khác.
 Lắp đặt, hƣớng dẫn vận hành hệ thống thiết bị tổng đài.
Trong tƣơng lai, VTC Telecom dự kiến sẽ mở rộng quy mô, phát huy
thế mạnh về những công trình tƣ vấn, xây lắp vốn có, tiến tới thiết lập hệ thống
mạng điện thoại IP. Quan trọng nhất, VTC Telecom sẽ tập trung xây dựng xong
"Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC" trong nửa đầu năm 2007 để cung cấp
cáp quang cho các Công ty trong ngành viễn thông, điện lực ở Việt Nam cũng nhƣ
tiến tới xuất khẩu sang một số thị trƣờng Châu Á và Châu Phi.
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



10
II. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG VÀ THỊ TRƢỜNG
SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG
1. Giới thiệu về sản phẩm cáp sợi quang (cáp quang)
1.1. Sự ra đời của sợi quang và cáp sợi quang - Cáp quang “khai sáng”
mạng thông tin toàn cầu

Những phát hiện về sợi quang 40 năm trƣớc đã làm nên điều thần kỳ cho
hệ thống thông tin thế giới. Thiếu công nghệ ấy, Internet có thể sẽ không xuất hiện
và mọi ngƣời cũng không thể chỉ đơn giản nhấc ống nghe và gọi điện quốc tế
đƣợc…
Năm 1966, Charles Kuen Kao và George
Hockman, hai kỹ sƣ trẻ tại Phòng thí nghiệm chuẩn
viễn thông (Anh), đã công bố khám phá mới đầy
hứa hẹn về khả năng của sợi quang - những sợi

thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt, linh hoạt và mỏng hơn
một sợi tóc.
Khi đó, việc sử dụng sợi quang để truyền thông tin là rất hạn chế. Một
thông điệp đƣợc chuyển thành xung ánh sáng, di chuyển dọc theo sợi quang tới
điểm đầu bên kia. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể đi đƣợc một khoảng cách ngắn trƣớc
khi ánh sáng bắt đầu biến mất. Đây là hiện tƣợng giảm cƣờng độ theo từng dB/km
(dB - viết tắt của decibel - là đơn vị đo cƣờng độ âm thanh). Charles Kao đã quan
sát những sợi quang có khả năng chứa một gigahertz (GHz) thông tin - tƣơng đƣơng
với 200 kênh TV hay 200.000 đƣờng điện thoại. Ông nhận thấy ánh sáng đã thoát ra
với tốc độ 1.000 dB/km, nghĩa là tín hiệu chỉ còn chƣa đến một nửa dù mới di
chuyển vài mét.
Sau nhiều ngày nghiên cứu, tiến sĩ Kao phát hiện ra rằng tình trạng trên
không phải do bản chất vốn có của sợi thuỷ tinh mà bởi một vài khiếm khuyết
bên trong vật liệu. Nếu loại bỏ những vấn đề đó, tỷ lệ thất thoát ánh sáng giảm
xuống mức chấp nhận đƣợc là 20 dB/km.
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



11
Kết luận của Kao nghe có vẻ "hoang đƣờng" nên ông phải chịu sức ép rất lớn.
"Vợ tôi luôn bực mình vì tôi về muộn triền miên. Khi tôi nói với bà ấy rằng đây sẽ
là một dự án gây chấn động thế giới, bà ấy chẳng hề tỏ ra tin tƣởng. Tôi hiểu mình
đang đi đúng hƣớng nhƣng sẽ phải cố gắng nhiều mới thuyết phục đƣợc ngành
công nghiệp trên toàn thế giới", Kao cho biết.
John Midwinter, chuyên gia về sợi quang tại Đại học London, cũng kể lại:
"Nhiều ngƣời chỉ cƣời vui vẻ khi tài liệu đƣợc công bố. Họ nghĩ trong một phút
may mắn nào đó, ông ấy đã đạt đƣợc mức 20 decibel".
Mãi 4 năm sau (1970), Corning Glass Works,
hãng sản xuất gốm sứ và thuỷ tinh của Mỹ, bất ngờ

