ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
SVTH: ĐIỀN CHIÊU TÀI
TÊN ĐỀ TÀI
Chuyên Ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, ngày 30/05/2009
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
Chuyên Ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
MSSV: DTC052320, Lớp: ĐH6TC1
GVHD: Thạc Sĩ . Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Long Xuyên, ngày 30/05/2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm 2009.
H u I
Sau bốn năm học tập tại trường Đại Học An Giang được sự chỉ dạy tận tình của
quý thầy cô. Và trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh An Giang,
em đã định hướng và thực hiện được đề tài tâm đắc của mình. Đề tài được hoàn thành
với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị tại cơ quan thực tập và những ý kiến hướng
dẫn quý báo của các thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An
Giang, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trường Đại Học An Giang nói chung cũng như quý thầy cô Khoa
Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô
Nguyễn Thị Ngọc Diệp đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em
xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và những lời chúc tốt đẹp nhất.
Ban lãnh đạo Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh An Giang, các anh, chị ở phòng tín
dụng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt
đề tài của mình. Em xin chúc ban lãnh đạo, các anh chị trong ngân hàng dồi dào sức
khỏe và công tác tốt.
Sinh Viên Thực Hiện
Điền Chiêu Tài
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
D [ Ì [ E
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày…....tháng…....năm………..
Ký tên và đóng dấu
TÓM TẮT
xxxxxxxxxxxx
Đề tài thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế - Chi
nhánh An Giang nhằm đạt mục tiêu tìm hiểu quy trình thẩm đinh dự án đầu tư và cho
vay theo dự án của ngân hàng TMCP Quốc Tế, để từ đó tiến hành thẩm định dự án đầu
tư nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của CTCP Cửu Long – Thái Sơn và đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng và hiệu quả hoạt
động của công ty.
Đề tài tập trung nghiên cứu sâu vào việc thẩm định dự án đầu tư nhà máy chế
biến thủy sản xuất khẩu của CTCP Cửu Long – Thái Sơn với các vấn đề sau:
Cơ sở pháp lý và sự cần thiết đầu tư
Nghiên cứu thị trường
Các yếu tố đầu vào
Hiệu quả hoạt động và khả năng trả nợ
Phân tích độ nhạy của dự án
Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
Chương I: Mở Đầu
Chương II: Cơ Sở Lý Luận
Chương III: Giới Thiệu Ngân Hàng TMCP Quốc Tế - Chi Nhánh An Giang
Chương IV: Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Xuất
Khẩu Của CTCP Cửu Long – Thái Sơn
Chương 5: Kết Luận
H u I
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................1
1.3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu................................................................1
1.4 Ý nghĩa..............................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................3
2.1. Các khái niệm về dự án đầu tư..........................................................................3
2.1.1. Khái niệm và công dụng của dự án đầu tư................................................3
2.1.2. Phân loại dự án đầu tư...............................................................................4
2.2. Các khái niệm về thẩm định dự án đầu tư.........................................................7
2.2.1. Khái niệm..................................................................................................7
2.2.2. Mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án dầu tư.....................................7
2.2.3. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư..................................................8
2.3. Quy trình và nội dung công tác thẩm định của ngân hàng thương mại ............9
2.3.1. Quy trình ...................................................................................................9
2.3.2. Nội dung thẩm định.................................................................................10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ................22
3.1. Quá trình thành lập và phát triển.....................................................................22
3.2. Sơ đồ tổ chức...................................................................................................22
3.3. Một vài số liệu cơ bản của ngân hàng qua các năm 2007-2008......................24
CHƯƠNG 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ......................25
4.1. Quy trình thẩm định và cho vay theo dự án tại ngân hàng TMCP Quốc Tế -
Chi nhánh An Giang ...................................................................................................25
4.1.1. Thu thập dữ liệu và các yêu cầu bổ sung tài liệu
....................................25
4.1.2. Thẩm định dự án đầu tư ..........................................................................25
4.2. Thẩm định dự án đầu tư nhà m
áy chế biến thủy sản xuất khẩu của CTCP Cửu
Long- Thái Sơn ...........................................................................................................34
4.2.1. Giới th
iệu dự án.......................................................................................34
4.2.2. Cơ sở pháp lý hình thành dự án ..............................................................36
4.2.3. Sự cần thiết đầu tư dự án
.........................................................................37
4.2.4. Thẩm định cơ sở pháp lý.........................................................................37
4.2.5. Thẩm định về vấn đề kỹ thuật.................................................................37
4.2.6. Quy mô sản xuất .....................................................................................40
4.2.7. Công nghệ ...............................................................................................41
4.2.8. Các yếu tố đầu vào ..................................................................................43
4.2.9. Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh................................................46
4.2.10. Tình hình tổ chức quản lý
.......................................................................48
4.2.11. Hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ ........................................................49
4.2.12. Phân tích độ nhạy của dự án ...................................................................59
4.2.13. Phân tích yếu tố tác động đến m
ôi trường ..............................................64
4.2.14. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội..........................................................64
4.3. Môi truờng kinh doanh và rủi ro ngành ..........................................................65
4.4. Đánh giá chung
...............................................................................................66
4.5. Một số rủi ro đối với doanh nghiệp và khó khăn của ngân hàng....................70
4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với ngân hàng và hiệu
quả hoạt động đối với doanh nghiệp...........................................................................70
4.7. Hạn chế đề tài và các kiến nghị.......................................................................73
