ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HÕA
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ XÂY
DỰNG CON NGƢỜI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HÕA
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ XÂY
DỰNG CON NGƢỜI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Vương Anh
Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Tóm lược tình hình nghiên cứu vấn đề… ……………
1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn………
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………….
9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu………………
9
6. Đóng góp mới của luận văn……………………………
10
7. Kết cấu của luận văn……………………………………
10
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƢỜI
– MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
11
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người……………
11
1.1.1. Những quan điểm về con người……………………
11
1.1.2. Những quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò con
người……………………………………………………….
23
1.2. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược xây dựng con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh…………………………………
2727
27
Chƣơng 2: XÂY DỰNG CON NGƢỜI VIỆT NAM THEO
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƢỚC
31
2.1. Những yêu cầu về cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và thực trạng về con người Việt Nam trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………………………
31
2.1.1. Những yêu cầu cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước………………………………………………….
31
2.1.2. Thực trạng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp
35
hoá, hiện đại hoá…………………………………………
2.2. Phương pháp xây dựng con người Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh…
44
2.2.1. Giáo dục toàn diện, rèn đức cùng với luyện tài……
44
2.2.2. Lấy con người làm trung tâm, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của con người……………………………………
50
2.2.3. Kết hợp “học” đi đôi với “hành”…………………….
52
2.3. Một số giải pháp để xây dựng con người Việt Nam thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………………
53
2.3.1. Đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ……
53
2.3.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực phù hợp với điều kiện mới……………………………….
63
2.3.3. Phát huy vai trò tự tu dưỡng, tự giáo dục của con
người trong điều kiện mới……………………………………
69
2.3.4. Kết hợp giữa phát triển văn hoá với gia đình, nhà
trường và xã hội…………………………………………
72
2.3.5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước, Tổ chức Đoàn thanh niên trong quá trình xây
dựng con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá……………………………………………
74
KẾT LUẬN………………………………………………
81
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận
văn không trùng với các công trình khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Hoà
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngô Vương Anh, thầy giáo
hướng dẫn, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CNCS: Chủ nghĩa cộng sản
CTQG: Chính trị quốc gia
GD – ĐT: Giáo dục – đào tạo
Nxb: Nhà xuất bản
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề con người là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Những luận điểm về xây dựng con người mới của Hồ Chí Minh đã
định hướng cho việc đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam qua nhiều giai
đoạn cách mạng. Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, hiệu quả
của các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng phụ thuộc lớn vào mức độ
thành công của việc giáo dục, đào tạo và xây dựng con người. Thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước hiện nay đang
đặt ra những yêu cầu mới về con người.
Trong giai đoạn cách mạng mới, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI (1-2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu quan điểm: “Con
người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”
[18, tr. 76]. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, chúng ta có thể
có những kiến giải sáng rõ hơn, thiết thực hơn cho chủ đề này. Đó là lý do
chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng con
người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” là đề tài
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học của mình.
2. Tóm lƣợc tình hình nghiên cứu vấn đề
Sau Đại hội lần thứ VII của Đảng (6-1991), tư tưởng Hồ Chí Minh là
đề tài nghiên cứu của nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước. Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được giới lý
luận nước ta quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu chủ đề này có giá trị lý
luận và thực tiễn.
2.1. Một số sách có nội dung nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
con ngƣời đã đƣợc xuất bản
2
Hồ Chí Minh (1995), “Về xây dựng con người mới”, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình này do tập thể cán bộ phòng tư liệu
Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm, tuyển chọn, Nguyễn Huy Hoan chủ
biên,. Cuốn sách tập hợp những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng con người Việt Nam mới. Đây là những tư liệu quý, thể hiện cô
đọng những tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người, về phương thức
đánh giá, bồi dưỡng, chăm lo và xây dựng, phát huy nhân tố con người trong
sự nghiệp cách mạng.
Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (Nghiên cứu xã hội học), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách là sản phẩm của Chương trình khoa học công
nghệ cấp Nhà nước: “Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát
triển kinh tế xã hội” mã số KX.07 do GS. TS Phạm Minh Hạc là chủ nhiệm.
Đây là công trình được thực hiện một cách công phu, đạt chất lượng cao trong
lĩnh vực nghiên cứu về con người và phát huy nguồn lực con người. Các tác
giả đã phân tích khái quát truyền thống văn hoá dân tộc, làm rõ vấn đề phát
huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Các tác giả đặt vấn đề chuẩn bị con người Việt Nam phục vụ
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước phát triển đất nước.
“Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới”, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội 1995 của tập thể tác giả Nguyễn Huy Hoan, Nguyễn Xuân
Thông, Nguyễn Thị Minh Hương, Phạm Thị Lai, Nguyễn Thanh Nga. Các tác
giả đã sưu tầm tuyển chọn những đoạn trích về “tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng con người mới” trong Hồ Chí Minh Toàn tập do Nhà xuất bản Sự thật
xuất bản lần thứ nhất từ 1980 đến 1989 và một số tác phẩm khác của Người,
một số tư liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nội dung được sắp xếp theo
sáu vấn đề sau: vai trò con người và ý nghĩa việc xây dựng con người mới;
3
đánh giá con người; bồi dưỡng con người về trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức; xây
dựng mục đích và lối sống; chăm lo lợi ích và đời sống vật chất của con
người.
Các tác giả Lê Sỹ Thắng, Hoàng Tùng, Nguyễn Trọng Chuẩn, Bùi
Đình Thanh trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính
sách xã hội” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) đã trình bày,
phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về
chính sách xã hội, khẳng định tư tưỏng Hồ Chí Minh về con người luôn là
cơ sở cho việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, là kim chỉ nam
cho hành động của các đảng viên, cán bộ quản lý, các nhà lãnh đạo trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các tác giả đã đặt tư
tưởng Hồ Chí Minh trong sự phát triển nội tại của lịch sử tư tưởng Việt
Nam thời cận - hiện đại, trong mối quan hệ biện chứng của sự vận động tư
tưởng với cơ sở kinh tế - xã hội gắn liền với thực tiễn cách mạng và khoa
học của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
PGS. TS Thành Duy (2001), trong cuốn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh với
sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” (Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội), đã đề cập đến những quan điểm cơ bản về
mối quan hệ giữa văn hoá với việc xây dựng con người phát triển toàn
diện; nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người phát triển toàn diện; đặc điểm, bản chất, quan niệm và giải pháp xây
dựng con người phát triển toàn diện.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người” (Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002) của TS. Lê Quang Hoan đã cố gắng làm sâu sắc thêm
khái niệm con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con người theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, trình bày rõ thêm nguồn gốc, quá trình hình thành
và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, tập trung phân tích
4
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, chỉ ra đặc
điểm nội dung chủ yếu, bản sắc giá trị, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả
cũng đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người trong thời gian qua
theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kiến nghị phương hướng và
một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng
Hồ Chí Minh.
GS Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), (2005) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển văn hoá và con người” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội). Cuốn
sách là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước KHXH-04-01 do GS
Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm. Nội dung gồm ba phần: tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hoá và con người trong lịch sử và sự kế thừa tư tưởng đó của Hồ
Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và con người; vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hoá và con người vào việc phát triển văn hoá và xây
dựng con người Việt Nam hiện.
Trong cuốn sách: “Con người và phát triển con người” - giáo trình
dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành triết
học (Nhà xuất bản, Giáo dục, 2007), PGS.TS Hồ Sỹ Quý đã đưa ra những
nhận thức về con người và vai trò con người, những vấn đề lý luận chung về
con người và phát triển con người; những vấn đề phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu con người Tác giả đưa ra những gợi ý về xây dựng
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2. Những bài nghiên cứu nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
con ngƣời trên các tạp chí chuyên ngành
Số lượng bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trên các
tạp chí rất lớn, tập trung trên các tạp chí Triết học, Lý luận chính trị, Lịch sử
Đảng. Có thể nêu một số tác giả có bài viết gần với chủ đề của Luận văn như:
5
Nguyễn Trọng Bảo: “Con người, nguồn nhân lực, sự nghiệp giáo dục
đào tạo với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, tạp chí Đại học
và giáo dục chuyên nghiệp số 3-1996. Tác giả chỉ rõ vai trò của con người
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với sự nghiệp giáo
dục, đào tạo.
Nguyễn Đình Phong: “Giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc
cho mọi người, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh”, tạp chí Lịch sử Đảng số
3-1994. Bài viết hướng tới nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Chí
Minh là giải phóng con người thoát khỏi bóc lột, đem lại quyền tự do, hạnh
phúc cho con người.