tuyên bố họ đã chế tạo một cáp quang phá vỡ giới hạn
20 dB (17 dB/km). "Corning nghiên cứu chất silica trong
khi những Công ty khác lại chú trọng khâu lọc thuỷ tinh.
Hãng đã thành công khi chọn hƣớng đi riêng", Jeff Hecht,
tác giả cuốn Thành phố ánh sáng: Câu chuyện thần kỳ về
cáp quang (City of Light: The Story of Fiber Optics), nói.
Cuối những năm 70, các Công ty viễn thông quyết
định triển khai và sử dụng công nghệ này. Mạng
cáp quang bắt đầu phổ biến ở các thành phố cũng nhƣ dƣới lòng đại dƣơng nhƣng
nó chỉ làm nên cách mạng vào những năm 90.
Internet đã khiến công nghệ cáp quang thực sự bùng nổ. "Cáp quang là cơ sở
của Internet và Wi-Fi. Hiện nay, mọi doanh nghiệp với mạng LAN đều sử dụng nó.
Mọi ngƣời cũng nhờ đến cáp quang mỗi khi gửi e-mail, tin nhắn SMS, ảnh, video
và các file dữ liệu khác", Philip Hargrave, chuyên gia tại hãng cung cấp giải pháp
truyền thông Nortel, nhận xét.
Cáp quang cũng đang đóng vai trò quan trọng tại nhiều lĩnh vực nhƣ
truyền hình mạng IPTV và trong tƣơng lai nó sẽ là trụ cột của mạng giải trí gia đình.

Năm 1971, Nữ hoàng
Anh chứng kiến hình ảnh
video đƣợc truyền qua
cáp quang.
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



12
1.2. Định nghĩa cáp quang
Trong phần 1.1, chúng ta đã đƣợc biết về sự ra đời của sợi quang - "sợi
thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt, linh hoạt và mỏng hơn một sợi tóc". Để đƣa đƣợc

sợi dẫn quang vào sử dụng trong môi trƣờng thực tế của mạng lƣới viễn thông, các
sợi cần phải đƣợc kết hợp lại thành cáp với các cấu trúc phù hợp với môi trƣờng
lắp đặt. Cấu trúc của cáp sợi quang rất đa dạng và khác nhau ở nhiều điểm,
tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể và dựa vào môi trƣờng đặt cáp mà cáp quang có
các tên nhƣ: cáp chôn trực tiếp dƣới đất, cáp kéo trong cống, cáp treo ngoài trời, cáp
đặt trong nhà, cáp nối giữa các thiết bị, cáp ngập nƣớc, cáp thả biển… Đối với từng
loại cáp khác nhau sẽ có thiết kế khác nhau, nhƣng các nguyên lý cơ bản về thiết kế
đều phải có trong mọi loại cáp.
Trƣớc khi tiến hành bọc cáp, sợi dẫn quang thƣờng đƣợc bọc chặt một lớp áo
để bảo vệ sợi trong khi chế tạo cáp, đây là lớp bọc sơ cấp. Sợi đã đƣợc bọc sơ cấp
chính là sản phẩm sau cùng trong quá trình chế tạo sợi dẫn quang; sau đó các sợi
này sẽ đƣợc bọc thành cáp có thể dƣới dạng bọc chặt hoặc bọc lỏng.
Các phần tử cáp cơ bản là: lõi chứa các sợi dẫn quang, các phần tử gia cƣờng,
các vỏ bọc và vật liệu độn.
 Lõi cáp
Các sợi quang đã đƣợc bọc chặt hoặc nằm trong cấu trúc lỏng, cả sợi và
cấu trúc lỏng hoặc rãnh kết hợp với nhau tạo thành lõi cáp. Lõi cáp thƣờng
bao quanh phần tử gia cƣờng của cáp. Các thành phần tạo rãnh hoặc các ống bọc
thƣờng đƣợc làm bằng chất dẻo.
 Thành phần gia cƣờng
Thành phần gia cƣờng của cáp là các phần tử tạo cho cáp có lực cơ học
cần thiết để chịu đƣợc sức căng và co, đặc biệt là bảo đảm tính ổn định nhiệt cho
cáp. Thành phần gia cƣờng có thể là kim loại hoặc phi kim loại. Nó có thể đặt ở tâm
cáp hoặc phân bố ở các lớp ngoài đồng tâm với cáp.
 Vỏ cáp
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