4.7.1. Hạn chế đề tài..........................................................................................73
4.7.2. Kiến nghị.................................................................................................73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..............................................................................................75
H u I
# Sơ đồ:
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay của NHTM............................................................................9
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Quốc Tế_An Giang ..........................................22
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm khép kín của công ty...........................44
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến thủy sản Cửu Long-Thái Sơn.................48
# Biểu đồ
# Bảng biểu:
Bảng 1: Phân loại dự án đầu tư theo nhóm A ...................................................................5
Bảng 2: Phân loại dự án theo nhóm B...............................................................................5
Bảng 3: Phân loại dự án theo nhóm C...............................................................................6
Bảng 4: Một vài số liệu cơ bản của ngân hàng TMCP Quốc Tế( năm 2007-2008)........24
Bảng 5: Tổng vốn đầu tư nhà máy chế biến thủy sản .....................................................35
Bảng 6: Nguồn vốn đầu tư dự án ....................................................................................36
Bảng 7: Các hạng mục công trình...................................................................................38
Bảng 8: Công suất dự kiến..............................................................................................40
Bảng 9: Danh sách công nghệ và thiết bị........................................................................42
Bảng 10: Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu.....................................46
Bảng 11: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản........................................................47
Bảng 12: Dòng tiền của dự án........................................................................................51
Bảng 13: Thời gian hoàn vốn của dự án .........................................................................53
Bảng 14: Bảng xác định các chi phí, doanh thu, khấu hao của dự án.............................54
Bảng 15: Chêch lệch giữa doanh thu so với các điểm hoà vốn ......................................55
Bảng 16: Hệ số sinh lời B/C ...........................................................................................56
Bảng 17: Nhu cầu vốn lưu động
.....................................................................................57
Bảng 18: Khả năng trả nợ của dự án
...............................................................................58
Bảng 19: độ nhạy một chiều của NPV và IRR thay đổi với sự tăng giá nguyên vật liệu
đầu vào
............................................................................................................................59
Bảng 20: độ nhạy một chiều của NPV và IRR thay đỏi đối với sự giảm
giá bán...........59
Bảng 21: độ nhạy một chiều của NPV và IRR thay đổi đối với tỷ giá giảm ..................60
Bảng 22: độ nhạy 2 chiều của NPV khi tỷ giá giảm và giá nguyên liệu tăng.................60
Bảng 23: độ nhạy 2 chiều của IRR khi tỷ giá giảm và giá nguyên vật liệu tăng
............61
Bảng 24: độ nhạy 2 chiều của NPV khi giá bán giảm
, giá nguyên liệu tăng..................61
Bảng 25: độ nhạy 2 chiều của IRR khi giá bán giảm, giá nguyên liệu tăng ...................62
Bảng 26: độ nhạy 2 chiều của NPV khi tỷ giá giảm và giá bán giả................................63
Bảng 27: độ nhạy 2 chiều của IRR khi tỷ giá giảm và giá bán giảm..............................63
Bảng 28: Bảng tóm
tắt các chỉ số tài chính.....................................................................68
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
H u I
TMCP Thương mại cổ phần
DN Doanh nghiệp
CBTD Cán bộ tín dụng
KH Khách hàng
TGĐ Tổng giám đốc
GĐ Giám đốc
P. Tín dụng Phòng tín dụng
NPV (Net Present Value) Hiện giá thuần
PP (Payback Period) Thời gian thu hồi vốn
ĐHV
LT,TT,TN
Điểm hòa vốn: lý thuyết, tiền tệ, trả nợ
CTCP Công ty cổ phần
IRR (Internal Rate of Return) Tỷ suất sinh lời nội bộ
B/C (Benefit/Cost) Hệ số sinh lời
Đ Định phí
B Biến phí
DT Doanh thu thuần
N Nợ phải trả hàng năm
T Thuế thu nhập doanh nghiệp
KH Khấu hao
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
GVHB Giá vốn hàng bán
CP Khác Chi phí khác
CPHĐ Chi phí hoạt động
CPLV Chi phí lãi vay
HĐQT Hội đồng quản trị
TTQT Thanh toán quốc tế
TCTD Tổ chức tín dụng
HĐTD Hội đồng tín dụng
PCCC Phòng cháy chữa cháy
XK Xuất khẩu
XKTS Xuất khẩu thủy sản
T/T Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền
L/C Tín dụng thư
MMTB Máy móc thiết bị
VLĐ Vốn lưu động
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
VN Việt Nam
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
TSCĐ Tài sản cố định
Cty Công ty
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, An
Giang đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, bộ mặt tỉnh ta thay
đổi qua từng giai đoạn. An Giang không chỉ đầu tư vào nông nghiệp mà còn đầu tư vào
vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, chẳng hạn như: đầu tư xây dựng khu công
nghiệp Bình Long, Bình Hòa, phát triển công nghiệp chế biến t
hủy sản, công nghiệp chế
biến lượng thực, thực phẩm. Ngoài ra, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nhà
máy sản xuất thức ăn cho cá, tôm và các nhà máy chế biến thủy sản, tập trung đầu tư
xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm như khu vực
Châu Đốc-Núi Sam, khu vực Núi Cấm…. Đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong việc
hình thành và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề đặt r
a là việc đầu tư có
sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao, thì cần có người thẩm định
và quản lý nguồn vốn đầu tư đó. Vì những mục đích khác nhau nên dự án đầu tư thường
được thẩm định bởi nhiều quan điểm chủ đầu tư, nhà nước, ngân hàng. Trong đó, ngân
hàng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của dự án, bởi vì ngân hàng
chính là nơi cung cấp vốn và thẩm định xem các dự án đầu tư của các doanh nghiệp có
tính khả thi hay không khả thi. Ví dụ như ngân hàng Vietinbank tài trợ 200 triệu USD
cho dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và
ngân hàng liên doanh Việt Nga tài trợ 821 tỷ đồng cho dự án xây dựng nhà máy thủy
điện Sê San 4A… để các dự án này có thể thực hiện được. Do đó, ngân hàng ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Ngân hàng hổ trợ
doanh nghiệp về vốn để những dự án đó trở thành hiện thực, ngân hàng luôn theo sát
các doanh nghiệp để giám sát việc sử dụng vốn vay của họ. Và thẩm định chính là công
cụ để đảm bảo việc sử vốn đúng mục đích, bảo toàn vốn cho vay đồng thời giảm thiểu
rủi ro đầu tư cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ một dự án được thẩm định như thế nào thì
tôi chọn đề tài thẩm định dự án của ngân hàng Quốc Tế đối với dự án đầu tư nhà máy
chế biến thủy sản xuất khẩu của công ty cổ phần Cửu Long-Thái Sơn.