PGS Trần Thành: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến
lược trồng người” (Tạp chí Công tác khoa giáo 12-1997) đã chỉ rõ vị trí,
vai trò con người, nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo trong viêc xây
dựng con người mới.
GS Đặng Xuân Kỳ với bài “Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và
bản chất con người, tạp chí Triết học số 10 (137) đã chỉ ra ra một số quan niệm
của Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người trong các mối quan hệ
đặc biệt là đối với con người Việt Nam gắn với điều kiện xã hội thuộc địa nửa
phong kiến.
Tác giả Lã Quý Đô, “Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
trong tư tưởng Hồ Chí Minh” - tạp chí Lịch sử Đảng số 9-2007. Lã Quý Đô
nêu rõ nội dung quan trọng con người trong sự nghiệp cách mạng và việc
chăm lo bồi dưỡng, đào tạo thế hệ này.
PGS Trần Thành, Lê Quang Hoan “Hồ Chí Minh với vấn đề nhân tố
con người trong sự nghiệp CNH, HĐH” (tạp chí Nghiên cứu lý luận số
1/2000). Các tác giả đã khái quát một số nội dung có ý nghĩa phương pháp
6
luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng.
PGS, TS Nguyễn Văn Tài có bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và phát huy nhân tố con người”, tạp chí Triết học số 2, tháng 2/2004. Nội
dung bài viết đề cập đến quan niệm về con người của Hồ Chí Minh, mối quan
hệ thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội, con người giai
cấp, dân tộc và nhân loại…
Lê Thị Hương “Về một số phẩm chất cơ bản cần có và định hướng phát
huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, tạp chí Lý luận chính trị
và truyền thông (Báo chí và Tuyên truyền) số 5/2007. Bài viết chỉ ra một số
phẩm chất của con người trong quan điểm Hồ Chí Minh: Cần , kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, tinh thần lao động quên mình, có lối sống lành mạnh,
văn minh… và chỉ ra một số định hướng cơ bản về phát huy tiềm năng và
sáng tạo của con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Về phương pháp luận nghiên cứu văn hoá và con người” - Niên giám
thông tin KHXH. Số 3-2008
Hà Đức Long: “Quan điểm của Đảng về con người trong Văn kiện Đại
hội XI”, tạp chí Triết học số 2(249) 2012. Tác giả làm sáng tỏ quan điểm của
Đảng về vị trí, vai trò con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển;
nhấn mạnh tầm quan trọng của con người trong sự nghiệp cách mạng.
Đường Vinh Sường: “Phát triển nguồn nhân lực ở nước ta”, tạp chí
Cộng sản số (850) – 2013. Tác giả đã đưa ra quan điểm phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam và đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam hiện nay.
2.3. Các luận án, luận văn
Nguyễn Hữu Công (2001) “Tư tưởng Hồ Chí minh về phát triển con
người toàn diện”, luận án tiến sỹ triết học. Tác giả tập trung nêu lên tư tưởng
7
về giáo dục, đào tạo phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh. Chỉ ra
vai trò của nhân tố kinh tế, chính trị, văn hoá trong quá trình hình thành và
phát triển con người toàn diện, về con đường hình thành và phát triển con
người toàn diện theo quan niệm của Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra hướng vận
dụng và phát huy tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh
vào sự nghiệp xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ triết học của tác giả Phùng Thu Hiền (Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh) Tư tưởng Hồ Chí minh về nhân tố con người với
việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay
(2002) đã làm rõ quan niệm Hồ Chí Minh về nhân tố con người, làm rõ những
thành công, hạn chế trong việc phát huy nhân tố con người ở nước ta và đề ra
những phương hướng, giải pháp để phát huy nhân tố con người trong thời kỳ
đổi mới.
Luận văn Thạc sỹ Hồ Chí Minh học của Nguyễn Văn Tuyên (2006) “Hồ
Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam” đã khái quát một số
quan điểm của Hồ Chí Minh về con người Việt Nam và sự giải phóng con
người Việt Nam, về việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và thực
hiện chính sách xã hội vì con người; chỉ ra sự vận dụng của Đảng Cộng sản
Việt Nam về tư tưởng giải phóng con người trong công cuộc đổi mới đất nước
và chỉ ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng con người theo
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận văn Thạc sỹ Hồ Chí Minh học của Nguyễn Thị Nguyệt Minh
(2012) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới với việc xây dựng
thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay” đã chỉ rõ một số nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, xây dựng thế hệ thanh
niên việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
8
Luận văn Thạc sỹ Hồ Chí Minh học của Võ Thị Thu Ngọc (2012) “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người và sự vận dụng của Đảng ta
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đã nêu rõ cơ sở
lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy
nhân tố con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; sự vận dụng của
Đảng ta về phát huy nhân tố con người trong xây dựng CNHX ở nước ta hiện
nay.