13

Lớp ngoài của cáp thƣờng đƣợc bọc bằng nhựa polyêthylen có độ hút ẩm
thấp, có đặc tính cơ học và hoá học cao. Polyêthylen có độ ma sát thấp cho nên rất
phù hợp cho cáp kéo trong ống. Còn pôlyurethane thƣờng làm vỏ bọc trong của cáp
vì nó rất mềm , có hệ số ma sát cao và các đặc tính cơ học thấp.
Vỏ bọc kim loại của cáp thƣờng là các băng thép nhăn hoặc các sợi thép
xếp thành vỏ bọc. Các vỏ này thƣờng dùng cho các loại cáp chôn trực tiếp để bảo vệ
chống các ứng suất cơ học, gặm nhấm, chống sự phá huỷ của côn trùng và các
sinh vật.
1.3. Các loại cáp quang và ứng dụng
Thiết kế và lựa chọn cáp sợi quang chủ yếu phụ thuộc vào môi trƣờng lắp đặt.
Có rất nhiều nhà chế tạo cáp cho ra các chủng loại cáp rất đa dạng, nhƣng
nhìn chung sản phẩm cáp sợi quang đƣợc phân ra các loại chính sau đây:
1.3.1. Cáp treo
Cáp treo là loại cáp dùng để treo trên các cột điện cao thế giúp truyền dẫn
tín hiệu. Do đặc thù chịu ảnh hƣởng nhiều của môi trƣờng khí hậu tự nhiên, ví dụ
nhƣ môi trƣờng có băng tuyết và gió, hay phải chịu ảnh hƣởng của ứng suất cơ học
và nhiệt độ, đòi hỏi cáp quang treo phải có sức bền rất cao và phải có cấu trúc
thích hợp.
Hiện hai loại cáp treo chủ yếu là cáp ADSS (All Dielectric Self-supporting
ADSS optical cable) và cáp số 8. Ngoài ra, còn có cáp OPGW là cáp quang treo trên
đƣờng dây chống sét. Cáp OPGW có cấu trúc kỹ thuật khá phức tạp và hiện các
nhà máy sản xuất cáp quang ở Việt Nam vẫn chƣa sản xuất đƣợc.
1.3.2. Cáp kéo trong cống
Cáp kéo trong cống phải chịu đƣợc lực kéo và xoắn, có trọng lực nhẹ để
dễ đặt và phải rất mềm dẻo để vƣợt qua các chƣớng ngại trong khi lắp đặt. Loại cáp
này cũng phải chịu đƣợc ẩm và nƣớc vì trong cống cáp và bể cáp thƣờng hay
đọng nƣớc. Chính vì vậy trong cấp trúc của cáp thƣờng có chất độn jelly và
thành phần chống ẩm bằng kim loại.
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT




14
1.3.3. Cáp chôn trực tiếp
Các đặc điểm của cáp chôn trực tiếp tƣơng tự nhƣ cáp kéo trong cống vừa
xét ở trên nhƣng có bảo vệ tốt hơn thể hiện ở điểm cáp chôn thƣờng phải có lớp
vỏ bọc kim loại tốt để tránh sự phá huỷ do đào bới đất hoặc các tác động khác trong
đất. Vỏ bọc thép bên ngoài gồm các sợi thép hoặc các băng thép. Vỏ bọc ngoài
lớp thép này là vỏ chất dẻo.
1.3.4. Cáp đặt trong nhà và cáp nhảy
Loại cáp này thƣờng có số sợi dẫn quang ít, các đặc tính chủ yếu là:
kích thƣớc bên ngoài nhỏ, mềm dẻo, cho phép uốn cong, dễ dàng thao tác và hàn
nối. Cáp cần có đặc tính chống gặm nhấm tốt. Vì loại cáp này thƣờng bám sát tƣờng
nhà và thiết bị cho nên nó phải bảo đảm không dẫn lửa, không phát ra khí độc
trong phòng. Cấu trúc loại cáp này thƣờng ở dạng bọc chặt để đảm bảo kích thƣớc.
1.3.5. Cáp ngập nƣớc và thả biển
Cáp ngập nƣớc thƣờng đƣợc sử dụng để thả qua sông hoặc qua khu vực có
nƣớc ngập cạn, đồng lầy , vì vậy loại cáp này cần phải đáp ứng các yêu cầu
khắt khe bao gồm:
 Tính chống ẩm và chống thấm nƣớc tại các vùng có áp suất đặc biệt lớn.
 Có khả năng chống sự dẫn nƣớc dọc theo cáp.
 Có khả năng chịu đƣợc sự kéo khi lắp đặt và sửa chữa cáp.
 Chống lại đƣợc các áp lực thống kê.
 Cho khả năng hàn nối, sửa chữa dễ dàng.
 Có cấu trúc tƣơng thích với cáp đặt trên đất liền.
Cấu trúc của cáp thả biển đòi hỏi rất phức tạp. Có thể xem đây là loại cáp
đặc chủng vì nó đòi hỏi nhiều yêu cầu còn khắt khe hơn loại cáp ngập nƣớc ở trên
nhiều lần. Ngoài các yếu tố trên, cáp thả biển còn phải chịu tác động đặc biệt khác
nhƣ khả năng thâm nhập của nƣớc biển, sự phá hoại của các động vật dƣới biển, sự
cọ xát của tàu thuyền… Bên cạnh đó cần tính tới khả năng sửa chữa cáp bằng tàu.

Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



15
Cáp thả biển có hai loại thả nông và thả sâu. Cấu trúc cáp thả nông phức tạp hơn
cáp thả sâu dƣới biển.
Ngoài các loại cáp kể trên, còn có một số loại cáp đặc biệt chuyên sử dụng
cho các mục đích riêng.
1.4. Ƣu, nhƣợc điểm của cáp quang
Hệ thống truyền dẫn sử dụng cáp quang với nhƣợc điểm duy nhất là việc
đấu nối khó khăn nhƣng có hàng loạt ƣu điểm nhƣ:
 Trọng lƣợng nhỏ, băng thông rộng.
 Suy hao thấp, khoảng lặp lớn.
 Không can nhiễu (điện tĩnh, điện từ).
 Chi phí bảo dƣỡng thấp (ít thiết bị lặp).
 Bảo mật thông tin.
 Ít mối hàn nối so với cáp đồng.
 Chi phí càng thấp với hệ thống truyền dẫn càng lớn.
 Giá thành rẻ.
Cáp quang giúp việc thực hiện công việc với công suất lớn và cho phép
thực hiện các sản phẩm và dịch vụ đa phƣơng tiện một cách nhanh chóng với
chất lƣợng cao. Khi cáp quang đƣợc sử dụng đại trà thì các sản phẩm và dịch vụ
đa phƣơng tiện sẽ phong phú, tiện dụng và phổ biến hơn nữa so với hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