1.2 Mục tiêu
Với những lý do trên, đề tài tập trung nghiên cứu:
1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng TMCP Quốc tế, CN
An Giang.
2. Thẩm định dự án chế biến thủy sản của công ty cổ phần Cửu long –
Thái Sơn có khả thi hay không khả thi.
3. Đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp và ngân hàng.
1.3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại ngân hàng TMCP Quốc Tế, mà cụ thể là bộ phận
tín dụng. Đề tài tập trung nghiên cứu thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế
biến thuỷ sản, một trong những ngành phát triển nhất của An Giang. Nghiên cứu được
thực hiện như sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
2
+ Thực hiện nghiên cứu sơ bộ định lượng, tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhân
viên thẩm định, để tìm hiểu quy trình thẩm định của Ngân hàng Quốc tế. Ngoài ra, còn
thu thập số liệu từ sách báo, internet, phương tiện truyền hình…
+ Sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để đánh giá xem dự án có khả thi
hay không.
1.4 Ý nghĩa
Qua quá trình nghiên cứu này, giúp tôi hiểu được công tác thẩm định thực tế tại
ngân hàng và nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, giúp tôi thấy được sự
khác biệt giữa lý thuyết đã học với việc vận dụng vào thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho ngân hàng quốc tế. Và
nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong lĩnh vực tài chính-
ngân hàng.
Các giả định trong tính toán
Do dự án xin vay vào cuối năm 2007, đầu năm 2008, cho nên tôi giả định các số
liệu đầu tư cơ bản, thiết bị máy móc không thay đổi để thuận tiện cho việc tính toán.
Các thông số định mức đầu vào sẽ được lấy theo mức tham khảo của các công ty
cùng ngành. Thời gian phân tích dự án là 10 năm theo yêu cầu xin vay của khách hàng.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là 8,34% ( theo lãi suất tiết kiệm cuối tháng
2/2009).
Thẩm định là một vấn đề rộng lớn đòi hỏi người thẩm định phải có kiến thức
rộng và kinh nghiệm thực tế, với kiến thức của một sinh viên khi thẩm định sẽ khó tránh
khỏi thiếu sót. Mong quý thầy cô và anh chị góp ý để đề tài được hoàn thiện.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các khái niệm về dự án đầu tư
1
2.1.1. Khái niệm và công dụng của dự án đầu tư
• Khái niệm
1. Khái niệm 1: Theo Ngân hàng thế giới: Dự án đầu tư là tổng thể các chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục
tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
2. Khái niệm 2: Theo Luật đầu tư năm 2005 – Dự án đầu tư là tập hợp các đề
xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định.
3. Khái niệm 3: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu mà nội dung của nó được
trình bày một cách chi tiết việc sử dụng tài nguyên lâu dài để mang lại lợi ích kinh tế –
xã hội. Dự án đầu tư phải được các cấp có thẩm quyền quyết định, phải phù hợp với quy
hoạch phát triển của vùng, địa phương, nội dung của dự án đầu tư phải được tính toán,
phân tích một cách chi tiết số liệu về các phương diện pháp lý, thị trường, kỹ thuật, môi
trường, quản trị, tài chính và lợi ích kinh tế – xã hội; Và nó được dựa trên cơ sở những
số liệu điều tra cơ bản, các bản đồ và các bản vẽ kỹ thuật có liên quan trực tiếp đến việc
đầu tư.
Như vậy: Khi nhà kinh doanh phát hiện ra một cơ hội đầu tư và có ý đồ bỏ vốn
đầu tư vào một lĩnh vực nào đó. Trước hết, nhà đầu tư phải tiến hành thu thập, xử lý
thông tin, xác định mọi điều kiện và khả năng, trên cơ sở đó xác định nhiều phương án
và cuối cùng chọn phương án tối ưu để xây dựng bản dự án đầu tư mang tính khả thi,
được gọi tắt là dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật.