Các tác giả đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về
vai trò con người dưới nhiều góc độ khác nhau. Luận văn “Vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh để xây dựng con ngƣời Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của chúng tôi kế thừa những kết
quả nghiên cứu đó. Trên cơ sở tìm hiểu, khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người, Luận văn tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nêu những giải pháp để xây dựng con
người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người làm cơ sở lý luận để đưa ra một số giải pháp cơ bản để xây
dựng con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
- Chỉ ra thực trạng và những yêu cầu về con người Việt Nam thời kỳ
CNH, HĐH .
- Phương pháp xây dựng con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH theo
tư tưởng Hồ Chí Minh.
9
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản để xây dựng con người Việt Nam thời
kỳ CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những luận điểm của Hồ Chí Minh về con người
và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người để xây dựng con người
Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người và vai trò của con người, những phương pháp xây dựng con người
mới.
- Nghiên cứu những vấn đề về thực trạng con người Việt Nam; những
yêu cầu và giải pháp để xây dựng con người Việt Nam từ khi bắt đầu thời kỳ
đổi mới (1986) đến nay trên những văn kiện của Đảng, của Nhà nước đặc biệt
là trong thời kỳ CNH, HĐH (sau Đại hội Đảng lần thứ VIII, 1996)
Nguồn tư liệu:
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, chủ yếu trong Hồ Chí Minh - Toàn
tập (bộ mới, 15 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011)
- Các Văn kiện Đại hội của Đảng toàn quốc và các Nghị quyết của
Đảng về vấn đề con người.
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí liên quan đến con người
và các luận văn về con người.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
10
Cơ sở lý luận của Luận văn là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hệ thống các quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước về xây dựng con người mới.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở
phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó kết hợp hai
phương pháp lịch sử và logic. Những phương pháp khác: phân tích, tổng hợp,
điều tra, thống kê, đối chiếu, so sánh được kết hợp sử dụng trong quá trình
thực hiện Luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn những quan điểm của Hồ Chí Minh về con
người, về vai trò con người trong sự nghiệp cách mạng.
- Nêu một số giải pháp cơ bản cơ bản để xây dựng con người Việt
Nam thời kỳ CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham
khảo, bổ sung giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí
Minh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người – Một số nội dung cơ
bản.
Chương 2: Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
11
Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƢỜI
- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con ngƣời
1.1.1. Những quan điểm về con người
- Quan điểm trước Chủ nghĩa Mác – Lê-nin về con người
Triết học cổ đại khi quan niệm về con người, thường tập trung tìm hiểu
về nguồn gốc con người, cấu tạo con người theo hai xu hướng: đi tìm cái bản
nguyên đầu tiên cấu tạo nên con người và thế giới; hoặc là định nghĩa con
người trong mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác. Do trình độ sản xuất thấp
kém, con người bất lực trước các lực lượng tự nhiên nên quan niệm về con
người mang nặng tính chất thần bí. Nếu chủ nghĩa duy tâm nhấn mạnh mặt tinh
thần, tư tưởng của con người thì chủ nghĩa duy vật do ảnh hưởng của chủ nghĩa
duy vật chất phác, ngây thơ và phép biện chứng tự phát, quan niệm về con
người hướng vào tìm cái bản nguyên đầu tiên, vì vậy thường tuyệt đối hoá một
mặt, một yếu tố vật chất nào đó.
Thời phong kiến ở phương Tây khi triết học bị thần học chi phối, con
người được hiểu như là sự sáng tạo của thượng đế, của đức chúa trời, con
người mắc tội tổ tông truyền, phải chuộc tội, sống theo định mệnh và tin
tưởng vô điều kiện vào chúa.