16
2. Thị trƣờng sản phẩm cáp sợi quang

2.1. Thị trƣờng cáp quang thế giới - Xu hƣớng phát triển thị trƣờng và
triển vọng
2.1.1. Thị trƣờng viễn thông thế giới
a. Tổng quan
Trong những năm vừa qua, thị trƣờng viễn thông thế giới phát triển
không ngừng. Theo báo cáo của The Insight Research Corporation, nếu nhƣ 25 năm
về trƣớc, chiếc điện thoại di động còn là cái gì đó rất mới lạ trên thị trƣờng
viễn thông thế giới thì đến cuối năm 2005, đã có hơn 1,8 tỷ thuê bao trên thế giới
sử dụng công nghệ đƣờng truyền không dây của chiếc điện thoại di động. Dịch vụ
không dây có mặt ở khắp mọi nơi đã thay đổi cách con ngƣời giao tiếp trên toàn cầu.
Dƣới đây là biểu đồ dự báo sự tăng trƣởng của các thuê bao không dây trên
thế giới đến năm 2011.
Biểu đồ 1: Tăng trƣởng của các thuê bao không dây trên thế giới đến
năm 2011
Đơn vị: Triệu thuê bao

(Nguồn: The 2006 Telecommunication Industry Review
by The Insight Research Corporation)
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy các thuê bao không dây trên thế giới sẽ
liên tục tăng từ năm 2005 đến 2011, từ 1.851,4 triệu thuê bao năm 2005 lên tới
Khóa luận tốt nghiệp Dƣơng Thanh Hà - Trung 2 - K41F - KTNT



17
3.156 triệu năm 2011 (tƣơng đƣơng khoảng 170,46%). Tổng thể trên toàn thế giới,
sự phát triển của các dịch vụ sử dụng công nghệ không dây tăng nhanh hơn dịch vụ
sử dụng hạ tầng đƣờng truyền. Theo Insight dự đoán thì doanh thu của các dịch vụ
không dây sẽ tăng trƣởng từ 46,3% tổng các dịch vụ viễn thông năm 2005 lên
55,6% vào năm 2010.

Dự báo về sự tăng trƣởng doanh thu trong lĩnh vực viễn thông năm 2004 và
2005 sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2006 và 2007. Nếu nhƣ vào cuối thập kỷ 90,
nền công nghiệp viễn thông có xu hƣớng đi xuống ở một số khu vực thì năm 2005
là năm mà công nghiệp viễn thông sẽ rẽ sang một hƣớng mới và tiếp tục phát triển.
Bắc Mỹ (NA) là khu vực có tốc độ phát triển chậm nhất ở mức bình quân
3,9% hàng năm. Nhƣng nó vẫn luôn đƣợc coi là khu vực có nền viễn thông
phát triển nhất và là khu vực có doanh thu các dịch vụ viễn thông lớn nhất trên
thế giới. Là khu vực thị trƣờng viễn thông lớn mạnh và lâu đời nhất thế giới, sự
tăng trƣởng của khu vực Bắc Mỹ chủ yếu phụ thuộc vào sự ra đời của những dịch
vụ mới. Tốc độ tăng trƣởng của khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi
(EMEA) cao hơn một chút ở mức 4,5%/năm. Sự tăng trƣởng này chủ yếu do sự
phát triển các thuê bao không dây và sự tăng trƣởng ở các khu vực kém phát triển ở
Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.
Các khu vực có tốc độ tăng trƣởng viễn thông mạnh hơn là Châu Mỹ
La Tinh và Caribbean (LAC) và Châu Á Thái Bình Dƣơng (AP). Khu vực Châu Mỹ
La Tinh và Caribbean đƣợc đánh dấu bởi sự tăng trƣởng chủ yếu của Brazil và
Mexico. Khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng đã đạt mức tăng trƣởng cao nhất 9,3%
trong năm 2005 và dự kiến sẽ là khu vực có doanh thu cao nhất vƣợt qua Bắc Mỹ
trong năm 2007. Đó là do dân số đông (đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ); do
tốc độ tăng GDP nhanh kết hợp với sự lớn mạnh của một số nƣớc hay khu vực phát
triển nhƣ Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan, kinh tế của các nƣớc này chủ yếu phải dựa
vào nền công nghiệp công nghệ cao. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển của thị trƣờng viễn thông. Dự đoán vào cuối năm 2010, khu vực Châu Á
Thái Bình Dƣơng sẽ đóng góp 32,2% vào tổng doanh thu viễn thông toàn cầu.

×