• Những yêu cầu của một dự án đầu tư
Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Tính pháp lý
Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi
trường, thuần phong mỹ tục cũng như Luật pháp của Nhà nước Việt Na
m. Đồng thời
các dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng dự án.
2. Tính khoa học
Các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phải hoàn toàn
khách quan.
Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Những số liệu
điều tra phải có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra phải đủ lớn…
1
Tác giả PGS.TS Phước Minh Hiệp và Th.S Lê Thị Vân Đan – Thiết lập và thẩm định dư án đầu tư –
NXB Thống kê.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
4
Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể so
sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh. Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ thuật phải
đảm bảo chính xác kích thước và tỷ lệ.
Phương pháp lý giải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẽ của dự án.
3. Tính khả thi: là dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế
Dự án đầu tư có tính khả thi nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng và
khai triển trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư phải
phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải được xác định trong những hoàn cảnh và
điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn……
3. Tính hiệu quả
Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thể hiện tính
khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả KT-XH mà dự án đem lại.
Thông thường các dự án đảm bảo tính khoa học và tính khả thi thì sẽ đảm bảo
tính hiệu quả kinh tế.
• Ý nghĩa của dự án khả thi:
- Thứ nhất, là căn cứ quan trọng nhất để quyết định sự bỏ vốn đầu tư.
- Thứ hai, là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn
đầu tư.
- Thứ ba, là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài
nước tài trợ hoặc cho vay vốn.
- Thứ tư, là cơ sở để xác định kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc quá
trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án đầu tư.
- Thứ năm, là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê
chuẩn, cấp giấy phép đầu tư.
- Thứ bảy, là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi, đánh giá và có những điều
chỉnh kịp thời những tồn tại và vướng mắc trong quá trình xây dựng và hoạt động của
dự án đầu tư.
- Thứ tám, dự án khả thi tốt có tác dụng tích cực để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong quan hệ giữa các bên tham gia thực hiện dự án đầu tư.
- Thứ chín, là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia
liên doanh.
- Cuối cùng, là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo
điều lệ của xí nghiệp liên doanh.
2.1.2. Phân loại dự án đầu tư
Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân
loại thành ba nhóm A, B, C theo các quy định sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
5
Bảng 1: Phân loại dự án đầu tư theo nhóm A
STT Loại dự án đầu tư
Tổng mức vốn
đầu tư
1
Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có
tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị-xã hội quan
trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới.
Không kể mức
vốn
2
Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc
vào quy mô vốn đầu tư.
Không kể mức
vốn
3
Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến
dầu khí, hóa chất phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua
và đóng tàu, lắp ráp ôtô), ximăng luyện kim, khai thác chế
biến khoáng sản, các dự án giao thông: cầu cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Trên 400 tỷ đồng
4
Các dự án: thủy lợi giao thông (khác điểm 3), cấp thoát
nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật linh kiện sản
xuất các thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính
viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường
giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi
tiết được duyệt.
Trên 200 tỷ đồng
5
Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án:
công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất
nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm
thủy sản.
Trên 100 tỷ đồng
6
Các dự án: y tế, văn hóa, phát thanh, truyền hình dân dụng,
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và
các dự án khác.
Trên 75 tỷ đồng
Bảng 2: Phân loại dự án theo nhóm B
STT Loại dự án đầu tư
Tổng mức vốn
đầu tư
1
Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến
dầu khí, hóa chất phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua
và đóng tàu, lắp ráp ôtô), ximăng luyện kim, khai thác chế
biến khoáng sản, các dự án giao thông: cầu cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Từ 30 đến 400 tỷ
đồng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
6
STT Loại dự án đầu tư
Tổng mức vốn
đầu tư
2
Các dự án: thủy lợi giao thông (khác điểm 1), cấp thoát
nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật linh kiện sản
xuất các thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính
viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường
giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi
tiết được duyệt.
Từ 20 đến 200 tỷ
đồng
3
Các dự án hạ tầng của đô thị mới, các dự án: công nghiệp
nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản.
Từ 15 đến 100 tỷ
đồng
4
Các dự án: y tế, văn hóa, phát thanh, truyền hình dân dụng,
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và
các dự án khác.
Từ 7 đến 75 tỷ
đồng
Bảng 3: Phân loại dự án theo nhóm C
STT Loại dự án đầu tư
Tổng mức vốn
đầu tư
1
Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến
dầu khí, hóa chất phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua
và đóng tàu, lắp ráp ôtô), ximăng luyện kim, khai thác chế
biến khoáng sản, các dự án giao thông: cầu cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, các trường phổ
thông nằm trong quy hoạch ( không kể mức vốn).
Dưới 30 tỷ đồng
2
Các dự án: thủy lợi giao thông (khác điểm 1), cấp thoát
nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật linh kiện sản
xuất các thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính
viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường
giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi
tiết được duyệt.
Dưới 20 tỷ đồng
3
Các dự án hạ tầng của đô thị mới, các dự án: công nghiệp
nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản.
Dưới 15 tỷ đồng
4
Các dự án: y tế, văn hóa, phát thanh, truyền hình dân dụng,
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và
các dự án khác.