Đến thời phục hưng và khai sáng (từ thế kỷ XV ở châu Âu), bắt đầu
một thời kỳ mới trong việc khám phá bản chất con người. Quan niệm con
người về thời kỳ này thường gắn với con người cá nhân (cái tôi như một chủ
thể), khẳng định vai trò con người trong xã hội, hướng con người tới sự giải
phóng khỏi thần học, khỏi sự áp bức và nô dịch. Do ảnh hưởng bởi phương
12
pháp siêu hình máy móc nên nhận thức về con người thời kỳ này còn nhiêu
hạn chế.
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về con người
Triết học Mác-xít đã nêu lên một hệ thống các quan điểm phương pháp
luận làm sáng tỏ khái niệm về con người. Từ năm 1844, C. Mác và Ph Ăng-
ghen đã dùng các khái niệm “con người là một sinh vật xã hội”, “là một sinh
vật có tính loài”, “con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội” thể hiện
tư tưỏng con người là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố
xã hội. Các tác phẩm sau này của hai ông tiếp tục khẳng định và những quan
điểm duy vật của mình: Tự nhiên là cái có trước, con người là sản phẩm của
quá trình tiến hoá tự nhiên. Mác viết: “Cũng như sự tồn tại của con người là
kết quả của một quá trình trước đó mà cuộc sống hữu cơ đã đi qua. Chỉ đến
một giai đoạn nào đó của quá trình này, con người mới trở thành con người”
[42, tr. 690]. Vì thế, về bản chất hoạt động của con người là hoạt động tự do,
có khả năng tri thức. Bằng việc tạo ra thế giới vật chất phục vụ những nhu cầu
của mình đồng thời có khả năng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, con người là
một sinh vật có tính loài có ý thức. Chỉ có ở con người mới có tính nhân văn,
tính đồng loại. Chỉ ở con người mới có tình cảm, biết yêu thương, cảm thông
với đồng loại.
Con người không chỉ sản xuất vì nhu cầu của chính mình mà bản thân
sự lao động sản xuất cũng là một nhu cầu theo ý nghĩa chân chính của nó.
Hơn thế, con người có nhu cầu sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Nếu tước đi
những sản phẩm do con người sáng tạo ra thì cũng có nghĩa là xem người
sáng tạo ra vật phẩm đó không còn là đồng loại của mình nữa. Mác gọi đó là
sự tha hoá hoạt động lao động tự do của con người. Cũng từ đó, có sự phân
hoá giữa những con người, tạo ra quan hệ giữa người này với người khác
thông qua lao động và sản phẩm lao động của mình. Như vậy, chính con
13
người tạo ra các hoạt động xã hội và sản phẩm xã hội. Vì thế, bản chất con
người chỉ có thể được hình thành, được nhận thức thông qua các quan hệ xã
hội của nó. Bản chất con người không phải là thần bí, trừu tượng, bất biến,
tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội. Theo Mác, bản chất con người là “ tổng
hoà các mối quan hệ xã hội”. Nghĩa là tất cả các mối quan hệ xã hội vật chất -
tinh thần, đều góp phần vào viêc hình thành bản chất con người, trong đó
quan hệ sản xuất đóng vai trò quyết định nhất.
Quan điểm Mácxít coi lịch sử như là một quá trình tự sinh của con
người, do con người thực hiện trong qúa trình thực tiễn cải tạo thế giới. Thực
tiễn không chỉ là một quá trình con người biến đổi thế giới khách quan, mà
còn là quá trình biến đổi chính bản thân mình. Đưa quan điểm thực tiễn vào
nghiên cứu con người, triết học Mac-xit đã chuyển vấn đề con người từ cách
giải đáp tư biện sang cơ sở vững chắc của đời sống thực tiễn, từ “thế giới bên
kia” hay trong bản thân con người, sang thực tiễn sản xuất và trong đời sống
xã hội.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người
Kế thừa tinh hoa tư tưởng văn hoá dân tộc và nhân loại, tiếp thu vận
dụng, phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh đã
nâng tư tưởng về con người lên một tầm cao mới, hình thành Chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh. Tuy không có một tác phẩm nào bàn riêng về con người,
nhưng tư tưởng về con người phong phú và xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí
Minh. Con người luôn luôn được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng, cao
cả của sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi, toả sáng trong từng suy
nghĩ, hành động của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ khác nhau để nói về con người như:
người, người ta, quần chúng, dân, nhân dân, đồng bào…Con người trong
tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là con người trừu tượng mà là con người
14
cụ thể, hiện thực, khách quan. Đó là con người có cuộc sống riêng, có
những mối quan hệ riêng gắn với gia đình, với người thân, với quê hương
với tập thể đồng bào trong công đồng dân tộc và với nhân loại. Tổng kết
những quan niệm, quan điểm về con người trong lịch sử, Hồ Chí Minh cho
rằng: “Chữ người, gốc hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa
rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [47, tr. 644]. Quan
niệm về con người của Hồ Chí Minh vừa thể hiện tính lịch sử, vừa hướng
vào những giá trị chung của con người, tự do, hạnh phúc, dân chủ để vươn
tới cái chân, thiện, mỹ, đạt tới lý tưởng nhân bản, nhân đạo của con người.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh thường dùng các
khái niệm: “người bản xứ”, “người nô lệ, “người cùng khổ”, “người vô sản ở
thuộc địa”… để chỉ thân phận con người mất nước ở Việt Nam và tất cả
những con người của các dân tộc bị chế độ thực dân đàn áp, bóc lột trên thế
giới.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh sử dụng các khái niệm
“đồng bào”, “nhân dân” để chỉ con người Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.