Dưới 7 tỷ đồng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
7
2.2. Các khái niệm về thẩm định dự án đầu tư
2.2.1. Khái niệm
2
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét, đánh giá một cách khách quan,
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực
hiện và hiệu quả của dự án, để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ
vốn cho dự án.
Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách
độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc
cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để
các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép
đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.
2.2.2. Mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án dầu tư
3
• Mục đích
Mục đích của thẩm định dự án đầu tư nhằm chọn dự án có tính khả thi cao. Bởi
vậy, mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩm định dự án đầu tư là:
1. Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được thể hiện ở từng nội
dung và cách thức tính toán của dự án.
2. Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên
hai phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
3. Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan
trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng
để dự án có thể thực hiện được. Nhưng khả năng thực hiện của dự án còn phải xem xét
đến các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án…
• Mục đích của thẩm định đối với ngân hàng
4
Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
đầu tư khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để quyết định cho vay hoặc từ chối
một cách đúng đắn.
Tham gia góp ý cho chủ đầu tư, tạo tiền để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được
nợ cả gốc là lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, mức thu nợ hợp lý tạo
điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
• Yêu cầu đối với ngân hàng khi thẩm định dự án đầu tư
Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt, người làm công tác thẩm định cần
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2
Tác giả PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và TS Từ Quang Phương – Giáo trình kinh tế đầu tư – NXB ĐH
Kinh tế Quốc dân
3
Tác giả PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và TS Từ Quang Phương – Giáo trình kinh tế đầu tư – NXB ĐH
Kinh tế Quốc dân
4
PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn – Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – NXB Thống kê
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
8
1. Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành,
của địa phương, và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây
dựng hiện hành của nhà nước.
2. Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình
và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình sản
xuất – kinh doanh, các số liệu tài chính của doanh nghiệp, các quan hệ tài chính – kinh
tế tín dụng của doanh nghiệp hoặc của chủ đầu tư khác ), với ngân hàng và ngân sách
nhà nước.
3. Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp ( hoặc
của chủ đầu tư ), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của
doanh nghiệp ( hoặc của chủ đầu tư ), từ đó có thêm căn cứ để quyết định đầu tư hoặc
cho phép đầu tư.
4. Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng
của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức
kinh tế - kỹ thuật tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho việc thẩm định.
5. Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung dự án, có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên
quan ở trong và ngoài nước.
6. Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồ sơ.
7. Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy
được trí tuệ tập thể.
2.2.3. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
5
Một là, thông qua thẩm định giúp ta xác định lợi ích và tác hại của dự án của dự
án khi cho phép đi vào hoạt động trên các lĩnh vực: pháp lý, thị trường, kỹ thuật – công
nghệ, mội trường, tài chính, và lợi ích kinh tế - xã hội.
Hai là, giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối
với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương, hay của vùng và cả nước.
Ba là, giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất: các chuyên
gia trong hội đồng thẩm định ở nhiều lĩnh vực khác nhau của dự án nên họ sẽ giúp cho
chủ đầu tư chọn được phương án tối ưu và khả th
i của dự án.
Bốn là, giúp cho các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc
tài trợ cho các dự án đầu tư.
Năm là, qua thẩm định giúp xác định được tư cách pháp nhân và khả năng tài
chính, khả năng sản xuất kinh doanh của các bên tham gia đầu tư.
5
Tác giả PGS.TS Phước Minh Hiệp và Th.S Lê Thị Vân Đan – Thiết lập và thẩm định dư án đầu tư –
NXB Thống kê
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
9
(2)
(4) (5)
CBTD tiếp nhận hồ sơ
từ khách hàng
CBTD Thẩm định hồ
sơ để xuất ý kiến
Trưởng P. Tín dụng
đầu tư
CBTD tiếp nhận hồ sơ
từ khách hàn
g
GĐ Chi nhánh đề nghị
(3)
(1)
2.3. Quy trình và nội dung công tác thẩm định của ngân hàng thương mại
6
2.3.1. Quy trình
Công tác thẩm định được thực hiện theo một quy trình bao gồm 5 bước như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay của NHTM
• Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Khi có nhu cầu xin vay, khách hàng sẽ nộp vào Ngân hàng đơn xin vay trình bày
rõ lý do xin vay và các hồ sơ, tài liệu dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Cán bộ tín
dụng sẽ trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và yêu cầu khách hàng liên hệ với ngân hàng
vào một ngày xác định để trả lời về việc xin vay của khách hàng. Các tài liệu, giấy tờ
Ngân hàng, yêu cầu gồm có:
Đơn xin vay
Quyết định thành lập doanh nghiệp
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng
Bảng tổng kết tài sản.
Báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh.
Báo cáo tình hình công nợ.
Báo cáo nghĩa vụ nộp ngân sách.
Các hợp đồng kinh tế liên doanh.
Phương án kinh doanh hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
• Bước 2: Thẩm định tín dụng
Sau khi đã tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ
tiến hành xử lý, thẩm định những thông tin đó. Đây là những bước rất quan trọng, các
khoản vay có được hoàn trả hay không không phụ thuộc chủ yếu vào bước này. Ngoài
việc sử dụng hồ sơ cho khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng còn phải trực tiếp gặp
người đại diện doanh nghiệp vay vốn, kết hợp với việc xuống địa điểm hoạt động của
doanh nghiệp để xem xét những hoạt động cụ thể và tìm kiếm thêm những thông tin
phục vụ cho công tác thẩm định. Việc khảo sát cơ sở của doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ
tín dụng phải có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về quy trình công nghệ, cách thức tổ
chức, trình độ quản lý của doanh nghiệp để từ đó có được những đánh giá chính xác.
6
Tác giả PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn – Nghiệp Vụ Ngân Hàng Ngoại Thương – NXB Thống Kê
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
10
Tuy nhiên trong quá trình khảo sát thực tế cán bộ tín dụng cần có thái độ chân thành,
cởi mở để tránh cho khách hàng khó chịu vì điều tra, thẩm vấn.
• Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định
Khi nhận được tờ trình thẩm định từ cán bộ tín dụng. Trưởng phòng tín dụng
phải tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung được đề cập trong tờ trình thẩm định.
Trưởng phòng tín dụng có thể kết hợp cùng cán bộ tín dụng khảo sát cơ sở sản xuất kinh
doanh của khách hàng vay vốn. Nếu đồng ý với đề nghị của cán bộ tín dụng, trưởng
phòng tín dụng sẽ cho biết ý kiến kết quả của mình và trong vòng 5 ngày làm việc phải
đề trình lên cho Giám Đốc xét duyệt.
• Bước 4 :Xét duyệt cho vay
Giám đốc chi nhánh chỉ xét duyệt cho vay nếu có đủ chỉ ký của cán bộ tín dụng
và trưởng phòng tín dụng trong phạm vi 5 ngày và trong phạm vi phát quyết ( đói với
các món vay trung hạn Giám đốc chi nhánh có quyền xét duyệt cho vay trong mức thẩm
quyền phán quyết). Trong trường hợp món vay vượt quá mức phán quyết, Giám đốc chi
nhánh phải gửi hồ sơ và tờ trình lên Giám Đốc để xét duyệt. Khi nhận hồ sơ và tờ trình
của Giám đốc chi nhánh. Tổng giám đốc phải xét duyệt và quyết định cho vay trong
thời hạn hợp lý.
2.3.2. Nội dung thẩm định
• Phân tích sự cần thiết và tính khả thi của dự án đầu tư
1. Sự cần thiết và hiệu quả của đầu tư
Trước tiên, cán bộ tín dụng cần phải thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Luận
chứng kinh tế kỹ thuật có được cấp thẩm quyền phê duyệt, các hợp đồng thương mại,
giấy phép nhập khẩu của bộ thương mại, các quy định phê duyệt của các cấp chủ quan,
các văn bản liên quan cần thiết khác.
Mục tiêu của dự án có được sự cần thiết hay không? Có phù hợp với chủ trương
của nhà nước hay không? Mục tiêu nào là trọng tâm của dự án.
Cần đánh giá cung cầu sản phẩm hiện tại, dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương
lai( khu vực – trong nước – ngoài nước nếu có dự kiến xuất khẩu) về số lượng, chất
lượng, giá cả…Nguồn cung ứng hiện tại dự báo mức độ gia
tăng cung cấp trong tương
lai, sự thiếu hụt so với thị trường.
Đánh giá tình hình sử dụng, điều kiện mà khả năng huy động năng lực của các
cơ sở hiện có trong ngành và vùng lãnh thổ. Cân đối giữa năng lực và nhu cầu sản phẩm
theo ngành và vùng lãnh thổ. Chọn phương án sản phẩm và xác định năng lượng công
trình cần đầu tư.
Sau khi dự án đầu tư được thực hiện sẽ có đó
ng góp gì cho các mục tiêu: gia
tăng thu nhập cho nền kinh tế và doanh nghiệp; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên và cơ sở vật chất đã có tạo công ăn việc làm.
Trong trường hợp đầu tư máy móc thiết bị để hợp lý hóa sản xuất, cán bộ tín
dụng cần phải phân tích năng lực tài chính hiện có những công đoạn thừa thiếu năng lực
sản xuất, từ đó cần bổ sung thiết bị để tận dụng.
2. Khả năng thực hiện dự án
Khi vay khách hàng cần phải chứng minh được khả năng thực thi công trình của
mình như khả năng xây dựng mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị, phương thức thanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
11
toán, khả năng về địa điểm của dự án. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải biết về khả năng
vận hành, quản lý công trình được đưa vào hoạt động.
• Thẩm định về phương diện thị trường
Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là khâu hết sức quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của dự án. Do vậy, phải thẩm định chặt chẽ, khoa
học, tránh suy luận chủ quan.
Cần phải xác định nhu cầu thị trường ở hiện tại và tương lai
1. Nhu cầu thị trường hiện tại
Thị trường trong nước: tùy vào các sản phẩm cùng loại mùa thời vụ tiêu thụ. Thị
trường ngoài nước: hợp đồng bao tiêu, hợp đồng mua sản phẩm…
Xác định mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu thụ
và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Xác định thói quen tập quán tiêu
dùng của người địa phương.