Con người được đặt trong mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, thống nhất của cộng
đồng dân tộc cùng nhau kháng chiến chống lại cuộc đấu tranh xâm lược lần
thứ hai của thực dân Pháp.
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh dùng khái
niệm “lao động chân tay”, “lao động trí óc”, “nông dân tập thể”, “người chủ
tập thể”… để chỉ con người Việt Nam mới, con người xã hội chủ nghĩa.
Nói về con người Hồ Chí Minh thường dùng các thuật ngữ: “quần
chúng”, “dân’, “đồng bào” và ngược lại khi nói về “quần chúng”, “dân’,
“đồng bào”… cũng tức là nói về con người.
Con người trong quan niệm của Hồ Chí Minh còn là một chỉnh thể
thống nhất về thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Con người là một hệ
15
thống - cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố: sức khoẻ, đời sống tinh thần, tâm linh
và vai trò chủ đạo của tri thức được thể hiện trong hoạt động. Các yếu tố này
quan hệ chặt chẽ với nhau, làm điều kiện cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tuy
rằng vai trò của mỗi yếu tố không giống nhau
Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập
(người đời không phải là thánh thần, ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ai cũng có tính
tốt tính xấu, có thiện có ác…). Các mặt đối lập đó không đơn thuần có nguồn
gốc từ xã hội, nó còn có căn nguyên từ yếu tố sinh vật của con người. Hồ Chí
Minh vừa thấy được cái căn nguyên sinh vật, vừa thấy được cái căn nguyên xã
hội ảnh hưởng tới hành vi và đời sống con người.
Về cấu trúc con người, Hồ Chí Minh coi thể lực, sức khoẻ là mặt rất
quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng: “Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm
thành công” [46, tr. 212]. Con người muốn có cuộc sống vui tươi, luôn phấn
đấu hứng thú trong lao động thì cần phải có sức khoẻ và thể lực tốt. Một thể
lực sung mãn, một thể chất hoàn thiện là điều kiện cần để nảy nở các năng lực
về trí tuệ và hình thành một đời sống tinh thần tích cực phong phú cho mỗi cá
nhân. “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ” [46, tr.
212]; “Và sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng
hăng hái” [49, tr. 8]. Từ đó Người yêu cầu việc cải tạo xã hội đồng thời và
trước hết là cải tạo bản thân mỗi con người nhằm làm cho cái xấú mất đi và
cái tốt ngày càng nhiều hơn trong mỗi con người. Đây là cái nhìn khoa học,
biện chứng của Hồ Chí Minh về con người và về công tác chăm lo giáo dục
con người.
Hồ Chí Minh luôn nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của nhân tố
tinh thần, tôn trọng và làm cho đời sống tinh thần con người ngày càng
phong phú. Người nói: “Con người dù xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có
16
tình” [49, tr. 60]. Chữ “tình” đó không phải chi là những tình cảm cụ thể:
anh - em, vợ - chồng, bạn bè, cha - con, dòng họ mà bao quát hơn, đó là tình
người. Tình người theo nghĩa rộng nhất là đời sống tinh thần của con người,
biểu hiện tập trung ở mặt văn hoá, đạo đức. Nhân tính dẫn con người tới văn
hoá. Mọi người đều yêu sự lành, ghét sự dữ, yêu cái thiện, cái tốt, ghét các
ác, cái xấu.