Công thức tính tổng nhu cầu thị trường sau:
Tổng
mức tiêu
thụ(tính
cho một
năm)
=
Tổng
tồn kho
đầu kỳ
+
Tổng
sản
phẩm
sản
xuất
trong
nước
+
Tổng
nhập
khẩu
+
Tổng
xuất
khẩu
2. Xác định nhu cầu thị trường trong tương lai khi dự án đi vào hoạt
động
Xác định số lượng (hoặc trị giá sản phẩm) đã tiêu dùng trong 3 – 5 năm gần đây
để tìm quy luật biến động nhu cầu trong tương lai bằng cách xác định tốc độ tăng trưởng
bình quân.
Nhu cầu tiêu
thụ năm sau
=
Lượng tiêu thụ
năm trước
*
Tốc độ tăng trưởng
bình quân
Khả năng tiêu thụ sản phẩm: ưu thế của sản phẩm về giá thành, chất lượng quy
cách đóng gói điều kiện lưu thông và tiêu thụ.
Kinh nghiệm và uy tín doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm, khả
năng thích nghi nắm bắt thông tin thị trường hệ thống tiêu thụ sản phẩm.
Phương thức tiêu thụ sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm quá khứ, hiện tại các
hợp đồng đã ký kết và khả năng tiêu thụ trong tương lai.
Đối với các sản phẩm xuất khẩu phải đánh giá được thị trường thế giới và khu
vực, các thế mạnh của sản phẩm, những khó khăn về điều kiện thông tin, vận tải, chất
lượng, bao bì…
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
12
• Thẩm định về phương diện kỹ thuật
1. Thẩm định về quy trình công nghệ thiết bị máy móc và công suất
a. Tóm tắt ngắn gọn quy trình công nghệ
Công nghệ thích hợp là công nghệ áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của
Việt Nam, phù hợp với trình độ ngành kinh tế kỹ thuật và cùng lãnh thổ. Ngày nay để
sản xuất loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều quy trình khác nhau. Đối với một nước
đang phát triển như Việt Nam không phải lúc nào cũng sử dụng công nghệ hiện đại
nhất, đắt tiền nhất mà chỉ nên sử dụng những công nghệ thích hợp với giá tiền trong
điều kiện thiếu vốn công nghệ và quản lý.
Chuyển giao công nghệ là hoạt động mua và bán công nghệ trên thị trường công
nghệ. Chuyển giao công nghệ trong hợp tác hóa đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất quan
trọng vì giá trị chuyển giao công nghệ thường kèm theo máy móc thiết bị, điều này sẽ
làm cho công nhân Việt Nam tiếp cận được với nền công nghệ hiện đại.
b. Liệt kê thiết bị, xuất xứ thiết bị, tính hợp lý thiết bị và sản lượng
dự kiến
Nguyên tắc lựa chọn máy móc thiết bị: máy móc thiết bị phải phù hợp với công
nghệ đã lựa chọn, công suất máy móc thiết bị phải đảm bảo công suất thiết kế, máy móc
thiết bị phải đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp như sử dụng nguyên vật liệu phù hợp,
sử dụng nguồn điện tự động như điện, khí, dầu, một cách phù hợp. Công suất thiết kế
của máy móc thiết bị là công suất đạt được trong điều kiện làm việc mong muốn bình
thường là xác định trước số ngày làm trong một năm và số giờ làm việc trong một ca.
Công suất máy móc thiết bị được tính như sau:
CSTK
(100%
1 năm)
=
CSTK
1 giờ
*
Số giờ
làm
việc
trong 1
ca
*
Số ca
làm
việc
trong 1
ngày
*
Số
ngày
làm
việc
trong 1
năm
Thường một dự án sau khi đi vào hoạt động không bao giờ có thể đạt ngay
100% CSTK như mo
ng muốn vì khi mới đi vào hoạt động quy trình công nghệ còn
chưa ổn định, công nhân chưa có tay nghề. Thị trường tiêu thụ còn chưa quen với sản
phẩm. Đối với các sản phẩm mà chất lượng sản phẩm phù thuộc nhiều vào trình độ tay
nghề công nhân, ví dụ như ngành sản xuất giày, may mặc… qua thực tế cho thấy tháng
năm thường chỉ sản xuất đạt 40 – 50% công suất thiết kế, năm sau đạt 60 – 70%, từ năm
3 trở đi mới có thể đạt được mức công suất trên 70% tùy thuộc vào các điều kiện như
nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm…. Đối với các công trình xây
dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp cho thuê cần tham khảo tình hình
kinh doanh tại địa phương về cung, cầu, kiểu dáng kiến trúc đang thịnh hành…để xá
c
định khả năng khai thác trong những năm đầu đưa công trình vào khai thác. Sau khi đã
xác định được khả năng công suất của thiết bị, ta tính tổng các chi phí đầu vào tương
ứng với công suất đã xác định doanh số đầu ra tương ứng và nguồn trả nợ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
13
c. Xác định doanh thu theo công thức dự kiến
¾ Xác định giá bán bình quân
Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì? Bán buôn hay bán lẻ? Giá bán
hiện tại là bao nhiêu? So sánh với giá bán các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Xu
hướng biến động giá cả trong tương lai là thuận lợi hay bất lợi?
Để có thể đánh giá được chính xác khả năng biến động giá cả, cần thu thập và
phân tích số liệu thống kê và giá cả của sản phẩm trong những năm trước đó, kết hợp
với việc tham khảo các số liệu về cung / cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong
nước, xác định quy luật biến động của giá cả để ước tính cho tương lai.
Giá bán sản phẩm cao hay thấp gắn liền với chất lượng sản phẩm, uy tín, thương
hiệu của sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy các sản phẩm mang tên chính của hãng sản
xuất uy tín trên thế giới thường có lợi thế về giá cả và khả năng tiêu thụ.
¾ Xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm
Sau khi đã xác định được công suất, ta xác định được sản lượng sản xuất ra
trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ, ước tính được sản lượng tiêu thụ
trong năm kế hoạch.
¾ Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch
Doanh số tiêu thụ = đơn giá bình quân x khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Hoặc:
Doanh số tiêu thụ =
i
n
i
i
QP
∑
= 1
P
i
: Đơn giá sản phẩm loại I
Q
i
: Số lượng sản phẩm I
2. Lựa chọn địa điểm xây dựng công trình
Xem xét các phương án về địa điểm công trình và so sánh về kinh tế kỹ thuật
trên các mặt:
Điều kiện tự nhiên ( khí hậu, khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất công trình,
tài nguyên khoáng sản…) và tình hình kinh tế xã hội trong vùng.
Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu, nhiên liệu năng lượng, lao động,
nước, lao động, vật liệu xây dựng…
Điều kiện về tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Thuận lợi về điều kiện giao thông trong việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản
phẩm, điều kiện hiện tại và yêu cầu phải đầu tư thêm.
Khả năng tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng và dịch vụ trong khu
vực, khả năng hợp tác sản xuất và tiêu thụ, yêu cầu phải đầu tư thêm.
Vị trí( vùng lãnh thổ, tên tỉnh, thành phố, tọa độ) diện tích chiếm đất ( kèm bản
đồ vị trí địa hình).
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Diệp
SVTH: Điền Chiêu Tài
14
Ảnh hưởng của công trình đấn việc khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Việc đảm bảo an toàn trong xây dựng và sản xuất (thiên tai, dịch họa…). Sự phù hợp
với quy hoạch phát triển ngành, vùng, khu vực.
Đối với công trình mở rộng, đầu tư chiều sâu các xí nghiệp đang hoạt động tùy
theo yêu cầu cụ thể xem xét cho phù hợp.
3. Đảm bảo khả năng cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên
liệu, năng lượng cho dự án
Trước tiên cần xác định những nguyên liệu đó là gì, có phù hợp với máy móc
thiết bị hay không. Nếu nguyên liệu đó có sẵn trong nước cần phải được ưu tiên sử
dụng. Trong trường hợp nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, CBTD cần phải xác định
mức độ cần thiết, chỉ khi nào nguyên liệu trong nước không thể thay thế mới phải nhập
khẩu và khi nhập khẩu phải chú ý đến mức dự trữ nguyên liệu ( đối với nhập khẩu thời
gian dự trú nguyên liệu phải được dự trữ trong vùng từ 6 đến 12 tháng. Nguồn cung cấp
nguyên liệu có ổn định hay thường bị biến động.
4. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động ( cán bộ kỹ thuật công nhân ), của công ty có đảm bảo vận
hành máy móc, thiết bị hay không, trường hợp mua thiết bị cùng với quy trình công
nghệ, bí mật công nghệ cần xem xét, bắt trước việc đào tạo và vận hành.
5. Các điều kiện phục vụ và phụ trợ cho sản phẩm
Các điều kiện phụ trợ giữ một yếu tố quan trọng đóng góp vào khả năng sản xuất
của dự án thường bao gồm: việc cung cấp nước và năng lượng, vấn đề chất thải và vệ
sinh môi trường, vấn đề bảo vệ môi trường trước hết cần phải giải quyết bằng biện pháp
áp dụng những công nghệ không hoặc ít gây ra ô nhiễm môi trường.
• Thẩm định về phương diện tài chính
1. Kiểm tra việc tính toán vốn đầu tư
Vốn đầu tư xây lắp: thường được ước tính trên khối lượng xây dựng và đơn giá
xây lắp bình quân. Việc kiểm tra cần được tiến hành từ việc xác định khối lượng xây lắp
cần thiết theo các tiêu chuẩn thiết kế. Thiết bị: kiểm tra theo danh mục và giá mua chi
phí vận chuyển bảo quản ( theo quy định của nhà nước về giá thiết bị và chi phí). Nếu
loại thiết bị không được quy định thì cần tham khảo các tài liệu khác nhau. Đối với các
thiết bị nhập được tính theo giá CIF trong hợp đồng và các chi phí kèm theo.
Vốn thiết kế cơ bản khác: tính theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Kiểm tra cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu theo thành phần thiết bị, xây lắp. Tỷ lệ vốn thiết bị cao thường cao là
hợp lý. Dự án đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất vốn thiết bị khoảng 60% tổng mức đầu
tư. Đầu tư chiều sâu thường có tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, khi xem xét cần linh hoạt theo
tính chất và điều kiện cụ thể dự án.
Cơ cấu vốn đồng Việt Nam và ngoại tệ: lưu ý đến yếu tố tỷ giá để việc tính hiệu
quả được chính xác. Cơ cấu nguồn và khả năng nguồn vốn hợp pháp: vay ngân sách nhà
nước, vay nước ngoài, huy động của dân.
Đối với dự án đầu tư bằng vốn tín dụng, nguồn vốn hiện nguyên tắc bổ sung ( sau khi đã
huy động hết các nguồn có thể huy động).