Sức mạnh của ý thức cuối cùng phải được biểu hiện qua hoạt động
thực tiễn của con người và cách thức tổ chức, quản lý, khai thác, sử dụng nó.
Lý luận, tư tưởng có ý nghĩa đến mức nào phụ thuộc vào mức độ thâm nhập
vào đời sống thực tiễn của quần chúng, trở thành phong tục tập quán, tâm
trạng, tình cảm. Vì vậy mà “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và
làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh
nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng.
Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức” [47, tr. 248].
Với quan điểm duy vật Mác-xit, Hồ Chí Minh cũng khẳng định bản
chất con người mang tính lịch sử, xã hội; con người vừa là sản phẩm, vừa là
chủ thể của lịch sử; con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát
triển xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: Con người ta muốn sống thì phải có ăn,
mặc, ở, đi lại, muốn như vậy thì phải lao động. Tất cả của cải vật chất trong
xã hội đều do những người lao động làm ra. Muốn lao động sản xuất thì
con người phải liên kết với nhau trong tập thể, cộng đồng tạo ra cách sản
xuất và sức sản xuất. Chính sự phát triển và biến đổi của cách sản xuất và
sức sản xuất mà tư tưởng của con người, chế độ xã hội cũng phát triển và
biến đổi. Người viết: “Do sự sản xuất vật chất mà người ta hiểu biết dần
dần các hiện tượng, các tính chất, các quy luật và mối quan hệ giữa người
với giới tự nhiên. Lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan
hệ giữa người này với người khác [48, tr. 247]. Người còn viết: “Xã hội có
17
cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ lao động. Tri thức mở mang cũng nhờ lao
động (lao động tri óc). Vì vậy, lao động là sức chính của sự tiến bộ loài
người” [47, tr. 240].
Như vậy, Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm cả nghĩa
một cá nhân cụ thể hoặc một cộng đồng, giai cấp trong xã hội. Đó là Con
người gắn liền với hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng, cải tạo xã hội;
Con người thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội, giữa cá nhân và
cộng đồng, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người vừa là sản phẩm
vừa là chủ thể tích cực của hoàn cảnh. Con người vừa là động lực vừa là mục
tiêu của sự phát triển lịch sử, chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn
hoá, vật chất, tinh thần trong xã hội. Cụ thể hơn, đó là con người Việt Nam
cùng khổ, bị áp bức, bóc lột đang vùng dậy để tự giải phóng mình, từng bước
làm chủ bản thân và làm chủ xã hội.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất con người
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh những phẩm chất mà Người đưa ra đều
xuất phát từ thực tiễn đời sống của con người và xã hội Việt Nam, từ đó khái
quát thành tư tưởng, lý luận và trở lại cải tạo con người.
Trung với nước, hiếu với dân: Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao
trùm nhất. Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không
những kế thừa những giá trị chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà
còn vượt qua những hạn chế đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp
giữ nước và dựng nước, Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân
của đất nước. Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “bao nhiêu quyền hạn đều của
dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Đảng và chính phủ là đầy tớ của nhân
dân” chứ không phải là “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, thì quan
niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước. Hồ Chí Minh nói
rằng: Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do
18
của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói của Người vừa là lời
kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt
Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về
sau.
Đối với cán bộ, đảng viên, “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng
là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, là tuyệt đối trung
thành với Đảng, với nhân dân, “là trung với nước, là hiếu với dân”, hơn nữa là
phải “tận trung tận hiếu” thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đày
tớ thật trung thành của nhân dân.
Yêu thương con người: Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao
đẹp nhất. Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết giành cho những
người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó
đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột bậc là đem lại độc lập tự
do cho nước nhà, đem lại cơm ăn áo mặc cho nhân dân.
Tình yêu thương con người còn biểu hiện trong mối quan hệ bạn bè,
đồng chí với mọi người xung quanh. Nó đòi hỏi phải luôn chặt chẽ nghiêm
khắc với mình, rộng rãi độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi phải biết tôn
trọng con người, nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp con người. Tình
yêu thương con người còn được thể hiện đối với những người có sai lầm
khuyết điểm nhưng đã nhận ra khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sữa chữa ngay
cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị
thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây là phẩm chất đạo đức gắn
liền với hoạt động hằng ngày của mọi người. Vì vậy, Hồ Chí Minh đề cập đến
phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất.